1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CHUNG KHU QUY HOẠCH ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

439 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Chung Khu Quy Hoạch Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 439
Dung lượng 43,14 MB

Nội dung

Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường.. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực

Trang 1



BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CHUNG

KHU QUY HOẠCH ĐẠI HỌC QUỐC GIA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Địa điểm: Khu quy hoạch Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Dĩ An, tỉnh

Bình Dương

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024

Trang 3

2

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 9

MỞ ĐẦU 10

1 Xuất xứ của dự án 10

1.1.Thông tin chung về dự án 10

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 11

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật 11

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 14

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 14

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 16

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 17 3 Tổ chức thực hiện ĐTM 17

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 18

4.1 Các phương pháp ĐTM 18

4.2 Các phương pháp khác 19

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 21

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 31

1.1 Thông tin về dự án 31

1.1.1 Tên dự án 31

1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án 31

1.1.3 Vị trí địa lý 31

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 34

Trang 4

3

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 49

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 49

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 63

1.2.1 Các hạng mục công trình chính 63

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 85

1.2.3 Các hoạt động của dự án 121

1.2.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: 128

1.2.5 Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có) 137

1.2.6 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 138

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 138

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 139

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 140

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 143

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 145

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 145

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 154

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 154

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 163

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 165

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 168

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN; DỰ BÁO CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 170

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 170

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 170

3.1.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 190

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 197

Trang 5

4

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 197

3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 212

Sơ đồ quy trình công nghệ chung của của Trạm XLNT 217

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 239

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 239

CHƯƠNG 4 241

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 241

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 242

5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 242

5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án: 251

5.2.1 Kế hoạch quan trắc môi trường giai đoạn thi công xây dựng 251

5.2.2 Kế hoạch quan trắc môi trường giai đoạn vận hành dự án 251

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ THAM VẤN 252

6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 252

6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 253

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 262

1 Kết luận: 262

2 Kiến nghị: 262

3 Cam kết của chủ dự án đầu tư 263

TÀI LIỆU THAM KHẢO 266

PHỤ LỤC 267

PHỤ LỤC 1 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN 268

PHỤ LỤC 2 CÁC BẢN VẼ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 269

PHỤ LỤC III 270

Trang 6

5

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

STN&MT Sở Tài nguyên và Môi trường

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc

Trang 7

6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Các điểm tọa độ giới hạn khu đất dự án 31

Bảng 1 2 Hiện trạng sử dụng đất khu vực lập quy hoạch 35

Bảng 1.3 Các tuyến đường trong khu quy hoạch ĐHQG-HCM 41

Bảng 1.4 Bảng tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất 50

Bảng 1.5 Tổng hợp dự báo về quy mô sinh viên, giảng viên và cán bộ tại ĐHQG-HCM (cơ sở Thủ Đức, Dĩ An) 62

Bảng 1.6 Bảng thống kê hiện trạng công trình xây dựng và kế hoạch xây dựng trong thời gian tới 63

Bảng 1.7 Bảng thống kê mạng lưới đường 91

Bảng 1.8 Bảng thống kê Chỉ tiêu đất giao thông trong các khu chức năng 96

Bảng 1.9 Bảng tính khối lượng thoát nước mưa 101

Bảng 1.10 Bảng tính toán nhu cầu cấp nước 102

Bảng 1.11 Bảng tổng hợp mạng lưới cấp nước hiện trạng và dự kiến 107

Bảng 1.12 Bảng tính Chỉ tiêu cấp điện 108

Bảng 1.13 Bảng tính toán phụ tải điện 109

Bảng 1.14 Bảng tổng hợp nhu cầu phụ tải 113

Bảng 1.15 Bảng phân bố phụ tải vào các mạch vòng 115

Bảng 1.16 Bảng chỉ tiêu cho các dịch vụ thông tin liên lạc của khu vực 118

Bảng 1.17 Nhu cầu dự tính cho các dịch vụ thông tin liên lạc 119

Bảng 1.18 Số lượng sinh viên chính quy tại ĐHQG-HCM trong 3 năm 122

Bảng 1.19 Số lượng sinh viên ngoài chính quy tại ĐHQG-HCM trong 3 năm 122

Bảng 1.20 Quy mô cán bộ, giảng viên 123

Bảng 1.21 Bảng Dự báo nhu cầu xử lý nước thải 129

Bảng 1.22 Bảng tổng luợng chất thải rắn phát sinh 136

Bảng 1.23 Bảng khối lượng công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 137

Bảng 1.24 Tổng hợp khối lượng nguyên liệu phục vụ thi công dự án 138

Bảng 1.25 Tiến độ thực hiện dự án 143

Bảng 2 1 Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2015 đến năm 2019 tại tỉnh Bình Dương 148

Bảng 2 2 Số giờ nắng của các tháng từ 2015 đến 2019 tại tỉnh Bình Dương 148

Bảng 2 3 Lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2015 đến năm 2019 tại tỉnh Bình Dương 150

Trang 8

7

Bảng 2 4 Độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2015 đến năm 2019 tại tỉnh Bình

Dương 151

Bảng 2 5 Vị trí lấy mẫu không khí tại khu vực dự án 155

Bảng 2 6 Kết quả phân tích mẫu không khí và đo độ ồn tại khu vực dự án 155

Bảng 2 7 Kết quả phân tích mẫu không khí và đo độ ồn tại khu vực dự án (tt) 156

Bảng 2 8 Vị trí lấy mẫu nước ngầm 157

Bảng 2 9 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án 157

Bảng 2 10 Vị trí lấy mẫu nước mặt 158

Bảng 2 11 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án 159

Bảng 2 12 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án (tt) 160

Bảng 2 13 Vị trí lấy mẫu đất tại khu vực dự án 162

Bảng 2 14 Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án 162

Bảng 2 15 Cấu trúc của thực vật phù du tại khu vực dự án 164

Bảng 2 16 Cấu trúc sinh vật phù du tại khu vực dự án 165

Bảng 2 17 Tổng hợp nguồn tác động và biện pháp giảm thiểu trong quá trình thi công và hoạt động dự án 166

Bảng 3 1 Các nguồn gây tác động chính của Dự án trong giai đoạn thi công, xây dựng 170

Bảng 3 2 Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel 171

Bảng 3 3 Tải lượng bụi và khí thải tối đa phát sinh từ phương tiện vận chuyển 172

Bảng 3 4 Tải lượng bụi và khí thải tối đa phát sinh 172

Bảng 3 5 Nồng độ các chất ô nhiễm chỉ thị trong nước thải thi công 175

Bảng 2 18 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn 176

Bảng 3 6 Ước tính lượng CTR xây dựng trong quá trình xây dựng 177

Bảng 3 7 Danh mục các chất thải nguy hại 177

Bảng 3 8 Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công 183

Bảng 3 9 Mức độ rung động của một số máy móc xây dựng điển hình 184

Bảng 3 10 Giá trị vận tốc rung giới hạn của công trình 185

Bảng 3 11 Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ ô tô 197

Bảng 3 12 Tải lượng ô nhiễm không khí do hành động giao thông 198

Bảng 3 13 Thành phần và tính chất dầu DO 199

Bảng 3 15 Kết quả tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải khi sử dụng máy phát điện của Dự án: 200

Bảng 3 16 Bảng Dự báo nhu cầu xử lý nước thải 203

Trang 9

8

Bảng 3 17 Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt 207Bảng 3 18 Thành phần và lưu lượng phát sinh nước thải PTN của khoa Y, khoa Nha, khoa Dược và Trung tâm nghiên cứu tiên tiến 208Bảng 3 19 Bảng tổng luợng chất thải rắn phát sinh 210Bảng 3 20 Thành phần và số lượng chất thải nguy hại phát sinh dự kiến tại Dự án 211Bảng 3 21 Các hạng mục xây dựng cơ bản của trạm XLNT Dự án ĐHQG-HCM 223Bảng 3 22 Các hạng mục xây dựng cơ bản của các trạm XLNT dự kiến đầu tư 226Bảng 3 23 Các sự cố về công nghệ xử lý và cách khắc phục 233Bảng 4 1 Chương trình quản lý môi trường của Dự án tại Dự án ĐHQG-HCM 243

Trang 10

9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang

Hình 1 1 Vị trí khu vực thực hiện dự án 33

Hình 2 1 Bản đồ địa hình của ĐHQG-HCM 146

Hình 3 1 Sơ đồ phân lưu thoát nước thải 215

Hình 3 2 Quy trình công nghệ trạm XLNT theo phương án 1 217

Hình 3 3 Quy trình công nghệ trạm XLNT theo phương án 2 221

Trang 11

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1.Thông tin chung về dự án

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) được thành lập theo Nghị định số 16/CP ngày 27/01/1995, là một trong hai Đại học Quốc gia của Việt Nam được Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học cả nước Hằng năm, ĐHQG-HCM cung cấp cho xã hội khoảng 10.000 kỹ sư, cử nhân chất lượng cao, trên 1.500 thạc sỹ và khoảng 40 tiến sỹ thuộc hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động xã hội; góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

Nằm tại cửa ngõ Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, tâm điểm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ĐHQG-HCM có vị trí tiếp giáp Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 1A và gần khu công nghệ cao, khu chế xuất Linh Trung, làng văn hóa các dân tộc, khu công nghiệp Sóng Thần

Đến năm 2020, với tổng diện tích 643,7ha theo mô hình đô thị đại học hiện đại, ĐHQG-HCM là một trong những cơ sở giáo dục lớn nhất Việt Nam với 38 đơn vị, trong đó có 07 trường đại học thành viên (Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Trường Đại học An Giang), 01 viện nghiên cứu khoa học thành viên (Viện Môi trường và Tài nguyên), 02 khoa trực thuộc (Khoa Y, Khoa Chính trị - Hành chính), 01 Phân hiệu tại tỉnh Bến Tre và 27 đơn vị trực thuộc là các tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện, các tổ chức phục vụ đào tạo, dịch vụ

Sau khi có Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 27/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ về địa điểm Đại học Quốc gia Hà Nội và ĐHQG-HCM, ĐHQG-HCM đã nhanh chóng tiến hành công tác điều tra cơ bản về số lượng dân cư, nhà cửa, cây cối hoa màu trên địa bàn chuẩn bị cho việc giải phóng mặt bằng xây dựng và lập quy hoạch tổng thể toàn dự án Ngày 11/12/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

số 1069/1997/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chung ĐHQG-HCM

Năm 1998, ĐHQG-HCM đã lập quy hoạch chi tiết giai đoạn 1 ĐHQG-HCM và được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt theo quyết định số 167/QĐ-BXD ngày 15/4/1998, và lập dự án tiền khả thi và dự án khả thi giai đoạn 1 Đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 về việc tổ chức lại ĐHQG-HCM; (Theo công văn số 774/CP-KG ngày 24/8/2001) điều chỉnh diện tích đất của ĐHQG-HCM; Quyết định số 154/2001/QĐ-TTg ngày 10/10/2001 về việc điều chỉnh quy hoạch chung ĐHQG-HCM thì công tác lập báo cáo tiền khả thi quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 dự án đầu tư xây dựng ĐHQG-HCM được bắt đầu

Ngày 29/7/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành công văn số 892/CP-KG phê duyệt báo cáo tiền khả thi Dự án xây dựng ĐHQG-HCM Theo đó, dự án đầu tư xây dựng ĐHQG-HCM có 12 dự án thành phần, với quy mô diện tích là 643,7ha (Trong

Trang 12

Trang 11

đó: 121,7ha thuộc thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và 522 ha thuộc thành phố Dĩ An – tỉnh Bình Dương)

Đến nay, đã có 17 dự án thành phần được chấp thuận triển khai đầu tư, tăng 05

dự án so với kế hoạch trước đây trong đó 03 dự án được tách từ dự án đã có (Dự án QG-HCM 01: Bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư và Dự án QG-HCM 04 Khu ký túc xá sinh viên & nhà công vụ), 02 dự án kiến nghị bổ sung (Khu công viên khoa học và Khoa Y – Bệnh viện thực hành) Đặc biệt, tiếp nhận Dự án ký túc xá sinh viên thuộc chương trình đầu tư nhà ở sinh viên của Chính phủ tại khu B với quy mô 60.000 sinh viên, tăng cao so với trước đây, đã đặt vấn đề phải điều chỉnh lại hệ thống

hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho khu vực dự án này

Ngày 03/07/2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) tại Quyết định số 790/QĐ-Tg

Quá trình thực hiện Dự án sẽ có những tác động nhất định đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương nơi thực hiện dự án Dự án có tổng nguồn vốn là 26.804 tỷ đồng, thuộc nhóm dự án đầu tư công nhóm A Dự án sử dụng đất có diện tích 643,7ha, đối chiếu với quy định tại khoản 3, điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và mục 6, Phụ lục III, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ thì Dự án thuộc nhóm I phải lập báo cáo ĐTM trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự

án theo cấu trúc quy định tại Mẫu số 04 – Mẫu cấu trúc và nội dung cụ thể báo cáo đánh giá tác động môi trường của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Báo cáo này là căn cứ pháp lý cho cơ quan quản lý Nhà nước quản lý tốt các vấn

đề môi trường trong quá trình triển khai Dự án Đồng thời giúp cho Chủ dự án có những thông tin cần thiết để lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm khống chế, kiểm soát

ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ công nhân và người dân

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Chủ trương đầu tư: Thủ tướng Chính phủ

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật

1.3.1 Quy hoạch chung thành phố Thủ Đức

Hiện nay, UBND thành phố Thủ Đức đang tổ chức lập Quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040 theo nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Thủ Đức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1538/QĐ-TTg ngày 16/9/2021 Theo đó, thành phố Thủ Đức được xác định là trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ và hợp tác phát triển; tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo bậc cao, nghiên cứu và sản

Trang 13

Trang 12

xuất công nghệ cao, tài chính và thương mại - dịch vụ; có vai trò là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển hạ tầng số của thành phố và vùng Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố có các thế mạnh nổi trội là:

- Có vị trí địa lý trung tâm miền Đông Nam Bộ với hệ thống giao thông được đầu tư phát triển đồng bộ, thuận lợi để kết nối, hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh lân cận như tuyến metro số 1 từ Suối Tiên (quận 9) đến Bến Thành (quận 1) sẽ đi vào hoạt động từ năm 2023, tuyến đường Vành đai 3 (Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn Trạch), tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, xa lộ Hà Nội và các tuyến giao thông đường thủy trên sông Sài Gòn - sông Đồng Nai Đồng thời, khu vực đặc biệt thuận lợi để phát triển ngành hậu cần logistics phân phối vận chuyển hàng hóa bằng cách kết nối luồng vận chuyển đa phương thức

- Hệ sinh thái khởi nghiệp đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, có sự tham gia của nhiều trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước Trong

đó, Khu công nghệ cao tại thành phố Thủ Đức và khu ĐHQG-HCM tại thành phố Thủ Đức có vị trí chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố

- Khu vực đã cơ bản hình thành Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Trung tâm thể thao

và sức khỏe Rạch Chiếc tại quận 2 với chức năng chính là trung tâm thương mại - tài chính quốc tế, dịch vụ và dân cư hiện đại

Định hướng phát triển không gian thành phố Thủ Đức dự kiến phát triển 08 trung tâm đổi mới sáng tạo, trong đó Khu ĐHQG-HCM là một trong các trung tâm có

ý nghĩa chiến lược, cụ thể:

- Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Trung tâm công nghệ tài chính: Tiếp tục phát triển các công trình trên Khu đô thị mới Thủ Thiêm và thu hút các hoạt động công nghệ tài chính Đây là vị trí lý tưởng cho các hoạt động đổi mới sáng tạo ven mặt nước trong cự ly gần tới trung tâm hiện hữu thành phố

- Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc - Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc Đây là một trong các lợi thế cạnh tranh giúp thành phố trở nên khác biệt với các đô thị trong vùng Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc tiềm năng trở thành một cộng đồng toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống

- Khu công nghệ cao - Trung tâm sản xuất tự động hóa và Khu công viên khoa học Khu công nghệ cao sẽ nâng cấp với các hoạt động nghiên cứu phát triển, tự động hóa sản xuất, thiết kế đổi mới sáng tạo để tạo ra sản phẩm mang tính đột phá

- Khu ĐHQG-HCM - Trung tâm công nghệ thông tin và công nghệ giáo dục Đây là nơi tạo ra khu vực Đại học Quốc gia là đô thị đại học với hoạt động giao lưu trao đổi ý tưởng nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và sản xuất, đồng thời,

hỗ trợ đào tạo kỹ thuật và phương pháp mới

- Khu Tam Đa, Long Phước - Trung tâm công nghệ sinh thái Là khu vực sinh thái nhạy cảm nhất, Khu Tam Đa cung cấp một cơ hội cho sự sáng tạo trong thiết kế

và vận hành, vừa kết nối với các hạ tầng giao thông quan trọng bao gồm cả tuyến đường cao tốc và đường sắt nối với sân bay quốc tế mới

- Khu Trường Thọ - Đô thị tương lai Là một địa điểm lý tưởng để tái phát triển khu vực cảng theo mô hình thành phố thông minh, một "phòng thí nghiệm đô thị", tận dụng vị trí nằm gần khu Thảo Điền (thành phố Thủ Đức) và các lõi đô thị khác cho

Trang 14

- Trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam: Trên tất cả các khu vực được phép xây dựng công trình tại 3 quận phía Đông, thực hiện quản lý linh hoạt cho phép tạo ra môi trường khởi nghiệp, kinh doanh và kinh tế sáng tạo với chi phí hạ tầng rẻ nhất để khuyến khích các hoạt động kinh tế khởi nghiệp

1.3.2 Quy hoạch chung thành phố Dĩ An

- Theo quy hoạch chung thành phố Dĩ An, định hướng đô thị Dĩ An đến 2030:

Là đô thị Công nghiệp – Dịch vụ – Giáo dục, đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt và một phần đường thủy của khu vực Nam Bình Dương và phía Đông Thành phố

Hồ Chí Minh; Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng Đến 2040, đô thị Dĩ An là Trung tâm đô thị làng đại học có chức năng, đô thị Dịch vụ – Giáo dục – Công nghiệp, đầu mối giao thông vùng Trong đó, công nghiệp được định hướng phát triển theo chuyên sâu

Thành phố Dĩ An có vai trò: Là không gian liên kết vùng giữa đô thị Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; trung tâm dịch vụ thương mại và công nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển giao thông đầu mối; trung tâm giáo dục, đào tạo cấp vùng; trung tâm dịch vụ, thương mại kết hợp với các khu ở mật độ cao; trung tâm phát triển Logistic kết hợp với phát triển đô thị

Trong định hướng phát triển không gian đô thị, ĐHQG-HCM được xác định như một khu đô thị có tính chất là khu đô thị giáo dục, đào tạo cấp vùng tại phường Bình An, một phần phường Bình Thắng và một phần phường Đông Hòa Phát triển dịch vụ thương mại hỗn hợp, kết nối với bến xe Miền Đông, ĐHQG-HCM và Cụm cảng Logistic Tân Vạn; Đầu tư xây dựng Làng đại học kết hợp với các chức năng dịch vụ đầu mối cấp vùng nhằm tạo ra hiệu ứng phát triển đô thị cho không gian xung quanh; Phát triển khu đô thị mới xung quanh khu vực bến xe Miền Đông, kết hợp dịch vụ thương mại, khu phức hợp phát triển cao tầng theo mô hình TOD (Transit Oriented Development)

1.3.3 Tác động của thành phố Thủ Đức và thành phố Dĩ An đối với sự phát triển của ĐHQG-HCM

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 được ban hành ngày 18/10/2020 đã nêu ra trong nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh có bốn chương trình như sau: (i) Chương trình đột phá đổi mới quản lý Thành phố Hồ Chí Minh; (ii) Chương trình đột phá phát triển hạ tầng Thành phố Hồ Chí Minh; (iii) Chương trình đột phá phát triển nhân lực và văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh; (4) Chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực Thành phố Hồ Chí Minh Chủ trương này đã có tác động đối với vị trí và vai trò của ĐHQG-HCM trong công cuộc xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh khi ĐHQG-HCM được chọn là một nhân

tố chính trong mô hình ba Nhà - sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp và Nhà nước, một hạt nhân của Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 15

Trang 14

- ĐHQG-HCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm và năng động nhất của cả nước, trong đó sự chuyển biến và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh với Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có tác động trực tiếp đối với sự phát triển của ĐHQG-HCM

- Các cơ hội mở ra với ĐHQG-HCM là trong giai đoạn 2021-2025 là việc thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, người dân của Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức vừa được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09/12/2020; ĐHQG-HCM cũng được chọn là một trong ba trụ cột của Thành phố Hồ Chí Minh trong đề

án phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông; kết nối chặt chẽ các chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực trình độ cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, dịch vụ nhằm hướng đến mục tiêu khu đô thị sáng tạo trở thành hạt nhân của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; xu thế toàn cầu hóa, tạo điều kiện đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nhu cầu xã hội về phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là các hình thức giảng dạy, hội thảo, hội nghị trực tuyến; tiếp tục được Đảng và Nhà nước ưu tiên quan tâm đầu tư; được Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và các địa phương ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo…

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.1.1 Các văn bản pháp luật

a Văn bản liên quan trực tiếp đến lập báo cáo ĐTM

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

b Văn bản khác có liên quan

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019

- Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018;

- Luật Phòng cháy và Chữa cháy 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy Chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

Trang 16

về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số NĐ quy định chi tiết thi hành Luật đất đai

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ về hướng dẫn Luật Giáo dục

- Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 20/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

- Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 01/11/2020 của Chính phủ về quy định về chính sách phát triển giáo dục mầm non

- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất;

- Thông tư 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;

- Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo

vệ môi trường ngành xây dựng;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

- Thông tư số 02/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành QCVN 06:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình;

- Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi, bổ sung một sốt điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đất đai

- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số nội dung về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất;

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí;

Trang 17

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 21:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường tần số cao - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc;

- QCVN 22:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;

- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc

- Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2021/BXD về Quy hoạch xây dựng

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 21/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 ĐHQG-HCM;

- Quyết định số 790/QĐ-Tg ngày 03/07/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh);

- Công văn số 5035/VPCP-CN ngày 10/6/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc giải pháp thực hiện dự án đầu tư xây dựng ĐHQG-HCM;

- Công văn số 6561/VP-DA ngày 24/7/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về giải pháp thực hiện dự án xây dựng ĐHQG-HCM;

- Quyết định số 466/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 ĐHQG-HCM ;

- Công văn số 3470/SQHKT-QHC ngày 25/7/2019 về việc đề xuất điều chỉnh quy hoạch dự án đầu tư xây dựng ĐHQG-HCM;

- Công văn số 815/UBND-GPMB ngày 04/3/2020 của Ủy ban nhân dân về việc cung cấp số liệu để lập điều chỉnh quy hoạch 1/2000 khu tái định cư 10ha;

- Công văn số 422/GPMB-NV4 ngày 15/6/2020 về việc tổng hợp ý kiến cộng đồng dân cư về vị trí xây dựng mới khu tái định cư bằng nền đất phục vụ tái định cư

dự án xây dựng ĐHQG-HCM, thành phố Thủ Đức

Trang 18

- Các số liệu điều tra về KT-XH tại các phường: phường Linh Trung, phường Linh Xuân, phường Bình Thắng, phường Đông Hoà;

- Niên giám thống kê 2022;

- Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

- Bản vẽ mặt bằng quy hoạch 1/2000 của Dự án

- Đại diện Chủ dự án: Ban Quản lý dự án xây dựng ĐHQG-HCM

- Địa chỉ: phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, TP HCM

- Điện thoại: (+84-28) 37 242 181 (ext: 1651/1652)

3.2 Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM

- Tên đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Môi trường Việt Đô

- Đại diện: Ông Nguyễn Kim Huệ; Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: 81/11A Quốc Lộ 1K, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

(3) Bước 3: Tư vấn môi trường làm việc nội nghiệp để viết báo cáo ĐTM dự thảo cho Dự án (bao gồm các nội dung chính của Dự án, các đánh giá về các tác động tiềm tàng và các giải pháp giảm thiểu cũng như chương trình quản lý, giám sát môi trường dự kiến cho Dự án)

(4) Bước 4: Tư vấn Môi trường lập kế hoạch và phối hợp với Chủ dự án tiến hành khảo sát chi tiết (về chất lượng môi trường, hệ sinh thái, hệ thuỷ sinh, ), điều

Trang 19

Trang 18

tra kinh tế - xã hội và thực hiện tham vấn cộng đồng các địa phương, tổ chức về báo cáo ĐTM của Dự án

(5) Bước 5: Sau khi có kết quả khảo sát môi trường và lập báo cáo ĐTM, Chủ

dự án gửi văn bản tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dự

án Tư vấn Môi trường tổng hợp kết quả và các ý kiến tham vấn, phối hợp với Chủ dự

án lọc lại lần cuối cùng các kết quả khảo sát, kế hoạch thực hiện báo cáo và lập báo cáo ĐTM hoàn chỉnh

(6) Bước 6: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh gửi nội dung tham vấn báo cáo ĐTM theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường đến đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện tham vấn các đối tượng cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra, bao gồm: cộng đồng dân cư, cá nhân sinh sống, sản xuất, kinh doanh trong phạm vi GPMB của dự án; cộng đồng dân cư, cá nhân trong phạm vi tác động trực tiếp và gián tiếp từ dự án

(7) Bước 7: Tư vấn Môi trường tổng hợp kết quả và các ý kiến tham vấn, phối hợp với Chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trình nộp báo cáo ĐTM tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để xin thẩm định và phê duyệt cho Dự án

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

4.1 Các phương pháp ĐTM

a Phương pháp lập bảng liệt kê (Check list)

Được trình bày dưới dạng các câu hỏi với việc liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến dự án Trên cơ sở các câu hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề Bảng liệt kê này là một công cụ tốt để sàng lọc các loại tác động môi trường của dự án từ đó định hướng cho việc tập trung nghiên cứu các tác động chính

Phương pháp này áp dụng cho việc xác định quy mô tác động, nhận dạng tác động (Áp dụng trong nội dung chương 3)

b Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment)

Dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành (2003), thành phần, lưu lượng, tải lượng ô nhiễm do khí thải, nước thải, chất thải rắn

từ hoạt động của các thiết bị, máy móc thi công và hoạt động dân sinh được xác định

và dự báo định lượng (Áp dụng trong nội dung chương 3)

c Phương pháp ma trận:

Phương pháp ma trận là sự phát triển ứng dụng của bảng liệt kê Bảng ma trận cũng dựa trên nguyên tắc cơ bản tương tự đó là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân – hậu quả

Các thông số đánh giá gồm: cường độ tác động (M); phạm vi tác động (S); thời gian tác động (R) Các thông số được phân loại như sau:

- Cường độ tác động (M):

Trang 20

Trang 19

+ Tác động lớn hoặc nghiêm trọng: Tác động có thể làm thay đổi nghiêm trọng các nhân tố của môi trường hoặc tạo ra biến đổi mạnh mẽ về môi trường Tác động loại này có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên hoặc KT-XH của một khu vực + Tác động trung bình: Tác động có thể ảnh hưởng rõ rệt một số nhân tố của môi trường Tác động loại này có thể ảnh hưởng không lớn đến môi trường tự nhiên hoặc KT-XH của một khu vực

+ Tác động nhỏ: Tác động có thể ảnh hưởng nhẹ đến môi trường tự nhiên hoặc một bộ phận nhỏ dân số

+ Tác động không đáng kể hay không tác động: Hoạt động của dự án không tạo

ra các tác động tiêu cực rõ rệt

- Phạm vi tác động (S):

+ Không đáng kể: Phạm vi hẹp quanh nguồn tác động

+ Cục bộ: Phạm vi tác động xung quanh nguồn gây tác động (trong phạm vi xã/thị phường)

+ Khu vực: Phạm vi tác động xung quanh nguồn gây tác động (trong phạm vi liên xã/phường)

- Thời gian tác động (R):

+ <1 năm: Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu dưới 1 năm

+ 1-2 năm: Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu từ 1 đến 2 năm

+ 2-5 năm: Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu từ 2 đến 5 năm

+ > 5 năm: Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu từ trên 5 năm

Phương pháp này được áp dụng để đánh giá mức độ tác động trong chương 3

d Phương pháp mô hình hóa:

Phương pháp này là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến quá trình chuyển hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế về thành phần và khối lượng của các chất ô nhiễm trong không gian và theo thời gian Đây là một phương pháp có mức

độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình vật lý, sinh học trong tự nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm Các phương pháp mô hình đã được sử dụng trong chương 3, bao gồm:

- Dùng mô hình Gauss để dự báo mức độ và phạm vi lan truyền TSP, SO2, CO,

Trang 21

PERA cho phép thu thập số liệu một cách toàn diện về hiện trạng môi trường tự nhiên và xã hội nhân văn từ các nguồn thông tin khác nhau: từ các sự kiện và quá trình được lưu trữ trong các văn bản, từ cộng đồng địa phương và từ các đặc trưng của

hệ sinh thái khu vực PERA được sử dụng trong quá trình nghiên cứu khám phá, xác định, chuẩn đoán các vấn đề môi trường

Sử dụng PERA để áp dụng vào việc phân tích các số liệu thứ cấp đã được thu thập về hệ sinh thái, hệ xã hội Đưa ra các vấn đề nghiên cứu bao gồm: (i) Vấn đề, (ii) Hiện trạng, (iii) Nguyên nhân, và (iv) Giải pháp

Trong phạm vi ĐTM đơn vị tư vấn sử dụng kỹ thuật Phỏng vấn bán chính thức (Semistructural Interview - SSI)

Phỏng vấn bán chính thức (SSI) là trò chuyện thân mật với người địa phương, có thể là dân thường hay lãnh đạo cộng đồng, có thể là cá nhân, nhóm người hay một gia đình Người phỏng vấn thường là gặp tình cờ hoặc có hẹn trước để họ bố trí thời gian Phỏng vấn bán chính thức thường khác với phỏng vấn chính thức ở không khí cởi mở, thân mật giữa nhóm đánh giá và người được phỏng vấn, câu hỏi được đặt ra tuỳ thuộc vào câu chuyện, không đưa ra trước câu hỏi để người được phỏng vấn suy nghĩ và hoạch định trước cách trả lời, bởi vì trong phỏng vấn bán chính thức nhóm đánh giá chỉ liệt kê vấn đề cần đánh giá, còn câu hỏi cụ thể chỉ nảy sinh trong quá trình phỏng vấn

Quá trình thực hiện ĐTM của Dự án Đơn vị tư vấn đã tiến hành phỏng vấn bán chính thức cán bộ lãnh đạo thuộc các địa phương; các hộ dân của các xã/thị khu vực

dự án Trong những lần đi thực địa, Đơn vị tư vấn đã tiếp xúc, làm quen và sinh hoạt cùng với với các hộ dân thuộc các xã/thị trấn có tuyến đi qua Tiến hành trò chuyện cởi mở thân tình và đã thu được một số kết quả tại chương 2, chương 6 và phục vụ cho công tác đánh giá về các tác động đến GPMB tại chương 3

d Phương pháp tổng hợp, so sánh:

Đây là một phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu đánh giá môi trường Bằng cách phân tích, so sánh ta có thể nhận biết được những hoạt động nào có thể ra tác động gì đến các yếu tố môi trường Mức độ tác động ra sao và khả năng các yếu tố môi trường chịu những tác động tích luỹ của hoạt động do tuyến đường gây nên Mặt khác, khi đánh giá chất lượng môi trường cũng cần sử dụng phương pháp so sánh giữa hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường trong thực tế với các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép về môi trường trong quy định của Nhà nước

e Phương pháp tham khảo, kế thừa tài liệu:

Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự án cùng loại đã được

bổ sung và chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Thẩm định Phương pháp này được áp dụng tại một số đánh giá ở chương 3

f Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:

Trang 22

+ Đo đạc các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí:

+ Dùng máy POCKET WEATHER TRACKER 4500, hãng Kestrel (Mỹ) để xác định các chỉ tiêu nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió, hướng gió;

+ Đo đạc các chỉ tiêu ồn;

+ Dùng máy đo ồn tích phân Extech (Nhật Bản) để đo tiếng ồn;

+ Đo đạc các chỉ tiêu chất lượng nước mặt:

Lấy mẫu nước bằng dụng cụ lấy mẫu nước của Mỹ Xử lý và bảo quản mẫu nước theo TCVN6663-14:2000, ISO5667-14:1998;

Sử dụng máy Hanna (Rumani) để xác định các chỉ tiêu không bền như: nhiệt độ,

pH và DO

- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm:

Các phương pháp phân tích mẫu khí, tiếng ồn, nước mặt và chất lượng trầm tích được tuân thủ theo các TCVN về môi trường năm 1995, 1998 và 2001 Các phương pháp phân tích được trình bày chi tiết trong các phiếu Phân tích, đính kèm trong phần Phụ lục

f Phương pháp điều tra xã hội học

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ của các phường về tình hình kinh tế xã hội, chất thải và yêu cầu, nguyện vọng của họ liên quan đến Dự án Chi tiết được trình bày tại chương II và III của báo cáo

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong khu vực Dự án về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường của Dự án cũng như vấn đề về chiếm dụng đất đai Các ý kiến của các hộ dân về bảo vệ môi trường cũng như đền bù và tái định cư được trình bày chi tiết tại chương VI của báo cáo

g Phương pháp so sánh, đối chứng

Dùng để đánh giá hiện trạng và tác động trên cơ sở so sánh số liệu đo đạc hoặc kết quả tính toán với các GHCP ghi trong các TCVN hoặc của tổ chức quốc tế

h Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư

Quá trình thực hiện dự án sẽ tiến hành tham vấn cộng đồng dân cư bị tác động bởi dự án

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin về dự án

- Thông tin chung:

+ Tên dự án: Đầu tư Xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung Khu quy hoạch Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 23

Trang 22

+ Địa điểm thực hiện: Khu quy hoạch Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương

+ Chủ dự án: Ban Quản lý dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM

- Phạm vi, quy mô, công suất

+ Tổng diện tích đất của dự án là 643,7ha

- Công nghệ sản xuất (nếu có): /

- Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

+ Các hạng mục công trình: San nền, hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc, cây xanh, hệ thống thu gom, thoát nước mưa, hệ thống thu gom, thoát nước thải, các Trạm xử lý nước thải (XLNT) tập trung + Các hoạt động của Dự án:

• Hoạt động san lấp mặt bằng

• Hoạt động thi công, xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật của ĐHQG-HCM và các công trình xây dựng khác (trạm XLNT tập trung)

• Hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân tham gia thi công xây dựng

• Hoạt động của các dự án đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM

• Hoạt động của các trạm XLNT tập trung

- Các yếu tố nhạy cảm về môi trường: Dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:

5.2.1 Giai đoạn thi công xây dựng

- Hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia thi công xây dựng phát sinh nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt

- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thi công, phế thải và hoạt động thi công xây dựng phát sinh bụi, khí thải, nước thải xây dựng, chất thải rắn xây dựng, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung ảnh hưởng đến hoạt động giao thông khu vực

5.2.2 Giai đoạn vận hành

- Hoạt động của các dự án đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM phát sinh bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), chất thải rắn công nghiệp (CTR) thông thường, chất thải nguy hại (CTNH), tiếng ồn, độ rung

- Hoạt động của khu điều hành phát sinh nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại

Trang 24

Trang 23

- Hoạt động của các trạm XLNT tập trung phát sinh mùi, bùn thải

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:

5.3.1 Quy mô, tính chất của nước thải

a Giai đoạn thi công xây dựng

- Nước thải sinh hoạt khoảng 9 m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: pH, BOD5, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng chất rắn hòa tan, sunfua (tính theo H2S), amoni (tính theo N), Nitrat (tính theo NO3-), dầu mỡ động, thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, phosphat (PO3-) (tính theo P), coliform

- Nước thải xây dựng phát sinh từ hoạt động vệ sinh, bảo dưỡng các phương tiện thi công, vận chuyển khoảng 5 m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: TSS, dầu mỡ

b Giai đoạn vận hành

Tổng lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 17.850 m3/ngày đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: pH, BOD5, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng chất rắn hòa tan, sunfua (tính theo H2S), amoni (tính theo N), Nitrat (tính theo NO3-), dầu mỡ động, thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, phosphat (PO3-) (tính theo P), coliform

5.3.2 Quy mô, tính chất của bụi, khí thải

a Giai đoạn thi công xây dựng

Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động của các phương tiện thi công cơ giới, quá trình đào đắp xây dựng các hạng mục công trình, hoạt động trải thảm nền bê tông nhựa nóng, hoạt động lưu giữ đất hữu cơ bóc tách Thông số ô nhiễm đặc trưng:

SO2, CO, NO2, tổng bụi lơ lửng (TSP)

b Giai đoạn vận hành

- Bụi và khí thải từ hoạt động của các dự án đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM

- Mùi, khí thải phát sinh từ các trạm XLNT tập trung Thông số ô nhiễm đặc trưng: Amoniac (NH3), Hydro sufua (H2S), Methyl mercaptan (CH3SH), Metal (CH4)

5.3.3 Chất thải rắn thông thường

a Giai đoạn thi công xây dựng

- CTR thông thường phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng khoảng 1,22 tấn/ngày Thành phần chủ yếu: đất đá, gạch vỡ, cát, sắt thép vụn

- CTRSH phát sinh khoảng 200 kg/ngày Thành phần chủ yếu: các loại bao bì, vỏ chai

lọ, thức ăn thừa

b Giai đoạn vận hành

- CTRSH khoảng 150 kg/ngày, phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân làm việc tại khu nhà điều hành, trạm XLNT tập trung Thành phần chủ yếu: các loại bao bì, vỏ chai lọ, thức ăn thừa

Trang 25

Trang 24

- Bùn thải phát sinh từ hoạt động của trạm XLNT tập trung khoảng 500kg/ngày

5.3.4 Chất thải nguy hại

a Giai đoạn thi công xây dựng:

CTNH khoảng 45kg/tháng Thành phần chủ yếu: dầu thải, giẻ lau dính dầu, thùng đựng sơn, bóng đèn huỳnh quang thải

b Giai đoạn vận hành:

- CTNH phát sinh từ hoạt động của các dự án đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM

- CTNH khoảng 150kg/năm, phát sinh từ hoạt động nhà điều hành và trạm XLNT tập trung Thành phần chủ yếu: dầu thải, giẻ lau dính dầu, bóng đèn, pin, ắc quy, hộp mực

in, bao bì đựng hóa chất

5.3.5 Tiếng ồn, độ rung:

a Giai đoạn thi công xây dựng: Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của phương tiện tham gia thi công và phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, phế thải của Dự án

b Giai đoạn vận hành: Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của các trạm xử lý nước thải và các dự án đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM

5.3.6 Các rủi ro, sự cố môi trường:

- Hoạt động thi công xây dựng và hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, phế thải ảnh hưởng đến hoạt động giao thông khu vực

- Nguy cơ gây ngập úng tại khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom xử lý nước thải

a Giai đoạn thi công xây dựng

- Lắp đặt 04 nhà vệ sinh lưu động dung tích bể chứa phân bùn, nước tiểu Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định Các công nhân tham gia thi công không ăn ngủ tại công trường, do đó không phát sinh nước thải tắm giặt

- Xây dựng hệ thống thoát nước thi công, vạch tuyến, phân vùng thoát nước mưa cho công trường; lắp đặt các hố lắng trên tuyến thoát nước mưa với khoảng cách 100 m/hố

- Nước thải từ trạm rửa xe được thu gom vào bể tách dầu mỡ dung tích 6 m3

Nước thải sau xử lý được tuần hoàn xịt rửa xe, tưới ẩm vật liệu và bề mặt công trường Cặn dầu, váng dầu được thu gom, lưu giữ cùng CTNH Chủ dự án hợp đồng với đơn vị

có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định

- Nước thải từ hoạt động thi công được thu gom vào bể tách dầu mỡ dung tích 6 m3; nước sau lắng được sử dụng để phun nước rửa đường và tưới ẩm bề mặt công trường Cặn dầu, váng dầu được thu gom, lưu giữ cùng CTNH Chủ dự án hợp đồng với đơn vị

có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định

Trang 26

Trang 25

b Giai đoạn vận hành

- Nước mưa từ dự án được thoát vào 03 lưu vực chính:

+ Lưu vực 1 (phía Tây): thoát theo truc tiêu suối Nhum, qua Quốc lộ 1A, sang phía Thành phố Thủ Đức

+ Lưu vực 2 (phía Đông Bắc): thoát theo trục tiêu ra rạch Đồng Tròn, thuộc phường Bình Thắng, thành phố Dĩ An

+ Lưu vực 3 (phía Nam): thoát theo trục tiêu qua Xa lộ Hà Nội sang khu vực Suối Tiên

và cống ngang trên xa lộ Trường Sơn

- Toàn bộ nước thải phát sinh trong giai đoạn vận hành (bao gồm nước thải sinh hoạt

từ các đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM, khu nhà điều hành, nước thải được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn) được thu gom về trạm XLNT tập trung để xử lý Tổng công suất của các trạm XLNT là 19.000 m3/ngày đêm, được chia thành 06 trạm 06 trạm được đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án, nguồn vốn và lưu lượng nước thải phát sinh thực tế của dự án

