1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo thực tập tốt nghiệp tên đơn vị thực tập trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật tphcm

70 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát
Tác giả Chế Võ Thảo An, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thành Duy, Nguyễn Thị Kim Oanh, Đinh Hồ Minh Đức, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Mai Hiền Trinh, Nguyễn Thị Thuận, Trần Lê Phương Trang, Nguyễn Hồng Vân
Người hướng dẫn Nguyễn Phúc Thiên Duy, Nguyễn Ngọc Điền
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Kỹ Thuật Hóa Học
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 906,72 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG (10)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY (10)
    • 1.1. Giới thiệu về nhà máy (10)
    • 1.2. Sơ đồ tuyến cống bao (12)
    • 1.3. Trạm bơm Đồng Diều (12)
  • CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI (13)
    • 2.1. Các thông số nước thải (13)
    • 2.2. Công nghệ xử lý nước thải (16)
  • CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ VẬN HÀNH (18)
    • 3.1. Hạng mục xử lý nước thải (18)
    • 3.2. Hạng mục cấp nước (20)
    • 3.3. Hạng mục xử lý bùn (20)
  • CHƯƠNG 4: CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ BẢO DƯỠNG (23)
    • 4.1. Sự cố trong thiết bị (23)
    • 4.2. Sự cố trong quá trình vận hành (26)
    • 4.3. Bảo dưỡng (31)
  • PHẦN 2: NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THAM LƯƠNG – BẾN CÁT (32)
  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NHÀ MÁY THAM LƯƠNG BẾN CÁT (32)
    • CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI (35)
      • 2.1. Nguồn gốc, thành phần và tính chất chung của nước thải sinh hoạt (35)
      • 2.3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải (37)
        • 2.3.1. Thuyết minh về quy trình công nghệ (38)
        • 2.3.2. Các công trình đơn vị (42)
      • 3.1. Trạm bơm nâng (47)
      • 3.2. Hệ thống tách rác và lắng cát (47)
        • 3.2.1. Máy tách rác trục đứng (47)
        • 3.2.2. Máy tách cát (47)
        • 3.2.3. Thiết bị cầu gạt váng (47)
      • 3.3. Hệ thống bể SBR cải tiến (47)
      • 3.4. Hạng mục xử lý bùn (48)
        • 3.4.1. Bể nén bùn, bơm bùn trục vít, máy khuấy hóa chất, bơm hóa chất (48)
        • 3.4.2. Máy ép bùn ly tâm (48)
      • 3.5. Khử trùng UV (49)
      • 3.6. Xử lý bậc 3 (49)
        • 3.6.1. Vận hành bể lọc màng MBR (49)
        • 3.6.2. Vận hành và kiểm soát bùn hoạt tính (49)
    • CHƯƠNG 4. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG (50)
      • 4.1. Các sự cố liên quan đến chất lượng nước thải (50)
      • 4.2 Các sự cố liên quan đến máy móc và thiết bị (55)
      • 4.3 Quy trình bảo dưỡng máy móc, thiết bị (63)

Nội dung

Công nghệ xử lý nước thải: ❖ Sơ đồ quy trình xử lý nước thải: Nước thải sinh hoạt Thiết bị tách nước ly tâm Bánh bùn Khu XL chất thải rắn Đa Phước Bể sục khí Bùn dư Thiết bị cô đặc bùn t

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY

Giới thiệu về nhà máy

Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng là nhà máy lớn nhất và hiện đại nhất tại Việt Nam hiện nay, là một trong các hạng mục thuộc dự án cải thiện môi trường nước thành phố lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – Kênh Tẻ, có tổng vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD, tọa lạc tại ấp 5, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh Nhà máy được xây dựng bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản

Theo thiết kế chi tiết, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng được xây dựng qua 3 giai đoạn với tổng công suất xử lý 512.000m 3 /ngày.đêm, có diện tích 47 ha Hiện nay, nhà máy mới hoàn thành giai đoạn 1 với công suất 141.000m 3 /ngày.đêm, diện tích 14 ha Áp dụng công nghệ tiên tiến cùng với các thiết bị máy móc tự động, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng xử lý nước thải cho các quận trung tâm thành phố gồn quận 1,

3, 5 và một phần quận 10, tổng diện tích lưu vực thu gom khoảng 825 ha, phục vụ cho 425.000 dân Nhà máy Bình Hưng đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trước khi thải ra sông Với nhiệm vụ cải thiện nhà máy Bình Hưng cùng với các hệ thống xử lý khác góp phần làm cho thành phố Hồ Chí Minh ngày càng xanh sạch đẹp

❖ Sơ đồ tổ chức nhà máy:

Hình I.1.1 Sơ đồ bố trí nhà máy

GIÁM ĐỐC ĐỘI CẢNH QUANG

TỔ PHÂN TÍCH CÔNG TỔ VẬN

TỔ BẢO DƯỠNG TỔ KỸ

Sơ đồ tuyến cống bao

Nhà máy thu gom nước thải sinh hoạt từ các hộ dân của quận 1, 3, 5 và một phần quận 10 Tuyến ống thu gom nước thải cú đường kớnh ỉ300mm (trờn đường Tụn Đức Thắng), ỉ1500mm (trờn đường Trần Hưng Đạo), tổng chiều dài tuyến ống thu gom là 6.5km Nước được thu gom sẽ tới Trạm bơm Đồng Diều (quận 8), tại đây sẽ có hệ thống máy bơm để bơm nước sang nhà máy tại Bình Chánh Đường ống truyền tải này có đường kớnh ỉ2200mm, chiều dài 3km

Hình I.1.2 Sơ đồ tuyến cống thu gom

Trạm bơm Đồng Diều

- Đây là trạm bơm trung chuyển nước thải từ các tuyến cống bao trong lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé – Kênh Đôi – Kênh Tẻ về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng

- Trạm bơm có diện tích 0,6 ha - Địa điểm: Khu Đồng Diều – Phường 4 – Quận 8 – TPHCM

• Giai đoạn 1: 133,3 m 3 /phút (192.000 m 3 /ngày) Gồm 3 bơm chìm, công suất 1 bơm 66,7 m 3 /phút

• Giai đoạn 2: 400 m 3 /phút (576.000 m 3 /ngày Lắp đặt thêm 3 bơm chìm công suất 1 bơm bằng 133 m 3 /phút

- Trạm bơm gồm có 2 công trình là trạm bơm và ngăn chắn rác Trong trạm bơm, lắp đặt giếng lấy nước vào, lưới chắn rác, thiết bị bơm, thiết bị điện và phòng vận hành

Ngăn chắn rác gồm có thiết bị cửa, thiết bị lấy cát sỏi và giếng tập trung nước ra

- Nước thải sinh hoạt được thu gom qua hệ thống cống thu nước thải riêng đưa về trạm bơm Đồng Diều sau đó bơm đến nhà máy xử lý nước thải để giảm bớt chi phí xây dựng Vì quãng đường nước thải đi từ nơi thu gom về nhà máy khá xa nên việc xây dựng trạm bơm Đồng Diều và đảm bảo áp lực đủ lớn để đưa nước đến được nhà máy

- Nước thải đưa về trạm bơm Đồng Diều, tại đây nước thải sẽ được xử lý sơ bộ, các cặn bẩn có kích thước lớn và ở dạng sợi sẽ được xử lý khi đi qua song chắn rác bằng cào rác tự động Sau đó nước thải sẽ được bơm đến bể lắng cát để tách các chất cặn bẩn vô cơ có trọng lượng lớn.

