Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế phát triển hiện nay, Marketing đã trở thành hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, marketing có vai trò quyết đ
Trang 1B Ộ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Trang 2B Ộ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
SV6: Dương Thị Phương Nghi - 2040210214 SV7: Lê Hoàng Phương Uyên - 2040210025 Khóa: 2021 - 2025
Lớp: Marketing Căn Bản-Thứ 5(4-6)-B504
TP H ồ Chí Minh, tháng 3 năm 2022
Trang 3L ỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận “Phân tích chính sách về sản phẩm của Công ty Samsung” hoàn toàn do nhóm 2 nghiên cứu và thực hiện Chúng em đã kiểm tra
dữ liệu theo quy định hiện hành Kết quả bài làm của đề tài trung thực và không sao chép
từ bất kỳ bài tập của nhóm khác hay các bài tiểu luận khác Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Nếu không đúng sự thật, nhóm chúng em xin chịu mọi trách nhiệm
TP.HCM, ngày 20 tháng 3 năm 2022
Các sinh viên ký và ghi rõ h ọ tên
Trang 4
L ỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh nói chung và các thầy, cô trong khoa Quản trị kinh doanh nói riêng, những người đã tận tình hướng dẫn, kiểm tra và chỉ bảo phương pháp học tập, nghiên cứu, các kỹ năng cần thiết giúp em hoàn thành bài tiểu luận này
Bộ môn Marketing căn bản là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích Chúng em
đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong thời gian qua để hoàn thành bài tiểu luận Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học này của chúng em vẫn còn nhiều hạn chế Do đó, bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Kính mong thầy xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2022
Sinh viên th ực hiện
Trang 5NH ẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
H ọ và tên sinh viên: (1) Phạm Thảo Vy MSSV: 2040213642
(2) Nguy ễn Thị Thu Nga MSSV: 2040210503
(3) Phan Thuý Di ệu MSSV: 2040213517
(4) Nguyễn Ngô Thuỳ Linh MSSV: 2040213564
(5) Vũ Thị Hương MSSV: 2040213548 (6) Dương Thị Phương Nghi MSSV: 2040210214 (7) Lê Hoàng Phương Uyên MSSV: 2040210025
Khóa: 2021 - 2025
TP HCM, ngày 20 tháng 3 năm 2022
(Ký và ghi rõ h ọ tên)
Trang 6DANH M ỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Giai đoạn đầu: 1969 – 1979 12
Bảng 2.2 Giai đoạn 2: 1980 – 1989 14
Bảng 2.3 Giai đoạn 3: 1990 - 1999 17
Bảng 2.4 Giai đoạn 4: 2000 - 2015 18
Bảng 2.5 Giai đoạn cuối: 2016 – đến nay 19
Bảng 2.6 28
DANH M ỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Nhà máy Cheil Jedang 11
Hình 2.2 13
Hình 2.3 Các cột mốc quan trọng 15
Hình 2.4 Đồng hồ đeo tay điện thoại SPH-WP10 20
Hình 2.5 SAMSUNG SPH-M100 21
Hình 2.6 Điện thoại bàn phím trượt Gravity 21
Hình 2.7 SAMSUNG Pixon 12 22
Hình 2.9 Galaxy S6 Edge 23
Hình 2.10 Galaxy S7/S7Edge 24
Hình 2.11 Công nghệ Al tích hợp trên robot 25
Hình 2.13 26
Hình 2.14 29
Hình 2.15 30
Trang 7Hình 2.16 31
Hình 2.17 32
Hình 2.18 Galaxy Z Flip3 5G 35
Hình 2.19 Galaxy S21 35
Hình 2.20 Galaxy A52 và Galaxy A72 36
Hình 2.21 Galaxy Book 36
Hình 2.22 Galaxy Z Fold3, Flip3 37
Hình 2.23 Galaxy Watch 4 37
Trang 8M ỤC LỤC
M Ở ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 3
1.1 Khái niệm về chính sách sản phẩm 3
1.1.1 Sản phẩm theo quan điểm marketing 3
1.1.2 Vai trò của chính sách sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp 3
1.2 Nội dung chính sách sản phẩm 4
1.2.1 Chính sách nhãn hiệu sản phẩm 4
1.2.2 Chính sách về bao bì sản phẩm 5
1.2.3 Chính sách về dịch vụ khách hàng 5
