1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ứng dụng hệ thống scm vào quy trình quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp dalat milk

30 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng hệ thống SCM vào quy trình quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp Dalat Milk
Tác giả Bui Lo Quynh Anh, Nguyen Huu Khỏnh Ha, Nguyen Đỡnh Long, Dang Yen Nhi, Nguyen Thi Ha Phuong
Người hướng dẫn Vu Thi Thanh Von, GVHD
Trường học Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Hệ thống Thông tin Quản lý
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,5 MB

Nội dung

Thêm vào đó, quản lý hàng tồn kho là một quy trình quan trọng nằm trong hoạt độngquản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, điều chỉnh toàn bộ dòng chảy của hàng hóa từ khi mua đến khi bán

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

I Giới thiệu đề tài 5

1.1 Lý do chọn đề tài 5

1.2 Mục tiêu đề tài 5

1.3 Đối tượng nghiên cứu 5

1.4 Thời gian và phương pháp nghiên cứu: 5

II TỔNG QUAN NGÀNH SỮA VIỆT NAM 6

2.1 Thị trường sữa tại Việt Nam 6

2.2 Tình hình các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa lớn ở Việt Nam 6

III TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DALAT MILK 7

3.1 Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp: 7

3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 7

3.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty 8

3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 8

3.3.2 Phân loại nhà quản trị 9

3.4 Mô hình lực lượng cạnh tranh Porter 11

3.4.1 Phân tích mô hình tại Dalat Milk 11

3.4.2 Các chiến lược Dalat Milk đối phó với các lực lượng cạnh tranh trong mô hình dựa vào hệ thống thông tin công ty đã triển khai 12

IV GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN SCM 13

4.1 Tổng quan về SCM 13

4.1.1 Supply Chain là gì ? 13

4.1.2 Khái niệm về SCM (Supply chain management) 14

4.2 Chức năng của SCM 14

4.3 Thành phần cấu tạo 14

4.4 Tầm quan trọng của SCM trong doanh nghiệp 14

4.5 Thách thức và cơ hội khi triển khai SCM trong doanh nghiệp 15

4.5.1 Thách thức khi triển khai SCM 15

4.5.2 Cơ hội khi triển khai SCM 15

V ỨNG DỤNG HỆ THỐNG SCM VÀO QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO CỦA DALAT MILK 16

5.1 Quy trình quản lý hàng tồn kho của Dalat Milk 16

5.1.1 Lưu đồ quy trình quản lý hàng tồn kho 16

Trang 3

5.1.2 Mô tả quy trình 16

5.2 Vai trò của SCM trong việc thực hiện quy trình quản lý hàng tồn kho 18

5.3 Các thực thể liên quan trong quy trình quản lý hàng tồn kho và mối quan hệ giữa các thực thể 19

5.4 Sử dụng Odoo vào quy trình quản lý hàng tồn kho của Dalat Milk 20

VI ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA HỆ THỐNG SCM TRONG DOANH NGHIỆP DALAT MILK 26

6.1 Điểm mạnh 26

6.2 Điểm yếu 26

VII PHIẾU ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM 27

7.1 Bảng phân công công việc 27

7.2 Phiếu đánh giá thành viên nhóm 27

2

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Dalat Milk 8

Hình 2 Mô hình sản xuất khép kín "Từ đồng cỏ đến ly sữa sạch" của Dalat Milk 11

Hình 3 Mô hình chuỗi cung ứng sữa thanh trùng Dalat Milk 15

Hình 4 Lưu đồ quy trình quản lý hàng tồn kho của Dalat Milk 16

Hình 5 Trạng thái kho hàng 20

Hình 6 Xác nhận đơn mua nguyên liệu 21

Hình 7 Yêu cầu xác nhận phiếu nhập kho 21

Hình 8 Xác nhận yêu cầu nhập kho 22

Hình 9 Sản phẩm đã được nhập 22

Hình 10 Kiểm tra hàng tồn kho sau khi nhập kho 23

Hình 11 Xác nhận đơn bán hàng 23

Hình 12 Xác nhận yêu cầu xuất kho 24

Hình 13 Kiểm tra sản phẩm sau khi xuất kho 25

DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Bảng phân công công việc nhóm 1 27

Bảng 2 Bảng đánh giá thành viên nhóm 1 27

Trang 5

Mặc dù đã nỗ lực tìm tòi và nghiên cứu, song do khả năng và kiến thức còn hạn chế,

đề tài vẫn không thể tránh khỏi những tồn tại và sai sót Rất mong nhận được những ýkiến đóng góp và nhận xét chân thành đến từ cô và các bạn để bài báo cáo của nhóm 1được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn

4

Trang 6

ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG HỆ THỐNG SCM VÀO QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÀNG

TỒN KHO CỦA DOANH NGHIỆP DALAT MILK

I Giới thiệu đề tài

1.1 Lý do chọn đề tài

Hệ thống SCM (Supply Chain Management) – hệ thống quản trị chuỗi cung ứng –đóng vai trò vô cùng chủ chốt và quan trọng trong bất cứ một doanh nghiệp nào, đượccoi là hệ thống cung cấp giải pháp cho toàn bộ hoạt động đầu vào cũng như đầu ra củadoanh nghiệp Không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết ứng dụng hệ thốngSCM thích hợp vào các quy trình kinh doanh của mình Ngược lại cũng có không ítnhững công ty gặp khó khăn, thất bại do ứng dụng một cách sai lầm hệ thống SCM Thêm vào đó, quản lý hàng tồn kho là một quy trình quan trọng nằm trong hoạt độngquản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, điều chỉnh toàn bộ dòng chảy của hàng hóa

từ khi mua đến khi bán nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất, cung cấp,phân phối hàng hóa kịp thời Từ đó góp phần tối thiểu hóa chi phí lưu thông và sửdụng hiệu quả cơ sở vật chất của kho

Vì những lý do trên, nhóm 1 đã lựa chọn đề tài ứng dụng hệ thống scm vào quy trìnhquản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp Dalat Milk, từ đó có thể tìm hiểu về cáchdoanh nghiệp Dalat Milk đã ứng dụng hệ thống này như thế nào cũng như hiểu đượctầm quan trọng của việc ứng dụng hệ thống thông tin vào quy trình kinh doanh củadoanh nghiệp

1.2 Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu tổng quan về hệ thống SCM cũng như ứng dụng phần mềm quản lý chuỗicung ứng tại doanh nghiệp Dalat Milk Từ đó đánh giá những ưu, nhược điểm của hệthống này khi áp dụng tại doanh nghiệp

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Thị trường sữa Việt Nam

- Công ty Dalat Milk

- Hệ thống SCM

- Phần mềm Odoo

1.4 Thời gian và phương pháp nghiên cứu:

Bài báo cáo được hoàn thành từ ngày 13/10/2023 – 16/10/2023

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp quan sát khoa học

Trang 7

II TỔNG QUAN NGÀNH SỮA VIỆT NAM

2.1 Thị trường sữa tại Việt Nam

Thị trường sữa Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm trởlại đây, cùng với sự gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng về ngành hàng này Theokhảo sát của tập đoàn công nghiệp sữa Việt Nam, sản phẩm được ưa chuộng nhất làsữa tươi, với tỷ lệ tiêu thụ là 62% trong năm 2022 Theo sau là sữa bột và sữa đặcchiếm lần lượt 22% và 16% tỷ lệ tiêu thụ Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới(WHO), người tiêu dùng tại Việt Nam đang ngày càng chú ý đến chất lượng của sảnphẩm Đặc biệt đối với các sản phẩm sữa sạch, không chất bảo quản và không hươngliệu nhân tạo

Với việc nhận được sự đầu tư ngày càng nhiều và bài bản, ngành công nghiệp sữa vàcác chế phẩm từ sữa của Việt Nam trở thành ngành có triển vọng và tiềm năng tăngtrưởng lớn Cụ thể, trong năm 2022, báo cáo ngành sữa thị trường sữa Việt Nam ướctính đạt 135 nghìn tỷ đồng (theo Euromonitor) Thêm vào đó, sản lượng mặt hàng sữatươi của Việt Nam đạt 1.2 tỷ lít vào năm 2021 và sẽ tăng lên 2 tỷ lít vào 2030, chothấy sự tăng trưởng ổn định về sản lượng sữa và nhu cầu tiêu thụ

Tổng quan về nghiên cứu thị trường tiêu thụ sữa Việt Nam 2022 thể hiện xu hướngtăng trưởng ổn định cũng như nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng.Phản ánh sự đầu tư bài bản đến từ các doanh nghiệp sản xuất sữa từ trang thiết bị,công nghệ sản xuất hiện đại cũng như những ứng dụng về hệ thống thông tin trongcông tác quản lý các hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp

2.2 Tình hình các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa lớn ở Việt Nam

- Vinamilk: Công ty sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa có độ bao phủ lớn nhất ViệtNam Tính tới năm 2020, doanh nghiệp chiếm 43.4% thị phần sữa và 40% thị phầnsữa nước, dẫn đầu toàn ngành sữa Việt Nam Tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk

là 59.7 tỷ đồng, tăng 6.5%

- Friesland Campina: với thị phần chiếm 15.8%, công ty Friesland Campina trở thànhdoanh nghiệp đứng thứ 2 chỉ sau Vinamilk chiếm lĩnh thị phần sữa tại Việt Nam vàonăm 2020 Năm 2019, doanh thu thuần của FrieslandCampina Việt Nam đạt 6632 tỷđồng, tăng 2% so với 2018, lãi thuần ở mức 758 tỷ đồng

- TH True Milk: theo báo cáo tổng hợp từ các sàn thương mại điện tử, doanh số củacác sản phẩm TH True Milk trong tháng 7/2023 đạt mức cao nhất 8.7 tỷ đồng và 35.8nghìn về sản lượng Đưa TH True Milk trở thành cái tên đáng gờm trong ngành côngnghiệp sữa tại Việt Nam

- Dalat Milk: quy mô của công ty Dalat Milk liên tục được mở rộng, cùng với quátrình tăng vốn đạt 132.5 tỷ đồng vào năm 2019 Đến cuối năm 2020, tổng tài sản đãvượt hơn 1000 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ trước Doanh thu cũng đạt mức572.5 tỷ đồng, tăng 54% so với năm trước Với quy mô nông trại rộng lớn và áp dụngcác công nghệ sản xuất sữa tiên tiến nhất, Dalat Milk đang ngày càng mở rộng thịphần của mình và trở nên nổi tiếng, gắn liền với các sản phẩm sữa sạch và chất lượng

6

Trang 8

III TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DALAT MILK

3.1 Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt

Tên viết tắt: Đà Lạt Milk

là sự ra đời của chú bê cái đầu tiên

Năm 2009, nhà máy sữa và trang trại chăn nuôi bắt đầu xây dựng ở tỉnh Lâm Đồngvới công nghệ chất lượng cao Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt với thương hiệuDalatmilk chính thức ra đời từ đây

Năm 2010, nhà máy sữa đầu tiên của khu vực Tây Nguyên được khánh thành Cùngnăm, công ty cũng nhận được giấy chứng nhận Quản lý an toàn thực phẩm theo tiêuchuẩn ISO 22000:2005

Năm 2014, Dalatmilk được thu mua bởi tập đoàn TH nổi tiếng tới thương hiệu Sữatươi sạch TH True Milk

Trụ sở chính của công ty được đặt ở Thôn Kambute, huyện Đơn Dương, tỉnh LâmĐồng, Việt Nam Hai chi nhánh nằm ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Mạng lưới phân phối rộng khắp: Dalatmilk đã hợp tác và cung cấp sản phẩm cho cáccông ty lớn trong ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: chuỗi cửa hàng cà phê(Highland Coffee, Starbuck Coffee, Gloria Jean’s Cà phê,…), chuỗi cửa hàng bánh(Tous Les Jours, Paris Baguette,…), chuỗi siêu thị (Big C, Coopmart, Maximark,…),tiện lợi chuỗi cửa hàng (Family Mart, MiniStop, Vinmart,…), khách sạn và khu nghỉdưỡng (Sheraton, Vinpearl Khu nghỉ dưỡng,…) Giúp sản phẩm của công ty có thểtiếp cận được với khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau

Đối tác cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy: Công ty đã xây dựng được mối quan hệ đốitác cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy Giúp đảm bảo nguồn cung ứng đầy đủ và ổnđịnh Khoả ng 25% sữa tươi nguyên liệu của cá c hộ nông dân ở Lâm Đồng, tập trungtại cá c huyện Bảo Lộc, Đơn Dương, Đức Trọng

Trang 9

Đầu tư vào công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng: Công ty đã đầu tư mạnh vàocông nghệ sản xuất và quản lý chất lượng như hộp giấy được nhập khẩu 100% từ SamRyoong Co (Hàn Quốc), máy rót và đóng hộp tự động (Shikoku Kakoki Co), thiết bịthí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm (Daihan Scientific) Để cải thiện hiệu quảsản xuất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Giới hạn về nguồn nguyên liệu: Đà Lạt Milk phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từcác trang trại sữa địa phương và các khu vực lân cận Điều này có thể ảnh hưởng đếnkhả năng sản xuất và cung ứng của công ty

Hạn chế trong việc quảng bá thương hiệu: Đà Lạt Milk chưa đầu tư đầy đủ và hiệuquả vào hoạt động quảng bá thương hiệu Khiến cho công ty khó khăn trong việc thuhút khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ

3.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty

3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Hình 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Dalat Milk

- Chức năng của bộ phận tài chính - kế toán:

Quản lý các nghiệp vụ kế toán-tài chính Quản lý toàn bộ nguồn thu – chi tài chínhtheo đúng pháp luật hiện hành

Tham gia tham mưu trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các công tác tài chính kếtoán của doanh nghiệp Cập nhật liên tục các thủ tục hành chính và văn bản pháp luậtliên quan Phản ánh sát sao sự biến động của tài sản và nguồn vốn đến cấp lãnh đạo.Giúp giám đốc nắm được các chế độ kế toán hiện hành và có hướng hoạt động đúngđắn

8

Trang 10

Ngoài tham gia cố vấn cho cấp quản lý, phòng tài chính kế toán còn có chức năngphối hợp hoạt động với các bộ phận khác trong doanh nghiệp Đóng góp ý kiến để cảithiện hiệu quả làm việc của các bộ phận.

- Chức năng của bộ phận kinh doanh:

Đảm bảo thực hiện được hoạt động đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đếnvới thị trường và khách hàng

Thực hiện chức năng chỉ đạo đối với các hoạt động nghiên cứu liên quan đến việc cảitiến cho sản phẩm, dịch vụ giúp mở rộng được thị trường cũng như tìm khách hàngtiềm năng cho doanh nghiệp

Thực hiện các chiến lược kế hoạch để gia tăng nguồn khách hàng cho doanh nghiệp.Đảm bảo được mọi hoạt động cũng như các quy trình kinh doanh của doanh nghiệpđược diễn ra một cách thuận lợi nhất Những hoạt động này sẽ được giám sát bởiphòng kinh doanh

Hỗ trợ ban giám đốc các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh và chi phí củadoanh nghiệp

- Chức năng của bộ phận nhân sự:

Xác định các nhu cầu và vai trò: Nhân sự HR sẽ cần xác định được nhu cầu tuyểndụng của bộ phận hay doanh nghiệp như thế nào? Bên cạnh đó, sự tuyển dụng đó cóvai trò quan trọng trong dây chuyền làm việc của tổ chức ra sao?

Viết mô tả công việc: Sau khi xác định được nhu cầu và vai trò, HR cần viết mô tảcông việc chi tiết

Xác định các yêu cầu của vai trò và bộ kỹ năng mềm của các ứng viên phù hợp: HR sẽxem xét và đánh giá các kỹ năng đó để biết được ứng viên có phù hợp với vị trí vàmục tiêu dài hạn của công ty hay không

Thiết lập ngân sách lương: HR sẽ chịu trách nhiệm thiết lập ngân sách dành cho việcchi trả lương, thưởng cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp

Thiết lập ngân sách quảng cáo: Chi phí quảng cáo hay gọi là chi phí marketing cũngđược HR quản lý

Phỏng vấn và chọn nhân sự phù hợp: Tìm kiếm, phỏng vấn và quyết định những ứngviên phù hợp nhất với doanh nghiệp cũng như tầm nhìn doanh nghiệp

- Chức năng của bộ phận kỹ thuật:

Quản trị hệ thống kỹ thuật và quản lý các hoạt động liên quan đến kỹ thuật và côngnghệ của doanh nghiệp

Đảm bảo những nghiệp vụ được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật của doanh nghiệphoạt động chính xác, hiệu quả và ổn định, nhanh chóng phát hiện

Trang 11

Sửa chữa những sự cố, trục trặc của hệ thống, không để hoạt động sản xuất kinhdoanh xảy ra tình trạng gián đoạn, hạn chế tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp.

3.3.2 Phân loại nhà quản trị

Nhà quản trị cấp cao: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soátNhà quản trị cấp trung: tổng giám đốc, giám đốc kinh doanh, kế toán trưởng, giám đốc

kỹ thuật

Nhà quản trị cấp cơ sở: phòng Kinh doanh, phòng Marketing, phòng Kế toán, phòngNhân sự, phòng Kỹ thuật

3.3 Đặc điểm về việc ra quyết định của các nhà quản trị trên

Nhà quản trị cấp cao đưa ra quyết định phi cấu trúc: Các quyết định không có cấutrúc là các quyết định mà các nhà ra quyết định phải tự đánh giá và hiểu rõ vấn đềđược đặt ra Những quyết định này thường quan trọng, mới lạ, không theo nguyên tắc

và không có một quá trình nào có thể tạo ra chúng như quyết định bổ nhiệm, quyếtđịnh mở ngành đào tạo mới, thiết lập một dây chuyền sản xuất mới, chọn bìa tạp chí,mua phần mềm, cho vay…

Nhà quản trị cấp trung ra quyết định bán cấu trúc: Các nhà quản lý ra quyết định mộtphần dựa trên kinh nghiệm đã có, một phần dựa vào những thủ tục đã thiết lập sẵn;các quyết định ít có tính lặp lại, như các quyết định mức chi khen thưởng cho nhânviên có thành tích công tác tốt, kế hoạch sản xuất, kiểm soát tồn kho…

Nhà quản trị cấp cơ sở thực hiện quyết định cấu trúc: được ban hành theo một quytrình gồm một chuỗi các thủ tục đã được xác lập trước, có tính lặp đi lặp lại và theothông lệ như các quyết định số tiền thưởng theo doanh số bán hàng của các nhân viênbán hàng, ước tính ảnh hưởng của việc thay đổi chi phí vật tư cung cấp, tính lươngcho nhân viên, các khoản phải thu, nhập đơn hàng……

+ Phòng kinh doanh: quyết định và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc bánhàng, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, thông qua (chiến lược bán hàng, quản lýkênh phân phối, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý doanh số và doanh thu, phântích thị trường và đối thủ cạnh tranh, quản lý quan hệ đối tác…)

+ Phòng Marketing: quyết định và thực hiện các chiến lược tiếp thị để phát triểndoanh nghiệp, thông qua (chiến lược sản phẩm, giá cả phân phối, quảng cáo và tiếpthị, tương tác với khách hàng… )

+ Phòng kế toán: đóng vai trò quan trọng trong quyết định và thực hiện các hoạtđộng liên quan đến quản lý tài chính và kế toán của doanh nghiệp, qua các hoạt động(quyết định về hệ thống kế toán, quản lý sổ sách và báo cáo tài chính, quản lý ngânsách và dự báo tài chính, quyết định về thuế và tuân thủ luật pháp tài chính, quản lýrủi ro tài chính, quyết định về đầu tư và tài chính….)

+ Phòng nhân sự: quyết định và thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lýnguồn nhân lực và chăm sóc nhân viên trong doanh nghiệp qua (quản lý tuyển dụng

và tuyển chọn, quản lý chính sách nhân sự, quản lý đào tạo và phát triển, quản lý hiệusuất và đánh giá nhân viên, quản lý quan hệ lao động, quản lý văn hóa tổ chức….)

10

Trang 12

+ Phòng kỹ thuật: quyết định và thực hiện các hoạt động liên quan đến công nghệ,phát triển sản phẩm và quản lý kỹ thuật của doanh nghiệp (quản lý và phát triển sảnphẩm, quyết định về công nghệ và hệ thống, quản lý dự án kỹ thuật, quản lý bảo trì vàsửa chữa, quyết định về quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật, quyết định về đổi mới côngnghệ….)

3.4 Mô hình lực lượng cạnh tranh Porter

3.4.1 Phân tích mô hình tại Dalat Milk

Hình 2 Mô hình sản xuất khép kín "Từ đồng cỏ đến ly sữa sạch" của Dalat MilkNhà cung ứng đầu vào của công ty sữa Dalatmilk gồm: Các hộ nông dân nuôi bò,nông trại nuôi bò và nhà cung cấp bao bì, các nguồn sữa sẽ được vận chuyển về nhàmáy sản xuất Sau đó sẽ được phân phối về các Nhà phân phối và phân phối về ngườitiêu dùng thông qua các đại lý và nhà bán lẻ

Mô hình Porter:

Nhà cung ứng: Nguồn cung cấp nguyên liệu của công ty sữa Dalatmilk gồm: nguồnnguyên liệu được tự sản xuất trực tiếp từ trang trại nuôi bò có từ lâu đời của Dalatmilktại tỉnh Lâm Đồng

+ Về sữa tươi: Dalatmilk tự chủ trong nguồn nguyên liệu sữa tươi, không phụ thuộcvào nước ngoài Với các dòng sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng với quy trìnhsản xuất được kiểm định nghiêm ngặt từ trong trang trại và được hoàn toàn tự nhiên

Trang 13

với mô hình khép kín từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch khẳng định sữa tươi hoàn toànsạch không có chất bảo quản.

+ Về sữa chua: Dalatmilk có hai sản phẩm là sữa chua uống và sữa chua ăn được làm

từ sữa tươi với quy trình thanh trùng, tiệt trùng lên men qua các quy trình sản xuấtkhép kín và được quản lý chất lượng từ khâu nuôi trồng đến khâu sản xuất và phânphối Nhờ đó, mà chất lượng sữa chua của Dalatmilk không thua kém nhiều với đốithủ cạnh trong nước Hơn thế Dalatmilk còn có thể tự chủ được nguồn nguyên liệucủa cả sữa tươi và sữa chua

Đối thủ cạnh tranh:

+ Việt Nam hiện có 60 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa với hơn 300 nhãnhàng Tuy nhiên Dalatmilk vẫn là công ty có thị phần nhỏ tại Việt Nam trong ngànhsữa, Đứng đầu là Vinamilk, theo sau là FrieslandCampina Việt nam TIếp đến là cáccông ty có quy mô nhỏ hơn như Nutifood, Ba Vì,

Sản phẩm thay thế:

+ Mặc dù sản phẩm chính của Dalat Milk là sản phẩm sữa tiệt trùng- không phải làsản phẩm ở phân khúc chủ lực của các công ty sữa lớn như Vinamilk, TH True Milk,sữa tiệt trùng phải cạnh tranh không chỉ với các sản phẩm cùng loại mà còn các sảnphẩm thay thế khác trên thị trường

3.4.2 Các chiến lược Dalat Milk đối phó với các lực lượng cạnh tranh trong mô hình dựa vào hệ thống thông tin công ty đã triển khai

Chiến lược sản phẩm:

- Dalat Milk tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và độc đáo Cácsản phẩm của Dalat Milk được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tươi ngon và bổ dưỡng.Được kiểm tra chất lượng chặt chẽ trước khi đưa vào sản xuất Đảm bảo chất lượng và

an toàn thực phẩm

- Sử dụng các phương tiện quảng cáo trực tuyến và truyền thông truyền thống Baogồm các quảng cáo trên mạng xã hội, tạp chí và báo chí Đồng thời, họ cũng tăngcường việc phân phối sản phẩm này thông qua các kênh phân phối chính của mình.Bao gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi và mạng lưới bán hàng trực tuyến

Chiến lược giá:

12

Trang 14

- Chiến lược định giá của Dalat Milk tập trung vào việc giữ cho giá cả sản phẩm của

họ ở mức cạnh tranh trong ngành công nghiệp sữa Trong khi đó, họ cũng tạo ra giá trịcao cho khách hàng Thông qua các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt

- Dalat Milk cũng tăng cường chương trình khuyến mãi và giảm giá định kỳ Để kháchhàng có thể mua được sản phẩm với giá rẻ hơn Để áp dụng chiến lược định giá này.Dalat Milk tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh Cân nhắc các yếu tố chi phí vàgiá trị sản phẩm để đưa ra giá cả hợp lý Họ cũng tạo ra các chương trình khuyến mãi,

ưu đãi và giảm giá Thông qua các kênh truyền thông để thông báo với khách hàng

Chiến lược phân phối:

- Dalat Milk tập trung vào việc đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng Thông quamột mạng lưới phân phối rộng khắp Điều này giúp Dalat Milk đáp ứng nhu cầu củakhách hàng Ở nhiều vị trí khác nhau và tăng cường sự tiện lợi trong việc mua hàng

- Để đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng Dalat Milk sử dụng nhiều kênh phânphối khác nhau bao gồm các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, khách sạn và trựctiếp đến các đại lý Họ cũng có một hệ thống giao hàng đến tận nhà cho khách hàngđặt hàng trực tuyến

- Đối với các siêu thị và cửa hàng tiện lợi Dalat Milk sử dụng chiến lược đặt sảnphẩm ở các vị trí thuận tiện và dễ nhìn thấy để thu hút khách hàng Họ cũng cung cấpcho các nhà hàng và khách sạn các sản phẩm sữa tươi và sữa đặc chất lượng cao Đểđáp ứng nhu cầu của khách hàng trong ngành ẩm thực

- Để đảm bảo chất lượng sản phẩm Dalat Milk đầu tư vào hệ thống vận chuyển vàbảo quản hàng hoá chuyên nghiệp Để đảm bảo sữa của họ luôn được vận chuyển vàlưu trữ một cách an toàn và đúng cách

Chiến lược xúc tiến:

- Dalat Milk tập trung vào việc tăng cường nhận thức về thương hiệu Giới thiệu sảnphẩm của họ cho khách hàng tiềm năng Thông qua các hoạt động quảng cáo vàmarketing Để gia tăng nhận thức và độ phủ của thương hiệu Dalat Milk thường sửdụng các hoạt động quảng cáo trên đa dạng phương tiện truyền thông

- Đối với khách hàng tiềm năng, Dalat Milk thường sử dụng các chương trình khuyếnmãi và ưu đãi Chẳng hạn như giảm giá hoặc tặng quà đi kèm Ngoài ra, Dalat Milkcũng tập trung tương tác và gắn kết chặt chẽ với khách hàng Bằng cách cung cấp chấtlượng sản phẩm tốt nhất và dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp Họ cũng thường gửiemail marketing và thông tin khuyến mãi đến khách hàng hiện tại

Trang 15

IV GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN SCM

4.1 Tổng quan về SCM

4.1.1 Supply Chain là gì ?

Supply chain là một chuỗi các hoạt động liên quan đến việc thu mua nguyên vật liệu,sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa từ nguồn cung cấp đến kháchhàng cuối cùng Supply Chain bao gồm các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phânphối, nhà bán lẻ và khách hàng Mục tiêu của Supply Chain là tối ưu hóa quá trìnhcung ứng hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng với chi phí thấp nhất và chất lượng caonhất

Một Supply Chain hiệu quả là yếu tố quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanhnghiệp Giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao chất lượng sảnphẩm và dịch vụ Đồng thời, cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu/ mong muốn củakhách hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng

4.1.2 Khái niệm về SCM (Supply chain management)

Supply Chain Management là quá trình quản lý và điều phối các hoạt động của SupplyChain

Supply Chain Management bao gồm các công việc như lập kế hoạch, thiết kế, thựchiện, kiểm soát và cải tiến các quy trình

Supply Chain Management cũng liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ hợp tácgiữa các bên trong và ngoài Supply Chain

Mục tiêu của Supply Chain Management là tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp vàkhách hàng

4.2 Chức năng của SCM

Các chức năng cơ bản của SCM bao gồm việc tối ưu hóa chuỗi cung cấp, quản lý cácbiến cố, quản lý tồn kho, quản lý RFID, quản lý lưu hành Ngoài ra SCM có thể cònbao gồm việc quản lý thương mại quốc tế, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp

4.3 Thành phần cấu tạo

Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản Các thành phần này là cácnhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong một hệ thống

Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào): là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra

và lưu trữ sản phẩm Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu củathành phần này

- Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào): là bộ phận đảm nhiệm côngviệc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dâychuyền cung ứng

14

Ngày đăng: 13/07/2024, 10:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  I.  Sơ  đồ  tổ  chức  bộ  máy  quản  lý  của  Dalat  MIIk.....................  52  S221 2221211212 - ứng dụng hệ thống scm vào quy trình quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp dalat milk
nh I. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Dalat MIIk..................... 52 S221 2221211212 (Trang 4)
Hình  I.  Sơ  đồ  tổ  chức  bộ  máy  quản  lý  của  Dalat  Milk - ứng dụng hệ thống scm vào quy trình quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp dalat milk
nh I. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Dalat Milk (Trang 9)
Hình  2.  Mô  hình  sản  xuất  khép  kín  "Từ  đồng  cỏ  đến  ly  sữa  sạch"  của  Dalat  Milk  Nhà  cung  ứng  đầu  vào  của  công  ty  sữa  Dalatmilk  gồm:  Các  hộ  nông  dân  nuôi  bò,  nông  trại  nuôi  bò  và  nhà  cung  cấp  bao  bì,  các   - ứng dụng hệ thống scm vào quy trình quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp dalat milk
nh 2. Mô hình sản xuất khép kín "Từ đồng cỏ đến ly sữa sạch" của Dalat Milk Nhà cung ứng đầu vào của công ty sữa Dalatmilk gồm: Các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò và nhà cung cấp bao bì, các (Trang 12)
Hình  3.  Mô  hình  chuỗi  cung  ứng  sữa  thanh  trùng  Dalat  Milk - ứng dụng hệ thống scm vào quy trình quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp dalat milk
nh 3. Mô hình chuỗi cung ứng sữa thanh trùng Dalat Milk (Trang 16)
Hình  4.  Lưu  đồ  quy  trình  quản  lý  hàng  tồn  kho  của  Dalat  Milk  5.1.2.  Mô  tả  quy  trình - ứng dụng hệ thống scm vào quy trình quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp dalat milk
nh 4. Lưu đồ quy trình quản lý hàng tồn kho của Dalat Milk 5.1.2. Mô tả quy trình (Trang 18)
Hình  7.  Yêu  cầu  xác  nhận  phiếu  nhập  kho - ứng dụng hệ thống scm vào quy trình quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp dalat milk
nh 7. Yêu cầu xác nhận phiếu nhập kho (Trang 23)
Hình  8.  Xác  nhận  yêu  cầu  nhập  kho - ứng dụng hệ thống scm vào quy trình quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp dalat milk
nh 8. Xác nhận yêu cầu nhập kho (Trang 23)
Hình  9.  Sản  phẩm  đã  được  nhập - ứng dụng hệ thống scm vào quy trình quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp dalat milk
nh 9. Sản phẩm đã được nhập (Trang 24)
Hình  10.  Kiểm  tra  hàng  tồn  kho  sau  khi  nhập  kho  thê  nảo. - ứng dụng hệ thống scm vào quy trình quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp dalat milk
nh 10. Kiểm tra hàng tồn kho sau khi nhập kho thê nảo (Trang 25)
Bảng  2.  Bảng  đánh  giá  thành  viên  nhóm  l - ứng dụng hệ thống scm vào quy trình quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp dalat milk
ng 2. Bảng đánh giá thành viên nhóm l (Trang 29)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w