7 Hình 1.1 Khác nhau giữa Mutilchannel vs Omnichannel Hình 1.2 Hệ thống bán quản lý bán hàng đa kênh Sapo Omnichannel Hình 1.3 Logo của doanh nghiệp Lim Art Hình 1.4 Sản phẩm của doanh n
Trang 22
Sau 2 năm đại dịch COVID 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử Việt Nam vẫn là điểm sáng với những con số ấn tượng Năm 2022 quy mô thị trương thương mại điện tử Việt Nam đạt 16,4 tỷ USD và tăng trưởng gần 20% so với năm 2021, 74,5 triệu dân số sử dụng internet, 55,7 triệu dân số tham gia mua sắm trực tuyến (Theo sách trắng về thương mại điện tử 2022) Với những con số trên càng cũng cố tầm quan trọng của thương mại điện tử trong nền kinh tế số Việt Nam
-Năm bắt cơ hội đó thì trong năm 2022 tổng số nhà bán hàng đã phát sinh đơn hàng là 566,000 nhà bán hàng và 1,3 tỷ sản phẩm đã được bán ra (Theo báo cáo
từ Metric.vn trong năm 2022) Để tiếp cận được nhiều khách hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng và quan tâm tới khách hàng nhiều hơn thì các nhà bán hàng
đã xem bán hàng đa kênh đang được coi là chiến lược kinh doanh hàng đầu Nhưng một vấn đề đặt ra làm thế nào để quản lý và vận hành nhiều kênh bán hàng cùng một lúc mà vẫn đạt được sự hiệu quả và tiết kiệm nhất Bài báo cáo tập trung vào việc đánh giá và phân tích những vấn đề hiện tại
mà doanh nghiệp khi bán hàng đa kênh đang gặp phải Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp và cuối cùng là xây dựng cho doanh nghiệp một hệ thống quản lý bán đa kênh dựa trên nền tảng Sapo Omnichannel
Trang 33
Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Trương Hồng Tuấn đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian thực hiện
đề tài để em có được bài báo cáo hoàn thiện như ngày hôm nay
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô ở trường Đại học kinh tế Đại học Đà Nẵng nói chung và thầy cô trong khoa thương mại điện tử - nói riêng đã giảng dạy, cho em nhiều kiến thức vô cùng quý giá và hỗ trợ em rất nhiều trong học tập suốt 4 năm học vừa qua
Em xin chân thành cảm ơn các Anh/Chị tại công ty cổ phần công nghệ Sapo Chi nhánh Đà Nẵng đã giúp đỡ và hỗ trợ em trong công việc, giúp em học hỏi thêm nhiều điều mới cũng như tạo điều kiện hỗ trợ quá trình thực hiện đề tài Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong việc hoàn thiện đề tài, tuy nhiên với kiến thức
và kinh nghiệm còn hạn chế chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những nhận xét và đóng góp quý báu từ Quý thầy cô, bạn
bè để bài báo cáo của em được tốt hơn
Trang 44
Tôi xin cam đoan
Để tài “Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bán Hàng Đa Kênh Cho Công Ty TNHH Lim Art Bằng Nền Tảng Sapo Omnichannel” là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Trương Hồng Tuấn Tất cả thông tin trong báo cáo đều hoàn toàn trung thực, xuất phát từ dữ liệu được khảo sát tại phòng bán hàng Website của công ty cổ phần công nghệ Sapo chi nhánh Đà Nẵng Các dữ liệu trong bài báo cáo tốt nghiệp có nguồn gốc và được trích xuất rõ ràng Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này
Đà Nẵng, Tháng , Năm 2023 12Sinh viên thực hiện
Trần Ngọc Thành Đạt
Trang 55
M C L C Ụ Ụ
TÓM TẮT 2
LỜI CẢM ƠN 3
LỜI CAM ĐOAN 4
MỤC LỤC 5
DANH MỤC HÌNH 7
DANH MỤC BẢNG 8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 8
