SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với biểu tượng toán cho trẻ 3 tuổi trường Mầm Non Giáo TiênSKKN Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với biểu tượng toán cho trẻ 3 tuổi trường Mầm Non Giáo Tiên xây dựng chương trình và nội dung tôi căn cứ vào đặc điểm và nhận thức của trẻ. Từ kế hoạch đã được chuẩn bị ,trước hết tôi nghiên cứu kỹ nội dung của bài dạy và bám sát vào đó để soạn giáo án chu đáo nhằm đạt được kết quả của mục tiêu đề ra. Sắp xếp nội dung từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp. *Ưu điểm: Đảm bảo đúng và đủ nội dung theo chương trình, giáo án đã xây dựng. Khi tiến hành giờ dạy tôi thực hiện đúng phương pháp. Và đúng theo giáo án đã lên . *Nhược điểm: Tiết học thường rất buồn và trầm trẻ chưa thật sự hứng thú và ghi nhớ được kiến thức của bài học. Giáo viên chọn nội dung hoạt động chưa dựa trên sự quan tâm,hứng thú của trẻ,chưa tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội tham gia tích cực, trẻ chưa được hình thành và rèn luyện các thao tác tư duy: như so sánh, tổng hợp,phân tích, khái quát hóa.. Hình thức tổ chức đơn điệu, nhàm chán chưa lôi cuốn được trẻ. Giáo viên còn áp đặt trẻ phải theo hình thức mà mình đã tổ chức . Giải pháp 2: Chuẩn bị chu đáo, đầy đủ đồ dùng. Tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng.Trẻ có khả năng nhận biết được 1số biểu tượng toán thông qua việc tri giác trực tiếp. Nên tôi rất chú trọng tới việc chuẩn bị đồ dùng để trẻ hoạt động. Trong tất cả các giờ hoạt động toán trẻ đều có đồ dùng để trẻ học tập. Đa số tôi sử dụng xốp, vải dạ để ken, cắt hình con vật, bông hoa... đồ dùng phù hợp với chủ đề và tiết học. Lựa chọn không gian hoạt động của trẻ, tôi thường tiến hành trong lớp học. *Ưu điểm: Trẻ có đầy đủ đồ dùng để tham gia hoạt động. Đồ dùng đẹp, màu sắc bắt mắt trẻ hứng thú * Hạn chế của giải pháp cũ. Những tồn tại cần khắc phục Giáo viên chưa sáng tạo trong việc tận dụng nguyên vật liệu thiên nhiên và nguyên vật liệu phế thải .Mất nhiều thời gian làm đồ dùng học tập mà chỉ sử dụng được trong 1 tiết học. Trong quá trình tham gia hoạt động trẻ chưa được tìm tòi, khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực họat động. Hoạt động làm quen với biểu tượng toán của trẻ chưa phong phú, hấp dẫn. Trẻ chưa được tạo nhiều cơ hội tham gia hoạt động để kích thích và phát huy kỹ năng thao tác tư duy Hình Thức tổ chức của giáo viên còn hạn chế và chưa linh hoạt, chưa kích thích được sự hứng thú tham gia hoạt động,trẻ chưa khắc sâu được kiến thức. Môi trường toán học và đồ dùng trực quan chưa sáng tạo Năm học 2023-2024, lớp 3 tuổi A với tổng số trẻ là 25 trẻ khi cho trẻ làm quen với biểu tượng toán tôi thu được kết quả khảo sát như sau: Nội dung Trẻ đạt Tỷ lệ Trẻ chưa đạt Tỷ lệ Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 8/25 32% 17/25 68% Trẻ có 1 số biểu tượng ban đầu về tập hợp- số lượng và chữ số - phép đếm 8/25 32% 17/25 68% Trẻ có 1 số biểu tượng về kích thước, hình dạng 8/25 32% % 17/25 68 % Trẻ có 1 số biểu tượng về định hướng trong không gian và thời gian 6/25 24% 19/25 76% Trẻ có kỹ năng thao tác tư duy 6/25 24% 19/25 76% Từ những giải pháp cũ, tôi còn tìm tòi các kinh nghiệm qua sách, báo, intennet và học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp để tự trau dồi thêm những kiến thức cho mình .Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và nhu cầu của trẻ để từ đó tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ hoạt động làm quen với biểu tượng toán đạt kết quả tốt hơn, tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với biểu tượng toán cho trẻ 3 tuổi A trường mầm non Gia Tiến” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2023– 2024. 2.Các giải pháp mới cải tiến Giải pháp 1: Xây dựng môi trường toán học lấy trẻ làm trung tâm phát huy khả năng tư duy, tính tích cực chủ động của trẻ Ngay từ chủ đề đầu tiên của năm học tôi đã tích cực chủ động trong công tác xây dựng môi trường giáo dục ở nhóm lớp bao gồm xây dựng môi trường trong lớp học và ngoài lớp học phù hợp với sự phát triển của trẻ. Xây dựng môi trường toán học. Bố trí không gian. Thiết kế môi trường hoạt động thu hút sự chú ý và kích thích sự tìm tòi của trẻ bằng cách trang trí, bố trí lớp học tôi luôn đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ và an toàn, tạo điều kiện để trẻ hình thành được 1 số biểu tương toán ban đầu về: số lượng,phép đếm, hình dạng, kích thước, định hướng trong không gian và xác định về thời gian. Do vậy khi thiết kế góc học tập cho trẻ chơi tôi sử dụng nhiều nguyên vật liệu. Tôi sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ dễ tìm, dễ lấy và dễ sử dụng. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi trong góc đa dang, phong phú và bắt mắt để tạo cảm giác mới lạ, kích thích sự hứng thú của trẻ: Khu vực hoạt động có sự sắp xếp, trang trí màu sắc hài hòa, phù hợp có bảng ký hiệu, chỉ dẫn để trẻ dễ dàng nhận ra. Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, nguyên vật liệu được lựa chọn và sử dụng đa dạng, linh hoạt, kích thích sự phát triển của trẻ. Mọi đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, nguyên vật liệu phải tuyệt đối an toàn có kết cấu phù hợp với thể chất và tâm lý trẻ; Đồ dùng, đồ chơi có tính mở, kích thích hứng thú của trẻ, chúng tôi thường xuyên thay đổi và bổ sung đồ dùng, đồ chơi mới phù hợp với mục tiêu chủ đề và ý thích của trẻ tạo cho trẻ sự mới mẻ, hấp dẫn kích thích trẻ khám phá, tìm tòi; Thường xuyên theo dõi quan sát cách trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để có kế hoạch và biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ. Trang trí góc toán steam hợp lý phù hợp với môi trường và không gian là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ. Đây là phương pháp học tập hiệu quả, giúp trẻ khám phá, kích thích sự sáng tạo và thực hiện những thử nghiệm mới để tiếp cận gần hơn với thời đại công nghệ số. (Có hình ảnh minh họa bên dưới phần phụ lục) Để hình thành các biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ. Tôi cũng chú ý tới việc xây dựng môi trường ngoài lớp học Ví dụ như trang trí hành lang, cầu thang, sân trường… theo hướng trải nghiệm nhằm tạo cơ hội cho trẻ học tập vui chơi dưới nhiều hình thức khác nhau. Tạo cơ hội và duy trì sự hứng thú say mê của trẻ, phát triển thái độ tích cực của trẻ đối với việc học toán. (Có hình ảnh minh họa bên dưới) Giải pháp 2: Tạo sự hứng thú cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán. Để gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động thì người giáo viên cần phải tìm tòi những cách thức mới, những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn. Điều đó muốn nói đến khả năng ứng xử của người giáo viên cũng như ngôn ngữ và phong cách đứng lớp thật tự tin, dí dỏm, vui vẻ, ngộ nghĩnh gây sự chú ý của trẻ vào hoạt động. Ví dụ: Khi dạy trẻ về kích thức to – nhỏ. Chủ đề thế giớ động vật. Tôi kể cho trẻ nghe chuyện 2 anh em gấu con cùng chơi trò chơi chui qua cổng và đưa ra tình huống gấu em nhỏ hơn nên gấu anh nhường cho gấu em chui qua cổng trước, gấu em thì chui qua rất dễ dàng, còn gấu anh thì loay hoay mãi mà không chui qua được. Để trẻ suy nghĩ vì sao gấu anh không chui qua được cổng? Gấu em lại chui qua cổng dễ dàng. Như vậy nội dung bài học đưa ra rất tự nhiên và trẻ hào hứng tìm hiểu, giải quyết. Trong một tiết hoạt động làm quen với toán tôi thường thiết kế giáo án theo hình thức tổ chức chương trình học mà chơi, c
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG
CỦA SÁNG KIẾN CƠ SỞ Tên sáng kiến:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với biểu tượng toán
cho trẻ 3 tuổi A trường mầm non Gia Tiến
Tác giả: Trần Thị Nga Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Gia Tiến
Gia Tiến, tháng 05 năm 2024
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG
CỦA SÁNG KIẾN CƠ SỞ Tên sáng kiến:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với biểu tượng toán
cho trẻ 3 tuổi A trường mầm non Gia Tiến
Tác giả: Trần Thị Nga Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Gia Tiến
Gia Tiến, tháng 05 năm 2024
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét sáng kiến trường Mầm non Gia Tiến
STT Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo
ra sáng kiến (ghi
rõ đối với từng đồng tác giả (nếu có)
Chữ ký của tác giả
1 Trần Thị Nga 17/11/1987
Trường mầm non Gia Tiến
Giáo viên
Đại học sư phạm mầm non
100%
Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với biểu tượng toán cho trẻ 3 tuổi A trường mầm non Gia Tiến
I Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng.
*Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến:" Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với biểu tượng toán cho trẻ 3 tuổi A trường mầm non Gia Tiến”
* Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến áp dụng trong lĩnh vực phát triển nhận thức
* Vấn đề sáng kiến giải quyết được:
Xây dựng môi trường toán học trong và ngoài lớp phong phú đa dạng Trẻ học toán bằng trải nghiệm để tiếp thu kiến thức 1 cách dễ ràng không bị học vẹt
Hình thức truyền đạt 1 cách sáng tạo, linh hoạt, nhẹ nhàng, bằng chơi mà học phù hợp với tâm lý trẻ Ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp steam phù hợp với xu thế phát triển
Sáng tạo đồ dùng dạy học nên trẻ thật sự bị lôi cuốn vào hoạt động Phát huy được khả năng tư duy của trẻ, phát hiện được những trẻ có khả năng tư duy toán học để bồi dưỡng
Trang 4Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ, phụ huynh tích cực tham gia cùng cô giáo trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Tin tưởng ủng hộ nhà trường trong mọi hoạt động
II Nội dung
a.Giải pháp cũ thường làm.
Giải pháp 1: Tiến hành hoạt động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán đúng kế hoạch đã xây dựng theo ngân hàng hoạt động của kế hoạch năm học
Khi xây dựng chương trình và nội dung tôi căn cứ vào đặc điểm và nhận thức của trẻ Từ kế hoạch đã được chuẩn bị ,trước hết tôi nghiên cứu kỹ nội dung của bài dạy và bám sát vào đó để soạn giáo án chu đáo nhằm đạt được kết quả của mục tiêu đề ra Sắp xếp nội dung từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp
*Ưu điểm: Đảm bảo đúng và đủ nội dung theo chương trình, giáo án đã xây
dựng Khi tiến hành giờ dạy tôi thực hiện đúng phương pháp Và đúng theo giáo án
đã lên
*Nhược điểm: Tiết học thường rất buồn và trầm trẻ chưa thật sự hứng thú và
ghi nhớ được kiến thức của bài học Giáo viên chọn nội dung hoạt động chưa dựa trên sự quan tâm,hứng thú của trẻ,chưa tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội tham gia tích cực, trẻ chưa được hình thành và rèn luyện các thao tác tư duy: như so sánh, tổng hợp,phân tích, khái quát hóa
Hình thức tổ chức đơn điệu, nhàm chán chưa lôi cuốn được trẻ Giáo viên còn
áp đặt trẻ phải theo hình thức mà mình đã tổ chức
Giải pháp 2: Chuẩn bị chu đáo, đầy đủ đồ dùng.
Tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng.Trẻ có khả năng nhận biết được 1số biểu tượng toán thông qua việc tri giác trực tiếp Nên tôi rất chú trọng tới việc chuẩn bị đồ dùng để trẻ hoạt động Trong tất cả các giờ hoạt động toán trẻ đều có
đồ dùng để trẻ học tập Đa số tôi sử dụng xốp, vải dạ để ken, cắt hình con vật, bông hoa đồ dùng phù hợp với chủ đề và tiết học Lựa chọn không gian hoạt động của trẻ, tôi thường tiến hành trong lớp học
*Ưu điểm:
Trẻ có đầy đủ đồ dùng để tham gia hoạt động Đồ dùng đẹp, màu sắc bắt mắt trẻ hứng thú
* Hạn chế của giải pháp cũ Những tồn tại cần khắc phục
Giáo viên chưa sáng tạo trong việc tận dụng nguyên vật liệu thiên nhiên và nguyên vật liệu phế thải Mất nhiều thời gian làm đồ dùng học tập mà chỉ sử dụng được trong 1 tiết học Trong quá trình tham gia hoạt động trẻ chưa được tìm tòi, khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực họat động Hoạt động làm quen với biểu tượng toán của trẻ chưa phong phú, hấp dẫn
Trẻ chưa được tạo nhiều cơ hội tham gia hoạt động để kích thích và phát huy
kỹ năng thao tác tư duy
Trang 5Hình Thức tổ chức của giáo viên còn hạn chế và chưa linh hoạt, chưa kích thích được sự hứng thú tham gia hoạt động,trẻ chưa khắc sâu được kiến thức
Môi trường toán học và đồ dùng trực quan chưa sáng tạo
Năm học 2023-2024, lớp 3 tuổi A với tổng số trẻ là 25 trẻ khi cho trẻ làm quen với biểu tượng toán tôi thu được kết quả khảo sát như sau:
Trẻ hứng thú tham gia hoạt
Trẻ có 1 số biểu tượng ban
đầu về tập hợp- số lượng và
chữ số - phép đếm
Trẻ có 1 số biểu tượng về
Trẻ có 1 số biểu tượng về
định hướng trong không gian
và thời gian
Trẻ có kỹ năng thao tác tư
Từ những giải pháp cũ, tôi còn tìm tòi các kinh nghiệm qua sách, báo, intennet
và học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp để tự trau dồi thêm những kiến thức cho mình Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và nhu cầu của trẻ
để từ đó tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ hoạt động
làm quen với biểu tượng toán đạt kết quả tốt hơn, tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với biểu tượng toán cho trẻ 3 tuổi A trường mầm non Gia Tiến” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2023–
2024
2.Các giải pháp mới cải tiến
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường toán học lấy trẻ làm trung tâm phát huy khả năng tư duy, tính tích cực chủ động của trẻ
Ngay từ chủ đề đầu tiên của năm học tôi đã tích cực chủ động trong công tác xây dựng môi trường giáo dục ở nhóm lớp bao gồm xây dựng môi trường trong lớp học và ngoài lớp học phù hợp với sự phát triển của trẻ
Xây dựng môi trường toán học Bố trí không gian Thiết kế môi trường hoạt động thu hút sự chú ý và kích thích sự tìm tòi của trẻ bằng cách trang trí, bố trí lớp học tôi luôn đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ và an toàn, tạo điều kiện để trẻ hình
thành được 1 số biểu tương toán ban đầu về: số lượng,phép đếm, hình dạng, kích
