Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh thời đại không ngừng phát triển, các tiêu chuẩn về chất lượng nhân sự ngày càng cao và nghiêm ngặt, đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải được trang bị một cách cẩn trọng không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng Chính vì thế, để có được công việc mong muốn trong tương lai, thế hệ sinh viên tiếp theo cần xây dựng một nền tảng vững chắc về kiến thức chuyên ngành và cũng như cần tích lũy kỹ năng kinh nghiệm từ thực tế Việc làm thêm ngoài giờ học đã trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu để phát triển bản thân của sinh viên hiện nay, thông qua việc đi làm thêm, các bạn có thể mở rộng được mối quan hệ, có thêm thu nhập để trang trải cho sinh hoạt hằng ngày và tích lũy được khả năng, bản lĩnh đối diện với doanh nghiệp trước khi bước khỏi ghế nhà trường Sinh viên làm thêm ngày càng phổ biến ở hầu hết các nước phương Tây, đặc biệt là tại Hoa Kỳ và Úc (Beerkens và cộng sự, 2011) Để giảm chi phí và tối ưu hóa nguồn lực, việc sử dụng nguồn lao động bán thời gian (Part-time) đã trở thành một chiến lược không thể phủ nhận của các doanh nghiệp Trong đó, sinh viên trở thành một lựa chọn lý tưởng bởi vì họ là nguồn lao động trẻ, tri thức và có tính sáng tạo, tính trách nhiệm cao nên họ luôn là đối tượng được các doanh nghiệp săn đón hàng đầu (Nguyễn Thúy Hằng, 2022) Đặc biệt, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi hội tụ hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ, thỏa sức cho các bạn sinh viên lựa chọn cho bản thân một công việc bán thời gian sau giờ học Cùng với những yếu tố có lợi cho việc làm thêm của sinh viên tại TP.HCM thì bên cạnh đó cũng đi kèm với những rủi ro nhất định như xao lãng, bỏ bê việc học Vì vậy, sự hiểu biết sâu hơn về lý do và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên chọn lựa, tham gia vào hoạt động làm thêm có thể mang lại những thông tin quý báu đối với việc tối ưu hóa trải nghiệm học tập của họ Ngoài ra, thông qua việc tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố này, các nhà quản lý giáo dục cũng có thể xây dựng những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện tối ưu để sinh viên có thể phát triển toàn diện, không chỉ về mặt học vấn mà còn về khả năng thích ứng và phát triển bản thân trong môi trường công việc sau này
Sau khi xem xét tình hình thực tế và nhận thấy sự cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài " Các y ế u t ố ảnh hưởng đế n quy ết đị nh làm thêm c ủ a sinh viên t ạ i Thành ph ố H ồ Chí Minh " làm chủ đề cho nghiên cứu luận văn của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM Từ đó, đề xuất hàm ý quản trị nhằm tối ưu hóa khả năng học tập và làm việc thêm của sinh viên
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM
Xây dựng thang đo, đánh giá mức độ tác động các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM Đề xuất hàm ý quản trị đến các bạn sinh viên, giúp các bạn sinh viên hiểu được nhu cầu làm thêm, cũng như nêu ra giải pháp thúc đẩy sinh viên lựa chọn được công việc mong muốn và có tác động tích cực đến kết quả học tập.
Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM như thế nào?
Hàm ý quản trị giúp các bạn sinh viên lựa chọn công việc thích hợp và cân bằng giữa làm việc và học tập là gì?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM
Sinh viên các trường đại học tại TP.HCM
Thời gian số liệu nghiên cứu: 2021 – 2023
Thời gian nghiên cứu: 01/2024 – 04/2024 (10 tuần)
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, cụ thể là sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi Để thu thập dữ liệu, nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP HCM thông qua hai hình thức trực tuyến và ngoại tuyến.
Kết cấu của khóa luận
- Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
- Chương 3: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Chương 1 – Tổng quan đề tài nghiên cứu: tác giả đã trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, từ đó xác định được mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu cụ thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài đang hướng đến Về phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng 2 phương pháp chính đó là nghiên cứu định tính và định lượng Thêm vào đó, tác giả cũng tổng hợp cấu trúc của bài làm ở Chương 1 và nêu lên tính đóng góp về mặt thực tiễn và khoa học của bài nghiên cứu.
Các khái niệm liên quan
Công việc bán thời gian là việc làm mà cá nhân làm việc ít giờ hơn mỗi tuần so với một vị trí làm việc toàn thời gian, thường là khoảng ít hơn 35 giờ trên tuần Công việc bán thời gian mang lại một khung cảnh linh hoạt, cho phép cá nhân điều hướng qua bước nhảy phức tạp giữa công việc và cuộc sống (Hochschild and Machung, 1989) Sự linh hoạt này quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của lực lượng lao động
Công việc bán thời gian có thể được tìm thấy trong nhiều ngành công nghiệp, mang lại cơ hội cho cá nhân cân bằng giữa công việc và cam kết cuộc sống khác nhau như giáo dục, trách nhiệm gia đình, hoặc sở thích cá nhân Các vị trí này thường cung cấp tính linh hoạt trong lịch trình, làm cho chúng phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm sinh viên, người nghỉ hưu, cha mẹ và những người tìm kiếm thu nhập bổ sung hoặc một hình thức làm việc linh hoạt hơn Tính chất của công việc bán thời gian cho phép cá nhân theo đuổi các sở thích hoặc cam kết khác trong khi vẫn tham gia vào công việc có hiệu suất (Hewlett and Luce, 2005)
Qua đó cho thấy, sinh viên chọn tham gia vào công việc làm thêm vì nó không chỉ đòi hỏi ít thời gian, kinh nghiệm và bằng cấp mà còn mang lại nguồn thu nhập bổ sung Hơn nữa, việc làm thêm giúp họ tích lũy kinh nghiệm cho tương lai và đáp ứng nhiều mục tiêu khác nhau, phản ánh sự linh hoạt và sáng tạo trong quá trình học và phát triển cá nhân
2.1.2 Hành vi ra quyết định
Theo Kahneman (2011), việc đưa ra quyết định hành vi đề cập đến quá trình quyết định lựa chọn các hành động, phản ứng hoặc phản ứng dựa trên xu hướng hành vi, sở thích và thái độ cá nhân Quyết định hành vi thường được định hình bởi những định kiến tâm lý và những phép quyết định ngắn gọn, tạo nên sự dự đoán trong lựa chọn của chúng ta Hoặc có thể nói theo cách khác, theo Simon (1947), “Các quyết định hành vi thường bị giới hạn bởi tính hợp lý, các cá nhân lựa chọn việc hài lòng hơn là tối ưu hóa quyết định.”
Một số lý thuyết liên quan
2.2.1 Thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT)
Thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (Bandura, 1986) là một lý thuyết tâm lý xã hội về phát triển nghề nghiệp, nhấn mạnh vai trò của các yếu tố nhận thức và xã hội trong việc ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp và thành công trong nghề nghiệp SCCT xây dựng dựa trên lý thuyết nhận thức xã hội, trong đó nêu bật sự tương tác qua lại giữa các yếu tố cá nhân, hành vi và môi trường Thuyết nhận thức xã hội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập bằng quan sát, sự tự tin vào năng lực bản thân và những kỳ vọng về kết quả trong quá trình ra quyết định nghề nghiệp
Cá nhân học hỏi từ việc quan sát người khác (hình mẫu) và điều chỉnh các lựa chọn nghề nghiệp của mình dựa trên kết quả nhận được của những lựa chọn đó Lý thuyết này có ý nghĩa thực tiễn trong việc tư vấn nghề nghiệp, can thiệp và thiết kế các chương trình giáo dục và đào tạo
2.2.2 Thuyết phong cách ra quyết định
Lý thuyết về phong cách ra quyết định (Scott và Bruce, 1995) nhấn mạnh sự đa dạng trong cách các cá nhân tiếp cận quá trình đưa ra quyết định Bằng cách nhận thức và phân loại các phong cách quyết định khác nhau, lý thuyết này tập trung vào sự khác biệt cá nhân trong việc thu thập thông tin, đánh giá lựa chọn và đưa ra quyết định Tầm quan trọng của nó nằm ở việc công nhận rằng không có cách tiếp cận nào phù hợp cho tất cả mọi người, thay vào đó, nhấn mạnh sự tồn tại của nhiều yếu tố như tính hợp lý, trực giác, và sự phụ thuộc vào thông tin bên ngoài
2.2.3 Thuyết quyền tự quyết (SDT)
Thuyết về quyền tự quyết là một thuyết vĩ mô (Ryan, 2012) tập trung vào động lực và sự phát triển cá nhân của con người Lý thuyết chủ yếu dựa trên niềm tin rằng mỗi cá nhân đều có những nhu cầu tâm lý tự nhiên làm động lực cho hành vi của họ
Lý thuyết này đặt nặng vào quan trọng của quyền tự chủ, năng lực và mối quan hệ liên quan như là những nhu cầu cơ bản, có ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc và động lực nội tại của người đó Điều này cũng có nghĩa, tự quyết là tự bản thân đựa ra chọn lựa phù hợp, tự kiểm soát nguồn tài chính, thời gian rảnh và tự hiểu bản thân đang mong muốn điều gì, hạn chế phụ thuộc vào những cá nhân xung quanh Ngoài động lực, lý thuyết về quyền tự quyết còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm giáo dục, công việc, thể thao, chăm sóc sức khỏe và phát triển cá nhân Nó đã được nghiên cứu rộng rãi và cung cấp những hiểu biết có giá trị để hiểu làm thế nào các cá nhân có thể được thúc đẩy theo cách thúc đẩy hạnh phúc của họ và thúc đẩy sự phát triển cá nhân tích cực Những động lực đó một phần đã thúc đẩy các bạn sinh viên quyết định lựa chọn việc đi làm thêm để đáp ứng những nhu cầu và tự chủ bản thân.
Các nghiên cứu liên quan
2.3.1 Lược khảo nghiên cứu trong nước
Nguyễn Xuân Long (2009) đã thực hiện nghiên cứu về “Nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội” Với cuộc khảo sát trên
480 sinh viên đã chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia công việc làm thêm của sinh viên bao gồm Rèn luyện chuyên môn (Kinh nghiệm), Thu nhập cá nhân, Thời gian rảnh, Xác nhận năng lực cá nhân, và Mở rộng giao tiếp tăng sự cạnh tranh trong tương lai
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Ý (2012) về “Nhu cầu làm thêm của sinh viên tại trường Đại học Cần Thơ” đã cho thấy có nhiều biến tác động tích cực trong quan điểm làm thêm đối với các bạn sinh viên không chỉ ở trường Đại học Cần Thơ mà còn khu vực các trường Đại học phía Nam Kết quả cho thấy, ngày càng có nhiều sinh viên đánh giá cao việc làm thêm ngoài giờ học để tích lũy “Kinh nghiệm”,
“Kỹ năng” và đáp ứng “Chi tiêu” trong đời sống
Theo một cuộc nghiên cứu từ nhóm sinh viên của trường Đại học Bách khoa TP.HCM (2014), nhóm sinh viên đã thu thập gồm 200 mẫu bao gồm các bạn sinh viên đang đi làm thêm, đã từng tham gia làm thêm và những bạn đang có ý định hoặc chưa làm thêm lần nào Kết quả cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố quan trọng đối với quyết định đi làm thêm của các bạn sinh viên bao gồm “Thu nhập” và “Thời gian rảnh”
Tại Đại học Cần Thơ, Vương Quốc Duy và cộng sự (2015) đã nghiên cứu về
“Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên” Dựa trên cuộc khảo sát với 400 sinh viên tại Đại học Cần Thơ và mô hình nghiên cứu bao gồm các nhân tố như năm học, nơi cư trú, thu nhập, chi tiêu, thời gian rảnh, kinh nghiệm - kỹ năng và kết quả học tập Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các biến tác động tích cực đến quyết định của sinh viên gồm Năm học, Thu nhập, Chi tiêu, Kinh nghiệm - Kỹ năng và Kết quả học tập
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu quyết định đi làm thêm của sinh viên
Nguồn: Vương Quốc Duy và cộng sự (2015)
Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Hà (2023) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn Hà Nội” cùng với 193 mẫu Nghiên cứu cho thấy có nhiều chiều biến tác động bao gồm Nơi cư trú, Kinh nghiệm, Thu nhập, Thái độ cá nhân, Chuẩn chủ quan, Tính cách Và kết quả chỉ ra Tính cách không tác động đến quyết định của đi làm thêm của sinh viên
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu ý định làm thêm của sinh viên
Nguồn: Vũ Thị Thu Hà (2023)
Theo Vũ Xuân Tường và cộng sự (2022) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên trường Đại học Văn Lang” đã chỉ ra các yếu tố như Kinh tế, mối quan hệ, quỹ thời gian, kinh nghiệm – kỹ năng và kiến thức xã hội đều tác động tích cực đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trong đó, bài nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố mối quan hệ và kiến thức xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh viên nhất trong việc quyết định tham gia vào công việc làm thêm
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định làm thêm của sinh viên
Nguồn: Vũ Xuân Tường và cộng sự (2022)
2.3.2 Lược khảo nghiên cứu nước ngoài
Theo nghiên cứu của tác giả Robinson (1999) với đề tài "Tác hại của việc làm thêm đối với sinh viên", nghiên cứu này được thực hiện trên một mẫu gồm 1202 sinh viên tại Australia và xem xét nhiều biến tác động khác nhau Kết quả của nghiên cứu có thể làm rõ về những hậu quả tiêu cực của việc làm thêm đối với sinh viên Các biến tác động như Thu nhập, Kinh nghiệm, Kỹ năng sống, Kết quả học tập, Loại công việc, Động lực về công việc, và Nhận thức về công việc đã được xem xét để hiểu rõ hơn về cách mà công việc làm thêm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và kết quả học tập của sinh viên
Nghiên cứu “Những lý do tại sao sinh viên đại học thích làm việc bán thời gian” của Beatrice Lai (2011) tại Singapore đã thu thập được 120 mẫu, dựa trên học thuyết tự quyết và động lực trong hành vi của con người Kết quả cho thấy có 3 yếu tố tác động mạnh mẽ đến quyết định của sinh viên lựa chọn việc làm thêm bao gồm Thu nhập, Thời gian rảnh và Kinh nghiệm
Theo (Fei Guo, 2017) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng và tỷ lệ mắc bệnh của sinh viên đại học làm việc làm thêm tại Trung Quốc, thu thập bao gồm 6977 mẫu cùng với lý thuyết cạnh tranh Kết quả chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên như Gánh nặng tài chính, Tăng sự cạnh tranh công việc trong tương lai và Thời gian rảnh
Bảng 2.1: Tổng hợp biến độc lập của các nghiên cứu liên quan
Kinh nghiệm Kỹ năng Thu nhập Chi tiêu Thời gian rảnh
Mở rộng quan hệ tăng sự cạnh tranh
Năm học Nơi cư trú
Nhóm sinh viên từ Trường Đại học Bách khoa x x x
Vương Quốc Duy và đồng nghiệp (2015) x x x x x x
6 Vũ Xuân Tường và cộng sự
Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả
Sau khi lược khảo các bài nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy một cái nhìn rõ rệt trong bức tranh tổng thể về các bài nghiên cứu liên quan đến chủ đề quyết định làm thêm của sinh viên Mối tương quan này đã được tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá tại nhiều địa điểm và thời gian khác nhau Nhìn chung, các yếu tố có sự đồng thuận, thống nhất và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định làm thêm của sinh viên qua các thời kỳ bao gồm:
Yếu tố thu nhập được đo lường có tác động đến quyết định làm thêm trong 7 bài nghiên cứu
Yếu tố kinh nghiệm và kỹ năng sống có tác động tích cực đến quyết định làm thêm của sinh viên trong 8 bài nghiên cứu
Yếu tố thời gian rảnh và kỹ năng ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên trong 5 bài nghiên cứu
Trong đó, có một số yếu tố khác được đề cập dưới 4 bài nghiên cứu như “Chi tiêu”, “Mở rộng quan hệ tăng sự cạnh tranh”, “Năm học”, “Nơi cư trú” và
Phương pháp hầu hết các bài nghiên cứu trên đã thực hiện là phương pháp lấy mẫu thuận thiện ngẫu nhiên và sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi
Có lẽ hiện nay đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên” đã không còn quá xa lạ đối với các bài nghiên cứu trên toàn cầu mà còn tại Việt Nam Tuy nhiên, mỗi thời kỳ, giai đoạn sẽ có cái nhìn nhận, nhu cầu khác nhau, và thế hệ trẻ ngày càng có những yêu cầu khắc khe cho bản thân trong việc quyết định đánh đổi thời gian khi còn ngồi trên ghế nhà trường cho việc làm thêm Hơn thế nữa, tại thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế phát triển bậc nhất Việt Nam, nơi đây chính là môi trường thuận lợi cho các bạn sinh viên có thể tìm kiếm cho bản thân một công việc phù hợp, từ đó thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân Vì vậy, các yếu tố như thu nhập, kinh nghiệm, kỹ năng và thời gian rảnh là một trong những yêu cầu cố định khi quyết định tham gia làm thêm của các bạn sinh viên, và đây cũng là những yếu tố được thừa hưởng từ các bài nghiên cứu trước Bên cạnh đó, trong những năm tiếp theo, tính khắc khe khi chọn việc ngày càng cao, thì quyết định lựa chọn việc làm thêm dựa trên yếu tố “kiến thức xã hội” sẽ ngày càng được tác động mãnh mẽ, nó đã được chứng minh trong bài nghiên cứu của Vũ Xuân Tường và cộng sự (2022), khi
“kiến thức xã hội” là một trong 2 yếu tố được sinh viên tích cực chọn lựa
Do đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với sự kế thừa từ nhiều nghiên cứu trước, bao gồm cả những yếu tố đã được xác nhận tích cực thông qua nhiều tài liệu nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất thêm vào một yếu tố mới, được đánh giá là có ảnh hưởng không kém phần quan trọng đến phần lớn sinh viên trong tương lai Điều này nhằm mục đích giúp nghiên cứu trở nên toàn diện và áp dụng hơn trong thực tế Vì vậy, mô hình đề xuất cho bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên” gồm các nhóm yếu tố sau: “Thu nhập”, “Kinh nghiệm – Kỹ năng”, “Thời gian rảnh”, “Kiến thức xã hội”.
Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Thu nhập của sinh viên thường đề cập đến số tiền sinh viên nhận được thông qua nhiều nguồn khác nhau trong khi họ đang theo đuổi con đường học vấn của mình Theo Susan (2017), thu nhập này có thể đến từ công việc bán thời gian, thực tập, học bổng, trợ cấp, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ của cha mẹ hoặc các phương tiện khác Còn thu nhập cá nhân là tổng thu nhập mà sinh viên kiếm được từ hoạt động lao động trên thị trường, cũng bao gồm các khoản tiết kiệm cá nhân và các học bổng mà họ nhận được (Lyn Robinson, 1999) Dữ liệu thực tế chỉ ra rằng gần như tám trong mỗi mười sinh viên (tức là 77%) hiện đang tham gia làm việc bán thời gian nhằm hỗ trợ trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính của cá nhân khi ở trường (Endsleigh, 2015) Theo nghiên cứu của Beatrice Lai (2010), những người được phỏng vấn đã cho biết rằng mặc dù chuyên ngành của họ không liên quan, nhưng họ vẫn chấp nhận làm thêm vì mục tiêu kiếm thêm thu nhập, để họ có thêm nguồn thu nhập từ các nguồn khác nhau nhằm mục đích đầu tư cho tương lai và dùng cho nhu cầu cá nhân Do đó, khi thu nhập từ công việc phụ thuộc tăng cao, khả năng quyết định tham gia làm thêm cũng tăng lên, và ngược lại
H1: Y ế u t ố thu nh ập có tác đồ ng cùng chi ều (+) đế n quy ết định đi làm thêm c ủ a sinh viên t ạ i TP.HCM
Yếu tố kinh nghiệm – kỹ năng
Kinh nghiệm – kỹ năng có thể được hiểu thông qua quá trình học tập trải nghiệm, trong đó sinh viên tham gia vào các trải nghiệm cụ thể, suy ngẫm về chúng, khái niệm hóa trải nghiệm và áp dụng các kỹ năng mới trong các tình huống trong tương lai (David, 1984)Với thời đại phát triển nhanh chóng và khó lường trước như hiện nay, ngoài tích lũy kiến thức tại trường học, các bạn cũng cần phải trang bị cho bản thân một kiến thức thực chiến để tăng sự canh tranh trong tương lai và có kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra vấn đề Theo nghiên cứu của Vương Quốc Duy và cộng sự (2015), những nhà tuyển dụng hiện nay ngày càng có những yêu cầu khắc khe, ngoài việc học tập tốt, có thành tích xuất sắc mà phải cần có kinh nghiệm, sáng tạo, năng động và kỹ năng giải quyết vấn đề Do đó, sinh viên có mong muốn trải nghiệm thực tế sẽ có xu hướng quyết định tham gia làm thêm nhiều hơn, nhằm tự rèn luyện và phát triển những kỹ năng cần thiết cho bản thân, và ngược lại
H2: Y ế u t ố kinh nghi ệ m – k ỹ năng có tác đồ ng cùng chi ều (+) đế n quy ế t định đi làm thêm củ a sinh viên t ạ i TP.HCM
Yếu tố thời gian rảnh
Theo John R Gerdy (2002), thời gian rảnh của sinh viên bao gồm những giờ ngoài nghĩa vụ học tập, thời gian họ tham gia vào các hoạt động vì sở thích cá nhân, theo đuổi giải trí và tương tác xã hội Cũng có thể hiểu, thời gian rảnh của sinh viên là khoảng thời gian ngoài học tập, sinh viên có thể sắp xếp, bố trí thời gian học để tận dụng thời gian trống còn lại cho việc làm thêm (An Phạm, 2020) Các bạn sinh viên, đặc biệt là sau khi vừa hoàn thành 12 năm học miệt mài, thường khao khát được trải nghiệm và trải nghiệm thế giới bên ngoài môi trường học Khi có cơ hội để cân bằng giữa việc học và làm, họ luôn mong muốn sử dụng thời gian rảnh của mình một cách có ý nghĩa Vì vậy, khi có nhiều thời gian rảnh hơn, số lượng sinh viên chọn tham gia làm việc sẽ tăng lên, giúp họ giảm bớt áp lực tài chính cho bản thân và gia đình, đồng thời cũng mang lại cho họ nhiều kiến thức hơn thông qua trải nghiệm thực tế
H3: Y ế u t ố th ờ i gian r ảnh có tác đồ ng cùng chi ều (+) đế n quy ết định đi làm thêm c ủ a sinh viên t ạ i TP.HCM
Yếu tố kiến thức xã hội
Kiến thức xã hội hay kiến thức thực tiễn liên quan đến khả năng áp dụng các khái niệm học thuật và hiểu biết lý thuyết vào các tình huống thực tế, bồi dưỡng kỹ năng giải quyết vấn đề và chuyên môn thích ứng (David, 1986) Sinh viên có thể đồng thời áp dụng kiến thức trên giảng đường vào trực tiếp công việc làm thêm mà bản thân đang tham gia hoặc ngược lại Điều này giúp sinh viên có cái nhìn rõ rệt, so sánh được giữa lý thuyết và thực tế, nâng cao trải nghiệm và hoàn thiện kiến thức học tập, động lực và phát triển triển vọng nghề nghiệp (Curtis & Shani, 2002; Curtis & Williams, 2002) Nhờ vào đó, các bạn sinh viên nhìn nhận được môi trường thực tế, hỗ trợ xác định con đường nghề nghiệp phù hợp trong tương lai Nơi làm việc càng cung cấp nhiều kiến thức thực tiễn càng gây hứng thú với các bạn sinh viên và ngược lại
H4: Y ế u t ố ki ế n th ứ c xã h ội có tác đồ ng cùng chi ều (+) đế n quy ết định đi làm thêm c ủ a sinh viên t ạ i TP.HCM
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cá nhân học hỏi thông qua quan sát người khác và điều chỉnh nghề nghiệp của mình dựa trên những kết quả đã thu nhận được Từ cơ sở này, tác giả đã chọn hai yếu tố: Kinh nghiệm - Kỹ năng và Kiến thức xã hội để đưa vào mô hình nghiên cứu
Thuyết quyền tự quyết nhấn mạnh quyền tự chủ và khả năng của cá nhân trong việc đưa ra các lựa chọn phù hợp, tự kiểm soát tài chính và quản lý thời gian biểu của mình Do đó, tác giả đã chọn hai yếu tố Thu nhập và Thời gian rảnh để nghiên cứu sự ảnh hưởng của chúng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM
Thuyết phong cách ra quyết định nhấn mạnh sự đa dạng trong phong cách cá nhân quyết định, từ đó tác giả dùng lý thuyết trong mô hình ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM
Từ những lý thuyết trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với 4 yếu tố có tác động cùng chiều với quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM bao gồm: (1) Thu nhập, (2) Kinh nghiệm – Kỹ năng, (3) Thời gian rảnh, (4) Kiến thức xã hội
Chương 2 – Cơ sơ lý thuyết và mô hình nghiên cứu: tác giả đã nêu ra cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu và các lý thuyết nền bổ trợ cho các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên TP.HCM Kết thúc quá trình lược khảo các bài nghiên cứu trước đó trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM bao gồm 4 yếu tố: (1) Thu nhập, (2) Kinh nghiệm – Kỹ năng, (3) Thời gian rảnh, (4) Kiến thức xã hội.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Bài nghiên cứu được tiến hành tại TP.HCM là nơi trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục của Việt Nam Chiếm một phần lớn về dân số, cùng sự đa dạng sắc tộc, cơ hội việc làm cao nhất đất nước, tập trung hầu hết các trường đại học thì đây là môi trường lý tưởng cho sinh viên thực hiện bài nghiên cứu và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên
Nghiên cứu tập trung vào việc hiểu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên về việc làm thêm tại thành phố Hồ Chí Minh Việc làm thêm đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh viên, giúp sinh viên có cái nhìn đa chiều và hỗ trợ nhiều khía cạnh cuộc sống trong quá trình trưởng thành Qua việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên, tác giả mong muốn đưa ra những kết quả hữu ích để cải thiện chất lượng cuộc sống và hiệu suất học tập của sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu
Theo Bryman (2016), quy trình nghiên cứu có thể được coi là các bước mà các nhà nghiên cứu thực hiện khi nghiên cứu vấn đề, từ việc bắt đầu đến khi cho ra kết quả nghiên cứu Trong quá trình làm bài nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp quy trình nghiên cứu như sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Bước 1: Xác định vấn đề và đề tài nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu phát triển dựa trên đề tài báo cáo thực tập, đưa ra tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Bước 2: Tìm hiểu và đánh giá tài liệu
Xác định được đề tài cần thực hiện, tác giả đã tìm hiểu và chọn lọc những bài nghiên cứu liên quan, cơ sở lý thuyết và các khái niệm Bên cạnh đó, tìm kiếm và đánh giá mô hình thang đo để tìm ra được phương pháp phù hợp nhất với đề tài
Bước 3: Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết
Tổng hợp chi tiết và phân tích những bước cần thực hiện cho bài nghiên cứu, đặt ra các mục tiêu cụ thể và rõ ràng mà nghiên cứu muốn đạt được
Bước 4: Tổng hợp và lược khảo nghiên cứu
Tổng hợp các khái niệm, cơ sở lý thuyết phù hợp cho bài nghiên cứu cá nhân Lược khảo những bài nghiên cứu trong và ngoài nước với tiêu chí học hỏi và thừa kế, tạo ra cái nhìn tổng quan, áp dụng vào bài nghiên cứu
Xác định vấn đề và đề tài nghiên cứu
Tìm hiểu và đánh giá tài liệu
Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết
Tổng hợp và lược khảo nghiên cứu
Xây dựng mô hình, giả thuyết, thang đo Thu thập dữ liệu
Phân tích dữ liệu và kiểm định giả thuyết Kết luận và hàm ý quản trị
Bước 5: Xây dựng mô hình giả thuyết, thang đo
Xác định phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình giải thuyết và thang đo dựa trên việc tham khảo các bài nghiên cứu đi trước
Bước 6: Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên Google Form Phát phiếu khảo sát cho các bạn đang theo học tại các trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh qua đường link hoặc mã QR code khảo sát trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo…
Bước 7: Phân tích dữ liệu và kiểm định giả thuyết
Sau khi thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát, dữ liệu sẽ được mã hóa và phân tích bằng phần mềm SPSS Phương pháp nghiên cứu định lượng được triển khai để xác minh độ tin cậy của thang đo và mô hình nghiên cứu sử dụng hệ số tin cậy Cronbach's alpha, phân tích nhân tố EFA để khám phá cấu trúc ẩn trong dữ liệu, và sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Bước 8: Kết luận và nêu hàm ý quản trị
Sau khi hoàn thành kết quả kiểm định, tác giả đề xuất hàm ý quản trị nhằm tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM Mục tiêu giúp nhà trường hiểu rõ hơn về nhu cầu tham gia làm thêm của sinh viên, từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp, hỗ trợ sinh viên đạt được sự cân bằng giữa học tập và làm thêm một cách hiệu quả
Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên TP.HCM thông qua bảng câu hỏi khảo sát
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu sử dụng một số câu hỏi định danh liên quan đến thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát: Giới tính, Năm học, Ngành học, Sinh viên tại TP.HCM, Hiện trạng làm thêm
Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu
Yếu tố Mã hóa Biến quan sát Tham khảo
TN1 Có thêm thu nhập giúp bạn có cuộc sống ổn định Lyn Robinson (1999)
TN2 Bạn đi làm thêm để có thu nhập cao hơn Huỳnh Thị Mai Duyên (2023)
TN3 Có thêm thu nhập để hỗ trợ tài chính trong gia đình Nguyễn Đăng Hoài Trâm
TN4 Có thêm thu nhập cá nhân để chi tiêu thoải mái, không cần phải xin gia đình Huỳnh Thị Mai Duyên (2023)
TN5 Thêm thu nhập để tiết kiệm cho tương lai Vương Quốc Duy và đồng nghiệp (2015)
KN1 Làm thêm giúp bạn có thêm kinh nghiệm cho chuyên ngành đang theo học Phạm Ngọc Anh (2020)
KN2 Làm thêm giúp bạn trải nghiệm được nhiều môi trường đa dạng khác nhau
KN3 Làm thêm giúp bạn có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để dễ dàng xin việc Vũ Xuân Tường (2022)
KN4 Làm thêm giúp bạn có thể thực hành song song môi trường giảng dạy Huỳnh Thị Mai Duyên (2023)
KN5 Làm thêm giúp bạn trau dồi những kỹ năng thực tiễn mà nhà trường khó có thể truyền đạt Vũ Thị Thu Hà (2023)
TG1 Bạn có nhiều thời gian trống
TG2 Bạn có thể sắp xếp giữa học tập và làm việc TG3 Bạn không tham gia làm việc nếu trùng lịch học
TG4 Bạn chọn nơi làm việc phù hợp với lịch học
Nguyễn Xuân Long (2009) TG5 Thời gian rảnh giúp sinh viên thực hiện công việc trọn vẹn nhất
KT1 Làm thêm cho bạn những kiến thức thực tiễn mà nhà trường không có
Vũ Xuân Tường và cộng sự
KT2 Làm thêm giúp bạn phát triển sự hiểu biết về các vấn đề xã hội
KT3 Làm thêm giúp bạn hiểu hơn về các vấn đề đa dạng văn hóa, tầng lớp, bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng
KT4 Kiến thức xã hội bạn có được khi làm thêm ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân của bạn KT5 Bạn muốn học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ người khác Huỳnh Thị Mai Duyên (2023)
QD1 Bạn cảm thấy đi làm thêm là việc đúng đắn
QD2 Bạn sẽ giới thiệu và chia sẽ với bạn bè về quyết định đi làm thêm
QD3 Bạn sẽ tiếp tục đi làm thêm
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ những bài nghiên cứu trước
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài khảo sát lần này là tất cả các bạn sinh viên đang sinh sống và học tập tại TP.HCM
Theo Tabachnick và Fidell (2007), số lượng phiếu tối thiểu mà tác giả cần thu thập để phục vụ cho bài nghiên cứu theo phương pháp phân tích hồi quy đa biến dựa theo công thức sau: n ≥ 50 + 8p
n là kích thước phiếu tối thiểu cần thu thập
p là số biến độc lập
Trong bài nghiên cứu, xây dựng thang đo với số lượng biến độc lập là 4, áp dụng theo công thức ta có được số phiếu khảo sát dự kiến như sau n ≥ 50 + 8p ≥ 50 + 8x4 ≥ 82
Vậy, kích thước mẫu tối thiểu mà tác giả cần thu thập là n = 82 phiếu Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006), lấy tổng số biến quan sát gấp 5 lần lên sẽ ra được kích thước phiếu tối thiểu (tỉ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1) và kích thước mẫu tối thiểu phải là 50: n ≥ 5*m
n là kích thước mẫu tối thiểu cần thu thập
m là tổng số biến quan sát
Trong bài nghiên cứu, xây dựng thang đo với tổng số biến quan sát là 23, áp dụng theo công thức ta có được số mẫu dự kiến như sau: n ≥ 5*m ≥ 5*23 ≥ 115
Vậy, kích thước mẫu tối thiểu mà tác giả cần thu thập là n = 115 phiếu Tuy nhiên, đối với các bài nghiên cứu khoa học kích thước phiếu càng lớn thì kết quả càng có tính xác thực, vì vậy kích thước phiếu cần thu thập tối thiểu cho bài nghiên cứu này là 115 phiếu
Mô tả mẫu nghiên cứu
Nhờ vào sự thuận thiện của khảo sát thông qua Google Form, sau 2 tuần tác giả đã thu được 211 phiếu Thông qua quá trình lọc dữ liệu, tác giả lọc được 188 phiếu đảm bảo chất lượng (chiếm 89% trên tổng phiếu khảo sát) và loại đi 23 phiếu không hợp lệ hoặc không đảm bảo độ tin cậy, có xu hướng điền không trung thực (chiếm 11% trên tổng phiếu khảo sát) Với tổng số lượng phiếu thu thập được 188 phiếu đã đảm bảo đạt chuẩn chất lượng về yêu cầu kích cỡ mẫu lớn hơn hoặc bằng
Bảng 4.1: Thống kê mô tả
N = 188 Tần số suất hiện Tỷ lệ
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Dựa trên kết quả của Bảng 4.1, có thể thấy:
- V ề gi ớ i tính: thông qua kết quả phân tích tần số trong tổng 188 phiếu, đối tượng nữ giới chiếm 62.8% với số lượng 118 người Trong đó, giới tính nam ít hơn chiếm 37.2% trong tổng số đạt mức 70 người
- V ề năm sinh viên đang theo họ c : Sinh viên năm 4 chiếm số lượng đông đảo với 90 người khảo sát (đạt 47.9%), kế tiếp là sinh viên năm 3 với 38 người (chiếm 20.2%), theo sau là sinh viên năm 2 có 26 người (chiếm 13.8%), nối tiếp là các bạn sinh viên khác đang bảo lưu hoặc một vài vấn đề cá nhân chưa thể tốt nghiệp chiếm số lượng 18 người (đạt 9.6%), và cuối cùng là các bạn sinh viên năm 1 có 16 người (chiếm 8.5%).