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 8
PHẦN MỞ ĐẦU 9
Lý do chọn đề tài 9
Mục tiêu đề tài 9
Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu 10
Phương pháp nghiên cứu 10
Cấu trúc bài báo cáo 10
1 Chương 1: Cơ Sở Lý Luận 10
1.1 Tổng quan về bán hàng đa kênh 10
1.1.1 Bán Hàng Đa Kênh Là Gì ? 10
1.1.2 Mục tiêu của việc bán hàng đa kênh 11
1.1.3 Các kênh bán hàng phổ biến 11
1.1.4 Những Thách Thức Đặt Ra Khi Bán Hàng Đa Kênh 12
1.2 Phân Biệt Omnichannel Với Mutilchannel 12
1.3 Giới thiệu tổng quan nền tảng quản bán hàng đa kênh Sapo Omnichannel 14 1.3.1 Quản lý bán hàng tại cửa hàng 14
1.3.2 Quản lý bán hàng online 14
1.3.3 Quản lý bán hàng với GrabMart 15
1.3.4 Quản lý kho hàng 16
1.3.5 Quản lý đơn hàng 16
1.3.6 Quản lý giao hàng 16
1.3.7 Thống kê báo cáo 16
1.3.8 Quản lý đối tác, nhà cung cấp 17
1.3.9 Quản lý khách hàng 17
1.3.11 Giải pháp vận chuyển 17
1.3.12 Giải pháp thanh toán và vay vốn 17
Trang 66
Art 17
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Lim Art 17
2.2 Thực trạng hiện tại ở doanh nghiệp 20
2.2.1 Vấn đề quản lý quản lý và đồng bộ kho hàng 20
2.2.2 Vấn đề quản lý nhiều sản phẩm 20
2.2.3 Vấn đề quản lý đơn hàng từ nhiều kênh 21
2.2.4 Vấn đề dữ liệu khách hàng 21
2.2.5 Vấn đề quản lý đối tác vận chuyển 21
2.2.6 Vấn đề về báo cáo bán hàng đa kênh 22
3 Chương 3: Đề suất giải pháp hệ thống quản lý bán hàng đa kênh bằng nền tảng Sapo Omnichannel và kết quả đạt được 22
3.2 Đề suất giải pháp hệ thống quản lý bán bán hàng đa kênh bằng nền tảng Sapo Omnichannel 23
3.2.1 Giải pháp quản lý và đồng bộ kho hàng 23
3.2.2 Giải pháp quản lý nhiều sản phẩm 27
3.2.3 Giải pháp quản lý đơn hàng từ nhiều kênh 30
3.2.4 Giải pháp quản lý dữ liệu khách hàng 33
3.2.5 Giải pháp quản lý đối tác vận chuyển 36
3.2.6 Giải pháp về báo cáo bán hàng đa kênh 39
3.3 Kết quả đạt được sau khi triển khai hệ thống Sapo Omnichannel 46
4 KẾT LUẬN 49
Tài liệu tham khảo 50
Trang 77
Hình 1.1 Khác nhau giữa Mutilchannel vs Omnichannel
Hình 1.2 Hệ thống bán quản lý bán hàng đa kênh Sapo Omnichannel Hình 1.3 Logo của doanh nghiệp Lim Art
Hình 1.4 Sản phẩm của doanh nghiệp trên gian hàng Shopee và TikTokShop Hình 1.5 Website bán hàng hiện tại của doanh nghiệp
Hình 1.6 Báo cáo bán hàng trên Lazada Seller Center
Hình 1.7 Các sàn được kết nối với hệ thống Sapo Omnichannel Hình 1.8 Liên kết sản phẩm từ sàn về hệ thống Sapo
Hình 1.9 Thông tin sản phẩm đã được đồng bộ
Hình 2.0 Trạng thái liên kết của sản phẩm
Hình 2.1 Kết nối mạng xã hội với hệ thống Sapo
Hình 2.2 Tạo đơn ngay khi nhắn tin với khách hàng
Hình 2.3 Tồn kho sản phẩm được cập nhật liên tục
Hình 2.4 Đa dạng bộ lọc để quản lý sản phẩm
Hình 2.5 Thông tin về sản phẩm tại hệ thống Sapo
Hình 2.6 Công cụ hỗ trợ đăng bán sản phẩm đa sàn
Hình 2.7 Gợi ý đợt tên sản phẩm và nâng cao điểm SEO
Hình 2.8 Công cụ gợi ý tìm Hashtag theo từ khoá sản phẩm
Hình 2.9 Thông tin đơn hàng từ nhiều nguồn bán khác nhau
Hình 3.0 Thông tin chi tiết về các đơn hàng
Hình 3.1 Danh sách các đơn trả hàng được hiển thị chi tiết
Hình 3.2 Thông tin danh sách khách hàng tại hệ thống Sapo
Hình 3.3 Các khách hàng được tạo thành một nhóm
Hình 3.4 Công cụ E SMS giúp gửi tin nhắn và gọi điện tự độngHình 3.5 Giao diện quản lý tình hình giao hàng và vận chuyển Hình 3.6 Danh sách các vận đơn trên hệ thống
