1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - Đề Tài - Phong trào Cách mạng 1930-1935

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHẦN 1:

CHỦ TRƯƠNG KHÔI PHỤC ĐẢNGVÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

1.1 Tình hình kinh tế

- 1930, do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế VN suy thoái, bắt đầu từtrong nông nghiệp: lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang: 1933 là 500.000 hécta.

- Công nghiệp: suy giảm.

- Thương nghiệp, xuất nhập khẩu: đình đốn, giá cả đắt đỏ.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế ở VN rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Phápcũng như so với các nước trong khu vực

1.2 Tình hình xã hội

- Công nhân: bị sa thải, đồng lương ít ỏi

- Nông dân: chịu thuế cao, vay nợ năng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá hạ.Ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, bị bần cùng hóa.

- Tiểu thương, tiểu chủ, các nghề thủ công: bị phá sản, bị sa thải, thất nghiệp, tưsản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh, nhà buôn nhỏ đóng cửa.

- Xã hội Việt Nam có: hai mâu thuẫn cơ bản là : Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (cơ bản) Nông dân với Địa chủ phong kiến

- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển lôi kéo nhiều tầng lớptham gia

- Đầu 1930 , khởi nghĩa Yên Bái thất bại , Pháp khủng bố dã man những ngườiyêu nước

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên chốngphong kiến đế quốc.

Trang 2

1.3 Đảng lãnh đạo cao trào cách mạng

1.3.1 Trào Cách Mạng 1930 - 1931 Với Đỉnh Cao Xô viết Nghệ - Tĩnh

Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời lãnh trách nhiệm thúc đẩy phong trào quầnchúng phát triển thành cao trào cả nước.

Nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã ra lờikêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và toàn thể đồng bào bịáp bức, bóc lột đứng lên đi theo Đảng làm cách mạng chống đế quốc và tay sai, giành

lấy quyền sống Lời kêu gọi khẳng định: "Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đếquốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cáchmạng thì chết".

Phong trào cách mạng mở đầu bằng những cuộc bãi công của 5.000 công nhânđồn điền Phú Riềng (3-2-1930), của 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (25-3-1930) và của 400 công nhân nhà máy diêm Bến Thuỷ - Vinh (19-4-1930) Kết hợp vớicác cuộc bãi công, Đảng phát động đấu tranh chống thực dân Pháp khủng bố sau cuộckhởi nghĩa Yên Bái (2-1930) của Việt Nam quốc dân Đảng Từ tháng 2 đến tháng 4-1930, có 1.236 cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân ở khắp ba miền, đánh dấumột bước ngoặt trong phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân vàquần chúng lao động trong cả nước.

Từ cuộc đấu tranh ngày 1-5-1930, bãi công của công nhân kết hợp với biểu tìnhcủa nông dân và nhân dân lao động nổ ra ở cả ba miền Trung, Nam, Bắc, từ các nhàmáy ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hồng Gai, Vinh, Sài Gòn, Chợ Lớn đến cácvùng nông thôn Gia Định, Vĩnh Long, Bến Tre, Long Xuyên, Cần Thơ, Trà Vinh, MỹTho, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Thái Bình, Hà Nam Bãi công của công nhânvà biểu tình của nông dân có sự phối hợp với bãi khoá của học sinh và bãi thị củanhững người buôn bán nhỏ.

Hầu hết các cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi, buộc đế quốc Pháp và taysai phải thả một số người bị bắt, cải thiện một số điều kiện làm việc cho công nhân,hoãn thuế cho nông dân.

1-8-1930, Đảng mở cuộc vận động kỷ niệm ngày "Quốc tế đỏ" đấu tranh chống

Trang 3

9-1930, từ những cuộc đấu tranh ban đầu đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ, quầnchúng tiến lên đấu tranh chính trị, nhiều cuộc biểu tình có lực lượng tự vệ vũ trang bảovệ Một số cuộc biểu tình đã diễn ra để kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười và Công xãQuảng Châu Các đảng viên cộng sản đi đầu trong đấu tranh Đến tháng 3-1931, Đảngđã có 2.100 đảng viên, phần lớn xuất thân từ công nhân, nông dân nghèo Cao tràocách mạng công nông đã lôi cuốn nhiều trí thức tham gia Công hội, Nông hội, Đoànthanh niên cộng sản, Hội phụ nữ giải phóng phát triển.

Cao trào cách mạng công nông nổ ra sôi nổi và quyết liệt nhất ở Nghệ An và HàTĩnh Trong khi đối đầu với những cuộc khủng bố đẫm máu nhất của thực dân Pháp,quần chúng cách mạng đã giành quyền làm chủ ở một số nơi, sau đó gọi là Xô viếtNghệ -Tĩnh.

