1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân biệt năng suất lao động và cường độ lao động, Liên hệ vận dụng trong thực tiễn (quốc gia, địa phương hoặc đơn vị…).

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân biệt năng suất lao động và cường độ lao động, Liên hệ vận dụng trong thực tiễn (quốc gia, địa phương hoặc đơn vị…)
Thể loại Bài thu hoạch
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 122 KB

Nội dung

Chủ đề bài thu hoạch: Phân biệt năng suất lao động và cường độ lao động? Liên hệ vận dụng trong thực tiễn (quốc gia, địa phương hoặc đơn vị…). BÀI LÀM Phần I. MỞ ĐẦU Trong tất cả các vấn đề thuộc phạm trù kinh tế chính trị đã được các nhà kinh tế học đưa ra có một vấn đề quan trọng là vấn đề năng suất lao động và cường độ lao động. Năng suất lao động và cường độ lao động là những thuật ngữ quen thuộc trong quan hệ pháp luật về lao động. Đây là mối quan tâm chung của mỗi người lao động, doanh nghiệp và xã hội. Doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận và thuận lợi trong sản xuất thì cần nâng cao năng suất lao động và cường độ lao động. Đồng thời, năng suất lao động và cường độ lao động cũng ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của lao động. Vì thế, việc phân biệt giữa năng suất lao động và cường độ lao động và nhận thức đúng đắn về ý nghĩa vai trò thực tiễn của năng suất lao động, cường độ lao động là vô cùng quan trọng.

Trang 1

Chủ đề bài thu hoạch: Phân biệt năng suất lao động và cường độ lao

động? Liên hệ vận dụng trong thực tiễn (quốc gia, địa phương hoặc đơn vị…).

BÀI LÀM Phần I MỞ ĐẦU

Trong tất cả các vấn đề thuộc phạm trù kinh tế chính trị đã được các nhà kinh

tế học đưa ra có một vấn đề quan trọng là vấn đề năng suất lao động và cường độ lao động Năng suất lao động và cường độ lao động là những thuật ngữ quen thuộc trong quan hệ pháp luật về lao động Đây là mối quan tâm chung của mỗi người lao động, doanh nghiệp và xã hội Doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận và thuận lợi trong sản xuất thì cần nâng cao năng suất lao động và cường độ lao động Đồng thời, năng suất lao động và cường độ lao động cũng ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của lao động Vì thế, việc phân biệt giữa năng suất lao động và cường độ lao động

và nhận thức đúng đắn về ý nghĩa vai trò thực tiễn của năng suất lao động, cường độ lao động là vô cùng quan trọng

Trang 2

Phần II NỘI DUNG 1.Khái niệm năng suất lao động và cường độ lao động

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng

số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết trong một đơn vị hàng hóa Do vậy, năng suất lao động tăng lên, sẽ làm cho lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống Như vậy là đại lượng giá trị của một hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động

Vì vậy, trong thực hành sản xuất, kinh doanh cần chú ý, để có thể giảm hao phí lao động cá biệt, cần phải thực hiện các biện pháp để góp phần tăng năng suất lao động

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm:

-Trình độ khéo léo trung bình của người lao động;

-Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ;

-Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất;

-Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất;

-Các điều kiện tự nhiên

Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa, cần chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa

Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất

Trang 3

Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động Trong chừng mực xét riêng vai trò của cường độ lao động, việc tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên Tổng lượng giá trị của tất cả các hàng hóa gộp lại tăng lên Song, lượng thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất một đơn vị hàng hóa không thay đổi Do chỗ, tăng cường độ lao động chỉ nhấn mạnh tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động thay

vì lười biếng mà sản xuất ra số lượng hàng hóa ít hơn

Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp, việc tăng cường độ lao động cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng các giá trị sử dụng nhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động … Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra nhiều hàng hóa hơn

Ví dụ: Một người trong 1 giờ lao động trung bình sẽ vác được 20 bao lúa, hao

phí sức lao động 50 calo; nhưng khi tăng cường độ lao động thì một người trong 1 giờ vác được 40 bao lúa, hao phí sức lao động 100 calo

2.Phân biệt năng suất lao động và cường độ lao động:

Giữa năng suất lao động và cường độ lao động có sự giống nhau và khác nhau:

*Giống nhau:

-Đều làm phát triển khối lượng sản phẩm

*Khác nhau:

-Gi a t ng n ng su t lao ất lao động và tăng cường độ lao động có sự khác nhau: động và tăng cường độ lao động có sự khác nhau:ng v t ng cà tăng cường độ lao động có sự khác nhau: ường độ lao động có sự khác nhau:ng động và tăng cường độ lao động có sự khác nhau: lao động và tăng cường độ lao động có sự khác nhau:ng có s khác nhau:ự khác nhau:

Tổng sản lượng hàng hóa

Tổng giá trị hàng hóa

Giá trị 1 hàng hóa

Trang 4

-Năng suất lao

động tăng

-Cường độ lao

động tăng

-Đặc điểm của năng suất lao động và cường độ lao động có sự khác nhau:

Đặc điểm Năng suất lao động Cường độ lao động

-Thời gian lao động xã hội

cần thiết

Lao động xã hội cần thiết giảm xuống

Lao động xã hội cần thiết tăng lên

-Lượng giá trị đơn vị hàng

hóa

Lượng giá trị đơn vị hàng hóa giảm xuống

Lượng giá trị đơn vị hàng hóa không đổi

-Hao phí sức lao động Hao phí sức lao động

giảm xuống

Hao phí sức lao động tăng lên

-Tính chất vô hạn, giới

hạn

Dựa vào tính chất máy móc nên vô hạn

Dựa vào sức lao động của con người nên có giới hạn

Tăng năng suất lao động thì làm giảm hao phí sức lao động để sản xuất ra một sản phẩm và làm giảm giá trị sản phẩm giảm giá thành sản phẩm, tăng cường

độ lao động thì hao phí lao động sản xuất ra một sản phẩm không thay đổi và không ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm Tăng năng suất lao động do thay đổi cách thức lao động, làm giảm nhẹ hao phí lao động, tăng cường độ lao động thì cách thức lao động không đổi, hao phí sức lao động không thay đổi Tăng năng suất lao động là

vô hạn còn tăng cường độ lao động là có giới hạn, bị giới hạn bởi sức khoẻ của con người

Trang 5

Tăng năng suất lao động có tác dụng tích cực và không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, còn tăng cường độ lao động nếu tăng quá mức sẽ gây tai nạn lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người

-Tăng năng suất lao động (khi cường độ lao động không đổi) làm cho số lượng sản phẩm tăng nhưng lượng giá trị sản phẩm tạo ra trong thời gian đó không đổi, do đó giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm xuống

-Tăng cường độ lao động (khi năng suất lao động không đổi) làm cho số lượng sản phẩm tăng nhưng lượng giá trị tạo ra trong thời gian đó tăng lên tương ứng do đó giá trị một đơn vị sản phẩm không thay đổi

-Tăng năng suất lao động có ý nghĩa giống như tiết kiệm thời gian lao động; còn tăng cường độ lao động cũng như kéo dài thời gian lao động

Ví dụ:

-Ngày lao động 8 giờ: thời gian lao động tất yếu v = 4 giờ, thời gian lao động thặng dư m = 4 giờ Khi đó tỷ suất giá trị thặng dư là m’ = m/v x 100% = 4/4 x 100% = 100%

-Ngày lao động 8 giờ: nhưng năng suất lao động tăng gấp đôi làm cho thời gian lao động tất yếu giảm xuống v = 2 giờ, thời gian lao động thặng dư m = 6 giờ Khi đó, tỷ suất giá trị thặng dư m’ = m/v x 100% = 6/2 x 100% = 300%

Năng suất lao động tăng gấp đôi thì giá trị sức lao động giảm một nửa

Như vậy, việc tăng năng suất lao động đã làm cho tỷ suất giá trị thặng dư tăng từ 100% lên 300%, trong khi ngày lao động không đổi

3.Liên hệ vận dụng trong thực tiễn ở Việt Nam:

Những năm qua, năng suất lao động của Việt Nam liên tục gia tăng cả về giá trị và tốc độ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước Năm

2019, năng suất lao động của Việt Nam đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4,791 USD/lao động, tăng 272 USD so với năm 2018) Theo sức mua tương đương

Trang 6

(PPP) 2011, NSLĐ Việt Nam năm 2019 đạt 11.757 USD, tăng 1.766 USD; tăng 6,2% so với năm 2018, là năm có mức tăng năng suất lao động cao nhất trong giai đoạn 2016-2019 Điều này đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất trong khu vực

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng suất lao động

của Việt Nam vẫn được cho là thấp Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011),

năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2019 tăng bình quân 4,87%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của Singapore (1,4%/năm); Malaysia (2%/năm); Thái Lan (3,2%/năm); Indonesia (3,6%/năm); Philippines (4,3%/năm) Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn

Nếu năm 2011, năng suất lao động của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia lần lượt gấp năng suất lao động của Việt Nam 17,6 lần; 6,3 lần; 2,9 lần và 2,4 lần thì đến năm 2019 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 13,1 lần; 5,1 lần; 2,6 lần và 2,2 lần Theo PPP 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2019 chỉ bằng 7,6% mức năng suất của Singapore (Singapore gấp 13,2 lần); 19,5% của Malaysia (Malaysia gấp 5,1 lần); 37,9% của Thái Lan (Thái Lan gấp 2,4 lần); 45,6% của Indonesia (Indonesia gấp 1,8 lần) và bằng 56,9% NSLĐ của Philippines; chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 1,6 lần) Điều

này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời

gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.Có thể thấy mặc dù năng suất lao động Việt Nam đã được cải thiện nhiều trong thời gian qua, nhưng vẫn còn thấp và có khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực

Có nhiều nguyên nhân khiến cho mức năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu:

Một là, rào cản từ thể chế;

Trang 7

Ba là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng còn

chậm;

Bốn là, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu;

Năm là, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế;

Sáu là, trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn bất

cập;

Bảy là, khu vực doanh nghiệp chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng năng suất lao động của nền kinh tế

Để nâng cao năng suất lao động, có một số giải pháp cần được đặc biệt quan tâm:

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Đây là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Để tăng năng suất lao động, thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, phát động phong trào tăng năng suất trong tất cả các khu vực của nền

kinh tế; chọn một số lĩnh vực (may mặc, sản xuất máy móc thiết bị, điện tử), một số địa phương thực hiện thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó nhân rộng ra toàn nền kinh tế Nâng cao năng suất, chất lượng thông qua ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến trên thế giới có điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù

và văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam; đẩy mạnh ứng dụng điện toán đám mây nhằm cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp…

Hai là, đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới,

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp thực tế, gắn với thị trường và thích nghi biến đổi khí hậu; Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, nhất là công nghệ sinh học, phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp; Thu hút doanh nghiệp đầu tư

Trang 8

vào địa bàn nông thôn để chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ có năng suất cao hơn

Ba là, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác hiệu quả các hiệp định

thương mại tự do đã ký kết, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, liên kết với các tập đoàn nước ngoài; Tạo điều kiện cho các DN công nghệ phát triển sản phẩm mới, tham gia đấu thầu mua sắm công, tạo thị trường hỗ trợ phát triển

Bốn là, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ; phát

triển đầy đủ thị trường khoa học và công nghệ và tăng cường hiệu quả hoạt động các chợ công nghệ, chuyển giao công nghệ

Năm là, nền kinh tế đứng vững, phát triển thành công trong xu thế vận hành

của Cách mạng công nghiệp 4.0 phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ lao động có trình độ, đổi mới sáng tạo, đưa ra ý tưởng mới Để tăng năng suất lao động cần giảm nhanh số lao động giản đơn, gia tăng số lao động có trình

độ, tay nghề phù hợp bằng cách đổi mới phương thức, chương trình đào tạo, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, dạy nghề theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu xã hội

và hội nhập quốc tế, trong đó tập trung đào tạo đội ngũ thực hành giỏi

Trang 9

Phần III KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu về năng suất lao động và cường độ lao động góp phần đưa ra giải pháp đúng đắn, phù hợp và hiệu quả cho phát triển kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ tư Cần có chiến lược nâng cao năng suất lao động và cường độ lao động phù hợp, cần tiếp tục đầu tư hơn vào hoạt động đào tạo kỹ thuật thời công nghệ số, giúp người lao động gắn bó với doanh nghiệp, trở thành chìa khóa cho tăng trưởng năng suất bền vững của công ty

Ngày đăng: 09/07/2024, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w