-Hình 3.7 Công cụ đối soát COD và phí vận chuyển
Hình 3.8 Tổng quan báo cáo hoạt động kinh doanh trong một tháng Hình 3.9 Báo cáo doanh thu và lợi nhuận theo nguồn bán hàng Hình 4.0 Báo cáo nhập hàng theo thời gian
Trang 88
Hình 4.2 Báo cáo nhập hàng theo sản phẩm
Hình 4.3 Báo cáo nhập hàng theo đơn hàng
Hình 4.4 Các loại báo cáo liên quan đến kho
Hình 4.5 Các loại báo cáo liên quan đến tài chính
Hình 4.6 Các báo cáo liên quan tới hành vi khách hàng
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.0 Biểu đồ thể hiện số lượng đơn hàng bị trả lại từ tháng 1 đến tháng 10 Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ doanh thu đến từ các lênh bán hàng trước khi áp dụng Sapo Omnichannel
Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ doanh thu đến từ các lênh bán hàng sau khi áp dụng Sapo Omnichannel
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9là làm thế nào để có kết nối với khách hàng
Mô hình bán hàng đa kênh giúp tăng độ phủ của sản phẩm, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn từ đó gia tăng doanh số Vì lẽ đó, việc ứng dụng một nền tảng quản lý bán hàng đa kênh tại các doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến.Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã quyết định chọn đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý bán hàng đa kênh cho Công ty TNHH Lim Art bằng nền tảng Sapo Omnichannel” để làm đề tài tốt nghiệp Em mong muốn áp dụng những giải pháp của nền tảng Sapo Omnichannel để giải quyết phần nào những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp đang gặp phải Từ đó giúp doanh nghiệp vận hành và quản lý bán hàng một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất
Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung: Xây dựng cho doanh nghiệp một hệ thống quản lý bán hàng
đa kênh dựa trên nền tảng Sapo Omnichannel để doanh nghiệp vận hành quản lý một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất
Trang 1010
kiệm chi phí nhất
Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề trong bán hàng đa kênh hiện tại của công
ty TNHH Lim Art
Phạm vi nghiên cứu: Dữ liệu về tổng doanh thu, tỷ lệ huỷ đơn, doanh thu từ các kênh bán hàng từ 1/1/203 đến 10/10/2023
Phương pháp nghiên cứu
Phân phương thu thập thông tin và các vấn đề: Thu thập bằng cách khảo sát
và phỏng vấn trực tiếp khách hàng tại công ty Sapo chi nhánh Đà Nẵng
Cấu trúc bài báo cáo
Chương 1: Các vấn đề liên quan đến bán hàng đa kênh
Chương này tìm hiểu về các lý thuyết liên quan đến bán hàng đa kênh: Tổng quan về bán hàng đa kênh, mục tiêu bán hàng đa kênh, những thách thức khi bán hàng đa kênh, phân biệt Omnichannel với Mutilchanel, tổng quan về nên tảng quản lý bán hàng đa kênh Sapo Omnichannel
Chương 2: Thực trạng hiện tại khi kênh bán hàng hiện tại công ty TNHH Lim
Art
Chương này chủ yếu phân tích các vấn đề mà doanh nghiệp đang mắc phải khi bán hàng đa kênh
Chương 3: Đề suất giải pháp triển khai hệ thống quản lý bán hàng đa kênh
bằng nền tảng Sapo Omnichannel và kết quả đạt được
Chương này trình bày cách xây dựng một quản lý bán hàng bằng nền tảng Sapo Omnichannel một cách chi tiết nhất và đưa ra những kết quả đạt được sau khi ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng Sapo Omnichannel