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Các thông số nước thải

Để đáp ứng được chất lượng nước đầu ra của giai đoạn 1, công nghệ bùn hoạt tính được áp dụng vì nhiều lí do:

- Dựa vào kết quả thí nghiệm trong việc xử lý nước thải, công nghệ bùn hoạt tính cải tiến có thể đạt được yêu cầu chất lượng nước đầu ra

- Hệ thống bùn hoạt tính cải tiến tương tự hệ thống bùn hoạt tính truyền thống - Hệ thống bùn hoạt tính cải tiến có thể dễ dàng chuyển sang hệ thống bùn hoạt tính truyền thống trong giai đoạn sau cùng

Bảng I.2.1 Thông số nước thải yêu cầu cho giai đoạn 1

Chỉ tiêu Đầu vào Chất lượng nước đầu ra

SS 165 mg/l SS ≤ 100mg/l - Tiêu chuẩn thiết kế cho hệ thống xử lý theo công nghệ bùn hoạt tính cải tiến được xác định dựa vào kết quả thí nghiệm xử lý nước thải:

- Tiêu chuẩn thiết kết tại các bể:

Tải trọng bề mặt (m 3 /m 2 /ngày) Khoảng 100 Độ sâu hữu ích của lớp nước (m) 3,0

Tải lượng của đập tràn ở đầu ra (m 3 /m/ngày) Khoảng 500

Tỉ lệ bùn tuần hoàn (%) 5 – 10 Độ sâu hữu ích của lớp nước (m) 5,5 Nồng độ của bùn tuần hoàn (mg/l) 3000 – 6000 Tải trọng BOD-SS (Kg-BOD/kg—SS/ngày Khoảng 0,4

Tải trọng bề mặt (m 3 /m 2 /ngày) Khoảng 60 Độ sâu hữu ích của lớp nước (m) 3,5

Tải lượng của đập tràn ở đẩu ra(m 3 /m/ngày) Khoảng 240

Dung tích của phiễu chứa bùn 30

Thời gian lưu nước (HRT) (Phút) ≥ 15

Bảng I.2.2 Kết quả phân tích chất lượng nước (trung bình năm 2017)

STT Thông số Đơn vị Đầu vào Đầu ra QCVN40:2011 cột B

Bảng I.2.3 Các thông số thiết kế

Năm Diện tích lưu vực

Công suất xử lý (m 3 /ngày)

Chất lượng nước thải sau xử lý

Giai đoạn I 2008 824,8 ha 425,830 ha 141000 BOD ≤ 50

SS ≤ 100 Giai đoạn II 2015 2791,6 ha 1421,778 ha 469000 ha BOD ≤ 50

SS ≤ 100 Giai đoạn III 2020 2791,6 ha 1390,282 ha 512000 BOD ≤ 20

Công nghệ xử lý nước thải

❖ Sơ đồ quy trình xử lý nước thải:

Hố thu nước đầu vào

Bể lắng sơ cấp Bùn tươi Bể lắng trọng

Thiết bị tách nước ly tâm

Khu XL chất thải rắn Đa Phước Bể sục khí

Nguồn tiếp nhận (Kênh Tắc Bến Rô)

Thiết bị cô đặc bùn trọng lực Hóa chất

❖ Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nước thải thu gom từ các quận về trạm bơm Đông Diều Được dẫn lên trạm bơm nâng của nhà máy, song chắn rác thô được mang đi xử lý riêng nước đưa hệ thống phân phối đều đến bể lắng sơ cấp Tại bể lắng sơ cấp cặn bẩn có thể lắng và một hầm của BOD không tan được loại bỏ trong bể, bùn lắng trong bể này được gọi là bùn tươi và được đưa đến bể cô đặc trong lực Nước từ bể lắng sơ cấp qua bể sục khí để xử lý sinh học Tại bể sục khí các chất ô nhiễm sẽ được loại bỏ bởi bùn hoạt tính trong điều kiện hiếu khí Nước thải được trộn với bùn tuần hoàn tại bể lắng thứ cấp Nước tiếp tục qua bể lắng thứ cấp (bể lắng cuối) để thu hồi sinh khối, sinh khí, vi sinh vật và bùn hoạt tính Một hầm bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp được tuần hoàn trở lại bể sục khí mục đích giữ nồng độ bùn hoạt tính (MLSS) Phần bùn còn lại trong bể thứ cấp gọi là bùn hoạt tính dư (bùn dư) đua tới thiết bị cô đặc ly tâm

Sau khi ra khỏi bể lắng thứ cấp được đưa qua bể khử trùng, nước được khử trùng bằng hóa chất javel Thời gian lưu nước trong bể tối thiểu khoảng 30 phút Nước sau khi đánh giá tiêu chuẩn nước thải theo QCVN 24:2009/BTNMT cột B Cuối cùng nước thải ra ngoài kênh Tắc Bến Rô

Phần xử lý bùn: Bùn tươi từ bể lắng sơ cấp đến bể cô đặc trọng lực, tại bể bùn được phân tách bằng trọng lực tạo ra bùn và nước, bùn cô đặc tiếp tục đực đưa đến bể cô đặc hỗn hợp Tại bể hỗn hợp bùn cô đặc được trộn lẫn với bùn tươi, cô đặc và được đưa qua thiết bị tách nước bùn ly tâm Tại đây hỗn hợp bùn tạo bông cặn châm polymer, bùn đã tách tạo ra bánh bùn và đưa đến hạng mục làm phân compost, còn nước đưa qua bể tái quay vòng sau đó bơm về trạm bơm nâng

QUẢN LÝ VẬN HÀNH

Hạng mục xử lý nước thải

- Trạm bơm nâng có nhiệm vụ bơm nước thải từ cống dẫn ở trạm bơm Đồng Diều đến bể lắng sơ cấp

- Các hiết bị chính như: 03 máy bơm chìm, 02 máy hoạt động và 01 máy dự phòng, chạy theo chế độ luân phiên

- Thời gian hoạt động liên tục: 24h theo chế độ tự động thông qua hệ thống điều khiển điện tử PLC