Kiểm định, đánh giá độ tin cậy của thang đo mô hình nghiên cứu
Theo phương pháp phân tích số liệu được nêu trên, hệ số Cronbach's Alpha cần phải lớn hơn hoặc bằng 0.6 mới đạt chuẩn độ tin cậy của thang đo và hệ số tương quan giữa của biến quan sát so với tổng không được nhỏ hơn 0.3, nếu nhỏ hơn thì loại biến quan sát đó
Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy thang đo
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha khi biến bị loại
Yếu tố thu nhập: Cronbach's Alpha = 0.921
Yếu tố kinh nghiệm – kỹ năng: Cronbach's Alpha = 0.804
Yếu tố thời gian rảnh: Cronbach's Alpha = 0.807
Yếu tố kiến thức xã hội: Cronbach's Alpha = 0.456
Quyết định làm thêm: Cronbach's Alpha = 0.867
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Dựa trên kết quả bảng 4.2, có thể thấy:
- Y ế u t ố thu nh ậ p : Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo thu nhập là 0.921 >
0.6, như vậy các biến ở yếu tố này có tương quan chặt chẽ và đảm bảo độ tin cậy rất tốt Bên cạnh đó, các biến quan sát TN1, TN2, TN3, TN4, TN5 đều có chỉ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (lần lượt là 0.721, 0.774, 0.791, 0.831, 0.866)
- Y ế u t ố kinh nghi ệ m – k ỹ năng : Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo kinh nghiệm là 0.804 > 0.6, đạt độ tin cậy tốt và các biến quan sát KN1, KN2, KN3, KN4, cũng đạt chuẩn khi các hệ số tương quan đều lớn hơn 0.3 với các giá trị lần lượt là 0.782, 0.779, 0.818, 0.798 Tuy nhiên, biến quan sát KN5 có chỉ số tương quan -0.077 < 0.3, không đạt chuẩn dựa trên lý thuyết được nhắc ở Chương 3
Vì vậy cần loại bỏ biến quan sát KN5 và phân tích lại yếu tố của thang đo Kinh nghiệm – kỹ năng
Bảng 4.3: Kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố kinh nghiệm – kỹ năng
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha khi biến bị loại
Yếu tố kinh nghiệm – kỹ năng: Cronbach's Alpha = 0.933
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Sau khi loại bỏ biến quan sát KN5, hệ số Cronbach's Alpha của thang đo kinh nghiệm – kỹ năng là 0.933 > 0.6, như vậy thang đo đã được chấp nhận ở mức độ tin cậy tốt hơn Xét đến các biến tương quan còn lại KN1, KN2, KN3, KN4 đều đạt chuẩn lớn hơn 0.3
- Y ế u t ố th ờ i gian r ả nh: Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo thời gian rảnh là
0.807 > 0.6, đạt mức độ có thể tin cậy cao Tuy nhiên, trong các biến quan sát có 1 biến TG3 có chỉ số tương quan 0.017 < 0.3, không đạt chuẩn trong mô hình thang đó Bên cạnh đó, các biến quan sát còn lại TG1, TG2, TG4, TG5 đều đạt chuẩn khi có chỉ số đều lớn hơn 0.3 lần lượt là 0.775, 0.713, 0.816, 0.842
Vì vậy, tác giả cần loại bỏ biến quan sát TG3 và phân tích lại yếu tố của thang đo Thời gian rảnh
Bảng 4.4: Kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố thời gian rảnh (lần 2)
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha khi biến bị loại
Yếu tố thời gian rảnh: Cronbach's Alpha = 0.934
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Sau khi loại bỏ biến quan sát TG3, hệ số Cronbach's Alpha của thang đo thời gian rảnh là 0.934 > 0.6, đã có sự cải thiện rõ rệt ở mức độ tin cậy của thang đo Xét đến các biến tương quan còn lại TG1, TG2, TG4, TG5 đều đạt chuẩn lớn hơn 0.3
- Y ế u t ố ki ế n th ứ c xã h ộ i: Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo kiến thức xã hội là 0.456 < 0.6, thuộc mức độ không đáng tin cậy hoặc độ tin cậy thấp, không tốt Trong đó, có hai biến điển hình có chỉ số tương quan thấp là KT2 và KT4 khi hệ số bé hơn 0.3, vì vậy cần loại bỏ hai biến quan sát này ra khỏi mô hình và phân tích lại Các biến quan sát KT1, KT3, KT5 vẫn được giữ lại vì chỉ số tương quan đạt chuẩn đều lớn hơn 0.3 (lần lượt là 0.335, 0.414, 0.385)
Tác giả cần loại bỏ biến quan sát KT2 và KT4, sau đó phân tích lại yếu tố của thang đo Kiến thức xã hội
Bảng 4.5: Kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố kiến thức xã hội (lần 2)
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha khi biến bị loại Yếu tố kiến thức xã hội: Cronbach's Alpha = 0.716
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Sau khi loại bỏ biến quan sát KT2 và KT4, hệ số Cronbach's Alpha của thang đo thời gian rảnh là 0.716 > 0.6, thang đo đã từ mức có độ tin cậy thấp lên đến thang đo có độ tin cậy tốt Xét ba biến quan sát còn lại đều có sự cải thiện về hệ số và tỷ lệ đạt chuẩn tốt hơn
- Quy ết đị nh làm thêm: Hệ số Cronbach's Alpha của biến Quyết định làm thêm là 0.867 > 0.6, vì vậy các biến có mối liên hệ chặt chẽ và đạt yêu cầu Chỉ số tương quan của ba biến quan sát QD1, QD2, QD3 đều đạt chuẩn khi hệ số tương quan tổng đều lớn hơn 0.3
Sau khi tổng hợp, có các biến quan sát cần loại bỏ là KN5, TG3, KT2 và KN4 thuộc biến độc lập Kinh nghiệm, Thời gian rảnh và Kiến thức xã hội khi không đạt chuẩn và bị loại ra khỏi thang đo Vì vậy, 19 biến quan sát còn lại sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích tiếp theo.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số KMO phải đạt giá trị từ 0.5 trở lên (0.5 < KMO < 1), lớn hơn 0.5, kiểm định Bartlett phải có Sig ≤ 0.05 và đối với cỡ mẫu 188 thì các hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0.5 thì mới được chấp nhận
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập
Bảng 4.6: Kiểm định KMO và Bartlett
Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 2219.199
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Dựa theo kết quả kiểm định hệ số KMO và Bartlett của bảng 4.6 thì đều đạt yêu cầu, với hệ số KMO = 0.825 đạt mức rất tốt (0.5 < KMO < 1) Ngoài ra, giá trị Sig tại kiểm định Bartlett là 0.000, cũng thoả mãn được yêu cầu đặt ra là nhỏ hơn hoặc bằng với 0.05, chứng tỏ sự tương quan đáng kể giữa các biến quan sát Điều này cho thấy bộ dữ liệu đủ điều kiện cần và đủ để phân tích nhân tố khám phá
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Theo kết quả của bảng 4.7, tất cả các biến quan sát đều hợp lệ khi hệ số tải nhân tố của chúng lớn hơn 0.5 nên tác giả sẽ không loại biến quan sát nào ra khỏi thang đo
Bảng 4.8: Ma trận xoay nhân tố
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Theo kết quả bảng 4.8 Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Varimax thì các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 và không có trường hợp biến nào cùng lúc tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau Nhờ vào đó, các biến quan sát đều được đảm bảo giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 4.9: Tổng phương sai trích
Hệ số Eigenvalue khởi tạo Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay
Tổng % phương sai % phương sai tích lũy Tổng % phương sai % phương sai tích lũy Tổng % phương sai % phương sai tích lũy
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Thông qua kết quả của bảng 4.9, thấy được 16 biến quan sát đã được nhóm thành 4 nhóm và đều có hệ số Eigenvalue > 1, trong đó tỷ lệ phần trăm của phương sai bằng 78.027% > 50% Điều này chứng tỏ 78.027% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 4 nhân tố bao gồm Thu nhập, Kinh nghiệm, Thời gian rảnh, Kiến thức xã hội Dữ liệu phân tích là phù hợp và tiếp tục tiến hành đưa vào các phân tích tiếp theo
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc
Bảng 4.10: Kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc
Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 274.513
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Tương tự như các biến độc lập, hệ số KMO của biến phụ thuộc là 0.735 (lớn hơn 0.5) và giá trị Sig tại kiểm định Bartlett bằng 0.000 (bé hơn 0.05) đã thỏa mãn được yêu cầu Vì vậy, có thể thấy các biến quan sát phụ thuộc có mối tương quan với nhau
Bảng 4.11: Tổng phương sai trích cho biến phụ thuộc
Hệ số Eigenvalue khởi tạo Chỉ số sau khi xoay
% phương sai tích lũy Tổng % phương sai
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Theo kết quả bảng 4.11, hệ số Eigenvalue > 1 tại nhân tố được tạo ra với tổng phương sai trích là 79.241% > 50%, có nghĩa là nhân tố này sẽ làm rõ được 79.241% biến thiên dữ liệu của 4 nhân tố được trích lọc trên
Bảng 4.12: Ma trận nhân tố phụ thuộc
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Dựa vào kết quả bảng 4.12, các biến quan sát của nhân tố phụ thuộc Quyết định làm thêm đạt chuẩn đo lường và đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 Vì vậy, các biến quan sát của nhân tố phụ thuộc đều được giữ lại.
Phân tích hệ số tương quan Pearson
Bảng 4.13: Phân tích tương quan Pearson
QDtb TNtb KNtb TGtb KTtb
Hệ số tương quan Pearson 1 0.596** 0.440** 0.332** 0.454**
Hệ số tương quan Pearson 0.596** 1 0.184* 0.226** 0.267**
Hệ số tương quan Pearson 0.440** 0.184* 1 -0.108 0.228**
Hệ số tương quan Pearson 0.332** 0.226** -0.108 1 0.098
Hệ số tương quan Pearson 0.454** 0.267** 0.228** 0.098 1
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Dựa trên bảng bảng phân tích tương quan 4.13, ta thấy được mối tương quan chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Quyết định làm thêm (QDtb) với các biến độc lập: Thu nhập (TNtb), Kinh nghiệm (KNtb), Thời gian rảnh (TGtb) và Kiến thức xã hội (KTtb) Điều đó thể hiện qua chỉ số Sig = 0.000 giữa nhân tố phụ thuộc và nhân tố độc lập đều < 0.05, vì vậy cả 4 nhân tố đều đạt chuẩn để đưa vào phân tích hồi quy.
Phân tích hồi quy đa biến
Bảng 4.14: Bảng tóm tắt mô hình
Mô hình Giá trị R R bình phương
Sai số chuẩn ước lượng
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Dựa theo kết quả bảng trên, có R bình phương hiệu chỉnh đã đạt điều kiện lý tưởng khi có hệ số là 0.578, có ý nghĩa biến độc lập được gắn với 4 nhân tố độc lập bao gồm Thu nhập (TN), Kinh nghiệm – Kỹ năng (KN), Thời gian rảnh (TG) và Kiến thức xã hội (KT) có thể giải thích được 57.8% (lớn hơn 50%) sự biến thiên của biến phụ thuộc Quyết định làm thêm (QD) Còn lại 42.2% là các biến ngoài mô hình Trong khi đó, hệ số Durbin-Watson đạt giá trị 1.944 thỏa mãn được yêu cầu nằm giữa từ 1 đến 3
Mô hình Tổng các bình phương df
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Từ bảng 4.15, kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của tổng thể mô hình cho ra kết quả với giá trị F = 65.075 và giá trị Sig = 0.000 < 0.005, đạt chuẩn yêu cầu Vì vậy mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng là phù hợp với tổng thể
Bảng 4.16: Hệ số hồi quy
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra Xây d ụng phương trình hồ i quy tuy ến tính đa biế n:
Quyết định làm thêm = 0.412*Thu nhập + 0.336*Kinh nghiệm – Kỹ năng +
0.252*Thời gian rảnh + 0.243*Kiến thức xã hội + 𝜖𝑖
Kết quả trên cho thấy Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta của 4 biến đều có giá trị dương, có ý nghĩa tác động tích cực lên Quyết định làm thêm, và theo sau đó cũng lần lượt là các biến quan sát có kết quả ảnh hưởng mạnh nhất đến ít nhất như sau: Thu nhập (𝛽 = 0.412) > Kinh nghiệm – Kỹ năng (𝛽 = 0.336) > Thời gian rảnh (𝛽 = 0.252) > Kiến thức xã hội (𝛽 = 0.243)
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig
Thống kê đa cộng tuyến
B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF
Ki ểm định độ phù h ợ p c ủ a mô hình:
Theo kết quả tổng hợp của bảng Hệ số hồi quy của các nghiên cứu đã cho thấy hệ số Sig đều có giá trị lý tưởng khi tất cả các biến quan sát đều bé hơn 0.05, chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với bộ dữ liệu đã thu thập của các sinh viên TP.HCM đã tham gia khảo sát Kết quả này cũng đồng nghĩa với việc các biến Thu nhập (TNtb), Kinh nghiệm – Kỹ năng (KNtb), Thời gian rảnh (TGtb) và Kiến thức xã hội (KTtb) được bài nghiên cứu chứng minh rằng có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Quyết định làm thêm (QDtb) của các sinh viên TP.HCM hiện nay
Ki ểm tra đa cộ ng tuy ế n:
Dựa vào kết quả của bảng 4.16, các giá trị VIF đều bé hơn 2, khi có hệ số giao động từ 1.086 đến 1.157 < 2 Do đó, sẽ không có sự xuất hiện đa cộng tuyết giữa các biến độc lập làm ảnh hưởng đến mô hình thang đo
Ki ểm đị nh gi ả thuy ế t mô hình:
Như đã đề cập ở trên, kết quả hồi quy Beta đã cho thấy được mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là Thu nhập, Kinh nghiệm – Kỹ năng, Thời gian rảnh và Kiến thức xã hội Nhờ vào mức độ tác động này, tác giả sẽ có cơ sở để định hình việc đề xuất các hàm ý quản trị
Yếu tố Thu nhập: Dựa vào kết quả nghiên cứu, có mối tương quan cùng chiều
(+) giữa yếu tố Thu nhập (TN) khi có hệ số Beta là 0.412 với yếu tố Quyết định làm thêm của sinh viên TP.HCM Có ý nghĩa, mỗi 1 đơn vị tăng trong yếu tố Thu nhập thì Quyết định làm thêm của sinh viên tăng lên 0.412 đơn vị
Yếu tố Kinh nghiệm – Kỹ năng: Dựa vào kết quả nghiên cứu, có mối tương quan cùng chiều (+) giữa yếu tố Kinh nghiệm – Kỹ năng (KN) khi có hệ số Beta là 0.336 với yếu tố Quyết định làm thêm của sinh viên TP.HCM Có ý nghĩa, mỗi 1 đơn vị tăng trong yếu tố Kinh nghiệm – Kỹ năng thì Quyết định làm thêm của sinh viên tăng lên 0.336 đơn vị
Yếu tố Thời gian rảnh: Theo kết quả nghiên cứu, giữa nhân tố Thời gian rảnh
(TG) và Quyết định làm thêm của sinh viên TP.HCM có mối tương quan cùng chiều tích cực (+) với hệ số tác động là 0.252 Nghĩa là khi yếu tố Thời gian rảnh tăng 1 đơn vị thì Quyết định làm thêm của sinh viên tăng 0.252 đơn vị
Yếu tố Kiến thức xã hội: Theo kết quả nghiên cứu, giữa nhân tố Kiến thức xã hội (KT) và Quyết định làm thêm của sinh viên TP.HCM có mối tương quan cùng chiều tích cực (+) với hệ số tác động là 0.243 Nghĩa là khi yếu tố Kiến thức xã hội tăng 1 đơn vị thì Quyết định làm thêm của sinh viên tăng 0.243 đơn vị
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định các giả thuyết mô hình
STT Giả thuyết Nội dung Beta Sig Kết quả
Thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến quyết định làm thêm của sinh viên tại
Kinh nghiệm – Kỹ năng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM
Thời gian rảnh có ảnh hưởng tích cực đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM
Kiến thức xã hội có ảnh hưởng tích cực đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM
Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả
Hình 4.1: Tần số phần dư chuẩn hóa
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Dựa vào biểu đồ 4.1, kết quả cho ra Mean = 2.13E-15 = 2.13 * 10 −16 = 0.000 tức là giá trị trung bình trong biểu đồ gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std = 0.989 gần bằng 1 Điều này chứng tỏ phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
Hình 4.2: Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Có thể quan sát được ở biểu đồ 4.2, các điểm dữ liệu tập trung phân bổ xung quanh đường tung độ 0 và có xu hướng tạo thành một đường chéo thẳng Vì vậy, giả định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ bộ dữ liệu khảo sát thu về đã được xử lý thông qua phần mềm SPSS 20 đã giúp cho thông tin thu thập có cơ sở hơn về ý nghĩa nghiên cứu Cụ thể, quá trình kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha có 4 nhân tố bao gồm: (1) Thu nhập, (2) Kinh nghiệm – Kỹ năng, (3) Thời gian rảnh và (4) Kiến thức xã hội đều lớn 0.6 Tuy nhiên, có một số biến quan sát bé hơn 0.3 nên đã bị loại khỏi mô hình bao gồm KN5, TG3, KT2 và KT4 Dựa vào đó, tác giả đã loại 4 biến ra khỏi mô hình và kết quả cả 4 nhân tố vẫn được giữ lại, 16 biến quan sát còn lại tiếp tục tham gia phân tích
Theo sau đó, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với phép quay Varimax để phân tích 16 biến quan sát và kiểm tra giữ lại các biến có hệ số tải lớn hơn 0.5 Dựa vào kết quả phân tích lần đầu tiên, cả 16 biến đều đạt chuẩn khi đều có hệ số tải lớn hơn 0.5 và được chia thành 4 nhóm nhân tố được cho là có ảnh hưởng đến Quyết định làm thêm của sinh viên TP.HCM cũng như các nhân tố được sắp xếp đúng theo cụm
Với kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy hệ số Sig
= 0.000, có ý nghĩa rất nhỏ so với mức ý nghĩa tiêu chuẩn < 5% nên mô hình được đánh giá là phù hợp Bên cạnh đó, hệ số R bình phương hiệu chỉnh có mức 57.8% > 50% Được giải thích rằng 57.8% sự biến thiên của Quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM có trong mô hình nghiên cứu
Thu nhập: là yếu tố có hệ số Beta = 0.412, có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM Điều này cho thấy mức lương được trả càng cao thì tỷ lệ sinh viên tham gia đi làm càng nhiều, thu nhập là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên khi tham gia làm thêm Kết quả nghiên cứu này cũng đã được chứng minh qua những nghiên cứu trước đó của Nguyễn Xuân Long (2009), Vương Quốc Duy và cộng sự (2015), Vũ Thị Thu Hà (2023), Vũ Xuân Trường và cộng sự (2022), Lyn Robinson (1999), Fei Gou (2017) Do đó, giả thuyết H1 được chấp thuận trong mô hình nghiên cứu
Kinh nghiệm – Kỹ năng: là yếu tố có tác động mạnh thứ hai đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM (Beta = 0.366) Điều này lý giải được rằng sinh viên quan tâm nhiều đến việc học hỏi kinh nghiệm, cũng như kỹ năng sống khi tham gia làm thêm Vì nhà tuyển dụng hiện nay không chỉ cần có bằng cấp lý thuyết mà còn đòi hỏi kinh nghiệm, kỹ năng mềm của ứng viên để đáp ứng nhu cầu công việc hiệu quả nhất Kết quả nghiên cứu này cũng đã góp phần khẳng định lại một lần nữa của những mô hình nghiên cứu trước của Nguyễn Thị Như Ý (2012), Vương Quốc Duy và cộng sự (2015), Vũ Xuân Trường và cộng sự (2022), Lyn Robinson (1999) Giả thuyết H2 được chấp nhận trong mô hình nghiên cứu
Thời gian rảnh: là yếu tố có tác động cùng chiều với quyết định làm thêm của sinh tại TP.HCM (Beta = 0.252) Đồng nghĩa với việc, khi sinh viên có ít tiết học trên trường hoặc có nhiều thời gian rảnh thì sẽ tham gia làm thêm nhiều hơn Kết quả này tương tự với mô hình nghiên cứu Nguyễn Xuân Long (2009), Nhóm sinh viên từ trường Đại học Bách Khoa (2014), Vương Quốc Duy và cộng sự (2015), Vũ Xuân Trường và cộng sự (2022), Beatrice Lai (2011) Do đó, giả thuyết H3 được chấp nhận trong mô hình nghiên cứu
Kiến thức xã hội: là yếu tố có tác động cùng chiều sau cùng trong mô hình nghiên cứu đối với quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM (Beta = 0.243) Đúng như kỳ vọng, ngoài những kiến thức chuyên môn nhà trường cung cấp, sinh viên cũng có mối quan tâm sâu sắc đến những kiến thức xã hội chung quanh khi tham gia làm việc, giúp sinh viên nâng cao tầm hiểu biết thực tiễn trước khi đối diện với nhà tuyển dụng tương lai Kết quả này cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu của Vũ Xuân Trường và cộng sự (2022) Vì vậy, giả thuyết H5 được chấp nhận trong mô hình nghiên cứu
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Sau khi phân tích dữ liệu khảo sát bao gồm 188 phiếu hợp lệ đến từ các bạn sinh viên hiện đang học tập và sinh sống tại TP.HCM, tác giả đã nêu ra và bàn luận các kết quả phân tích với mục đích giải quyết các mục tiêu ban đầu mà nghiên cứu đề ra Một số phương pháp kiểm định đã được thực hiện như: Thống kê mô tả, Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích hệ số tương quan Pearson, Kiểm định các giả thuyết bằng mô hình hồi quy Sau khi thu được kết quả, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM như mô hình nghiên cứu tác giả đã đề xuất Tất cả dữ liệu và kết quả thu được và đề cập ở trên đều trích nguyên bản và chỉnh sửa lại câu từ cho phù hợp từ kết quả xử lý của phần mềm SPSS.
Kết luận
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã được tác giả thực hiện và rút ra các kết luận sau:
Dựa trên cơ sở lý thuyết có liên quan đến quyết định lựa chọn nơi làm việc cũng như việc lược khảo các bài nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất một mô hình nghiên cứu gồm 4 biến độc lập: (1) Thu nhập, (2) Kinh nghiệm – Kỹ năng, (3) Thời gian rảnh và (4) Kiến thức xã hội và thêm 1 biến phụ thuộc là Quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM Đề tài được thực hiện khảo sát nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM Tác giả đã thu thập tổng cộng 211 phiếu khảo sát, trong đó có 188 phiếu được coi là hợp lệ thông qua Google Forms dưới dạng thang đo Likert từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”, còn lại 23 phiếu đã được loại bỏ do không đạt tiêu chuẩn Sau khi đã chọn lọc và đảm bảo chất lượng từ dữ liệu, tác giả đã đưa qua xử lý phân tích bằng phầm mềm SPSS 20
Thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha: Yếu tố Thu nhập có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.921 với hệ số tương quan của tổng 5 biến đều lớn hơn 0.3, được đánh giá đều là những chỉ số tốt và đạt chuẩn Ở thang đo yếu tố Kinh nghiệm – Kỹ năng có chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.933 sau khi loại bỏ biến quan sát Kinh nghiệm – Kỹ năng 5 ra khỏi thang đo, và hệ số tương quan của 4 biến quan sát còn lại đều lớn hơn 0.3 nên đã được giữ lại và tiếp tục phân tích Tiếp theo, ở thang đo yếu tố Thời gian rảnh có chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.934 sau khi loại bỏ biến quan sát Thời gian rảnh 3 ra khỏi thang đo, và hệ số tương quan của 4 biến quan sát còn lại đều lớn hơn 0.3 nên đã được giữ lại và tiếp tục phân tích Cuối cùng, yếu tố Kiến thức xã hội đã có 2 biến quan sát Kiến thức xã hội 2 và 4 đã bị loại khỏi thang đo khi có chỉ số không đạt chuẩn, vì vậy sau lần phân tích cuối Kiến thức xã hội có chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.716 và 3 biến quan sát còn lại đều đạt chuẩn Thông qua kết quả đó, tác giả kết luận rằng thang đo vẫn đạt yêu cầu cùng với 4 nhân tố và 16 biến quan sát còn lại tiếp tục đưa vào sử dụng cho nghiên cứu tiếp theo
Phân tích nhân tố khám phá EFA: phân tích được thực hiện nhằm đánh giá về giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo Đầu tiên với các biến độc lập, hệ số KMO 0.825 > 0.5 hoàn toàn thỏa mãn được điều kiện 0.5 < KMO < 1 Bên cạnh đó, kiểm định Barlett có mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 5% và tổng phương sai trích của 4 nhân tố là 78.027% Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng 4 nhân tố độc lập phù hợp với giả thuyết ban đầu của mô hình Tiếp theo với các hệ số biến phụ thuộc Quyết định làm thêm, các hệ số KMO = 0.735 > 0.5; mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 5% và các hệ số tải lớn hơn 0.5, tất cả các hệ số trên đều đạt chuẩn
Phân tích tương quan Pearson: kết quả phân tích đã cho ra một hệ số hoàn toàn phù hợp khi cả 4 nhân tố độc lập đều tương quan với nhân tố phụ thuộc với mức độ tác động tích cực nhất là yếu tố Thu nhập (0.596), tiếp theo là mức độ giảm dần: Kinh nghiệm – Kỹ năng (0.440), Kiến thức xã hội (0.454) và Thời gian rảnh (0.332) Kiểm định F trong bảng ANOVA có hệ số Sig = 0.000, vì vậy mô hình hồi quy là phù hợp
Từ những kết quả phân tích nghiên cứu trên, bài nghiên cứu đã trả lời được 2 câu hỏi mà tác giả đã đặt ra ở Chương 1:
(1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM?
(2) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM như thế nào?
Như vậy, sau quá trình thu thập và phân tích dữ liệu, tác giả đã hoàn thành được các mục tiêu ban đầu đề xuất là xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tại TP.HCM Tiếp theo, tác giả sẽ đề xuất hàm ý quản trị giúp các bạn sinh viên có thể nắm bắt được nhu cầu hiện tại của bản thân để thúc đẩy sự phát triển cá nhân trong cả việc làm và học tập, góp phần vào việc đạt được kết quả tích cực.
Hàm ý quản trị
Kết luận của những phân tích trên thì mô hình vẫn giữ trọn vẹn được 4 yếu tố tác động đến Quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM với mức ảnh hưởng được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: (1) Thu nhập (hệ số Beta = 0.412); (2) Kinh nghiệm (hệ số Beta = 0.366); (3) Thời gian rảnh (hệ số Beta = 0.252); (4) Kiến thức xã hội (hệ số Beta = 0.243)
5.2.1 Đối với nhân tố Thu nhập
Bảng 5.1: Thống kê mô tả thành phần của yếu tố Thu nhập
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị trung bình thang đo 4.036 0.8848
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Dựa trên kết quả tổng hợp phân tích của Chương 4 thì yếu tố Thu nhập có hệ số Beta = 0.412 cao nhất và kết hợp bảng 5.1 cho thấy sinh viên tại TP.HCM trước khi quyết định tham gia làm thêm tại bất kỳ đâu đều khá chú trọng đến việc có thu nhập cao hơn (TN2), hay làm thêm để có thêm thu nhập giúp cuộc sống sinh viên ổn định hơn (TN1) và để tiết kiệm cho tương lai (TN5) khi có giá trị trung bình lần lượt là 4.12 và cả TN1, TN5 đều có chỉ số chung là 4.06 có hệ số cao hơn giá trị trung bình của yếu tố Thu nhập là 4.036 Thêm vào đó, sinh viên đi làm thêm để hỗ trợ tài chính trong gia đình (TN3) và có thêm khoảng thu nhập để chi tiêu thoải mái không cần xin gia đình (TN4) cũng được đánh giá tốt nhưng hiện vẫn chưa đủ sức thuyết phục sinh viên tại TP.HCM quyết định tham gia làm thêm với giá trị trung bình là 3.96 và 3.98 nhỏ hơn mức trung bình của nhân tố
Cụ thể, để tìm hiểu việc tại sao việc làm thêm giúp hỗ trợ tài chính trong gia đình và giúp các bạn sinh viên chi tiêu thoải mái hơn, không cần xin gia đình vẫn chưa là điều kiện thu hút sinh viên tại TP.HCM thì cần đánh giá sâu hơn những yếu tố tác động mạnh Dựa vào bảng 5.1 có thể thấy, nhu cầu của sinh viên hiện nay quan tâm đến thu nhập cao, cuộc sống ổn định và tiết kiệm cho tương lai Đối với các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên đang còn học tập trên ghế giảng đường hiện nay đều mong muốn quyền lợi bản thân được đảm bảo một cách tốt nhất nên thường họ sẽ có xu hướng tham gia làm thêm vì quyền lợi cá nhân nhiều hơn là suy nghĩ hỗ trợ tài chính trong gia đình và còn dựa vào khoảng chu cấp từ gia đình, mặc dù vẫn có nhưng chưa tác động nhiều Chính vì lý do này, đối với các bạn sinh viên cần tự lực dựa vào bản thân nhiều hơn nữa, kiểm soát chi tiêu và thu nhập để có khoản tiết kiệm dự trù trong những trường hợp cần thiết Tránh việc vẫn làm việc cật lực nhưng chi tiêu cũng quá mức khiến việc đi làm thêm mất đi ý nghĩa và kết quả học tập lại không tốt
5.2.2 Đối với nhân tố Kinh nghiệm – Kỹ năng
Bảng 5.2: Thống kê mô tả thành phần của yếu tố Kinh nghiệm – Kỹ năng
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị trung bình thang đo 3.56 0.93825
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Yếu tố Kinh nghiệm – Kỹ năng là yếu tố có mức tác động lớn thứ 2 đối với Quyết định đi làm thêm của sinh viên tại TP.HCM khi hệ số Beta = 0.336, cũng theo kết quả thống kê trung bình thì mức độ đánh giá của các biến quan sát đều ở mức trên
3 (mức bình thường) Trong yếu tố Kinh nghiệm – Kỹ năng, sinh viên xem trọng việc làm thêm giúp trải nghiệm được nhiều môi trường đa dạng khác nhau (KN2) và có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng giúp dễ dàng xin việc (KN3) khi cả 2 đều có chỉ số trung bình cao và xấp xỉ nhau lần lượt là 3.61 và 3.60 (lớn hơn 3.56) Trong khi đó, làm thêm có kinh nghiệm cho chuyên ngành đang theo học (KN1) và thực hành song song với môi trường giảng dạy (KN4) lại không có sức ảnh hưởng nhiều đến Quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM hiện nay khi nhận các giá trị trung bình lần lượt là 3.52 và 3.51 đều nhỏ hơn mức trung bình của yếu tố Kinh nghiệm – Kỹ năng
Có thể thấy, giá trị trung bình của biến quan sát KN1 và KN4 thấp hơn mức trung bình chung của yếu tố Kinh nghiệm – Kỹ năng là một dấu hiệu đáng lo lắng, chứng tỏ các bạn sinh viên hiện nay quyết định đi làm thêm không có nhu cầu phục vụ liên quan đến việc học, cũng có thể nói làm thêm trái với ngành với mục đích trải nghiệm, chưa xác định được mục tiêu mong muốn trong tương lai Theo Thứ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn (2023), tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm không đúng ngành nghề chiếm đến 44% Chính vì chủ đề nhức nhối này, các bạn sinh viên cần trang bị cho bản thân một ý chí kiên định, xác định mục tiêu nghề nghiệp từ đầu để không uổn phí kiến thức và thời gian 4 năm Đại học Bên cạnh đó, hãy chọn một công việc phù hợp với ngành học của mình để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng, bổ sung kiến thức thực tế làm bước đệm cho công việc sau này, ngoài ra còn hỗ trợ việc học tập đạt kết quả tốt
5.2.3 Đối với nhân tố Thời gian rảnh
Bảng 5.3: Thống kê mô tả thành phần của yếu tố Thời gian rảnh
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị trung bình thang đo 3.475 0.8395
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Tiếp theo là yếu tố Thời gian rảnh có mức ảnh hưởng xếp thứ 3 với hệ số Beta
= 2.252 cùng với mức đánh giá trung bình của các biến quan sát đều trên 3 Dựa vào bảng 5.1 có thể thấy sinh viên chọn nơi làm việc phù hợp với lịch học (TG4) và thời gian rảnh giúp sinh viên hoàn thành được công việc một cách tốt nhất (TG5) có ảnh hưởng tốt đến việc quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM khi mức trung bình của các biến quan sát trên đều lớn hơn mức trung bình của yếu tố Thời gian rảnh Việc sinh viên có nhiều thời gian trống (TG1) và sinh viên có thể sắp xếp giữa học tập và làm việc (TG2) ít ảnh hưởng hơn nhưng nhìn chung vẫn nằm ở mức gần bằng so với mức trung bình của yếu tố với chỉ số 3.46 (mức trung bình 3.475)
Tuy nhiên, các bạn sinh viên vẫn nên cân bằng giữa việc học tập và làm việc sao cho phù hợp với quỹ thời gian cá nhân, đặc biệt là gìn giữ sức khỏe của mình Nên có kế hoạch dài hạn nếu mục tiêu là kết quả học tập tốt và lợi ích từ việc làm thêm, tránh học tập và làm việc quá sức hoặc sắp xếp thời gian không hợp lý làm ảnh hưởng đến cả 2 mục tiêu
5.2.4 Đối với nhân tố Kiến thức xã hội
Bảng 5.4: Thống kê mô tả thành phần của yếu tố Kiến thức xã hội
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị trung bình thang đo 3.50 0.8253
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra
Cuối cùng, Kiến thức xã hội là yếu tố có hệ số Beta thấp nhất (=0.243) so với 4 nhân tố có sự ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM cùng với mức điểm đánh giá của các biến quan sát trong yếu tố Kiến thức xã hội đều ở thang 3 trở lên Cụ thể, sinh viên quan tâm đến việc làm thêm có những kiến thức thực tiễn mà nhà trường không có (KT1) và sinh viên muốn học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm từ người khác (KT5) đều có hệ số trung bình cao hơn mức chung của yếu tố Bên cạnh đó, làm thêm giúp bạn hiểu hơn về các vấn đề đa dạng văn hóa, tầng lớp, bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng (KT3) cũng là điều kiện mà sinh viên quan tâm không kém khi có mức ảnh hưởng xấp xỉ với mức trung bình của yếu tố (3.49 < 3.50) Điều này cũng có thể là điều đáng mừng khi các điều kiện KT1, KT3, KT5 gần như được các bạn sinh viên tại TP.HCM quan tâm gần như nhau Chứng tỏ các bạn sinh viên hiện nay rất có tinh thần ham học hỏi, tìm tòi kiến thức mới, chủ động hơn trong việc tìm kiếm việc làm thêm để gặt hái được nhiều kiến thức bên ngoài Bên cạnh đó, ngoài việc tích lũy kiến thức từ việc làm thêm và tại giảng đường, các bạn hãy tận dụng kiến thức đó để xác định cho bản thân một con đường đúng đắn cho ngành nghề tương lai và mục tiêu cá nhân.
Hạn chế của đề tài nghiên cứu
Bài nghiên cứu đã một phần nào đó củng cố thêm vào các nghiên cứu trước về các yếu tối ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM và cũng đã đạt được kết quả tương đồng như giả thuyết ban đầu được đề ra của tác giả Bên cạnh đó, nghiên cứu vẫn còn gặp một vài hạn chế như:
Thứ nhất, so với phạm vi sinh viên tại Thành Phố Hồ Chí Minh thì với kích thước mẫu là 188 phiếu vẫn là con số quá nhỏ và phương pháp thu thập dữ liệu phi sát suất chưa thể đại diện được tất cả sinh viên tại TP.HCM và tính khách quan của đề tài nghiên cứu chưa cao Bên cạnh đó, về mặt không gian và thời gian còn hạn chế nên số liệu đa số là các bạn sinh viên tại TP.HCM, cụ thể hơn là thân thuộc với tác giả nên khách quan mà nói đa số các bạn đôi khi có những suy nghĩ hay quan điểm về việc làm thêm gần giống nhau
Thứ hai, quyết định chọn nơi làm thêm của sinh viên nói chung cũng như sinh viên tại TP.HCM đều bị tác động nhiều hơn 4 yếu tố được nêu trong bài nghiên cứu Được thể hiện rõ qua chỉ số R bình phương hiệu chỉnh trong bài là 0.578, có ý nghĩa các biến độc lập giải thích được 57.8% biến thiên của biến phụ thuộc, tức là còn lại 42.2% những yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên nằm ngoài mô hình mà tác giả đã đề xuất, bao gồm các yếu tố nội sinh và ngoại sinh
Thứ 3, vì còn hạn chế về kiến thức và trình độ, các thang đo được sử dụng trong bài vẫn còn dựa trên những bài nghiên cứu trước đó và hàm ý quản trị mà tác giả đề xuất vẫn chưa có khả năng đánh giá được các trở ngại, rủi ro nên về tính hữu ích vẫn chưa cao.
Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Đầu tiên, đối với phương pháp chọn mẫu nghiên cứu cần mở rộng hơn bằng cách thu thập kích thức mẫu lớn hơn và thu thập dữ liệu đến từ các bạn sinh viên từ các trường Đại học khác nhau, mở rộng vòng tròn bạn bè của sinh viên hơn nữa để kích thước mẫu mang tính đại diện cao hơn Đối với phương pháp nghiên cứu, có thể mở rộng ra nhiều hơn ở các khu vực lân cận khác ngoài TP.HCM hoặc tại Việt Nam
Tiếp theo, các nghiên cứu sau này nên đề xuất và khai thác thêm các yếu tố mới ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên, ngoài bốn yếu tố mà tác giả đã đề cập, nhằm tạo ra sự độc đáo và tính mới trong nghiên cứu Điều này giúp các nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về mong muốn của ứng viên làm việc trong tương lai và các bạn sinh viên hiểu rõ được nhu cầu của mình để lựa chọn đúng công việc phù hợp, hỗ trợ cho đời sống cá nhân và kết quả học tập
Cuối cùng, có thể dựa vào các hàm ý quản trị mà tác giả đề xuất làm cơ sở để nghiên cứu thêm về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Từ đó, sẽ có sự cân nhắc kỹ lưỡng trong việc đề xuất các giải pháp nhằm mang lại những hàm ý quản trị tốt nhất và có giá trị đóng góp cho tổ chức
Chương 5 – Kết luận và hàm ý quản trị: Khẳng định và tổng kết lại các kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên tại TP.HCM Dựa vào đó, tác giả đã đề xuất một số hàm ý quản trị có thể giúp cho các bạn sinh viên có thể tham gia học tập và làm việc đồng thời hiệu quả hơn Cuối cùng, tác giả đề cập đến một số yếu tố còn hạn chế trong bài nghiên cứu và đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo