1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ctst lịch sử 9 bài 3

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 5,87 MB

Nội dung

Thời gianNhững nét chínhSau chiến tranh thế giới thứ nhấtKinh tế phát triển ổn định, thực hiện nhiều cải cách dân chủ Năm 1922Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập và hoạt động công khai

Trang 1

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Nga

Trang 2

Em biết gì về bức hình này?

Trang 3

Bức hình được chụp vào năm 1931 mô tả sự kiện quân đội Nhật Bản tiến vào vùng Mãn Châu (Trung Quốc) Những chi tiết được phản ánh trong bức ảnh gợi cho chúng ta một câu hỏi lớn: Tại sao quân đội Nhật Bản lại có mặt ở Trung Quốc? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Trang 6

THẢO LUẬN NHÓM

Thời gian Những nét chính Sau chiến tranh thế giới thứ nhất  

Trang 7

Thời gian Những nét chính Sau chiến tranh

Trang 8

Thời gian Những nét chính

Năm 1930 Kinh tế rơi vào khủng hoảng kéo dài

Xâm lược các nước láng giềng

Năm 1931 Chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc

Ngày 9/3/1932 Thành lập Mãn Châu quốc

Tháng 7/1937 Mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra

toàn lãnh thổ Trung Quốc

Năm 1940 Công bố Thuyết Đại Đông Á

Trang 9

Giai đoạn từ năm

1931 đến năm 1938, Nhật Bản đã chiếm đóng những vùng đất nào của Trung Quốc?

Trang 10

Phụng Thiên, Bắc Bình, Nam Kinh

Trang 11

Em hãy xác định điểm giống nhau và điểm đặc trưng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản so với chủ nghĩa phát xít Đức - I-ta-li-

a + Điểm giống nhau: đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan và tham vọng bành trướng, xâm lược.

+ Điểm đặc trưng: giới quân phiệt không tạo ra lãnh tụ mới mà chọn Hoàng đế Nhật Bản (Thiên hoàng) trở thành biểu tượng quyền lực nhà nước để nhận được sự ủng hộ của người dân trong nước

Trang 13

Nhật hoàng

Hirohito Nhật hoàng Hirohito

(1901-1989) giữ ngôi Thiên Hoàng của Nhật Bản từ năm 1926 cho đến lúc chết Vai trò của ông trong chính phủ Nhật thời kỳ Thế chiến thứ hai vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi.

Trang 14

Nhật hoàng

Hirohito Hirohito sinh ngày 29 tháng 4

năm 1901 tại Tokyo, là con trai

cả của Hoàng thái tử Yoshihito (Thiên hoàng Đại Chính) Cha của ông lên ngôi Thiên hoàng khi ông lên 11 tuổi.

Trang 15

Nhật hoàng

Hirohito Năm 1921, Hirohito viếng thăm Châu

Âu trong sáu tháng Ông là thành viên đầu tiên của hoàng gia Nhật Bản xuất ngoại Năm 1924, ông kết hôn với công chúa Nagako và họ có với nhau bảy người con Hirohito lên ngôi vua khi cha ông mất vào năm

1926 (lấy hiệu là Chiêu Hòa – ND).

Trang 16

Nhật hoàng

Hirohito Rất nhiều người dân Nhật Bản

tôn thờ Thiên hoàng như thần thánh Nhưng trên thực tế ông hầu như không có thực quyền, khi các quan chức dân sự cũng như quân sự chịu trách nhiệm quyết định chính sách quốc gia

Trang 17

Nhật hoàng

Hirohito

Ông miễn cưỡng ủng hộ việc xâm lược Mãn Châu và cuộc chiến tranh với người Trung Quốc, và khuyến khích sự hợp tác với người Anh và người Mỹ

Trang 18

Nhật hoàng

Hirohito Tuy nhiên, ông không có sự

lựa chọn nào khác ngoài việc phê chuẩn cuộc tấn công của Nhật vào Trân Châu cảng, sự kiện sau đó đã dẫn tới cuộc chiến giữa Nhật và Mỹ vào tháng 12 năm 1941

Trang 19

Nhật hoàng

Hirohito Dẫu Hirohito không mấy nhiệt

huyết với quyết định tham chiến, ông lại khá hài lòng với những chiến công mà quân đội và hải quân Nhật đạt được Ông thường xuyên xuất hiện trong bộ quân phục để khích lệ tinh thần quân lính

Trang 20

Nhật hoàng

Hirohito

Đến mùa xuân năm 1945, viễn cảnh thua cuộc của Nhật Bản hiển hiện rõ ràng Chính phủ Nhật Bản

bị chia rẽ sâu sắc giữa một bên là các lãnh đạo quân sự, những người muốn tiếp tục chiến tranh, và một bên là các quan chức dân sự muốn đàm phán hòa bình

Trang 21

Nhật hoàng

Hirohito Hirohito có lẽ đã nghiêng về phe muốn

hòa bình Sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, Hirohito khẳng định Nhật Bản phải đầu hàng Ngày 15 tháng 8 năm 1945, ông đã tuyên bố qua radio việc kết thúc chiến tranh Đây cũng là lần đầu tiên người dân Nhật nghe thấy giọng nói của Thiên hoàng.

Trang 22

Nhật hoàng

Hirohito Một vài lãnh đạo của quân Đồng

minh muốn kết án Hirohito là tội phạm chiến tranh Tướng Douglas McArthur, người chỉ huy lực lượng quân Mỹ chiếm đóng tại Nhật, cảm thấy rằng nếu Hirohito tiếp tục làm hoàng đế,

Trang 23

Nhật hoàng

Hirohito việc áp dụng những cải cách

dân chủ tại đây sẽ dễ dàng hơn nhiều Tuy nhiên Hirohito đã phủ nhận sự thần thánh (bất khả xâm phạm) của ngôi vị Thiên hoàng

Trang 24

Nhật hoàng

Hirohito

Trong những năm tháng hậu chiến tranh, Hirohito đi khắp nước Nhật để quan sát tiến trình tái thiết đất nước và

để giành lại sự ủng hộ của người dân đối với gia đình hoàng đế Ông cũng là người đại diện cho Nhật Bản ở quốc tế Ông có niềm yêu thích với sinh vật biển và đã xuất bản rất nhiều tác phẩm học thuật về lĩnh vực này.

Trang 25

Nhật hoàng

Hirohito

Hirohito qua đời vì bệnh ung thư vào ngày 7 tháng 1 năm

1989 tại Hoàng cung ở Tokyo,

và truyền ngôi cho con trai là Akihito

Trang 27

THẢO LUẬN NHÓM

- Nhóm 1+2+3: Nêu những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc và Ấn Độ

- Nhóm 4+5+6: Nêu những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á

Trang 28

- Nhóm 1+2+3: Nêu những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc

+ Năm 1927: Liên minh Quốc - Cộng tan vỡ, nội chiến xảy ra.

+ Năm 1937: Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng đình chiến, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật.

Trang 29

- Trung Quốc:

+ Phong trào Ngũ tứ (4/5/1919)

+ Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (1921)

+ Liên minh Quốc - Cộng tan vỡ, nội chiến xảy ra (1927) + Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng đình chiến, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật (1937)

Trang 31

- Nhóm 1+2+3: Nêu những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ

+ Năm 1925: Đảng Cộng sản Ấn Độ thành lập

+ Năm 1930: M Gan-đi lãnh đạo “cuộc biểu tình bất bạo động Muối”, đấu tranh chống thực dân Anh bằng biện pháp “bất bạo động”.

Trang 32

- Ấn Độ

+ Đảng Cộng sản Ấn Độ thành lập (1927) + M Gan-đi lãnh đạo “cuộc biểu tình bất bạo động Muối” (1930)

Trang 33

- Nhóm 4+5+6: Nêu những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á

+ Năm 1920: Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời + Năm 1926-1927: Khởi nghĩa vũ trang ở Gia-va

và Xu-ma-tra (In-đô-nê-xi-a)

+ Năm 1930: Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Mã lai ra đời

Trang 34

+ Năm 1930-1931: Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (Việt Nam)

+ Năm 1932: Cách mạng ở Thái Lan, ra đời chế độ quân chủ lập hiến.

+ Năm 1940: Nhân dân Đông Nam Á đấu tranh chống lại sự xâm lược và đô hộ của phát xít Nhật Bản.

Trang 35

- Khu vực Đông Nam Á

+ Các Đảng Cộng sản lần lượt được thành lập ở In-đô-nê-xi-a (1920), Việt Nam (1930), Mã lai (1930)

+ Khởi nghĩa vũ trang ở Gia-va và ma-tra ở In-đô-nê-xi-a (1926-1927)

Trang 36

Xu-+ Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh ở Việt Nam (1930-1931)

+ Cách mạng ở Thái Lan, ra đời chế độ quân chủ lập hiến (1932)

+ Nhân dân Đông Nam Á đấu tranh chống lại sự xâm lược và đô hộ của phát xít Nhật Bản (1940)

Trang 37

M Gan-đi đã có hành động

gì để chống lại đạo luật hà khắc của thực dân Anh đối với người dân Ấn Độ Tại sao có thể gọi hành động của ông là “bất bạo động”?

Trang 38

M Gan-đi đã tiến hành “cuộc biểu tình bất bạo động Muối” – đi bộ gần 400

km đến bờ biển phía Tây Ấn Độ Có thể gọi hành động của ông là “bất bạo động” vì: hình thức đấu tranh là biểu tình ôn hòa, khuyến khích người Ấn

Độ bất tuân lệnh của chính quyền thuộc địa, tuyệt đối không sử dụng bạo lực.

Trang 39

97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh từ ngày 1-5 đến tháng 8-1930 là “đêm trước" của Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 40

Từ tháng 9 trở đi, sau hai cuộc biểu tình lớn của nông dân hai huyện Nam Đàn, Thanh Chương, cao trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh chuyển biến vượt ra ngoài dự kiến của các cấp bộ Đảng

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 41

Bằng những cuộc biểu tình có vũ khí thô

sơ và có các đội tự vệ đỏ hỗ trợ, nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương

và nhiều huyện trong hai tỉnh dồn dập tấn công vào chính quyền thực dân, phong kiến từ huyện đến xã, trước bão táp cách mạng của quần chúng hệ thống chính quyền của thực dân, phong kiến ở Nghệ - Tĩnh bị rối loạn

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 42

Các quan lại và viên chức người Pháp ngày đêm sống trong tâm trạng lo âu Ở Vinh, mỗi người Pháp đã chuẩn bị sẵn một nơi trú ẩn, phòng khi bị tấn công Trong giới quan lại phong kiến Nam triều, số xin nghỉ việc, số xin đổi đi nơi khác Số quan lại được cử ra thay thế cũng dè dặt trong khi làm nhiệm vụ.

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 43

Trong vòng 6 tháng cuối năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ và tiều đình Huế

đã phải thay tới ba tổng đốc ở Nghệ

An và hai tuần vũ ở Hà Tĩnh Bộ máy chính quyền cơ sở hết sức rối ren Tại Thanh Chương, tri huyện, nha lại không dám trở lại làm việc Chính quyền huyện Nam Đàn bị tê liệt

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 44

Tri huyện Nghi Lộc và đội lệ Hưng Nguyên bị giết Tri huyện và nha lại các huyện khác mất tinh thần Binh lính các đồn không dám hoạt động, một số ngả theo cách mạng Chính quyền địch ở nhiều làng đã

bị tê liệt hoặc tan rã

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 45

Việc giành chính quyền chưa phải

là mục tiêu trước mắt của cách mạng Xứ ủy Trung Kỳ và các cấp

ủy Đảng ở hai tỉnh cũng không có chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 46

Nhưng khi diễn ra tình huống lực lượng cách mạng áp đảo và làm tan

rã bộ máy chính quyền địch, các cấp

ủy Đảng ở cơ sở đã kịp thời lãnh đạo Ban Chấp hành Nông hội đỏ ở thôn

xã (tức Xã bộ nông) đứng ra đảm nhiệm các chức năng chính quyền cách mạng

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 47

Tại Nghệ An, Nông hội nắm chính quyền ở các làng xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Diễn Châu; tại Hà Tĩnh chính quyền Xôviết hình thành ở

172 xã, phần lớn ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà và Đức Thọ.

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 48

Ngay từ khi ra đời Nông hội đã thực hiện các quyền lợi về chính trị kinh tế văn hóa - xã hội cho nông dân Về chính trị: Nông hội không thừa nhận bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến và những luật

lệ do chúng đặt ra để kìm kẹp,

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 49

bóc lột nhân dân, thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân như tự do hội họp, tự do đi học, nam nữ bình quyền , trấn áp bọn phản động làm tay sai cho thực dân Pháp, giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ cách mạng cho các Đội tự vệ đỏ

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 50

Về kinh tế, không nạp sưu thuế cho Pháp và buộc các tổng lý phải trả lại cho nhân dân số tiền thuế đã thu, buộc các chủ ruộng, các nhà giàu phải giảm tô, hoãn nợ và bỏ các khoản địa tô phụ cho nông dân, quy định lại mức tiền công cho những người làm thuê chia lại ruộng công

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 51

một số nơi còn sử dụng ruộng đất công tổ chức cho nhân dân sản xuất tập thể theo hình thức hợp tác xã nông nghiệp như ở làng Thượng Thọ (huyện Thanh Chương), làng Thượng Hà, Thuận Thiên (huyện Can Lộc)

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 52

631 làng thuộc bảy huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Anh Sơn, Thạch Hà, Can Lộc đã tịch thu được 5.599 mẫu ruộng đất công, 2.975 tạ thóc và 10.394 đồng bạc quỹ công của làng xã.

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 53

Về văn hóa - xã hội: bài trừ các

hủ tục lạc hậu, cấm hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc… giáo dục, trừng trị bọn lưu manh trộm cắp, mở những lớp dạy chữ quốc ngữ, tổ chức nhân dân giúp

đỡ lẫn nhau…

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 54

Những chính sách và biện pháp được các Xã bộ nông – Xô viết thực hiện đã tạo ra một khí sắc mới trong nông thôn Lòng tin của quần chúng đối với Đảng và cách mạng được biểu hiện rõ rệt

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 55

Những tiếng gọi "cộng sản", “xã hội” bao hàm ý nghĩa thiêng liêng, vừa là lý tưởng vừa là khẩu hiệu hành động của quần chúng Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản

để chống lại chính sách khủng bố của đế quốc Pháp, bảo vệ Xô viết.

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 56

Cuối năm 1930, cuộc đấu tranh giữa

ta và địch vẫn diễn ra gay go ác liệt Trong những tháng đầu năm 1931, phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn và tổn thất nặng vì nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng ở Nghệ - Tĩnh bị địch bắt Phong trào đấu tranh của quần chúng dần dần lắng xuống;

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 57

các Xô viết lần lượt bị giải tán trong tháng 6-1931 Cuối năm 1931, một số cuộc mít tinh và biểu tình nhỏ của quần chúng còn nổ ra ở một số xã; việc rải truyền đơn và treo cờ đỏ còn kéo dài đến năm 1932 Một số cán bộ

và đảng viên còn lại vẫn kiên trì hoạt động gây nhân mối trong quần chúng.

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 58

Ảnh hưởng của phong trào cách mạng Việt Nam và Xôviết Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930-1931 đã vang dội trong cả nước và thế giới Đánh giá về Xôviết Nghệ - Tĩnh trong dịp kỷ niệm lần thử 30 ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 59

"Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu, nhưng

Xô viết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam Phong trào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này"

Xô viết Nghệ - Tĩnh

- đỉnh điểm của cao

trào 1930-1931

Trang 61

Hãy hoàn thành trục thời gian về tình hình Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới theo mẫu dưới đây

Trang 62

tế có dấu hiệu khủng hoảng

1931 Chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc

1937

Mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra toàn lãnh thổ Trung Quốc.

1940 Công bố Thuyết Đại Đông Á

Trang 63

THỬ THÁCH CHO EM

Tìm kiếm thông tin trên sách, báo và Internet

Trong số các nhà lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á giai đoạn 1918 – 1945, em thấy ấn tượng với nhà lãnh đạo nào nhất? Hãy giải thích lí do.

Thời gian 1 tuần

Cá nhân

Trang 65

Chúc các em chăm ngoan, học giỏi.

Ngày đăng: 09/07/2024, 21:59

w