(Tranh sơn mài “Xô Viết Nghệ-Tĩnh 1930-1931”)

Xô viết Nghệ - Tĩnh ra đời ở một vùng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi: cótruyền thống cách mạng kiên cường; nhân dân sống trong điều kiện thiên nhiên khắcnghiệt, lại bị áp bức bóc lột nặng nề; có một đảng bộ vững mạnh, các đoàn thể cáchmạng phát triển rộng khắp; khu công nghiệp Bến Thuỷ - Vinh là nơi tập trung côngnhân có liên hệ tự nhiên chặt chẽ với nông dân trong vùng tạo điều kiện cho NghệTĩnh sớm xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc Cuộc đấu tranh củacông nhân đã phân hoá các tầng lớp trên Tầng lớp trí thức và một số phú nông, tiểuđịa chủ có cảm tình với cách mạng, ủng hộ hoặc tham gia đấu tranh Xứ uỷ Trung Kỳcùng với Đảng bộ Nghệ Tĩnh đã trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh đòi các quyền dânsinh, dân chủ kết hợp với đấu tranh chống khủng bố trắng, nhất là sau các cuộc biểutình ngày 1-5-1930 và ngày 12-9-1930.

Trang 4

Cuối tháng 8, đầu tháng 9-1930, nhất là sau vụ máy bay Pháp ném bom cuộcbiểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), hàng vạn nông dân nhiềuhuyện tổ chức các cuộc biểu tình đến các huyện lỵ, đốt sổ sách, phá nhà lao Chínhquyền thực dân tay sai nhiều nơi bị tê liệt ở cấp huyện và tan rã ở cấp xã Nhiều cấp uỷĐảng ở thôn xã đã lãnh đạo Nông hội và quần chúng lập ra chính quyền cách mạngcủa công nhân, nông dân và quần chúng lao động sau này gọi là chính quyền Xôviết.Từ tháng 9-1930 đến đầu năm 1931, chính quyền Xô viết đã thực hiện quyền làm chủcủa quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

Về chính trị: Ban bố quyền tự do dân chủ của nhân dân, tổ chức cho quần chúngtham gia các đoàn thể cách mạng, tự do bàn bạc, góp ý kiến giải quyết các vấn đề xãhội; phổ biến sách báo cách mạng; trừng trị bọn phản cách mạng, quản chế bọn hào lý,giữ gìn trật tự trị an.

Về kinh tế:Chia lại công điền, công thổ cho cả nam và nữ, thực hiện giảm tô,xoá nợ, thủ tiêu các thứ thuế vô lý như thuế thân, thuế muối, lấy thóc của địa chủ đểcứu đói; tổ chức đào mương, chống hạn, đắp đập, củng cố đê điều, giúp nhau trong sảnxuất.

Về văn hoá - xã hội: Mở trường cho trẻ em, mở các lớp dạy chữ quốc ngữ chongười lớn, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan; thực hiện nếp sống lành mạnh trong cưới xin,ma chay; tổ chức cứu tế người nghèo; phát triển thơ ca, cổ vũ tinh thần yêu nước vàcách mạng.

Dưới chính quyền Xô viết, làng xóm lúc nào cũng như ngày hội CuốnNhật kýchìm tàu do Nguyễn Ái Quốc biên soạn, được phổ biến sâu rộng trong nhân dân Hìnhảnh của Liên Xô do nhân dân lao động làm chủ đem lại niềm tin sâu sắc cho quầnchúng Đông đảo quần chúng hiểu rõ chỉ có đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốcvà tay sai, giành quyền làm chủ mới có thể giải quyết tận gốc những yêu cầu cơ bản vềcuộc sống của mình.

Trang 5

Hoảng sợ trước sức mạnh của "Nghệ Tĩnh đỏ", thực dân Pháp điên cuồngkhủng bố Chúng đưa đến Nghệ Tĩnh lực lượng khá lớn sĩ quan và lính Pháp để đàn ápnhân dân, gây tội ác tầy trời, đồng thời lừa bịp xảo quyệt, mở chiến dịch chiêu hàng,phát "thẻ quy thuận" nhằm đánh vào tâm lý mệt mỏi của một bộ phận quần chúng, côlập đảng viên cộng sản Phong trào cách mạng chịu những tổn thất về nhiều mặt.

Tháng 9-1930, Trung ương Đảng đã thông tri cho Xứ uỷ Trung Kỳ: bạo độnglập Xô viết là chưa đúng với hoàn cảnh cho phép, nhưng cần phải chống khủng bố,chuyển hướng hoạt động và chuyển hướng tổ chức, giữ vững lực lượng và ảnh hưởngcủa Đảng Đối với toàn Đảng, Trung ương chỉ thị tránh bạo động riêng lẻ ở một vài địaphương, phải hết sức bênh vực "Nghệ Tĩnh đỏ".

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi ấy đang hoạt động ở nước ngoài, đã ca ngợicuộc đấu tranh của quần chúng Nghệ Tĩnh và góp ý với Trung ương Đảng về mục tiêuđấu tranh trước mắt là giành quyền lợi hàng ngày, chứ không phải là tiến hành khởinghĩa Ngày 29-9-1930, Người gửi thư cho Quốc tế Cộng sản đề nghị kêu gọi cácĐảng Cộng sản và công nhân trên thế giới lên án đế quốc Pháp khủng bố trắng ở ĐôngDương.

Hưởng ứng chủ trương của Đảng, nhiều địa phương trong cả nước sôi nổi đấutranh bằng nhiều hình thức, phối hợp với phong trào công nông Nghệ Tĩnh và ủng hộXôviết Nghệ - Tĩnh Chỉ trong tháng 9 và tháng 10-1930, cả nước đã có 362 cuộc đấutranh (29 cuộc ở miền Bắc, 316 cuộc ở miền Trung, 17 cuộc ở miền Nam) Tuy nhiên,phong trào đấu tranh hưởng ứng "Nghệ Tĩnh đỏ" chưa đủ mạnh, chưa đều khắp Đếquốc Pháp và tay sai vẫn tập trung được lực lượng khủng bố phong trào công nhânVinh, đánh phá các làng đỏ vào cuối năm 1930, đầu năm 1931.

Ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về việc thànhlập Hội phản đế đồng minh.

Trong cao trào cách mạng 1930-1931, Đảng đã giành được thắng lợi to lớnnhưng một số nơi đã phạm những lệch lạc hữu khuynh, "tả" khuynh Thông cáo ngày3-1-1931 phê phán xu hướng hữu khuynh "củng cố đã rồi mới đấu tranh", nhấn mạnhmối quan hệ chặt chẽ giữa tổ chức và đấu tranh và việc dựa vào quần chúng lập cácđội tự vệ công nông chống khủng bố Thông cáo ngày 25-1-1931 nhắc nhở đảng viên

Trang 6

giữ vững lòng tin, đấu tranh chống âm mưu của thực dân Pháp lừa bịp và buộc nôngdân ra đầu thú Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương cuối tháng 3-1931 ở SàiGòn phê phán các sai lầm hữu khuynh và "tả" khuynh, nhấn mạnh bản chất giai cấpcông nhân của Đảng và tầm quan trọng của công tác thanh niên Chỉ thị ngày 20-5-1931 của Trung ương Đảng nghiêm khắc phê phán chủ trương của Xứ uỷ Trung Kỳđưa những đảng viên xuất thân từ trí thức, phú nông, địa chủ, kỳ hào ra khỏi nhữngchức vụ quan trọng ("trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ").

1.3.2 Phong Trào Cách Mạng 1932 – 1935:

Năm 1932, thực dân Pháp đưa Bảo Đại về nước làm vua với một chương trìnhcải cách: Lập nội các mới, cải tổ nền giáo dục sơ học; cải tổ nền tư pháp bản xứ Trong khi củng cố bộ máy chính quyền bù nhìn, thực dân Pháp thực hiện mộtsố cải cách nhằm lôi kéo tầng lớp quan lại, địa chủ, tư sản, trí thức cao cấp Chẳng hạnở Nam Kì được cử một đại biểu người Việt vào Thượng Hội đồng thuộc địa Pháp; tăngsố nghị viện vào các viện Dân biểu Bắc Kì, Trung Kì, phòng canh nông, phòng thươngmại; mở các kỳ tuyển sinh quan lại, cho người bản xứ được nhập quốc tịch Pháp vớicác điều kiện rộng rãi hơn.

Về kinh tế, chính quyền thực dân Pháp lập một số công ti kinh doanh côngnghiệp, cho đấu thầu một số công trình thủy lợi, cầu đường, xây dựng với vốn nhỏ đểnhững nhà tư sản bản xứ có thể tham gia.

Về giáo dục, thực dân Pháp tổ chức lại trường Cao đẳng Đông Dương, trườngLuật, đặt thêm ngạch học quan ở Bắc Kì như Đốc học, Kiểm học, Giáo thụ, Huấn đạo.Chúng cấp thêm học bổng cho con cái quan lại và những người thuộc tầng lớp trênsang du học ở Pháp

Về xã hội, thực dân Pháp tìm cách tranh thủ, lợi dụng các tôn giáo như lập cácXứ hội, Tỉnh hội Phật học ở Bắc Kì, Trung Kì, tổ chức các chi phái ở Nam Kì, tạo điềukiện cho đạo Cao Đài phát triển Các loại sách bói toán, kiếm hiệp được bày bán khắpnơi; các sòng bạc, tiệm hút, nhà chứa mở ra nhan nhản ở các thành phố để lôi kéothanh niên vào con đường ăn chơi, trụy lạc.

Trang 7

Chính sách khủng bố trắng và mị dân của thực dân Pháp đã có những tác độngnhất định tới thái độ chính trị của các giai cấp, các tầng lớp xã hội Việt Nam vớinhững mức độ khác nhau.

Tư sản mại bản và đại địa chủ quyền lợi gắn liền với đế quốc Pháp Trongphong trào cách mạng 1930 – 1931, chúng đã tích cực cộng tác, làm tay sai cho thựcdân Pháp đàn áp quần chúng Sau phong trào này, chúng càng tỏ ra phản động, giúpthực dân Pháp đàn áp và lừa bịp nhân dân Đại diện cho tầng lớp này là phái

“Bảo hoàng” của Phạm Quỳnh, phái “Lập hiến” của Bùi Quang Chiêu, phái“Trực trị” của Nguyễn Văn Vĩnh…

Tư sản dân tộc, tiểu địa chủ bị sa sút trong cuộc khủng hoảng kinh tế, bị tư bảnPháp chèn ép nên họ vừa có tinh thần dân tộc, chống đế quốc, vừa sợ cách mạng,không giám trực tiếp tham gia phong trào đấu tranh của quần chúng.

Tóm lại:

 Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động được phong trào cách mạng rộnglớn, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh Giữa lúc phong trào cách mạng của quầnchúng đang dâng cao, đế quốc Pháp và tay sai đã thẳng tay đàn áp, khủng bố hòng dậptắt phong trào cách mạng Việt Nam và tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương.

 Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn quần chúng yêu nước đã bị bắtvà giết hại hoặc bị tù đày Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và các địaphương lần lượt bị phá vỡ Toà án của chính quyền thực dân Pháp mở các phiên toàđặc biệt để xét xử những người cách mạng.

 Đi đôi với khủng bố, tàn sát, thực dân Pháp tìm cách lừa bịp mị dân: tăngsố đại biểu người Việt ở các Viện dân biểu ở miền Bắc và miền Trung, ở Hội đồngquản hạt Nam Kỳ và các hội đồng thành phố, đề ra cải cách giáo dục, cho địa chủ lớnvà tư sản mại bản một số quyền lợi.

Trang 8

 Tuy bị địch khủng bố ác liệt, Đảng ta và quần chúng cách mạng bị tổnthất nặng nề, song thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 mà quânthù không thể xóa bỏ được là: đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lựclãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua Đảng Tiền Phong của mình; đãđem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng Cao trào cũngđem lại cho quần chúng đông đảo, trước hết là công-nông lòng tự tin ở sức lực cáchmạng của bản thân mình dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhờ tinh thần và nghị lực phithường được rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh cách mạng trong những năm 1930-1931, Đảng ta và quần chúng cách mạng đã vượt qua thử thách khó khăn, từng bướckhôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng.

2 NỘI DUNG CỦA CHỦ TRƯƠNG KHÔI PHỤC TỔ CHỨC ĐẢNG2.1 Phục hồi hệ thống tổ chức Đảng

Sự khủng bố và lừa bịp của thực dân Pháp không làm cho những chiến sĩ cáchmạng và quần chúng yêu nước từ bỏ con đường cách mạng, một số cuộc đấu tranh củacông nhân, nông dân vẫn nổ ra.

Các đảng viên cộng sản trong nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn),nhà tù Vinh (Nghệ An), Hải Phòng, Côn Đảo, Kon Tum đã thành lập các chi bộĐảng để lãnh đạo đấu tranh chống chế độ lao tù hà khắc, đòi cải thiện đời sống và tổchức học tập, biến nhà tù đế quốc thành trường đấu tranh cách mạng và trường học.Các chi bộ Đảng ở nhà tù còn bí mật ra báo viết tay để giáo dục đảng viên và đấu tranhtư tưởng, phê phán những quan điểm sai lầm về chính trị, tổ chức và phương pháp hoạtđộng của Việt Nam quốc dân Đảng.

Biến được cái rủi thành cái may, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngàytháng ở tù để hội họp và học tập lý luận Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằngchính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trở đượcbước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, nó rènluyện cho người cách mạng càng thêm cứng rắn Mà kết quả là cách mạng đãthắng, đế quốc đã thua".

Trang 9

Sự khủng bố của kẻ thù không làm những chiến sĩ cách mạng và quần chúngyêu nước từ bỏ con đường cách mạng Trong bối cảnh đó, một số cuộc đấu tranh củacông nhân và nông dân vẫn nổ ra, nhiều chi bộ đảng ở trong nhà tù vẫn được thànhlập, hệ thống tổ chức Đảng từng bước được phục hồi.

Mặc dầu bị thực dân Pháp khủng bố tàn bạo, một số tổ chức Đảng ở Cao Bằng,Sơn Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, QuảngNam, Quảng Ngãi và nhiều nơi khác ở miền Nam vẫn được duy trì và bám chắc quầnchúng để hoạt động Nhiều đảng viên vượt tù đã tích cực tham gia khôi phục các tổchức của Đảng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Các Xứ uỷ Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ bị thực dân Pháp phá vỡ nhiều lần, đãđược lần lượt lập lại trong hai năm 1931 và 1933 Nhiều tỉnh uỷ, huyện uỷ, chi bộ lầnlượt được phục hồi Ở miền núi phía bắc, một số tổ chức của Đảng được thành lập ỞLào, tháng 9-1934 Hội nghị đại biểu các đảng bộ địa phương đã cử ra Ban Chấp hànhĐảng bộ Lào Ở Campuchia một số cơ sở Đảng được xây dựng.

2.2 Chương trình hành động của Đảng

Đầu năm 1932, trước tình hình các Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảngvà hầu hết Uỷ viên các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ bị địch bắt và nhiều ngườiđã hy sinh, theo Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong cùng một số đồng chíchủ chốt ở trong và ngoài nước tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng Tháng

6- 1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã công bố Chương trình hành động của ĐảngCộng sản Đông Dương.

Lê Hồng Phong (Tổ bí thư của Đảng)1935-1936

Trang 10

Chương trình hành động đã đánh giá hai năm đấu tranh của quần chúng công nông

và khẳng định: “Công nông Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sẽnổi lên võ trang bạo động thực hiện những nhiệm vụ chống đế quốc, chống phongkiến và tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội” Để chuẩn bị cho cuộc võ trang bạo

động sau này, Đảng phải đề ra và lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành những quyềnlợi thiết thực hàng ngày, rồi dần đưa quần chúng tiến lên đấu tranh cho những yêu cầuchính trị cao hơn Những yêu cầu chung trước mắt của đông đảo quần chúng được nêu

lên trong Chương trình hành động là:

Một là, đòi các quyền tự do dân chủ, tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, hội

họp, đi lại trong nước và ra nước ngoài.

Hai là, bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả lại tự do cho tù

chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán Hội đồng đề hình.

Ba là, bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác, đặt thuế luỹ tiến.Bốn là, ỏ các độc quyền về muối, rượu, thuốc phiện.

Chương trình hành động còn đề ra những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai cấp

và tầng lớp nhân dân; vạch rõ phải ra sức tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Đảngtrong quần chúng, củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng, nhất là công hội vànông hội; dẫn dắt quần chúng đấu tranh cho những quyền lợi hàng ngày tiến lên đấutranh chính trị, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền khi có điều kiện Về xâydựng Đảng, phải làm cho Đảng vững mạnh, có kỷ luật nghiêm, giáo dục Đảng viên vềtư tưởng, chính trị, rèn luyện đảng viên qua đấu tranh cách mạng…

2.3 Kết quả

 Những yêu cầu chính trị trước mắt cùng với những biện pháp tổ chức và đấu

tranh do Đảng vạch ra trong Chương trình hành động năm 1932 phù hợp với điều

kiện lịch sử lúc bấy giờ Nhờ vậy, phong trào cách mạng của quần chúng và hệ thốngtổ chức của Đảng đã nhanh chóng được khôi phục.

 Trong quá trình khôi phục Đảng và phong trào cách mạng, Đảng ta đã được sựchỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, sự giúp đỡ của các Đảng Cộng sản Liên Xô, Pháp vàTrung Quốc Đầu năm 1934, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Ban chỉ huy ở

Ngày đăng: 13/07/2024, 08:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w