1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bộ môn giải phẫu và sinh lý bệnh bài báo cáo giải phẫu và chức năng sinh lý thận

27 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 9,93 MB

Nội dung

Phía trong  Cơ thắt lưng và phần bụng của thân thần kinh giao cảm ở bờ cong cơ này  Bó mạch tuyến thượng thận, bó mạch thận, bể thận và phần trên niệuquản, bó mạch tinh hoàn hay buồng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

KHOA DƯỢC HỌC



BỘ MÔN GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ BỆNH

BÀI BÁO CÁO GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ THẬN

Giáo viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Hoàng Anh

BÌNH DƯƠNG – 2023

Trang 2

GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG SINH

LÝ THẬNTHÀNH VIÊN NHÓM:

6 Đặng Thế Hải Long

2 1115574

9 Nguyễn Anh Tuấn.

2 1115558

5 Phan Phú Khánh 2

1115572

10 Nguyễn Chí Phương

2 1115528

MÔN HỌC GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ BỆNH

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: CẤU TRÚC GIẢI PHẪU THẬN 1

I Kích thước và hình thể: 1

1 Hình thể ngoài: 1

2 Kích thước 2

3 Vị trí 2

4 Các bộ phận liên quan: 4

4.1 Phía trước: 4

4.2 Phía sau: 4

4.3 Phía trong 5

5 Hình thể trong 6

4.1 Đại thể: 6

4.2 Vi thể 7

PHẦN 2: SINH LÝ THẬN 8

I Chức năng tạo nước tiểu của thận 8

1 Quá trình lọc ở cầu thận 8

1.1 Màng lọc cầu thận: 8

1.2 Thành phần của dịch lọc: 10

1.3 Cơ chế lọc qua màng cầu thận 10

1.4 Tốc độ lọc của cầu thận 11

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ lọc cầu thận 11

II Tái hấp thu và bài tiết ở ống thận 14

1 Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn gần 14

1.1 Tái hấp thu Na + : 14

1.2 Tái hấp thu Glucose: 15

1.3 Tái hấp thu protein và acid amin: 15

1.4 Tái hấp thu nước: 16

1.5 Tái hấp thu Cl - và Ure 16

1.6 Tái hấp thu HCO 3 - và bài tiết H + : 16

1.7 Tái hấp thu K + : 17

2 Tái hấp thu ở quai Henle: 17

2.1 Ở nhánh xuống: 17

2.2 Ở nhánh lên 18

3 Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn xa 18

Trang 4

3.1 Tái hấp thu Na+: 18

3.2 Tái hấp thu nước: 18

3.3 Tái hấp thu Cl - : 19

3.4 Bài tiết K + : 19

3.5 Bài tiết H + : 19

3.6 Bài tiết NH 3 : 20

4 Tái hấp thu ở ống góp: 20

III Chức năng điều hoà nội môi của thận: 21

1 Điều hoà thành phần và nồng độ các chất trong huyết tương 21

2 Điều hòa áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào: 21

3 Điều hòa thể tích máu dịch ngoại bào 21

4 Điều hòa pH máu 21

IV Chức năng nội tiết của thận 21

1 Thận bài tiết renin để điều hoà huyết áp: 21

2 Thận bài tiết erythropoietin để tăng tạo hồng cầu 22

3 Thận tham gia tạo dạng hoạt tính của vitamin D: 23

Trang 5

PHẦN 1: CẤU TRÚC GIẢI PHẪU THẬN

I Kích thước và hình thể:

1 Hình thể ngoài:

Thận hình hạt đậu, màu nâu đỏ, bề mặt trơn láng nhờ được bọc trong một bao

xơ mà bình thường có thể bóc ra dễ dàng Mỗi thận gồm có:

Hai mặt: mặt trước lồi, mặt sau phẳng

Hai bờ: bờ ngoài lồi, bờ trong lồi phần trên và phần dưới; phần giữa bờ

trong lõm sâu gọi là rốn thận là nơi động mạch vào thận, tĩnh mạch vàniệu quản ra khỏi thận

Hai đầu: trên và dưới

Trang 6

 Ở tư thế nằm thì: rốn thận phải ở ngang mức môn vị và cách đường giữakhoảng 4cm; rốn thận trái cao hơn

 Đối chiếu lên thành sau:

Rốn thận trái ngang mức mỏm ngang đốt sống thắt lưng I hay ở giao điểm giữa

bờ ngoài khối cơ dựng sống và bờ dưới xương sườn XII Đầu trên thận tráingang bờ trên xương sườn XI Đầu dưới cách điểm cao nhất mào chậu khoảng5cm Đầu trên thận phải ở ngang bờ dưới xương sườn XI

Mạc thận:

Mỗi thận và tuyến thượng thận cùng bên được bao bọc trong mạc thận Giữathận và tuyến thượng thận, mạc thân có một trẽ ngang ngăn cách hai cơ quannày Mạc thận gồm hai lá, một lá trước và một lá sau được sắp xếp:

Ở phía trên tuyến thượng thận: hai lá mạc thận chập vào nhau và dínhvào lá mạc dưới cơ hoành

Ở dưới: hai lá mạc sát nhau nhưng vẫn riêng, rồi hòa lẫn vào lớp mô

ngoài phúc mạc

Ở trong: lá sau hòa lẫn vào mạc cơ thắt lưng và qua đó đến bám vào thân

các đốt sống thắt lưng Lá trước đi trước bó mạch thận và động mạch chủrồi liên tiếp với lá trước bên đối diện Tuy nhiên, hai lá phải và trái đềudính cả vào cuống thận và tổ chức liên kết quanh các mạch máu ở rốnthận hên hai ổ thận không thông với nhau, áp xe ở một bên thận khônglan sang bên kia được

Ở ngoài: hai lá châp vào nhau và hòa lẫn vào lớp mô liên kết ngoài phúc

mạc

Trang 7

Mạc thận ngăn cách với bao xơ của thận bởi một lớp mỡ gọi là bao mỡ hay lớp

mỡ quanh thận Còn lớp mỡ ngoài mạc thận gọi là lớp mỡ cạnh thận

Trang 8

4 Các bộ phận liên quan:

4.1 Phía trước:

a Thận phải: Thận phải nằm gần hết trong tầng trên mạc trao kết tràng ngang

nhưng ngoài phúc mạc

 Đầu trên và phần trên bờ trong liên quan với tuyến thượng thận

 Bờ trong và cuống thận liên quan với phần xuống tá tràng

 Một phần lớn mặt trước thận phải liên quan với vùng gan ngoài phúcmạc Phần còn lại liên quan với góc kết tràng phải và ruột non

b Thận trái: nằm một nửa ở tầng trên, một nửa ở tầng dưới mạc treo kết tràng

ngang, có rễ mạc treo kết tràng ngang nằm bắt chéo phía trước

 Đầu trên và phần trên bờ trong cũng liên quan với tuyến thượng thận

 Dưới đó lần lượt liên quan với mặt sau dạ dày qua túi mạc nối, với thântụy và lách, với góc kết tràng trái, phần trên kết tràng xuống và ruột non

4.2 Phía sau:

Là mặt phẫu thuật của thận xương sườn xii nằm chắn ngang thận

ở phía sau chia thận làm hai tầng: tầng ngực ở trên, tầng thắt lưng ở dưới

Trang 9

 Tầng ngực: liên quan chủ yếu với xương sườn 12, cơ hoành và ngáchsườn - hoành của mặt phổi

 Tầng thắt lưng: từ trong ra ngoài, mặt sau thận ở tầng thắt lưng liên quanđến cơ thắt lưng, cơ vuông thắt lưng và cơ ngang bụng

4.3 Phía trong

 Cơ thắt lưng và phần bụng của thân thần kinh giao cảm ở bờ cong cơ này

 Bó mạch tuyến thượng thận, bó mạch thận, bể thận và phần trên niệuquản, bó mạch tinh hoàn hay buồng trứng, tĩnh mạch chủ dưới ( đối vớithận phải ) và động mạch chủ bụng ( đối với thận trái )

Trang 10

5 Hình thể trong

4.1 Đại thể:

Thận được bọc trong một bao sợi, nhìn trên một thiết đồ đứng ngang qua thận tathấy ở giữa là xoang thận có bó mạch, thần kinh và bể thận đi qua Bao quanhxoang thận là khối nhu mô thận hình bán nguyệt

a Xoang thận

Xoang thận thông ra ngoài ở rốn thận Thành xoang có nhiều chỗ lồi lõm Chỗlồi hình nón gọi là nhú thận Nhú thận cao khoảng 4-10mm Đầu nhũ có nhiều

lỗ của các ống sinh niệu đổ nước tiểu vào bể thận Chỗ lõm úp vào nhú thận gọi

là các đài thận nhỏ Các đài thận nhỏ hợp thành đài thận lớn, hợp lại thành bểthận Bể thận nối với niệu quản

b Nhu mô thận

 Tủy thận: cấu tạo gồm nhiều khối hình nón gọi là tháp thận Đáy thápquay về phía bao thận, định hướng về xoang thận tạo nên nhú thận

 Vỏ thận:

Cột thận: phần nhu mô nằm giữa các tháp thận

Tiểu thùy vỏ: phần nhu mô từ đáy tháp thận tới bao sợi Tiểu thùy vỏ chia hai

Trang 11

4.2 Vi thể

Nhu mô thận được cấu tạo chủ yếu bởi những đơn vị chức năng thận gọi lànephron Mỗi nephron gồm một tiểu thể thận và một hệ thống ống sinh niệu.Tiểu thể thận gồm một bao ở ngoài và một cuộn bao mạch bên trong Hệ thốngống sinh niệu gồm có: các tiểu quản lượn, ống lượn gần, quai Henle, ống lượn

xa và ống thu thập

Tiểu thể thận, ống lượn gần, ống lượn xa nằm trong phần lượn của vỏ thận.Quai Henlé, ống thẳng, ống thu thập nằm trong phần tia của vỏ thận và tủy thận.Mỗi phần nephron có một vai trò riêng trong việc bài tiết, hấp thu nước và một

số chất trong quá trình thành lập nước tiểu

Trang 12

PHẦN 2: SINH LÝ THẬN

Thận có 2 chức năng quan trọng: chức năng tạo nước tiểu và chức năngnội tiết Chức năng tạo nước tiểu là chức năng chính của thận Qua quá trình tạonước tiểu, thận thực hiện các chức năng hết sức quan trọng để giữ sự hằng địnhnội môi:

- Điều hòa cân bằng nước và điện giải

- Điều hòa cân bằng acid - base

- Điều hòa áp suất thẩm thấu và thể tích dịch ngoại bào

- Bài xuất các sản phẩm chuyển hóa và các hóa chất lạ ra khỏi cơ thể

Chức năng nội tiết: thận bài tiết ra các hormon để tham gia điều hòa huyết

áp, kích thích sản sinh hồng cầu và góp phần vào chuyển hóa Calci, Phosphotrong cơ thể

I Chức năng tạo nước tiểu của thận.

Lọc ở cầu thận, tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu, bài tiết một sốchất từ máu vào ống thận Nước tiểu là sản phẩm của 3 quá trình này

1 Quá trình lọc ở cầu thận

Cầu thận được cấu tạo bởi một mạng lưới mao mạch xếp song song vàđược bao quanh bởi bao Bowman Dịch được lọc từ huyết tương vào trong baoBowman gọi là dịch lọc cầu thận Trong quá trình lọc, dịch phải đi qua mànglọc cầu thận

1.1 Màng lọc cầu thận:

Cấu tạo màng lọc: tế bào nội mô mao mạch tiểu cầu thận, màng đáy maomạch, tế bào có chân của bao Bowman Màng lọc cầu thận rất xốp, có tính thấm

Trang 13

lớn hơn mao mạch các nơi khác hàng trăm lần và có tính chọn lọc cao đối vớicác phân tử đi qua.

Lớp tế bào nội mô có hàng ngàn lõ nhỏ gọi là các cửa sổ

Màng đáy là một mạng lưới các sợi collagen và proteglycan, lưới nàycũng có những khoang rộng cho phép dịch lọc đi qua dễ dàng

Lớp tế bào biểu mô không liên tục và có hàng ngàn, hàng triệu những chỗlồi hình ngón tay phủ lên màng đáy Những ngón tay này tạo ra những khe hở

để dịch lọc ra

Tính thấm của màng cầu thận (được biểu thị bằng tỷ lệ của nồng độ chấthòa tan trong dịch lọc so với nồng độ của chất đó trong huyết tương) với cácchất có trọng lượng phân tử khác nhau như sau:

Chất hòa tan Trọng lượng phân tử TLPT Tính thấm

Các protein TLPTnhỏ

Như vậy một chất có trọng lượng phân tử bằng hoặc nhỏ hơn 5.200 sẽđược lọc qua màng cầu thận 100%, albumin chỉ qua được với tỷ lệ 0,5%

Tính thấm chọn lọc của màng phụ thuộc vào 2 yếu tố: kích thước lỗ lọc

và điện tích của thành lỗ lọc Các lỗ lọc có kích thước đủ lớn để cho các phân tử

có đường kính 8nm đi qua Đường kính của phân tử albumin là 6nm, tại sao nókhông qua được? Nguyên nhân do các khoang của màng đáy được lát bằng

Trang 14

phức hợp proteoglycan tích điện âm rất mạnh Các protein của huyết tươngcũng tích điện âm nên bị lực đẩy tĩnh điện của thành lỗ lọc cản lại.

Khi màng lọc bị tổn thương -> tổn thương cả 3 lớp: thay đổi hình dạng tếbào, đường kính lỗ lọc, tính thấm màng đáy -> pro qua được MLCT và xuấthiện trong nước tiểu:

Do vậykhi sựtíchđiện củamàngđáythay đổithìproteinlọt quađượcdẫn đếnproteinniệucàngnhiềugây ramột số bệnh ở thận như viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, đái thao đường

1.2 Thành phần của dịch lọc:

Không có huyết cầu, protein rất thấp(1/200), glucose tương đương trongmáu, ion âm cao hơn 5%, ion dương thấp hơn 5%, là dịch đẳng trương (300mOsm/L)

Do sự chênh lệch các áp suất giữ mao mạch cầu thận và bao Bowman tạo

ra các lực sau:

- Áp suất thủy tĩnh của mao mạch mạch thận (PH), có trị số bằng 60mm

Hg, có tác dụng đẩy dịch vào bao Bowman

- Áp suất keo trong mao mạch cầu thận (PK): Áp suất keo do proteintrong mao mạch tạo nên Áp suất này có giá trị khoảng 32

mm Hg

Trang 15

- Áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman (Pb): áp suất này ngăn cản sự lọc.Bình thường có giá trị khoảng 18mm Hg.

- Áp suất lọc hữu hiệu (Pl) là áp suất có tác dụng đẩy dịch lọc qua màngcầu thận, có trị số bằng 10 mm Hg, Pl = Ph – (Pk + Pb)

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ lọc cầu thận.

Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lộc cầu thận: lưu lượng máu ở thận, ápsuất lọc hữu hiệu PL, hệ số lọc (Kf)

1.5.1 Ảnh hưởng của lưu lượng máu ở thận:

Khi lưu lượng máu ở thận tăng lên sẽ làm tăng tốc độ lọc cầuthận Ngược lại, khi lưu lượng máu giảm, tốc độ lọc cũng giảmxuống

Khi diện tích hoặc tính thấm mao mạch cầu thận thay đổi, hệ số lọc Kfcũng thay đổi theo và ảnh hưởng đến tốc độ lọc cầu thận

Diện tích mao mạch cầu thận giảm khi thận bị tổn thương làm một sốlượng lớn cầu thận mất chức năng

Tính thấm mao mạch cầu thận thay đổi trong các trường hợp bệnh lý nhưđái tháo đường, cao huyết áp mãn tính Khi đó, màng lọc cầu thận dày lên làmgiảm tính thấm, giảm hệ số lọc Kf và giảm tốc độ lọc cầu thận

1.5.3 Ảnh hưởng của áp suất lọc hữu hiệu PL:

Trang 16

Tốc độ lọc cầu thận phụ thuộc chủ yếu vào áp suất lọc hữu hiệu Vì vậy,những yếu tốảnh hưởng đến áp suất lọc hữu hiệu cũng ảnh hưởng đến tốc độ lọccầu thận, những yếu tố này bao gồm: Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầuthận (PH), áp suất keo của huyết tương (PK), áp suất thủy tĩnh trong baoBowman (PB).

- Áp suất thủy tĩnh của bao Bowman: Có trị số thấp và dịch lọc vào baoBowman được chuyển ngay sang ống thận nên ít ảnh hưởng đến tốc độlọc cầu thận Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý làm tắc nghẽnống thận (sỏi, u ), áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman sẽ tăng lên làmgiảm tốc độ lọc

- Áp suất keo của huyết tương: Áp suất này tuy khá cao nhưng ít dao độngnên cũng không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ lọc cầu thận

- Áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận:

Đây là áp suất ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ lọc cầu thận Khi áp suất thủytĩnh mao mạch cầu thận tăng, tốc độ lọc tăng lên Ngược lại, khi áp suất nàygiảm, tốc độ lọc cầu thận cũng giảm xuống

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến áp suất thủy tĩnh mao mạch cầu thận:

 Sự thay đổi của huyết áp hệ thống

 Sự co giãn của tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi

Sự thay đổi của huyết áp hệ thống

Khi huyết áp hệ thống thay đổi trong khoảng 75 - 160 mm Hg, thận cókhả năng tự điều hòa nên áp suất thủy tĩnh mao mạch cầu thận vẫn giữ được ổnđịnh Tuy nhiên, khi trị số huyết áp thay đổi ngoài mức trên, khả năng điều hòacủa thận không đáp ứng được làm thay đổi tốc độ lọc cầu thận Nếu huyết áptăng quá cao, tốc độ lọc cầu thận sẽ tăng lên Ngược lại, khi huyết áp giảm, tốc

độ lọc cầu thận giảm xuống Nếu huyết áp giảm quá thấp, có thể gây nên thiểuniệu, vô niệu

Sự co giãn của tiểu động mạch đến

Trang 17

Khi lưu lượng máu đi vào cầu thận tăng hơn bình thường, tiểu động mạchđến sẽ co lại để giữ cho áp suất mao mạch cầu thận không tăng lên Cơ chế colại của tiểu động mạch đến là do lưu lượng máu đến thận nhiều, cơ trơn tiểuđộng mạch đến bị căng giãn ra làm nó co lại

Ngược lại, khi lưu lượng máu đến thận giảm, tiểu động mạch đến sẽ giãn

ra để giữ cho áp suất mao mạch cầu thận không bị giảm xuống Cơ chế giãn racủa tiểu động mạch đến do nhiều yếu tố gây nên:

- Do lưu lượng máu đến thận ít, tế bào cơ trơn tiểu động mạch đến sẽ giãn

ra

- Do cơ chế feedback ống thận - cầu thận: khi tốc độ lọc cầu thận giảm,dịch lọc chảy chậm trong ống thận, sự hấp thu tăng lên làm giảm Na+ vàCl- trong dịch lọc Hai ion này giảm sẽ tác động lên các tế bào maculadensa của ống lượn xa gây nên tác dụng điều hòa ngược làm giãn tiểuđộng mạch đến và tăng tiết renin để tăng lưu lượng máu thận và tốc độlọc cầu thận

Sự co lại của tiểu động mạch đi

Khi lưu lượng máu đi vào cầu thận giảm hơn bình thường hoặc chế độ ăn

có Na+ thấp, thể tích dịch lọc cầu thận và Na+ trong dịch lọc giảm xuống, các tếbào macula densa của ống lượn xa sẽ bị tác động gây ra cơ chế feedback ốngthận - cầu thận làm giãn tiểu động mạch đến đồng thời kích thích bộ máy cạnhcầu thận tăng bài tiết renin và tăng tạo angiotensin II

Angiotensin II có 2 tác dụng:

- Làm tăng huyết áp để tăng lưu lượng máu thận

- Co tiểu động mạch đi để tăng áp suất trong mao mạch cầu thận

Hai tác dụng này sẽ làm tăng tốc độ lọc cầu thận

Trang 18

II Tái hấp thu và bài tiết ở ống thận

Sau khi lọc vào bao Bowman, dịch lọc cầu thận được chuyển liên tục vào

hệ thống ống thận của nephron gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa vàống góp

Khi dịch lọc đi qua hệ thống ống thận, tại các tế bào biểu mô của ốngthận sẽ xảy ra quá trình tái hấp thu và bài tiết một số chất để biến dịch lọc cầuthận thành nước tiểu Trong đó, quá trình tái hấp thu có tính chọn lọc rất cao vàđược thực hiện theo 2 cơ chế tích cực và thụ động

1 Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn gần

Cấu tạo tế bào ống lượn gần có những đặc điểm sau:

- Chứa nhiều ty lạp thể

- Trên màng tế bào có nhiều protein mang

- Màng tế bào phía lòng ống có bờ bàn chải làm tăng diện tích tiếp xúc vớidịch trong ống thận lên khoảng 20 lần

Vì vậy, khả năng tái hấp thu của tế bào ống lượn gần rất mạnh

1.1 Tái hấp thu Na + :

Na+ được hấp thu khoảng 65% ở ống lượn gần theo cơ chế sau:

Ngày đăng: 10/07/2024, 09:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w