ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÁO CÁO MÔN HỌC : GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH Tên đề tài: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Mai Thị Kiề
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÁO CÁO MÔN HỌC : GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH Tên đề tài:
THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : Mai Thị Kiều Anh
Lớp : 48K06.3
Nhóm : 5
Tên thành viên : Trần Phạm Minh Ánh
Nguyễn Thị Thu Hà
Ngô Thị Phương Huyền
Võ Thị Xuân Quỳnh
Nguyễn Thị Thuỳ
Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên
Nguyễn Thị Thảo Uyên
Đà Nẵng, 19/11/2022
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
I Giới thiệu chung 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích và mục tiêu của nghiên cứu đề tài 3
II Tổng quan tóm tắt lí thuyết của vấn đề 3
1 Khái niệm thất nghiệp: 3
2 Tỷ lệ thất nghiệp: 3
3 Phân loại thất nghiệp: 3
III Thực trạng sinh viên khi ra trường: 5
IV Nguyên nhân khiến sinh viên thất nghiệp khi sinh viên ra trường 6
1 Nhóm nguyên nhân khách quan 6
2 Nguyên nhân chủ quan 6
V Hậu quả 7
VI Giải pháp 9
1 Đối với sinh viên: 9
2 Đối với nhà trường: 10
3 Về phía nhà nước: 10
Trang 3I Giới thiệu chung
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu như hiện nay, tỷ lên thất nghiệp ngày càng tăng là vấn đề nhức nhối với các nước và đáng báo động là vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường Và đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid vừa qua áp lực việc làm lên sinh viên ngày càng trở nên căng thẳng Nguyên nhân vấn đề này là do đâu và
đã có những biện pháp gì để giải quyết Đó là một trong số lý do em chọn đề tài
“Thực trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường”
2 Mục đích và mục tiêu của nghiên cứu đề tài
2.1 Mục đích
- Nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường, tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề trên
2.2 Mục tiêu
- Giúp cho mọi người và bản thân em hiểu rõ vấn đề thất nghiệp của sinh viên
có ảnh hưởng đến lực lượng lao động như thế nào, kinh tế xã hội có bị ảnh hưởng nhiều không
II Tổng quan tóm tắt lí thuyết của vấn đề
1 Khái niệm thất nghiệp:
Theo BLS, thất nghiệp là tình trạng những người lao động không có việc làm và đang tìm việc làm trong 4 tuần gần nhất
2 Tỷ lệ thất nghiệp:
BLS chia dân số thành 3 nhóm:
- Nhóm có việc làm: lao động – công được trả lương, lao động tự do, và lao động công không được trả lương trong một doanh nghiệp gia đình
- Nhóm thất nghiệp: những người không có làm việc và đang tìm việc trong 4 tuần gần nhất
- Nhóm ngoài lực lượng lao động: tất cả những người khác bao gồm những người mất khả năng lao động, những người lao động về hưu, học sinh, sinh viên,
*Tỷ lệ thất nghiệp u = (Số người thất nghiệp / lực lượng lao động)*100
3 Phân loại thất nghiệp:
3.1 Phân loại theo lý do:
Nếu dựa vào lý do để phân loại, chúng ta sẽ có 4 kiểu thất nghiệp, đó là:
- Mất việc: Nhân sự người bị cơ quan/doanh nghiệp cho thôi việc vì một lý do nào
đó và rơi vào tình trạng thất nghiệp
- Bỏ việc: Đây là hình thức thôi việc do bản thân người đó có điều không hài lòng với đơn vị làm việc của mình nên chủ động xin thôi việc
Trang 4- Nhập mới: Lao động mới của thị trường nhưng chưa tìm được việc làm.
- Tái nhập: Lao động đã rời khỏi thị trường trước đó, hiện muốn đi làm trở lại nhưng chưa có được vị trí thích hợp
3.2 Phân loại theo tính chất.
Thất nghiệp cũng được phân loại theo tính chất Khi đó, nó được chia thành 2 loại là:
- Thất nghiệp tự nguyện – Voluntary Unemployment
- Thất nghiệp không tự nguyện – Involuntary Unemployment
3.3 Phân loại theo nguyên nhân.
Nếu phân loại theo nguyên nhân thì thất nghiệp được chia thành 2 loại lớn, đó là thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ
Thất nghiệp tự nhiên
- Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp thông thường của mọi nền kinh tế Loại thất nghiệp này sẽ không mất đi mà gần như luôn tồn tại trong xã hội, ngay cả khi thị trường lao động bình ổn nó cũng không hề biến mất
Thất nghiệp tự nhiên bao gồm các loại như:
- Thất nghiệp tạm thời/thất nghiệp ma sát: Xuất hiện khi người lao động thay đổi việc làm và bị thất nghiệp trong thời gian ngắn (từ lúc họ rời công việc
cũ cho đến khi họ tìm được công việc mới)
- Thất nghiệp cơ cấu: Nó là dạng thất nghiệp dài hạn, xuất hiện do sự suy giảm của 1 số ngành hoặc do quy trình sản xuất có những thay đổi khiến người lao động không thể thích nghi được Họ buộc phải tìm đến các ngành nghề khác hoặc địa phương khác để tìm việc
- Thất nghiệp thời vụ: Một số công việc như làm part time dịp hè hoặc giải trí theo mùa (công viên nước, trượt băng, trượt tuyết ) chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định trong năm Khi đoạn thời gian này qua đi thì người làm các công việc đó sẽ thất nghiệp
Thất nghiệp chu kỳ
- Thất nghiệp chu kỳ là mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế Nguyên nhân sinh ra loại thất nghiệp này là do trạng thái tiền lương cứng nhắc Nó là dạng thất nghiệp không tồn tại vĩnh viễn, sẽ biến mất nếu có đủ điều kiện tiên quyết
Thất nghiệp chu kỳ có 2 dạng:
- Thất nghiệp chu kỳ cao xuất hiện trong thời kỳ suy thoái kinh tế
- Thất nghiệp chu kỳ thấp xuất hiện khi phát triển kinh tế mở rộng
Trang 5III Thực trạng sinh viên khi ra trường:
- Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, lĩnh vực giáo dục được quan tâm hàng đầu, chính vì vậy mà nhiều trường đại học, cao đẳng được mở ra ngày càng nhiều, điều này giúp cho mọi người tiếp cận nền học vấn cao hơn một cách dễ dàng hơn
- Cụ thể là đến năm 2020, tổng quy mô đào tạo đại học, cao đẳng đạt khoảng 2,2 triệu sinh viên
- Tuy nhiên với số lượng sinh viên nhiều như vậy, cùng với tư duy nghề nghiệp của mình nên đã dẫn đến tính trạng thất nghiệp với những con số báo động
- Như thực trạng sinh viên làm trái ngành, theo thống kê năm 2021, chỉ có 56% sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành đào tạo, 25% làm việc có liên quan ngành đào tạo, 19% làm việc không liên quan đến ngành đào tạo Và một điều đáng quan ngại, về tình trạng sinh viên đại học chạy theo phong trào, gác lại bằng đại học, kiếm tiền bằng việc chạy xe ôm, xe Grab,
- Theo thống kê cuối năm 2021, Việt Nam có khoảng 200.000 lái xe công nghệ của Grab trong đó 26% trình độ từ cao đẳng trở lên
- Đây là điều cần phải lưu ý và bên cạnh đó có thể thấy tỷ lệ sinh viên ra trường làm đúng ngành chỉ chiếm hơn 56% Điều này sẽ khiến sinh viên tốn khoảng thời gian 3 – 4 năm trên giảng đường đại học và cũng như lãng phí chất xám của lực lượng lao động
- Tình trạng chạy theo xu hướng ngành “hot” quên đi sở thích và điểm mạnh của bản thân
- Những năm gần đây nhiều ngành học: Marketing, Công nghệ thông tin, Kinh tế, Ngân hàng – Tài chính, Ngôn ngữ, Khoa học máy tinh, đang có sự tăng đáng kể về
số lượng nguyện vọng, đây là những ngành “hot” , và có điều kiện phát triển rất tốt trong hiện nay Việc chạy theo xu hướng không sai, tuy nhiên lại bỏ đi những lợi thế vốn có của mình, đôi khi khiến bạn không thể theo kịp bởi vì đó không phải là
sở trường, điểm mạnh của bạn Việc này dẫn đễn cạnh tranh cao, chất lượng lao động không tốt, và thiếu đi nguồn nhân lực ở các ngành khác, nó khiến cho chúng ta không chỉ không làm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp mà còn gia tăng tình trạng này
Trang 6
Hình 1 Số người và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý, giai đoạn 2020-2021
- Trên đây là biểu đồ thống kê số lượng và tỷ lệ người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động từ năm 2020 – 2023 Có thể thấy do ảnh hưởng của đại dịch Covid tỷ lệ thiếu việc làm tăng đáng kể trong năm 2020 và 2021 đỉnh điểm là quý III năm 2021 lên đến hơn 1,8 triệu người Tuy nhiên đến năm 2022 – 2023 có thể thấy tỷ lệ này đang được phục hồi nhưng có xu hướng tăng nhẹ Do đó cần có thêm nhiều sự điều chỉnh tránh tình trạng thất nghiệp tăng cao
IV Nguyên nhân khiến sinh viên thất nghiệp khi sinh viên ra trường
1 Nguyên nhân khách quan
- Tác động của dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế
Dịch bệnh hoành hành khiến nền kinh tế toàn cầu suy giảm, nhiều xí nghiệp nhà máy buộc phải thu hẹp việc sản xuất, thâm chí là đóng cửa, phá sản Chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công hoặc tam dừng tuyển dụng dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng
- Cung lao động nhiều hơn so với cầu tuyển dụng
Theo thống kê hiện nay trên cả nước có hơn 400 trường đại học, cao đẳng và tính bình quân mỗi tỉnh thành có khoảng 6,6 trường với hơn 2 triệu sinh viên đang theo học Con số này còn cao hơn những nước phát triển Các trường chạy theo số lượng đào tạo để tạo ra nguồn tài chính bù đắp cho các khoản chi tiêu thường xuyên mà xem nhẹ chất lượng dạy dẫn đến nguồn đầu ra hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của công việc thực tế Trong các trường đại học còn đào tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau Chính việc đào tạo thiếu tập trung, chuyên môn dẫn đến sinh viên
có số lượng nhưng thiếu chất lượng Số lượng sinh viên hằng năm ra trường quá lớn
so với số lượng tuyển dụng của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp thờ ơ với việc sinh viên mới ra trường
Là đơn vị sử dụng lao động, cần lao động nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập.Tình trạng đi thực tập chỉ “ rót nước, pha trà, làm việc vặt” thay vì được trực tiếp bắt tay vào công việc trở nên phổ biến khiến sinh viên đã thiếu lại càng yếu về kỹ năng thực tế Ngoài ra thì nhiều doanh nghiệp ngày nay chỉ tập trung tuyển chọn cá nhân có nhiều kinh nghiệm làm việc dẫn đến trực tiếp làm giảm đi cơ hội có được việc làm cho các sinh viên khi mới tốt nghiệp ra trường
- Doanh nghiệp chú trọng vào ngoại hình và kinh nghiệm thực tế
Kinh nghiệm và hình thức là yêu cầu thường thấy trong các mẫu tin tuyển dụng của các công ty Họ mong muốn tuyển được một nhân viên có kinh nghiệm làm việc để
có thể giảm thời gian và chi phí trong công tác đào tạo người mới Thêm vào đó một hình thức ưa nhìn sẽ luôn được ưu tiên vì ai cũng yêu thích nhìn cái đẹp thị giác, đặc biệt là những công việc có tính chất xã giao, tiếp xúc với khách hàng Đây
Trang 7cũng là một thử thách khó khăn cho các bạn sinh viên trong quá trình xin việc đầy cạnh tranh
2 Nguyên nhân chủ quan
- Thiếu định hướng về nghề nghiệp
Sinh viên hiện nay không có định hướng về tương lai rất nhiều không chỉ là khó khăn của sinh viên mới ra trường mà còn là khó khăn sẽ rất nhà tuyển dụng Qúa trình hướng nghiệp của các bạn diễn ra như một hình thức qua loa Hướng nghiệp không phù hợp để rồi dẫn đến lựa chọn sai ngành học Một số khác thì lại chạy theo
xu hướng ngành nghề hot dù biết đó không phải là đam mê hay sở trường của mình
- Không chú trọng nâng cao kỹ năng mềm
