TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETINGKHOA KINH TẾ LUẬTCHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾBÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1ĐỀ TÀI:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGMAKETING CỦA NHÃN HÀNG KICHI
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA KINH TẾ LUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MAKETING CỦA NHÃN HÀNG KICHI KICHI - CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOLDEN GATE
Giáo viên hướng dẫn : Ths.Ngô Thị Hồng Giang Họ và tên sinh viên : Trương Khánh Ly
TP HCM, tháng năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA KINH TẾ LUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MAKETING CỦA NHÃN HÀNG KICHI KICHI - CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOLDEN GATE
Giáo viên hướng dẫn : Ths.Ngô Thị Hồng Giang Họ và tên sinh viên : Trương Khánh Ly
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Kỹ năng
Điểm bài báo cáo
(chiếm 60%)
Nội dungHình thức
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG MAKETING CỦA NHÃN HÀNG KICHI KICHI - CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOLDEN GATE”
là công trình nghiên cứu do em thực hiện
Đồng thời, các số liệu trong bài báo cáo thực hành nghềnghiệp 1 là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳhình thức nào
Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Sinh viên thực hiện
Trương Khánh Ly
Trang 5LỜI CẢM ƠNĐầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các quý thầy côKhoa Kinh tế-Luật trường Đại học Tài chính – Marketing đãgiảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng,kiến thức chuyên ngành và những bài học kinh nghiệm quýgiá Cùng với sự nhiệt huyết giảng dạy quý thầy cô đã giúp
em có những buổi học bổ ích, và giúp em có kiến thức cũngnhư kỹ năng cần thiết để làm thực hành nghề nghiệp 1 lầnnày
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạoCông ty cổ phần tập đoàn Golden Gate cũng như nhãn hàngKichi Kichi và anh chị trong các phòng ban trong công ty đãtạo mọi điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trìnhthực tập tại doanh nghiệp Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơnsâu sắc nhất đến Thạc sĩ Ngô Thị Hồng Giang, cô là ngườihướng dẫn trực tiếp em hoàn thành bài báo cáo thực hànhnghề nghiệp 1 Dưới sự hướng dẫn tận tình và đầy sự nhiệthuyết của cô đã giúp em nhận ra được hướng đi đúng vàsửa chữa những sai sót, cô chính là động lực lớn giúp emhoàn thành tốt được đề tài này
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù em đã cố gắng hếtsức để hoàn thành đề tài nhưng do giới hạn về kiến thức vàkhả năng lý luận nên sẽ có thiếu sót và hạn chế là khôngtránh khỏi, kính mong được sự chỉ dẫn và đóng góp của quýthầy, cô để bài báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 của emđược hoàn thiện tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 6Sinh viên thực hiện
Trương Khánh Ly
Phần mở đầu
Ngày nay trong nền kinh tế hiện đại đầy những mối quan hệ phức tạp, liên tụcbiến động, Marketing được coi là công cụ hữu ích và hiệu quả trong sản xuất và kinhdoanh của doanh nghiệp Hầu như mọi nhà doanh nghiệp thành công trên thế giớiđều cố gắng học tập để tìm hiểu nắm vững bản chất của Marketing Từ đó đưa ranhững chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp, tạo điềukiện, là nền tảng căn bản để quản lí doanh nghiệp bền vững Trong môi trường hoạtđộng kinh tế dưới sự trợ giúp của khoa học, công nghệ hiện đại thì hoạt độngMarketing trở thành một trong những khâu then chốt quyết định tới sự thành côngcủa doanh nghiệp Các hoạt động Marketing giúp các quyết định trong sản xuất kinhdoanh có cơ sở vững chắc hơn, doanh nghiệp có điều kiện và thông tin đầy đủ hơnnhằm thoải mãn mọi yêu cầu của khách hàng Marketing xác định rõ phải sản xuấtcái gì? Khối lượng bao nhiêu? Sản phẩm có đặc điểm như thế nào? Cần sử dụngnguyên vật liệu gì? Giá bán bao nhiêu? Thông qua chiến lược Marketing, doanhnghiệp có thể phát huy hết nội lực hướng vào những cơ hội hấp dẫn trên thị trường
