1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - Đề Tài - “Tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống của giới trẻ hiện nay…”.

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa hàng loạt nhữngvấn đề về suy thoái đạo đức Những vụ án mạng có tính chất ngày càngnghiêm trọng, nạn nạo phá thai, bạo lực học đường, bệnh “vô cảm” Hầu hếtcác vấn nạn trên đều liên quan đến những người trẻ.

Hằng ngày, chúng em quan sát những việc xảy ra quanh mình Chúngem cảm nhận được sự thay đổi trong lối sống, suy nghĩ và hành động củacác bạn trẻ Hiện tượng “tây” hóa mà tiêu biểu là lối sống thực dụng, chủnghĩa cá nhân, đã và đang làm con người trở nên xa rời xã hội, cộng đồng.

Chúng em là những người trí thức trẻ nhận thấy cần phải làm điều gì đócó ích cho bản thân và xã hội Vì thế chúng em đã chọn đề tài này, với mongmuốn được chia sẽ và thảo luận với tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ.

3 Nội dung nghiên cứu: gồm 3 chương

Chương I: Cơ Sở Lý Luận1.1 Khái niệm đạo đức:

- Cho biết đạo đức là gì?

- Khái quát chung về đạo đức con người từ xưa đến nay.1.2 Tình trạng:

Giới thiệu về bối cảnh xã hội hiện nay: Về lối sống thực dụng, ích kỷ,hiện tượng “tây” hóa Căn bệnh “vô cảm” với chính đồng loại của mình…

Chương II: Thực Trạng Và Nguyên Nhân

Trang 2

2.1 Thực trạng

2.1.1 Tỷ lệ phạm tội hình sự: Thống kê về tình hình tội phạm, tính chấtnghiêm trọng của các vụ án: về độ tuổi, giới tính ở một vài tỉnh, thành phốlớn Hiện tượng tội phạm ngày càng trẻ hóa: trẻ vị thành niên phạm tội tăngnhanh.

2.1.2 Các tệ nạn xã hội khác: nạn phá thai, bạo lực học đường,…2.2 Nguyên nhân: các nguyên nhân cơ bản:

2.2.1 Nguyên nhân từ bản thân2.2.2 Nguyên nhân từ gia đình2.2.3 Nguyên nhân từ nhà trường2.2.4 Nguyên nhân từ xã hộiChương III: Biện pháp và ý kiến3.1 Biện pháp: rút ra từ nguyên nhân.

3.2 Ý kiến: những bài học đúc kết từ quá trình nghiên cứu bài tiểu luận.

4 Kết quả nghiên cứu

Sau khi đi tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích về đề tài “Tình trạng suy thoáiđạo đức, lối sống của giới trẻ hiện nay…” Chúng em đã rút ra được một sốkết quả như sau:

Xét trong giai đoạn từ tháng 1-2007 đến 9-2010, với trên 4.000 phạm nhânđang thụ án tại bốn trại giam thuộc Bộ Công an quản lý Kết quả cho thấyđộ tuổi phạm tội của tội phạm đang ngày trẻ hóa và mức độ ngày càng hunghãn.

Tội phạm giết người trong độ tuổi thành niên đang tăng Trước kia tội phạmgiết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất, nhưnggiờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đếndưới 18 chiếm đến 17%).

5 Kết luận – đề xuất

Trang 3

CHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm đạo đức

Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nóthuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3phạm vi:lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôilúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủnghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từhệ thống này.

Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quitắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệvới nhau, với xã hội,với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng nhưtương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống vàsức mạnh của dư luận xã hội.

Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh củacác quan hệ xã hội Có đạo đức của xã hội nguyên thuỷ, đạo đức của chế độchủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản Lợi ích củagiai cấp thống trị là duy trì và củng cố những quan hệ xã hội đang có; tráilại, giai cấp bị bóc lột tuỳ theo nhận thức về tính bất công của những quanhệ ấy mà đứng lên đấu tranh chống lại và đề ra quan niệm đạo đức riêng củamình Trong xã hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp Đồng thời, đạo đứccũng có tính kế thừa nhất định Các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau,nhưng xã hội vẫn giữ lại những điều kiện sinh hoạt, những hình thức cộngđồng chung Tính kế thừa của đạo đức phản ánh "những luật lệ đơn giản vàcơ bản của bất kì cộng đồng người nào" (Lênin) Đó là những yêu cầu đạođức liên quan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người vớingười Mọi thời đại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản

Trang 4

bội và biểu dương cái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêmtốn "không ai nghi ngờ được rằng nói chung đã có một sự tiến bộ về mặtđạo đức cũng như về tất cả các ngành tri thức khác của nhân loại" (Enghen).Quan hệ giữa người với người ngày càng mang tính nhân đạo cao hơn.Ngay trong xã hội nguyên thuỷ đã có những hình thức đơn giản của sựtương trợ và không còn tục ăn thịt người Với sự xuất hiện của liên minh bộlạc và nhà nước, tục báo thù của thị tộc dần dần mất đi Xã hội chủ nô coiviệc giết nô lệ là việc riêng của chủ nô, đến xã hội phong kiến, việc giếtnông nô bị lên án Đạo đức phong kiến bóp nghẹt cá nhân dưới uy quyềncủa tôn giáo và quý tộc; đạo đức tư sản giải phóng cá nhân, coi trọng nhâncách "Nhưng chúng ta vẫn chưa vượt được khuôn khổ của đạo đức giai cấp.Một nền đạo đức thực sự có tính nhân đạo, đặt lên trên sự đối lập giai cấp vàmọi hồi ức về sự đối lập ấy chỉ có thể có được khi nào xã hội đã tới mộttrình độ mà trong thực tiễn của đời sống, người ta không những thắng đượcmà còn quên đi sự đối lập giai cấp" Đó là trình độ của xã hội tương lai, xãhội cộng sản chủ nghĩa(Enghen).

1.2 Tình trạng

“Giới trẻ là trụ cột nước nhà, là tương lai của toàn xã hội” Không phảingẫu nhiên phát biểu trên trở thành tiền đề phát triển của toàn xã hội Mà đólà kết tinh trong quá trình phát triển của xã hội loài người.

Nhưng nhìn vào cuộc sống thực tại, thì giá trị đạo đức con người đangtuột dốc nghiêm trọng Thực tế cho thấy rằng, những truyền thống đạo đứctốt đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta đã và đang nhường chỗ cho lốisống thực dụng – chủ nghĩa cá nhân Trong đó, có không ít các bạn trẻ đượcgọi là “ tương lai” ấy, có xu hướng chạy theo lối sống hưởng thụ Cái lốisống mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ sùng bái đồng tiền và sẵn sàngquay lưng lại với các giá trị truyền thống cũng như giá trị của bản thân

Trang 5

Đặc biệt trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đạichúng xuất hiện ngày càng dày đặc các thông tin về bạo lực học đường, môigiới mại dâm, buôn bán phụ nữ, bắt cóc trẻ em, tổ chức đâm thuê chémmướn… Và hiện tượng gây hoang mang nhất hiện nay là căn bệnh “vôcảm” “Vô cảm” không dừng lại ở thái độ “dửng dưng” Mà nó còn làm biếnchất, làm nhân cách của con người bị xuống cấp trầm trọng Căn bệnh ấyđang lây lan trong cộng đồng theo cấp số nhân Mà hậu quả của nó hết sứcnặng nề

Không ít trường hợp vì cần tiền chơi những trò chơi vô bổ trên internetmà bọn chúng có thể ra tay giết hại đồng loại của mình, mà không mảy maysợ hãi Có kẻ còn lên kế hoạch giết người, chỉ để thỏa mãn sự ghen tuôngmù quáng….

Dân tộc ta vốn coi trọng truyền thống “thương người như thể thươngthân”, thế nhưng trong cuộc sống hiện tai đã xuất hiện một bộ phận nhữngngười trẻ, đang sa vào cuộc sống bạo lực, phi nhân tính Tình hình tội phạmhình sự ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường đangở mức nghiêm trọng Một loạt những vụ án gây chấn động xã hội đều donhững kẻ tự xưng là “tương lai của xã hội” gây ra

Xã hội xuất hiện nguy cơ khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựachọn giá trị - niềm tin và lối sống ở thế hệ trẻ Độ tuổi từ 15 – 23, là độ tuổiđang định hình lối sống, chuẩn bị vào đời Thế mà những giá trị cơ bản củacon người là nhân cách đang dần mất đi Thì họ biết dựa vào chuẩn mực nàođể làm phương hướng trong cuộc sống

Những vấn đề trên đây là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta biết vấn đềđạo đức đang diễn ra hết sức phức tạp ở Việt Nam hiện nay Nếu chúng takhông có sự quan tâm đúng mức, không có những giải pháp hữu hiệu đểgiải quyết và ngăn chặn kịp thì hậu quả của nó đối với xã hội và sự pháttriển của đất nước là hết sức nghiêm trọng, không thể lường hết được

Trang 6

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN2.1 Thực trạng

2.1.1 Tỷ lệ tội phạm

Chúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ được mệnh danh là kỷnguyên của toàn cầu hoá hay còn gọi là thời đại văn minh trí tuệ Mặc dầuchưa có sự đồng thuận về ý nghĩa và giá trị của toàn cầu hóa nhưng khôngai có thể phủ nhận sự hiện hữu và tầm quan trọng của nó Toàn cầu hóa làmột cơ hội cho giới trẻ chúng ta không chỉ phát huy khả năng của mình màcòn đón nhận những luồng văn hóa mới từ mọi nơi thổi vào

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tăng trưởng của nền kinhtế nên giới trẻ chúng ta lạc quan và tự tin hơn trong cách thể hiện chínhmình Hiện tượng này đã cho thấy mỗi người chúng ta có nhiều điều kiệnthuận lợi để khám phá những điều mới mẻ, đồng thời chúng ta được tiếp cậnvới các phương tiện truyền thông hiện đại: có cơ hội học hiểu, nắm bắtnhững thông tin cách nhanh chóng và phong phú

Ví dụ: Ngày 22/09/2010 tại nhà thi đấu đa năng,thủ đô Cario,AiCập.Đội LH-LED( Trường Đại học Lạc Hồng) đại diện cho Việt Nam đãgiành giải nhì cuộc thi sáng tạo Robocon châu Á- Thái Bình Dương.

Tuy nhiên hiện nay, tình trạng thanh thiếu niên phạm tội ngày một giatăng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo không chỉ đối với gia đình, đó cònlà nỗi lo của toàn xã hội

Năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, có 7 nghìn vụ vi phạm của trẻ emdưới 16 tuổi, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi Công ancác địa phương đã khởi tố điều tra 8.531 vụ với 11.732 đối tượng ở tất cảcác tội danh này, xử lý hành chính 35.463 vụ với 48.187 đối tượng Những con số trên đã khiến không ít người giật mình, đó là thực trạng đáng

Trang 7

báo động về tình hình phạm tội ở trẻ em vị thành niên Nguyên nhân dẫnđến tình trạng này thì nhiều, nhưng chủ yếu là do trách nhiệm và sự gắn kếtcủa mối quan hệ gia đình - nhà trường - xã hội chưa thực sự đem lại hiệuquả Theo số liệu thống kê tội phạm học, trẻ em phạm pháp có nguồn gốcgia đình làm nghề buôn bán bất hợp pháp chiếm 51,94%; gia đình có ngườiphạm tội hình sự chiếm 40%; 30% trẻ phạm tội có bố, mẹ hoặc cả hainghiện hút

Dưới đây là con số thống kê tình hình tội phạm vị thành niên ở một sốtỉnh: Năm 2009 tại Hà nội công an đã bắt giữ số 416 tội phạm vị thành niên,trong đó:

• Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 53% percent(223 vụ).

• Phạm tội ít nghiêm trọng là 47% (193 vụ)

Biểu đồ 1: tỷ lệ tội phạm ở Hà Nội năm 2009

Trang 8

THỐNG KÊ VỀ GIỚI TÍNH

Trong số 416 người vị thành niên bị bắt giam có:• Nữ chiếm 5% (25 trẻ)

• Nam chiếm 95% (391 trẻ)

Biểu đồ 2: thống kê tội phạm theo giới tính ở Hà Nội năm 2009

Có 391 trẻ vị thành niên là nam phạm tội, trong đó

- Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 77% (245 vụ)- Phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 33% (74 vụ).

Có 25 trẻ là nữ phạm tội, trong đó:

- Phạm tội đực biệt nghiêm trọng và ít nghiêm trọng là 40% (10 vụ)- Phạm tội ít nghiêm trọng là 60% (15 vụ)

Trang 9

ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ PHẠM TỘI

Biểu đồ 3: độ tuổi phạm tội cua thanh thiếu niên ở Hà Nội năm 2009Trong số 73 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 14 đến chưa đủ 16 tuổi có

- 53 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 72,6% - 20 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 27,4%

Trong số 343 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 16 đến chưa đủ 18 tuổi, có:- 191 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 56%- 151 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 44%

Riêng từ đầu năm đến nay (tháng 10/2010), thành phố Hà Nội xảy ra 79vụ trộm cắp, cướp và cưỡng đoạt tài sản , trong đó có 181 đối tượng gây ánlà trẻ chưa thành niên.

Tại một số tỉnh thành phố khác như Quảng nam, con số tội phạm vịthành niên cũng tăng mạnh Năm 2009 trên địa bàn Quảng Nam đã xảy ra396 vụ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi chưa thành niên; trong số 587 đối tượngvi phạm thì có đến 278 trẻ dưới 16 tuổi.

Trong 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xẩy ra 197 vụ vịthành niên phạm tội với 310 đối tượng Số vụ việc trẻ vị thành niên phạm tộităng nhiều Nếu năm 2000 toàn tỉnh có 9 vụ với 16 đối tượng gây án thì đến

Trang 10

năm 2003 là 19 vụ- 38 đối tượng; năm 2004 xẩy ra 152 vụ với 179 đốitượng Đặc biệt về hình thức tham gia phạm tội, nếu như trước đây vị thànhniên thường phạm một số ít những loại tội như trộm cắp tài sản, cố ý gâythương tích với tính chất đơn lẻ, thủ đoạn đơn giản thì hiện nay xu hướngphạm nhiều loại tội với tính chất ổ nhóm, thủ đoạn phạm tội tinh vi, phứctạp và manh động hơn Trẻ vị thành niên đã nhúng tay vào các loại tội rấtnghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như cướp tài sản, giết người, hiếpdâm.

Theo tìm hiểu hầu như các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêmtrọng do số thanh thiếu niên gây ra là do bộc phát nhất thời, hiếu thắng củasự thiếu hiểu biết Nhưng hành vi thì rất táo bạo, hung hãn, hậu quả để lạicủa sự nhất thời, hiếu thắng là người mất đi tính mạng quý giá, kẻ phải vàovòng lao lý Bỏ học, không có việc làm nên các đối tượng thường tụ tậpthành băng, nhóm ăn chơi lêu lổng và điều rất nguy hiểm là bọn chúng luônthủ sẳn “hàng nóng” trong người nên khi đụng chuyện dẫn đến gây gỗ, đánhnhau là bọn chúng rút dao gây án Đây là một vấn đề nhức nhối của xã hộikhông chỉ riêng ở Hà Nội mà những tỉnh thành khác cũng vậy chẳng hạnnhư: TP.Hồ Chí Minh,Quãng Ngãi,…… Đạo đức bị suy thoái nghiêm trọngnhất là giới trẻ hiện nay Chính những yếu tố này đã đang và sẽ phần nàolàm mất đi văn hóa con người Việt Nam Chúng ta cần phải lên tiếng và cómột hành động nào để giảm bớt, khắc phục tình trạng này.

2.1.2 Các tệ nạn xã hội khác

Nạn nạo phá thai

Theo điều tra của Tổng cục Thống kê công bố vào cuối năm 2005, thìtỷ lệ nạn nạo phá thai của VN vẫn thuộc loại cao nhất thế giới: 82% số phụnữ trong tuổi sinh đẻ đang có chồng đã ít nhất một lần làm thủ thuật này Tại TP Hồ Chí Minh thống kê của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻem TP cho biết năm 2003 toàn TP có 114.002 ca nạo phá thai, trong khi sốca sinh là 112.426 ca (tỉ lệ nạo phá thai trên tổng số ca sinh là hơn 101%,

Trang 11

cao gấp đôi bình quân của cả nước) Năm 2004 có 108.193 ca, trong khi sốca sinh là 107.314 ca (tỉ lệ cũng hơn 100%) Và 09 tháng đầu năm 2005, SàiGòn ghi nhận được 74.264 ca phá thai, kể cả 554 ca của phụ nữ dưới 18tuổi Số ca nạo phá thai ở những trung tâm y tế tư nhân không thống kêđược:

 Tại TTYT Q.6, con số thanh thiếu niên đến nạo phá thai (NPT) thậtđáng sợ Trong sáu tháng đầu năm 2005, tại đây tiếp nhận 2.200 ca NPT.Trong khi đó chỉ có 228 sản phụ đến đây sinh em bé Như vậy, số ca NPTcao gấp mười lần số trẻ được sinh ra tại đây!

 Tại TTYT Q.7, năm 2004 tổng số ca đến NPT tại quận là 1.094 ca,sáu tháng đầu năm 2005 có 494 ca, trong đó 72 ca ở độ tuổi 19-21.

 Tại TTYT Q Phú Nhuận, năm 2003 số ca đến NPT là 647, năm 2004tăng gần gấp đôi, chiếm tỉ lệ hơn 45% tổng số sinh Một nghiên cứu của BSLan Hương trên 100 phụ nữ đến NPT trong tháng tư và 10 ngày đầu tháng5-2005 cho thấy có 26 trường hợp NPT là phụ nữ trẻ từ 18-25 tuổi (có haica là HS-SV).

 Tại TTYT Q.Tân Bình, sáu tháng đầu năm 2005 đã có 2.854 ca đếnbỏ thai, trong đó có 171 em dưới 20 tuổi.

Theo thống kê cho thấy tình trạng nạo phá thai ở phụ nữ ngày càng trẻ hóa.Nạo phá thai không những ảnh hưởng sinh sức khỏe sinh sản sau này Mànó còn là hồi chuông cảnh tỉnh về việc đạo đức xuống dốc Chính vì thiếuhiểu biết về việc tránh thai, lối sống thác loạn, quan hệ bừa bãi Họ sẵn sangbỏ đi một sinh linh vừa hình thành, đó là một việc làm phi nhân tính giốngnhư vừa giết một mạng người Có người không chỉ phá thai một lần mà cònrất nhiều lần nữa.

Bạo lực học đường

Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XHNV(ĐHQG HN) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận ĐốngĐa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo

Trang 12

ngại Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ởtrường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau Mức độ bạo lựctrong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3%không thường xuyên.

Việc nữ sinh đánh nhau có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều họcsinh Chính vì vậy, khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữacác học sinh nữ” thì có đến 45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”;30,7% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ có 24% học sinh “không chấpnhận” hành vi bạo lực trong nữ sinh.

Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầuhết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đithiện cảm của mọi người đối với con gái Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng,hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì.

Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gâyra xung đột, như không ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%);đánh vì lí do tình cảm (13,3%) Đáng lo ngại là, có những lý do không thểhình dung được, ví dụ: người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gìcũng đánh (12%) Còn phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lựchọc đường, đó là sự cổ vũ của bạn bè, trong đó có các nam sinh.

Về thái độ của những người xung quanh, gần như trong các clip đềuthể hiện thái độ bàng quan, vô cảm của những bạn trẻ đứng xung quanh, gầnnhư những người chung quanh chỉ hò reo, cổ vũ, thậm chí chăm chú quayvideo mà không hề có sự can thiệp, ngăn cản hoặc tìm cách cứu giúp nạnnhân Thái độ này nếu không được quan tâm kịp thời sẽ dần hình thànhtrong các tâm lý của lứa tuổi các em thói quen thờ ơ trước cái xấu, thậm chícòn vô tình đồng lõa trước cái xấu đang diễn ra quanh mình.

Trang 13

2.2 Nguyên nhân

2.2.1 Nguyên nhân từ bản thân

Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa sự giao thoa văn hóa là một yếutố hàng đầu Toàn cầu hóa đang đưa lối sống phương Tây vào nước ta Lốisống ấy, một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín,cam chịu, phụ thuộc, ỉ lại vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởimở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại.

Tuy nhiên, cũng chính việc tiếp thu lối sống đó một cách thiếu địnhhướng (tiếp thu cả mặt tiêu cực của nó, tiếp thu không chọn lọc) mà dẫn đếnviệc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc Các công nghệ thông

tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái vật chất, giá trịđạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, cá nhân, vị

kỷ, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống truỵ lạc, thác loạn, ưa dùng bạolực

Một số nam nữ thanh niên ở các thành phố lớn muốn có tự do cá nhâncao, không muốn lập gia đình sớm hoặc chủ trương sống độc thân suốt đời,nhưng lại có quan niệm khá thoải mái trong quan hệ nam nữ Ngoài ra, sựcởi mở thậm chí đi tới thoải mái về giới tính dẫn tới một số các cô gái trẻchủ động rao bán trinh tiết của mình Có thể biết và có thể không nhưng họđang bị lợi dụng bởi những kẻ trục lợi bẩn thỉu Và tình trạng sống thử tronggiới trẻ hiện nay cũng đang rất phổ biến Thiệt thòi thường nghiêng về pháinữ nhưng họ vẫn sống mà không nghĩ tới những hệ lụy sau này Chínhnhững điều đó làm băng họai những nguyên tắc luân lý sơ đẳng, tạo nên lốisống xa lạ với truyền thống phương Đông và dân tộc Một trong nhữngnguyên nhân chủ yếu đó chính là do thanh niên không biết kiềm chế bảnthân trước những cám dỗ hiện nay, do được nuông chiều dễ dẫn đến hưhỏng, đua đòi, lãng phí, sống tự do phóng túng.

Trang 14

Có lẽ, chưa bao giờ đạo đức của giới trẻ lại trở thành vấn đề nóng bỏng, nhức nhối như hiện nay:

Buông thả bản thân:

Lối sống buông thả bản thân trong giới trẻ có những cấp độ biểu hiệnkhác nhau Ở cấp độ 1, thanh niên sẽ rơi vào tình trạng buồn chán, thấtvọng, không muốn hoặc không thể làm việc, học tập và sinh hoạt như bìnhthường Ở cấp độ 2, thanh niên sẽ bị cuốn vào lối sống với những hành vithác loạn, có thể trở thành nạn nhân của một hoặc nhiều tệ nạn xã hội cùnglúc, như nghiện net, nghiện ma túy, bạo hành, sinh hoạt tình dục bừa bãihoặc mại dâm vv… ở cấp độ 3, cấp độ cao nhất, thanh niên sẽ bị rơi vào bếtắc, tuyệt vọng, dễ dẫn đến tự tử, tự tử tập thể hoặc giết người, giết ngườihàng loạt vv…

Hời hợt, a dua:

Sống hời hợt, a dua theo các trào lưu “thời thượng” là xu hướng đangcó chiều hướng gia tăng nhanh trong quá trình đất nước hội nhập quốc tếvới rất nhiều hình thức và cấp độ biểu hiện khác nhau Một loạt những biểuhiện của lối sống này như: cách phục trang lố lăng, hở hang phản cảm; ở thịhiếu âm nhạc với việc tôn sùng “dòng nhạc thị trường” với những ca khúccó ca từ vô nghĩa, lai căng, thậm chí tục tĩu; ở cách sử dụng ngôn ngữ vớidày đặc tiếng lóng, lời tục hoặc những ký hiệu đặc biệt mang tính “thế hệ”của một số nhóm thanh niên; ở trong cách lạm dụng internet và các phươngtiện truyền thông công nghệ cao, như vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại diđộng, nghiện game online, đánh mất mình trong “thế giới ảo”, “khoe hàng”,rao bán thân mình trên mạng; và đặc biệt là trong cách yêu và quan hệ tìnhdục như sống thử, quan hệ tình dục tập thể, trao đổi bạn tình vv

Hành xử hung bạo và bất chấp pháp luật:

Những năm gần đây: hàng chục vụ nữ sinh đánh nhau, ghi hình rồitung lên mạng, hàng trăm vụ thanh niên gây trọng án chỉ vì xuất phát từ

Ngày đăng: 13/07/2024, 08:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w