Nhà quản lý và sử dụng cho rằng 80% sự thành công của một cá nhân là kỹ năng mềm nhưng trong thực tế thì vấn đề đào tạo kỹ năng mềm trong nhà trường hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ và nhiều sinh viên cũng chưa ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng mềm nên sinh viên vẫn rất thờ ơ trong việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, chính là yếu tố mà họ quan tâm hàng đầu Bởi kỹ năng mềm giống như là phần chuôi dao , chuôi dao có bền chắc thì mới sử dụng dao một cách hiệu quả
- Hạn chế về trình độ ngôn ngữ
Làn sóng thất nghiệp của cử nhân một phần xuất phát từ khả năng về ngoại ngữ, nhất là khả năng tiếng Anh Có thể coi là một trong những tiêu chí đánh giá "cần phải có" của nhà tuyển dụng với ứng viên khi nộp đơn xin việc hay làm CV online ứng tuyển vào công ty Thế nhưng chính từ thái độ học tập thụ động, lại lười khám phá và không chịu áp dụng thực tế thì dù có được tiếp thu chương trình trong rất nhiều năm, sinh viên vẫn không thể đáp ứng được vốn tiếng Anh cơ bản Để rồi, đến khi ra trường, kiến thức và kỹ năng về ngoại ngữ của các bạn không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của công ty
- Bị động khi tìm việc
Đây là lỗi thường mắc phải của sinh viên mới ra trường Thường thì họ sẽ dựa vào hoặc ỷ lại vào bố mẹ, tận dụng các mối quan hệ của bố mẹ hoặc chờ đợi một công
ty, cơ quan nào đó tìm đến mình Sử dụng Internet như là một công cụ tìm kiếm bằng cách gửi hồ sơ đợi nhà tuyển dụng phỏng vấn Điều này làm cho các sinh viên mất đi tính cạnh tranh và bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt
Việc định hướng nghề nghiệp ở nước ta còn kém cũng là một phần dẫn đến nguyên nhân sinh viên bị động trong tìm việc, dù hiện nay số lao động trình độ đại học, cao đẳng có việc làm tăng nhưng người thất nghiệp cũng tăng cao hơn so với số người tốt nghiệp và số người có việc làm
Trang 8V Hậu quả
Khi tình trạng thất nghiệp xảy ra đối với sinh viên sau khi ra trường, nó sẽ gây ra những hậu quả nhất định và người bị ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên đó chính là cá nhân sinh viên
Tình trạng tài chính khó khăn: Sinh viên sau khi ra trường bị thất nghiệp sẽ
thường gặp khó khăn trong việc tìm nguồn thu nhập ổn định Việc để có thể chi trả các khoản sinh hoạt hằng ngày cũng là điều khó khăn đối với họ Những điều này có thể dẫn đến tình trạng vay mượn, nợ nần để trang trải cuộc sống Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây nên những áp lực tâm lý của sinh viên
Thất vọng và mất hướng nghề nghiệp: Việc thất nghiệp khi ra trường sẽ
khiến các bạn trẻ có xu hướng mất đi định hướng nghề nghiệp, hoặc họ không có cơ hội để phát triển nghề nghiệp, không có cơ hội thực hành và áp dụng những kiến thức đã học được trong môi trường trường học Điều này có thể khiến họ kém tự tin và bị tụt lại phía sau so với những người đã có kinh nghiệm thực tế
Ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất và tinh thần: Thất nghiệp có thể làm
giảm sự tự tin và tinh thần lạc quan của sinh viên Họ cảm thấy thất bại và khó tin tưởng vào khả năng của bản thân, dẫn đến tình trạng stress, lo lắng, căng thẳng
Ảnh hưởng đến tương lai: Thất nghiệp kéo dài có thể ảnh hưởng đến việc
tìm kiếm cơ hội việc làm và sự phát triển trong tương lai của sinh viên Họ phải mất thời gian để tìm kiếm việc làm hoặc phải làm các công việc không liên quan đến chuyên môn của mình Điều này có thể làm giảm tiến độ phát triển sự nghiệp của họ so với những người đã có công việc ngay sau khi tốt nghiệp
Trang 9-Thất nghiệp sau khi ra trường không chỉ gây ra hậu quả cho cá nhân sinh viên mà còn gây ra những hậu quả không nhỏ đối với xã hội
Tăng tỷ lệ tệ nạn xã hội: Sinh viên thất nghiệp có thể trở thành một nhóm
người dễ bị tổ chức tội phạm tuyển dụng Họ có thể bị cuốn vào các hoạt động vi phạm pháp luật để kiếm sống, từ đó gây ra sự không an toàn xã hội
và ảnh hưởng đến trật tự công cộng
Tác động đến sự tăng trưởng kinh tế: Tỷ lệ thất nghiệp cao phản ánh dấu
