1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

97550 dieu van ban 206238 1 10 20240611 6507

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thực nghiệm vai trò của năng lực quản trị dữ liệu lớn đối với hiệu quả kinh doanh của công ty dịch vụ logistics ở Đông Nam Bộ, Việt Nam An experiment on the role of big data management c

Trang 1

Thực nghiệm vai trò của năng lực quản trị dữ liệu lớn đối với hiệu quả kinh doanh của công ty dịch vụ logistics ở Đông Nam Bộ, Việt Nam

An experiment on the role of big data management capabilities to logistics service provider’s performance in the Southeast region, Vietnam

Mã phân loại JEL: M15; M16; L25; C67

Mối quan hệ giữa dữ liệu lớn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã được nghiên cứu không ít Tuy vậy, các nghiên cứu xem xét vai trò của năng lực quản trị dữ liệu lớn trong hoạt động của công ty chưa nhiều Với việc các chuỗi cung ứng khủng hoảng trong và sau đại dịch, các công ty dịch vụ logistics cần có thêm hướng mới, bền vững hơn, để gia tăng tích hợp, tiếp cận nguồn cung logistics toàn cầu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Bài báo làm rõ sự liên quan giữa năng lực quản trị dữ liệu lớn, tích hợp chuỗi cung ứng vận tải, tiếp cận nguồn cung ứng logistics toàn cầu và hiệu quả kinh doanh của các công ty dịch vụ logistics Dữ liệu của 211 công ty dịch vụ logistics ở Đông Nam Bộ được xử lý bởi mô hình SEM cho thấy năng lực quản trị dữ liệu lớn hỗ trợ công ty dịch vụ logistics tích hợp chuỗi vận tải hiệu quả hơn, tiếp cận nguồn cung ứng logistics toàn cầu tốt hơn, đạt được nhiều lợi thế hơn trong quy trình tìm nguồn cung ứng, theo đó mang lại hiệu quả kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp

ABSTRACT

The role of big data for businesses has been studied a lot However, not many studies mention the role of extensive data management capabilities in improving enterprise operational efficiency With the disruption of global supply chains during the recent Covid-19 pandemic, logistics service providers need a new, more sustainable direction to increase integration and access to international logistics supply This study clarifies the relationship between extensive data management capabilities, transport supply chain integration, access to global logistics supply, and operational efficiency of logistics service providers The study used the SEM with data from 211 logistics service providers in the Southeast region Research results show that significant data management capabilities help logistics service providers integrate transport chains more efficiently, access global logistics supplies better, and gain more advantages in access to international logistics sources, thereby improving the enterprise’s sustainable operational efficiency

Trang 2

1 Giới thiệu

Ngày nay, nguồn cung ứng toàn cầu, cho phép các công ty có được lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua lao động chi phí thấp, mở rộng nguồn lực và thị trường mới, là một cân nhắc cần thiết trong quản lý chuỗi (Golini & Kalchschmidt, 2015; Golini & Gualandris, 2018) Theo quan điểm quản lý chuỗi, tích hợp giữa các bộ phận khác nhau của chuỗi là vấn đề quan trọng Sự tích hợp này cần rất nhiều thông tin phù hợp được phân tích và tổng hợp một cách hiệu quả Năng lực của nhà quản trị trong việc thu thập, xử lý và sử dụng các thông tin khác nhau giúp đưa ra các quyết định tối ưu nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn (Su & Gargeya, 2012)

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác và liên kết với nhà cung cấp Tích hợp và chia sẻ thông tin thông qua các quy trình nghiệp vụ với các bên thuộc chuỗi giúp đạt được các mục tiêu chiến lược Để có thông tin giá trị, nhà quản trị nên thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu để nắm bắt tình hình thương mại quốc tế Trong các thị trường toàn cầu, nhà quản trị tiếp cận rất nhiều dữ liệu và thông tin Họ cần thông tin hiệu quả và cụ thể trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào và dữ liệu lớn đáp ứng đòi hỏi này Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khả năng phân tích dữ liệu lớn có vai trò quan trọng nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty (Kache & Seuring, 2017; Mandal, 2019) Nghiên cứu ảnh hưởng của dữ liệu lớn đã gia tăng nhanh chóng, nhưng tác động và sự hữu ích của năng lực quản trị dữ liệu lớn ra sao đối với các công ty tiếp cận nguồn cung ứng logistics toàn cầu, vẫn chưa được xem xét Nghiên cứu này phân tách năng lực quản trị dữ liệu lớn thành bốn thành phần gồm: năng lực hoạch định, năng lực phối hợp, năng lực ra quyết định, năng lực kiểm soát dữ liệu lớn và làm rõ bốn thành phần này tác động ra sao đến việc tiếp cận nguồn cung ứng logistics toàn cầu cũng như cải thiện hiệu quả kinh doanh của công ty dịch vụ logistics

2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Thuyết nguồn lực (Resource-Based View - RBV) cho rằng các nguồn lực có giá trị, hiếm và khó bắt chước sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức (Barney, 1991), đồng thời, hiệu quả hoạt động của công ty chủ yếu phụ thuộc vào nguồn lực của tổ chức (Wade & Hulland, 2004) Theo Gupta và George (2016), các tài nguyên cơ bản, tài nguyên dữ liệu và công nghệ là tài nguyên hữu hình; văn hóa dựa trên dữ liệu, quy mô của dữ liệu và chất lượng dữ liệu được phân loại là tài nguyên vô hình; kiến thức, kỹ thuật và kỹ năng quản lý dữ liệu được phân loại là nguồn nhân lực Theo Wamba và cộng sự (2017), một tổ chức phải phát triển ba năng lực cơ bản, đó là: (i) năng lực nhân sự dữ liệu lớn, (ii) năng lực quản trị dữ liệu lớn, và (iii) tính linh hoạt của cơ sở hạ tầng dữ liệu lớn Năng lực quản trị dữ liệu lớn đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn và triển khai thông tin phù hợp cũng như phát triển cơ sở hạ tầng dữ liệu lớn RBV nhấn mạnh doanh nghiệp thành công khi phối hợp hiệu quả các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp cũng như liên kết các nguồn lực bên trong với môi trường bên ngoài Dưới góc độ chuỗi cung ứng, doanh nghiệp chỉ đạt hiệu suất bền vững khi tích hợp vào chuỗi và lợi ích hay hiệu quả của doanh nghiệp có được là từ lợi ích hay hiệu quả trên toàn chuỗi mà doanh nghiệp đó thuộc về

Theo Bhatt và Grover (2005), lợi thế cạnh tranh đạt được thông qua việc triển khai các nguồn lực cùng năng lực đặc biệt, không thể bắt chước, nghiên cứu này xem xét năng lực quản trị dữ liệu lớn là một năng lực tổ chức quan trọng dẫn đến lợi thế cạnh tranh Tổng quan nghiên cứu về sử dụng dữ liệu lớn trong quản trị chuỗi cung ứng rất rộng và đa dạng Nghiên cứu này chỉ xem xét việc quản trị dữ liệu lớn trong tiếp cận chuỗi cung ứng logistics toàn cầu

Năng lực quản trị dữ liệu lớn là khả năng của một tổ chức áp dụng dữ liệu lớn vào các hoạt động lập kế hoạch, thực hiện, điều phối và kiểm soát (Awan & ctg., 2021; Ferraris, Mazzoleni, Devalle, & Couturier, 2019) Khác với năng lực quản lý chủ yếu theo định hướng kinh nghiệm,

Trang 3

năng lực quản trị dữ liệu lớn nhấn mạnh vào hiệu quả quản trị và định lượng hiệu quả kinh doanh của tổ chức dựa trên dữ liệu, đảm bảo rằng công ty có năng lực phân tích hoạt động kinh doanh hằng ngày ở cấp độ toàn diện hơn

Trên thực tế, trong quản lý chuỗi cung ứng điều quan trọng là phải tìm ra các thị trường và nhà cung cấp thích hợp hơn để cung ứng dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp (Arlbjørn & Pazirandeh, 2011) Tiếp cận nguồn cung ứng toàn cầu là một quá trình phức tạp, do đó cần nhiều chuyên gia phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau Hơn nữa, phân tích dữ liệu lớn đòi hỏi kiến thức và kỹ năng nhất định, do đó công ty cần nhiều nhân sự có năng lực tương thích Phân tích dữ liệu lớn là việc áp dụng định lượng và định tính để giải quyết vấn đề liên quan và dự đoán kết quả Tuy nhiên, vấn đề sử dụng dữ liệu lớn cũng như năng lực quản trị dữ liệu lớn để tiếp cận nguồn cung ứng logistics hiện vẫn chưa được nghiên cứu

