1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ỨNG DỤNG HỘI HỌA VÀO GIẢNG DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC

2 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ỨNG DỤNG HỘI HỌA VÀO GIẢNG DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC
Tác giả Nguyễn Phúc Hậu
Trường học TRƯỜNG THPT VÕ MINH ĐỨC
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Tham luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thủ Dầu Một
Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 29,47 KB

Nội dung

ỨNG DỤNG HỘI HỌA VÀO GIẢNG DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY VÀ GIÁO DỤC HS Môn: Ngữ văn I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Ngữ Văn – một trong những môn khoa học bắt buộc trong chương trình giáo dục. Bên cạnh chức năng cung cấp tri thức về các tác phẩm văn chương được chọn lọc từ kho tàng văn học thế giới ra, việc giảng dạy Ngữ Văn còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, bồi đắp, phát triển, hoàn thiện nhân cách, đồng thời khơi dậy sự tinh tế trong cảm nhận đời sống thực tại qua quá trình tìm hiểu và rút ra giá trị, bài học từ các tác phẩm văn chương. “Văn chương cũng như con người và cuộc đời, vừa có cái đơn giản vừa có cái phức tạp tuỳ ở sự kiến giải của mỗi người. Nó không như một bài tập làm văn trong nhà trường nhưng cũng không quá rối ren hiểm hóc làm cho người thường không thể hiểu được. Những cách đọc văn có ý nghĩa quan trọng giúp cho sự hiểu văn được sâu sắc phong phú hơn lên nhưng không phải quyết định tất cả. Ở đây sức hiểu, sức chiếm lĩnh mới là quyết định.” . Mỗi tác phẩm văn học mà học sinh tiếp nhận: tùy mỗi cá nhân, mỗi lứa tuổi, trình độ học vấn, tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm sống, cách nhìn nhận... sẽ giúp các em phát hiện ra vẻ đẹp, cảm nhận khác nhau, dẫn đến sự nhận thức khác nhau. Hay nói rõ hơn là người giáo viên cần phải giúp học sinh phát triển tư duy trừu tượng, đi từ lớp “nghệ thuật ngôn từ” đến lớp “hình tượng nghệ thuật”. Tuy nhiên, thực tế, việc truyền tải cái hay của tác phẩm văn chương (văn xuôi và thơ), tạo hứng thú, chủ động đào sâu, khám phá tác phẩm ở học sinh ngày nay không phải là điều dễ thực hiện, đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo phương pháp giảng dạy tích cực.....

Trang 1

SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG THPT VÕ MINH ĐỨC

THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY

VÀ GIÁO DỤC HS

Môn: Ngữ văn

ỨNG DỤNG HỘI HỌA VÀO GIẢNG DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC

I THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Ngữ Văn – một trong những môn khoa học bắt buộc trong chương trình giáo dục Bên cạnh chức năng cung cấp tri thức về các tác phẩm văn chương được chọn lọc từ kho tàng văn học thế giới ra, việc giảng dạy Ngữ Văn còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, bồi đắp, phát triển, hoàn thiện nhân cách, đồng thời khơi dậy sự tinh tế trong cảm nhận đời sống thực tại qua quá trình tìm hiểu và rút ra giá trị, bài học từ các tác phẩm văn chương

“Văn chương cũng như con người và cuộc đời, vừa có cái đơn giản vừa có cái phức tạp

tuỳ ở sự kiến giải của mỗi người Nó không như một bài tập làm văn trong nhà trường nhưng cũng không quá rối ren hiểm hóc làm cho người thường không thể hiểu được Những cách đọc văn có ý nghĩa quan trọng giúp cho sự hiểu văn được sâu sắc phong phú hơn lên nhưng không phải quyết định tất cả Ở đây sức hiểu, sức chiếm lĩnh mới là quyết định.” 1 Mỗi tác phẩm văn học mà học sinh tiếp nhận: tùy mỗi cá nhân, mỗi lứa tuổi, trình độ học vấn, tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm sống, cách nhìn nhận sẽ giúp các em phát hiện ra vẻ đẹp, cảm nhận khác nhau, dẫn đến sự nhận thức khác nhau Hay nói rõ hơn là người giáo viên cần phải giúp học sinh phát triển

tư duy trừu tượng, đi từ lớp “nghệ thuật ngôn từ” đến lớp “hình tượng nghệ thuật” Tuy nhiên,

thực tế, việc truyền tải cái hay của tác phẩm văn chương (văn xuôi và thơ), tạo hứng thú, chủ động đào sâu, khám phá tác phẩm ở học sinh ngày nay không phải là điều dễ thực hiện, đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo phương pháp giảng dạy tích cực

Từ việc hiểu - nhận thức của con người gồm 3 giai đoạn2: Trực quan sinh động - Tư duy trừu tượng - Kiểm nghiệm thực tế Tôi cho rằng đi từ “trực quan sinh động” đến “tư duy trừu tượng” là một phương pháp khả quan, cần khai thác, áp dụng trong quá trình giảng dạy tác phẩm Tôi chọn ứng dụng hội họa (tranh ảnh) vào các tiết dạy, để kích tạo quá trình tư duy của học sinh

Bởi từ lâu, hội họa và tác phẩm thi văn luôn có mối quan hệ khắng khít: Thơ, văn là bức tranh vẽ

bằng thanh âm bình trắc, vần điệu, từ hoa, bằng câu nói ví von có ý nghĩa sâu lắng; còn Hội họa

là bài thơ sáng tác bằng đường nét bố cục, phối hợp sắc màu theo phong cách kỹ thuật sáng tạo

1 trang 26, , Giáo trình Lý luận văn học – phần Tác phẩm văn học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí

Minh, Lê Tiến Dũng (2005)

2Lý luận Nhận thức của LêNin

1

Trang 2

riêng của tác giả 3 Cảm nhận, hiểu đúng “bức tranh” trong tác phẩm cũng đồng nghĩa với việc

người học đã bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm

II.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Ứng dụng hội họa vào giảng dạy tác phẩm văn học

III CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP

III.1 Niên khóa 2018-2019, 2019-2020

 Bước 1: giới thiệu bài, tạo tâm thế cho học sinh

 Bước 2: phân chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập

 Bước 3: trình bày tác phẩm (tranh vẽ)

 Bước 4: đánh giá sản phẩm của học sinh

 Bước 5: đi vào bài giảng

III.2 Niên khóa 2020-2021

 Bước 1: giới thiệu phương pháp, bài tập vào đầu năm học

 Bước 2: học sinh trình bày sản phẩm (tranh vẽ và bài thuyết trình)

 Bước 3: đánh giá sản phẩm của học sinh

 Bước 4: đi vào bài giảng

IV HIỆU QUẢ THỰC HIỆN

IV.1 Niên khóa 2018-2019, 2019-2020

- Ưu điểm: học sinh hoạt động theo nhóm, tạo được không khí sôi nổi đầu giờ học

- Nhược điểm:

+ Tốn nhiều thời gian (45p) nhưng chưa khai thác tối đa về mặt phát triển tư duy trừu tượng

+ Học sinh chủ yếu chỉ trình bày sản phẩm tranh vẽ

IV.2 Niên khóa 2020-2021

- Ưu điểm:

+ Học sinh hoàn toàn chủ động về mặt thời gian cảm nhận và sáng tạo tác phẩm + Sản phẩm đa số có sự đầu tư về chất lượng

+ Tạo được không khí sôi nổi đầu buổi học, học sinh hứng thú với bài dạy hơn + Học sinh có cơ hội trình bày cảm nhận về tác phẩm thông qua sản phẩm của bản thân

+ Giáo viên vẫn có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ, cùng chấm điểm sản phẩm của các thành viên trong lớp

- Nhược điểm: thời gian trưng bày toàn bộ sản phẩm cho học sinh còn hạn chế

Thủ Dầu Một, ngày 16 tháng 04 năm 2022

Người viết

Nguyễn Phúc Hậu

3Thi trung hữu họa, Đan Thanh

2

Ngày đăng: 11/07/2024, 22:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w