1.2.4 Chính sách về danh mục, chủng loại và chất lượng sản phẩm 6
1.2.5 Chính sách về thiết kế và marketing sản phẩm mới 7
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG 10
2.1 Tổng quan về công ty điện tử Samsung 10
2.1.1 Công ty điện tử Samsung 10
2.1.1.1 Tổng quan 10
2.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty Samsung 11
2.1.1.3 Thành tựu đạt được 19
2.1.2 Thị trường 26
2.2 Thực trạng về chính sách sản phẩm của Samsung 27
2.2.1 Chính sách nhãn hiệu sản phẩm 27
Trang 92.2.2 Chính sách bao gói sản phẩm 29
2.2.3 Chính sách về dịch vụ khách hàng 31
2.2.3.1 Dịch vụ chăm sóc 31
2 2.3.2 Đánh giá 32
2.2.4 Chính sách về danh mục, chủng loại sản phẩm 35
2.2.4.1 Chính sách mở rộng hoặc thu hẹp bề rộng của danh mục sản phẩm 35
2.2.4.2 Quyết định tăng hoặc giảm chiều sâu của chủng loại sản phẩm 35
2.2.4.3 Quyết định về chiến lược phát triển chủng loại sản phẩm 35
2.2.5 Chính sách về thiết kế và marketing sản phẩm mới 35
2.2.5.1 Chính sách về thiết kế sản phẩm mới 35
2.2.5.2 Chính sách marketing sản phẩm mới 38
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI SẢN PH ẨM CỦA SAMSUNG 40
3.1 Giải pháp 40
3.1.1 Giá cả 40
3.1.2 Ứng dụng công nghệ tạo ra và tăng thêm tiện ích cho sản phẩm 41
3.1.3 Chương trình khuyến mãi 41
3.1.4 Chương trình truyền thông tổng hợp 41
3.1.5 Hoàn thiện về chiến lược marketing 42
3.2 Đề xuất - kiến nghị 42
3.2.1 Về cấu trúc kênh phân phối 42
3.2.2 Hoàn thiện việc sử dụng Marketing- Mix trong quản lý kênh 42
Trang 10K ẾT LUẬN 42 TÀI LI ỆU THAM KHẢO 44
Trang 11M Ở ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế phát triển hiện nay, Marketing đã trở thành hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, marketing có vai trò quyết định và điều phối sự kết hợp giữa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối với thị trường, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thông tin về nhu cầu và ước muốn của khách hàng trên thị trường làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động và giữa chúng có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau Trong đó không thể không kể đến hoạt động về “Chính sách sản phẩm” Marketing luôn coi hoạt động về chính sách sản phẩm là cơ sở, nền tảng chi phối mọi chương trình marketing được áp dụng ở thị trường mục tiêu Vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp, chính sách sản phẩm có tầm quan trọng rất lớn Công ty điện tử Samsung Samsung Electronics) là một trong số những công ty điện tử hàng đầu thế giới với hệ thống danh mục và chủng loại sản phẩm bao phủ toàn bộ thị trường Nhờ những nỗ lực của mình, Samsung đã nằm trong 20 thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới Với slogan kinh điển “Imagine” (Hãy tưởng tượng!), từ thời điểm bắt đầu cho đến nay, công ty Samsung đã đạt được vô số những thành tựu lớn, mang tên tuổi của Samsung trở thành thương hiệu trên thị trường công nghệ điện tử trên thế giới Mỗi một sản phẩm công ty tung ra thị trường đều được người tiêu dùng hết sức tín nhiệm và lựa chọn, không chỉ bởi chất lượng sản phẩm đáng tin cậy mà hơn hết là do công ty đã và đang thực hiện rất tốt những hoạt động về chính sách sản phẩm, thỏa mãn mọi mặt trong nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng
Để có thể hiểu thêm và học hỏi sự thành công của tập đoàn Samsung nói chung hay Công ty điện tử Samsung nói riêng, nhóm chúng em đã thống nhất chọn Samsung
là đối tượng nghiên cứu cho đề tài của mình với nội dung “Phân tích chính sách về sản phẩm của công ty Samsung”
2 Mục tiêu của đề tài
Trang 12Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động về chính sách sản phẩm của công ty Samsung Nhóm chúng em sẽ đưa ra cơ sở lý luận chung về chính sách sản phẩm của Samsung sau đó tìm hiểu và sẽ đưa ra những ưu điểm và một vài hạn chế về chính sách sản phẩm của công ty trong những năm qua
Đồng thời bằng hiểu biết và quan điểm về thị trường và chính sách sản phẩm của doanh nghiệp nói chung, chúng em cũng xin đề xuất một số biện pháp, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty về chính sách sản phẩm
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu chính sách về sản phẩm của công ty Samsung
Vì đây là một bài tiểu luận nên có sự giới hạn trong sự nghiên cứu, đề tài chỉ tiếp cận và phân tích chính sách về sản phẩm của công ty Samsung trong một khoảng thời gian nhất định đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở định hướng nghiên cứu chính sách về sản phẩm của công ty Samsung được kết hợp với phương pháp phân tích tài liệu từ các nghiên cứu của các chuyên gia, các bài báo được đăng trên các tờ báo chính thống
Ngoài ra, đề tài còn dựa trên các phương pháp khác như: Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp
5 Ý nghĩa của đề tài
▪ Giúp sinh viên cũng cố lại các kiến thức đã được học, tìm hiểu
▪ Tìm hiểu và học hỏi được cách ứng dụng những chính sách sản phẩm vô cùng hay và đặc sắc của công ty Samsung vào kinh doanh rồi từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm cho bản thân cũng như thấy được những thất bại và rút kinh nghiệm từ
nó để giúp ích cho con đường phát triển sự nghiệp sau này
6 Kết cấu đề tài
Bài nghiên cứu được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM
Trang 13N ỘI DUNG CÁC CHƯƠNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM
1.1 Khái niệm về chính sách sản phẩm
1.1.1 Sản phẩm theo quan điểm marketing
Theo quan điểm truyền thống, mọi người thường định nghĩa sản phẩm là một mặt hàng được đem ra để bày bán, để trao đổi trên thị trường và thường là những cái
gì đó hữu hình như bàn chải đánh răng, đôi dép, bó rau, …Tuy nhiên, với Philip Kotler – “cha đẻ” của ngành marketing hiện đại lại có định nghĩa khác về sản phẩm (product) “A product is anything that can be offered to a market for attention, acquisition, use or consumption It includes physical objects, services, personalities, place organizations and ideas” Khi dịch ra, ta có định nghĩa như sau: sản phẩm, hàng hóa là bất cứ thứ gì có thể cung cấp cho thị trường để thu hút sự chú ý, mua lại, sử dụng hoặc tiêu thụ, nó bao gồm vật chất, dịch vụ, tính cách, địa điểm, tổ chức và ý tưởng Theo quan điểm này, hàng hóa không chỉ là vật phẩm hữu hình mà còn bao hàm những vật thể phi vật chất, mà thường gặp đó là các dịch vụ do các ngành kinh tế quốc dân tạo ra; đồng thời, đó thể là sự kết hợp của hai hình thức vô hình và hữu hình Lấy ví dụ, khi bạn mua một chiếc túi LV, theo quan điểm thông thường, sản phẩm là chiếc túi mà bạn mua được, nhưng trên lập trường về sản phẩm của marketing, hàng hóa mà bạn mua là chiếc túi, là sự phục vụ của nhân viên bán hàng,
và là cả thương hiệu của sản phẩm, …
1.1.2 Vai trò của chính sách sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp
Sản phẩm là thành tố đầu tiên và quan trọng nhất của một chiến lược marketing, là trung tâm của một chiến lược vì thuộc tính sản phẩm sẽ làm hài lòng khách hàng Các quyết định về sản phẩm chi phối các chính sách khác như về giá cả, phân phối, xúc tiến, … của chiến lược marketing
Giá của một sản phẩm có thể rất rẻ, hoạt động marketing có thể rầm rộ, đưa thông tin sản phẩm đến khắp nơi để kích cầu sản phẩm Nhưng thời gian sẽ là phép
thử tốt nhất vì nếu sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng và dịch vụ mà doanh
Trang 14nghiệp đã cam kết đối với khách hàng, doanh nghiệp sẽ bị đẩy đến bờ vực của sự phá sản Chính vì thế, đảm bảo chất lượng, công dụng sản phẩm, kiểu dáng, bao bì, dịch vụ đi kèm, …là yếu tố quan trọng của khách hàng cũng như doanh nghiệp
hợp của cả hai Đồng thời, nhãn hiệu cũng được xem là phương tiện để xác định quyền sở hữu sản phẩm của doanh nghiệp
Chức năng chính của nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, hàng hóa của một công ty cụ thể, đồng thời để phân biệt nó với các sản phẩm tương tự do các công ty khác cung cấp trên thị trường Một khi khách hàng hài lòng với sản phẩm, thương hiệu sẽ là công cụ để họ dễ dàng ghi nhớ và có khả năng thêm sản phẩm của doanh nghiệp vào giỏ hàng trong tương lai Nhãn hiệu đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu và tiếp thị của công ty bằng cách giúp khách hàng phân biệt công ty và sản phẩm của họ với sản phẩm của các công ty khác trên thị trường Nó giúp xây dựng hình ảnh, từ đó mang hình ảnh sản phẩm công ty đến tâm trí người tiêu dùng Nhờ vào hình ảnh và uy tín của sản phẩm
đã tạo nên niềm tin, và là cơ sở để hình thành và nâng cao lòng tin của khách hàng
Có thể thấy, người tiêu dùng trở thành khách hàng trung thành của một số nhãn hiệu nhất định dựa trên những phẩm chất hoặc đặc điểm mà họ mong muốn nhất định từ
sản phẩm Nhãn hiệu cũng khuyến khích các công ty đầu tư vào việc duy trì, thiết lập
và nâng cao chất lượng để bảo đảm rằng các sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu có danh
Trang 15tiếng tốt Trong khi đa số các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng nhãn hiệu trong việc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình với các doanh nghiệp khác, thì vẫn có các doanh nghiệp vẫn thờ ơ trong việc bảo hộ nhãn hiệu Theo luật nhãn hiệu, việc đăng ký mang lại cho công ty lợi thế độc quyền, từ đó ngăn chặn người khác đưa ra các sản phẩm giống hệt hoặc tương tự ra thị trường, dẫn đến tình trạng nhầm lẫn đáng tiếc cho công ti cũng như cho khách hàng Do đó, nhãn hiệu được sử dụng để phân biệt dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau, giảm chi phí tìm kiếm cho người tiêu dùng Nhãn hiệu còn được dùng để bảo vệ người tiêu dùng, bảo
vệ thành quả đầu tư của chủ doanh nghiệp để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường
1.2.3 Chính sách về dịch vụ khách hàng
Khái niệm: chính sách dịch vụ khách hàng được hiểu là những quy định chương trình của một doanh nghiệp được xây dựng để phục vụ cho công việc chăm sóc khách hàng của mình Những chính sách này sẽ bao gồm những chính sách dịch vụ nhỏ liên quan đến đối tượng người tiêu dùng Đó có thể là chính sách khuyến mãi,
Trang 16chính sách cho khách hàng thân thiết, chính sách tích điểm, chính sách hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, …
Khách hàng là đối tượng được quan tâm hàng đầu trong bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh doanh nào Việc xây dựng những chính sách, sử dụng những phần mềm quản lý khách hàng CRM online đều là cách thức để các doanh nghiệp tập trung vào đối tượng này
1.2.4 Chính sách về danh mục, chủng loại và chất lượng sản phẩm
Danh mục sản phẩm: là tập hợp những nhóm chủng loại sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp Quy mô của một sản phẩm được xác định bởi chiều rộng, chiều dài, chiều sâu:
▪ Chiều rộng: có bao nhiêu dòng sản phẩm trong công ty
▪ Chiều dài: có bao nhiêu chủng loại sản phẩm trong một dòng sản phẩm
▪ Chiều sâu: là số lượng các phương án lựa chọn mặt hàng trong khuôn
khổ của từng chủng loại sản phẩm
Chính sách về chủng loại sản phẩm: là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán cho cùng những nhóm khách hàng
Mỗi chủng loại sản phẩm đòi hỏi một chiến lược marketing riêng
Doanh nghiệp có thể mở rộng hay thu hẹp danh mục sản phẩm của mình đang
có trên thị trường tùy theo mức độ cạnh tranh hay nhu cầu tiêu dùng
Chính sách về chất lượng sản phẩm là một tuyên bố liên quan đến mục đích hoạt động, tầm nhìn, sứ mệnh cũng như định hướng chiến lược phát triển của một tổ chức nhằm mục đích cung cấp khuôn khổ, các yêu cầu và nêu rõ được cam kết về phương pháp, nguyên tắt hoạt động để đạt được cũng như duy trì và cải thiện chất lượng hệ thống
Trang 171.2.5 Chính sách về thiết kế và marketing sản phẩm mới
- Thiết kế sản phẩm mô tả quá trình lên ý tưởng, sáng tạo và thiết kế sản phẩm nhằm giải quyết các vấn đề của khách hàng hoặc giải quyết các nhu cầu cụ thể trong một thị trường nhất định
- Điều quan trọng để có thể thiết kế và phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng là hiểu biết về khách hàng
- Quy trình thiết kế sản phẩm:
• Hiểu về khách hàng
• Xác định các vấn đề
• Lên ý tưởng về giải pháp giải quyết nhu cầu, vấn đề của khách hàng
• Xây dựng một mô hình sản phẩm hay concept sản phẩm
• Kiểm tra sản phẩm trong thị trường
- Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới như trên hoặc có thể bỏ qua hoặc triển khai nhiều lần để đạt được kết quả như mong muốn
- Song song với việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm mới phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp cũng cần tự biết cách tạo ra những lợi thế đặc biệt để dọn đường cho sản phẩm sắp ra mắt của mình
- Lợi thế giá thấp:
Lợi thế giá thấp
Chiến lược rõ ràng nhất và cũng thường được nghĩ đến đầu tiên cho những
sản phẩm mới muốn giành lấy thị phần là thiết lập giá bán thấp hơn so với giá của đối thủ cạnh tranh Nếu sản phẩm của nhãn hàng đối thủ chưa đạt được sự trung
thành của người tiêu dùng, thì một sản phẩm có cùng công dụng nhưng được bán với giá thấp hơn sẽ có ưu thế hơn và có cơ hội giành lấy thị phần ít nhất là trong thời gian đầu
Muốn lập kế hoạch cạnh tranh bằng giá cả, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng đối phó với hành động trả đũa của đối thủ – những người chắc chắn không dễ dàng nhượng bộ doanh số bán hàng bởi vì có một “lính mới tò te” bán giá thấp như bạn Các doanh
Trang 18nghiệp đi trước thường đáp lại bằng cách tăng cường khuyến mãi và giảm giá cho khách hàng vì họ tận dụng lợi thế về vốn và tệp khách hàng lâu năm
Nếu doanh nghiệp của bạn đủ mạnh để tồn tại được trong cuộc chiến giá cả đó, bạn có thể giành được chỗ đứng trên thị trường và buộc các doanh nghiệp đi trước phải chia sẻ thị phần với mình Nhưng trong trường hợp này, khả năng rủi ro là khá cao
Tạo ra hoặc tăng thêm giá trị gia tăng của sản phẩm
Vì tham gia cuộc chiến giá cả là một chiến lược có tính mạo hiểm lớn, nên chúng tôi xin đưa ra một lựa chọn khác có khả năng mang lại thành công lớn hơn và
bền vững hơn, đó là đưa ra các tiện ích khác kèm theo sản phẩm chính
Ngoài ra, doanh nghiệp đến sau có thể không cần tạo thêm giá trị bằng cách bổ sung công dụng mới, mà Marketer chỉ cần tập trung quảng bá các đặc tính sản phẩm
đã có nhưng chưa được đối thủ khai thác nhiều Chẳng hạn, bằng cách so sánh sản phẩm mới với những sản phẩm cũ trên thị trường hoặc hướng sự chú ý của khách hàng tới các ưu thế trong quy trình sản xuất sản phẩm (VD như sản phẩm được sản xuất ngay tại địa phương, công nghệ sản xuất tiên tiến, lao động lành nghề…)
Khai thác các lợi thế của sản phẩm mới với từng nhóm đối tượng phù hợp
Khái niệm khá “cổ điển” về chu kỳ sống của một sản phẩm cho rằng: Các sản phẩm mới thu hút sự chú ý của từng nhóm khách hàng khác nhau, tại từng thời điểm
khác nhau Trong đó, phân ra thành 2 nhóm khách hàng chính: (1) Người mua hàng
đầu tiên (người tiên phong) sẵn lòng thử nghiệm sản phẩm mới trước tiên; (2) Người mua hàng theo số đông (chiếm đa số bộ phận khách hàng)
Nhóm người mua trong giai đoạn đầu thường tìm kiếm những lợi ích mang tính cá nhân hơn, như mùi vị hấp dẫn, hình thức đẹp hoặc đơn giản muốn trải nghiệm cái mới, thỏa mãn sở thích là người tiên phong, dẫn đầu xu hướng Trong khi đó, nhóm khách hàng ở giai đoạn sau thường bị hấp dẫn bởi các tiện ích nổi bật của sản phẩm so với các sản phẩm khác đang có mặt trên thị trường Ví dụ sản phẩm mới có thể giúp
họ tiết kiệm được thời gian hay tiền bạc Đặc điểm của nhóm khách hàng này thường
có xu hướng đa nghi hơn nên bạn tránh đưa quá nhiều thông tin quảng cáo xa vời Hãy
Trang 19tập trung vào sự thuận tiện và lợi ích mà sản phẩm mới đem lại Tuy khó chinh phục nhưng đây mới là nhóm khách hàng mục tiêu để bạn chăm sóc trở thành tệp khách hàng trung thành
Các chiến dịch khuyến mãi…cho không
Chiến lược Marketing cho sản phẩm mới: Đưa ra những chương trình khuy ến mãi khác biệt
Một chiến lược khác cho những sản phẩm mới ra nhập thị trường là đưa ra những chương trình khuyến mãi mà các hãng khác không cung cấp nhằm chiếm được
sự quan tâm và lòng tin của người mua Như trên đã nói, cạnh tranh trực tiếp bằng giá
cả thường chỉ là giải pháp ngắn hạn, vì các đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ trả đũa rất quyết liệt Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể xem xét việc đưa ra các đợt khuyến mãi xoay quanh vấn về “túi tiền”, không trực tiếp hạ giá sản phẩm nhưng vẫn giảm tổng chi phí
VD:
Chương trình thu cũ đổi mới (ta thấy rất nhiều ở các sản phẩm điện tử như điện thoại, tivi, điều hòa, …)
Tặng phiếu giảm giá vào lần mua tiếp theo cho khách hàng (ngành FMCG,
Mỹ phẩm, đồ gia dụng thường áp dụng)
Triển khai chương trình bảo hành cho phép hoàn lại tiền mua hàng, lắp ráp miễn phí tận nhà,
Miễn phí các sản phẩm và dịch vụ kèm theo (Hầu như các ngành đều áp dụng)
Người mua sẽ tính toán và so sánh chi phí trọn gói với các sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh Từ đó cân nhắc hướng đến sản phẩm mới của bạn
Trang 20CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG
2.1 Tổng quan về công ty điện tử Samsung
2.1.1 Công ty điện tử Samsung
2.1.1.1 Tổng quan
Tập đoàn Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có tổng hành dinh đặt tại Samsung Town, Seoul Tập đoàn có nhiều công ty con, hầu hết hoạt động dưới thương hiệu Samsung, là tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc
Được sáng lập bởi Lee Byung-Chul vào năm 1938, Samsung trở thành một đế chế hùng mạnh ở Hàn Quốc trong đó có Samsung Electronics là một trong ba chi nhánh quan trọng nhất của Tập đoàn Samsung, được thành lập năm 1969 tại Daegu – Hàn Quốc Hiện tại, Samsung Electronics được đánh giá là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới, có các chi nhánh hoạt động tại 58 quốc gia và có khoảng 280.000 công nhân
Ngoài ra, còn có những chi nhánh quan trọng và đáng chú ý của Samsung bao gồm:
+ Samsung Heavy Industries
Trang 21Một Công ty hàng đầu về kỹ thuật số, một công dân quốc tế có trách nhiệm, một tập đoàn đa năng, một doanh nghiệp có đạo đức, … Samsung là tất cả và còn hơn thế nữa Tại Tập đoàn Samsung (Samsung group) và Samsung điện tử (Samsung Electronics), các sản phẩm, nguồn nhân lực và phương pháp kinh doanh được xây dựng
và duy trì chuẩn cao nhất, Samsung đã đóng góp một cách hiệu quả cho một Thế giới tốt đẹp hơn
2.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty Samsung
* Giai đoạn trước năm 1969
Năm 1938, Samsung được sáng lập bởi ông chủ là Lee Byung-chul với cái tên đầu tiên là Samsung Sanghoe chuyên buôn bán cá khô, đồ tạp hoá và mì sợi Nhân lực khi đó của công ty chỉ với 40 nhân viên
Đến năm 1947, sau nhiều biến cố thì ông Lee đã mở thêm nhà máy Cheil Jedang, một nhà máy để tinh chế đường Sự nghiệp của ông ông càng thuận lợi khi năm 1954, ông sáng lập ra Cheil Mojik và xây dựng một nhà máy len sợi lớn nhất Hàn Quốc lúc bấy giờ
Hình 2.1 Nhà máy Cheil Jedang
Trang 22Trong suốt 50 năm phát triển, Samsung hoạt động với đa dạng hoá các ngành và
đi đầu trong nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán, đóng tàu, hóa chất, bán lẻ, báo chí với tờ nhật báo Joongang Ilbo - một trong ba tờ báo lớn nhất Hàn Quốc
Giai đoạn đầu: 1969 – 1979
Trong gia đoạn đầu này, Samsung đã chọn hướng đi về Đa dạng hóa trong ngành Thiết bị điện tử
B ảng 2.1 Giai đoạn đầu: 1969 – 1979
Samsung Electronics được thành lập vào năm 1969 và nhanh chóng trở thành công ty sản xuất lớn trên thị trường Hàn Quốc
Doanh nghiệp kinh doanh đồ điện tử gia dụng như TV, lò vi sóng, máy giặt, … phát triển bùng nổ và công ty lần đầu tiên bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm Samsung
− Bắt đầu xuất khẩu TV đen trắng sang Panama
− Bắt đầu sản xuất
TV đen trắng cho thị trường trong nước
− Bắt đầu sản xuất máy giặt và tủ lạnh
− Bắt đầu sản xuất hàng loạt TV màu
− Mua lại Công tu Korea
Kỳ (SEA)
− Sản xuất hàng loạt lò vi sóng
− Phát triển VCR VHS
− Mua lại Công ty Korea Electronics Information Co
Trang 23Electronics cũng giành được 50% cổ phần tại công ty Korea Semiconductor; tiếp tục củng cố vị thế của Samsung Electronics như một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn
Hình 2.2
Năm 1980, một cột mốc quan trọng là sự sáp nhập giữa Samsung Electronics
và Samsung Semiconductor
Trang 24Samsung Electronics ngày càng tập trung hơn vào công nghệ, do đó đã lập ra hai viện nghiên cứu và phát triển (R&D) giúp mở rộng hơn nữa phạm vi tiếp cận tới lĩnh vực điện tử, bán dẫn, viễn thông quang học và những lĩnh vực mới của đổi mới công nghệ từ công nghệ nano cho đến kiến trúc mạng tiên tiến
− Khai trương Trung
tâm R&D tại Suwon
Telecommunications
Co
− Sản xuất 10 triệu TV đen trắng
− Thành lập chi sản xuất đầu tiên tại Bồ Đào Nha
− Doanh nghiệp Bán dẫn sáp nhập vào công ty
− Bắt đầu sản xuất máy tính cá nhân (PC)
− Xuất khẩu chiếc VCR đầu tiên sang Hoa
− Công ty hợp nhất với Samsung Electronics
Thiết bị gia dụng, viễn thông và bán dẫn được chọn là ngành kinh doanh cốt lõi
− Sản xuất hơn 20 triệu
TV màu
Trang 25Giai đoạn 3: 1990 – 1999
Hình 2.3 Các c ột mốc quan trọng
Trong giai đoạn này được chia là 3 cột mốc chính:
- 1990 – 1993: Cạnh tranh trong một Thế giới Công nghệ đang thay đổi + Những năm đầu thập niên 90 đã chứng kiến những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp công nghệ cao
+ Các công ty sáp nhập, liên minh và mua lại trở nên phổ biến trong khi sự cạnh tranh và hợp nhất vẫn phát triển
+ Các công ty bắt buộc phải xem xét lại công nghệ và các dịch vụ mà họ đưa
ra Hoạt động kinh doanh bắt đầu xuyên biên giới giữa các quốc gia và các công ty + Samsung Electronics tận dụng tối đa những cơ hội này bằng cách tái tập trung chiến lược kinh doanh của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường
- 1994 – 1996: Trở thành Lực lượng Toàn cầu
+ Vào giữa những năm 1990, Samsung Electronics đã cách mạng hóa hoạt động kinh doanh của mình thông qua sự cống hiến sáng tạo ra các sản phẩm đẳng cấp thế giới, làm hài lòng khách hàng và trở thành một công dân doanh nghiệp tốt với tầm nhìn về chất lượng là quan trọng nhất
+ Trong giai đoạn này, 17 sản phẩm khác nhau từ dòng bán dẫn đến màn hình máy tính, màn hình TFT-LCD cho đến các ống hình ảnh màu được lọt vào
Trang 26Top 5 sản phẩm chiếm lĩnh thị phần toàn cầu trong mảng kinh doanh tương ứng và
12 sản phẩm khác đạt được thứ hạng hàng đầu trong danh mục của mình
+ Đứng ở vị trí số 1 cũng có nghĩa là đã hoàn thành trách nhiệm xã hội, cho
dù đó là phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, sự kiện văn hóa hay thể thao
+ Để đạt được mục tiêu đó, Samsung Electronics đã tích cực tham gia quảng
bá trong thể thao và nhờ những nỗ lực chuyên sâu của mình
+ Chủ tịch tiếp theo của Samsung, ông Kun-hee Lee, được chọn là thành viên của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vào tháng 7 năm 1996, nâng cao đáng kể hình ảnh của công ty như một nhân tố chính góp phần vào thể thao thế giới
- 1997 – 1999: Đẩy mạnh Frontier Kỹ thuật số
+ Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1997 đã ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp Hàn Quốc, Samsung Electronics là một trong số ít các công ty
tiếp tục phát triển, nhờ vào sự dẫn đầu về công nghệ kỹ thuật số và mạng lưới và sự tập trung ổn định của công ty vào các thiết bị điện tử, tài chính và các dịch vụ liên quan
+ Một phần cũng nhờ vào việc thay đổi chiến lược kế hoạch, công ty bắt đầu công cuộc đổi mới bằng việc hoãn việc sản xuất của một số dòng sản phẩm không chạy và thay vào đó là theo đuổi một quá trình thiết kế, sản xuất các linh kiện và đầu
tư cho các công ty chi nhánh khác trên toàn cầu
Trang 27B ảng 2.3 Giai đoạn 3: 1990 - 1999
Ngoài ra, Samsung Electronics đưa ra kế hoạch 10 năm để loại bỏ hình ảnh
“thương hiệu ngân sách” và thách thức với Sony – một công ty sản xuất điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới
− Phát triển hệ thống điện thoại
− Phát triển DRAM 64M đầu tiên
− Sản xuất hơn 10 triệu robot công nghiệp
− Bắt đầu sản xuất tại Trung Quốc
− SAIT đã phát triển máy quay video kỹ thuật số (DVD-R) đầu tiên
− Tập đoàn Samsung
đã đưa ra bộ nhận diện của công ty
− Tập đoàn Samsung
đã thông báo “Ban Quản trị Mới”
− Phát triển DRAM 256M đầu tiên trên thế giới
− Sản xuất hơn 30 triệu lò vi sóng
− Sản xuất hàng loạt DRAMs 64M
− Trở thành Đối tác Olympic Toàn cầu trong danh mục truyền thông không dây
− Phát triển màn hình TFT-LCD 30” hoàn chỉnh đầu tiên trên thế
giới
− Dẫn đầu thị phần trong thị trường TFT-LCD
− Bắt đầu sản xuất hàng loạt TV kỹ thuật số đầu tiên
− Phát triển TV màn hình phẳng hoàn chỉnh và DRAM đồng bộ 128MB, bộ nhớ Flash 129MB
− Phát triển Màn hình 3D TFT- LCD đầu tiên trên thế giới
− Phát triển điện thoại Internet không dây (điện thoại thông minh)
− Ra mắt chiếc điện thoại di động MP3 đầu tiên trên thế giới