Không nằm ngoài quy luật đó, tỉnh Gia Lai là một nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều khu công nghiệp được xây dựng và mở rộng quy mô đã thu hồi diện tích đất
Trang 2MỤC LỤC
2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG TẠI TỈNH GIA
2.1.1 Lao động và nhân khẩu của tỉnh Gia Lai: 4 2.1.2 Lao động phân theo trình độ văn hoá: 6 2.1.3 Lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của tỉnh Gia Lai: 8
2.2.1 Hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề cho lao động và giới thiệu việc làm: 10
2.2.2 Phát triển sản xuất thu hút lao động: 11 2.2.3 Chính sách tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm 13
3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO
3.1 Quan điểm, mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm cho lao động
Trang 31 Đặt vấn đề:
Đối với Quốc gia, thất nghiệp, thiếu việc làm là một sự lãng phí tài nguyên
sinh lực Đối với gia đình và xã hội, thất nghiệp thiếu việc làm, “nhàn cư vi bất
thiện” là mầm mống đưa cuộc sống của con người vướng vào vòng lao lý, vi
phạm pháp luật, làm mất nhân cách của bản thân một cách nhanh chóng Vì những
ảnh hưởng sâu rộng đó thì việc giải quyết việc làm đi đến toàn dụng nhân lực
được xem là một quốc sách trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước Việt Nam là một nước dân số trẻ và đang trong quá trình đẩy mạnh Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp Để thực hiện được mục tiêu đó, đòi hỏi Đảng và Nhà nước
phải phát huy được mọi nguồn nhân lực Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đường lối lãnh đạo, Đảng Cộng sản việt
Nam xác định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là
chủ thể phát triển” (2) Quan điểm này đã thể hiện nhận thức khoa học của Đảng ta
về bản chất con người trong mối quan hệ biện chứng của sự phát triển Đồng thời,
khẳng định sự nhận thức rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất con người và con
người xã hội chủ nghĩa sẽ là cơ sở lý luận về Đảng và Nhà nước ta coi trọng vai
trò con người để từ đó hoạch định đúng Chiến lược con người trong sự nghiệp
công nghiệp hóa – hiện đại hóa Theo báo cáo từ cục thống kê cho thấy năm 2018
tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên ở mức thấp, chỉ 2,05% Hầu hết
người thất nghiệp có độ tuổi từ 15-54, lao động trẻ từ 15-24 tuổi là những người
thất nghiệp nhiều nhất, chiếm tới 44,4% tổng số lao động thất nghiệp Với tầm quan trọng đặc biệt như vậy, giải quyết việc làm và tạo việc làm cho người lao
động là vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay Không nằm ngoài quy luật đó, tỉnh Gia Lai là một nền kinh tế đã có nhiều
khởi sắc, tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều khu công nghiệp được xây dựng và mở
rộng quy mô đã thu hồi diện tích đất nông nghiệp nhưng những năm gần đây tệ
nạn xã hội trên địa bàn có chiều hướng gia tăng và theo thống kê cho thấy số
người phạm tội là những người không có việc làm, vô công rỗi nghề Bên cạnh đó
người bước vào tuổi lao động ngày càng tăng, điều đó cũng đang gây khó khăn trong công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Xuất phát từ thực tế địa phương và nhận thức được tầm quan trọng trong
công tác giải quyết việc làm và tạo việc làm cho người lao động, em xin chọn đề tài: “Giải quyết việc làm và tạo việc làm cho người lao động tại tỉnh Gia Lai”
Trang 42 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG TẠI TỈNH GIA LAI:
2.1 Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động tại tỉnh Gia Lai:
2.1.1 Lao động và nhân khẩu của tỉnh Gia Lai:
Gia lai có diện tích 15.410.9 km2 với mật độ dân số trung bình 9.26
người/km2, tuy nhiên việc phân bố không đều do vị trí địa lý và điều kiện phát triển
kinh tế nên mật độ dân số các huyện, thị xã và thành phố cũng phải khác nhau; mật độ
cao nhất là thành phố Pleiku với 873,34 người/km2; thấp nhất là huyện Kông Chro
33,24 người/km2 Thành thị có mật độ 988,1 người/km2, nông thôn có mật độ 76,61
người/km2 Năm 2018 ước tính dân số Gia Lai là 1437400 người tỷ suất tăng dân số tự
nhiên hàng năm có xu hướng giảm dần so với năm trước do công tác dân số kế hoạch
hoá gia đình được các tổ chức tuyên truyền để nâng cao sức khoẻ sinh sản của mẹ và
trẻ em nhưng tỷ suất sinh ở thành thị và nông thôn vẫn còn chênh lệch năm 2018 tỷ
suất sinh thô ở thành thị là 14,65 nông thôn là 19,82 Với tỷ suất tăng dân số năm
2016 là 12,3 năm 2018 là 11,78 nhưng tỷ suất tăng dân số chủ yếu là tăng tự nhiên còn
tăng dân số cơ học của Gia Lai rất thấp nhiều năm tỷ suất di cư thuần là âm (dân đi
nhiều hơn dân đến) do Gia Lai kinh tế chủ yếu là phát triển cây nông nghiệp, ít có các
nhà máy xí nghiệp lớn để thu hút nguồn lao động từ ngoài tỉnh, hàng năm lượng thanh
niên đi học đại học và các trường chuyên nghiệp, trường nghề ngoài tình nhiều nhưng
lực lượng này khi học xong lại trở về địa phương rất ít Thực trạng tỷ suất dân số tự
nhiên của Gia Lai vẫn ở mức cao do tư tưởng sinh con theo tự nhiên của người đồng
bào và sinh con nhiều để có thêm người làm của những vùng kinh tế chủ yếu từ nông
nghiệp trồng tiêu, cao su, cà phê; do đó đời sống kinh tế của những dân cư đông cong
vẫn còn khoá khăn, việc đầu tư cho con học văn hoá học nghề còn hạn chế, nhiều
trường hợp trẻ e m sớm hoặc không đi học sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ Về lao động, Gia lai là tỉnh có nguồn lao động trong độ tuổi khá lớn chiếm
65.86% dân số Do đặc điểm của địa phương nên lao động đang làm việc chủ yếu là ở
nông thôn chiếm 61,22% Năm 2018 với các chương trình tạo công ăn việc làm cho người lao động, các chính sách tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh thuân lợi nên tỷ lệ thất nghiệp giảm hơn năm 2017
Hình 2.1 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn chia theo Cách tính, Năm và Phân tổ của Tỉnh
Gia Lai năm 2018
Trang 5Nguồn: Cục thống kê tỉnh Gia Lai
Bảng 2.1 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2018 phân theo
huyện/thị xã/thành phố thuộc Tỉnh Gia Lai
ĐVT: Km2 Diện tích
Area (Km2)
Dân số trung bình (Người)
Average population (Persons)
Mật độ dân số (Người/km 2 )
5 Huyện Đăk Đoa 985.30 114,384 116.09
6 Huyện Chư Păh 974.58 74,799 76.75
7 Huyện Ia Grai 1,119.60 98,261 87.76
8 Huyện Mang Yang 1,127.18 67,799 60.15
9 Huyện Kông Chro 1,439.71 50,418 35.02
10 Huyện Đức Cơ 721.86 73,785 102.22
Trang 611 Huyện Chư Prông 1,693.91 113,757 67.16
12 Huyện Chư Sê 641.04 118,837 185.38
13 Huyện Đăk Pơ 502.53 42,331 84.24
14 Huyện Ia Pa 868.59 55,884 64.34
15 Huyện Krông Pa 1,623.66 83,839 51.64
16 Huyện Phú Thiện 505.17 79,080 156.54
17 Huyện Chư Pưh 718.92 73,236 101.87
15,510.98
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Gia Lai 2.1.2 Lao động phân theo trình độ văn hoá: Lực lượng lao động ở tỉnh Gia Lai nhìn chung có trình độ học vấn khá Dân
số đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp
tiểu học chiếm tỉ lệ nhỏ trong lực lượng lao động và giảm dần qua các năm Năm
2008 số lao động có trình độ học vấn thấp, chưa biết chữ là 2,2% và chưa tốt nghiệp
tiểu học chiếm 4,2% Số lượng người lao động đã tốt nghiệp trung học cơ sở vẫn
chiếm số lượng và tỉ trọng cao nhất Xã hội hoá giáo dục ở tỉnh Gia Lai còn chuyển biến chậm (ngoại trừ ở TP
Pleiku, Đức Cơ và Chư Prong) Năm học 2017 – 2018, chỉ tính bậc học mầm non,
toàn tỉnh có 270 trường, trong đó công lập chiếm 237 trường và ngoài công lập có 33
trường, chiếm 6.73% đến năm 2018 – 2019 mới có thêm 4 trường ngoài công lập trên
tổng số 267 trường, chiếm 6.7% Điều đáng quan tâm hơn là mặc dù đã trải qua nhiều
năm kể từ khi Chính phủ có chủ trương xã hội hoá giáo dục nhưng chỉ mới 10/17 đơn
vị cấp huyện có trường mầm non ngoài công lập Trong số 4 trường ngoài công lập
được thêm thì riêng Thành phố Pleiku chiếm 2 trường và huyện Chư Sê 1 trường,
huyện Đức cơ 1 trường Về số lớp học và học sinh bậc mầm non, năm 2017 – 2018 toàn tỉnh là 3.879
lớp, trong đó ngoài công lập có 1.151 lớp, chiếm 12,95% và số học sinh chiếm
18,15% thì đến năm học 2018 – 2019 ngoài công lập có 643 lớp trên tổng số 2.945
lớp, chiếm 19,35% và số học sinh chiếm 20,78% Tuy nhiên, so với cả nước thì tỷ lệ trường ngoài công lập của Gia Lai còn rất khiêm tốn
Bảng 2.2 Số lớp/nhóm trẻ mầm non phân theo huyện/thị xã/thành phố
thuộc tỉnh Gia Lai
ĐVT: Lớp
TỔNG SỐ -
TOTAL
Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Tổng
số
Total
Chia ra - Of which
Tổng
số
Total
Chia ra - Of
which
Trang 7
Công lập
Public
Ngoài công lập
Non-public
Công lập
Public
Ngoài công lập
Non-pu blic
Phân theo đơn vị cấp huyện
Thành phố Pleiku 939 204 735 491 189
Thị xã An Khê 85 70 15 111 67 44 Thị xã Ayun Pa 66 59 7 66 55 11 Huyện Kbang 160 155 5 162 157 5 Huyện Đăk Đoa 214 206 8 197 189 8 Huyện Chư Păh 141 118 23 143 117 26 Huyện Ia Grai 258 214 44 204 201 3 Huyện Mang Yang 381 381 131 131 0 Huyện Kông Chro 134 134 120 120 0 Huyện Đức Cơ 299 292 7 293 276 17 Huyện Chư Prông 260 176 84 240 161 79 Huyện Chư Sê 225 165 60 208 126 82 Huyện Đăk Pơ 82 74 8 74 63 11 Huyện Ia Pa 95 95 89 89 0 Huyện Krông Pa 163 159 4 158 154 4 Huyện Phú Thiện 244 127 117 133 122 11 Huyện Chư Pưh 133 99 34 125 85 40
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Gia Lai
Về bậc học phổ thông, năm 2017 – 2018 toàn tỉnh có 566 trường, trong đó
có 4 trường ngoài công lập (1 trường tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở, 1 phổ thông
cơ sở, 1 trường trung học) thì đến năm 2018 – 2019 chỉ còn 1 trường công lập (1 trường tiểu học)
Bảng 2.3 Số trường học phổ thông
ĐVT: Trường
Trang 8Năm học -
School year
2017-2018
Sơ bộ 2018-2019
Số trường học (Trường)
Number of School
(School)
Ngoài công lập - Nonpublic 1 1
Trung học cơ sở -
Ngoài công lập - Nonpublic 1 0
Trung học phổ thông -
Ngoài công lập - Nonpublic
Phổ thông cơ sở - Primary
and lower secondary
school
Ngoài công lập - Nonpublic 1 2
Trung học - Lower and
Ngoài công lập - Nonpublic 1
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Gia Lai
Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả xã hội hoá giáo dục trên địa bàn tỉnh
thời gian qua còn khiêm tốn là do thu nhập và đời sống của đại bộ phận nhân dân còn
thấp ngoài trừ ở thành phố Pleiku và các huyện có các doanh nghiệp cao su của Tập
đoàn Cao su Việt Nam, Binh Đoàn 15 và các Công ty Cà phê của Tổng Công ty cà phê
Việt Nam đứng chân trên địa bàn hỗ trợ hoặc là thu nhập của công nhân cũng có phần
ổn định hơn còn các địa phương khác thì nhân dân chưa điều kiện để đóng góp cho
con, em vào học tại trường ngoài công lập Tóm lại là do ở các địa phương này chưa
Trang 9hội tụ đủ điều kiện để mở ra các trường ngoài công lập nên nếu ai đó có mở ra loại hình giáo dục công lập thì chắc chắn cũng rất ít học sinh theo học
2.1.3 Lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của tỉnh Gia
Lai:
Theo thống kê của Sở Lao động – Thương bình và Xã hội tỉnh Gia Lai, chất lượng nguồn lao động trên địa bàn tỉnh còn hạn chế Hơn nữa, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của thị trường và chưa đáp ứng được nhu cầu thực thế Toàn tỉnh Gia lai có gần 800.000 người trong độ tuổi lao động nhưng tỷ lệ lao động đang chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm trên 69% Cuối năm 2018, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đánh giá, cơ cấu lao động được đào tạo nghề theo trình độ chuyên môn kỹ thuật đã tăng lên 50% so với năm 2010 (30%), nhưng số lao động được đào tạo từ cao đẳng nghề lên đại học lại tăng chậm
Gia Lai có gần 801.673 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 444,468 ha đất trồng cây hàng năm và hơn 357.295 ha cây lâu năm nên có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp
Do tính đặc trưng của đất đai và khí hậu, tỉnh Gia Lai có thể bố trí một tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế cap; xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh Đặc biệt, trong nhóm 7 đất chính của tỉnh, nhóm đất đỏ bazan có 386.000ha, tập trung chủ yếu vùng Tây Trường Sơn (thành phố Pleiku
và các huyện MangYang, Đắk Đoa, Chư Sê, ChưPưh, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Păh,IaGrai) có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, bông vải… Các Huyện, thị xã phía Đông của tỉnh (An Khê, Kông Chro, Đắk Pơ, Ayun Pa,
Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa), do chịu ảnh hưởng khí hậ của vùng đồng bằng giáp ranh ( Bình Định, Phú Yến) nên thích hợp cho các loại cây trồng ngắn ngày và là vùng nguyên liệu mía chính cung cấp cho hai nhà máy đường An Khê và Ayun Pa với công suất hơn 20.000 tấn mía cây/năm Riêng huyện Đắk Pơ và thị xã An Khê còn là vựa rau, hàng ngày cung cấp trên 100 tấn rau các loại cho các tỉnh thuộc khu vực miênTrung và Tây Nguyên Các huyện phía Đông Nam của tỉnh như Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa, với lợi thế có hồ thuỷ lợi Ayun Hạ, là một trong những vựa lúa của cả khu vực Tây Nguyên Với diện tích 586.148,8 ha đất lâm nghiệp, trong đó, có412.978,8ha đất cho rừng sản xuất (chiếm 70,46% diện tích đất lâm nghiệp) nên tỉnhGia Lai có tiềm năng lớn phát triển lâm nghiệp Hàng năm, các sản phẩm gỗ khai thác
từ rừng (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng) làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
gỗ, bột giấy với quy mô lớn và chất lượng cao Gia Lai còn có quỹ đất lớn để phát triển rừng trồng, rừng nguyên liệu giấy,…
Chặng đường dài phát triển nông nghiệp với mô hình đang dạng hoá câytrồng đã tạo ra một bức tranh sinh động của nền công nghiệp có quy mô, tốc độ phát triển nhanh Tuy nhiên, Gia Lai còn đang thiếu một tiền đề quan trọng khác là nhanh chóng áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến và sản xuất, nhất là các khâu chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; đặc biệt chú trọng ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học trong chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi nhằm tăng năng suất, chất
Trang 10lượng và hiệu quả; phát triển quy mô đàn gia súc, đẩy mạnh chương trình lai cải tạo đàn bò, tạo hoá đàn heo, phát triển các trang trại chăn nuôi theo mô hình công nghiệp
và giết mổ gia súc tập trung; đồng thời nghiên cứu bảo tồn các nguồn gen động vật và thực vật hiện có trên địa bàn tỉnh Giữ vững diện tích rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ
để góp phần bảo đảm cân bằng sinh thái Phát triển toàn diện, bền vững cả 3 loại rừng, tăng diện tích rừng trồng và độ che phủ của rừng; tiếp tục thực hiện chương trình xã hội hoá nghề rừng, đẩy mạnh giao khoán rừng, quản lý bảo vệ rừng
Bảng 2.4 Số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản từ năm 2014 – 2018
5 Huyện Đăk Đoa 3,214 3,376 3,726 4,455 5,326
6 Huyện Chư Păh 2,767 2,845 2,354 2,788 3,302
7 Huyện Ia Grai 3,343 3,033 2,986 3,384 3,835
8 Huyện Mang Yang 2,570 2,922 2,827 2,749 2,673
9 Huyện Kông Chro 1,615 2,015 1,498 1,636 1,786
10 Huyện Đức Cơ 2,723 2,720 2,887 3,246 3,649
11 Huyện Chư Prông 3,909 4,515 3,489 4,898 5,376
12 Huyện Chư Sê 3,864 3,856 3,878 4,550 5,338
13 Huyện Đăk Pơ 2,229 2,110 2,224 2,640 3,033
14 Huyện Ia Pa 1,365 1,715 1,650 1,814 1,992
15 Huyện Krông Pa 3,889 3,525 2,637 3,138 3,138
16 Huyện Phú Thiện 2,977 3,035 2,760 3,635 4,087
17 Huyện Chư Pưh 2,523 2,529 3,222 2,453 2,468
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Gia Lai
2.2 Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động tại tỉnh Gia Lai:
2.2.1 Hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề cho lao động và giới thiệu
việc làm:
Trang 11Về hoạt động hướng nghiệp cho lao động
Về những khó khăn, vướng mắc mà nghành Giáo dục – Đào tạo đang gặp
phải trong công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS, đặc biệt là ở
vùng dân tộc thiểu số Hiện nay, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS không tiếp tục
học lên bậc THPT còn nhiều Tuy nhiên, rất ít em trong số này đi học nghề mà phần
đông là ở nhà để lao động cùng gia đình Và đó là một điểm yếu trong công tác hướng
nghiệp ở bậc THCS Nguyên nhân đến từ khâu tuyên truyền tư vấn nghề nghiệp, tư
vấn tuyển sinh ở nhiều trường THCS, một số cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh chưa thực
sự sâu rộng; chất lượng đào tạo nghề của một số cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu xã
hội Điều này khiến nhiều em sau khi học nghề cũng không có việc làm, gây hiệu ứng
không tốt trong cộng động Theo khảo sát của bộ Giáo dục – Đào tạo năm 2018 tại 3 huyện: Đắk Đoa,
Mang Yang, Đức Cơ, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS về nhà lao động tự do
chiếm 32-35% Công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS nói chung,
trong học sinh Dân tộc thiểu số nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn đối với địa
phương có vùng biên giới như Đức Cơ Để từng bước tháo gỡ khó khăn này, điều cần
nhất là phải đảm bảo được đầu ra sau khi các học sinh hoàn thành các khoá học nghề Về hoạt động đào tạo nghề cho lao động Phấn đầu đến nay năm 2018, tỉnh Gia Lai đã có nhiều chỉ tiêu cao như tỷ lệ
thất nghiệp của lao dộng khu vực thành thị là 3,1% (thấp nhất trong 11 năm trở lại
đây) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,6% Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo tiếp
cận đa chiều giảm 1,35% (so với cuối năm 2017), riêng các huyện nghèo giảm trên
5% Trong năm đã giải quyết việc làm mới cho trên 1,6 triệu người, đạt 103% kế
hoạch so với cùng kỳ Công tác dạy nghề trong tỉnh thời gian qua có sự phối hợp đồng bộ của các
sở, ban nghành, chính quyền, các hội đoàn thể địa phương nên đã tăng nhanh về số
lượng và đảm bả về chất lượng, giúp cho người lao động có khả năng đáp ứng nhu cầu
tuyển dụng lao động vào làm việc ở các doanh nghiệp, các khu công nghiệp Việc tổ
chức đào tạo nghề linh hoạt xuống tận địa bàn thôn, làng phù hợp với yêu cầu nguyện vọng và phong tục tập quán của người lao đọng Người học không phải đóng học phí,
đào tạo tại chỗ và đã được trang bị những kiến thức cần thiết phù hợp để có thể áp
dụng ngay vào sản xuất Người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao
động không phân biệt trình độ văn hoá có nhu cầu học nghề đều được tiếp nhận vào
học nghề Đã có 70% lao động được đào tạo nghề tự tạo việc làm và tìm việc làm mới Tuy nhiên, tiến độ thực hiện xã hội hoá dạy nghề trên địa bàn tỉnh còn chậm,
cơ sở dạy nghề ngoài công lập còn ít Tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước
vẫn còn nặng nề Một số cơ chế chính sách ưu đãi của Nhà nước ban hành thực hiện
chưa có hiệu quả như: Chế độ thu phí theo quy định hiện tại không còn phù hợp, hình
thức thu học phí không bù đắp được chi phí tối thiểu cần thiết cho hoạt động đào tạo
Việc triển khai thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn hạn chế Một số địa
Trang 12phương chưa chủ động triển khai công tác tuyên truyền tư vấn học nghề cho lao động
nông thôn nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa Hình thức tuyên truyền chưa phong phú hấp dẫn, chưa phát huy lực lượng hội viên thuộc các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền
Đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp nên việc tiếp thu kiến thức còn hạn
chế 2.2.2 Phát triển sản xuất thu hút lao động: Trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả các dự án chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, mở rộng diện tích trồng cây cà
phê, tiêu, cao su, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, triển khai nhiều mô
hình khuyến công, khuyến nông đến hộ như cải tạo vườn tạp, trồng lúa lai, mô hình 3
giảm 3 tăng, chăn nuôi gia súc, gia cầm Qua đó, người dân có điều kiện sản xuất, giải phóng diện tích đất bị bỏ
hoang, cải tạo đất xấu Đặc biệt đến nay có hơn 15.000 lượt người đồng bào dân tộc
thiểu số đã tự trang bị cho mình kiến thức về nông nghiệp và sản xuất có hiệu quả; gần
1000 hộ có thu nhập khá, gần 4000 hộ có thu nhập trung bình đủ ăn quanh năm, có từ
1.900 đến 2.300 hộ đã xây dựng được nhà kiên cố và xe gắn máy Vượt qua những
khó khăn gặp phải, năm 2018, nghành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục phát triển cả về chiêu
rộng và chiều sâu theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm Cụ thể, tổng diện
tích gieo trồng năm 2018 đạt 535.364 ha (đạt 100,59% kế hoạch năm), tăng 06% so
với năm 2017 Trong đó, cây lương thực đạt 120.883ha; cây tinh bột có củ 71.202ha;
cây thực phẩm 46.769ha; cây công nghiệp ngắn ngày 48.135 ha; cây công nghiệp dài ngày 230.417 ha và một số cây hàng năm khác Trong những năm qua, Gia Lai đã có bước phát triển quan trọng trong lĩnh
vực công nghiệp Từ năm 1994, khi nhà máy Thuỷ điện Ialy được khởi công, nền công nghiệp tỉnh đã ghi dấu son, liên tục các nhà máy thuỷ điện hiện đị trên sông Sê
San gồm: Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A, cùng các thuỷ điện vừa và nhỏ
khác đi vào vận hành, là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ khiến tăng trưởng GDP
Gia Lai nhiều năm liên tục ở 2 con số, góp phần thay đổi diện mạo của Tỉnh và đời
sống của người dân Với hàng chục ngàn tỷ đồng đầu tư các công trình thuỷ điện, Gia
Lai đã hưởng lợi lớn đến từ các dự án này.sau khi hoàn thành đầu tư các dự á thuỷ
điện lớn, kinh tế nhà giảm sút đáng kể Bên cạnh các công trình thuỷ điện, hiện nay, nhiều dự án liên quan đến công
nghiệp chế biến, dịch vụ, khai khoáng… đã và đang được đầu tư, xây dựng góp phần
đáng kể vào sự phát triển kinh tế tỉnh nhà Khu Công nghiệp Trà Đa được các nhà đầu
tư quan tâm, lấp đầy Khi kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh diện mạo ngày một đổi
mới, khang trang, dần tạo niềm tin cho nhà đầu tư Đặc biệt, các nhà máy chế biến nông sản như Nhà máy tinh bột sắn An Khê, Mang Yang, Krong Pa; nhà mát Đường Ayun Pa, An Khê; các nhà máy chế biến mủ cao su, cà phê, hồ tiêu, chế biến gỗ… rải
rác ở các địa phương đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân