KẾT QUẢ HỒN THÀNH CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ .... KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CƠNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MƠI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư
Tên chủ dự án đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 Địa chỉ văn phòng: số 471, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Bùi Thanh Tuyên
Chức vụ: Tổng Giám đốc Điện thoại: 024.38540401 Fax: 024.38545721
Email: licogi18.info@gmail.com
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần: số 0800001612 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 01/07/2008, đăng ký thay đổi lần thứ
Tên dự án đầu tư
Tên dự án đầu tư: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn – Giai đoạn 1 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: xã Minh Tân, huyện Nam Sách và xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Vị trí địa lý của dự án như sau:
Phía Bắc tiếp giáp dân cư hiện có, ruộng canh tác xã Minh Tân, huyện Nam Sách và xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương;
Phía Đông tiếp giáp khu dân cư thôn Nam Thượng, Thượng Đạt, thành phố Hải Dương;
Phía Nam tiếp giáp đê và sông Thái Bình;
Phía Tây giáp ruộng lúa xã Minh Tân, huyện Nam Sách
Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:
Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 738/QĐ-BTNMT ngày 07/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc cầu Hàn – Giai đoạn 1”
Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chỉ quy định pháp luật về đầu tư công): Theo Quyết định số 1397/QĐ-UBND ngày 01/6/2020 của UBND tỉnh Hải Dương về việc
2 chấp thuận đầu tư Dự án Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn (giai đoạn 1), tổng mức đầu tư của dự án là 1.140.043.992.000đ Căn cứ theo Khoản 1 Điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, dự án “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc cầu Hàn – Giai đoạn 1” thuộc nhóm B
Các giấy tờ pháp lý khác liên quan đến dự án
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 0800001612 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp lần đầu ngày 01/07/2008, cấp thay đổi lần thứ 8 ngày 22/03/2011
Quyết định số 1397/QĐ-UBND ngày 01/6/2020 của UBND tỉnh Hải Dương về việc chấp thuận đầu tư Dự án Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn (giai đoạn 1)
Quyết định số 1227/QĐ-UBND ngày 16/5/2022 của UBND tỉnh Hải Dương về việc chấp thuận điều chỉnh Dự án Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn (giai đoạn 1)
Quyết định số 798/QĐ-UBND ngày 12/3/2018 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Bắc Cầu hàn (phân khu
Quyết định số 2625/QĐ-UBND ngày 31/8/2020 của UBND tỉnh Hải Dương về việc chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất (đợt 1) cho Liên danh Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 và Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.1 để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn (giai đoạn 1) tại xã Minh Tân, huyện Nam Sách và xã An Thượng, thành phố Hải Dương
Quyết định số 2825/QĐ-UBND ngày 26/10/2022 của UBND tỉnh Hải Dương về việc chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất (đợt 2) cho Liên danh Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 và Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.1 để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn (giai đoạn 1) tại xã Minh Tân, huyện Nam Sách và xã An Thượng, thành phố Hải Dương
Công văn số 899/Cty-KT ngày 01/9/2021 của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi tỉnh Hải Dương về việc tham gia ý kiến về phương án đấu nối thoát nước và xây dựng hoàn trả công trình thủy lợi liên quan đến dự án Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn – giai đoạn 1
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
1.3.1 Công suất của dự án đầu tư a) Quy mô dân số
Căn cứ theo Quyết định số 798/QĐ-UBND ngày 12/3/2018 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn (phân khu 1), quy mô dân số của dự án là: 9.992 người b) Quy mô sử dụng đất
Căn cứ theo Quyết định số 798/QĐ-UBND ngày 12/3/2018 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn (phân khu 1), cơ cấu sử dụng đất hiện nay của dự án như sau:
Bảng 1.1: Cơ cấu sử dụng đất của Khu đô thị Bắc Cầu Hàn (giai đoạn 1)
TT Chức năng sử dụng đất
Theo quy hoạch được duyệt
Theo quy hoạch điều chỉnh
Diện tích chênh lệch (ha)
I Đất công trình công cộng, thương mại dịch vụ 8,33 9,77 7,89 8,46 -0,44
1 Đất công trình công cộng (trụ sở cơ quan, nhà văn hóa, trạm y tế ) 1,14 1,34 1,54 1,65 0,40
2 Đất công trình thương mại dịch vụ 3,72 4,36 2,88 3,09 -0,84
3 Đất giáo dục (trường mầm non, tiểu học, THCS) 3,47 4,07 3,47 3,72 0,00
III Đất cây xanh, công viên, mặt nước 11,17 13,10 11,45 12,28 0,28
TT Chức năng sử dụng đất
Theo quy hoạch được duyệt
Theo quy hoạch điều chỉnh
Diện tích chênh lệch (ha)
3 Đất đường dẫn cầu Hàn
V Đất hạ tầng kỹ thuật 4,40 5,16 3,48 3,72 -0,92
Tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch 85,25 100,00 93,24 100,00 7,99
Cơ cấu sử dụng đất cho từng hạng mục công trình được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2: Cơ cấu sử dụng đất và quy mô từng hạng mục công trình
TT Chức năng sử dụng Ký hiệu Diện tích ô đất
I.1 Đất thương mại dịch vụ 28797,6 11519,0
- Đất thương mại dịch vụ TM 28797,6 11519,0 5
I.2 Đất cây xanh đô thị CXDT 48452,5
I.3 Đất đường khu vực và phân khu vực 147939,0
1 Đất công cộng đơn vị ở 15379,6 6151,0
- Thương mại + Dịch vụ CC1 3970,0 1588,0 5
- Hành chính + Trụ sở CC2 3790,0 1516,0 5
2 Đất cây xanh – Thể dục thể thao 18376,7
- Trường trung học cơ sở THCS 10085,0 4034,0 3 550
TT Chức năng sử dụng Ký hiệu Diện tích ô đất
TT Chức năng sử dụng Ký hiệu Diện tích ô đất
6 Đất đường nhánh, bãi đỗ xe 222523,7
- Đất bãi đỗ xe tập trung 28001,6
TT Chức năng sử dụng Ký hiệu Diện tích ô đất
II Đất ngoài dân dụng 34812,6
II.1 Đất cây xanh cách ly 24701,4
II.2 Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật HTKT 10111,2
1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư Đây là dự án xây dựng khu đô thị nên không có các hoạt động sản xuất, do đó không có các công nghệ sản xuất đi kèm
1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư
Do đặc thù dự án là Khu đô thị nên các hạng mục chính chủ yếu là nhà ở và hạ tầng kỹ thuật đi kèm Chi tiết được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3: Các sản phẩm chính của dự án
STT Tên sản phẩm Quy mô Thực tế xây dựng hiện nay
1 Tổng diện tích đất 93,24ha Đã san lấp mặt bằng được
2 Hệ thống thoát nước mưa 19.207,35m 9.021,35m
3 Hệ thống thoát nước thải 17.502m 9.748m
5 Trạm XLNT Công suất 2.500 m 3 /ngày đêm
- Đã hoàn thành xây dựng các bể xử lý với công suất 2.500 m 3 /ngày đêm
- Đã hoàn thành lắp đặt máy móc thiết bị cho giai đoạn 1 với công suất 1.250 m 3 /ngày đêm
6 Kho chứa rác nguy hại // Kho chứa có diện tích 3m 2
7 Phân lô biệt thự 722 căn Chưa xây dựng nhà, đang trong quá trình phân lô
8 Phân lô liền kề 888 căn Chưa xây dựng nhà, đang trong quá trình phân lô
9 Nhà ở xã hội 888 căn Chưa xây dựng
10 Quy mô dân số 9.992 người Chưa có dân cư về ở
Quy mô: 415 cháu Chưa xây dựng
Quy mô: 997 học sinh Chưa xây dựng
14 Trường trung học cơ sở Chưa xây dựng
15 Khu Thương mại + Dịch vụ Diện tích: 3.970,0 m 2 Chưa xây dựng
16 Khu Hành chính + Trụ sở Diện tích: 3.790,0 m 2 Chưa xây dựng
17 Nhà văn hóa Diện tích: 3.006,0 m 2 Chưa xây dựng
STT Tên sản phẩm Quy mô Thực tế xây dựng hiện nay
18 Nhà văn hóa Diện tích: 2.085,0 m 2 Chưa xây dựng
19 Trạm Y tế Diện tích: 2.528,6 m 2 Chưa xây dựng
Một số hình ảnh thực tế đã xây dựng hiện nay của Khu đô thị Bắc Cầu Hàn (giai đoạn 1) như sau:
Hồ cảnh quan Cây xanh
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án
a) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng Đây là dự án xây dựng khu đô thị, không có các hoạt động sản xuất nên dự án không phát sinh nhu cầu về nguyên nhiên liệu, hóa chất cho quá trình sản xuất Nhu cầu về hóa chất chỉ được sử dụng Trạm xử lý nước thải, chi tiết về nhu cầu sử dụng hóa chất được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.4: Định mức sử dụng hóa chất cho trạm XLNT sinh hoạt
TT Tên hóa chất Công đoạn sử dụng
Khối lượng (kg/m 3 nước thải)
Tổng lượng hóa chất (kg/ngày
1 Methanol Cung cấp dinh dưỡng cho quá trình XLNT
3 NaOCl 10% Khử trùng nước thải 0,05 112,5
5 NaOH Điều chỉnh pH 0,01 22,5 b) Nguồn cung cấp điện
Nguồn điện dự án kết nối với đường dây 35 KV lộ 377-E81 Tổng nhu cầu phụ tải khoảng 9.133 KVA c) Nguồn cung cấp nước
Nguồn cung cấp nước cho Khu đô thị là từ hệ thống cấp nước sạch của thành phố Hải Dương Đấu nối nước sạch từ tuyến ống D400 trên đường cầu Hàn vào mạng lưới đường ống phân phối của Khu đô thị Mạng lưới cấp nước sạch trong Khu đô thị được thể hiện chi tiết qua bảng sau:
Bảng 1.5: Bảng tổng hợp mạng lưới cấp nước của KĐT Bắc Cầu Hàn – Giai đoạn 1
TT Nội dung Đơn vị
Tổng khối lượng theo thiết kế
6 Ống lồng thép DN300 dày 6,35 m 274 109,6
TT Nội dung Đơn vị
Tổng khối lượng theo thiết kế
7 Ống lồng thép DN200 dày 3,96 m 85 34
8 Ống lồng thép DN150 dày 3,96 m 660 264
9 Ống lồng thép DN100 dày 3,2 m 30 12
Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
Không có các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Quyết định số 3155/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt quy hoạch vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030:
Phù hợp với mục tiêu tới năm 2020 phát triển thành phố Hải Dương thành đô thị loại I, với quy mô dân số khoảng 50 vạn người; không gian đô thị phát triển mở rộng về phía các đô thị vệ tinh (thị trấn Nam Sách, thị trấn Lai Cách, thị trấn Gia Lộc và các đô thị khác)
Phát triển hành lang theo trục Đông Tây trung tâm: Dọc theo hành lang trục Quốc lộ 5, bao gồm các nhân tố: Các KCN tập trung, các đô thị và điểm dân cư, các trung tâm dịch vụ, trong đó thành phố Hải Dương là không gian tập trung, trọng tâm nhất
Theo quy hoạch pháy triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 thì đến năm 2020 huyện Nam Sách sẽ bổ sung quy hoạch phát triển thêm cụm công nghiệp Nam Hồng – Hồng Phong, diện tích 50ha
Phía Nam dự án (cách sông Thái Bình) tiếp giáp với Quy hoạch khu đô thị mới Nam cầu Hàn thành phố Hải Dương
Quyết định số 2884/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế Quy hoạch phân khu xây dựng Khu đô thị mới Bắc cầu Hàn, tỷ lệ 1/2000 Xây dựng làm 3 phân khu với tổng diện tích 430ha, trong đó phân khu
1 là 83.25ha, quy mô dân số 8.328 dân
Quyết định số 2108/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn (phân khu I), tỷ lệ 1/500
Quyết định số 2435/QĐ-UBND ngày 05/09/2016 về việc bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Nam Sách; mục 2 điều 1 Bổ sung kế hoạch sử dụng đất khu đô thị mới phía Bắc cầu Hàn
Quyết định số 2423/QĐ-UBND ngày 01/09/2016 về việc bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 Thành phố Hải Dương; Mục 3 điều 1 Bổ sung kế hoạch sử dụng đất khu đô thị mới phía Bắc Cầu Hàn
Quyết định số 16/2016/NĐ-HĐND ngày 05/10/2016 của HĐND tỉnh Hải Dương về việc chấp thuận thu hồ đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực
14 hiện các dự án công trình điểm dân cư phát sinh trong năm 2016 trên địa bàn tỉnh Mục 31-
IV biểu 01 phụ lục đính kèm – thu hồi 852.510 m 2 xây dựng Khu đô thị Bắc Cầu Hàn
Căn cứ vào các Quyết định, quy hoạch nêu trên cho thấy, Khu đô thị Bắc Cầu Hàn phù hợp với các quy định hiện hành.
Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải môi trường
Nước thải sau xử lý của Khu đô thị Bắc Cầu Hàn đạt loại A của QCVN 14:2008/BTNMT Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý là kênh T1 trạm bơm Đò Hàn, không thay đổi so với nội dung báo cáo ĐTM được phê duyệt Do đó, Nước thải của dự án đảm bảo phù hợp với khả năng chịu tải môi trường của nguồn tiếp nhận
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa đã được chủ đầu tư xây dựng hoàn thiện khoảng 47% so với quy hoạch và tách biệt hoàn toàn với hệ thống thoát nước thải
Hướng thoát nước: Hướng thoát nước chính của Dự án thoát về mương cảnh quan theo quy hoạch nằm phía Bắc (ngoài ranh giới dự án) tại 02 điểm, sau đó xả ra mương hiện trạng về trạm bơm Đò Hàn Các điểm xả nước mưa đã được chủ đầu tư xây dựng hoàn thiện 100%
Bảng tổng hợp các tuyến cống thoát nước mưa theo quy hoạch và thực tế xây dựng hiện nay được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp hệ thống tuyến cống thoát nước mưa
TT Hạng mục Đơn vị
Tổng khối lượng theo thiết kế
Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa của khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn được đính kèm trong phần Phụ lục 2 của báo cáo
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải
Dựa vào quy mô dự án, tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt đưa về Trạm XLNT được tính toán như sau: a) Công trình thu gom nước thải
Hệ thống thoát nước thải tách biệt hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa Chi tiết về các tuyến cống thoát nước thải được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp hệ thống tuyến cống thoát nước thải đã xây dựng
TT Hạng mục Đơn vị
Tổng khối lượng theo thiết kế
9 Ống HDPE gân xoắn SN8 D350 m 24 24
Trạm bơm chuyển bậc 1: Tổng công suất 1.240 m 3 /ngày đêm
Trạm bơm chuyển bậc 2: Tổng công suất 2.070 m 3 /ngày đêm
Phương án thu gom nước thải được thể hiện chi tiết qua hình sau:
Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lý thu gom nước thải của Khu đô thị Bắc Cầu Hàn – giai đoạn 1 b) Công trình thoát nước thải
Nước thải sau xử lý theo cống uPVC D400 dài 60m để xả ra cống thoát nước mưa trong khu đô thị, sau đó thoát ra kênh T1 trạm bơm Đò Hàn c) Điểm xả nước thải sau xử lý
Tọa độ vị trí xả thải (theo VN2000, múi chiếu 3 0 , kinh tuyến trục 105 0 30’) như sau:
Tọa độ xả thải trực tiếp ra cống thoát nước: X = 2318793 ; Y = 584327
Tọa độ khi xả ra kênh T1 trạm bơm Đò Hàn: X = 2319005 ; Y = 584190
Phương thức xả thải: xả mặt, xả ven bờ
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân trong Khu đô thị
- Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ qua Bể tự hoại 3 ngăn
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ Tòa nhà ban quản lý Khu đô thị
- Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ qua Bể tự hoại 3 ngăn
Nước thải sinh hoạt từ các khu trường học trong Khu đô thị
- Nước thải từ nhà ăn sẽ qua Bể tách dầu mỡ
- Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ qua Bể tự hoại 3 ngăn
Nước thải sinh hoạt từ các khu thương mại – dịch vụ trong khu đô thị
- Nước thải từ nhà ăn sẽ qua Bể tách dầu mỡ
- Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ qua Bể tự hoại 3 ngăn
Nước thải y tế từ Trạm
Y tế xử lý đạt cột B của QCVN
Trạm XLNT của KĐT Bắc Cầu Hàn – giai đoạn 1
Chế độ xả nước thải: Liên tục 24 giờ/ngày đêm
Nguồn tiếp nhận nước thải: cống thoát nước mưa trong khu đô thị, sau đó thoát ra kênh T1 trạm bơm Đò Hàn
Sơ đồ thoát nước thải sau xử lý của Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn được thể hiện qua hình sau:
Hình 3.2: Sơ đồ thoát nước thải sau xử lý của Khu đô thị Bắc Cầu Hàn – giai đoạn 1
3.1.3 Trạm xử lý nước thải Đơn vị thiết kế: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam Đơn vị thi công xây dựng: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 Đơn vị lắp đặt thiết bị: Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng môi trường TNT Việt
Hệ thống xử lý nước thải của Khu đô thị Bắc Cầu Hàn có công suất 2.500 m 3 /ngày đêm, sơ đồ quy trình công nghệ như sau:
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ XLNT của KĐT Bắc Cầu Hàn (giai đoạn 1)
TRẠM BƠM NƯỚC THẢI CHÍNH
BỂ XỬ LÝ SƠ BỘ (LẮNG I)
BỂ LẮNG SINH HỌC (BỂ LẮNG II)
THIẾT BỊ LỌC ÁP LỰC
BỂ TIẾP XÚC VÀ KHỬ TRÙNG
HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG
NGUỒN TIẾP NHẬN, ĐẠT QCVN 14:2008/BTNMT, CỘT A
Tu ần hoà n nư ớ c Tu ần hoà n bùn
* Trạm bơm nước thải chính
Nước thải hàng ngày từ các nguồn phát sinh của dự án được dẫn về trạm bơm nước thải chính Trạm bơm nước thải chính có nhiệm vụ tiếp nhận, trung chuyển nước thải Từ trạm bơm nước thải chính, nước thải được bơm qua bể xử lý sơ bộ (lắng 1) để tách cát, tách dầu mỡ
Nước thải trước khi đi vào trạm bơm nước thải chính phải được tách rác thô, các loại vật rắn có kích thước lớn tại mương tách rác Định kì nhân viên vận hành có trách nhiệm kiểm tra và thu gom rác về vị trí tập kết và đem đi xử lý theo đúng quy định
* Bể xử lý sơ bộ (lắng I)
Bể xử lý sơ bộ có chức năng loại bỏ dầu mỡ, váng nổi và loại bỏ hàm lượng cát trong dòng nước thải đầu vào
Nước thải trước khi đi vào bể xử lý sơ bộ được dẫn qua thiết bị tách rác tinh dạng tĩnh Tại đây, hàm lượng chất rắn, cặn, rác có kích thước nhỏ hơn được loại bỏ
Hàm lượng dầu mỡ, váng nổi nhẹ hơn nước được thu gom bằng thiết bị thu dầu mỡ, váng bọt dạng đứng, toàn bộ lượng dầu mỡ, váng bọt được thu gom và bơm về bể chứa
Hàm lượng cát có trọng lượng riêng lớn hơn nước được tập trung lại đáy bể và được bơm về khu vực theo quy định
* Bể điều hòa nước thải
Có vai trò điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải Bể điều hòa đặc biệt quan trọng vì từng thời điểm khác nhau thì sẽ xuất hiện lưu lượng khác nhau có biên độ dao động biến động rất lớn trong khi hệ thống xử lý nước thải xử lý được một lưu lượng nhất định Bể điều hòa đảm bảo cung cấp đều các chất cho vi sinh, tránh hiện tượng quá tải của bể Hiếu khí, hệ thống khử trùng, chất lượng nước thải đầu ra được ổn định
Các lợi ích cơ bản của việc điều hòa lưu lượng là:
Quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất
“shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng
Chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định
Bể điều hòa được tính toán cho công suất Q=2.500 (m 3 /ngày đêm với thời gian lưu nước tương ứng là 7,5h Như vậy, trong thời gian trạm xử lý nước thải hoạt động với 2 module sinh học AO tương ứng với công suất 1.250 m 3 /ngày đêm thì bể điều hòa ngoài chức năng điều hòa lưu lượng, nồng độ với thành phần ô nhiễm của nước thải còn có nhiệm
21 vụ chứa nước tạm thời và thời gian lưu từ 0,5 - 1 ngày như 1 phương án chứa nước khi có sự cố
* Xử lý thiếu khí – sinh học hiếu khí
Sau khi được điều hòa ổn định, nước thải được bơm qua cụm bể xử lý sinh học Có
02 bể sinh học được phối hợp nhằm loại bỏ các chất hữu cơ (BOD, COD), nitrate hóa (phản ứng chuyển NH4 + thành NO3 -) và khử nitrate (chuyển NO3 - thành khí N2) Hai (02) bể sinh học này được thiết kế và vận hành ở 02 điều kiện môi trường khác nhau: thiếu khí (thiếu oxy) và hiếu khí (giàu oxy), trong đó bể thiếu khí được đặt trước bể hiếu khí (hay còn lại gọi là thiếu khí trước)
Bể hiếu khí có nhiệm vụ loại bỏ các chất hữu cơ (BOD, COD) và nitrate hóa, bể thiếu khí có nhiệm vụ khử nitrate Để thực hiện việc khử nitrate, hỗn hợp bùn hoạt tính ở bể lắng và nước thải ở cuối bể sinh học hiếu khí (có chứa nhiều nitrate) sẽ được bơm tuần hoàn lại bể thiếu khí
Bể thiếu khí Anoxic được trang bị hệ thống đảo trộn bằng cơ khí (máy khuấy chìm) nhằm đảo trộn bùn và nước thải, kích thích quá trình phản ứng khử nitrate
Bể sinh học hiếu khí dính bám được thiết kế nhằm loại bỏ các chất hữu cơ (phần lớn ở dạng hòa tan) trong điều kiện hiếu khí (giàu oxy) Các vi sinh hiếu khí sử dụng oxy sẽ tiến hành phân hủy các chất hữu cơ tạo khí CO2 giúp quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo năng lượng Phương trình phản ứng tổng quát cho quá trình phản ứng này được diễn tả như sau:
Chất hữu cơ + O 2 CO 2 + tế bào mới + năng lượng + H 2 O
Về xử lý bụi, khí thải
3.2.1 Biện pháp xử lý mùi từ hệ thống xử lý nước thải Đơn vị thiết kế: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam Đơn vị thi công xây dựng: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 Đơn vị lắp đặt thiết bị: Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng môi trường TNT Việt Nam
Thực tế cho thấy, các điểm phát sinh mùi trong hệ thống xử lý nước thải đô thị là: bể gom nước thải, bể điều hòa nước thải, bể xử lý sinh học Thành phần khí ô nhiễm chủ yếu gồm: Sunfua (H2S), Amoniac (NH3),
Thiết kế hệ thống thu gom và hút khí thải từ các nguồn phát sinh trong hệ thống xử lý nước thải và đưa về cụm tháp xử lý mùi thông qua quạt hút tạo áp suất âm
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống xử lý khí là tháp hấp thụ bằng hóa chất Sau khi đi qua hệ thống tháp xử lý mùi này, khí thải được làm sạch và được phóng ra ngoài không khí Quá trình hấp thụ (NaOH):
Sau khi đi qua tháp hấp thụ bằng hóa chất, khí thải được tách ẩm và đưa sang tháp hấp phụ bằng than hoạt tính, qua các lớp than này, khí thải sẽ được làm sạch đạt tiêu chuẩn về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2009/BTNMT sau đó phóng không lên môi trường
Bên cạnh đó, chất lỏng được sử dụng phổ biến nhất trong thiết bị này là NaOH dễ dàng thay thế, bổ sung và mua trên thị trường
Công dụng của xử lý bụi bằng phương pháp ướt:
Lọc sạch bụi mịn với hiệu quả tương đối cao
Sự kết hợp giữa lọc bụi và khử khí độc hại (SO2, NOx, H2S) trong phạm vi có thể, đặc biệt là đối với các loại khí, hơi cháy có mặt trong khí thải
Kết hợp để làm nguội khí thải hay nói cách khác là giảm nhiệt độ của khsi thải trước khi thải khí ra lại ngoài môi trường
Hình 3.4: Tháp xử lý mùi và cơ chế hoạt động
Những thiết bị xử lý bụi hay tách bụi ướt thường được bố trí vào trong các vòi phun nước ở các vị trí thích hợp (tùy vào từng loại thiết bị) Ưu điểm của xử lý bụi bằng phương pháp ướt
Chi phí đầu tư ban đầu khá thấp
Xử lý đồng thời được bụi và các khí ô nhiễm
Có khả năng lọc được các hạt bụi có kích thước nhỏ, nhưng hiệu suất lọc bụi cao hơn so với phương pháp khô
Không xảy ra hiện tượng bụi sẽ quay trở lại
Có thể làm việc với khí thải có nhiệt độ cao
Danh mục máy móc thiết bị chính của Hệ thống xử lý mùi được thể hiện chi tiết qua bảng sau:
Bảng 3.7: Danh mục máy móc thiết bị của Hệ thống xử lý mùi
STT Hạng mục Thông số kỹ thuật Xuất xứ Đơn vị
- Vật liệu: SUS304, dày 2mm
- Vật liệu tiếp xúc: Nhựa PVC hoặc Ceramic
(dung dịch) xử lý mùi
- Dải đo: pH: 2 đến 16 pH
- Độ phân giải: pH: 0,01 pH
- Nhiệt độ Môi trường: 0 to 50 °C
- Cấp độ bảo vệ: IP65 (lắp đặt ngoài trời)
Bơm định lượng hóa chất NaOH
- Bao gồm hệ thống giá đỡ
7 Động cơ khuấy trộn hóa chất
- Tốc độ khuấy: 69 vòng/phút
- Trục cánh khuấy: SUS304 chế tạo tại Việt Nam
Phao báo cạn bơm hóa chất
- Kiểu: Phao mức dùng trong nước thải
Một số hình ảnh thực tế về hệ thống xử lý mùi đã xây dựng cho Trạm XLNT của Khu đô thị Bắc Cầu Hàn như sau:
Hệ thống xử lý mùi của Trạm XLNT 3.2.1 Biện pháp xử lý mùi từ hệ thống xử lý nước thải
