1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận đề tài nghiên cứu ảnh hưởng môi trường vĩ mô tới doanh nghiệp và lấy ví dụ tại công ty tnhh thép tân hoàng giang

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 7 LỜI MỞ ĐẦUTrong bối cảnh tồn cầu hóa và sự biến đổi khơng ngừng của thị trường, môi trường vĩ mô đã trở thành yếu tố không thể phủ nhận trong việc định hình và ảnh hưởng đến hoạt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu ảnh hưởng Môi trường vĩ mô tới

Doanh nghiệp và lấy ví dụ tại công ty TNHH Thép Tân Hoàng Giang

Bộ môn : Quản trị học Lớp học phần :232_BMGM0111_10Giảng viên hướng dẫn : Dương Thị Thúy NươngNhóm thực hiện : Nhóm 1

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA MARKETING

Lớp học phần: 232_BMGM0111_10

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦNGHĨA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓMLần 1

I Thời gian, địa điểm cuộc họp:

- Thời gian: 22h ngày 25 /3/2024

- Hình thức: online II Thành phần tham dự:

Các thành viên nhóm 1 môn Quản trị học bao gồm:1 Nguyễn Hoài Anh

2 Trần Nguyễn Hồng Anh3 Bùi Nguyễn Quý An4 Nguyễn Ngọc Anh5 Lê Đức Anh6 Vũ Thụy An7 Nguyễn Tuấn Anh8 Đinh Tuấn Anh9 Lăng Quỳnh Anh10 Hồ Vân Anh

III Mục đích cuộc họp:

 Chốt lại nội dung bài của nhóm

IV Nội dung cuộc họp:

- Tất cả thành viên trong nhóm đều phải hoàn thành nhiệm vụ của bài thảo luận vàcó trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau.

- Nhóm trưởng và các thành viên nhận xét bài của từng thành viên

Trang 3

- Các thành viên sửa lại bài theo yêu cầu của nhóm trưởng

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2023

Nhóm trưởng

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA MARKETINGLớp học phần: 232_BMGM0111_10

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓMLần 2I Thời gian, địa điểm cuộc họp:

- Thời gian: 21h15 ngày 3/4/2024

- Hình thức: online II Thành phần tham dự:

Các thành viên nhóm 1 môn Quản trị học bao gồm:1 Nguyễn Hoài Anh

2 Trần Nguyễn Hồng Anh3 Bùi Nguyễn Quý An4 Nguyễn Ngọc Anh5 Lê Đức Anh6 Vũ Thụy An7 Nguyễn Tuấn Anh8 Đinh Tuấn Anh9 Lăng Quỳnh Anh10 Hồ Vân Anh

Trang 4

III Mục đích cuộc họp:

 Chốt lại nội dung bài của nhóm

IV Nội dung cuộc họp:

- Chỉnh sửa hoàn thiện bài

Hà Nội, ngày 3 tháng 4 năm 2023

Nhóm trưởng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNGA CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

1.Môi trường kinh tế 5

2.Môi trường chính trị pháp luật 6

3.Môi trường tự nhiên 8

4.Môi trường công nghệ 9

5.Môi trường Văn hóa – Xã hội 10

B THỰC TRẠNG CÔNG TY TNHH THÉP TÂN HOÀNG GIANG 11

1.Giới thiệu chung về công ty 11

1.1.Giới thiệu chung về công ty 11

1.2.Tầm nhìn và sứ mạng 12

1.3.Nhân lực 13

1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh 13

1.5.Cơ cấu bộ máy tổ chức 14

2.Tình huống thực tế 14

2.1.Phân tích tình huống 15

2.2.Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô 16

3.Giải pháp cho công ty 17

3.1 Ưu điểm và hạn chế 17

3.2 Giải pháp 18

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương mại đãtạo điều kiện để sinh viên chúng em có một môi trường học tập thoải mái về cơ sởhạ tầng cũng như cơ sở vật chất.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Dương Thị Thúy Nương đã hướng dẫn tậntình để chúng em hoàn thành bài thảo luận này Hi vọng thông qua những nỗ lựctìm hiểu của tất cả các thành viên nhóm 1 sẽ giúp các bạn hiểu thêm về những ảnhhưởng của môi trường vi mô đến công ty TNHH Thép Tân Hoàng Giang.

Với những giới hạn về kiến thức và thời gian, trong quá trình tìm hiểu nhóm khôngtránh khỏi những thiếu sót, mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để nhóm chúngem có thể hoàn thiện được những kiến thức của mình.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự biến đổi không ngừng của thị trường, môi trường vĩ mô đã trở thành yếu tố không thể phủ nhận trong việc định hình và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp Môi trường này bao gồm một loạt các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát, bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghệ, và môi trường tự nhiên Đây không chỉ là một thách thức mà còn là một cơ hội cho các doanh nghiệp để phát triển và thích ứng Để đối mặt hiệu quả với môi trường vĩ mô, việc hiểu rõ và đánh giá chính xác các yếu tố này là vô cùng quan trọng Đặc biệt, việc áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm thu được từ việc nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đối với một doanh nghiệp cụ thể sẽ cung cấp một cơ sở vững chắc cho việc ra quyết định chiến lược và hoạch định kế hoạch phát triển.