1 Chương 1: Cơ Sở Lý Luận
1.1 Tổng quan về bán hàng đa kênh
1.1.1 Bán Hàng Đa Kênh Là Gì ?
Bán hàng đa kênh là một mô hình kinh doanh trong đó doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh khác nhau để tiếp cận, tương tác và phục vụ khách hàng Các kênh bán hàng có thể bao gồm cửa hàng truyền thống, website, điện thoại, email, mạng
Trang 1111
được kết nối với nhau qua một hệ thống quản lý từ đó sẽ mang lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng ở mọi kênh
1.1.2 Mục tiêu của việc bán hàng đa kênh
Bán hàng đa kênh là một chiến lược kinh doanh hiện đại, giúp doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ khách hàng trên nhiều kênh bán hàng khác nhau Mục tiêu của việc bán hàng đa kênh là:
- Tăng doanh số: Bằng cách sử dụng nhiều kênh bán hàng, doanh nghiệp có thể
mở rộng thị trường, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và tăng khả năng chuyển đổi
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Bằng cách cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch, tùy biến và nhất quán cho khách hàng trên các kênh khác nhau, doanh nghiệp có thể tạo ra sự hài lòng, niềm tin và lòng trung thành của khách hàng
- Thu thập và phân tích thông tin khách hàng: Bằng cách sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý bán hàng đa kênh, doanh nghiệp có thể thu thập và phân tích
dữ liệu về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng trên các kênh khác nhau Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược tiếp thị và bán hàng hiệu quả hơn
- Tăng nhận diện thương hiệu bằng cách tạo ra sự liên kết giữa các kênh và tăng
Mạng xã hội: là kênh bán hàng qua các nền tảng mạng xã hội, mà khách hàng
có thể theo dõi và tương tác với các thương hiệu và sản phẩm
Sàn thương mại điện tử: là kênh bán hàng qua các nền tảng thương mại điện
tử, mà khách hàng có thể so sánh và chọn lựa sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp
Trang 121.1.4 Những Thách Thức Đặt Ra Khi Bán Hàng Đa Kênh
Quản lý đơn hàng và tồn kho: doanh nghiệp cần đảm bảo rằng thông tin về giá cả, mô tả, số lượng tồn kho, quá trình giao hàng được cập nhật liên tục và chính xác trên tất cả các kênh Nếu không, doanh nghiệp có thể gặp phải tình trạng hết hàng, mất khách hàng, hoặc bị phạt do vi phạm các quy định của các sàn thương mại điện tử
Thay đổi cấu trúc quản lý: doanh nghiệp cần có một hệ thống quản lý hiệu quả, có thể phân công và giám sát các nhân viên làm việc trên các kênh khác nhau doanh nghiệp cũng cần có một chiến lược tiếp thị thống nhất và phù hợp với từng kênh, để tăng sự nhận biết và thu hút khách hàng
Nắm bắt insight khách hàng: doanh nghiệp cần có những công cụ để thu thập
và phân tích dữ liệu về hành vi và sở thích của khách hàng trên các kênh khác nhau Dữ liệu này giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, để có thể tùy biến sản phẩm và dịch vụ theo từng đối tượng.Tạo sự liền mạch giữa online và offline: doanh nghiệp cần tạo ra một trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng, không phân biệt giữa online và offline
1.2 Phân Biệt Omnichannel Với Mutilchannel
Omnichannel và Multichannel là hai chiến lược tiếp thị khác nhau mà các doanh nghiệp sử dụng để tương tác với khách hàng Omnichannel là một chiến lược toàn diện, trong đó các kênh tiếp thị khác nhau được tích hợp với nhau để
Trang 1313
đa dạng, trong đó các kênh tiếp thị khác nhau được sử dụng độc lập để thu hút
và giữ chân khách hàng Một số điểm khác biệt chính giữa Omnichannel và Multichannel là:
Hình 1.1 Khác nhau giữa Mutilchannel vs Omnichannel
- Omnichannel tập trung vào khách hàng, trong khi Multichannel tập trung vào sản phẩm Omnichannel cố gắng hiểu nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng để cung cấp cho họ những gì họ cần ở mọi điểm tiếp xúc Multichannel cố gắng đưa sản phẩm đến với nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể thông qua các kênh khác nhau
- Omnichannel tạo ra sự nhất quán, trong khi Multichannel tạo ra sự đa dạng Omnichannel đảm bảo rằng thông điệp, thiết kế và thương hiệu của doanh nghiệp được duy trì ở mọi kênh tiếp thị Multichannel cho phép doanh nghiệp thích ứng
và tùy biến các kênh tiếp thị theo đối tượng khách hàng và mục tiêu cụ thể
- Omnichannel yêu cầu sự hợp tác, trong khi Multichannel yêu cầu sự cạnh tranh Omnichannel yêu cầu các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp, như bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng và kỹ thuật, phải làm việc chung để tạo ra một trải nghiệm thống nhất cho khách hàng Multichannel yêu cầu các kênh tiếp thị khác
Trang 1414
1.3 Giới thiệu tổng quan nền tảng quản bán hàng đa kênh Sapo Omnichannel
Sapo Omnichannel là một nền tảng hỗ trợ các doanh nghiệp bán hàng từ online đến cửa hàng và quản lý tập trung Sapo Omnichannel giúp các doanh nghiệp và chủ shop bán hàng trên nhiều kênh khác nhau như website, Facebook, Zalo, Shopee, Lazada, Tiki một cách dễ dàng và hiệu quả Với Sapo Omnichannel, có thể quản lý tồn kho, đơn hàng, khách hàng, báo cáo doanh thu
và chi phí trên một hệ thống duy nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí Sapo Omnichannel còn tích hợp với nhiều đối tác vận chuyển, thanh toán và marketing
để hỗ trợ bạn tăng doanh số bán hàng và chăm sóc khách hàng tốt hơn Sapo Omnichannel là nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất Việt Nam với hơn 190,000 khách hàng
Hình 1.2: Hệ thống bán quản lý bán hàng đa kênh Sapo Omnichannel
1.3.1 Quản lý bán hàng tại cửa hàng
Sapo POS là phần mềm quản lý bán hàng tại cửa hàng chuyên nghiệp, hỗ trợ tính tiền nhanh, kết nối thiết bị bán hàng, thanh toán không tiền mặt, kết nối màn hình phụ
1.3.2 Quản lý bán hàng online
Sapo Omnichannel hỗ trợ bạn bán hàng trên các kênh online như Facebook, Instagram, sàn TMĐT, website bán hàng Bạn có thể quản lý và đồng bộ tất cả
Trang 1515
tảng duy nhất
- Quản lý và bán hàng trên Fanpage Facebook:
➢ Phần mềm bán hàng trên Facebook Sapo POS giúp chủ kinh doanh quản lý toàn bộ tin nhắn, bình luận trên 5 fanpage cùng lúc, tự động trả lời comment, inbox ngay cả khi bạn không online
➢ Chốt đơn livestream tự động chỉ cần khách hàng comment theo kịch bản có sẵn, hạn chế tối đa nguy cơ bỏ lỡ đơn hàng, comment của khách
➢ Lên đơn ngay khi chat, theo dõi tồn kho và đẩy đơn vận chuyển chỉ với vài click chuột Tự động gửi mã VNPAY-QR cho khách qua Messenger để người mua thanh toán
- Quản lý bán hàng toàn diện trên sàn TMĐT
➢ Sapo POS hỗ trợ đăng bán sản phẩm của bạn lên các sàn TMĐT: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktokshop
➢ Phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS sở hữu công cụ nghiên cứu từ khóa, tính năng kiểm tra bài đăng sản phẩm đã chuẩn SEO hay chưa với những chỉ
số đo lường SEO tiêu chuẩn của Sàn TMĐT
➢ Quản lý và đồng bộ tất cả thông tin sản phẩm, đơn hàng, khách hàng trên nhiều gian hàng sẽ được quản lý tập trung trên Sapo, tạo trải nghiệm xuyên suốt khi sử dụng
- Quản lý bán hàng online hiệu quả với Kênh đặt hàng
➢ Phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS giúp chủ Shop tạo nhanh một Kênh đặt hàng online chỉ với một vài thao tác đơn giản
➢ Chủ cửa hàng có thể chia sẻ đường link trang đặt hàng hoặc sử dụng mã QR được tạo tự động tới khách hàng qua Zalo, Messenger, SMS nhằm gia tăng doanh số bán hàng
➢ Chủ cửa hàng có thể ghi nhận và quản lý toàn bộ đơn đặt hàng ngay trên Sapo POS ngay khi khách hàng đặt mua Điều này sẽ giúp chủ cửa hàng giảm thiểu tối đa các rủi ro, rút ngắn thời gian đặt và giao hàng
1.3.3 Quản lý bán hàng với GrabMart
Sapo POS là phần mềm bán hàng đầu tiên kết nối với GrabMart, giúp chủ cửa
Trang 16Chủ shop vẫn có thể tạo đơn, bán hàng bình thường khi mất mạng Bởi mọi
dữ liệu sẽ được lưu trữ và đồng bộ lên phần mềm POS ngay khi có kết nối Internet trở lại
Tính năng quản lý đơn trả hàng giúp cửa hàng kiểm soát được chính xác các đơn hàng hoàn và lý do hủy/ trả hàng
1.3.6 Quản lý giao hàng
Quy trình khép kín từ tạo đơn đến xử lý đơn hàng, có thể tùy biến phù hợp theo quy mô từng cửa hàng lớn nhỏ khác nhau
Chủ shop vẫn có thể tạo đơn, bán hàng bình thường khi mất mạng Bởi mọi
dữ liệu sẽ được lưu trữ và đồng bộ lên phần mềm POS ngay khi có kết nối Internet trở lại
Tính năng quản lý đơn trả hàng giúp cửa hàng kiểm soát được chính xác các đơn hàng hoàn và lý do hủy/ trả hàng
1.3.7 Thống kê báo cáo
Trang 1717
Hệ thống báo cáo trên phần mềm quản lý bán hàng được thể hiện dưới dạng biểu đồ trực quan dễ hiểu giúp chủ shop theo dõi doanh thu, lợi nhuận tức thì của cửa hàng
So sánh hiệu quả kinh doanh theo sản phẩm, thời gian, kênh bán hàng, từ đó
có chiến lược kinh doanh phù hợp
Phần mềm bán hàng trên điện thoại sẽ thống kê doanh thu tức thì của từng mặt hàng cũng như lịch sử giao dịch Bạn có thể quản lý doanh thu, lãi lỗ từ xa
mà không cần có mặt tại đó
1.3.8 Quản lý đối tác, nhà cung cấp
Lịch sử nhập hàng, thanh toán, công nợ… đều được lưu trữ chi tiết, có thể xuất ra file excel bất cứ lúc nào
1.3.12 Giải pháp thanh toán và vay vốn
Sapo Omnichannel mang đến giải pháp tài chính toàn diện dành riêng cho khách hàng Sapo có thể thanh toán bằng mã QR, quẹt thẻ, chuyển khoản Doanh nghiệp cũng có thể vay vốn dễ dàng và an toàn qua Sapo
2 Chương 2: Thực trạng hiện tại khi kênh bán hàng hiện tại công ty TNHH
Lim Art
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Lim Art
Trang 1818
Nẵng về dịch vụ tranh số hóa và họa cụ Địa chỉ tại đường Nguyễn Trãi, Hải Châu, Đà Nẵng Cửa hàng này được thành lập bởi một nhóm những người yêu nghệ thuật và muốn mang đến cho mọi người một cách tiếp cận mới với nghệ thuật đặc biệt là tranh số hóa Với mục tiêu mang đến cho khách hàng những bức tranh số hóa đẹp và chất lượng, LIM Art đã công phu trong việc lựa chọn các bức tranh số hóa với những hình ảnh đa dạng từ đơn giản đến phức tạp
t
Hình 1.3 Logo của doanh nghiệp Lim Ar
LIM Art không chỉ cung cấp các bộ tranh số hóa sẵn có, mà còn nhận đặt riêng theo yêu cầu của khách hàng Những bức tranh số hóa đặt theo yêu cầu này hoàn toàn có thể thể hiện được cá tính riêng của khách hàng hơn Với những size và số lượng màu khác nhau, khách hàng có thể lựa chọn kích thước phù hợp cho bức tranh số hóa của mình
