1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận biến đổi khí hậu

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biến đổi khí hậu
Tác giả Nguyễn Hữu Thành
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Bạch Tuyết
Trường học Trường Đại Học Gia Định
Chuyên ngành Cơ sở văn hóa Việt Nam
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Ho Chi Minh City
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 585,39 KB

Nội dung

Nông nghiệp là lĩnh vựccực kỳ cần những yếu tố khí hậu như nhiệt độ, số ngày nắng, lượng mưa… Vì vậy biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến nông nghiệp.. Biến đổi khí hậu: là những biến đ

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN

Đề 3

Giảng viên hướng dẫn: TS Đào Thị Bạch Tuyết

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hữu Thành

Mã số sinh viên: 2106110221

Lớp: K15DCNA05

Tên học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam

Năm học: 2021

Ho Chi Minh City, ngày….tháng … năm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI – NGÔN NGỮ

Trang 2

Mở Đầu

1, Lý do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu và những hậu quả của nó là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới Và Việt Nam là những nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng Những năm trở lại đây Việt Nam đã chịu không ít ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Trung bình mỗi năm có từ 5-6 cơn bão, 2-3 đợt áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ Việt Nam cùng với nhiều đợt mưa to đã khiến nhiều công trình, nhà cửa bị tàn phá, để lại hậu quả nặng nề kèm theo đó là năng xuất nông nghiệp giảm sút Nông nghiệp là lĩnh vực cực kỳ cần những yếu tố khí hậu như nhiệt độ, số ngày nắng, lượng mưa… Vì vậy biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến nông nghiệp Biến đổi khí hậu cũng đang tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân nơi đây Đặc biệt là cuộc sống của người nông dân bị ảnh hưởng nặng nề khi mức độ xâm thực ngày càng lớn, đất nông nghiệp

bị hẹp dần, cơ sở hạ tầng, thủy lợi, hệ thống giao thông bị hư hại Vì vậy việc nghiên cứu biến đổi khí hậu từ đó đề đề ra các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu Vì thế, em muốn tiến hành thực hiện đề tài “Biến đổi khí hậu”

2, Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

+ Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu, tìm hiều về nguyên nhân, hậu quả của sự biến đổi khí hậu tại và tổng hợp những giải pháp giành cho sự biến đổi khí hậu Và để tuyên truyền cảnh tỉnh mọi người về sự quan trọng của khí hậu

+ Phạm vi nghiên cứu: Tại Việt Nam và toàn thế giới

Nội Dung

Chương I: Thực trạng biến đổi khí hậu

1.1 Khái niệm

Thời tiết: Thời tiết là trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển xác định bằng những yếu tố và hiện tượng khí tượng

Khí hậu: Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết gồm các yếu tố về độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa, và các hiện tượng xảy ra trong một khoảng thời gian dài tại một vùng, một miền xác định

Trang 3

Biến đổi khí hậu: là những biến đổi trong môi trường gây nên những ảnh hưởng có hại nhiều đến với những khả năng hồi phục hoặc sinh sản của các hệ sinh thái và tự nhiên và cũng ảnh hưởng đến hệ thống kinh tế - xã hội hoặc sức khỏe của con người

1.2 Những biểu hiện của biến đổi khí hậu

- Biến đổi của lượng mưa

Ở vùng Bắc Mỹ, lượng mưa tăng nên ở nhiều nơi, nhiều nhất là ở Bắc Canada nhưng lại giảm đi ở các vùng như Đông Bắc Mexico, Tây Nam nước Mỹ và Bán đảo Bafa khoảng 2% mỗi thập kỷ, gây nên nhiều sự kiện hạn hán tại những nơi đây trong nhiều năm

Ở vùng Nam Mỹ, lượng mưa tăng lên tại lưu vực Amazon và những khu vực gần bờ biển Đông Nam nhưng lại giảm đi ở các vùng biển phía Tây và Chile

Ở Châu Phi, lượng mưa giảm ở Nam Phi, như tại vùng Sahen trong giai đoạn 1960-1980

Ở những khu vực nhiệt đới, lượng mưa giảm đi ở Tây Phi và Nam á 7,5% trong giai đoạn 1901-2005 Khu vực có tác động biến đổi lượng mưa lớn nhất là Australia

Và lượng mưa cũng tăng lên nhiều tại những vùng Đông Bắc Mỹ, Trung Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á

Trên phạm vi toàn cầu, lượng mưa tăng lên tại các đới phía Bắc vĩ độ 30ºN trong thời kỳ 1901-2005 và giảm đi tại các vĩ độ nhiệt đới Từ thập kỷ 1990, tần số mưa lớn tăng lên tại nhiều khu vực

-Biến đổi của nhiệt độ

Trong thế kỷ 20, trên khắp các châu lục và đại dương nhiệt độ có xu thể tăng lên rõ rệt Kể từ thế kỷ 11 đến nay Vào 5 thập kỷ gần đây 1956 – 2005, nhiệt độ tăng gấp đối thế kỷ 20 Rõ ràng là xu thể biển đổi nhiệt độ ngày càng nhanh hơn Giai đoạn 1995 – 2006 có 11 năm (trừ 1996) được xếp vào danh sách 12 năm nhiệt độ cao nhất trong lịch sử quan trắc nhiệt độ kể từ 1850, trung đỏ nóng nhất là năm 1998 và năm 2005 Riêng 5 năm 2001 – 2005 cỏ nhiệt độ trung bình cao hơn 0.44°C so với chuẩn trung bình của thời kỳ 1961 – 1990 Đảng lưu ý là, mức tăng nhiệt độ của Bắc

cực gấp đổi mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu

Trang 4

- Hạn hán và dòng chảy

Ở ban cầu Bắc, hạn hán phổ biến từ giữa thập kỷ 1950 trên phần lớn vùng Bắc Phi, đặc biệt là Sahel, Canada và Alaska Ở bản cầu Nam, hạn hán rõ rệt trong những năm

từ 1974 đến 1998 Ở miền Tây nước Mỹ, mặc dù lượng mưa có xu thể tăng lên trong nhiều thập kỷ gần đây nhưng hạn nặng xảy ra từ năm 1999 đến cuối năm 2004 Dòng chảy của hầu hết sông trên thế giới đều có những biển đổi sâu sắc từ thập kỷ này sang thập kỷ khác và giữa các năm trong từng thập kỷ Đồng chảy tăng lên trên nhiều lưu vực sông thuộc Mỹ song lại giảm đi ở nhiều lưu vực sông thuộc Canađa trong 30 –

50 năm gần đây Trên lưu vực sông Lena ở Xibiri cùng có sự gia tăng dòng chảy đồng thời với nhiệt độ tăng lên và lớp băng phủ giảm

- Biến đổi của xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ)

Trên phạm vi toàn cầu, biển đổi của XTNĐ chịu sự chi phối của nhiệt độ nước biển của hoạt động ENSO và sự thay đổi quỹ đạo của chính XTNĐ.Ở Đại Tây Dương, từ những năm 1970, có sự gia tăng về cường độ và cả thời gian tồn tại của các XTNĐ, liên quan tới sự tăng nhiệt độ nước biển ở vùng biển nhiệt đới Ngay cả những nơi có tản số giảm và thời gian tồn tại ít đi thì cường độ XTNĐ vẫn có xu thể tăng lên Xu thể tăng cường hoạt động của XINĐ rõ rệt nhất ở Bắc Thái Bình Dương Tây Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

1.3 Các tác động của biến đổi khí hậu

1.3.1 Tác động đến tự nhiên

- Tài nguyên đất

Những thay đổi về điều kiện thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa, hiện tượng khí hậu cục đoạn ) đã làm diện tích đất bị xâm nhập mặn, khổ hạn hoang mạc hóa, ngậpmặn,…

-Đất bị xâm nhập mặn

Hiện nay, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào đất liền, độ mặn tăng cao và thời gian ngập mặn kéo dài Đó là hậu quả của 4 yếu tố: nước biển dâng cao; lưu lượng nước sông trong mùa khô ít đi

Năm 2005, tình trạng xâm nhập mặn sớm, xâm nhập sâu, độ mặn cao vàthời gian duy trì dài xảy ra phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Trên sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiến xâm nhập mặn đã tiến sâu vào phạm vi 60 - 80 km Còn

Trang 5

trên tuyển sông Hậu, nhập mặn cũng vào sâu 60 - 70 km Riêng các dòng sông chính như Văm Có Tây Vàm Cỏ Đông độ mặn đã xâm nhập sâu tới mức kỷ lục 120 - 140km

Đất bị ngập ủng: Những năm gần đây thiên tai, lũ lụt, hiện tượng triều cường xảy ra liên tiếp đã làm cho vấn để ngập úng đất ngày càng trở nên nghiêm trong Đất bị xói mỏn, rửa trôi BĐKH gây rối loạn chế độ mưa nắng, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, lượng mua thay đổi lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn trong suốt các đợt mua cải, gây ra hiện tượng xối môn nhiều hơn

-Sạt lở đất: Tình hình sạt lở đất trong mấy thập niên vừa qua đã xảy ra rất phổ biến với hai loại hình sạt lở đó là xói lở bờ biển; sạt lở đất ven sông và vùng cao Sạt đất làm hư hại đường giao thông, công trình xây dựng và có những vụ đã vùi lấp một phần điện tích bản làng, sông suối

- Tài nguyên không khí

-Ô Nhiễm không khí :

Núi lửa : phun ra dung nham và khói, khí CO2 và CO, bụi giàu sunfua Bụi được phun cao và lan tỏa rất xa

Bão bụi : Mang vào không khí những chất độc hại như NH3, H2S, CH4,…

Cháy rừng: Tạo nên nhiểu tro và bụi

1.3.2 Tác động đến con người

Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh… Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm, Tay chân miệng, tiêu chảy, dịch tả… Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như

Trang 6

sốt rét, sốt xuất huyết, , làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn

và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve)

1.3.3 Tác động tới kinh tế

- Thị trường mất ổn định

- Diện tích hoang mạc tăng, đe dọa nông nghiệp

- Ngành kinh tế như ngân hàng, giao thông, thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm

trọng

- Tổng giá trị kinh tế thế giới bị giảm đi khoảng 3% khi nhiệt độ trái đất tăng lên 2-3 độ C Nếu nhiệt độ tăng lên 5% kinh tế giảm 10% Tổng sản lượng

thiệt hại 20% khi các quốc gia không có biện pháp chống lại ấm lên toàn

cầu

Chương II: Các nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu

1 : Quá Trình Công Nghiệp Hóa

Trong quá trình con người sản xuất nông nghiệp, con người đã liên tục thải ra khói bụi, khí CO2, NO2, CO, SO2… ra môi trường Những loại khí này có tác dụng giữ nhiệt, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ Trái Đất ngày càng nóng lên

2: Thay Đổi Cường Độ Sáng Và Điểm Đen Mặt Trời

Từ khi mặt trời được hình thành ( gần 4,5 tỷ năm) cho đến nay, cường độ ánh sáng mặt trời đã tăng lên 30% Bên cạnh đó, các điểm đen mặt trời cũng góp phần thay đổi bức xạ đến Trái Đất

3 : Hiện Tượng Chặt Phá Rừng

Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất, giúp điều hòa không khí, hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 Khi một lượng lớn rừng bị chặt phá mất đi, lượng khói bụi và khí CO2 không được hấp thụ và xử lý từ đó gây ra hiện tượng nhà kính

4: Sản Xuất Năng Lượng

Trang 7

Những vụ rò rỉ, đốt hạt nhân, quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất năng lượng tạo ra hàng tấn khí bụi và khí nhà kính, góp phần trực tiếp làm thay đổi hệ thống khí quyển cũng như nhiệt độ

5: Sử Dụng Các Phương Tiện Giao Thông

Quá trình hoạt động các phương tiện không ngừng thải ra khói bụi, làm thay đổi thành phần tự nhiên của không khí và dẫn đến ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính

6:Sự Thay Đổi Của Các Dòng Hải Lưu

Những dòng hải lưu ở đại dương lên di chuyển liên tục, Theo đó, chúng sẽ mang các dòng nước nóng đi khắp hành tinh, góp phần làm nhiệt độ nước biển tăng cao

7: Sự Thay Đổi Quỹ Đạo Của Trái Đất

Trái Đất của chúng ta quay quanh mặt trời ở trục nghiêng 23,5 độ Theo thời gian, chỉ

số của trục quay này sẽ thay đổi, gây ra tác động đến nhiệt độ Trái Đất Tuy nhiên sự thay đổi này diễn ra rất chậm và chỉ góp phần nhỏ trong sự biến đổi của khí hậu toàn cầu hiện nay

Chương III: Các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, xăng, dầu ) Hiện nay, dầu là

nhiên liệu phổ biến và cũng từ dầu người ta sản xuất ra nhiều sản phẩm khác, than đã được sử dụng rộng rãi để sản xuất điện

- Cải tạo, nâng cấp hạ tầng Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới 1/3 lượng phát

thải gây hiệu ứng nhà kinh trên quy mỏ toàn cầu Do đó, việc tăng cường hệ thống bảo tồn, xây dựng thang điều chỉnh nhiệt, các loại nhà sinh thái sẽ tiết kiệm được nhiều nhiên liệu và giảm mức phát thái Ngoài ra các công trình giao thông như cầu, đường cũng phải được đầu tư để giảm tiêu hao nhiên liệu Đường tốt không chỉ giúp nhiên liệu cho các phương tiện cơ giới mà còn giảm phát thải các khi độc hại

Trang 8

- Làm việc gần nhà Theo tính toàn cứ khoảng 1 galon nhiên liệu (4,5 lit) cho xe

chạy sẽ tạo ra khoảng 9kg CO, phát tán do đó, làm việc gần nhà, không đi xe mà đi

bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe, lại có lợi về kinh tế và môi trường

- Giảm chi tiêu Một trong những phương án kinh tế nhất là tiết kiệm giảm chỉ tiêu,

điều này không chỉ đúng trong cuộc sống hàng ngày mà còn có tác dụng làm giảm các loại khi thái gây hiệu ứng nhà kính

- Ăn uống thông minh, tăng cường rau quả Đây là phương án được giới y học

khuyến cáo nhiều, nhưng đối với môi trường lại có ý nghĩa khác Theo đó, người ta khuyến khích việc canh tác hữu cơ, gieo trồng các loại rau, hoa quả không sử dụng hoặc sử dụng ít phần bón hóa học, thuốc BVTV Ngoài ra việc ăn quá nhiều thịt cũng không tốt cho cơ thể, trong khi đó riêng ngành chăn nuôi cũng là nơi sản xuất ra các loại khí thải gây nên hiệu ứng nhà kinh rất lớn

- Ngăn chặn nạn phá rừng: Theo thống kê mỗi năm có khoảng 33 triệu ha gỗ bị chặt

phá gây nên 1,5 tỷ tấn CO2 thải vào môi trường tạo nên hiệu ứng nhà kính

-Tiết kiệm điện Một trong những giải pháp kinh tế khả thi nhất nhằm giảm thiểu

biến đổi khí hậu là tiết kiệm điện đặc biệt là sử dụng các thiết bị cân dụng tiết kiệm điện như bóng đèn compact, các loại pin nạp

- Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 đến 2 con Hiện nay trên thế giới đã có tới hơn 7 tỷ

người và theo dự báo của LHQ đến cuối thế kỷ 21 sẽ tăng lên 9 tỷ và như vậy nhu cầu về thực phẩm quần áo, nhu yếu phẩm sẽ tăng lên gấp 1,5 lần so với hiện nay Với mức tiêu thụ lớn như vậy sẽ tạo ra nguồn phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kinh rất lớn Đây được xem là phương án phát triển khả thi nhất trong tương lai

- Tìm những nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo Việc tìm kiếm và áp dụng

những nguồn năng lượng mới để thay thế nhiên liệu hóa thạch là thách thức của loài người trong thế kỷ 21 Một số nguồn năng lượng sáng giá là ethanol từ cây trồng, hyđro từ quá trình thủy phân nước, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng Mặt trời, năng lượng gió và nhiên liệu sinh học

Trang 9

- Ứng dụng công nghệ mới Các nhà khoa học hiện đang tiến hành tác thu nghiệm

mới như quá trình can thiệp kỹ thuật phong tỏa mặt trời nhằm giảm hiệu ứng nhà kinh Ngoài ra các nhà khoa học còn có kỹ thuật phát tán các hạt sunfat vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu không khi do quá trình phun nham thạch của núi lửa, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ đề làm chệch ánh sáng mặt trời cho tới việc bao phủ võ Trái đất bằng các mang phân chiếu để khúc xạ trở lại ánh sáng Mặt trời tạo ra các đại dương có chứa sắt và các giải pháp tăng cường dưỡng chất giúp cây trồng hấp thụ nhiều CO hơn

Kết luận

Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề nhức nhối nhất đối với không những Việt Nam mà toàn thế giới Thế giới hiện đại cũng cần những con người hiện đại có cách hành xử thông minh đối với môi trường, bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ bản thân Ngoài việc đặt ra những biện pháp ngăn chặn Việt Nam cũng cần phải tăng cường nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 biendoikhihau.gov.vn

2 Th.S Nguyễn Mai Nguyên, đánh giá tổng quát tác động của viến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai và các biện pháp ứng phó, Viện nghiên cứu quản lý đất đai

3 https://xulychatthai.com.vn/bien-doi-khi-hau-la-gi-phan-tich-cac-nguyen-nhan-bien-doi-khi-hau/

4 https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/bien-doi-khi-hau-va-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-594203.html

5 https://24hthongtin.com/nguyen-nhan-dan-den-bien-doi-khi-hau-la-gi.html

Trang 11

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

Chương I: Thực trạng biến đổi khí hậu

1.1 Khái niệm

1.2 Những biểu hiện của biến đổi khí hậu 1.3 Các tác động của biến đổi khí hậu

Chương II: Nguyên nhân gây nên sự biến đổi khí hậu Chương III: Biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu KẾT LUẬN

Ngày đăng: 11/07/2024, 17:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w