- Hệ thống thu gom nước thải: Ống, cống thoát nước thải được lắp đặt ngầm dưới hè đường Các hố ga có nắp được bố trí với khoảng cách phù hợp và theo quy định (20-40 m/hố) Tại mỗi đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM được bố trí hố ga đấu nối nước thải

- Trạm XLNT tập trung số 1 hoạt động theo công nghệ FRP với quy trình như sau: Nước thải đầu vào từ các đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM (sau khi xử lý sơ bộ qua bể

tự hoại 03 ngăn) → Bể thu gom → Bể lắng cát → Bể điều hòa → Hộp phân chia lưu lượng → Thiết bị xử lý nước thải hợp khối FRP (Ngăn đệm vi sinh → Ngăn vật liệu lọc → Ngăn chứa nước đã xử lý) → Bể chứa nước đầu ra (khử trùng) → hồ → Quan trắc online chất lượng nước thải thải sau khi xử lý (các chỉ tiêu quan trắc: Lưu lượng (đầu vào và đầu ra), pH, nhiệt độ, TSS, COD, Amoni) → Nguồn tiếp nhận (QCVN 14:2008/BTNMT, cột A)

- Quy trình công nghệ Trạm XLNT tập trung số 2, số 3, số 4, số 6 và ký túc xá khu B hoạt động theo công nghệ AO với quy trình như sau: Nước thải đầu vào từ các đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM (sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 03 ngăn) → Bể thu gom

→ Bể tách dầu → Bể điều hòa → Bể Anoxic → Bể sinh học hiếu khí → Bể lắng →

Bể khử trùng → Quan trắc online chất lượng nước thải thải sau khi xử lý (các chỉ tiêu quan trắc: Lưu lượng (đầu vào và đầu ra), pH, nhiệt độ, TSS, COD, Amoni) → Nguồn tiếp nhận (QCVN 14:2008/BTNMT, cột A)

Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục trước khi xả ra nguồn tiếp nhận (bao gồm thiết bị quan trắc tự động, liên tục và thiết bị lấy mẫu tự động), có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh theo đúng quy định Các thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục bao gồm: Lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, pH, nhiệt độ, TSS, COD, Amoni

Trang 27

Trang 26

5.4.2 Các công trình và biện pháp thu gom xử lý bụi, khí thải

a Giai đoạn thi công xây dựng

- Xây dựng hàng rào xung quanh khu vực công trường thi công; sử dụng phương tiện, thiết bị được đăng kiểm; phương tiện vận chuyển chở đúng trọng tải quy định; che phủ bạt đối với tất cả các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, đất thải, phế thải; các phương tiện vận chuyển được rửa sạch bùn đất dính bám trước khi ra khỏi công trường

- Thường xuyên phun nước, duy trì độ ẩm b ề mặt công trường, khu tập kết nguyên vật liệu phục vụ xây dựng, bãi tập kết đất đá thải, sân bãi, đường giao thông vào những ngày không có mưa; sử dụng vòi phun tiêu chuẩn để bề mặt tưới được làm ẩm đều, không gây đọng nước

b Giai đoạn vận hành

- Biện pháp giảm thiểu mùi, khí thải từ trạm XLNT tập trung:

+ Quy trình xử lý: Mùi, khí phát sinh từ trạm XLNT → Quạt hút (công suất 6.000

m3/h) → Tháp hấp thụ (dung dịch NaOH) → Ống thoát khí (đường kính D400, cao 2,5 m) → Môi trường

+ Tuân thủ các yêu cầu thiết kế của trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định của QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về quy hoạch xây dựng Chủ dự án bố trí một khu vực đệm với khoảng cách 100 m từ trạm XLNT đến khu dân cư gần nhất, trong đó hành lang xanh và đất cỏ rộng khoảng

10 m; sử dụng các chế phẩm sinh học (EM) và hóa học để giảm thiểu mùi hôi phát sinh từ các bể XLNT; bể chứa bùn thải sẽ được đậy kín; trồng cây xanh xung quanh trạm XLNT tập trung; xây dựng cống ngầm, hố ga có nắp đậy; định kỳ 06 tháng/lần nạo vét đường ống, hố ga

- Đảm bảo diện tích cây xanh theo đúng quy định hiện hành

5.4.3 Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường

a Giai đoạn thi công xây dựng

- Các loại CTR thông thường (vỏ bao xi măng, mẩu thép, tôn, gỗ) được thu gom, phân loại, lưu giữ trong kho chứa trên công trường Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

- CTR xây dựng được sử dụng một phần để san lấp mặt bằng khu vực Dự án; phần còn lại được Chủ dự án thu gom, lưu giữ tại 01 bãi chứa và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

- CTRSH được thu gom và lưu giữ trong 3 thùng, dung tích mỗi thùng 240 lít Chủ dự

án hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

b Giai đoạn vận hành

Trang 28

5.4.4 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTNH

a Giai đoạn thi công xây dựng:

Thu gom, phân loại CTNH phát sinh trên công trường theo từng mã quản lý, chứa riêng theo từng loại trong các thùng có dung tích 40-120 lít/thùng (tổng cộng khoảng

05 thùng) Các thùng phải có nắp đậy, được lưu giữ tạm thời tại kho lưu giữ CTNH diện tích 12 m2 bố trí trong khuôn viên công trường thi công

Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định

- CTNH phát sinh từ các đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM sẽ do các đơn vị này thuê đơn

vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định

5.4.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

- Sử dụng các thiết bị thi công đạt tiêu chuẩn, được đăng kiểm theo quy định; các thiết

bị thi công được lắp thiết bị giảm thanh và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên

- Các đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn,

độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo nội dung báo cáo ĐTM hoặc hồ sơ đề xuất cấp Giấy phép môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt riêng cho từng dự án

4.6 Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

a Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố trạm XLNT tập trung

Lắp đặt các thiết bị dự phòng để kịp thời khắc phục khi có sự cố; dung tích các bể, hệ thống van chặn tại các bể của trạm XLNT đảm bảo thời gian lưu nước tối đa trong trường hợp xảy ra sự cố xử lý nước thải Khi xảy ra sự cố trạm XLNT, tiến hành tạm dừng hoạt động của trạm XLNT tập trung để kiểm tra, khắc phục, sửa chữa Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A (K=1) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận

Trang 29

Trang 28

- Bố trí nhân viên quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải, giám sát vận hành hàng ngày và tuân thủ nghiêm ngặt chương trình vận hành, bảo dưỡng được thiết lập cho trạm XLNT tập trung của Dự án

b Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với khu lưu giữ CTR, CTNH: Khu lưu giữ chất thải phải được phân chia thành nhiều khu vực lưu giữ khác nhau với khoảng cách phù hợp để hạn chế khả năng tương tác giữa các loại chất thải dẫn đến xảy ra sự

cố cháy nổ và sự cố rò rỉ, các khu vực lưu giữ được trang bị các biển cảnh báo theo đúng quy định

c Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đường ống cấp thoát nước: không xây dựng các công trình trên tuyến đường ống nước, thường xuyên kiểm tra và bảo trì các mối nối, van khóa trên hệ thống đường ống dẫn đảm bảo an toàn và đạt độ bền, độ kín khít của tất cả các tuyến ống, các ống thu gom nước thải sử dụng ống uPVC có độ bền cao, các ống thu gom nước mưa, nước thải qua đường phải được lồng trong ống thép

d Công tác phòng cháy và chữa cháy: lắp đặt hệ thống báo cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy đảm bảo chất lượng và hoạt động hiệu quả theo đúng quy định

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án:

5.5.1 Giai đoạn thi công xây dựng

a Giám sát môi trường không khí xung quanh

- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại khu vực cổng công trường

- Thông số giám sát: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, SO2, CO, NO2, TSP, tiếng ồn, độ rung

- Tần suất quan trắc: 06 tháng/01 lần

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

b Giám sát CTR thông thường, CTNH

- Thực hiện phân định, phân loại các loại CTR thông thường và CTNH theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Định kỳ chuyển giao CTR thông thường và CTNH cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

5.5.2 Giai đoạn vận hành:

a Giám sát nước thải:

Trang 30

Trang 29

❖ Giám sát tự động nước thải:

- Vị trí giám sát: 01 vị trí trước cửa xả ra ngoài môi trường của trạm XLNT tập trung

- Thông số giám sát: Lưu lượng nước thải (đầu vào và đầu ra), pH, nhiệt độ, TSS, COD, amoni

- Tần suất giám sát: Liên tục, tự động

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT, cột A

- Đấu nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động: Thực hiện theo quy định

❖ Giám sát định kỳ nước thải:

- Vị trí giám sát: 01 vị trí trước khi xả ra ngoài môi trường của trạm XLNT tập trung

- Thông số giám sát: Các thông số giám sát thực hiện theo QCVN 14:2008/BTNMT, cột A (trừ các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục)

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT, cột A

b Giám sát nước thải khi trạm quan trắc tự động, liên tục gặp sự cố

Trong thời gian thiết bị quan trắc tự động ngừng hoạt động từ 48 giờ trở lên, Chủ dự

án thực hiện quan trắc theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 35 Thông tư số 10/2021/TT-BNTMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường Cụ thể như sau:

- Vị trí giám sát: 01 vị trí trước khi xả ra ngoài môi trường của trạm XLNT tập trung

- Thông số giám sát: Các thông số giám sát thực hiện theo QCVN 14:2008/BTNMT, cột A (trừ các thông số đã được quan trắc tự động liên tục)

- Tần suất giám sát: 01 lần/ngày (cho tới khi thiết bị quan trắc nước thải liên tục, tự động hoạt động trở lại)

d Giám sát CTR thông thường, CTNH

Trang 31

Trang 30

- Thực hiện phân định, phân loại các loại chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Định kỳ chuyển giao CTR thông thường, CTNH cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

Trang 32

Trang 31

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin về dự án

- Tên chủ dự án: Ban Quản lý dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM

- Địa chỉ liên hệ: Phòng 425, Nhà Điều hành Đại học Quốc gia TP HCM, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP HCM

- Điện thoại: 028.37242160 - 1661

- Người đại diện: Ông Vũ Quốc Hoàng Chức vụ: Giám đốc

* Tiến độ thực hiện dự án: thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 đến năm 2030

Trang 33

Khu đất được giới hạn bởi:

• Phía Bắc giáp phần còn lại phường Bình Thắng, giáp phường Bình An, giáp phần còn lại phường Đông Hòa - thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương

• Phía Nam giáp quốc lộ 1, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Thể dục Thể thao Trung ương II và Viện Công nghệ sinh học nhiệt đới

• Phía Đông giáp Trường Đại học An Ninh, quốc lộ 1 và khu dân cư phường Đông Hòa - thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương

• Phía Tây Nam giáp phần còn lại của phường Linh Xuân, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Vị trí khu vực dự án với các vùng lân cận được thể hiện trong Hình 1.1

Trang 35

Trang 34

❖ Mối tương quan vị trí dự án với các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội:

Từ vị trí xây dựng ĐHQG-HCM có khoảng cách với các khu vực trọng điểm lân cận như sau:

− Cách trung tâm Tp.HCM khoảng 15 km, trung tâm thành phố Thủ Đức, TPHCM khoảng 03 km về hướng Tây Nam;

− Cách trung tâm thành phố Thủ Đức, Tp.HCM khoảng 05 km về hướng Đông Nam

− Cách trung tâm thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương khoảng 01 km về hướng Tây Bắc

− Cách Sông Đồng Nai và tỉnh Đồng Nai khoảng 05 km về hướng Tây

− Ngoài ra, ĐHQG-HCM còn gần các đối tượng kinh tế - xã hội khác như: Khu công nghệ cao (TPHCM), Khu chế xuất Linh Trung (TPHCM), Khu du lịch Suối Tiên, Nghĩa trang liệt sĩ TPCM, cách Khu công nghiệp (KCN) Tân Đông Hiệp (Bình Dương) khoảng 04 km

− Xung quanh dự án trong phạm vi 02 km từ Dự án không có vườn quốc gia, khu

dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và các khu bảo tồn thiên nhiên khác

Từ khoảng cách tiếp giáp đến các vùng lân cận cho thấy vị trí địa lý của ĐHQG-HCM rất thuận tiện đối với vấn đề giao thông, vận chuyển phục vụ mục đích nghiên cứu, giáo dục

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

1.1.4.1 Hiện trạng sử dụng đất

Khu đất được giao cho ĐHQG-HCM triển khai thực hiện dự án từ năm 2001 đến nay, theo đó ĐHQG-HCM đã thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và triển khai đầu tư xây dựng, nhiều khu vực đã thực hiện đầu tư xây dựng công trình kiến trúc và các tuyến hạ tầng giao thông

Theo quy hoạch năm 2014, dự án ĐHQG-HCM được chia thành các khu vực chức năng gồm: Khu trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng; Khu đào tạo gồm các trường và các khoa; Khu viện trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; Khu ký túc xá và nhà công vụ; Khu công viên cây xanh mặt nước và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Đến nay, việc triển khai thực hiện đạt kết quả cụ thể như sau:

a) Các khu vực chức năng đã hoàn thành và đưa vào hoạt động: Khu nhà điều hành đã hoàn thành và đưa vào hoạt động

Trang 36

c) Các khu vực đang thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng:

Hiện nay, các khu chức năng thuộc khu quy hoạch ĐHQG-HCM đang tiến hành giải phóng mặt bằng và tái định cư Phần lớn các khu chức năng đều vẫn còn vướng giải phóng mặt bằng Các dự án thuộc ĐHQG-HCM được xây dựng theo hình thức vừa giải phóng mặt bằng vừa xây dựng dự án, các khu chức năng nằm xem kẻ với các

hộ dân

d) Các khu vực đã và đang thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng

Bảng 1 2 Hiện trạng sử dụng đất khu vực lập quy hoạch

HIỆU

DIỆN TÍCH (ha)

TỈ LỆ (%)

Trang 37

Trang 36

1.1.4.2 Hiện trạng đầu tư xây dựng tại các trường thành viên, đơn vị trực thuộc

Đối với hạ tầng kỹ thuật chung, ĐHQG-HCM đã xây dựng các tuyến đường: Đường vành đai 3 đoạn 2, đoạn 3, đoạn 4, đoạn 5; Đường Trục chính 11; Đường Liên khu 3 đoạn 1, đoạn 2; Đường Liên khu 2; Đường tiêu biểu 13; Đường Trục chính 08; Đường Trục chính 09; Đường Tiêu biểu 1 đoạn 2; Trạm Xử lý nước thải Khu Thể dục Thể thao, Trạm Xử lý nước thải Khu B Ký túc xá Sinh viên

Đối với các đơn vị thành viên có hiện trạng xây dựng như sau:

Khu vực quy hoạch xây dựng Viện Môi trường và Tài nguyên

Viện Môi trường và Tài nguyên nằm trong khu chức năng các Viện và Trung tâm nghiên cứu (NC1) với diện tích 2,84ha Trong đó, diện tích các công trình đã xây dựng 8.934m2 gồm các hạng mục: Nhà liên hợp, nhà thí nghiệm, nhà giải lao, cầu nối, xây lắp hệ thống thoát nước mưa, nước thải, đường giao thông, cổng, tường rào, nhà thường trực với tổng diện tích sàn đã xây dựng khoảng 18.000m2

Khu vực quy hoạch xây dựng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Tại khu vực quy hoạch xây dựng Trường ĐHKHXHNV có 1 phần khu đất chưa được đền bù giải tỏa xong Các công trình hộ dân đang chờ bồi thường giải phóng mặt bằng với diện tích khoảng 7,84ha, chủ yếu là công trình nhà tạm, có kiến trúc và kết cấu đơn giản, các công trình này thuộc sở hữu của các hộ dân, hiện đang cung cấp các dịch vụ phục vụ sinh viên các nhu cầu thương mại, ăn uống, nhà trọ Môi trường sống

và mỹ quan thấp, nhiều công trình không đảm bảo an toàn cho người sinh hoạt

Các công trình đã được xây dựng phục vụ giảng dạy, hành chính như nhà NV.A1, NV.B3, NV.B5, NV.C1, đều thuộc công trình xây dựng kiên cố và có thiết kế kiến trúc

Khu vực quy hoạch xây dựng Trường Đại học Công nghệ Thông tin

Các công trình đã xây dựng: Khối giảng đường - thư viện, khối phòng học - phòng máy thực hành B và khối lớp học – phòng thí nghiệm 12 tầng, nhà phục vụ sinh viên; sân bãi, thảm cỏ và đường nội bộ quanh khối giảng đường - thự viện, khối phòng học - phòng máy thực hành B và khối lớp học – phòng thí nghiệm 12 tầng

Các hạng mục công trình khác chưa xây dựng: Khối phòng học và phòng máy thực hành A, quảng trường, khu luyện tập thể thao,…

Khối nhà cải tạo (3 tầng) hiện hữu giữ nguyên hiện trạng, đang hoạt động Kết cấu bê tông cốt thép đã cải tạo lại theo nhu cầu sử dụng của trường do một số khu vực

đã xuống cấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũ, cần được đầu tư cải tạo, nâng cấp Phần diện tích chưa được giải tỏa khoảng 6,141ha

Khu vực quy hoạch khu Công nghệ Phần mềm

Tổng diện tích khu đất (PM1): 81.400m2 Hiện trong khuôn viên trường đã xây dựng một số công trình kiến trúc như nhà làm việc phụ trợ, khối nhà A, nhà làm việc

Trang 38

Trang 37

ban quản lý, khối hội trường, nhà triển lãm, khu trung tâm sáng tạo AI, nhà NaNo, nhà bảo vệ, xây dựng nhà F Tổng diện tích sàn xây dựng 18.268m2 Ngoài ra còn có các công trình hạ tầng phục vụ cho các công trình trên gồm 1.376m2 đường giao thông, 4 trạm điện với tổng công suất 3.800kVA

Khu vực quy hoạch xây dựng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Phổ thông Năng khiếu

Hiện trong khuôn viên trường đã xây dựng một số công trình kiến trúc như nhà điều hành A2-3, nhà học tập C1, C2, Trường Phổ thông Năng khiếu NK-1 và đang xây dựng 2 công trình là nhà B2-3, D1 Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc khác như nhà xe, nhà tập luyện thể dục thể thao Cụ thể các công trình đã xây dựng:

+ Nhà điều hành A2-3 (TN.A1): diện tích xây dựng: 1.800m², tầng cao: 9 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng: 12.600m²

+ Khối lớp học và giảng đường C1-1…5 (TN.B2-1…5): diện tích xây dựng: 5.708m², tầng cao: 3 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng: 17.124m²

+ Khối lớp học và giảng đường C2-1 (TN.B3-1): diện tích xây dựng: 1.541m², tầng cao: 3 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng: 4.623m²

+ Khối lớp học và giảng đường C2-2 (TN.B3-2): diện tích xây dựng: 1.541m², tầng cao: 5 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng: 8.285m²

+ Trường Phổ thông Năng khiếu giai đoạn 1 NK-1 (TN.D1): diện tích xây dựng: 1.184m², tầng cao: 3 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng: 3.552m²

+ Nhà các bộ môn nghiên cứu và triển khai B2-3 (TN.B6-3): diện tích xây dựng: 550m², tầng cao: 3 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng: 1.650m²

+ Nhà TN.B6-1: diện tích xây dựng: 784m², tầng cao: 3 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng: 2.752m²

+ Nhà TN.D2A: diện tích xây dựng: 1.854m², tầng cao: 3 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng: 5.398m²

+ Và một số công trình đang xây dựng: Nhà các khoa, bộ môn và phòng thí nghiệm D1 (TN.B4-2): diện tích xây dựng: 1.103m², tầng cao: 14 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng: 13.593m²

Khu vực quy hoạch xây dựng Trường Đại học Kinh tế - Luật

Các công trình đã xây dựng: Khối quản lý hành chính (KTL A1), khối hội trường (KTL A2), khối lớp học 1 (KTL B1), khối văn phòng khoa 1 (KTL B2), nhà để xe máy, sân tập luyện thể dục thể thao (KTL C2), căn tin, trung tâm tập trung rác (KTL C8), cụ thể như sau:

+ Khối điều hành và học tập (9 tầng): 14.719m2;

+ Khối lớp học KTL.B1 (6 tầng): 5.123m2;

+ Cầu nối HL.1: 463,8 m2;

Trang 39

Trang 38

+ Khối văn phòng khoa KTL.B2 (7 tầng): 4.032m2;

+ Khối hội trường (3 tầng): 2.110m2;

Khu vực quy hoạch Khoa Y

Trong khu chức năng hiện nay chủ yếu là các công trình tạm với kết cấu mái tôn rải rác trong khu vực Trong đó có một khối công trình thực nghiệm: 1.096m2 cao 1 tầng, nhà xe: 137m2, công trình phòng thực hành giải phẫu khoa y nằm trên đường TC02, phía Đông khu đất, và một số căn nhà cấp 4 chưa giải tỏa

Nhà điều hành Khoa Y đã được xây dựng với diện tích sàn khoảng 4.000m2

Khu vực quy hoạch Khu ký túc xá sinh viên ĐHQG-HCM

Ký túc xá sinh viên ĐHQG-HCM gồm 2 khu: Khu A (22 tòa nhà) và khu B (25 tòa nhà) Trong đó, khu A ký túc xá hiện có 157.283m2 sàn với các công trình do các tỉnh xây dựng và từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ Khu B ký túc xá có 321.277m2 sàn với các tòa nhà được xây dựng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ

Khu vực quy hoạch khu nhà công vụ ĐHQG-HCM

Tổng diện tích khu đất: 8,00 ha Hiện trong khuôn viên khu nhà công vụ đã xây dựng được một số hạng mục như: Nhà khách trung tâm với cùng hạ tầng nhà khách, nhà ở công vụ 12 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng 314.713m2, khu vực hồ bơi dành cho sinh viên và cán bộ, giảng viên

Khu vực quy hoạch Khu Trường Đại học Bách khoa

Tổng diện tích khu đất: 25,30 ha Các công trình đã xây dựng như sau:

+ Nhà học tập và thí nghiệm H1: Diện tích sàn 17.578m2;

+ Nhà học tập và thí nghiệm H2: Diện tích sàn 1.473m2;

+ Nhà học tập và thí nghiệm H3: Diện tích sàn 1.812m2;

+ Nhà học tập và thí nghiệm H6: Diện tích sàn 3.143m2;

Trang 40

Trang 39

+ Nhà thi đấu có mái che: Diện tích sàn 3.900m2, và một số công trình hạ tầng

kỹ thuật khác

Khu vực chưa giải phóng mặt bằng khoảng 4.262m2

Khu vực quy hoạch Trường Đại học Quốc tế

Các khối công trình đã xây dựng: Khối lớp học – Thí nghiệm QT.B1 và QT.B2 gồm

02 khối công trình cao 7 tầng kết nối với nhau bằng dãy hành lang chung; khối hành chính nghiên cứu QT.A1 gồm 15 tầng và 1 hầm (đã hoàn thành phần thân thô, chuẩn

bị thi công phần hoàn thiện); một số công trình phụ trợ khác (trạm phát điện, trạm biến

áp, nhà bảo vệ, bãi xe có mái che) và các đường giao thông nội khu bao quanh các công trình

Các khối công trình chưa xây dựng: Khối công cộng – dịch vụ QT.A2 cao 3 tầng Đối với khu đất mở rộng HT6.2 (hiện là đất trống, chưa có công trình xây dựng), trong

đó khối lớp học – thí nghiệm QT.B4 (khối 7 tầng – giai đoạn 1) đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư

Phần diện tích chưa giải tỏa là 3.500m2

Khu vực quy hoạch Trung tâm điều hành

Hiện nay, Trung tâm điều hành đã xây dựng 2 công trình là thư viện trung tâm và nhà điều hành

1.1.4.3 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

1.1.4.3.1 Hiện trạng giao thông

a) Giao thông đối ngoại:

Khu vực quy hoạch tiếp giáp với hai tuyến đường bộ quan trọng

- Quốc lộ 1 (đoạn xa lộ Hà Nội): là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối trung tâm thành phố với Biên Hòa – Đồng Nai Tuyến đường hiện

có 6 làn xe ở cả hai hướng, lưu lượng giao thông trên tuyến lớn (đặc biệt là vận tải hàng hóa) Tuyến này đang dự kiến nâng cấp mở rộng bề mặt lên quy mô 113,5m đang được Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện

- Quốc lộ 1K (đoạn xa lộ Xuyên Á): là một phần của đường vành đai 2 Thành phố Hồ Chí Minh, đóng vai trò quan trọng kết nối giữa khu vực Tây Nam Bộ với khu vực Đông Nam Bộ thông qua Thành phố Hồ Chí Minh, hạn chế giao thông qua trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh Hiện tại tuyến hiện có 6 làn xe ở cả hai chiều Hoạch định nâng cấp mở rộng đạt quy mô 120m

Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị: Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên hiện đang triển khai thi công, tuyến dài 19,7km (trong đó có 2,6km đi ngầm, 17,1km

Ngày đăng: 12/03/2024, 21:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w