- Tách cách chất rắn lơ lửng và cặn có kích thước lớn có trong nước thải - Kích thước dài x rộng x cao = 13m x 5m x 3m (10 bể, 20 ngăn)

- Thiết bị thu gom bùn loại bậc xích - Thiết bị bơm bùn chưa xử lý dùng loại bơm bùn không nghẹt - Khối lượng bùn thô xử lý 10364 tấn/ngày

- Bơm váng: công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vị trí tự động và công tắc chuyển mạch được chuyển từ vị trí A hoặc B để lựa chọn bơm chính

- Van bơm bùn: công tắc chuyển mạch trên van được chuyển tới vị trí “từ xa” tương ứng và công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vị trí “tự động” tương ứng

- Bơm bùn tươi: công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vị trí “tự động”

- Cung cấp oxy hòa tan để hòa tan các hợp chất hữu cơ có trong nước thải với thời gian lưu của nước là 2,74 giờ, lượng bùn tuần hoàn là 23%

- Vận hành từ tủ điện máy thổi khí được lựa chọn là chính

- Một bể có chiều dài khoảng 28m, rộng 19,5m cao khoảng 5,5m x 10 bể và mỗi bể có 3 ngăn Các ngăn thông với nhau bằng một cửa nhỏ

- Các thiết bị chính như: máy thổi khí kiểu turbo, thiết bị khuấy dạng ống, bơm dầu phụ trợ, cánh dẫn hướng dầu vào, van giảm áp, van nước làm mát, quạt cho nắp che chống ồn

- Vận hành từ tủ điện máy thổi khí được lựa chọn là chính

- Máy thổi khí, bơm dầu phụ trợ, cánh dẫn hướng dầu vào, van giảm áp, van nước làm mát, quạt cho nắp che chống ồn: công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển sang vị trí “tự động”

- Van xả: công tác chuyển mạch trên van chuyển tới vị trí “từ xa”

- Bể lắng sau bể xử lý sinh học là bể lắng cuối Mục đích của bể này là thu sinh khối vi sinh vật, bùn hoạt tính Một phần bùn hoạt tính được tuần hoàn và trộn với bùn thải Bùn tuần hoàn được đưa trở lại bể sục khí để giữ nồng độ bùn hoạt tính cần thiết cho xử lý nước thải Bùn hoạt tính mới tiếp tục tao ra trong bể sục khí và lượng bùn dư hàng ngày được gọi là bùn hoạt tính dư, nó được thải ra ngoài cùng với bùn tươi Nó được đưa tới thiết bị cô đặc ly tâm

- Một đơn nguyên bể có kích thước 5 m chiều rộng, 26m chiều dài, 3.5m chiều cao (x10 đơn nguyên)

- Thiết bị thu gom bùn loại bậc xích - Bơm tuần hoàn bùn với lưu lượng 5,6 m 3 /phút

- Bơm bùn dư hoạt động với lưu lượng 1,2 m 3 /phút

- Bơm váng: công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vị trí

“tự động” và công tắc chuyển mạch được chuyển tới A hoặc B để lựa chọn bơm chính

- Van bơm bùn tuần hoàn: công tắc chuyển mạch trên van được chuyển tới vị trí “từ xa” và công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vi trí “tự động”

- Bơm bùn tuần hoàn: công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vị trí “tự động”

- Van bơm bùn dư: công tắc chuyển mạch trên van được chuyển tới vị trí “từ xa” và công tắc chuyển mạch trên tủ tại chổ được chuyển tới vị trí “tự động”

- Bơm bùn dư: công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vị trí

- Tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh bằng hóa chất có trong nước thải trước khi thải ra sông Bể hoạt động với các thiết bị bơm hóa chất và thời gian lưu của nước trong bể là 27 phút

- Bể nước Javen: một bể sẽ được lựa chọn là chính Công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới A hoặc B để lựa chọn bể chính

- Bơm nước Javen: mỗi bơm sẽ có các lựa chọn lần 1, lần 2, bằng tay Hai trong 3 số bơm là bơm chính Công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới “lần 1- lần 2-bằng tay”

- Đồng hồ lưu lượng: bơm nước Javen được điều chỉnh bằng tín hiệu từ đồng hồ lưu lượng Tỉ lệ châm của nước Javen được kiểm soát sao cho duy trì được tỉ lệ đặt trước giữa lưu lượng của nước Javen và lưu lượng nước xử lí trong bể khử trùng.

Hạng mục cấp nước

- Bơm cấp nước bể lọc cát, bơm cấp nước đã lọc, bơm rửa lọc, máy thổi khí rửa lọc, bơm nước thải rửa lọc: công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vị trí “tự động” và công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ vị trí A hoặc B để lưa chọn bơm chính

- Bể lọc cát, bộ lọc nước đã xử lý: công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vị trí “tự động”.

Hạng mục xử lý bùn

❖ Bể cô đặc bùn trọng lực:

- Bể cô đặc bùn với thể tích 540m 3 dùng để cô đặc bùn của bể lắng sơ cấp Bùn tươi được lắng xuống bằng trọng lực nhờ tỷ trọng của bùn lớn hơn tỷ trọng của nước

❖ Thiết bị cô đặc bùn ly tâm:

- Bơm này dùng để chuyển bùn từ bể cô đặc bùn trọng lực sang bể bùn hỗn hợp với hiệu suất xử lý từ hàm lượng bùn 1% ở đầu vào thành 4% ở đầu ra

❖ Thiết bị tách nước ly tâm:

- Bởi vì bùn hoạt tính dư có bùn cô đặc nên nó không thể dể dàng cô đặc được bằng trọng lực Do đó thiết bị cô đặc bùn ly tâm đươc sử dụng để cô đặc bùn hoạt tính dư

Bùn hoạt tính dư được quay cô đặc trong thiết bị cô đặc bùn ly tâm và được cô đặc lại

- Hiệu suất xử lý từ 4% bùn đầu vào thành 20% bùn đầu ra

- Bể bùn dư có thể tích 150m 3 , sử dụng loại cánh khuấy kiểu đứng có đường kính ϕ 2000mm Cánh khuấy được sử dụng để ngăn bùn lắng từ bể bùn dư

- Bơm dùng để cấp bùn dư đến thiết bị cô đặc bùn ly tâm

- Bùn tươi cô đặc và bùn hoạt tính dư cô đặc được trộn lẫn nhau trong bể bùn hỗn hợp

Nó tạo ra bùn có thể tách nước ổn định nhờ hòa trộn đều Hỗn hợp bùn được đưa tới thiết bị tách nước

- Cánh khuấy được dùng để ngăn bùn lắng trong bể bùn

- Bơm đùng để cấp bùn từ bể bùn hỗn hợp tới thiết bị tách nước bùn ly tâm

❖ Thiết bị hòa trộn polyme:

- Thiết bị kiểu bể với cánh khuấy đứng thể tích 10m3 dùng để hòa trộn polyme

- Bơm trục vít với công suất 130l/phút được sử dụng để cấp polyme cho thiết bị tách nước bùn ly tâm

❖ Bể nước tái quay vòng:

- Nước tách ra từ thiết bị cô đặc bùn và tách nước bùn ly tâm được đưa tới bể nước tái quay vòng sau đó được bơm tới giếng bơm tại trạm bơm nâng

- Bùn thải sau khi qua quá trình lên men sơ cấp ,thứ cấp sẽ được đưa đi thải bỏ

- Khí gây mùi hình thành từ quá trình lên men bùn sẽ được quạt khử mùi hút khí và đưa đến bể lọc khử mùi qua đất

- Bùn xử lý sơ bộ được giữ trong bể lên men sơ cấp 14 ngày với không khí và được trộn liên tục Trong bể lên men thứ cấp, bùn được giữ trong 20 ngày ở nơi thoáng gió với sự luân chuyển bằng tải xúc vừa phải

- Cánh khuấy được sử dụng để ngăn bùn lắng trong bể nước tái quay vòng

- Bơm kiểu chống lắc với công suất động cơ 380V 30kW để chuyển nước từ bể nước tái quay vòng tới giếng bơm

- Bơm bùn cô đặc, bơm nước tách ra từ bể cô đặc bùn: công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vị trí “tự động” và công tắc chuyển mạch được chuyển tới A hoặc B để chọn bơm chính

- Bơm cấp bùn dư, bơm cấp polyme, bơm nước tái quay vòng: công tắc chuyển mạch cho bơm chính trên tủ điều khiển tạii chổ được chuyển tới vị trí tự động

- Cánh khuấy bùn dư, cánh khuấy bùn hỗn hợp, cánh khuấy nước tái quay vòng: công tắc chuyển mạch cho cánh khuấy trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vị trí tự động

- Van đầu vào nước đã xử lý: công tắc chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vị trí tự động

- Thiết bị cô đặc bùn ly tâm: công tắc chuyển mạch cho thiết bị cô dặc chính trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vị trí “khóa liên động”

- Thiết bị tách nước bùn ly tâm: công tắc chuyển mạch cho thiết bị tách nước chính trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vị trí “khóa liên động”

- Phễu chứa polyme và thiết bị cấp polymer, bể hòa trộn polyme: công tắc chuyển mạch cho thiết bị cấp polyme chính và cánh khuấy cho bể trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển sang vị trí “tự động”

- Bộ bơm cấp nước: công tức chuyển mạch trên tủ điều khiển tại chổ được chuyển tới vị trí “tự động”.

CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ BẢO DƯỠNG

Sự cố trong thiết bị

Triệu chứng Nguyên nhân có thể Biện pháp khắc phục I Động cơ

1 Độ ồn hoặc độ rung bất thường

1b trục hoặc quạt bị nghẽn 1c lỏng bu lông bắt

1a Tra dầu bôi/thay thế vòng bi

1c Kiểm tra/xiết chặc bu lông bắt 1d kiểm tra/thay thế khớp nối

2 Quá nhiệt 2a quạt/ thông khí bị hỏng hoặc tắt 2b lưới làm mát bị hỏng 2c động cơ quá tải

2a Sửa chữa/thay thế quạt

2c Kiểm tra vật cản trở bộ phận quay hoặc hộp bánh răng truyền động hỏng

3b Hỏng hoặc tắt bộ phận truyền động

3c.động cơ(cách điện) hỏng 3d đặt dòng ngắt không đúng

3a Kiểm tra tải lên thiết bị

3b Kiểm tra/sửa bộ phận lỗi

3c Kiểm tra/thay thế động cơ

3d Kiểm tra/hiệu chỉnh dòng ngắt

II Hộp bánh răng/bộ phận giảm tốc

1 Độ ồn hoặc độ rung bất thường

1a bộ phận truyền động bị hỏng (bánh công tác/trục vít…)

1a kiêm tra/sửa chữa bộ phận

1b kiểm tra/thay thế khớp nối

1b khớp nối đầu vào/đầu ra

1c thiếu dầu bôi trơn (dầu/mở)

1c kiểm tra/tra đủ dầu bôi trơn

1d thay thế hộp bánh răng

2a thiếu dầu bôi trơn (dầu, mở)

2c hệ thống làm mát bẩn

2a kiểm tra/tra đầy đủ dầu bôi trơn

2b kiểm tra vật cản trở…

2c làm sạch lưới làm mát hộp số

3 Rò rỉ dầu bôi trơn từ phớt

3c dầu bôi trơn được tra quá nhiều

3a.thay thế theo phớt 3b làm sạch ống thông hơi

3c xả dầu bôi trơn đến mức đúng

1b Bộ truyền động bị tắc hoặc hỏng

- Kiểm tra vòng trượt, - Kiểm tra bộ khởi động điện của công tắc dừng an toàn/ khẩn cấp tại bộ truyền động,

- Kiểm tra vật cản trở trên đường chạy của bánh

- Kiểm tra vật cản trở trên sàn bể

- Kiểm tra cào bùn không móc vào thành bể

- Nếu động cơ vẫn quay kiểm tra hộp bánh răng

IV Bể cô dặc bùn trọng lực

Giống như phần bể lắng Giống như phần bể lắng

1 Độ ồn hoặc rung bất thường

1a hỏng động cơ truyền động/khớp nối hoặc vòng bi

1c phía hút của bơm bị hạn chế

1a xem động cơ/hộp bánh răng ở phần trước

1b rửa sạch đường ống hút

1c làm sạch/rửa đường ống

1d xem hướng dẫn của nhà sản xuất

1 Hiệu quả vận hành giảm

1a bộ lọc phía hút hoặc đường ống hút bị tắt

1a làm sạch bộ lọc bằng ống hút

2a Xuất hiện rò rỉ máy thổi khí mặt bích và ống xả

2a sửa rò rĩ bằng cáh thay gioăng

3 Lưu lượng khí không đủ

3a Độ hở bên trong máy thổi khí trở nên quá lớn

4 Nhiệt độ cao 4a Phía ngoài của roto tiếp xúc với vỏ và số vòng quay giảm do tăng ma sát

4a Tháo bơm và sửa chữa

5a Van xả đóng 5b Đường ống xả bị tắc

Sự cố trong quá trình vận hành

Triệu chứng Nguyên nhân có thể Biện pháp xử lí 1 Trạm bơm nâng

Cửa đầu vào có thể không được đóng hoàn toàn do vướng phải vật cản trở

Loại bỏ vật cản trở ra khỏi của đầu vào

2 Bể lắng sơ cấp pH quá thấp Bùn lên men Tăng số lượng chu kì rút bùn ra ống tắc thường xuyên do bùn tươi độ đặc cao

Tích tụ bùn tươi trong bể lắng sơ cấp do thời gian lưu quá dài

Tăng số lượng chu kì rút bùn ra

Cát quá nhiều trong bùn Kiểm tra chất lượng hàm lượng cát trong bùn Kiểm tra hệ thống loại bỏ cát

Bùn nổi lên mặt Cánh gạt bùn bị mòn hoặc hư hỏng cản trở gạt bùn xuống hố thoát

Tháo cạn bể và kiểm tra độ hở (độ bị ăn mòn của cửa gạt bùn) hoặc thay thế cánh gạt nếu cần Đường ống xả bùn tươi bị tắc

Tháo cạn bể và kiểm tra độ hở hoặc thay thế cánh gạt nếu cần

Van bùn tươi không mở hoàn toàn

Kiểm tra và hiệu chỉnh van

Bùn bắt đầu phân hủy Tăng số lượng chu kì rút bùn ra

Bùn rút ra rất loãng

Cánh gạt bùn bị mòn hoặc bơm bùn tươi vận hành trong thời gian quá dài

Giảm số lượng chu kì rút bùn

Bể lắng sơ cấp quá tải thủy lực Đo lưu lượng nước(coi độ mở của cửa) vào bể

Chảy lắng trong bể lắng sơ cấp

Kiểm tra mức của từng cửa tràn đầu vào để lưu lượng nước vào bể lắng sơ cấp đều nhau

Bùn thỉnh thoảng đặc thỉnh thoảng lỏng

Tích tụ trong bể lắng sơ cấp không ổn định do thay đổi nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước đầu vào

Cần thay đổi chu kì rút bùn ra, bởi vậy chu kì cần được thiết lập cho từng ngày trong tuần Cần kiểm tra thường xuyên xem chu kì thiết lập đã phù hợp chưa

Bùn hoặc nước thải đen và có mùi (bùn lên men)

Cánh gạt bùn bị mòn hoặc hư hỏng cản trở gạt được bùn xuống hố thoát Do đó dẫn đến thời gian lưu bùn quá dài

Làm cạn bể và kiểm tra độ hở hoặc thay thế cánh gạt nếu cần thiết

Thời gian lưu bùn quá dài Tăng số lượng chu kì rút bùn Đường ống xả bùn tươi bị tắc

Thông ống bằng cách sử dụng khí nén (không khí thông thường) hoặc vòi phun nước áp lực

Thời gian quay của cào bùn quá chậm

Váng bọt tích tụ trên bề mặt bể

Tần suất loại bỏ váng của thiết bị thu váng chưa đủ

Tăng tần xuất loại bỏ váng của thiết bị thu váng

Cơ cấu cào bùn bị ngắt ra

Mô men xoắn vượt quá giá trị thiết kế tác động tới cơ cấu cào bùn

Kiểm tra tỉ trọng bùn(có đồng hồ gắn then đường ống) và giảm nó nếu yêu cầu

Kiểm tra cài đặt thiết bị bảo vệ

Làm cạn bể lắng sơ cấp và kiểm tra công tác cào bùn trong bể

Mài mòn quá mức bánh xe cào bùn

Bánh xe không được chỉnh thẳng

Căn chỉnh thẳng bánh xe Đường chạy bị bẩn Làm sạch bề mặt trên đường bánh xe chạy

Bơm bùn không bơm bùn Động cơ có thể bị lỗi

Thay thế khớp nối Đường hút bị tắc Thông tắc sử dụng khí nén hoặc vòi phun nước áp lực cao Đường ống xả bị tắc Thông đường ống dẫn khí nén hoặc vòi phun nước áp lực

Vải rách tắc bánh công tác hoặc bánh công tác bị mòn

Làm sạch bánh công tác và thay thế nếu cần thiết

Van một chiều trên đường ống xả tắc đóng

Van cách ly đóng Kiểm tra các van đều mở

Tình trạng xấu của bùn hoạt tính Đông tụ không tốt Bông bùn nhỏ hoặc nhẹ

Kiểm tra nồng độ oxy hòa tan trong bể sục khí

Hiệu chỉnh lưu lượng khí

Nồng độ oxy hòa tan thấp

Tăng lưu lượng khí Nồng độ oxy hòa tan cao Giảm lưu lượng khí pH quá thấp Xãy ra nitrat hóa Lưu lượng khí được kiểm soát (giảm giá trị nồng độ oxy hòa tan)

Bùn màu nâu đen hoặc đen

Thời gian lưu bùn trong bể hoạt tính quá lâu

Giảm nồng độ MLSS bằng cách tăng nước thải cho đến khi tình trạng được cải thiện

Mức nồng độ oxy hòa tan thấp

Váng trắng hoặc bọt trên bể sục khí

Tuổi bùn quá ngắn dưới điều kiện MLSS thấp Tăng tuổi bùn(giảm cung cấp nước thải, sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt)

Chỉ số SVI cao dẫn đến chất rắn đi theo nước

Tuổi bùn có thể quá ngắn hoặc quá dài

Thay đổi tuổi bùn bằng cách thay đổi nồng độ MLSS

Nồng độ oxy hòa tan thấp trong bể sục khí

Nồng độ chất rắn cao trong nước ra

Bể lắng cuối bị quá tải thủy lực

Kiểm tra lưu lượng tới bể lắng cuối và giảm nó nếu có thể

Tỷ lệ qua vòng bùn tuần hoàn qua thấp

Tưng tỷ lệ quay vòng bùn tuần hoàn(là lượng bùn sau bể lắng thứ cấp được bơm về bể sục khí)

Tải chất rắn trong bể lắng cuối quá lớn

Giảm nồng độ MLSS trong bể sục khí

Nồng độ MLSS quá cao Tăng tỷ lệ bùn tuần hoàn

Bùn tuần hoàn quá đặc dẫn đến ống bị tắc

Bùn dư tích tụ trong bể lắng cuối

Tăng tỷ lệ bùn tuần hoàn

Cánh gạt bùn bị hư hỏng ngăn cản gạt bùn được xuống hố thoát

Làm cạn bể và kiểm tra tay gạt

Bùn được rút ra quá nhanh từ bể lắng cuối

Giảm tỷ lệ quay vòng bùn tuần hoàn

Váng tích tụ trên bề mặt bể

Tần suất laoij bỏ váng của thiết bị thu váng không đủ

Tăng tần suất loại bỏ váng bởi thiết bị thu váng

Bể cô dặc bùn trọng lực Nước tách ra có thể có nhiều chất rắn

Vách tràn không bằng Chỉnh bằng vách tràn

Tải quá mức lên bể cô đặc Giảm thời gian cấp bùn trong ngày tới bể cô dặc

Mùi Bùn phân hủy Tăng tỷ lệ rút bùn ra

Cô đặc không đủ Tỷ lệ chảy tràn cao Giảm tỷ lệ chảy tràn

Tỷ lệ rút bùn cao Giảm tỷ lệ rút bùn ra

Chảy tắt của dòng chảy tràn

Chỉnh bằng vách tràn dòng ra

Tắc đường ống rút bùn Thông tắc

Gioăng không đứng Hiệu chỉnh gioăng (miếng cao su lót khe tránh khe bị rò rỉ)

Vật lạ trong bơm Làm sạch bơm Bùn quá đặc Tăng tỷ lệ rút bùn ra

Tách nước bùn không tốt

Lựa chọn polyme không đúng

Lựa chọn polyme đúng theo tính chất bùn

Tỷ lệ cấp hóa chất không đúng

Hiệu chỉnh tỷ lệ cấp hóa chất theo tính chất bùn

Hiệu quả polyme bị giảm sau thời gian lưu trữ dài

Kiểm tra tình trạng lưu chứa polyme

Polyme được hào trộn ở tỷ lệ không định trước

Kiểm tra nồng độ polyme

Rò rỉ hóa chất (NaClO)

Kiểm tra gioăng và màng của bơm nước javen

Thay thế gioăng hoặc màng

Lưu lượng xả không đủ (thấp hơn thiết kế)

Tắc khí hoặc khí hóa của nước javen

Rửa lọc bể lọc cát khởi động bể thường xuyên

Tắc cát bởi chất rắn lơ lững

Kiểm tra lưu lượng rửa lọc và rửa khí đúng

8 Máy phát điện động cơ diezen dự phòng

Báo động trong hệ thống ghi dữ liệu khi máy phát điện ở trạng thái dự phòng

Báo động “mức dầu nhiên liệu trong thùng L”

Kiểm tra dầu bị rò rỉ và bổ sung dầu vào thùng

Báo động trong hệ thống ghi dữ liệu trong quá trình máy phát hoạt động

Báo động “lỗi thông thường máy phát điện dự phòng” Kiểm tra tủ khởi động máy phát, tủ điều khiển và máy phát trong phòng máy phát khi xuất hiện báo động “lỗi thông thường máy phát dự phòng” trong hệ thống ghi

Báo động apps suất dầu động cơ diezen không đủ để vận hành

Kiểm tra mức dầu động cơ và bổ sung dầu vào động cơ dữ liệu báo động như sau:

Nhiệt độ nước cao Báo động nước làm mát động cơ diezen không đủ làm mát động cơ.Kiểm tra lượng nước làm mát, van và ống tuần hoàn

Quá tốc độ Báo động tốc độ quay động cơ diezen quá thông số danh định.Kiểm tra thiế bị điều khiển động cơ diezen

Lỗi quá dòng chạm đất(aptomat của đường cấp nguồn máy phát bị ngắt cùng lúc)

Báo động “quá tải” hoặc “lỗi chạm đất” của mạch cấp điện máy phát

Kiểm tra cài đặt 3O/C&1EF), phụ tải điện vượt quá thông số danh định của máy phát và rò đất của mạch cấp điện.

Bảo dưỡng

- Kiểm tra hàng ngày và định kì các thiết bị xử lý nước, xử lý bùn, nhà ủ phân compost, trạm bơm Đông Diều Nắm được các dấu hiệu sự cố để kịp thời khắc phục, lập kế hoạch sửa chữa làm tăng hiệu quả nhà máy Theo dõi chất lượng bùn khí đã tách nước và phân ủ, điều chỉnh lượng polyme cho phù hợp

Công tác bảo dưỡng: thay dầu và chất bôi trơn, thay vật liệu tiêu dùng, phụ tùng,… chỉnh độ căng của xích tải, điều chỉnh phốt lam kính, trao đổi vận hành thiết bị, vận hành định kì máy phát điện, sơn bảo dưỡng

- Công tác sửa chữa nhỏ: sửa chữa phòng ngừa sự cố, thực hiện công tác sửa chữa, ghi lại lí lịch sửa chữa, kiểm soát an toàn trong khi sửa chữa…

- Công tác vệ sinh: vệ sinh đường nước thải, các bể lắng vệ sinh các điện cực, các hiết bị cơ điện và phần xung quanh, vệ sinh hoặc thay thế bộ lọc thiết bị và dụng cụ, vệ sinh cơ sở vật chất và cảnh quan.

NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THAM LƯƠNG – BẾN CÁT

Hiện nay, mỗi ngày TP.HCM thải ra gần 2.000.000 m 3 nước thải sinh hoạt, tuy nhiên tỷ lệ xử lý nước thải đô thị của TPHCM rất thấp, mới đạt 13,2% tổng lượng nước sinh hoạt Chính quyền thành phố đã và đang triển khai các dự án xây dựng và mở rộng các nhà máy xử lý nước thải nhằm cải thiện chất lượng nguồn nước vệ sinh môi trường khu vực đồng thời nâng cao điều kiện sống cho nhân dân

Hiện tại, trên địa bàn TPHCM ngoài hai nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động gồm Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng công suất 141.000 m 3 /ngày đêm và Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa công suất 46.000 m 3 /ngày đêm, còn có Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát hiện đã và đang đưa vào vận hành xử lý từ tháng 7/2017 với công suất khoảng 10.000 - 15.000 m 3 /ngày đêm trong tổng công suất giai đoạn 1 là 131.000 m 3 /ngày đêm và dự kiến công suất tối đa là 250.000 m 3 /ngày đêm ở giai đoạn 2 Đây là dự án xử lý nước thải đầu tiên trên cả nước xử lý nước thải đạt loại A trước khi thải ra môi trường, đồng thời cũng là nhà máy duy nhất tại Việt Nam đến thời điểm này sử dụng hệ thống pin năng lượng Mặt trời để hoạt động

Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát do nhà đầu tư là Liên danh công ty cổ phần đầu tư Xây dựng – Thương mại Phú Điền, Công ty cổ phần đầu tư phát triển môi trường SFC Việt Nam và Công ty cổ phần chứng khoán quốc tế Hoàng Gia (đại diện là công ty Phú Điền) xây dựng theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) với tổng vốn đầu tư 1.868 tỉ đồng, thời gian xây dựng trong 19 tháng

Nhà máy được xây dựng tại phường An Phú Đông – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh với quy mô 23.200 m 2 , nhỏ hơn so với Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (huyện Bình

Chánh) rộng gần 140.000 m 2 Trong đó diện tích đất xây dựng là 13.200 m 2 , diện tích sân và đường nội bộ là 960 m 2 và diện tích cây xanh cảnh quan là 9.040 m 2 Thời hạn sử dụng công trình là trên 100 năm (theo QCVN 03:2012).

TỔNG QUAN NHÀ MÁY THAM LƯƠNG BẾN CÁT

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.1 Nguồn gốc, thành phần và tính chất chung của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước được thải ra sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt như: tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh cá nhân,…Chúng thường được thải ra từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, bệnh viện và các địa điểm khác có hoạt động sản xuất của con người

Nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các thành phần vô cơ, vi sinh vật Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất protein, cacbon hydrat Ngoài ra, trong nước thải còn có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó phân hủy

2.2 Thông số đầu vào và đầu ra của nước thải nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát

Lượng nước thải đầu vào:

+ Công suất thiết kế giai đoạn 1: 131000 m3/ngày.đêm + Công suất nhà máy giai đoạn 1 vào mùa khô: 131000 m3/ngày.đêm + Công suất nhà máy giai đoạn 1 vào mùa mưa: 176850 m3/ngày.đêm

Bảng II.2.1 Đặc tính một số chỉ tiêu nước thải đầu vào

STT Thông số Đơn vị

Giá trị Trung bình Cao nhất

1 Chất rắn lơ lửng SS - 238 350

Nước sau xử lý của NMXLNT tập trung Tham Lương – Bến Cát đạt đồng thời các tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTBMT cột A, QCVN 40-2011/BTNMT cột A

Bảng II.2.2 Chất lượng chỉ tiêu nước thải đầu ra

STT Thông số Đơn vị

Tiêu chuẩn mới cập nhật

4 Tổng chất rắn lơ lửng SS mg/l 50 45 40,5

2.3 Quy trình công nghệ xử lý nước thải

Hình II.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ

Nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tham Lương – Bến Cát áp dụng công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt tính tuần hoàn SBR cải tiến

Giải pháp thiết kế, bố trí mặt bằng hạng mục của Nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tham Lương – Bến Cát được bố trí liền kề nhằm giảm diện tích xây dựng, đáp ứng tuân thủ các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường, tiêu chuẩn nước thải sau xử lý hiện hành (khoảng cách đạt 40m theo quy định – QCVN 07:2020/BXD)

Nước thải sau xử lý đạt đồng thời 2 Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT

Mùi phát sinh từ các công trình xử lý như Bể tiếp nhận nước thải đầu vào và tách rác lắng cát, Cụm bể SBR cải tiến, Bể nén bùn, Nhà ép bùn được tập trung bởi hệ thống đường ống và quạt hút khí Dòng khí chứa mùi này tùy theo khu vực sẽ được đưa về 2 thiết bị xử lý Dòng khí sau khi đi qua thiết bị xử lý mùi sẽ là khí không mùi, đạt quy chuẩn xả thải cho phép Thiết bị xử lý mùi của Nhà máy hoạt động dựa vào nguyên tắc sinh học

2.3.1 Thuyết minh về quy trình công nghệ

Nước thải đầu vào từ hệ thống thu gom nước thải của lưu vực Tham Lương – Bến Cát được đưa tới Trạm bơm nâng nước thải, đáy bể được thiết kế ở cao độ đủ thấp để tiếp nhận các loại nước thải đầu vào từ các tuyến thu gom Tiếp theo, nước thải sẽ được các bơm nâng của Trạm bơm đưa lên, phân phối đều vào các kênh đặt song tách rác tiếp theo Ngăn tách rác cũng là công trình có cao độ thủy lực lớn nhất trong Trạm XLNT, từ đây, nước thải luân chuyển qua các công đoạn xử lý trong Trạm đến khi thải ra ngoài hoàn toàn bằng tự chảy theo chênh áp thủy lực Có 4 kênh đặt song chắc rác tự động, hoạt động song song Trong thiết kế cũng bố trí 1 kênh tách rác thủ công, dự phòng trong trường hợp sửa chữa hay bảo dưỡng song chắn rác tự động Tại các song chắn rác, các tạp chất rắn có kích thước > 6mm sẽ được tách ra khỏi nước thải để không gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý tiếp theo Thiết bị nén đẩy rác băng tải dạng vít xoắn được tích hợp dọc theo thân máy Trong quá trình di chuyển, dưới tác dụng của trực vít xoắn, rác thô sẽ được nén giảm thể tích trước khi rơi vào thùng chứa rác, định kỳ sẽ đem thải bỏ

Sau khi ra khỏi máy tách rác, nước thải chảy tràn vào 04 bể lắng cát Dọc theo chiều dài của bể lắng cát, theo chiều dòng chảy, dưới tác dụng của trọng lực, các hạt chất rắn như cát… có khối lượng nặng sẽ có vận tốc lắng cao hơn, và do đó sẽ lắng xuống đáy bể, trong khi những hạt keo hay huyền phù có khối lượng nhẹ hơn vẫn ở trạng thái lơ lửng và sẽ theo nước thải đi sang bước xử lý tiếp theo, quá trình này được tăng cường bởi tác dụng thủy lực của hệ thống sục khí bố trí dọc theo chiều dài thành bể Cùng với quá trình tách cặn, váng bọt và các tạp chất nổi trên bề mặt nước thải cũng được thu và gạt về khoang chứa váng đặt ở cuối bể lắng cát Các chất rắn lắng dưới đáy bể sẽ được hệ thống cầu gạt đẩy về khoang chứa cặn rồi được bơm trực tiếp sang sân phơi cát để làm khô và đem thải bỏ

Nước thải sau khi tách rác thô, cặn nặng và váng bọt sẽ tự chảy vào các bể SBR cải tiến thông qua một kênh phân phối nước Việc nạp nước vào các bể SBR cải tiến này hoàn toàn tự động thông qua các van motor và chương trình điều khiển trung tâm Đồng thời, một thiết bị đo và truyền tín hiệu liên tục về bộ điều khiển trung tâm cũng được gắn trên kênh phân phối

Có 06 bể SBR cải tiến hoạt động song song được thiết kế cho Trạm XLNT Tham Lương – Bến Cát Tại các bể này sẽ diễn ra quá trình xử lý chính để làm sạch các chất ô nhiễm có trong nước thải

Công nghệ SBR cải tiến là công nghệ xử lý nước thải tuần hoàn liên tục theo đó các quá trình như oxy hóa cacbon, quá trình nitrat hóa, khử nitơ và khử Photpho bằng phương pháp sinh học được diễn ra đồng thời trong 1 bể duy nhất Việc kiểm soát quá trình này dựa trên việc đo sự hấp thụ oxy trực tuyến để điều khiển hoạt động của máy thổi khí, cùng với việc sử dụng hệ thống khuyếch tán khí loại bọt mịn, hiệu suất cao sẽ cho phép làm giảm đáng kể năng lượng tiêu tốn Phương pháp này không cần đến các bể điều hòa, thiết bị khuấy trộn và loại trừ được trường hợp dòng chảy quá tải như trong hệ thống SBR Quá trình xử lý sẽ diễn ra liên tục khi hệ thống được lắp đặt ít nhất là 2 bể hoạt động song song

Quá trình xử lý sinh học dựa trên công nghệ SBR cải tiến – công nghệ bùn hoạt tính, sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để oxy hóa các thành phần ô nhiễm có trong nước thải Sự oxy hóa sinh học và tiêu thụ các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ được thực hiện bởi vi sinh vật có trong bể hay còn gọi là bùn hoạt tính

Trong suốt quá trình xử lý, bùn hoạt tính sẽ liên tục được sinh ra Loại bùn này không có mùi và không gây nguy hại tới sức khỏe cho người vận hành và môi trường xung quanh khi bùn được xử lý theo quy trình xử lý bùn

❖ Các quá trình phản ứng ở bể SBR cải tiến:

Bước 1: Nước thải sẽ trộn vào bùn hồi lưu với tỷ lệ F/M cao ở ngăn Selector Sự kết hợp bể Selector với các bể phản ứng khác nhau tạo nên ưu việt khác biệt giữa công nghệ SBR cải tiến và các bể hoạt động theo công nghệ SBR Đặc điểm này giúp vận hành hệ thống đơn giản hơn

Hình II.2.2 Vận hành hệ thống công nghệ SBR cải tiến

Hệ thống này đảm bảo quá trình xử lý sinh học sẽ chủ yếu là tạo ra các hạt bùn hoạt tính, ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật dạng sợi, và do đó làm tăng độ an toàn trong quá trình vận hành, giảm thiểu sự tập trung dòng thải Bể Selector hỗ trợ quá trình phát triển của vi sinh vật khử photpho và do đó photpho được khử theo phương pháp sinh học mà không cần thêm hóa chất

Bước 2: Quá trình phản ứng xảy ra trong bể SBR cải tiến gần tương tự như quá trình SBR, chỉ khác dòng vào ra là liên tục Việc kiểm soát quá trình này dựa trên việc đo sự hấp thụ oxy trực tuyến và do đó phương pháp này không cần đến các bể điều hòa, thiết bị khuấy trộn và loại trừ được trường hợp dòng chảy quá tải như trong hệ thống SBR Quá trình xử lý sẽ diễn ra liên tục do có 06 bể hoạt động song song và lệch pha nhau

Hình II.2.3 Công nghệ xử lý sinh học SBR

CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG

STT Sự cố Xử lý sự cố

Rác đầy trong phía hố làm tắc bơm

-Vớt rác bằng máy hoặc thủ công khắc phục sự cố ngay lập tức, tức thời để tránh hư hại đến bơm

-Kiểm tra nước thải đầu vào có lượng rác thải lớn bất thường hay không để phối hợp với việc vận hành vớt rác ở hố gom và hố ga bên ngoài nhà máy

II BỂ TÁCH RÁC, LẮNG CÁT

Xơ sợi, rác, váng mỡ nổi lên trên bể chứa tách được hoàn toàn

-Kiểm tra tình trạng hoạt động của các máy tách rác, nếu có sự cố về cơ khí, điện, điều khiển thì phải khắc phục ngay và chuyển sang vận hành máy tác rác thủ công

-Kiểm tra hoạt động của máy thổi khí đã cấp đủ lưu lượng và áp suất khí chưa

-Kiểm tra hiệu quả khuếch tán bọt khí và đường ống cấp nước

-Kiểm tra cơ cấu vớt bọt, váng mỡ đã tách được hoàn toàn bọt váng chưa để điều chỉnh

Cặn lắn chưa được tách loại hết Thiết bị gạt cát hoạt động không hiệu quả hoặc tấm gạt bị mòm hay lệch ra khỏi vị trí định vị làm cho cát không được thu gom triệt để

1 Hiện tượng bùn nổi nhiều trên mặt nước trong bể SBR trong pha Để khắc phục vấn đề này bằng cách cho các hóa chất keo tụ vào bể lắng lắng: đó là sự trương nở bùn thường kèm theo quy trình bùn khó lắng như nhũ tương, bùn loãng: nguyên nhân là do vi sinh vật dạng sợi hoạt động như những thanh nối ngăn chặn sự tạo khối của những hạt bùn và tại ra khả năng lắng kém

-Giảm lưu lượng nước thải, giảm thải bùn để giảm tỷ số F/M hay tăng tuổi bùn

-Kiểm tra DO có duy trì được DO>2mg/l, nếu không điều chỉnh tăng cấp khí

-Điều chỉnh thông số SVU

Ngày đăng: 12/07/2024, 10:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình I.1.1. Sơ đồ bố trí nhà máy - báo cáo thực tập tốt nghiệp tên đơn vị thực tập trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật tphcm
nh I.1.1. Sơ đồ bố trí nhà máy (Trang 11)
Hình I.1.2. Sơ đồ tuyến cống thu gom - báo cáo thực tập tốt nghiệp tên đơn vị thực tập trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật tphcm
nh I.1.2. Sơ đồ tuyến cống thu gom (Trang 12)
Bảng I.2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước (trung bình năm 2017) - báo cáo thực tập tốt nghiệp tên đơn vị thực tập trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật tphcm
ng I.2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước (trung bình năm 2017) (Trang 15)
Bảng I.2.3. Các thông số thiết kế - báo cáo thực tập tốt nghiệp tên đơn vị thực tập trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật tphcm
ng I.2.3. Các thông số thiết kế (Trang 15)
Hình II.1.1.Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát. - báo cáo thực tập tốt nghiệp tên đơn vị thực tập trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật tphcm
nh II.1.1.Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát (Trang 33)
Hình II.1.2. Lưu vực nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát. - báo cáo thực tập tốt nghiệp tên đơn vị thực tập trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật tphcm
nh II.1.2. Lưu vực nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát (Trang 34)
Bảng II.2.1. Đặc tính một số chỉ tiêu nước thải đầu vào - báo cáo thực tập tốt nghiệp tên đơn vị thực tập trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật tphcm
ng II.2.1. Đặc tính một số chỉ tiêu nước thải đầu vào (Trang 35)
Bảng II.2.2. Chất lượng chỉ tiêu nước thải đầu ra - báo cáo thực tập tốt nghiệp tên đơn vị thực tập trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật tphcm
ng II.2.2. Chất lượng chỉ tiêu nước thải đầu ra (Trang 36)
Hình II.2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ - báo cáo thực tập tốt nghiệp tên đơn vị thực tập trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật tphcm
nh II.2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ (Trang 37)
Hình II.2.2. Vận hành hệ thống công nghệ SBR cải tiến - báo cáo thực tập tốt nghiệp tên đơn vị thực tập trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật tphcm
nh II.2.2. Vận hành hệ thống công nghệ SBR cải tiến (Trang 40)
Hình II.2.3. Công nghệ xử lý sinh học SBR - báo cáo thực tập tốt nghiệp tên đơn vị thực tập trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật tphcm
nh II.2.3. Công nghệ xử lý sinh học SBR (Trang 41)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w