Với mục tiêu này, thảo luận sẽ tập trung vào việc phân tích sâu sắc về cách mà môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đặc biệt -Công ty TNHH Thép Tân Hoàng Giang Nhóm tin rằng việc chọn một doanh nghiệp cụ thể như vậy sẽ mang lại những thông tin chính xác và cụ thể, từ đó giúp nắm bắt được bức tranh tổng thể và đưa ra những phân tích sâu sắc Qua việc tập trung nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng, nhóm cũng hy vọng đề tài này sẽ không chỉ đóng góp vào việc nâng cao hiểu biết và kiến thức của cộng đồng kinh doanh vềmối quan hệ phức tạp giữa môi trường vĩ mô và doanh nghiệp mà còn đề xuất những giải pháp cụ thể và thực tiễn nhằm tối ưu hóa cơ hội và đối phó với những thách thức mà môi trường vĩ mô đặt ra.

Trang 8

A, CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Môi trường về kinh tế

- Các yếu tố về môi trường kinh tế bao gồm : GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất, công ăn việc làm và thu nhập, thuế

+ GDP : GDP tăng => tăng thu nhập của dân cư, tăng đầu tư, chi tiêu công => tăng nhu cầu hàng hóa dịch vụ => tăng quy mô thị trường hàng hóa dịch vụ,

=> Đây là những thông tin quan trọng cho hoạt động quản trị.+ Lạm phát : có 2 vấn đề :

 Tăng các chi phí yếu tố đầu vào => Giá cả sản phẩm tăng => Các mặt hàng sản xuất ra khó tiêu thụ.

 Thu nhập thực tế người dân giảm => Nhu cầu và sức mua giảm.

+ Tỷ giá hối đoái và lãi suất: ảnh hưởng đến chi phí và giá thành hàng hóa dịch vụ Sự thay đổi tỷ giá ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm thông qua nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị và sử dụng dịch vụ.

Yếu tố lãi suất tiền vay có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí giá thành ảnh hưởng trựctiếp đến đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.

=> Trong hoạch định thực thi chiến lược và chính sách quản trị kinh doanh, quản trị tài chính cần phải chú ý đến các yếu tố này.

+ Thuế : thuế suất tăng dẫn đến chi phí tăng, làm tăng giá thành, gây khó khăn cho doanh nghiệp Việc hạ thấp thuế suất sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

+ Công ăn việc làm và thu nhập: có tác động mạnh đến việc mở rộng hay hạn chế được thuê mướn lao động, tác động đến chi phí và giá thành sản phẩm Chính sách tiền lương tối thiểu về việc thay đổi hệ thống tiền lương có thể sẽ gây áp lực hoặc tạo thuận lợi cho nhà quản trị, đòi hỏi phải có biện pháp có hiệu quả hơn sử dụng nguồn nhân lực

Trang 9

1.2 Môi trường chính trị - pháp luật

- Môi trường chính trị - pháp luật bao gồm các yếu tố như: hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị, các cơ quan nhà nước và các nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức,… Các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách luôn là có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữachính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện qua đấu trường quốc tế

- Để đưa ra những quyết định hợp lí trong quản trị, doanh nghiệp cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.

- Trong xu thế toàn cầu hoá, các doanh nghiệp đã có nhiều cơ hội để phát triển songcũng gặp không ít khó khăn Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải đối mặt với những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình Một trong những yếu tố nan giải nhất là pháp luật Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu về các chính sách, luật lệ

- Môi trường chính trị - luật pháp ảnh hưởng trực tiếp tới cách các doanh nghiệp giao tiếp với chỉnh phủ và cách chính phủ các nước tác động tới doanh nghiệp Khi các quy định pháp luật thay đổi và những biến chuyển của môi trường chính trị sẽ làm thay đổi bản chất của cạnh tranh và cách các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh với nhau Ví dụ, sự thay đổi của các chính phủ nhằm thúc đẩy tư nhân hóa sản xuất trong các ngành công nghiệp sẽ khiến cho hoạt động tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước để chuyển sang mô hình doanh nghiệp mới diễn ra mạnh mẽ hơn, từ đó làm thay đổi chiến lược của các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp trong việc chia sẻ các nguồn lực sản xuất.

- Chính phủ thường đưa ra các chính sách và quy định nhằm hỗ trợ và kiểm soát Các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các chính sách này để điều chỉnh chiến lược sảnxuất và phân phối của mình.