và vì thế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năngcạnh tranh trong quá trình mở cửa và tự do hóa nền kinh tế Vai trò của chiến lượcMarketing nói chung đã không còn mới mẻ nữa nhưng thực hiện các hoạt động chiếnlược đó như thế nào để có hiệu quả nhất lại là mối trăn trở quan tâm của các nhàquản trị kinh doanh Đó cũng là câu hỏi lớn mà nhãn hàng Kichi Kichi - Công
ty cổ phần tập đoàn Golden Gate cần trả lời để phát triển lâu dài và xâydựng thương hiệu thành công trong mắt người tiêu dùng Là một doanh nghiệp dẫnđầu trong lĩnh vực F&B, công ty đã bước đầu đạt được những thành công nhất địnhnhờ chiến lược Marketing hiệu quả Tuy nhiên, thị trường ăn uống ngày càng cạnh
Trang 7tranh với nhiều đối thủ mới, nhãn hàng Kichi Kichi - Công ty cổ phần tậpđoàn Golden Gate cần một lần nữa thấu hiểu khách hàng và biến động của thịtrường, từ đó định hình và phát triển chiến lược marketing để thu hút khách hàngmới Chiến lược marketing sẽ không chỉ dừng lại ở truyền thông quảng cáo, cần mộtchiến lược tổng thể, toàn diện để giúp doanh nghiệp phát trên mọi khía cạnh, baogồm phát triển sản phẩm, phân phối, khuyến mãi truyền thông và giá cả Hay nóicách khác là chiến lược 4P trong marketing.
Có thể thấy quan điểm này ngày nay xuất hiện rất nhiều trongcách làm việc của rất nhiều công ty, tập đoàn lớn, kể cả doanhnghiệp nước ngoài và Việt Nam, điển hình như Iphone, cách đâykhoảng 11 năm khi tất cả mọi người còn đang quen thuộc vớinhững chiếc máy điện thoại phím cơ bản thì Steve Jobs đã tạo rachiếc điện thoại có màn hình cảm ứng và tích hợp mọi tính năngcủa máy tính, ipod, điện thoại và máy chụp hình vào chiếc điệnthoại Iphone của mình Và thiết bị này đã nâng cấp nhu cầu củakhách hàng và khiến mọi người phát cuồng chạy theo Apple hơn 10năm qua Hoặc tại Việt Nam, các doanh nghiệp bất động sản hiệnnay đã tung ra những dự án với các ý tưởng lạ, độc đáo như: căn hộxanh, căn hộ tiêu chuẩn Nhật Bản với các tiện ích “triệu đô” giúp cưdân có thể đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, phục hồi năng lượng,phòng ngừa bệnh tật và chăm sóc sắc đẹp Đó chính là những hoạtđộng Marketing trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nó cho thấyđược rằng Marketing ngày càng đóng một vai trò hết sức quan
Trang 8trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nó chính
là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộngvới thương mại quốc tế, để các doanh nghiệp Việt có thể thànhcông, một trong những biện pháp hữu ích và quan trọng nhất đó làdoanh nghiệp phải xây dựng và hoàn thiện hoạt động Marketingdựa trên cơ sở thích ứng với những thay đổi của môi trường kinhdoanh Marketing ngày càng trở thành một hệ thống chức năng có
vị trí quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp Trên nhiều góc độ,Marketing làm cho sự lựa chọn, sự thỏa mãn người tiêu dùng vàchất lượng cuộc sống tốt hơn Marketing giúp cho doanh nghiệplinh hoạt trong kinh doanh, nắm bắt thời cơ, nhu cầu của kháchhàng nhằm để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và đồng thời
để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh và khách hàngtrở nên thông minh hơn, việc nâng cao hiệu quả hoạt độngMarketing là yếu tố quyết định đến thành công của một thươnghiệu Là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm, có uy tín trong lĩnhvực F&B nhãn hàng Kichi Kichi - Công ty cổ phần tập đoàn GoldenGate đang có rất nhiều cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh,
mở rộng thị phần và tăng trưởng lợi nhuận Nắm bắt được nhữngtồn tại, khó khăn của nhãn hàng cùng với xem xét tiềm năng pháttriển thị trường ngành ăn uống ngày càng lớn, em tiến hành nghiên
cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Maketing
của nhãn hàng Kichi Kichi - Công ty cổ phần tập đoàn Golden Gate” cho lần báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 của mình
để tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động Marketing của nhãnhàng Trên cơ sở đó, em sẽ đề xuất một số giải pháp để hoàn thiệnhoạt động Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nhãn
Trang 9hàng, giúp cho hoạt động kinh doanh của nhãn hàng Kichi Kichingày càng phát triển bền vững.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này sẽ hệ thống được cơ sở lýluận về hiệu quả hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Từ cơ sở lý thuyết trên sẽ vận dụng phân tích và đánh giá thựctrạng hiệu quả hoạt động Marketing của công ty của nhãn hàngKichi Kichi – Công ty cổ phần tập đoàn Golden Gatentrong thời giantrở lại đây, và từ đó nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội vàthách thức của nhãn hàng
Cuối cùng, giúp công ty đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệuquả hoạt động Marketing cho nhãn hàng cũng như Công ty trongthời gian tới
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấpcủa công ty Phương pháp phân tích tổng hợp: tổng hợp dữ liệu vàphân tích thực trạng hoạt động Marketing tại công ty
Phương pháp định tính: dựa vào các số liệu thu thập được từ đóđưa ra các nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động Markektingcủa công ty
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Maketing của nhãn hàng KichiKichi - Công ty cổ phần tập đoàn Golden Gate
Phạm vi nghiên cứu:
• Phạm vi thời gian: 2017-2022
• Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vinghiên cứu hoạt động Marketing của của nhãn hàng Kichi Kichi -Công ty cổ phần tập đoàn Golden Gate trên toàn Việt Nam
Trang 111.1.1.1 Khái niệm Marketing
1.1.1.2 Khái niệm hoạt động Marketing
1.1.2 Vai trò của hoạt động Marketing đối với doanh nghiệp
1.2 Quy trình xây dựng hoạt động Marketing
1.2.1 Phân tích môi trường Marketing
1.2.1.1 Môi trường Marketing vĩ mô
1.2.1.2 Môi trường Marketing vi mô
1.2.2 Phân tích và lựa chọn thị trường mục tiêu 1.2.3 Nghiên cứu và lựa chọn chiến lược marketing
1.3 Nội dung hỗn hợp marketing (marketing mix)
1.3.1 Chiến lược sản phẩm
1.3.1.1 Khái niệm
1.3.1.2 Các bộ phận cấu thành sản phẩm
1.3.1.3 Chiến lược sản phẩm
1.3.2 Chiến lược giá
1.3.3 Chiến lược phân phối
1.3.4 Chiến lược xúc tiến thương mại
Chương 2: Phân tích hoạt động Marketing của nhãn hàng Kichi Kichi – Công ty cổ phần tập đoàn Golden Gate.
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn Golden Gate
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tập đoàn Golden Gate
2.1.2 Sơ lược về Công ty cổ phần tập đoàn Golden Gate và sự thành lập nhãn hàng Kichi Kichi
Trang 122.1.3 Cơ cấu tổ chức
2.1.4 Sứ mệnh tầm nhìn và mục tiêu của công ty
2.2 Tình hình hoạt động Marketing của nhãn hàng Kichi Kichi 2017-2022
2.2.1 Phân tích về nhận diện thương hiệu và hình ảnh
2.2.1.1 Logo và biểu trưng của Kichi Kichi
2.2.1.2 Màu sắc và hình ảnh đại diện
2.2.1.3 Slogan và thông điệp Marketing
2.2.2 Chiến lược truyền thông và quảng cáo
2.2.2.1 Sử dụng các kênh truyền thông truyềnthống
2.2.2.2 Chiến dịch quảng cáo trực tuyến
2.2.2.3 Mối quan hệ công chúng và hỗ trợ từ đốitác
2.2.3 Trải nghiệm khách hàng và dịch vụ
2.2.3.1 Thiết kế nội thất và không gian nhà hàng2.2.3.2 Chất lượng thực phẩm và menu đa dạng2.2.3.3 Dịch vụ và sự chăm sóc khách hàng
2.2.4 Phản hồi khách hàng và đánh giá
2.2.4.1 Tương tác khách hàng trên mạng xã hội2.2.4.2 Đánh giá khách hàng và phản hồi tích cực2.2.4.3 Xử lý phản hồi và cải thiện dựa trên đánhgiá
2.3 Đánh giá hiệu quả chung hoạt động Marketing
2.3.1 Ưu điểm
2.3.1.1 Số liệu doanh thu và tăng trưởng
2.3.1.2 Sự lan tỏa và nhận thức thương hiệu2.3.1.3 Đánh giá sự hài lòng của khách hang
Trang 13Chương 3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của nhãn hàng Kichi Kichi – Công ty cổ phần tập đoàn Golden Gate.
3.1 Xây dựng thương hiệu (branding)
3.1.1 Quy trình xây dựng thương hiệu
3.1.2 Phân tích các thương hiệu F&B thành công
và hướng dẫn thực hiện
3.1.3 Xây dựng Slogan ( Ngắn gọn, dễ nhớ, phản ánh đúng giá trị nhãn hàng)
3.2 Nâng cao trải nghiệm khách hàng và dịch
vụ của Kichi Kichi
3.2.1 Đào tạo nhân viên về dịch vụ khách hàng
và kỹ năng giao tiếp
3.2.2 Tạo ra một môi trường thân thiện và thoải mái cho khách hàng
3.2.3 Đổi mới menu và cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng
3.3 Tăng cường khả năng tương tác và giao tiếp với khách hàng của Kichi Kichi
3.3.1 Xây dựng một hệ thống tương tác khách hàng hoàn chỉnh và đáp ứng nhanh chóng
3.3.2 Sử dụng công nghệ để cải thiện tương tác khách hàng, ví dụ: ứng dụng di động, chatbot, hệ thống đặt hàng trực tuyến
3.3.3 Thu thập phản hồi và ý kiến từ khách hàng
để cải thiện sản phẩm và dịch vụ
Trang 14Chương 1: Cơ sở lý thuyết chung về Marketing
1.1.1.1 Khái niệm Marketing
Thực tế là những yếu tố đã giúp các doanh nghiệp chúng talàm nên thành công trong quá khứ không còn phù hợp để giúp cácdoanh nghiệp tiếp tục phát triển thành công trong điều kiện thịtrường mới, một thị trường cạnh tranh khốc liệt, một sân chơi màđối thủ là những công ty nước ngoài, những tập đoàn đa quốc gia
đã có kinh nghiệm nhiều chục năm, có nguồn vốn dồi dào, có mộtdàn nhân sự được trang bị kiến thức đến tận răng với những kinhnghiệm trận mạc dày dặn từ những thị trường khác?
Rõ ràng là để chơi được trong môi trường thị trường mới mộtcách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải được trang bị kiến thức
để nắm được luật chơi mới, phải có trong tay những kỹ năng vàkiến thức phù hợp với yêu cầu của thị trường mới, và năng lựcmarketing là năng lực quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranhcủa một công ty trong môi trường cạnh tranh ngày nay
Từ chỗ tập trung sản xuất ra sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất có thểđược, các doanh nghiệp đã phải dịch chuyển sự chú tâm của mình
ra thị trường Đơn giản là vì họ muốn khách hàng tin dùng và muasản phẩm của họ hơn là của đối thủ cạnh tranh Và để làm đượcviệc đó doanh nghiệp cần phải hiểu nhu cầu của khách hàng tốthơn, họ cần truyền thông tốt hơn về những giá trị mà sản phẩm/dịch vụ/ giải pháp của họ mang lại cho khách hàng Doanh nghiệpcần xây dựng quan hệ gắn bó lâu dài giữa thương hiệu với nhómđối tượng khách hàng mục tiêu Với nhận thức này, marketing
Trang 15ngày càng trở nên một chức năng quan trọng trong các doanhnghiệp của các nước phát triển.
Tại các công ty thành công hàng đầu trên thế giới, với họmarketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinhdoanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanhnghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn cho nhucầu của khách hàng Họ hiểu rằng lợi thế cạnh tranh từ marketingchỉ có thể có được từ năng lực marketing của cả một doanhnghiệp, chứ không thể là năng lực của một vài cá nhân
Theo Viện Marketing Anh quốc: “Marketing là quá trình tổ chức vàquản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc pháthiện ra nhu cầu thực sự của người tiêu dùng về một mặt hàng cụthể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùngcuối cùng nhằm bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuận như dựkiến.”
- Quan điểm của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AmericaMarketing Associate-AMA)
• Năm 1960: “Marketing là toàn bộ hoạt động kinhdoanh nhằm hướng các luồng hàng hóa và dịch vụ
mà người cung ứng đưa ra về phía người tiêu dùng
và người sử dụng”
Khái niệm này chịu ảnh hưởng của tư tưởng Marketing truyềnthống, nhấn mạnh khâu phân phối, lưu thông hàng hóa Tức là nỗlực nhằm bán cái đã sản xuất ra, chưa thể hiện được tư tưởng làmsau có thể sản xuất ra một sản phẩm có thể bán được
• Năm 1985: “Marketing là một quá trình hoạch định
và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phânphối các ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đíchtạo ra các giao dịch để thoả mãn những mục tiêu của
Trang 16cá nhân, tổ chức và xã hội”.
Khái niệm này tiếp cận theo quan điểm chức năng Marketing,khi nói đến Marketing là nói đến 4P, đây cũng là cách tiếp cận củamột số giáo trình về Marketing tại Việt Nam vì nó mang ưu điểm làđơn giản và hướng dẫn thực hiện cao
- Khái niệm của Philip Kotler: “Marketing là tiến trình qua đó
cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhu cầu và ước muốnthông qua việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trịgiữa các bên.”
Có nhiều cách tiếp cận khi hiểu về Marketing, có nhiều địnhnghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại marketing bao gồm hai điểmchính sau:
- Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việcthỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu củakhách hàng so với đối thủ cạnh tranh
- Marketing là hoạt động quản lí doanh nghiệp hướng ra thịtrường Thị trường vừa là điểm xuất phát, vừa là đích đến Hoạtđộng marketing bao trùm lên tất cả các khâu của quá trình sảnxuất kinh doanh chứ không phải chỉ ở khâu bán hàng
- Quan điểm của Marketing là chỉ bán những thứ thị trườngcần chứ không phải bán những thứ mình có sẵn
Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân, doanhnghiệp hiểu chưa đầy đủ về khái niệm marketing, hiểu saimarketing là quảng cáo, bán hàng, hiểu bề nổi marketing là đemhàng hóa đến tay người tiêu dùng, chứ không nắm được bản chất
là marketing còn sinh ra trước khi hàng hóa có mặt - marketing tìmhiểu nhu cầu của hàng hóa và sản xuất ra sản phẩm vật chất đápứng đúng nhu cầu đó Do vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu vềmarketing và vận dụng vào thực tiễn là rất cần thiết cho thành
Trang 17công của các doanh nghiệp hiện nay.
1.1.1.2 Khái niệm hoạt động Marketing
Hoạt động marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lílàm căn cứ chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyếtnhững nhiệm vụ marketing của mình Nó bao gồm những chiếnlược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối với phức hệmarketing và mức chi phí cho marketing
Hoạt động marketing là sự lý luận marketing nhờ đó một đơn vịkinh doanh hi vọng đạt được các mục tiêu marketing của mình
Do thực tiễn phức tạp và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nênkhi xây dưng hoạt động marketing cần dựa vào nhiều căn cứkhác Có 3 căn cứ chính mà một marketer thường sử dụng đểhoạch định chiến lược marketing của mình: Căn cứ vào kháchhàng, căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp và căn cứ vào đốithủ cạnh tranh
Để xây dựng hoạt động marketing, trước tiên cần đánh giá tìnhhình kinh doanh của công ty và xác định mục tiêu kinh doanh, dựavào đó xác định mục tiêu và marketing và kế hoạch để đạt mụctiêu đó
Cách thức đạt được mục tiêu thường được triển khai qua hỗnhợp marketing (hay còn gọi là marketing mix), để đảm bảo mụctiêu được triển khai đồng bộ, hiệu quả từ việc thiết kế sản phẩm,bao bì, định giá, đến hoạt đồng truyền thông quảng bá sản phẩmđến khách hàng
1.1.2 Vai trò của hoạt động Marketing đối với doanh nghiệp
Marketing giúp phát triển doanh nghiệp
Hiện nay, thị trường hàng hóa, dịch vụ đang có sự cạnh tranhgay gắt, khốc liệt giữa các đối thủ cùng ngành, lôi kéo giành giậtkhách hàng về phía mình Trong những lúc như thế này, chúng ta