Ngoài ra, LIM Art cung cấp đầy đủ họa cụ và các phụ kiện cần thiết cho việc vẽ tranh như bảng màu, các loại bút mịn và có độ bền cao để khách hàng yên tâm thực hiện tác phẩm của mình
Tranh số hóa của LIM Art luôn có màu sắc trung thực, các mẫu tranh vô cùng độc đáo, phong phú Sản phẩm họa cụ thì có chất lượng cao và đa dạng chủng loại để khách chọn lựa
Website của doanh nghiệp: https://hoaculimart.com/
Trang 1919
Gian hàng trên TikTokShop: https://www.tiktok.com/@limartshop
Hình 1.4 Sản phẩm của doanh nghiệp trên gian hàng Shopee và TikTokShop
Trang 2020
Hình 1.5 Website bán hàng hiện tại của doanh nghiệp
2.2 Thực trạng hiện tại ở doanh nghiệp
2.2.1 Vấn đề quản lý quản lý và đồng bộ kho hàng
Trước khi áp dụng Sapo Omnichanel thì doanh nghiệp thuê 1 đến 2 nhân viên để chị việc cập nhật tồn kho cho mỗi kênh bán hàng vào mỗi cuối ngày nhưng vẫn sảy
ra sai sót về số liệu kho và tốn nhiều thời gian cho việc này
Vào các dịp lễ và có nhiều khuyến mãi thì lượng người đặt hàng khá nhiều thì các nhân viên quản lý kho phải ngồi trực gian hàng để cập nhật lại số lượng hàng tồn kho Vì nếu khách hàng đặt mà shop huỷ đơn vì lý do hết hàng thì bị các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiktokshop phạt rất nặng về vấn đề này Ngoài
ra làm giảm trải nghiệm khi mua hàng của khách hàng
2.2.2 Vấn đề quản lý nhiều sản phẩm
Đối với ngành nghề tranh vẽ và hoạ cụ thì số lượng sản phẩm khá đa dạng về kích thước, mẫu mã, hình ảnh, mô tả sản phẩm khác nhau nên việc quản lý các thông tin trên ở nhiều kênh bán hàng thường khó kiểm soát mỗi lần thay đổi thông tin mỗi lần thay đổi
Cùng là một sản phẩm nhưng thông tin ở các kênh bán hàng thường bị không giống nhau, các lỗi sai thường gặp như ảnh sản phẩm và thông tin mô tả sản phẩm
Trang 2121
hàng mới đăng và chỉnh sửa được làm mất thời gian và tốn khá nhiều nguồn lực
2.2.3 Vấn đề quản lý đơn hàng từ nhiều kênh
Số lượng đơn hàng khá nhiều từ nhiều kênh vào các dịp lễ và khuyến mãi, mà việc quản lý thông tin như đơn hàng đã thanh toán, đơn hàng COD, đơn hàng như đơn chờ xử lý, đơn hàng chờ đóng gói, đơn hàng đang giao, đơn hàng đã giao, đơn hàng huỷ và hoàn trả Nhân viên thường xảy ra nhầm lẫn trong việc đóng gói hàng, gói nhầm sản phẩm giữa các kênh, sai số lượng, kích thước… Vậy nên giao sai sản phẩm dẫn đến số lượng đơn hoàn và huỷ khá nhiều
Shop thường bị các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, TiktokShop phạt do thời gian gói hàng lâu dẫn đến thời gian giao hàng kéo dài hơn dự kiến
2.2.4 Vấn đề dữ liệu khách hàng
Thông tin khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng, từ đó tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả, có tính bền vững Thông tin khách hàng cũng giúp doanh nghiệp cải thiện các chiến lược Marketing, cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, tối ưu hóa nguồn lực kinh doanh và tăng tỷ lệ bán hàng thành công
Trước khi áp dụng Sapo Omnichannel thì doanh nghiệp chưa quan tâm đến dữ liệu về khách hàng Thông tin khách hàng từ các kênh mạng xã hội, website, tại cửa hàng sau khi bán hàng thì không được lưu trữ lại Nhận biết được tầm quan trọng của dữ liệu khách hàng nên doanh nghiệp cần một hệ thống có thể lưu trữ thông tin
và xem được báo cáo phân tích về hành vi của khách hàng