Trang 10

- Chính phủ thường áp đặt các quy định về bảo vệ môi trường Các công ty cần tuân thủ các quy định này và đảm bảo hoạt động của họ không gây hại đến môi trường.

- Chính sách thuế và tài chính có thể ảnh hưởng đến cả nguồn vốn và lợi nhuận của các công ty Việc hiểu và áp dụng các chính sách này một cách hiệu quả có thể giúpcác công ty tối ưu hóa cơ hội và giảm thiểu rủi ro.

- Chính sách lao động và các quy định về lao động có thể ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và chi phí lao động của các công ty Việc duy trì một môi trường làm việc tích cực và tuân thủ các quy định lao động có thể giúp tăng cường hiệu suất và giảm chi phí.

- Các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về cạnh tranh để đảm bảo sự công bằng trong thị trường và tránh bị phạt hoặc hành động pháp lý từ các cơ quan quản lý.

- Một số giải pháp của doanh nghiệp:

Tuân thủ pháp luật và quy định: Đây là bước quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệpcần thực hiện Việc tuân thủ các quy định pháp luật và quy định môi trường không chỉ giúp tránh phạt và rủi ro pháp lý mà còn tạo dựng niềm tin từ phía cơ quan quảnlý, cũng như từ khách hàng và cộng đồng.

Đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến: Việc sử dụng công nghệ hiện đại và quy trình sản xuất hiệu quả không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất và giảm chi phí mà còn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

Xây dựng mối quan hệ với cơ quan chính trị và cộng đồng địa phương: Việc hợp tác chặt chẽ với cơ quan chính trị và cộng đồng địa phương không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy định và chính sách mới mà còn tạo dựng một môi trường hợp tác tích cực.

Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Để đối phó với các thách thức mới và thay đổitrong môi trường chính trị và pháp luật, việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để

Trang 11

tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có thể giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng và tăng cường sức cạnh tranh.

Tham gia hoạt động chính trị và cộng đồng: Việc tham gia các hoạt động chính trị và xã hội có thể giúp doanh nghiệp có giọng nói trong việc định hình các chính sách và quy định mới, đồng thời tạo ra một hình ảnh tích cực trong cộng đồng địa phương và toàn cầu.

1.3 Môi trường tự nhiên

- Yếu tố tự nhiên bao gồm khí hậu, thủy văn, địa lý, địa hình, các nguồn tài liệu thiên nhiên… Đây là nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp Về cơ bản, những thay đổi bất ngờ của môi trường tự nhiên, chẳng hạn nhưsự thay đổi đột ngột của thời tiết, khí hậu, hoặc thiên tai có thể tác động đáng kể đến hoạt động và chiến dịch của doanh nghiệp.

+ Khí hậu: Khí hậu có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp, nhất là với những ngành có đặc thù về nông nghiệp Ví dụ như khí hậu Việt Nam là Nhiệt đới gió mùa thích hợp trồng cafe thì các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ hạt cafe như là bột cafe hay bã cà phê sẽ có nguồn nhiên liệu dồi dào

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh cũng có thể làm tăng chi phí vận chuyển hoặc làm tăng chi phí sản xuất với một số sản phẩm đặc thù của doanh nghiệp.

- Việc khai thác, sử dụng các yếu tố tự nhiên thiếu khoa học, hợp lý cũng dẫn đến tàn phá môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến con người Ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các thành phố lớn, nước, không khí và đất đai đang bị ô nhiễm ở mức báo động Công nghiệp hóa gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu Sự gia tăng dân số, cách sinh hoạt và xử lý rác thải của con người đã khiến lượng rác thải ra môi trường ngày càng nhiều và không có dấu hiệu dừng lại Biến đổi khí hậu gây ra bởi sự thay đổi của môi trường tự nhiên có thể gây ra các hiện tượng thiên tai, như hạn hán, lũ lụt, cơn bão, và nhiều hơn nữa Điều này có thể ảnh hưởng đến các nguồn lực như nước, năng lượng, và vật liệu đầu vào của doanh nghiệp Do đó kinh doanhvà quản lý cần phải có kế hoạch khoa học, hợp lý để khai thác và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường là cái nôi mà con người đang sống Doanh nghiệp cần phải thể hiện trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp trong vấn đề này.

1.4 Môi trường công nghệ

Trang 12

 Sự tiến bộ khoa học công nghệ: Tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ không chỉ là một hiện tượng cục bộ mà còn là một xu hướng toàn cầu Các quốc gia và tổ chức đang đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển để thúc đẩy sự tiến bộ này Điều này thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra các cơ hội mới cho các doanh nghiệp Đồng thời, nó cũng tạo ra áp lực cạnh tranh mạnhmẽ, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp đòi hỏi sự sáng tạo và tính độtphá Điển hình có thể kể đến cuộc cạnh tranh giữa các công ty công nghệ hàng đầu như Apple, Google và Samsung trong việc phát triển các sản phẩm công nghệ mới như điện thoại thông minh.