hiệu của sự suy thoái kinh tế Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát
VI Giải pháp
1 Đối với sinh viên:
- Sinh viên cần định hướng sơ bộ về nghề nghiệp của mình trong tương lai Sinh viên cần thay đổi nhận thức, hiểu được đầu ra của ngành học Sinh viên cần học những ngành nghề mà trong đó có sự đam mê, yêu thích của bản thân cùng với
sự phù hợp với khả năng của mình
- Sinh viên phải tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, tổ chức để có thể phát hiện ra những điểm mạnh của bản thân; tham gia các chương trình hướng nghiệp để hiểu rõ thêm về ngành nghề Từ đó có thể lực chọn được ngành học phù hợp với mình, có cơ hội việc là tốt nhất và phát huy được năng lực cao nhất
- Sinh viên cần phải nghiêm túc học hành khi còn ngồi trên ghế nhà trường Sự nghiêm khắc đối với chính bản thân trong quá trình học tập sẽ giúp sinh viên tự rèn luyện tính cách, kỹ năng đồng thời đạt kết quả tốt trong quá trình học tập, sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc chuyên môn sau khi ra trường
Trang 10- Sinh viên cần đề ra mục tiêu cụ thể rõ ràng cho bản thân vì không có công việc nào thành công mà không có mục tiêu rõ ràng
- Sinh viên phải rèn luyện tính tự học, thường xuyên trao dồi thêm kiến thức để phát triển bản thân một cách toàn diện đáp ứng những thay đổi từng ngày của thị trường lao động
- Sinh viên nên tham gia các câu lạc bộ được tổ chức trong trường sau khi tham gia học Từ các câu lạc bộ này các bạn có thể giữ lại cho mình rất nhiều kĩ năng mềm hữu ích cho công việc sau này như kĩ năng sắp xếp, kĩ năng thuyết trình và
tổ chức thời gian, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp cộng đồng,…
- Trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng Nâng cao chất lượng đào tạo, kỹ năng làm việc cho sinh viên cần có sự kết hợp giữa sinh viên và nhà trường Việc học đi đôi với thực hành, học đến đây thực hành đến
đó không còn mang nghĩa trìu tượng mà còn mang tính ứng dụng thiết thực Sinh viên cần thực hiện nghiêm túc trong quá trình đi kiến tập và thực tập Nếu sinh viên coi hoạt động kiến tập, thực tập cho hết môn thì sẽ không khác gì có lí thuyết mà không có thực tế
- Sinh viên phải có tinh thần lập thân, lập nghiệp Tinh thần này sẽ tạo động lực học tập cho sinh viên trong thời gian học tập tại nhà trường; giúp cho sinh viên tập trung vào mục tiêu có việc làm sau khi tốt nghiệp và thành đạt trong công việc sau này
- Sinh viên phải rèn luyện và luôn giữ cho mình một thái độ ham học hỏi kể cả khi mới ra trường Thái độ ham học hỏi giúp hình thành các kĩ năng, kiến thức còn thiếu rất nhanh Do vậy mà nhà tuyển dụng sẵn sàng tuyển một người chưa
có kinh nghiệm gì vào làm việc nếu người đi xin việc có khả năng học hỏi
2 Đối với nhà trường:
- Thực hiện các hoạt động ngoại khóa, hoạt động hướng nghiệp từ cấp trung học phổ thông cho các em học sinh nhằm phát hiện và phát triển những điểm mạnh của học sinh Từ đó có thể hướng học sinh tới các ngành nghề phù hợp với bản thân
- Hoạt động đào tạo cần quan tâm đến việc phát triển đội ngũ, cơ sở vật chất và chương trình đạo tạo; nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, cũng như năng lực quản lý cho cán bộ quản lý
- Mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất; cải tiến trang thiết bị giảng dạy Luôn cập nhật và cải tiến chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
xã hội
- Định kỳ thực hiện kiểm định cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo của nhà trường Thường xuyên thực hiện khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên
- Hoạt động liên kết, hợp tác với doanh nghiệp: Xây dựng mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, sáng tạo tri thức mới, cử sinh viên đến tham quan, thực tập tại các doanh