Với đặc trưng của Khu đô thị, khí thải chỉ phát sinh từ các phương tiện giao thông ra vào dự án, đây là nguồn thải sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu xăng, dầu diezen,… Đặc trưng của nguồn thải này là không thể thu gom về Hệ thống xử lý Do vậy, để hạn chế ảnh hưởng từ bụi và khi thải do các hoạt động giao thông phát sinh ra, Khu đô thị đã trồng nhiều cây xanh và tạo diện tích mặt nước để điều hòa vi khí hậu Số lượng các cây xanh đã trồng như sau:
Cây Sộp (cây cổ thụ) 2 cây;
Cây bàng Đài Loan: 208 cây;
Cây Ban Tây Bắc: 26 cây;
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa có người dân vào ở Do đó, lượng rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường khác phát sinh rất ít Nguồn thải này sẽ được thu gom vào các thùng chứa chuyên dụng, có nắp đậy kín, sau đó thuê các đơn vị có đủ chức năng để vận chuyển và xử lý.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Các loại chất thải nguy hại phát sinh tối đa được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.8: Danh mục và số lượng CTNH dự kiến phát sinh
STT Loại chất thải nguy hại Mã
1 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải 16 01 06 140 1.680
3 Các loại dầu mỡ thải 16 01 08 350 4.200
4 Sơn, mực, chất kết dính và nhựa thải có các thành phần nguy hại 16 01 09 280 3.360
5 Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện tử khác 16 01 13 800 9.600
Dự án đã bố trí 01 kho chứa chất thải nguy hại tại khu vực trạm xử lý nước thải, với diện tích khoảng 3m 2 (nằm cạnh trạm XLNT) Sàn kho chứa bằng bê tông, có tường ngăn và cửa để tạo thành các phòng chứa rác khác nhau Bên trong kho chứa có đầy đủ các trang thiết bị ứng phó sự cố, PCCC như bình cứu hỏa, bao cát, Phòng chứa rác nguy hại được thiết kế tuân thủ theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Để giảm thiểu tác động từ tiếng ồn, độ rung gây ra, chủ dự án đã áp dụng một số biện pháp sau:
- Quy định tốc độ các loại xe được lưu thông trên các tuyến đường nội bộ của dự án không được vượt quá 30 km/h; các thiết bị, máy móc được bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ
- Đảm bảo diện tích cây xanh toàn Dự án theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt
- Chỉ được xả nước thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và theo đúng giấy phép xả nước thải ra nguồn nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Chỉ xả thải khi xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột A, hệ số K = 1) trước khi xả ra môi trường
- Vệ sinh sạch sẽ các tuyến đường đảm bảo giảm thiểu lượng bùn cát, rác thải rơi xuống các dòng chảy trong khu vực
- Đối với tiếng ồn từ Trạm XLNT: Chủ yếu phát sinh từ quá trình hoạt động của máy móc thiết bị Do đó, lựa chọn các máy móc thiết bị đạt chuẩn khi lắp đặt Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng nhằm đảm bảo máy móc thiết bị nhằm đảm bảo hoạt động ổn định, từ đó hạn chế mức độ phát sinh tiếng ồn và độ rung.
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
Hiện nay, chủ đầu tư đã xây dựng hồ sự cố có dung tích khoảng 14.100 m 3 (diện tích 4.700m 2 , sâu 3 m) Hồ sự cố được lót tấm HDPE để chống thấm
Hồ sự cố có vai trò quan trọng trong việc ứng phó sự cố môi trường, giúp lưu chứa nước thải trong các trường hợp cần ngưng hoạt động để sửa chữa hoặc trong các trường hợp lưu lượng nước thải tăng cao đột biến
Quy trình vận hành Hồ sự cố
Kịch bản 1 (Khi nước sau xử lý không đạt): tại mương quan trắc, đóng van ra hồ hoàn thiện, mở van vào hồ sự cố để dòng nước sau xử lý vào hồ sự cố cho đến khi nước tại mương quan trắc đạt các chỉ tiêu theo cột A của QCVN 14:2008/BTNMT, khi đó đóng van vào hồ sự cố và mở van ra hồ hoàn thiện Bơm nước thải trong hồ sự cố sẽ được kích hoạt để bơm nước vào bể điều hòa để xử lý lại
Kịch bản 2 (Khi dòng nước thải đầu vào có sự cố): nước từ trạm bơm sẽ được bơm thẳng ra hồ sự cố, đóng van vào bể tách dầu Khi sự cố dòng nước thải đầu vào được xử lý hoặc nước thải đã quay về chuẩn đấu nối, thì khóa van từ trạm bơm ra hồ sự cố và mở van vào bể tách dầu Bơm nước thải trong hồ sự cố sẽ được kích hoạt để bơm nước vào bể điều hòa để xử lý
51 a) Sự cố lưu lượng nước thải tăng cao
Khi sự cố xảy ra, các hành động xử lý sự cố môi trường phải tuân theo nguyên tắc ưu tiên đảm bảo nước thải đầu vào đúng theo thiết kế lên hàng đầu Quá trình ứng phó sự cố phải luân tuân thủ các quy định về an toàn và bảo hộ lao động
Quy trình phản ứng sự cố tải lượng ô nhiễm đầu vào vượt quá thiết kế tuân theo các bước sau: b.1) Phát hiện và thông báo
Thông báo ngay lập tức đến cán bộ phụ trách Hệ thống XLNT và Ban quản lý khu đô thị Yêu cầu các khu vực dịch vụ công cộng và người dân trong khu đô thị hạn chế dùng nước để tránh phát thải
Tùy tình hình của sự cố, Ban quản lý khu đô thị sẽ quyết định tự khắc phục hoặc thông báo với các cơ quan chức năng để cùng phối hợp khắc phục sự cố b.2) Kiểm tra đường ống thu nước thải trong khu đô thị, đặc biệt là các máy lọc nước (thực tế ghi nhận những máy lọc nước bằng phương pháp RO có chế độ sục rửa cục lọc, trong trường hợp bị sự cố sẽ làm gia tăng đáng kể nước thải, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều gia đình có mức độ tiêu thụ nước cấp tăng đột biến so với bình thường) b.3) Trong quá trình chạy quá tải, cần tăng cường kiểm tra toàn bộ dây chuyền vận hành hệ thống xử lý nước thải, kịp thời phát hiện các sự cố phát sinh có thể xảy ra b.4) Sau khi sự cố được kiểm soát, lập báo cáo đánh giá tình hình khắc phục sự cố để lưu thông tin cũng như làm căn cứ rút kinh nghiệm cho các cự cố tương tự (nếu có) Để hạn chế xảy ra sự cố lưu lượng nước thải tăng cao, chủ đầu tư cần áp dụng số biện pháp kiểm soát sau:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lối sống tiết kiệm nguồn nước trong sinh hoạt, điều này còn góp phần bảo vệ an ninh nguồn nước cho hiện tại và tương lai Khuyến khích các hộ dân thường xuyên kiểm tra máy lọc nước, đặc biệt là vào thời điểm thay lõi lọc
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị để có thể nhanh chóng chạy quá tải trong trường hợp cần thiết b) Sự cố nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu theo quy định
Khi sự cố xảy ra, các hành động xử lý sự cố môi trường phải tuân theo nguyên tắc ưu tiên đảm bảo nước thải đầu vào đúng theo thiết kế lên hàng đầu Quá trình ứng phó sự cố phải luân tuân thủ các quy định về an toàn và bảo hộ lao động
Quy trình phản ứng sự cố tải lượng ô nhiễm đầu vào vượt quá thiết kế tuân theo các bước sau: b.1) Phát hiện và thông báo
Thông báo ngay lập tức đến cán bộ phụ trách Hệ thống XLNT và Ban quản lý khu đô thị
Tùy tình hình của sự cố, trưởng ban quản lý khu đô thị sẽ quyết định tự khắc phục hoặc thông báo với các cơ quan chức năng để cùng phối hợp khắc phục sự cố b.2) Tiếp cận hố thu nước thải đầu vào, nhanh chóng lấy mẫu phân tích để xác định chính xác các chỉ tiêu vượt theo thiết kế b.3) Điều chỉnh quy trình vận hành nhằm nâng cao khả năng xử lý các thông số đang vượt quy chuẩn theo quy định Xác định các hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp xử lý trong từng bể xử lý theo bảng hướng dẫn sau:
Bảng 3.9: Một số sự cố về quá trình xử lý
Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp xử lý
1 Bể phản ứng sinh học a Giảm hiệu quả nitrat hoá a1 Tuổi bùn giảm đáng kể xuống dưới 3-4 ngày a2 Một lượng lớn thành phần độc tố có trong dòng vào (Đôi khi có thể quan sát thấy do sự thay đổi màu của dòng thải thô, chưa qua xử lý) a3 Lượng ôxi trong bể sục khí thấp, làm cho quá trình nitrat hoá không thực hiện được a1 Kiểm tra hỗn hợp lỏng và chất rắn lơ lửng của trạm nhằm đảm bảo rằng không có hiện tượng xả thải nào xảy ra a2 Lấy mẫu dòng thải vào và phân tích các thành phần độc tố, chẳng hạn như Crôm a3 Kiểm tra xem nếu ôxi hoà tan trong bể sục khí nhỏ hơn 2mg Ôxi/l thì phải tăng thời gian sục khí
- Kiểm tra hiệu chỉnh van cấp khí vào bể Oxic
Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp xử lý b Giảm hiệu quả khử nitrat hóa b1 Nồng độ ôxi hoà tan trong dòng hồi lưu tới vùng thiếu khí là quá cao b2 Nồng độ Nitrat trong dòng hồi lưu tới vùng kỵ khí là quá cao hoặc tăng lên Nguyên nhân có thể do quá trình tăng lên của Tổng Nitơ Kendal trong dòng vào b3 Đảo trộn dòng trong bể kém b1 Giảm sục khí sao cho nồng độ ôxi hoà tan trong dòng hồi lưu nhỏ hơn 0.2 mg/l b2 Kiểm tra lại nồng độ Nitrat trong dòng hồi lưu từ bể hiếu khí và điều chỉnh dòng tuần hoàn từ bể hiếu khí về bể thiếu khí b3 Tăng cường đảo trộn bằng cách tăng thêm máy khuấy chìm hoạt động c Bùn có màu nâu sẫm hoặc màu đen c1 Thời gian lưu chất rắn trong bể phản ứng là quá dài c2 Mức ôxi hoà tan thấp c1 Kiểm tra hỗn hợp lỏng và chất rắn lơ lửng, và tăng xả thải bùn c2 Kiểm tra nồng độ ôxi hoà tan và nếu thấy thấp thì cần tăng cường sục khí
- Kiểm tra hiệu chỉnh van cấp khí vào bể d Tích tụ váng bọt màu nâu trên bề mặt bể phản ứng d1 Bọt váng có chứa vi sinh vật dạng sợi phát triển trong quá trình xử lý d2 Mức ôxi hoà tan trong bể sục khí thấp do tải lượng COD lớn có trong dòng tuần hoàn từ bể phản ứng, bể nén bùn… d3 Tuổi bùn quá ngắn dẫn tới nồng độ hỗn hợp lỏng và chất rắn lơ lửng thấp d1 Thay đổi các hình thức sục khí sao cho có thể liên tục tách bọt ra khỏi bể sục khí
- Xịt phá vỡ bọt bằng đầu phun nước
- Giảm nồng độ hỗn hợp lỏng và chất rắn lơ lửng bằng cách tăng xả thải trong một thời gian cho đến khi tình hình được cải thiện d2 Tăng mức ôxi hoà tan d3 Tăng tuổi bùn
Phân tích dòng vào xem có bất cứ sự thay đổi trong các thành phần đầu vào hay không
Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp xử lý e Váng hoặc bọt trắng trên bề mặt bể hiếu khí
(Oxic) e1 MLSS quá thấp e1 Giảm bùn thải để tăng
MLSS, có nghĩa là sẽ giảm F/M f Có rất nhiều bọt hoặc một số vùng trong bể hiếu khí (Oxic) bọt bị kết thành khối f1 Một số đĩa phân phối khí bị tắc f1 Điều chỉnh van tay mở to cho thông đĩa phân phối khí sau đó điều chỉnh lại
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
Dự án không có các công trình biện pháp bảo vệ môi trường khác
Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi
Để đảm bảo chất lượng nguồn tiếp nhận là công trình thủy lợi sau khi tiếp nhận nước thải sau xử lý từ dự án, các biện pháp được áp dụng như sau:
+ Hệ thống thu gom thoát nước thải hoàn toàn tách biệt với hệ thống thu gom, thoát nước mưa
+ Lắp đặt trạm quan trắc tự động, liên tục nước thải trước xử lý (đầu vào) với thông số: lưu lượng và nước thải sau xử lý (đầu ra) với các thông số sau: Lưu lượng, Nhiệt độ, pH, TSS, Amoni, COD
+ Định kỳ quan trắc chất lượng nước thải theo đúng quy định;
+ Thực hiện tiết kiệm nước, không xả thải quá lưu lượng được cấp phép, gây ảnh hưởng đến chế độ thủy văn và khả năng tiêu thoát nước của nguồn tiếp nhận;
+ Tổ chức các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ môi trường thông qua các chương trình khảo sát thực tế, trao đổi kinh nghiệm
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân viêm, xem môi trường là tài sản chung cần được bảo vệ
+ Không xâm phạm, chiếm dụng đất hành lang bảo vệ của kênh mương thủy lợi.
Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học
Dự án không liên quan đến các hoạt động quy định trong mục này
3.10 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Các nội dung thay đổi so với báo cáo ĐTM được thể hiện chi tiết qua bảng sau:
Bảng 3.11: Các nội dung thay đổi so với báo cáo ĐTM
STT Hạng mục Nội dung theo ĐTM Thực tế xây dựng hiện nay
Xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị với công suất 2.500 m 3 /ngày đêm
Xây dựng đảm bảo đủ công suất 2.500 m 3 /ngày đêm Lắp đặt máy móc thiết bị cho công suất 1.250 m 3 /ngày đêm
Công nghệ XLNT: Trạm bơm nước thải chính Xử lý sơ bộ và xử lý bùn
Xử lý sơ bộ và xử lý bùn (bể xử lý kỵ khí và lắng 1) Bể Aeroten kéo dài Bể lắng II Thiết bị xử lý sinh học và hấp phụ Thiết bị xử lý sinh học và hấp phụ bậc A (xử lý bậc 3) Khử trùng (Ozon) Nguồn tiếp nhận
- Trạm bơm nước thải đầu vào Bể xử lý sơ bộ (lắng I) Bể điều hòa nước thải Bể thiếu khí Bể Oxic – MBBR Bể Aroten Bể lắng sinh học (lắng II) Thiết bị xử lý sinh học và hấp phụ Bể tiếp xúc và khử trùng
Nguồn tiếp nhận (đạt cột A của QCVN 40:2011/BTNMT)
- Các bước xử lý sinh học được chia thành 4 line
4 Quy mô dân số 8.328 người 9.992 người
5 Nhà ở biệt thự 420 căn 722 căn
6 Nhà ở liền kề 756 căn 888 căn
7 Nhà ở xã hội 919 căn 888 căn
Chủ đầu tư thay đổi phương án lắp đặt máy móc thiết bị cho Trạm XLNT nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả xử lý trong giai đoạn đầu của dự án (khi lưu lượng nước thải không lớn) Việc thay đổi này không làm ảnh hưởng đến tổng công suất của Trạm XLNT trong tương lai, phù hợp với thực tiễn của đại bộ phân các dự án đầu tư mới
2 Thay đổi một phần công nghệ xử lý nước thải
Quy trình công nghệ theo nội dung báo cáo ĐTM đang tồn tại một số nhược điểm sau:
Quy trình công nghệ chưa có công đoạn xử lý Nitrate;
Kết hợp bể điều hòa và lắng I dẫn tới việc khuấy trộn làm đồng đều nồng độ và thành phần các chất ô nhiễm trong bể điều hòa bị hạn chế;
Quy trình công nghệ sử dụng phương án khử trùng bằng ozon, đây là phương pháp khử trùng cho hiệu quả cao Tuy nhiên, đối với trạm XLNT có công suất lớn, phương pháp này làm tăng đáng kể chi phí vận hành Ngoài ra, việc sử dụng ozon trong khử trùng tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ khí ozon, ảnh hưởng tới tầng khí quyển
Xuất phát từ thực tế trên, Chủ dự án đã điều chỉnh công nghệ xử lý nước thải theo hướng tích cực hơn, khắc phục được hoàn toàn các nhược điểm của quy trình công nghệ theo nội dung ĐTM như đã nêu ở trên
3 Thay đổi diện tích, quy mô dân số, số căn nhà ở biệt thự, liền kề và nhà ở xã hội
Thay đổi diện tích, quy mô dân số, số căn nhà ở biệt thự, liền kề và nhà ở xã hội đã được chấp thuận tại Quyết định số 798/QĐ-UBND ngày 12/3/2018 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn (phân khu 1)
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
a) Các nguồn phát sinh khí thải
Nguồn số 01: Khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý mùi của trạm xử lý nước thải b) Lưu lượng xả khí thải tối đa
Lưu lượng xả khí thải tối đa: 4.000 m 3 /giờ c) Dòng khí thải
01 dòng khí thải Khí thải sau khi được xử lý tại hệ thống xử lý mùi sẽ được xả ra ngoài môi trường qua 01 điểm xả duy nhất d) Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải
Chất ô nhiễm chính trong dòng khí thải sau xử lý là mùi, hiện nay chưa có quy chuẩn về mùi được ban hành nên chưa có giá trị giới hạn cho phép
72 e) Vị trí, phương thức xả khí thải
Vị trí điểm xả khí thải: Tại miệng ống khói Hệ thống xử lý mùi của Trạm xử lý nước thải Tọa độ vị trí xả khí thải theo Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 105 o 30’ múi chiếu 3:
X = 2318817 ; Y= 584323Phương thức xả: xả thải liên tục.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
Nguồn số 1: Hệ thống máy thổi khí của Trạm xử lý nước thải b) Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung
Tọa độ vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung theo VN2000, múi chiếu 3 0 , kinh tuyến trục
Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung tại Nhà đặt máy thổi khí của Trạm XLNT tập trung của Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn – Giai đoạn 1 c) Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung
Giá trị, giới hạn của tiếng ồn, độ rung tuân theo QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau: a Tiếng ồn
TT Từ 6 giờ đến 21 giờ (dBA) Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA) Ghi chú
1 70 55 Khu vực thông thường b Độ rung
Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB) Ghi chú
Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ
Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Cơ sở không thuộc đối tượng đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
Cơ sở không thuộc đối tượng nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải
5.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Thời gian dự kiến bắt đầu vận hành thử nghiệm: sau 1 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép môi trường
Thời gian dự kiến kết thúc vận hành thử nghiệm: sau 3 tháng kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm
Công suất dự kiến đạt được của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc vận hành thử nghiệm: 1.000 m 3 /ngày đêm
5.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải a) kế hoạch lấy mẫu và phân tích mẫu
Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn – Giai đoạn 1 không thuộc đối tượng quy định tại Cột
3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Căn cứ theo Khoản 5, Điều 21 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022, việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư, sơ sở tự quyết định nhưng phải đảm bảo quan trắc ít nhất 3 mẫu đơn trong 3 ngày liên tiếp trong giai đoạn vận hành ổn định Kế hoạch lấy mẫu như sau:
Kỹ thuật lấy mẫu: Theo TCVN 5999:1995
Thông số quan trắc: pH, BOD5, TSS, TDS, Sunfua, Amoni, Nitrat, Dầu mỡ động thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt, Phosphat, Tổng Coliforms
Giá trị giới hạn của chất ô nhiễm: QCVN 14:2008/BTNMT (cột A, hệ số K = 1,0) Tần suất quan trắc: 01 ngày/lần
Số lượng mẫu: 01 mẫu nước thải đầu vào và 03 mẫu nước thải đầu ra trong 3 ngày liên tiếp
Thời gian dự kiến lấy mẫu: Trong khoảng thời gian vận hành thử nghiệm b) Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện Kế hoạch
Công ty Cổ phần phát triển công nghệ mới Hà Nội – Phòng phân tích chất lượng môi trường số hiệu VIMCERT 238;
Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ theo quy định)
5.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ a) Quan trắc nước thải
Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định: “Dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có mức lưu lượng xả nước thải ra ngoài môi trường quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, theo quy định được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ quy định tại khoản 3 Điều này đến hết ngày 31/12/2024” Đối chiếu với quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII cho thấy dự án được miễn quan trắc môi trường định kỳ đến 31/12/2024 Sau ngày 31/12/2024, kế hoạch quan trắc môi trường của dự án như sau:
Vị trí giám sát: 01 vị trí sau bể khử trùng của Trạm xử lý nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu giám sát, tuần suất giám sát và nồng độ giới hạn cho phép được thể hiện chi tiết qua bảng sau:
Bảng 5.1: Chỉ tiêu, tuần suất giám sát và nồng độ giới hạn cho phép đối với nước thải sau xử lý
TT Chất ô nhiễm Đơn vị
Giá trị giới hạn cho phép
Tần suất quan trắc định kỳ
Quan trắc tự động, liên tục
Không quan trắc định kỳ Đã lắp đặt
Quan trắc định kỳ 3 tháng/lần Không lắp đặt
10 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10
11 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5
Giá trị giới hạn cho phép: Theo cột A của QCVN 14:2008/BTNMT (K = 1,0) Thời gian thực hiện quan trắc: Bắt đầu từ 01/01/2025 b) Quan trắc bụi, khí thải
Thông số ô nhiễm chính trong dòng khí thải sau xử lý của Hệ thống xử lý mùi là thông số mùi Hiện nay chưa có quy chuẩn về mùi được ban hành nên chưa có giá trị giới hạn cho phép, do đó Chủ đầu tư dự án đề xuất không quan trắc mùi từ Hệ thống xử lý mùi của Trạm xử lý nước thải tập trung
5.2.2 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
Chủ đầu tư dự án đã lắp đặt Trạm quan trắc tự động liên tục cho Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Đầu vào quan trắc lưu lượng; Đầu ra quan trắc: Lưu lượng, COD, TSS, pH, Nhiệt độ, Amoni
Quy chuẩn so sánh: Cột A của QCVN 14:2008/BTNMT (Hệ số K = 1,0)
Hiện nay chưa có nước thải đưa về Trạm XLNT, do đó chủ đầu tư chưa thể tiến hành hiệu chuẩn và kiểm định hiệu chuẩn Trạm quan trắc tự động, liên tục
Trạm quan trắc tự động, liên tục sẽ được chủ đầu tư tiến hành kiểm định hiệu chuẩn và thực hiện các thủ tục pháp lý để kết nối về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương ngay sau khi Trạm XLNT được phép vận hành thử nghiệm
5.2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án
Không có các hoạt động quan trắc môi trường định kỳ và liên tục khác.
Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm
Kinh phí quan trắc môi trường hàng năm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5.2: Kinh phí quan trắc môi trường hàng năm
TT Chương trình Kinh phí
(đ/năm) Thời gian thực hiện
1 Thực hiện quan trắc chất lượng nước thải đầu ra của trạm xử lý nước thải 40.000.000 3 tháng/lần
2 Quan trắc tự động, liên tục 50.000.000 Liên tục 24/24
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 cam kết:
1 Tính trung thực và chính xác của các số liệu được đề cập trong Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
2 Quá trình vận hành Trạm XLNT tập trung đúng theo thiết kế, vận hành thường xuyên, không lắp đặt đường ống xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường dưới bất kỳ hình thức nào;
3 Nước thải sau xử lý của Trạm XLNT tập trung đạt tiêu chuẩn cho phép được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt – QCVN 14:2008/BTNMT, cột A (hệ số K = 1,0);
4 Thực hiện đầy đủ các chương trình quan trắc, kiểm soát môi trường vào nguồn tiếp nhận trong quá trình hoạt động của Khu đô thị;
5 Thực hiện nghiệm thu công trình PCCC trong giai đoạn vận hành thử nghiệm của dự án;
6 Chủ dự án cam kết khắc phục sự cố kịp thời, có trách nhiệm báo cáo đến các cơ quan chức năng ở địa phương để giải quyết nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới nguồn tiếp nhận nước thải; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc xả nước thải của Trạm XLNT tập trung gây ra;
7 Chủ đầu tư cam kết thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại theo đúng các quy định hiện hành;
8 Chủ đầu tư cam kết báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật;
9 Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 738/QĐ-BTNMT ngày 07/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc cầu Hàn – Giai đoạn 1” Cụ thể như sau:
Tiếp tục lắp đặt máy móc thiết bị cho giai đoạn 2 của Trạm XLNT, đảm bảo tổng công suất tối đa là 2.500 m 3 /ngày đêm;
Tiếp tục trồng cây xanh trên phần diện tích còn lại;
Tiếp tục xây dựng tuyến cống thoát nước mưa trên phần diện tích còn lại;
Tiếp tục xây dựng tuyến cống thoát nước thải trên phần diện tích còn lại;
Tiếp tục xây dựng tuyến giao thông trên phần diện tích còn lại;
Tiếp tục xây dựng các nhà biệt thự, nhà liền kề, nhà ở xã hội theo quy hoạch
Tiếp tục xây dựng các khu thương mại dịch vụ, Hành chính và Trụ sở, Nhà văn hóa, Trạm Y tế, Trường mầm non, Trường tiểu học, Trường trung học cơ sở trên phần diện tích còn lại.