Quản trị chuỗi cung ứng phải chú ý đến một số yếu tố thông qua nguồn cung ứng toàn cầu như lập kế hoạch và phân tích các nhà cung cấp, vị trí cơ sở sản xuất và khoảng cách, cấu trúc doanh nghiệp và chi phí giao dịch, các khía cạnh của tích hợp và các trường hợp dự phòng khác tác động đến các chiến lược của nguồn cung ứng toàn cầu (Jiang, Jia, Blome, & Chen, 2019) Do đó, các nhà quản trị cần có cả kiến thức, khả năng phân tích lẫn quản lý để tiến hành hiệu quả công tác mua hàng hoá và dịch vụ quốc tế (Karttunen, 2018) Từ đó, tác giả đề xuất:

H1: Năng lực quản trị dữ liệu lớn có tác động tích cực đến việc tiếp cận nguồn cung ứng logistics toàn cầu (TC) của công ty dịch vụ logistics

Gualandris, Golini, và Kalchschmidt (2014) khẳng định rằng để đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, nhà quản lý cần đánh giá các bên cung cấp và mức độ hợp tác hiệu quả giữa hai bên Vai trò của quản lý chuỗi trong cung ứng toàn cầu rất quan trọng Quản lý một chuỗi tiếp cận nguồn cung ứng toàn cầu với nhiều nhà cung cấp đòi hỏi nỗ lực cao hơn để xử lý hiệu quả các vấn đề Nhà quản lý cần nhiều thông tin đa dạng để lựa chọn chiến lược tối ưu Sự biến động nhanh chóng của môi trường, dữ liệu và công nghệ buộc các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu lớn (Su & Gargeya, 2012) Thông qua công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng, nhà quản lý phát triển các mối quan hệ và dữ liệu bất đối xứng trong và ngoài doanh nghiệp (Subramani, 2004) Từ đó, bài báo đề xuất:

H2: Năng lực quản trị dữ liệu lớn có tác động tích cực đến tích hợp chuỗi cung ứng vận tải (TH) của công ty dịch vụ logistics

Haensel và Hofmann (2018) cho rằng trao đổi thông tin là cần thiết khi mua hàng hoá và dịch vụ Trên thực tế, thông tin và kiến thức có vai trò lớn trong quá trình tìm kiếm các cơ hội và nguồn cung ứng mới (Cantwell & Zaman, 2018) Các công ty cần các công cụ và kỹ năng quản lý thông tin từ nguồn bên trong và bên ngoài phù hợp phục vụ việc ra quyết định, Bagul và Mukherjee (2019) cho biết sự phối kết hợp giữa các bên thuộc chuỗi giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng thể Sự phối hợp này trong các chiến lược tìm nguồn cung ứng bao gồm việc tích hợp thông tin và các quá trình thủ tục khác nhau, nâng cao sự minh bạch và kế hoạch hợp tác Tích hợp nội bộ (hợp tác giữa các chức năng thiết kế, mua sắm, sản xuất, bán hàng và phân phối) và bên ngoài (hợp tác giữa các bên cung cấp và khách hàng) giúp các doanh nghiệp chia sẻ thông tin chiến lược (Prajogo & Olhager, 2012) Sự tích hợp chủ yếu bao gồm phối hợp công nghệ thông tin, luồng dữ liệu từ các nhà cung cấp cho phép các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả (Golini, Caniato, & Kalchschmidt, 2017) Nguồn cung ứng chiến lược này cần sự quản trị của nhà cung cấp và dữ liệu phải được tích hợp tốt trên toàn bộ chuỗi Quản trị chuỗi cung ứng chính là thực hiện điều phối và tích hợp hiệu quả các hoạt động của chuỗi Việc vận dụng chiến lược tìm nguồn cung ứng và chia sẻ thông tin hiệu quả với các bên cung cấp phù hợp là một phần của quy trình quản trị chuỗi cung ứng (Gualandris & ctg., 2014) Từ lập luận trên, bài báo đề xuất giả thuyết:

Trang 4

H3: Tích hợp chuỗi cung ứng vận tải tác động tích cực đến quá trình tiếp cận nguồn cung ứng logistics toàn cầu của công ty dịch vụ logistics

Công nghệ thông tin tác động tích cực và đáng kể đến hoạt động của các doanh nghiệp (Amirmokhtar & Shokouhyar, 2021) Chege, Wang, và Suntu (2020) đã chỉ ra rằng khả năng tương thích của công nghệ thông tin gia tăng sự đổi mới thông tin của công ty, từ đó dẫn đến hiệu quả kinh doanh cao hơn và nâng cao lợi thế cạnh tranh Một số kết quả nghiên cứu nêu bật vai trò quan trọng của dữ liệu lớn đối với lợi thế cạnh tranh và cải thiện hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là nâng cao sự tích hợp trong toàn chuỗi (LaValle, Lesser, Shockley, Hopkins, & Kruschwitz, 2011; Wamba & ctg., 2017; Wang & Hajli, 2017) Theo LaValle và cộng sự (2011), thông tin và phân tích dữ liệu là yếu tố chính giúp các tổ chức đạt được hiệu quả kinh doanh Wamba, Akter, Edwards, Chopin, và Gnanzou (2015); Wamba và cộng sự (2017); Waller và Fawcett (2013) cho rằng có mối liên quan giữa phân tích dữ liệu lớn và hiệu suất chuỗi cung ứng Gandomi và Haider (2015) cho rằng quản trị dữ liệu lớn thay đổi cấu trúc và cách quản lý chuỗi cung ứng, cũng như cách thức tiếp cận nguồn cung ứng toàn cầu Tất cả các công ty bất kể quy mô đều có thể nâng cao quy trình và các hoạt động chức năng thông qua sử dụng dữ liệu lớn Theo đó, tác giả đề xuất:

H4: Năng lực quản trị dữ liệu lớn có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty dịch vụ logistics

Theo Flynn, Huo, và Zhao (2010), có ba hình thức tích hợp chuỗi cung ứng, đó là: khách hàng, nhà cung cấp (hai hình thức này là tích hợp bên ngoài) và tích hợp nội bộ Golini và Gualandris (2018) cho rằng tích hợp tác động tích cực tới việc tìm nguồn cung ứng của các doanh nghiệp Nếu thực hiện tích hợp bên trong và bên ngoài tốt, chức năng tổng thể của chuỗi sẽ được cải thiện Theo đó, tác giả đề xuất:

H5: Tích hợp chuỗi cung ứng vận tải có tác động tích cực tới hiệu quả kinh doanh của công ty dịch vụ logistics

Lin, Tan, và Chen (2017) cho rằng có mối liên hệ giữa thuê ngoài và hiệu quả kinh doanh của công ty Thông qua thuê ngoài, công ty phá bỏ được các rào cản kinh doanh và đạt lợi thế cạnh tranh (Yu & Kim, 2018) Việc mua hàng hoá, dịch vụ và tham gia hoạt động cung ứng với các nhà cung cấp khác nhau sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nếu được thực hiện một cách bài bản và có chiến lược (Kim, Suresh, & Kocabasoglu-Hillmer, 2015) Trent và Monczka (2003) cho rằng lợi nhuận đến từ việc thu thập, tích hợp và chia sẻ thông tin quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu Theo đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết:

H6: Tiếp cận nguồn cung ứng logistics toàn cầu có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty dịch vụ logistics

Các giả thuyết nghiên cứu được thể hiện ở Hình 1

Hình 1 Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả

Năng lực quản trị dữ liệu lớn

Hiệu quả kinh doanh của công ty dịch

vụ logistics Tiếp cận nguồn cung ứng logistics

toàn cầu Tích hợp

chuỗi cung ứng vận tải H1

Trang 5

3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng (chủ yếu) với mô hình đo lường PLS-SEM Đầu tiên, bài báo đánh giá mô hình đo lường; tiếp theo, nghiên cứu đánh giá mô hình cấu trúc Để đảm bảo dữ liệu nghiên cứu phản ánh đầy đủ thực tế và phù hợp với yêu cầu về độ tin cậy và giá trị, nghiên cứu này kế thừa các thang đo đã được kiểm chứng trong các nghiên cứu hiện có Thông qua phỏng vấn chuyên gia, thang đo không cần điều chỉnh vì nội dung thang đo phù hợp bối cảnh nghiên cứu, chi tiết thể hiện ở Bảng 1

Bảng 1

Thang đo nghiên cứu

Năng lực quản trị dữ liệu lớn (NL)

Hoạch định (NLHD):

Trong doanh nghiệp của bạn:

Wamba và cộng sự

(2017); Mandal (2019) Các cơ hội đổi mới chiến lược phân tích kinh doanh liên tục được

cập nhật (NLHD1)

Có đầy đủ kế hoạch sử dụng kết quả phân tích kinh doanh (NLHD2) Các quy trình lập kế hoạch phân tích kinh doanh được thực hiện đúng phương pháp (NLHD3)

Các kế hoạch phân tích kinh doanh luôn được điều chỉnh để thích ứng tốt hơn (NLHD4)

Ra quyết định (NLQD):

Sau khi phân tích kinh doanh, doanh nghiệp của bạn:

Đánh giá được tác động của kết quả phân tích kinh doanh lên năng suất của nhân viên (NLQD1)

Đưa ra quyết định nhanh hơn (NLQD2)

Có thể tiên liệu được nhân viên sẽ gắn kết hay nghỉ việc (NLQD3) Ước tính được chi phí đào tạo (NLQD4)

Ước tính được thời gian cần để giám sát sự thay đổi (NLQD5)

Phối hợp (NLPH):

Trong doanh nghiệp của bạn:

Nhân viên phân tích kinh doanh và nhân viên phụ trách gặp gỡ thường xuyên để thảo luận về các vấn đề quan trọng (NLPH1) Nhân viên phân tích kinh doanh và nhân viên phụ trách ở các bộ phận khác nhau thường xuyên tham dự các cuộc họp liên chức năng (NLPH2)

Nhân viên phân tích kinh doanh và nhân viên phụ trách ở các bộ phận khác nhau nỗ lực cùng nhau một cách hài hòa (NLPH3) Thông tin được chia sẻ rộng rãi giữa nhân viên phân tích kinh doanh và những người liên quan để những người đưa ra quyết định hoặc thực hiện công việc có thể truy cập vào tất cả các dữ liệu (NLPH4)

Trang 6

Khái niệm Thang đo Nguồn Kiểm soát (NLKS):

Doanh nghiệp của bạn:

Có chiến lược phát triển phân tích kinh doanh rõ ràng (NLKS1) Tự tin rằng các đề xuất từ phân tích kinh doanh được thẩm định đúng (NLKS2)

Liên tục theo dõi hiệu quả hoạt động của bộ phận phân tích kinh doanh (NLKS3)

Tốt hơn các đối thủ cạnh tranh trong việc kết nối các bên (NLKS4) Tốt hơn các đối thủ cạnh tranh trong việc đưa thông tin chi tiết vào quy trình kinh doanh (NLKS5)

Tích hợp chuỗi cung ứng vận tải

(TH)

Doanh nghiệp của bạn và các nhà cung cấp vận tải chính thực hiện: Chia sẻ thông tin nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh (TH1)

Golini và cộng sự

(2017) Hợp tác nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh (TH2)

Tham gia vào việc ra quyết định cùng nhau nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh (TH3)

Các hoạt động tích hợp trong chuỗi cung ứng được cải thiện nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh (TH4)

Liên hệ với các thành viên chuỗi cung ứng thường xuyên hơn so với các đối thủ cạnh tranh (TH5)

Tiếp cận nguồn cung ứng logistics

toàn cầu (TC)

Doanh nghiệp của bạn đã có:

Hiệu quả tài chính và khả năng tiếp cận các dịch vụ có giá thấp hơn từ việc thay đổi hướng tìm nguồn cung ứng (TC1)

Cho và Kang (2001) Hiệu quả công nghệ từ việc thay đổi hướng tìm nguồn cung ứng

dịch vụ logistics

(HQ)

Hiệu quả tài chính (HQTC):

Doanh nghiệp của bạn:

Wamba và cộng sự

(2017) Giữ chân khách hàng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh (HQTC1)

Tăng trưởng doanh số cung ứng dịch vụ tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh (HQTC2)

Đạt được lợi nhuận tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh (HQTC3) Thu được lợi tức đầu tư tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh (HQTC4)

Trang 7

Khái niệm Thang đo Nguồn

Đạt hiệu quả tài chính tổng thể tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh (HQTC5)

Hiệu quả thị trường (HQTT):

Doanh nghiệp của bạn:

Đã thâm nhập vào các thị trường mới nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh (HQTT1)

Đã giới thiệu các dịch vụ mới ra thị trường nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh (HQTT2)

Tỷ lệ thành công của các dịch vụ mới cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh (HQTT3)

Có thị phần vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh (HQTT4) Nguồn: Tác giả

Phương pháp PLS-SEM yêu cầu cỡ mẫu tối thiểu bằng 10 lần số biến quan sát, theo đó, là 165 Để kết quả ổn định hơn, nghiên cứu thực hiện quy mô mẫu là 211 công ty dịch vụ logistics khu vực Đông Nam Bộ, cỡ mẫu này đã đáp ứng yêu cầu của Hair, Ringle, và Sarstedt (2011) Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi giấy khảo sát đại diện của các doanh nghiệp dịch vụ logistics khu vực Đông Nam Bộ có thực hiện quản lý dữ liệu lớn tham dự 02 buổi hội nghị khách hàng do 02 hãng tàu tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, 02 buổi gặp gỡ đối thoại doanh nghiệp của cục hải quan Đồng Nai và Bình Dương

4 Kết quả nghiên cứu

Đông Nam Bộ là vùng phát triển nhất cả nước về dịch vụ logistics Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2022), khu vực có 14,800 doanh nghiệp dịch vụ logistics, chiếm 50% tổng số doanh nghiệp logistics cả nước, tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng hơn 11,000, Bình Dương gần 1,700 và Đồng Nai hơn 1,200 Vùng này phục vụ 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container của cả nước thông qua nhóm cảng số 4; trong tổng số hơn 10 triệu container lưu thông cả nước, vùng Đông Nam Bộ đóng góp 07 triệu TEU Về nhân lực logistics, Đông Nam Bộ chiếm gần 47% tổng nguồn nhân lực logistics cả nước (trên 217,000 người), trong đó, 78% nhân lực tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh Khu vực này cũng là một trong những nơi tiên phong của cả nước áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà dữ liệu lớn là một trong ba trụ cột

4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Các công ty trong mẫu chủ yếu (92%) có nguồn vốn dưới 100 tỷ Số lao động chủ yếu (81.2%) trong khoảng 101 đến 200 người Theo Quốc hội Việt Nam (2017), các công ty dịch vụ logistics trong mẫu nghiên cứu này có quy mô vừa và nhỏ Mẫu khảo sát mang tính đại diện vì theo Bộ Công Thương (2022), 95% công ty ngành logistics là vừa và nhỏ Quản lý doanh nghiệp dịch vụ logistics chủ yếu là nam giới Trình độ học vấn khá cao với tỷ lệ sau đại học là 86% Chức vụ của đáp viên là các vị trí liên quan đến quản trị dữ liệu lớn Tỷ lệ đáp viên là giám đốc công nghệ thông tin chỉ 1.2%, điều này phản ánh thực tế các doanh nghiệp chưa xem trọng chức vụ này Đặc điểm mẫu được chi tiết ở Bảng 2

Trang 8

Nguồn: Tác giả

4.2 Mô hình đo lường

Mô hình đo lường đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, chi tiết ở Bảng 3

Bảng 3

Đánh giá mô hình đo lường

Thang đo

Hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số tin cậy tổng hợp

Trang 9

Thang đo

Hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số tin cậy tổng hợp

Trang 10

Mô hình đo lường được minh hoạ ở Hình 2

Hình 2 Mô hình đo lường

4.3.2 Các mối quan hệ và mức ý nghĩa

Thông qua giá trị P thực nghiệm của các hệ số đường dẫn trong mô hình cấu trúc, tất cả các giả thuyết đều được chấp nhận; các tác động trực tiếp, gián tiếp của năng lực quản trị dữ liệu lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với vai trò trung gian của tích hợp chuỗi cung ứng vận tải và tiếp cận nguồn cung ứng logistics toàn cầu đều có ý nghĩa; bốn thành phần của năng lực quản trị dữ liệu lớn thành gồm: năng lực hoạch định, năng lực phối hợp, năng lực ra quyết định, năng lực kiểm soát dữ liệu lớn đều tác động tích cực đến việc tiếp cận nguồn cung ứng logistics toàn cầu cũng như cải thiện hiệu quả kinh doanh của công ty dịch vụ logistics vùng Đông Nam Bộ, nội dung được chi tiết ở Bảng 5

Ngày đăng: 11/07/2024, 17:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w