2.2.5 Vấn đề quản lý đối tác vận chuyển
Các vấn đề thường gặp trong việc quản lý đối tác vận chuyển bao là: tốn thời gian liên hệ với các đơn vị vận chuyển mỗi khi có đơn hàng từ kênh mạng xã hội
và website, không kiểm soát được hiệu quả công việc của shipper, không biết hàng
đã giao đến khách chưa, phải đăng nhập vào hệ thống phức tạp của đơn vị vận chuyển mới theo dõi được tình trạng đơn hàng, khó nhớ được số tiền mà shipper hay đơn vị giao hàng thu hộ khi khách hàng thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng Thường xảy ra nhầm lẫn trong số tiền thu hộ và phí trả đối vận chuyển nên tốn nhiều thời gian trong việc đối soát đơn hàng
Trang 2222
Báo cáo bán hàng đa kênh rất quan trọng đối với doanh nghiệp giúp người quản
lý biết được tình hình kinh doanh đang diễn ra như thế nào để đưa ra phương pháp
xử lý
Nhưng hiện tại doanh muốn xem báo cáo thì phải truy cập vào từng kênh bán hàng thì mới xem được Các loại báo cáo trên các sàn thương mại điện tử thì chưa
đa dạng và các thông tin chưa chi tiết cụ thể
Ngoài nhưng loại báo cáo cơ bản như báo cáo bán hàng, tài chính, đơn hàng, sản phẩm, kho hàng, vận chuyển, khách hàng Doanh nghiệp muốn xem được nhiều loại báo cáo như báo bán hàng theo nhân viên, nguồn bán hàng, khách hàng Báo cáo nhập hàng theo nhà cung cấp với các thông tin cụ thể như tên nhà cung cấp, số lượng nhập, số lượng trả, công nợ hiện tại, tổng tiền Báo cáo kho cần nhiều thông tin như lịch xử xuất nhập kho, quản lý sản phẩm theo hạn sử dụng, báo cáo về thông tin kiểm hàng số lượng hàng hỏng và quản lý tồn kho ở nhiều trạng thái khác nhau Báo cáo về tài chính hiện tại đang dùng excel để quản lý nên mất nhiều thời gian tổng hợp, kiểm tra, đối soát hằng ngày
Báo cáo ở các sàn thương mại điện tử còn sơ sài và chưa trực quan thông qua các biểu đồ và hình vẽ
Hình 1.6 Báo cáo bán hàng trên Lazada Seller Center
3 Chương 3: Đề suất giải pháp hệ thống quản lý bán hàng đa kênh bằng nền
Trang 2323
3.2 Đề suất giải pháp hệ thống quản lý bán bán hàng đa kênh bằng nền tảng
Sapo Omnichannel
3.2.1 Giải pháp quản lý và đồng bộ kho hàng
Để giải quyết về đồng bộ kho hàng thì đầu tiên cần kết nối các gian trên các thương mại điện tử Shopee, Lazada, TikTokShop, Tiki vào hệ Sapo Omnichannel
Hình 1.7 Các sàn được kết nối với hệ thống Sapo Omnichannel
Các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử sẽ được liên kết với các sản phẩm đang có tại hệ thống Sapo (2 sản phẩm phải giống nhau mã SKU mới có thể liên kết được) Có 2 cách liên kết là thủ công hoặc là tự động liên kết
Trang 2525
Hình 2.0 Trạng thái liên kết của sản phẩm
Đối với kênh mạng xã hội là facebook và instagram thì chỉ cần bấm nút kết nối kênh thì hệ thống sẽ tự động tìm thấy fanpage và bấm vào kết nối Tin nhắn từ facebook và instgram sẽ được đồng bộ về hệ thống Sapo Shop có thể vừa nhắn tin và lên đơn hàng ngay trong lúc đang nhắn tin với khách rất thuận tiện
Hình 2.1 Kết nối mạng xã hội với hệ thống Sapo
Trang 2626
Hình 2.2 Tạo đơn ngay khi nhắn tin với khách hàng
Đối với kênh website thì khi triển làm website thì thông tin sản phẩm được kết nối với hệ thống từ ban đầu
Hình 2.3 Tồn kho sản phẩm được cập nhật liên tục
Khi đã kết nối xong các kênh bán hàng với hệ thống Sapo Omnichannel thì khi nào phát sinh đơn hàng từ kênh nào thì hệ thống sẽ trừ đi số lượng sản phẩm vừa