- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với thông tin, hìnhảnh để trình bày những vấn đề đơn giản trong đời sống, khoa học...- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: X
Trang 1Ngày dạy: Tiết:
TÊN BÀI DẠY:
BÀI 3 CHÂU Á TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
Môn học/ Hoạt động giáo dục: Lịch sử 9
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I MỤC TIÊU
1 Về kiến thức:
- Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
2 Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống; tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với thông tin, hình ảnh để trình bày những vấn đề đơn giản trong đời sống, khoa học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau
* Năng lực Lịch sử
- Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (Hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4) và phần Em có biết để nhận thức về tình hình một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1945
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
- Vận dụng kiến thức về các nhân vật lịch sử nổi bật của các nước châu Á trong những năm 1918 – 1945 để lựa chọn nhân vật ấn tượng và đánh giá về sự nghiệp hoặc quan điểm, đường lối thực hành sinh hoạt chính trị của nhân vật đó
3 Phẩm chất
Trang 2- Yêu nước: yêu gia đình, quê hương, đất nước; tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên,có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc
- Nhân ái: Thể hiện sự ủng hộ về tinh thần đấu tranh chống lại ách đô hộ của các nước châu Á
- Chăm chỉ: Ý thức học tập nghiêm túc, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng
đã học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hàng ngày
- Trách nhiệm: thông qua việc đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách khách quan (dựa trên cơ sở khai thác các thông tin, tư liệu và hình ảnh)
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Hình 3.1 Quân đội Nhật Bản tại thành Phụng Thiên ngày 18/9/1931, bắt đầu quá trình xâm lược Mãn Châu (Trung Quốc)
- Hình 3.2 Lược đồ quá trình Nhật Bản xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc, giai đoạn 1931 - 1938
- Hình 3.3 Sinh viên biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/5/1919
- Hình 3.4 M Gan-đi dẫn đầu phong trào “biểu tình bất bạo động Muối”, Ấn Độ (ảnh chụp 1930)
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời
2 Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Hoàn thành phiếu bài tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Hoạt động 1: Mở đầu
Trang 3a Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học
tập cho HS
b Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
c Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d Cách thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Em biết gì về bức hình này?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình để trả lời câu hỏi
GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Bức hình được chụp vào năm 1931 mô tả sự kiện quân đội Nhật Bản tại thành Phụng Thiên ngày 18/9/1931, bắt đầu quá trình xâm lược Mãn Châu (Trung Quốc)
HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
HS: Lắng nghe, vào bài mới: Bức hình được chụp vào năm 1931 mô tả sự kiện quân
đội Nhật Bản tiến vào vùng Mãn Châu (Trung Quốc) Những chi tiết được phản ánh trong bức ảnh gợi cho chúng ta một câu hỏi lớn: Tại sao quân đội Nhật Bản lại có
Trang 4mặt ở Trung Quốc? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
a Mục tiêu:
- Nêu được những nét chính về nước Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
b Nội dung:
- Quan sát hình kết hợp kênh chữ SGK, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của giáo viên
c Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Trang 5Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
* GV gọi HS đọc nội dung mục 1
SGK
* GV chia lớp làm 6 nhóm, yêu cầu
HS quan sát hình và thông tin trong
bài, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
hãy xác định những nét chính của tình
hình Nhật Bản trong những năm
1918-1945
Thời gian Những nét
chính Sau chiến tranh
thế giới thứ nhất
Năm 1922
Năm 1927
Năm 1930
Năm 1931
Ngày 9/3/1932
Tháng 7/1937
Năm 1940
GV yêu cầu HS quan sát hình 3.2 cho
biết: Giai đoạn từ năm 1931 đến năm
1938, Nhật Bản đã chiếm đóng những
vùng đất nào của Trung Quốc?
- Em hãy xác định điểm giống nhau và
điểm đặc trưng của chủ nghĩa quân
phiệt Nhật Bản so với chủ nghĩa phát
xít Đức - I-ta-li-a
* HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học
tập
1 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
Trang 6* HS quan sát hình và đọc kênh chữ
trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu
hỏi
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu
cầu Đánh giá thái độ và khả năng
thực hiện nhiệm vụ học tập của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo
luận
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm,
GV lần lượt gọi HS trình bày sản
phẩm của mình:
Thời gian Những nét chính
Sau chiến
tranh thế
giới thứ
nhất
Kinh tế phát triển ổn định, thực hiện nhiều cải cách dân chủ
Năm 1922 Đảng Cộng sản Nhật
Bản được thành lập
và hoạt động công khai
Năm 1927 Nền kinh tế có dấu
hiệu khủng hoảng, khởi sự từ ngành tài chính – ngân hàng Năm 1930 Kinh tế rơi vào khủng
hoảng kéo dài
Xâm lược các nước láng giềng
Năm 1931 Chiếm vùng Đông
Bắc Trung Quốc
Trang 79/3/1932 quốc
Tháng
7/1937
Mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra toàn lãnh thổ Trung Quốc
Năm 1940 Công bố Thuyết Đại
Đông Á
- Giai đoạn từ năm 1931 đến năm
1938, Nhật Bản đã chiếm đóng những
vùng đất của Trung Quốc là: Phụng
Thiên, Bắc Bình, Nam Kinh
- Điểm giống nhau và điểm đặc trưng
của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản so
với chủ nghĩa phát xít Đức - I-ta-li-a
+ Điểm giống nhau: đề cao chủ nghĩa
dân tộc cực đoan và tham vọng bành
trướng, xâm lược
+ Điểm đặc trưng: giới quân phiệt
không tạo ra lãnh tụ mới mà chọn
Hoàng đế Nhật Bản (Thiên hoàng) trở
thành biểu tượng quyền lực nhà nước
để nhận được sự ủng hộ của người dân
trong nước
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh
sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm
của cá nhân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập
Trang 8của HS, đánh giá kết quả hoạt động
của HS và chốt lại nội dung chuẩn
kiến thức cần đạt
* GV mở rộng:
Nhật hoàng Hirohito (1901-1989) giữ
ngôi Thiên Hoàng của Nhật Bản từ
năm 1926 cho đến lúc chết Vai trò
của ông trong chính phủ Nhật thời kỳ
Thế chiến thứ hai vẫn còn là đề tài
gây nhiều tranh cãi
Hirohito sinh ngày 29 tháng 4 năm
1901 tại Tokyo, là con trai cả của
Hoàng thái tử Yoshihito (Thiên hoàng
Đại Chính) Cha của ông lên ngôi
Thiên hoàng khi ông lên 11 tuổi
Năm 1921, Hirohito viếng thăm Châu
Âu trong sáu tháng Ông là thành viên
đầu tiên của hoàng gia Nhật Bản xuất
ngoại Năm 1924, ông kết hôn với
công chúa Nagako và họ có với nhau
bảy người con Hirohito lên ngôi vua
khi cha ông mất vào năm 1926 (lấy
hiệu là Chiêu Hòa – ND)
Rất nhiều người dân Nhật Bản tôn thờ
Thời gian Những nét chính Sau chiến
tranh thế giới thứ nhất
Kinh tế phát triển ổn định, thực hiện nhiều cải cách dân chủ Năm 1922 Đảng Cộng sản Nhật
Bản được thành lập
và hoạt động công khai
Năm 1927 Nền kinh tế có dấu
hiệu khủng hoảng, khởi sự từ ngành tài chính – ngân hàng Năm 1930 Kinh tế rơi vào
khủng hoảng kéo dài Xâm lược các nước láng giềng
Năm 1931 Chiếm vùng Đông
Bắc Trung Quốc Ngày
9/3/1932
Thành lập Mãn Châu quốc
Tháng 7/1937
Mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra toàn lãnh thổ Trung Quốc
Năm 1940 Công bố Thuyết Đại
Đông Á
Trang 9Thiên hoàng như thần thánh Nhưng
trên thực tế ông hầu như không có
thực quyền, khi các quan chức dân sự
cũng như quân sự chịu trách nhiệm
quyết định chính sách quốc gia Ông
miễn cưỡng ủng hộ việc xâm lược
Mãn Châu và cuộc chiến tranh với
người Trung Quốc, và khuyến khích
sự hợp tác với người Anh và người
Mỹ Tuy nhiên, ông không có sự lựa
chọn nào khác ngoài việc phê chuẩn
cuộc tấn công của Nhật vào Trân
Châu cảng, sự kiện sau đó đã dẫn tới
cuộc chiến giữa Nhật và Mỹ vào
tháng 12 năm 1941 Dẫu Hirohito
không mấy nhiệt huyết với quyết định
tham chiến, ông lại khá hài lòng với
những chiến công mà quân đội và hải
quân Nhật đạt được Ông thường
xuyên xuất hiện trong bộ quân phục
để khích lệ tinh thần quân lính
Đến mùa xuân năm 1945, viễn cảnh
thua cuộc của Nhật Bản hiển hiện rõ
ràng Chính phủ Nhật Bản bị chia rẽ
sâu sắc giữa một bên là các lãnh đạo
quân sự, những người muốn tiếp tục
chiến tranh, và một bên là các quan
chức dân sự muốn đàm phán hòa
bình Hirohito có lẽ đã nghiêng về phe
Trang 10muốn hòa bình Sau vụ ném bom
nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki,
Hirohito khẳng định Nhật Bản phải
đầu hàng Ngày 15 tháng 8 năm 1945,
ông đã tuyên bố qua radio việc kết
thúc chiến tranh Đây cũng là lần đầu
tiên người dân Nhật nghe thấy giọng
nói của Thiên hoàng
Một vài lãnh đạo của quân Đồng minh
muốn kết án Hirohito là tội phạm
chiến tranh Tướng Douglas
McArthur, người chỉ huy lực lượng
quân Mỹ chiếm đóng tại Nhật, cảm
thấy rằng nếu Hirohito tiếp tục làm
hoàng đế, việc áp dụng những cải
cách dân chủ tại đây sẽ dễ dàng hơn
nhiều Tuy nhiên Hirohito đã phủ
nhận sự thần thánh (bất khả xâm
phạm) của ngôi vị Thiên hoàng
Trong những năm tháng hậu chiến
tranh, Hirohito đi khắp nước Nhật để
quan sát tiến trình tái thiết đất nước và
để giành lại sự ủng hộ của người dân
đối với gia đình hoàng đế Ông cũng
là người đại diện cho Nhật Bản ở
quốc tế Ông có niềm yêu thích với
sinh vật biển và đã xuất bản rất nhiều
tác phẩm học thuật về lĩnh vực này
Hirohito qua đời vì bệnh ung thư vào
Trang 11ngày 7 tháng 1 năm 1989 tại Hoàng
cung ở Tokyo, và truyền ngôi cho con
trai là Akihito
Hoạt động 2.2: Phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á
a Mục tiêu:
- Trình bày được những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á
b Nội dung:
- Quan sát hình kết hợp kênh chữ SGK, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi
của giáo viên
c Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của GV.
d Cách thực hiện:
Trang 12Hoạt động của GV và HS Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK
* GV chia lớp làm 6 nhóm, yêu cầu HS quan sát
hình và thông tin trong bài, thảo luận nhóm để trả
lời câu hỏi:
- Nhóm 1+2+3: Nêu những nét chính về phong
trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc và Ấn Độ
- Nhóm 4+5+6: Nêu những nét chính về phong
trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á
* GV yêu cầu HS quan sát tư liệu 3.4 cho biết:
M Gan-đi đã có hành động gì để chống lại đạo
luật hà khắc của thực dân Anh đối với người dân
Ấn Độ Tại sao có thể gọi hành động của ông là
“bất bạo động”?
* HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* HS quan sát hình và thông tin trong bài, suy
nghĩ để trả lời câu hỏi
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu Đánh
giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học
tập của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
*Sau khi HS có sản phẩm, GV cho các HS trình
bày sản phẩm của mình trước lớp:
- Nhóm 1+2+3: Nêu những nét chính về phong
trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc và Ấn Độ
Trung Quốc:
+ Ngày 4/5/1919: Phong trào Ngũ tứ lan rộng,
tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác Lê-nin được
2 Phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á
Trang 13truyền bá rộng rãi.
+ Năm 1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời
cùng Quốc Dân đảng chống lực lượng quân phiệt
cát cứ
+ Năm 1927: Liên minh Quốc - Cộng tan vỡ, nội
chiến xảy ra
+ Năm 1937: Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng
đình chiến, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất
chống Nhật
Ấn Độ
+ Năm 1925: Đảng Cộng sản Ấn Độ thành lập
+ Năm 1930: M Gan-đi lãnh đạo “cuộc biểu tình
bất bạo động Muối”, đấu tranh chống thực dân
Anh bằng biện pháp “bất bạo động”
- Nhóm 4+5+6: Nêu những nét chính về phong
trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á
+ Năm 1920: Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời
+ Năm 1926-1927: Khởi nghĩa vũ trang ở Gia-va
và Xu-ma-tra (In-đô-nê-xi-a)
+ Năm 1930: Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng
Cộng sản Mã lai ra đời
+ Năm 19301931: Phong trào Xô viết Nghệ
-Tĩnh (Việt Nam)
+ Năm 1932: Cách mạng ở Thái Lan, ra đời chế
độ quân chủ lập hiến
+ Năm 1940: Nhân dân Đông Nam Á đấu tranh
chống lại sự xâm lược và đô hộ của phát xít Nhật
Bản
- M Gan-đi đã có hành động để chống lại đạo
Trang 14luật hà khắc của thực dân Anh đối với người dân
Ấn Độ là: M Gan-đi đã tiến hành “cuộc biểu tình
bất bạo động Muối” – đi bộ gần 400 km đến bờ
biển phía Tây Ấn Độ Có thể gọi hành động của
ông là “bất bạo động” vì: hình thức đấu tranh là
biểu tình ôn hòa, khuyến khích người Ấn Độ bất
tuân lệnh của chính quyền thuộc địa, tuyệt đối
không sử dụng bạo lực
*HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản
phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS,
đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội
dung chuẩn kiến thức cần đạt
GV mở rộng:
Xô viết Nghệ - Tĩnh - đỉnh điểm của cao trào
1930-1931
97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và
nông dân Nghệ - Tĩnh từ ngày 1-5 đến tháng
8-1930 là “đêm trước" của Xô viết Nghệ - Tĩnh
Từ tháng 9 trở đi, sau hai cuộc biểu tình lớn của
nông dân hai huyện Nam Đàn, Thanh Chương,
cao trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh chuyển biến
- Trung Quốc:
+ Phong trào Ngũ tứ (4/5/1919) + Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (1921)
+ Liên minh Quốc - Cộng tan
vỡ, nội chiến xảy ra (1927) + Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng đình chiến, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật (1937)
- Ấn Độ + Đảng Cộng sản Ấn Độ thành lập (1927)
+ M Gan-đi lãnh đạo “cuộc biểu tình bất bạo động Muối” (1930)
- Khu vực Đông Nam Á + Các Đảng Cộng sản lần lượt được thành lập ở In-đô-nê-xi-a
Trang 15vượt ra ngoài dự kiến của các cấp bộ Đảng Bằng
những cuộc biểu tình có vũ khí thô sơ và có các
đội tự vệ đỏ hỗ trợ, nông dân các huyện Nam
Đàn, Thanh Chương và nhiều huyện trong hai
tỉnh dồn dập tấn công vào chính quyền thực dân,
phong kiến từ huyện đến xã, trước bão táp cách
mạng của quần chúng hệ thống chính quyền của
thực dân, phong kiến ở Nghệ - Tĩnh bị rối loạn
Các quan lại và viên chức người Pháp ngày đêm
sống trong tâm trạng lo âu Ở Vinh, mỗi người
Pháp đã chuẩn bị sẵn một nơi trú ẩn, phòng khi bị
tấn công Trong giới quan lại phong kiến Nam
triều, số xin nghỉ việc, số xin đổi đi nơi khác Số
quan lại được cử ra thay thế cũng dè dặt trong khi
làm nhiệm vụ
Trong vòng 6 tháng cuối năm 1930, Khâm sứ
Trung Kỳ và tiều đình Huế đã phải thay tới ba
tổng đốc ở Nghệ An và hai tuần vũ ở Hà Tĩnh Bộ
máy chính quyền cơ sở hết sức rối ren Tại Thanh
Chương, tri huyện, nha lại không dám trở lại làm
việc Chính quyền huyện Nam Đàn bị tê liệt Tri
huyện Nghi Lộc và đội lệ Hưng Nguyên bị giết
Tri huyện và nha lại các huyện khác mất tinh
thần Binh lính các đồn không dám hoạt động,
một số ngả theo cách mạng Chính quyền địch ở
nhiều làng đã bị tê liệt hoặc tan rã
Việc giành chính quyền chưa phải là mục tiêu
trước mắt của cách mạng Xứ ủy Trung Kỳ và các
cấp ủy Đảng ở hai tỉnh cũng không có chủ trương
(1920), Việt Nam (1930), Mã lai (1930)
+ Khởi nghĩa vũ trang ở Gia-va
và Xu-ma-tra ở In-đô-nê-xi-a (1926-1927)
+ Phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh ở Việt Nam (1930-1931) + Cách mạng ở Thái Lan, ra đời chế độ quân chủ lập hiến (1932) + Nhân dân Đông Nam Á đấu tranh chống lại sự xâm lược và
đô hộ của phát xít Nhật Bản (1940)