thước, định hướng trong không gian và xác định về thời gian Do vậy khi thiết kế góc học tập cho trẻ chơi tôi sử dụng nhiều nguyên vật liệu Tôi sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ dễ tìm, dễ lấy và dễ sử dụng Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi trong góc đa dang, phong phú và bắt mắt để tạo cảm giác mới lạ, kích thích sự hứng thú của trẻ:
Trang 6Khu vực hoạt động có sự sắp xếp, trang trí màu sắc hài hòa, phù hợp có bảng ký hiệu, chỉ dẫn để trẻ dễ dàng nhận ra Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, nguyên vật liệu được lựa chọn và sử dụng đa dạng, linh hoạt, kích thích sự phát triển của trẻ Mọi đồ dùng,
đồ chơi, trang thiết bị, nguyên vật liệu phải tuyệt đối an toàn có kết cấu phù hợp với thể chất và tâm lý trẻ; Đồ dùng, đồ chơi có tính mở, kích thích hứng thú của trẻ, chúng tôi thường xuyên thay đổi và bổ sung đồ dùng, đồ chơi mới phù hợp với mục tiêu chủ đề và ý thích của trẻ tạo cho trẻ sự mới mẻ, hấp dẫn kích thích trẻ khám phá, tìm tòi; Thường xuyên theo dõi quan sát cách trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để có kế hoạch và biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ
Trang trí góc toán steam hợp lý phù hợp với môi trường và không gian là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ Đây là phương pháp học tập hiệu quả, giúp trẻ khám phá, kích thích sự sáng tạo và thực hiện những thử nghiệm mới để tiếp cận gần hơn với thời đại công nghệ số
(Có hình ảnh minh họa bên dưới phần phụ lục)
Để hình thành các biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ Tôi cũng chú ý tới việc xây dựng môi trường ngoài lớp học Ví dụ như trang trí hành lang, cầu thang, sân trường… theo hướng trải nghiệm nhằm tạo cơ hội cho trẻ học tập vui chơi dưới nhiều hình thức khác nhau Tạo cơ hội và duy trì sự hứng thú say mê của trẻ, phát triển thái độ tích cực của trẻ đối với việc học toán
(Có hình ảnh minh họa bên dưới)
Giải pháp 2: Tạo sự hứng thú cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán.
Để gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động thì người giáo viên cần phải tìm tòi những cách thức mới, những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn Điều đó muốn nói đến khả năng ứng xử của người giáo viên cũng như ngôn ngữ và phong cách đứng lớp thật tự tin, dí dỏm, vui vẻ, ngộ nghĩnh gây sự chú ý của trẻ vào hoạt động
Ví dụ: Khi dạy trẻ về kích thức to – nhỏ Chủ đề thế giớ động vật Tôi kể cho
trẻ nghe chuyện 2 anh em gấu con cùng chơi trò chơi chui qua cổng và đưa ra tình huống gấu em nhỏ hơn nên gấu anh nhường cho gấu em chui qua cổng trước, gấu
em thì chui qua rất dễ dàng, còn gấu anh thì loay hoay mãi mà không chui qua được Để trẻ suy nghĩ vì sao gấu anh không chui qua được cổng? Gấu em lại chui qua cổng dễ dàng Như vậy nội dung bài học đưa ra rất tự nhiên và trẻ hào hứng tìm hiểu, giải quyết
Trong một tiết hoạt động làm quen với toán tôi thường thiết kế giáo án theo hình thức tổ chức chương trình học mà chơi, chơi mà học cũng có thể tích hợp lồng ghép các bài hát hay những bài thơ, câu đố hoặc trò chơi cùng trẻ để làm cho giờ hoạt động diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn Chuyển tiếp các hoạt động 1 cách linh hoạt, chú ý xen kẽ động tĩnh tránh cho trẻ sự nhàm chán khi hoạt động
Trang 7Ví dụ khi tổ chức trò chơi “Gà mái đẻ trứng” tôi cho trẻ kẹp những viên sỏi vào giữa 2 lòng bàn tay, khi cô vỗ tay 1 nhịp trẻ sẽ thả 1 viên sỏi vào rổ số 1, cô vỗ tay 2 nhịp trẻ sẽ thả 1 viên sỏi vào rổ số 2, cứ như vậy cô cho trẻ đếm kiểm tra kết quả số viên sỏi ở 2 rổ, và gộp rổ 1, rổ 2 lại xem có tất cả bao nhiêu viên sỏi
Ví dụ tết học: Đến đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng Nhận biết số 3
Tiết học được thiết kế theo chương trình: Bé vui học toán” chương trình trải
qua 3 phần chơi: Phần thứ nhất: “Siêu thị vui nhộn”: Ôn đếm đến 2: Phần thứ 2: Ai
thông minh hơn qua: Nhận biết các nhóm có 3 đối tượng Nhận biết số 3 Phần thứ 3: Chung sức: Tổ chức trò chơi để củng cố lại tiết học.trò chơi động: Thi xem đội nào nhanh và trò chơi tĩnh: bé khéo tay
Trong các tiết học làm quen với toán tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin cho việc giảng bài của mình Ví dụ: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong chủ điểm động vật tôi đưa ra nhóm con gà trống thì lần lượt các con gà được xuất hiện trên màn hình các hiệu ứng, âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh động làm trẻ hứng thú từ đó gây được sự chú ý với trẻ hơn Thiết kế 1 số trò chơi hay, giáo án điện tử trên phần mềm Powerpoint nhằm củng cố biểu tượng Toán cho trẻ như: Trò chơi:
Ô cửa bí mật (Khi ô cửa mở ra trẻ phải biết được trong ô cửa đó có số lượng đồ dùng là mấy?) Trò chơi: Nhà nông thi tài (Tôi thiết kế các mẫu vườn trồng các loại rau củ khác nhau, trẻ sẽ thi đua thêm, bớt số lượng rau củ trong vườn để bằng
số lượng rau, củ theo yêu cầu của cô…
(Có hình ảnh minh họa bên dưới)
Giải pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan đa dạng phong phú Đặc biệt các
đồ vật có sẵn trong tự nhiên và gần gũi với trẻ các nguyên vật liệu dễ tìm, dễ thấy, dễ sử dụng.
Nhận thức được tầm quan trọng của sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, nguyên liệu phế thải nên tôi đã chú trọng đến việc sử dụng nguyên vật liệu này làm
đồ dùng cho trẻ học tập.Sưu tầm, tận dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có, dễ tìm ở địa phương, rẻ tiền và gần gũi với trẻ và nguyên vật liệu phế thải như: hạt gốc, hạt lạc, lá cây, sỏi, sách báo cũ, len, vỏ chai, lọ, lá khô, rơm, bẹ chuối, ống hút, nắp chai, nút áo… nguyên liệu thiên nhiên đó đều đảm bảo về nội dung, màu sắc, sự an toàn và sử dụng được, để trẻ hoạt động
Ví dụ: Dùng lá cây, sỏi, hạt gấc để hình thành biểu tượng về số lượng và phép đếm Dùng cành cây khô, ống hút để hình thành về biểu tượng chiều cao và
độ lớn Dùng các nút chai, hộp sữa để hình thành biểu tượng về hình học…
Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, có sáng tạo và thường xuyên thay đổi đồ dùng kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ tạo cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động và khắc sâu kiến thức cho trẻ
Trang 8Ví dụ: Khi dạy trẻ đếm đến 2 nhận biết nhóm có 2 đôí tượng Nhận biết số 2.Tôi sẽ yêu cầu trẻ tự chuẩn bị đồ đùng như sau: 2 viên sỏi, 2 lá cây, 2 hạt gấc, 2 cúc áo Trẻ tự do chon đồ dùng học tập để hoạt động
(Có hình ảnh minh họa bên dưới)
Giải pháp 4: Lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động khác Ứng dụng steam vào hoạt động phát huy tính tích cực sáng tạo và khả năng tư duy của trẻ để hình thành biểu tượng toán học vận dụng vào thực tiễn
Ngoài giờ học làm quen với toán tôi cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán ở mọi lúc, mọi nơi như giờ hoạt động tạo hình tôi cho trẻ vẽ thêm,tô màu, các nhóm đối tượng có số lượng đã cho Hoặc định hướng trong không gian trên-dưới, trước-sau, trái-phải tô màu theo yêu cầu
Hình thành biểu tượng toán cho trẻ tôi tích hợp vào hoạt động ngoài trời Ví dụ hoạt động học: Làm quen với toán chủ đề thực vật, so sánh chiều cao của 2 đối tượng Sau khi cung cấp kiến thức cho trẻ trong giờ hoạt động học thì ở hoạt động ngoài trời có thể kết hợp trong hoạt động quan sát và so sánh chiều cao của 2 cây
xanh
Tích hợp trong hoạt động âm nhạc: Dạy múa “Múa cho mẹ xem” cho trẻ đếm nhận biết mỗi bàn tay có mấy ngón, hai bàn tay có tất cả bao nhiêu ngón Hoặc trong phần trò chơi âm nhạc: cho trẻ đếm, nhận biết số bạn chơi trò chơi và số vòng để chơi trò chơi, so sánh số bạn chơi với số vòng xem số nào nhiều hơn? số nào ít hơn? Tích hợp trong hoạt động làm quen môi trường xung quanh: Trong giờ tìm hiểu về các giác quan,cho trẻ đếm có bao nhiêu giác quan trên cơ thể người và, gắn chữ số tương ứng với số giác quan trẻ đếm được Tích hợp trong giờ hoạt động thể dục: Cho trẻ tập hợp đội hình vòng tròn, tập hợp đội 4 hàng dọc, 3 hàng ngang
Các hình thức tổ chức theo hướng steam luôn kích thích được sự tìm tòi học hỏi ở trẻ, đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động đa dạng phong phú luôn đảm bảo an toàn phù hợp với độ tuổi, kích thích được sự hứng thú ở trẻ thông qua trò chơi có lồng ghép các nhiệm vụ học tập, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, dễ dàng Trong hoạt động hình thành biểu tượng toán về số lượng, phép đếm tôi thường sử dụng trò chơi học tập giúp trẻ ôn luyện củng cố kiến thức đã học Bên cạnh đó tôi còn tổ chức cho trẻ chơi trải nghiệm tại các góc chơi và điều quan trọng đó là giáo viên không còn truyền đạt hướng dẫn một chiều cụ thể như sau:
Ví dụ: Trong hoạt động steam làm món quà tặng cô nhân ngày 20/11 trẻ hiểu về ý nghĩa của ngày 20/11 và biết lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp với món quà mà trẻ sẽ làm như trẻ dự định làm khung ản tặng cô giáo trẻ sẽ cùng bàn bạc với các bạn thống nhất ý kiến của các bạn trong nhóm chọn que kem làm khung ảnh, trẻ
sẽ thiết kế và lên kế hoạch dự kiến sẽ cần bao nhiêu que kem để tạo nên khung ảnh và làm thế nào cho khung ảnh chắc chắn, đứng được Như vậy một lần nữa trẻ được lĩnh
Trang 9hội kiến thức về phép đếm, trẻ biết thêm bớt số lượng que kem trong khung ảnh sao cho khoa học và hợp lý Trẻ rất hào hứng khi được sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên gần gũi đơn giản qua sự sáng tạo của bản thân đã tạo ra những sản phẩm có ý
nghĩa.
Ví dụ: Khi cho trẻ trải nghiệm theo hướng steam làm ngôi nhà, tôi cho trẻ trao đổi thảo luận xem làm ngôi nhà cần bao nhiêu nguyên liệu trẻ được đếm số lượng các nguyên liệu để làm Khi làm ngôi nhà có cửa sổ hình vuông, cửa ra vào hình chữ nhật, mái nhà hình tam giác, tường nhà hình chữ nhật
Giải pháp 5: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh
Ngay từ những ngày đầu năm học mới căn cứ vào nhiệm vụ năm học tôi đã chủ động trong công tác tuyên truyền, tham mưu và phối hợp với ban phụ huynh của lớp xây dựng môi trường hoạt động làm quen với toán cho các con cụ thể :
Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm và trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ, tôi đã tuyên truyền đến các bậc cha mẹ những lợi ích của việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán Trao đổi về khả năng nhận thức của con
em minh để từ đó kết hợp với phụ huynh
Tạo nhóm Zalo hội phụ huynh của lớp, để trao đổi cũng như phối hợp với phụ huynh về các hoạt động học tập của trẻ ở lớp và ở nhà
Tuyên truyền qua bảng thông tin của nhà trường, của lớp bằng nội dung thực hiện
và các hình ảnh Nội dung và hình ảnh tuyên truyền thay đổi thường xuyên phù hợp với chủ đề chủ điểm, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
Nhờ phụ huynh quay video, chụp ảnh các hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở nhà của trẻ gửi cho giáo viên
(có hình ảnh minh họa)
* Kết quả thể hiện qua đánh giá trên trẻ
Các biện pháp mà tôi đã áp dụng vào hoạt động làm quen với toán cho trẻ lớp
3 tuổi A Trường mầm non Gia Tiến bước đầu tôi nhận thấy các biện pháp rất hiệu quả và phù hợp với trẻ và đã đạt được những kết quả cụ thể:
Trẻ hứng thú tham gia hoạt
Trẻ có 1 số biểu tượng ban
đầu về tập hợp- số lượng và
chữ số - phép đếm
Trẻ có 1 số biểu tượng về
Trẻ có 1 số biểu tượng về
định hướng trong không gian
Trang 10và thời gian
Trẻ có kỹ năng thao tác tư
Qua bảng kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng sáng kiến chúng ta nhận thấy số trẻ hứng thú trong hoạt động tăng 60% so với đầu năm Số Trẻ có 1 số biểu tượng ban đầu về tập hợp- số lượng và chữ số - phép đếm tăng 56% so với đầu năm Số Trẻ có 1 số biểu tượng về kích thước, hình dạng tăng 56% so với đầu năm Số Trẻ có 1 số biểu tượng về định hướng trong không gian và thời gian tăng 60% so với đầu năm Số Trẻ có kỹ năng thao tác tư duy tăng 60% so với đầu năm
* Tính mới tính sáng tạo của giải pháp.
Tính mới: Tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo Phát hiện ra những trẻ có năng khiếu toán học để bồi dưỡng
Sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp luyện tập, ứng dụng stem, trải nghiệm, trò chơi…
Thu hút sự quan tâm và đóng góp của phụ huynh
Tính sáng tạo: Hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo nhiều bài hát, bài thơ, hò
vè, nhạc ráp…có nội dung phong phú đa dạng gắn liền với nội dung bài học để khắc sâu các biểu tượng toán cho trẻ, tiết học trở nên nhẹ nhàng không bị khô cứng Giúp trẻ học toán một cách hứng thú hơn phù hợp với nhận thức của trẻ học bằng chơi, chơi mà học
Khéo léo lồng ghép tích hợp các nội dung của bài học vào các hoạt động khác
để khắc sâu kiến thức cho trẻ Giúp trẻ ứng dụng kiến thức toán vào thực tiễn
Sáng tạo trong việc sử dụng đồ dùng trực quan vào hoạt động, tận dụng từ nguyên vật liệu thiên nhiên và vật liệu phế thải…
3 Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được