Thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Công tác bảo vệ môi trường tại Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về môi trường.
- Giới thiệu về Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
- Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
- Đưa ra được giải pháp phát triển công tác bảo vệ môi trường tại Thành phốHòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp tìm kiếm, thu thập: Tìm kiếm, thu thập tài liệu biển đảo trong giai đoạn hiện nay, tài liệu hướng dẫn về chủ quyền biển đảo cùng một số tài liệu tham khảo làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích bao gồm các bước tìm kiếm, thu thập tài liệu liên quan và đánh giá thực trạng nghiên cứu thông qua xử lý và phân tích.
- Phương pháp luận tư duy: Từ những đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu tiến hành tư duy nhằm đưa ra giải pháp cho đề tài nghiên cứu.
Ý nghĩa đề tài
+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về môi trường.
+ Khái quát được về Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
+ Đánh giá được thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
+ Đưa ra được giải pháp phát triển công tác bảo vệ môi trường tại Thành phốHòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài được triển khai thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về môi trường
Chương 2 Thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Chương 3 Giải pháp phát triển công tác bảo vệ môi trường tại Thành phố HòaBình, tỉnh Hòa Bình.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG
Một số khái niệm
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển cùa con người và sinh vật.
Môi trường có vai trò đặc biệt to lớn đối với con người chúng ta:
- Cung cấp cho ta nguồn tài nguyên dồi dao, phong phú như tài nguyên đất, nước, khoáng sản, rừng, những thứ tài nguyên tưởng chừng như vô tận nhưng ngày nay chúng dần trở nên cạn kiệt;
- Chứa đựng các loại chất thải và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của con người;
- Cung cấp một hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, vẹn toàn sinh thái, ngăn các tia bức xạ nhiệt, tia cựa tím, chúng bị chặn lại ở tầng Ozon,… giúp hỗ trợ môi trường sống mà không cần bất kì sự tác động, hành động nào của con người;
- Là nơi tạo nên các giá trị tâm lý, thẩm mỹ với vô vàn các cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị thay đổi vì tính chất Sinh -
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và thực vật Hoạt động của con người như xả thải công nghiệp, sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này Tuy nhiên, thiên nhiên cũng đóng vai trò nhất định khi các hiện tượng như động đất, sóng thần, vòi rồng cũng có thể tạo ra các tác động tiêu cực đến môi trường.
Các loại ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm nước là sự ô nhiễm của các vùng nước, như hồ, sông, biển, đại dương, cũng như nước ngầm Các chất thải từ nhà cửa, nhà máy và các tòa nhà khác xâm nhập vào các vùng nước và kết quả là nước bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm đất được định nghĩa là sự hiện diện của các hóa chất độc hại (chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm) trong đất, ở nồng độ đủ cao để gây nguy cơ cho sức khỏe con người hoặc hệ sinh thái. Ô nhiễm môi trường biển: Ô nhiễm biển là sự kết hợp của hóa chất và rác thải, hầu hết đến từ các nguồn đất và bị đẩy ra ngoài đại dương. Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm không khí là một loại ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến không khí và thường được gây ra bởi khói hoặc các loại khí độc hại khác, chủ yếu là các oxit của cacbon, lưu huỳnh và nitơ Ô nhiễm không khí đã được phân loại là mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người và nhiều hệ sinh thái củaTrái đất trong một thời gian dài.
Vai trò và chức năng
Môi trường là một vấn đề quan trọng ngay cả khi xã hội đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, hay bất kỳ vấn đề xã hội kéo dài nào khác Điều đặt môi trường nằm trên mọi thứ là vì Trái Đất là ngôi nhà duy nhất mà con người hiện đang có và chính nó cung cấp không khí, thức ăn, và các nhu cầu khác của con người.
Về cơ bản, môi trường là nền tảng hỗ trợ cuộc sống và hoạt động kinh tế của con người Thứ nhất, môi trường cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu như đất, nước, rừng, khoáng sản và sinh vật biển, là nền tảng cho sự sống và các hoạt động sản xuất của nhân loại.
Thứ hai, môi trường là nơi chứa đựng (thông qua cơ chế phá vỡ, tái chế hoặc lưu trữ) các chất thải và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất và sinh sống của con người.
Thứ ba, môi trường cung cấp các dịch vụ môi trường hay hệ sinh thái (như ổn định khí hậu, đa dạng sinh học, toàn vẹn hệ sinh thái và ngăn cản bức xạ tia cực tím) giúp hỗ trợ các sự sống trên Trái Đất mà không cần bất kỳ hành động nào của con người.
Cuối cùng là tầm quan trọng của môi trường trong giá trị giải trí, tâm lý, thẩm mỹ và tinh thần của môi trường.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta, do đó, việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái vô cùng quan trọng Mỗi cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm và những hoạt động khác gây suy thoái môi trường.
Hiểu rõ bảo vệ môi trường là gì, chúng ta có thể giảm thiểu ô nhiễm, một trong những yếu tố nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến môi trường Nó ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm dẫn đến việc chúng ta sẽ ăn phải các chất độc hại.
Môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái Sự biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái, khiến nhiều loài sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Vì vậy, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp thiết để duy trì sự cân bằng và đa dạng của các hệ sinh thái trên Trái Đất.
Ngoài ra, bảo vệ môi trường là một cách tốt nhất để bảo vệ thế hệ con cháu tương lai Không chỉ mang lại lợi ích cho con người trong thế hệ hiện tại; bảo vệ môi trường cũng sẽ có lợi cho con cháu của bạn trong nhiều thế hệ tới Hành tinh này chính là di sản của chúng ta để lại cho các thế hệ tương lai.
Những tác động của con người đối với môi trường
Ngoài ô nhiễm môi trường, con người còn tác động đến môi trường theo nhiều cách khác như:
Sử dụng đất: con người có thể phá hủy cảnh quan thiên nhiên khi họ khai thác tài nguyên và đô thị hóa các khu vực Điều này gây bất lợi cho các loài cư trú, làm giảm môi trường sống và nguồn thức ăn có sẵn. Đưa loài du nhập: con người có thể cố ý hoặc vô tình đưa một loài không phải loài bản địa vào một hệ sinh thái Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một hệ sinh thái vì các loài du nhập có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh vật bản địa và thay thế chúng.
Khai thác tài nguyên: con người liên tục tiêu thụ tài nguyên cho nhu cầu của chính họ Một số ví dụ bao gồm khai thác tài nguyên thiên nhiên như than đá, săn bắn và đánh bắt động vật để làm thức ăn, và phá rừng để đô thị hóa và sử dụng gỗ.
Sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên không thể tái tạo như nhiên liệu hóa thạch, có thể gây ra tác hại lớn cho môi trường.
Sử dụng thuốc trừ sâu, một sản phẩm của công nghệ hóa học, có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với môi trường Thuốc trừ sâu tác động đến các quần thể sinh vật, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Tác động của con người đến môi trường có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta Việc sinh sống ở những nơi phơi nhiễm với các chất độc hại gây ô nhiễm không khí sẽ gây ra các vấn đề về hô hấp như viêm phổi hay hen suyễn. Hàng triệu người được biết là đã chết vì ảnh hưởng gián tiếp của ô nhiễm không khí.
+ Mất đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự cân bằng hệ sinh thái trên Trái Đất Tuy nhiên, các hoạt động như đốt phá rừng, biến đổi khí hậu, gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học Những nguyên nhân này góp phần lớn vào tình trạng mất đa dạng sinh học đang diễn ra hiện nay.
+ Tầng ôzôn bị suy yếu:
Sự hiện diện của các CFC, HCFCs trong bầu khí quyển là một trong những nguyên nhân gây suy yếu tầng ôzôn Dần dần thì tầng ôzôn sẽ bị thủng và để lọt qua các tia cực tím ảnh hưởng lên các sinh vật trên Trái Đất bao gồm cả con người.
Tầng ôzôn là lớp khí quyển đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Trái Đất khỏi tia cực tím có hại Lớp này có tác dụng hấp thụ hầu hết tia cực tím đến từ Mặt Trời, ngăn chặn tác hại của tia bức xạ đối với sự sống trên Trái Đất Do đó, duy trì sự toàn vẹn của tầng ôzôn là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự tồn tại của các sinh vật sống trên hành tinh của chúng ta.
+ Ảnh hưởng đến quần thể sinh vật và môi trường của chúng: Ô nhiễm môi trường có thể khiến một số loài sinh vật bị diệt vong, hoặc sản sinh ra các quần thể sinh vật gây hại Chẳng hạn như khi nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh, bạn sẽ thấy rằng các chất hóa học do con người tạo ra ảnh hưởng đến môi trường không khí cũng như quần thể sinh vật khiến phá vỡ cân bằng của các loài sinh vật có ích.
+ Ảnh hưởng đến ngành du lịch:
Mối quan hệ giữa môi trường và con người là rất chặt chẽ Sẽ không một du khách nào muốn đặt chân đến một nơi thiếu thốn cây xanh, mất đa dạng sinh học, hay những nơi luôn tồn tại các bãi rác khổng lồ với những chỉ số ô nhiễm không khí và nguồn nước cao ngất ngưỡng Nói tóm lại, ô nhiễm môi trường luôn là một trở ngại rất lớn cho bất kỳ ngành du lịch của bất kỳ quốc gia nào.
+ Ảnh hưởng đến kinh tế:
Việc bỏ ra một lượng chi phí khổng lồ để cải thiện môi trường như phục hồi rừng, dọn dẹp rác thải, cũng như bảo vệ các loại có nguy cơ tuyệt chủng sẽ khiến một quốc gia có thể phải chịu những tác động kinh tế rất lớn Ngoài ra, môi trường ô nhiễm cũng khiến ngành du lịch của bất kỳ quốc gia nào bị đi xuống trầm trọng.
Khái quát về Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
1.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tách phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chợ Bờ (thuộc châu Đà Bắc) nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ, đến tháng 11 năm 1886 chuyển về xã Phương Lâm (thuộc thành phố Bất Bạt, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây lúc bấy giờ) Tháng 4 năm 1888 được đổi tên thành tỉnh Phương Lâm, do Công sứ Pháp cai trị. Ban đầu tỉnh gồm cả Mộc Châu, Yên Châu và Phù Yên Châu (tháng 7 năm 1888 cắt 3 châu này để nhập vào Đạo Quan binh thứ tư, sau này thuộc Sơn La), cùng với vùng có dân tộc Mường thuộc hai châu Thanh Sơn và Yên Lập (tháng 10 năm 1888 cắt 2 châu này về tỉnh Hưng Hóa).
Ngày 05 tháng 9 năm 1896, tỉnh lỵ Tỉnh Mường chính thức được chuyển về đóng tại xã Hòa Bình, phía bờ trái sông Đà, đối diện với Phương Lâm Từ đó, Tỉnh Mường được gọi là Tỉnh Hòa Bình, với 4 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn và Mai Đà Thành phố Lạc Thủy lúc này thuộc châu Lạc Sơn, đến năm 1908 chuyển về Tỉnh
Hà Nam Từ đó địa giới hành chính cơ bản ổn định Đến tháng 5/1953, Thành phố Lạc Thủy cùng một số xã thuộc Nho Quan, Ninh Bình chuyển về Tỉnh Hòa Bình
Từ năm 1950, các châu được đổi thành thành phố và các đơn vị hành chính thành phố của Tỉnh Hòa Bình có sự thay đổi: ngày 21/9/1956, thành phố Mai Đà chia thành 2 thành phố: Đà Bắc ở phía bắc sông Đà và Mai Châu ở phía nam sông Đà. Ngày 15/10/1957 thành phố Lạc Sơn chia thành 2 thành phố: Lạc Sơn và Tân Lạc. Ngày 17/4/1959 thành phố Lương Sơn chia thành 2 thành phố: Lương Sơn và Kim Bôi Ngày 17/8/1964 thành phố Lạc Thủy chia thành 2 thành phố: Lạc Thủy và Yên Thủy.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V đã ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Hòa Bình với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây Khi đó tỉnh Hòa Bình có diện tích là 4.697 km², với dân số 670.000 người, gồm 10 đơn vị hành chính: 1 thị xã Hòa Bình và
9 thành phố: Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi,Tân Lạc, Yên Thủy.
Tháng 12/2001, thành phố Kỳ Sơn chia thành 2 thành phố: Kỳ Sơn và Cao
Phong Ngày 27/10/2006, thị xã Hòa Bình trở thành đô thị loại III, với tên gọi là Thành phố Hòa Bình
Từ ngày 14 tháng 7 năm 2009, 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên
Trung, đều nằm ở phía Bắc của thành phố Lương Sơn, được tách ra và sát nhập vào Thành phố Hà Nội Tới thời điểm này, Tỉnh Hòa Bình có 11 thành phố, với 210 xã, phường, thị trấn.
Dân tộc: Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có 07 dân tộc cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Việt (Kinh) chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%
1.5.2 Điều kiện địa lý tự nhiên
Hòa Bình là tỉnh miền núi, ở phía Tây bắc của Tổ quốc, có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 - 700m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 - 25 độ, độ cao trung bình từ
Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa động lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều Nhiệt độ trung bình hằng năm trên 23°C Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 29°C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,5°C.
Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn như : Sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi. Đường bộ: Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như quốc lộ số 6 đi qua các thành phố Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, thành phố Tân Lạc,Mai Châu nối liền Hòa Bình với thủ đô Hà Nội và các tỉnh tây bắc khác, điểm gần trung tâm Hà Nội nhất trên quốc lộ 6 của Hòa Bình thuộc thành phố Lương Sơn là gần40km; quốc lộ 15A đi từ thành phố Mai Châu nối quốc lộ 6 với các thành phố vùng cao tỉnh Thanh Hóa; quốc lộ 12B đi qua các thành phố Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ và tỉnh Ninh Bình, nối quốc lộ 6 với quốc lộ 1; quốc lộ 21 đi từ thị trấn Xuân Mai tỉnh
Hà Tây qua các thành phố Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ nối với quốc lộ 12B tại thành phố Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Hệ thống đường nối liền các thành phố, xã trong tỉnh với thị xã và với các thành phố, tỉnh bạn rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội. Đường thuỷ: Hệ thống sông ngòi thuỷ văn: Hòa Bình có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các thành phố Sông Ðà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km2 chảy qua các thành phố Mai Châu, Ðà Bắc, Tân Lạc,
Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km Hồ sông Ðà có dung tích 9,5 tỷ m 3 nước nối liền với Sơn La, phần hạ lưu chảy qua Phú Thọ, Hà Tây thông với sông Hồng, được điều tiết nước bởi hồ sông Đà, tại đây có thể phát triển vận tải thuỷ thuận lợi, có hiệu quả Sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, thành phố Tân Lạc, dài 55km Sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, thành phố Kim Bôi, dài 125km Sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn thành phố Lương Sơn, dài 32km Sông Lãng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu thành phố Yên Thuỷ, dài 30km.
Kinh tế, tiềm năng phát triển:
Sức hấp dẫn du khách của Hòa Bình, một vùng đất đa dân tộc, là giá trị nhân văn đa dạng, phong phú của cộng đồng cư dân.
Du khách sẽ được thưởng thức món ăn dân tộc, đặc sản cơm lam, thịt nướng rượu cần và xem các tiết mục cồng, chiêng, trống đồng, hát ví Mường, hát Khắp Thái, hòa nhập vào đêm Hội xòe, ngủ nhà sàn dân tộc, mua hàng dệt thổ cẩm và các lâm thổ sản quý tại những bản Thái cổ, bản láp của đồng bào Dao
Phong cảnh du lịch Hòa Bình: Địa hình đồi núi trùng điệp với các động Thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Ðà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình Nói đến tài nguyên thiên nhiên của Hòa Bình không thể quên nhắc đến những bãi tắm đẹp bên hồ sông Ðà và suối nước khoáng Kim Bôi đích thực là chén thuốc vàng phục hồi sức khoẻ cho du khách.
Hòa Bình là một tỉnh có khá nhiều những suối nước khoáng nóng, những thung lũng hoang sơ huyền bí Tiêu biểu nổi bật như:
Suối nước khoáng Kim Bôi với nguồn nước phun lên ở nhiệt độ 36°C, đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HOÀ BÌNH, TỈNH HOÀ BÌNH
Tình hình môi trường tại Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
2.1.1 Hiện trạng và tình hình ô nhiễm nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn thành phố chủ yếu là nước sông và từ các suối, ao hồ, đập.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chủ yếu phục vụ tưới lúa và hoa màu, việc sử dụng phân bón, hóa chất trong trồng trọt và gia tăng không ngừng lượng chất thải trong chăn nuôi nhưng công tác xử lý chất thải chưa được đầu tư đúng mức nên có những tác động tiêu cực đến chất lượng nước mặt
Nước thải công nghiệp chủ yếu phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố, trong đó một số nhà máy có lưu lượng xả nước thải công nghiệp lớn Hiện nay, toàn thành phố có 13 khu công nghiệp đang hoạt động nhưng chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, chủ yếu các cơ sở sản xuất tự xử lý theo quy định trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài.
Lượng nước thải sinh hoạt tăng vọt hằng năm do đô thị hóa gia tăng và đời sống người dân được cải thiện Tại nhiều khu vực ngoại thành, nước thải thường được xử lý bằng hầm tự hoại, sau đó thấm xuống đất hoặc tràn ra mặt đất rồi đổ thẳng vào các nguồn nước mặt như sông, hồ, bàu, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
Trên địa bàn thành phố có 22 đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản, trong đó: 14 được cấp phép khai thác cát sỏi, (12 đơn vị đang hoạt động và 2 đơn vị đang tạm ngừng do không thống nhất khai thác); 04 đơn vị khai thác đá; 01 đơn vị đất san lấp và 03 đơn vị khai thác đất sét (01 đơn vị khai thác đất sét chưa đủ thủ tục để tiến hành khai thác) Trong quá trình hoạt động khai thác các loại khoáng sản nêu trên, lượng nước mưa chảy tràn qua diện tích khai thác kéo theo đất, đá làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, trong đó đáng chú ý là việc khai thác khoáng sản ở các khu vực ven sông.
Nhìn chung, nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố hiện đang tiếp nhận các nguồn chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, y tế, khai thác khoáng sản, song hiện nay chưa có số liệu quan trắc, phân tích để đánh giá chất lượng nguồn nước mặt chung trên địa bàn thành phố.
2.1.2 Hiện trạng và tình hình ô nhiễm nguồn nước dưới đất
- Tài nguyên nước dưới đất
Nước dưới đất (nước ngầm) tồn tại ở hai dạng cơ bản là nước khe nứt và nước lỗ hổng; tuy nhiên, chưa có số liệu của các cơ quan chức năng về điều tra, nghiên cứu để đánh giá trữ lượng nước ngầm trên địa bàn thành phố Nước ngầm thường được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và sản xuất của người dân, nhưng chất lượng nước chưa đảm bảo theo quy chuẩn quy định, có những khu vực nguồn nước ngầm bị nhiễm phèn không thể sử dụng được.
- Các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất
+ Các nguồn gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên, không có sự can thiệp của con người:
Quá trình ngập lụt hằng năm;
Sự hình thành các vùng nước dưới đất có chất lượng xấu.
+ Các nguồn gây ô nhiễm có nguồn gốc từ hoạt động của con người:
Hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người: Hiện nay, trên địa bàn thành phố chỉ mới có nước thải của một số khu dân cư được thu gom và xử lý, còn lại hầu hết nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố xử lý bằng hầm tự hoại và chảy tràn trên mặt đất nên một phần thấm vào nguồn nước dưới đất, trong đó đáng kể đến là nước từ các hầm tự hoại hầu hết là ngấm vào đất và vào mạch nước ngầm.
Hoạt động nông nghiệp: Do lượng hóa chất, trong sản xuất nông nghiệp ngấm vào mạch nước dưới đất.
Hoạt động công nghiệp: Hiện nay, hầu hết các khu công nghiệp đều chưa có hệ thống thoát nước thải và nước thải từ các Nhà máy đổ trực tiếp vào đất, một phần lượng nước thải này ngấm vào nguồn nước dưới đất.
Các bãi rác không hợp vệ sinh: Hiện nay, trên địa bàn thành phố có bãi rác với diện tích 11 ha, xử lý rác thải sinh hoạt của các thành phố bằng phương pháp chôn lấp thủ công không đảm bảo vệ sinh.
Hoạt động chôn cất ở các nghĩa trang, nghĩa địa: Các mồ mã ở các nghĩa địa hay nghĩa trang gia tộc, nằm xen lẫn trong khu dân cư, gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
2.1.3 Hiện trạng chất thải rắn và tình hình quản lý chất thải rắn
- Tình hình phát sinh chất thải rắn
Do quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng nên lượng chất thải phát sinh trong năm là rất lớn, trung bình 91 tấn/ngày đêm (dân số trung bình năm 2018 của thành phố là 153.255 người, tỷ lệ phát sinh chất thải trên đầu người ước khoảng 0,6kg/ người/ngày đêm) Đến cuối năm 2019, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố ước tính khoảng 80%, chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, chợ và cơ sở công cộng.
- Tình hình thu gom vận chuyển chất thải rắn
Vấn đề thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, các địa phương vẫn duy trì hiệu quả; tình trạng rác thải vứt bừa bãi tại các khu vực công cộng ở các địa phương ngày càng giảm, một số nơi các điểm nóng về ô nhiễm rác thải đã được xóa bỏ, làm cho cảnh quan ngày càng sạch - đẹp hơn.
Theo kết quả báo cáo của các địa phương và qua theo dõi việc thực hiện Phương án thu gom rác thải đến cuối năm 2019 tỷ lệ hộ tham gia thu gom rác thải trên địa bàn thành phố đạt khoảng 80%.
2.1.4 Các nguồn gây ô nhiêm môi trường
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp tác động đến môi trường
Hiện nay, việc sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp đã giảm so với thời gian trước đây, thuốc an toàn hơn được nâng cao theo thời gian Do vậy, chất lượng nước tuy có bị ảnh hưởng song đã được quan tâm và cải thiện dần Tuy nhiên, hiện nay chưa có số liệu điều tra về khối lượng thuốc trừ sâu bệnh, thuốc trừ cỏ và phân vô cơ được sử dụng hằng năm trên địa bàn thành phố để đánh giá mức độ tác động đến môi trường.
Thực trạng
2.2.1 Nguồn lực bảo vệ môi trường
Năm 2019, ngân sách dành cho bảo vệ môi trường tại thành phố lên tới 5.105 triệu đồng, được Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ cho các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương, các ngành liên quan và các hội đoàn thể trong toàn thành phố.
2.2.2 Ban hành các văn bản hướng dẫn, quy chế, quy ước về bảo vệ môi trường
Trong năm qua, UBND thành phố đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về quản lý,bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xác định đây là một trong những nội dung trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ chính trị hằng năm.Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành cấp trên, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện kịp thời và có hiệu quả.
Các quy định về bảo vệ môi trường được các ngành, địa phương cũng như các Hội, đoàn thể của thành phố lồng ghép vào quá trình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và quá trình phát triển đô thị.
2.2.3 Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
- Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh về bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được đẩy mạnh và thực hiện thường xuyên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các chiến dịch truyền thông, mít
- tinh, tuyên truyền cổ động trực quan, phát động ra quân dọn vệ sinh môi trường tại cơ quan, đơn vị và khu dân cư UBND thành phố đã phát động và tổ chức các phong trào toàn dân tham gia vệ sinh môi trường nhân dịp Tết Nguyên Đán hằng năm, Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường;
Ngày Môi trường thế giới 5/6; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn… đã thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên Trong năm, các địa phương hầu hết đều lồng ghép nội dung công tác bảo vệ môi trường vào các lớp tập huấn tại địa phương và tổ chức các buổi lễ ra quân dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.
Thực hiện Kế hoạch thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” tại tỉnh Hòa Bình, UBND thành phố Hòa Bình đã ban hành kế hoạch chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào, nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa, đẩy mạnh phân loại, tái chế, giảm thiểu và tiến tới loại bỏ rác thải nhựa trên địa bàn thành phố.
“Chống rác thải nhựa” đến các địa phương, Hội, đoàn thể trên toàn địa bàn thành phố. Đến nay, tại trụ sở của UBND thành phố và các cơ quan, ban ngành dần dần đã thay thế việc sử dụng các chai nhựa đựng nước dùng một lần bằng bình đựng nước thủy tinh hoặc bình nhựa dùng nhiều lần tại các cuộc họp, hội nghị và hằng ngày tại cơ quan Các cơ quan chuyên môn, Hội đoàn thể thành phố phối hợp với các địa phương tổ chức được 20 lớp tập huấn, tuyên truyền về phòng chống rác thải nhựa
- Công tác thẩm định và xác nhận hồ sơ về bảo vệ môi trường
Trong năm, UBND thành phố đã xác nhận 05 kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường Tham gia cùng Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước của các đơn vị sản xuất trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, UBND thành phố còn tham gia thẩm định các hồ sơ môi trường do UBND tỉnh phê duyệt như báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án cải tạo phục hồi môi trường của các dự án có quy mô lớn trên địa bàn thành phố.
- Công tác kiểm tra bảo vệ môi trường
Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng được đẩy mạnh, UBND thành phố đã chỉ đạo các ngành chức năng của thành phố thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các điểm nóng về môi trường gây bức xúc, khiếu kiện, khiếu nại của người dân trong khu vực. Trong năm, các ngành chức năng của thành phố đã tổ chức triển khai thực hiện hơn 20 lượt kiểm tra có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Qua kiểm tra đã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Hữu Nam số tiền 32,5 triệu đồng; hộ ông Vũ Đức Minh 40 triệu đồng.
Bên cạnh đó, UBND thành phố chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án nhạy.
Ngày 08/4/2019, UBND thành phố tổ chức tập huấn cho các địa phương về vấn đề có liên quan đến bảo tồn nguồn nước và chống rác thải nhựa, ni lông các đối tượng là lãnh đạo UBND, cán bộ môi trường, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân,
Bí thư đoàn của các Hội, đoàn thể, ngành của thành phố với sự tham gia của gần 100 người.
Từ ngày 05/8 - 09/8/2019, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với tổ chức WWF tổ chức 05 lớp tập huấn về “Bảo vệ môi trường - Giảm thiểu rác thải nhựa” cho 393 người là Trưởng thôn (khu), Chi hội trưởng phụ nữ, Chi hội trưởng nông dân và Bí thư chi đoàn.
Từ ngày 02/10 - 04/10/2019, Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố phối hợp với tổ chức WWF tổ chức 03 lớp tập huấn về “Bảo vệ môi trường – Giảm thiểu rác thải nhựa” cho gần 350 người là Hiệu trưởng và tổng phụ trách của 165 trường mầm non, tiếu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố.
Đánh giá
Các cấp lãnh thành phố Hòa Bình tập trung chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện các công trình đang thi công; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường; chuẩn bị mọi điều kiện để đạt kết quả tốt; chỉ đạo các xã tiếp tục hoàn thiện các công trình chưa hoàn thành, duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, nhất là tiêu chí môi trường, chỉnh trang nhà cửa, đường làng, ngõ xóm, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp, tham gia bảo vệ, giữ vững an ninh trật tự.
Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường được tổ chức thường xuyên, sâu rộng đã làm thay đổi cơ bản về nhận thức và hành động của mọi cán bộ và người dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện đóng góp tiền của, công sức, đất đai để cùng chung sức bảo vệ môi trường.
Theo Quyết định 64, tỉnh Hòa Bình hiện có 6 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý triệt để, gồm 04 cơ sở sản xuất, 01 bệnh viện và 01 bãi rác Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ cơ sở nào được cấp chứng nhận đã hoàn thành công tác xử lý ô nhiễm triệt để.
Có 03 cơ sở đã thực hiện xong các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nhưng chưa được chứng nhận hoàn thành, gồm: Bãi chôn lấp rác thải thành phố Hòa Bình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và Nhà máy giấy Kỳ Sơn Trong khi đó, 03 cơ sở khác đang triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, cụ thể là Công ty cổ phần xi măng Sông Đà, Công ty Xi măng Vinaconex Lương Sơn và Nhà máy đường Hòa Bình - Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình.
Tổng kinh phí là 105 triệu đồng, trong đó: Chi cho hoạt động quản lý môi trường là 90 triệu; Triển khai thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về thu phí nước thải: 15 triệu đồng.
Thông báo theo chỉ tiêu của Bộ Tài chính là: 13,820 đồng; HĐND và UBND tỉnh phân bổ là: 10 tỷ Số kinh phí trên phân bổ toàn bộ theo đơn vị các thành phố.
Kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Sở gồm: hoạt động quản lý nhà nước về môi trường là 350 triệu, trong đó: thiết bị môi trường là 250 triệu, hoạt động quản lý môi trường là 100 triệu.
Tổng chi sự nghiệp môi trường năm 2007 được HĐND tỉnh phân bổ là 12,45 tỷ đồng Nghị quyết HĐND khóa XIV đã quy định chi sự nghiệp môi trường bằng 1% tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương, không bao gồm chi sự nghiệp môi trường Ngân sách này được phân chia theo cấp như sau: cấp tỉnh được phân bổ 0,2%, trong khi cấp thành phố được phân bổ 0,8%.
Nếu phân bổ như trên thì ngân sách cấp tỉnh sẽ là 2,490 tỷ đồng và ngân sách cấp thành phố là 9,960 tỷ đồng Tuy nhiên, ngân sách cấp năm 2007 cho Sở Tài nguyên và Môi trường là 500 triệu đồng và số còn lại 11.950 triệu đồng cấp cho các thành phố.
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và vướng mắc
Trong năm qua, việc tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nhà. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Ở một số khu dân cư, công tác tuyên truyền, quán triệt vận động thực hiện việc bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên và sâu rộng Các hình thức tuyên truyền chưa được đa dạng, phong phú, một số địa phương chưa có giải pháp tập hợp quần chúng tham gia hưởng ứng các phong trào về vệ sinh môi trường tại địa phương một cách đông đủ và nhiệt tình.
Các địa phương đã triển khai thực hiện Phương án quản lý chất thải rắn và thành lập tổ thu gom rác thải Tuy nhiên, việc quản lý và chỉ đạo thực hiện ở một số địa phương còn gặp nhiều vướng mắc, dẫn đến việc thu gom rác thải không hiệu quả Việc thu phí vệ sinh không đủ để chi trả cho chi phí thu gom rác thải, khiến ngân sách địa phương phải bù lỗ Thêm vào đó, một số địa phương chưa quản lý tốt điểm tập kết rác thải, gây mất mỹ quan đô thị.
Tình trạng ngập úng và gây ô nhiễm môi trường cục bộ vẫn còn xảy ra tại một số tuyến đường thôn, khu dân cư tập trung do nước thải sinh hoạt và nước mưa.
Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đi vào hoạt động sản xuất có phát sinh mùi hôi đặc trưng nhưng chưa có quy định cụ thể về giám sát mùi hôi dẫn đến khó khăn trong việc kiểm tra, xử lý.
Chưa có quy định cụ thể về hoạt động chăn nuôi trong khu dân cư trên địa bàn tỉnh, dẫn đến tình trạng chăn nuôi trong khu dân cư gây bức xúc cho người dân xung quanh.
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố trong những năm qua có những nguyên nhân chủ quan và khách quan đó là:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HOÀ BÌNH, TỈNH HOÀ BÌNH
Phương hướng, mục tiêu
Mục tiêu tổng quát: Ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, phục hồi và từng bước nâng cao chất lượng môi trường, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu cụ thể: Thực hiện các mục tiêu của Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia và Đề án Tổng thể bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình định hướng đến năm 2025; đồng thời phấn đấu đạt được 3 mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất: Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm
Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi của tỉnh; 60% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải áp dụng công nghệ sạch hoặc lắp đặt hệ thống thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam; 40% cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy phép đạt tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam hoặc ISO 14001; có thùng đựng rác tập trung và phân loại rác thải đầu nguồn (30% đối với khu vực nông thôn, 70% đối với các khu công nghiệp, 100% đối với các khu du lịch, 70% các khu vực đô thị và công cộng khác); có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam (100% đối với các đô thị lớn và 30% đối với các đô thị vừa và nhỏ, 50% đối với các khu công nghiệp, 30% đối với các khu du lịch, 40% đối với các cơ sở y tế); thu gom và xử lý chất thải rắn (50% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, 40% chất thải y tế, 50% chất thải nguy hại khác); thực hiện các khoá học nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đối với cộng đồng (70% các nhà máy, xí nghiệp, trường học; 30% dân số nông thôn)
Thứ hai: Cải thiện về chất lượng môi trường
Cải tạo 40% các hồ, đoạn sông trên địa bàn tỉnh đang bị suy thoái, nâng cao một bước về chất lượng nước; 80% dân số đô thị và 50% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 90% tại các khu đô thị và 70% tại các khu công nghiệp được trồng cây xanh trong các khuôn viên.
Thứ ba: Bảo đảm cân bằng sinh thái, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên
Phục hồi cải thiện 50% diện tích khai thác khoáng sản, hệ sinh thái bị phá hủy Bảo vệ 80% khu du lịch, nhà nghỉ Cải tạo 20% diện tích đất ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật Khoanh nuôi phục hồi 900ha rừng Trồng mới 4000ha rừng, ưu tiên rừng nguyên liệu giấy và rừng phòng hộ.
Thứ nhất: Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm
100% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải áp dụng công nghệ sạch hoặc lắp đặt hệ thống thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy phép đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc ISO 14001; phấn đấu có thùng đựng rác tập trung và phân loại rác thải đầu nguồn (80% đối với khu vực nông thôn, 100% đối với các khu công nghiệp, 100% đối với các khu du lịch, 100% các khu vực đô thị và công cộng khác); có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam (100% đối với các đô thị vừa và nhỏ, 100% đối với các khu công nghiệp, 100% đối với các khu du lịch, 100% đối với các cơ sở y tế); thu gom và xử lý chất thải rắn (100% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, 100% chất thải y tế, 100% chất thải nguy hại khác); thực hiện các khoá học nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đối với cộng đồng (100% các nhà máy, xí nghiệp, trường học; 90% dân số nông thôn)
Thứ hai: Cải thiện về chất lượng môi trường
Đến năm 2030, 100% hồ, đoạn sông bị suy thoái sẽ được cải tạo, đảm bảo chất lượng nước các hồ đạt chuẩn du lịch, các sông đạt chuẩn nuôi trồng thủy hải sản 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh Toàn bộ khu đô thị và khu công nghiệp sẽ có cây xanh trong khuôn viên.
Thứ ba: Bảo đảm cân bằng sinh thái, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên
Phục hồi cải tạo 100% các khu vực khai thác khoáng sản, 80% các hệ sinh thái đang bị phá huỷ và 100% các khu du lịch, nhà nghỉ không tiêu thụ động thực vật quý hiếm; phục hồi và cải tạo 100% diện tích đất đang bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và đá ong hoá.
- Đến năm 2025, định hướng 2025: Sẽ tập trung vào 5 chương trình hành động chính:
+ Giáo dục và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường;
+ Hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm;
+ Bảo vệ môi trường khu, cụm công nghiệp;
+ Bảo vệ môi trường khu vực đô thị, du lịch;
+ Bảo vệ môi trường khu vực nông thôn.
Nhiệm vụ và giải pháp
Để đạt được mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và Chương trình hành động nêu trên, trong suốt thời kỳ từ nay đến năm 2025, cần tập trung thực hiện:
Thứ nhất: Về cơ chế, chính sách
Xây dựng cơ chế chính sách cụ thể về đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường đối với các vùng, khu vực, đặc biệt là khu vực nông thôn; cơ chế hỗ trợ vốn cho các hoạt động bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân; cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường; hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quy chuẩn kỹ thuật môi trường của tỉnh; điều chỉnh, bổ sung nội dung về bảo vệ môi trường chưa phù hợp đối với các văn bản quy phạm pháp luật của các chuyên ngành liên quan trên địa bàn tỉnh; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải; các mẫu hình tiêu thụ tiết kiệm, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
Thứ hai: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
Phổ biến, quán triệt các chủ trương về bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực truyền thông môi trường trong các cơ quan quản lý Phối hợp các tổ chức, đoàn thể trong hoạt động truyền thông; xây dựng phong trào bảo vệ môi trường toàn dân, hình thành các điển hình tiên tiến Chú trọng xây dựng hương ước, quy định bảo vệ môi trường; phát triển các mô hình cộng đồng dân cư tự quản trong bảo vệ môi trường.
Thứ ba: Nâng cao năng lực quản lý môi trường
Kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống quản lý về tài nguyên và môi trường ở các cấp, đặc biệt là ở cấp thành phố và xã; tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ môi trường; xây dựng và hình thành chức năng quản lý môi trường ở các ngành, các lĩnh vực liên quan; tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về quản lý môi trường cho cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở, cán bộ làm công tác chuyên môn; tăng cường các hoạt động phối hợp thanh, kiểm tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển; kịp thời điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển ngành, lĩnh vực hiện chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; đẩy mạnh các hoạt động giám sát, kiểm soát ô nhiễm, quan trắc, tăng cường chất lượng và tần suất kiểm soát ô nhiễm, quan trắc môi trường.
Thứ tư: Tăng cường nguồn lực tài chính, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường
Phân định rõ các nội dung chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, tăng tỷ lệ đầu tư cho bảo vệ môi trường từ nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh đảm bảo các thực hiện các mục tiêu đề ra; xây dựng cơ chế, chính sách và biện pháp cụ thể để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường; huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư; đa dạng hoá các loại hình hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân; có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện các dịch vụ bảo vệ môi trường.
Thứ năm: Đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải
Tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện; nâng cao chất lượng các hoạt động quan trắc, kiểm soát ô nhiễm; xây dựng và triển khai thực hiện các đề án bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông, các vùng đất ngập nước quan trọng; quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường đô thị, nông thôn, khu công nghiệp; tăng cường đầu tư cho các cơ sở thu gom, xử lý, tái chế chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại, chất thải y tế; đẩy mạnh các hoạt động quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; xử lý chất thải làng nghề, chất thải chăn nuôi.
Thứ sáu: Bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp
Quy hoạch khu, cụm công nghiệp phải được gắn với quy hoạch bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tăng cường tổ chức các hoạt động sau thẩm định đánh giá tác động môi trường ở các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường của các khu, cụm công nghiệp; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ môi trường, công nghệ sạch, thân thiện môi trường; phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; xây dựng và nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp.
Thứ bảy: Bảo vệ môi trường đô thị và khu du lịch
Thực hiện các biện pháp nhằm thu gom và xử lý toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị lớn; xây dựng và tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tiếng ồn, khí thải từ các phương tiện giao thông, từ các hoạt động xây dựng; bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh, mặt nước đô thị nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái; xử lý nghiêm các phá hoại cảnh quan, cây xanh, các hành vi gây ô nhiễm môi trường các khu du lịch, danh thắng; xây dựng tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng nghĩa trang, các công trình đô thị bảo đảm các yêu cầu về môi trường sinh thái, cảnh quan môi trường, bảo tồn di sản văn hoá.
Thứ tám: Bảo vệ môi trường nông thôn Đảm bảo các nguồn lực về tài chính cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ HòaBình trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm; quy hoạch phát triển làng nghề tập trung, trang trại chăn nuôi tập trung đảm bảo các yếu tố về môi trường; xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề; hỗ trợ và phổ biến kỹ thuật trong sử dụng nước sạch, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; khuyến khích các hình thức mai táng hợp vệ sinh; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng hoá chất trong canh tác, bảo quản, chế biến hàng nông sản, thủy hải sản; quy hoạch phát triển làng nghề, cụm công nghiệp, cụm kinh tế - xã hội, các trang trại chăn nuôi tập trung đảm bảo các tiêu chí về môi trường; xây dựng và phổ biến các mô hình sản xuất sạch, thân thiện môi trường trong nông nghiệp, mô hình các làng kinh tế - sinh thái; ngăn chặn tình trạng suy thoái và sa mạc hoá; sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất.
Giải pháp khác
Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy cho không khí và hấp thụ khí cacbon, góp phần giảm thiểu xói mòn đất và duy trì hệ sinh thái cân bằng Bên cạnh đó, cây xanh còn tạo ra bầu không khí trong lành giúp cải thiện sức khỏe con người Do vậy, khuyến khích trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để tận hưởng những lợi ích tuyệt vời này và bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế chặt phá rừng bừa bãi.
Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
Thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não Vì vậy, nên sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát dịch hại.
Sử dụng năng lượng sạch
Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện (TV, quạt, sạc điện thoại, máy tính…) Hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện Do đó, tốt hơn hết, các bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.
Giảm sử dụng túi nilông
Bạn có tin rằng các túi ni lông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.
Hạn chế sử dụng túi ni lông và đồ nhựa để bảo vệ môi trường
Tận dụng ánh sáng mặt trời
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch và vô hạn, mang lại hiệu suất cao trong thời gian dài Việc sử dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm Bên cạnh đó, ưu tiên sử dụng sản phẩm tái chế cũng là một giải pháp bền vững giúp bảo vệ môi trường.
Sử dụng giấy tái chế là cách hiệu quả để bảo vệ rừng Quá trình sản xuất giấy tẩy trắng gây ô nhiễm nguồn nước, vì vậy hãy ưu tiên sử dụng giấy tái chế hoặc giấy không tẩy trắng Đây là những lựa chọn thân thiện với môi trường giúp giảm lượng chất thải thải ra và bảo vệ các hệ sinh thái rừng quan trọng.
Tái chế là một giải pháp hữu hiệu để giảm lượng rác chở đến bãi rác, từ đó làm giảm phát thải khí metan - một loại khí nhà kính góp phần đáng kể vào biến đổi khí hậu Bằng cách tái chế nhiều nhất có thể, chúng ta có thể ngăn chặn khí metan rò rỉ vào khí quyển khi rác thải hữu cơ phân hủy trong bãi rác.
Trước đây khi khoa học còn chưa được mở rộng phát triển thì áp dụng khoa học kĩ thuật vào còn nhiều hạn chế nhưng giờ đây khoa học phát triển, nhiều thiết bị thân thiện môi trường và làm giảm ô nhiễm Như sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện làm giảm tiêu thụ điện năng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên sản xuất ra điện Hay các thiết bị có thể tái chế sử dụng để giảm lượng rác thải cho môi trường sống của con người.
Trong chương 3 tôi đã đưa ra được phương hướng, nhiệm vụ cũng như giải pháp phát triển công tác bảo vệ môi trường tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình Có thể thấy công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh Hòa Bình đang ngày càng được chú trọng,đầu tư tâm sức và phát triển, đảm bảo sự cân bằng sinh học giữa con người với tự nhiên Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố nói chung và địa bàn tỉnh nói riêng Tuy đây chỉ là một số giải pháp tạm thời mang tính chủ quan,nhưng cũng góp phần nào đó cải thiện sự phát triển công tác bảo vệ môi trường tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.