 Các ứng dụng, công nghệ mới: Các công nghệ mới và cải tiến liên tục đang được giới thiệu, từ máy móc tự động hóa đến vật liệu cung cấp hiệu suất và tính linh hoạt cao hơn cho sản xuất Bên cạnh đó, chúng ngày càng được sử dụng để tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như cải thiện các tính năng và công dụng của sản phẩm Các công nghệ mới đang xuất hiện và phát triển nhanh chóng, và do đó, chu kỳ đổi mới công nghệ ngày càng ngắn hơn Điều này đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp để duy trì sự cập nhật với công nghệ mới nhất và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu thị trường.

 Ảnh hưởng tới chất lượng và giá sản phẩm: Sự tiến bộ trong công nghệ thường đi đôi với việc cải thiện chất lượng sản phẩm Công nghệ mới giúp tăng cường quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng và sử dụng các vật liệu và thành phần mới có hiệu suất cao hơn Điều này dẫn đến sản phẩm có chất lượng tốt hơn, ít lỗi và đáng tin cậy hơn Sự tiến bộ trong công nghệ cũng góp phần giảm chi phí sản xuất thông qua tăng cường hiệu suất và sử dụng vật liệu rẻ hơn hoặc hiệu quả hơn Tuy nhiên, đồng thời, việc áp dụng công nghệ mới đòi hỏi đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển, cũng như đào tạo nhân viên Do đó, giá bán của sản phẩm có thể được điều chỉnh để phản ánh các yếu tố này Trong một số trường hợp, sự tiến bộ công nghệ cho phép doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm mới với tính năng và hiệu suất cao hơn, vàdo đó có thể bán với giá cao hơn

 Nhu cầu sản phẩm: Dưới sự tiến bộ của công nghệ, sản phẩm mới thường ra đời với những tính năng vượt trội và hiệu suất cải thiện, tạo ra sự hấp dẫn mạnh mẽ đối với người tiêu dùng Điều này không chỉ làm tăng giá trị của

Trang 13

sản phẩm mà còn kích thích nhu cầu mua từ phía khách hàng Hơn nữa, sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ cũng mở ra cánh cửa cho sự đổi mới trong thị trường Những sản phẩm mới xuất hiện ngày càng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu mới từ người tiêu dùng mà trước đây chưa được đáp ứng Điều này thúc đẩy sự phát triển và đa dạng hóa của thị trường, tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động và thú vị.

 Tesla là một ví dụ điển hình về việc sử dụng công nghệ mới (xe điện) để thayđổi cả ngành công nghiệp ô tô Công nghệ xe điện không chỉ cung cấp lợi íchvề môi trường mà còn mang lại trải nghiệm lái xe mới và tính năng tự lái tiêntiến Điều này đã ảnh hưởng đến cả chất lượng và giá bán của sản phẩm Tesla, đồng thời tạo ra một cơn sốt mua hàng từ phía người tiêu dùng do sự hấp dẫn của công nghệ mới và tác động tích cực đến môi trường.

1.5 Môi trường văn hoá-xã hội: a Văn hóa

 Văn hóa là một phạm trù phức tạp với nhiều định nghĩa khác nhau Ở đây, chúng ta xem văn hóa như một hiện tượng tồn tại khách quan trong xã hội loài người

 Văn hóa quản trị nói chung và phong cách cùng phương pháp quản trị ở mỗi doanh nghiệp nói riêng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những nền văn hóa mà những nhà quản trị của họ thuộc về các nền văn hóa đó

=> Văn hóa là một trong những yếu tố chủ yếu tác động, chi phối hành vi ứng xử của người tiêu dùng, chi phối hành vi mua hàng của khách hàng VD: trong nền văn hóa của người Việt Nam chúng ta thấy có nhánh văn hóa

của người dân tộc thiểu số, nhánh văn hóa của người miền Nam, nhánh văn hóa của người miền Trung và nhánh văn hóa của người miền Bắc.v.v. Sự hiện diện của các nhánh văn hóa cũng có những ảnh hưởng khá sâu sắc

tới các hoạt động về quản trị trên cả ba phương diện nhà quản trị, đối tượng quản trị và môi trường quản trị

b Dân số

 Dân số và mức gia tăng dân số ở mỗi thị trường, sự dịch chuyển dân số từ vùng này sang vùng khác luôn luôn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi hoạt động về quản trị sản xuất và quản trị kinh doanh ởmỗi doanh nghiệp

Ngày đăng: 12/07/2024, 23:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN