1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Đông phương học: Dấu vết của văn hóa Ấn Độ trong một số truyện cổ tích Việt Nam

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dấu vết của văn hóa Ấn Độ trong một số truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả Đặng Nhã Văn
Người hướng dẫn PGS.TS Đỗ Thu Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Đông Phương học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 20,53 MB

Nội dung

- Khảo sát một số truyện cô tích của Việt Nam dé tìm ra những dấu vếtcủa văn hoá An Độ trên các mặt môtÍp truyện cổ, biểu tượng văn hoá, nộidung câu chuyện, dấu vết của một số tôn giáo n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG NHÃ VĂN

DAU VET CUA VĂN HOA AN ĐỘ

TRONG MOT SO TRUYEN CO TICH VIET NAM

Luan van thac si Dong phuong hoc

Hà Nội-2010

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DANG NHA VAN

DAU VET CUA VAN HOA AN DO

TRONG MOT SO

TRUYEN CO TICH VIET NAM

Chuyên ngành: Chau Á Học

Mã sô: 60 31 50

Luận văn thạc sĩ Động phương học

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thu Hà

Hà Nội-2010

Trang 3

Mục Lục

Trang

Phần mở đầu 3

Chương 1: Nền tảng mối quan hệ văn hoa 7

giữa Ấn Độ và Việt Nam

1.1 Thời điểm và cách tiếp xúc của hoá Án Độ vào Việt Nam 11

1.1.1 Trước và sát đầu Công Nguyên 111.1.2 Thiên niên kỷ đầu Công Nguyên 161.2 Văn học An Độ va sự anh hưởng 31

của nó tại Việt Nam

Tiểu kết 33Chương 2: Dấu ấn của Phật giáo trong truyện cô tích Viêt Nam 34

2.1 Jataka và Đông Nam A 35

2.2 Sự lan tỏa của Phật thoại 39

2.3 Phật thoại đã được truyền bá vào Việt Nam 42

và được Việt hóa

2.3.1 Métip về các tiền thân của Đức Phật 432.3.2 Mô típ về khả năng kỳ lạ của các con vật 44

2.3.3 Môtíp xử kiện 44 2.3.4 Môtíp hoa sen 45

2.3.5 Môtíp về thuyết quả báo 49

2.3.4 Métip cam dục và diệt dục 55

Tiểu kết 61

Chương 3: Dấu ấn những tôn giáo khác của An Độ 63

trong truyện cô tích Việt Nam

3.1 Môtíp dũng sĩ diệt yêu quái cứu người đẹp 64

Trang 4

3.2 Môtíp giao hợp thiêng 68

3.2.1 Truyện Hỗn Điền - Liễu Diệp 68

3.2.2 Truyện Poh-Inu Nagar 69 3.2.3 Truyện nàng Man Nương 73

3.3 Cac môtÍp từ truyện ngụ ngôn - tiếp thu từ Panchatantra 763.4 Môtíp về luân hồi 833.5 Môtíp về Con rắn 88Tiểu kết 91Kết luận 92

Tài liệu tham khảo 100

Trang 5

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của dé tài

Văn học nói chung và truyện cổ tích nói riêng, là di sản quý báu đối vớimột nước Truyện cô tích dân gian ghi chép lich sử cũng như văn hoá truyềnthống của một dân tộc hoặc một nước nao đó, nên luôn luôn được nhà nước

và nhân dân coi trọng Qua phương thức truyền miệng và văn tự v.v, các

truyện cô tích được giữ lại cho đến nay, nhiều người thuật truyện có thé biết

câu chuyện, nhưng lại không hiểu về nguồn gốc và xuất xứ của chúng Thực

ra, trong quá trình lịch sử phát triển, vì nguyên nhân dân tộc hội nhập, giaolưu và ảnh hưởng lẫn nhau, đặc tính của một dân tộc này rất có thé đã thắm

vào một dân tộc khác, ảnh hưởng tới lối sống sinh hoạt của dân tộc đó Vì

vậy, việc tìm hiểu nguồn gốc của truyện cô tích và khám phá dấu ấn của dântộc khác trong câu chuyện là rất quan trọng và có giá trị dé chúng ta biết đượcnhững thành tô tác động tới hiện trạng sống của dân tộc minh và dé hiểu hơn

về những lối sống và thói quen khác với truyền thống dân tộc

Truyện cô tích Việt Nam vô cùng phong phú đa dạng, không những vì

Việt Nam là một nước có lịch sử lâu dài, mà còn vì trong lịch sử phát triển

của mình, văn hoá Việt Nam đã từng giao thoa kết hợp với nhiều nền văn hoákhác Chưa nói đến sự ảnh hưởng của thực dân Pháp va dé quốc Mỹ đối vớiViệt Nam, văn hoá Trung Quốc và văn hoá An Độ là hai nền văn hoá lớn nỗitiếng cũng đã dé lại dấu ấn của minh tại đất nước này Nhìn bề ngoài, sự ảnhhưởng của An Độ tại Việt Nam hiện nay chủ yếu thé hiện rõ rang ở miền

Trung và miền Nam, với dan tộc tiêu biéu là người Chăm Vì thế, việc tìm ra

những khảo di từ Ấn Độ trong truyện cổ tích Việt Nam là một sự cần thiết Từ

đó, chúng ta có thé phân tích và khang định lai sự kết hợp giữa hai nền văn

hoá Ấn Độ và Việt Nam, góp phần trong công việc lý giải văn hoá truyền

thông của Việt Nam một cách toàn diện và sâu sac hơn.

Trang 6

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đềTrong tiến trình nghiên cứu nguồn gốc của truyện cô tích Việt Nam, đã

có nhiều nhà nghiên cứu và nhiều tác phẩm tiêu biểu cho người sau học tậptheo đõi Một trong những chuyên gia kiệt xuất là ông Cao Huy Dinh CaoHuy Đỉnh không chỉ là chuyên gia lớn của Việt Nam về văn học Ấn Độ mà

còn là nhà nghiên cứu văn học dân gian tài ba, đã có những đóng góp cho

AD

ngành khoa hoc này của Việt Nam Với công trình “Van hoá Ấn Độ” và côngtrình “Tim hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam”, Cao Huy Đỉnh đã tìmhiểu và khai thác rất nhiều về văn hoá Án Độ và sự ảnh hưởng của nó tại ViệtNam Những tác phẩm chủ yếu dé hướng dẫn người sau trong lĩnh vực nghiên

cứu dấu vết của văn hoá An Độ tại Việt Nam có: 1 Tim hiểu than thoại An Độ,

2 Tuyển tập tác phẩm, 3 Văn hoá An Độ [xin xem phan Tài liệu tham khảo]

Ngoài ông Cao Huy Dinh ra, ông Nguyễn Đồng Chi cũng có những tácphẩm có giá trị quý báu trong ling vực này Là một nhà nghiên cứu văn hóadân gian Việt Nam, Nguyễn Đồng Chi đã trai qua nhiều năm sưu tập, phiêndịch, nghiên cứu chuyện dân gian Việt Nam và đã đặt một cái mốc có tínhphương pháp luận cho việc nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam: tìm hiểutác phẩm văn học dân gian trong không gian sống động thực tế của nó Trongquá trình phân tích sự cấu thành cũng như tư tưởng, ý nghĩa của văn học dângian Việt Nam, Nguyễn Đồng Chi luôn luôn dé cập đến yếu tô An Độ và đãđóng góp nhiều về quan điểm văn hoá Ấn Độ tác động như thế nào đối với tư

tưởng dân gian Việt Nam.

Chúng tôi cũng may mắn được tiếp nhận một số kết quả nghiên cứu của

PGS TS Đỗ Thu Hà về sự tiếp nhận và tiếp biến của truyện cô tích Việt Nam

từ văn hóa An Độ thể hiện trong công trình nghiên cứu của cô trong Văn họcdân gian- Những vấn dé lý luận và thực tién, Dé tài cấp Bộ trọng điểm QGTD

04-06, 2007.

Trang 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tôi chủ yếu lấy dấu vết của văn hoá An Độ làm đối tượng nghiên cứu.Thông qua phân tích và quy nạp những đặc trưng của truyện cô tích ViệtNam, chúng tôi đưa ra kết luận cuối cùng là văn hoá An Độ thấm sâu vào vănhọc Việt Nam, tác động trực tiếp trên các mặt tư tưởng, triết lý và lỗi sống củangười Việt Nam Nhưng trong khi nghiên cứu, tôi không khảo sát tất cả

truyện cô tích Việt Nam, mà chi chọn những truyện có tính tiêu biểu, khớp với

văn hoá An Độ dé phân tích, chứng minh chủ dé luận văn mà thôi

4 Phương pháp nghiên cứu

Dé tìm hiểu dau vết văn hoá An Độ trong truyện cô tích Việt Nam, chủ

yếu qua các phương pháp hệ thống - cầu trúc, so sánh, và liên ngành, tôi sẽ

vận dụng trích dẫn bản gốc, tổng kết môtíp đối với một số truyện cô tích ViệtNam có tính tiêu biểu, từ đó quy nạp phân tích dấu vết An Độ trong đó nhằmtìm ra sự kết hợp giữa văn hoá hai nước

5 Đóng góp của luân văn

Luận văn cô gang giải quyết một số van đề như sau:

- Khang định sự ảnh hưởng mạnh mẽ cua văn hoa Ấn Độ đối với văn học

Việt Nam.

- Khang định sức sống nội sinh bền vững của văn học Việt Nam.

- Khảo sát một số truyện cô tích của Việt Nam dé tìm ra những dấu vếtcủa văn hoá An Độ trên các mặt môtÍp truyện cổ, biểu tượng văn hoá, nộidung câu chuyện, dấu vết của một số tôn giáo như Phật giáo, đạo Jain, đạo

Hin đu qua tư tưởng, triết ly và lối sống

6 Cấu trúc của luận văn

Với mục đích này, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia

thành 3 chương:

Chương 1: Nền tảng mối quan hệ văn hoá giữa An Độ và Việt Nam

Trang 8

Chương 2: Dau ấn của Phật giáo trong truyện cô tích Viêt Nam

Chương 3: Dấu ấn những tôn giáo khác của An Độ trong truyện cô tích

Việt Nam

Chương 1

NEN TANG MOI QUAN HỆ

VĂN HOA GIỮA ÁN ĐỘ VA VIET NAM

An độ là một trong bốn quốc gia cô lớn nhất thé giới Văn hóa An Độchiếm một vị trí đặc biệt ở phương Đông, vì vậy, nó có những ảnh hưởngđáng kể ra khu vực và thế giới

Phát triển rực rỡ trong nhiễu ngàn năm, nên văn hóa Ấn Độ đã khiến

nhiễu người ngưỡng mộ Trong bài giảng đọc tại trường Đại học Cambridge,

Anh, năm 1882, học giả người Đức nỗi tiếng Max Muller đã nói: “Nếu chúng

ta phải tìm trên toàn thé giới một nước được trời phú nhiều nhất về của cải,sức mạnh và vẻ đẹp thiên nhiên- trên một số điểm có thể coi là thiên đườngtrên mặt đất- thì tôi sẽ chỉ ngay vào Án Độ

Nếu tôi được hỏi dưới bầu trời nào trí óc con người đã phát triển mộtcách đầy đủ nhất những năng khiếu hoàn hảo nhất của mình, đã suy tư sâu sắcnhất về những vấn đề lớn lao nhất của cuộc sống và đã tìm ra lời giải của mộtvài van dé trên, hoàn toàn xứng đáng nhận được sự chú ý của ngay cả nhữngngười đã nghiên cứu Platon và Kant - thì tôi cũng chỉ ngay vào Ấn Độ

Và nếu tôi tự hỏi mình rằng từ nền văn học nào mà chúng ta - nhữngngười ở châu Âu này, những người đã được nuôi dưỡng hầu như hoàn toàn

với tư tưởng của người Hy Lạp, La Mã và của một chủng tộc Xemit là người

Do Thái, có thé rút ra được cái yếu tố điều hòa hiện đang cần nhất dé làm cho

cuộc sống bên trong của chúng ta hoàn thiện hơn, toàn diện hơn, phổ biến

hơn, thực tê là một cuộc sông thực sự con người hơn, không phải chỉ cho cuộc

Trang 9

đời này, mà còn cho biến hình và vĩnh cửu- thì tôi lại chỉ ngay vào Ấn Độ”.

[22 136]

Gần nửa thế kỷ sau, văn sĩ Pháp Romain Rolland cũng viết tương tự:

“Nếu có một nơi nào trên bề mặt Trái Đất mà ở đó tất cả những ước mơ của

con người đã tìm được một quê hương ngay từ thời kỳ nguyên sơ khi con

người bắt đầu mơ ước về sự tồn tại của mình, thì đó là Ấn Độ” [22, 138]

Chính những thành tựu lớn lao đó của văn hóa Án Độ đã có sức thuyếtphục và lan tỏa, tạo ra những quê hương mới trên những vùng đất xa xôi

Tại các nước châu Á, nhất là các nước Đông Nam A, văn hóa An Độ đã

bat đầu phủ một lớp khá dày lên văn hóa bản địa, tạo thành một dấu ấn nổi

bật, không bao giờ bi phai mờ.

Vào dau Công Nguyên, nên văn minh An Độ đã bắt dau lan ra ngoài

vịnh Bengal vào Đông Nam A qua cả đất liền lẫn hải đảo Vào khoảng cuốỗi

thế kỷ thứ V sau Công Nguyên, các quốc gia ở đây đã được tổ chức theo

những quy tắc truyền thống của lý thuyết về chính trị của Ấn Độ hay đi theo

giáo điều của đạo Phật và đạo Hinđu của Ấn Độ tại Miến Điện, Thái Lan,

Đông Dương, Mã Lai đa đảo (Singapore, Inđônêsia và Malaysia ngày nay),

Có học giả đã mô tả những vùng này là “vùng ngoại biên của Ấn Độ” Nhiềuhọc giả khác lại mô tả sự mở rộng về phía Đông của nền văn minh Ấn Độ

trong hình ảnh là hàng loạt “đợt sóng” và quả thực, có những lý do khi cho

rằng “những dot sóng” này hiện vẫn còn đập vào bở biển của các nước Đông

Nam A cho đến tận ngày nay Trong cuốn Lich sử cổ đại của các quốc gia An

hóa vùng Viễn Đông, nhà nghiên cứu người Pháp G Coèdes đã nói đây là “Sựlan tỏa của một nền văn hóa có tô chức, dựa trên quan niệm Hindu về Vương

quyền, được xác định đặc trưng băng sự tôn thờ Hindu giáo va Phat giáo, hệ

thần thoại Purana, tin theo Dharma và lẫy sanskrit làm phương tiện diễn đạt

[46, 120]

10

Trang 10

Các nền văn hóa của các nước Đông Nam Á hiện đại vẫn còn mang

nhiều dau ấn của thời kỳ tiếp xúc lâu dai với văn hóa An Độ Một số ngônngữ của vùng này (như Malay và Java) chứa đựng một thành phần quan trọngnhững từ có nguồn gốc sanskrít và Dravidian, văn tự sanskrít đã từng lànguôồn gốc của chữ Thái, chữ Lao, chữ Khmer

Những dấu tích ảnh hưởng của văn hóa An Độ đến ngày nay vẫn còn hannỗi trên các công trình kiến trúc, điêu khắc và các lọai hình khác của văn hóa

khu vực nay Các bộ sử thi vĩ dai, trong đó có Ramayana và Mahabharata của

Ấn Độ đã thâm nhập vào nhiều lọai hình văn hóa nghệ thuật của khu vực

Đông Nam Á.

Đặc biệt, ngay cả một đất nước có nền văn minh vĩ đại ở phương Đông

như Trung Quốc cũng đã chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa An Độ qua sựtiếp nhận đạo Phật, yoga, âm nhạc (nhất là đời Đường), thiên văn và chiếmtinh học Và từ đây, văn hóa An Độ với các thành tố của nó đã tiếp cận và délại những dấu ấn sâu sắc đối với các nước Đông Bắc Á như Hàn Quốc, NhậtBản trong cả đời sống hàng ngày lẫn các họat động có tính quốc gia như tang

ma, kinh cầu hôn, lễ Phật Dan, lễ Vu Lan, ăn chay Đặc biệt là Thiền Tông

đã phát triển rất mạnh và có tầm ảnh hưởng sâu rộng tại Nhật Bản Thiền ănsâu vào tiềm thức người Nhật Thiền đã đi vào hoa, vào tra, vào nếp sống, nếpnghĩ của người dân và cuối cùng, họ đã nâng chúng lên thành nghệ thuật nhưTrà Đạo, Hoa Đạo Bản chất khiêm tốn mà sắc bén, nhân ái mà quật cườngcủa người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ cũng có thể được coi là kết quả

từ sự thực nghiệm Thiền Định.

Sự tiếp thu văn hóa Ấn Độ của Đông Bắc Á có thời điểm tương đối

muộn so với các nước ở Đông Nam Á Họ có thái độ chủ động trong tiếp

nhận, tuy có lúc thăng tram nhưng nói chung, giới cam quyền tạo nhiều điều

kiện thuận lợi dé tiếp nhận văn hóa An Độ, đặc biệt là Phật giáo Theo quan

11

Trang 11

điểm của các nhà nghiên cứu hiện đại, đây là quá trình tw An Độ hóa của các

nước Đông Bắc Á

Sơ qua vài vi dụ như vậy, chúng ta cũng có thé nhận thấy rằng việc tiếp

nhận văn hóa An Độ tại các nước châu A là tiếp nhận có lựa chọn, chủ động

và kết hợp với các thành tố văn hóa bản địa, tạo nên sắc thái rất riêng, độcđáo, không thé trộn lẫn so với văn hóa An Độ nói riêng và văn hóa thé giới

nói chung.

Văn hoá Ấn Độ đã từng có ảnh hưởng cực lớn trên thế giới như vậy là

do tính tâm linh, tính đa dạng, tính bao dung rõ rệt mạnh mẽ cũng như thành

tựu văn hóa vô cùng rực rỡ Với trường hợp Việt Nam, truyện văn hoá Ấn Độ

truyền vào Việt Nam đã bắt đầu từ lâu.

1.1 Thời điểm và cách tiếp xúc của văn hoá An Độ vào Việt Nam1.1.1 Trước và sát đầu Công Nguyên:

Những tư liệu hàng hải quốc tế của người A Rap đã đề cập đến các địadanh phía Đông chi đem lại những sự suy đoán khác nhau nhưng khó có thékhang định chắc chắn rằng thiên niên ky thứ nhất trước Công Nguyên, con

đường hang hải ven bién đó đã từng đến Viễn Đông.

Các cuộc khai quật khảo cổ học tiến hành dưới thời trường Viễn ĐôngBác Cổ và nhất là các cuộc khai quật do các nhà khảo cô học Việt Nam tiếnhành đã đem lại một khối lượng tư liệu phong phú, song cũng mang trong di

vật những thông tin khó xác định.

Điều chúng ta có thể khăng định là vào khoảng đầu Công Nguyên đãxuất hiện một loạt nền văn hoá thuộc thời đại kim khí trên khắp lãnh thổ ViệtNam ngày nay Những tư liệu khảo cổ học đã được nghiên cứu với kết luận về

sự tồn tại của nền văn hoá Đông Sơn nỗi tiếng Ở miền Trung, văn hoá SaHuỳnh cũng được khăng định Văn hoá Óc Eo ở miền Nam cũng đã được

khang định trên những nét căn ban

12

Trang 12

Trong các nền văn hoá đó của Việt Nam, dấu ấn An Độ thé hiện như

thé nào, khi nao, ở đâu, trên những lĩnh vực nảo là những câu hỏi mà chúng taphải trả lời Trong phần nghiên cứu này, chúng tôi chỉ mới cố gắng tìm hiểu

về những dấu ấn đó trong văn học dân gian Việt Nam

Miền Trung: Trong văn hoá Sa Huỳnh nổi lên hiện tượng mộ chum vàthường thay dau hiệu hoa tang Đó là một hiện tượng tín ngưỡng có thé lý giải

liên quan đến tục hoả táng sâu đậm ở An Độ, thịnh hành trong Phật giáo, tuy

ra đời trước Phật giáo [xem 30].

Nói đến dấu ấn của văn hoá Ấn Độ tại Việt Nam thì không thê không

nói đến văn hoá Chăm ở miền Trung Tư liệu thư tịch cổ nói đến người Chămthờ những thần tượng cao lớn và dé cập đến Ni Kién Đà - Đạo Ni Kién SáchNam Tẻ Thư ghi: "Nước Lâm Ấp có núi vàng, nước có vàng chảy ra sông, thờ

đạo Ni Can, đúc tượng vàng tượng bạc lớn 10 vi" [33, 385]

Ni Can còn đọc là Ni Kién là từ gọi tắt của Nigantha Nataputta, là thuậtngữ Phật giáo chỉ Vardhamana, người sáng lập ra Jainism, đồng thời cùng vớiPhật giáo, tương truyền sống vào thé kỷ VI-V trước CN Trong Kinh Phat đề

cập đến ông như một trong sáu vi đại sư bi Gautama phê phán Trong Kinh

Đại Bát Niết Bàn có đề cập đến Ni Kiền tử Đạo Jain và Phạm Chí

-Brahmanism chứng tỏ Gautama đã cải đạo cho những tín đồ ngoại đạo này

[33, 383]

Đạo Ni Kién là gi? Khoảng thé ky VI trước CN, dao Bàlamôn suythoái, một loạt tôn giáo mới xuất hiện phản đối Bàlamôn giáo Dao Jain vàPhật giáo là hai tôn giáo mới xuất hiện đều phản đối Brahma với tư cách làThan sáng tạo tối cao, phản đối chế độ dang cấp với sự ưu việt của đắng cấpBàlamôn, phản đối hiến tế sát sinh [35, 62] Tương truyền Đạo Jain có từ lâuđời, đã trải qua 23 tô, đến tô thứ 24 thì hoàn thiện về giáo lý, giáo nghi, giáođoàn - tức Vardhamana [xem 32] Dao Jain ảnh hưởng rất mạnh ở vùng hạ lưu

13

Trang 13

sông Hăng và Nam Án Độ Thực tế thì chính Vardhamana mới là người sánglập ra dao Jain Tín đồ gọi ông là Đạo Hùng, tac tượng thờ ông và các tô tiền

bối Đặc trưng cơ bản của tượng tô là quy mô to lớn, hiện còn một sé tuong tô

cao 57 thước Anh (một thước Anh là 0,98m) [34, 45] “Các nhà sử học cho

đến nay nhận thức rất rõ rằng Tirthankara Mahavira không phải là người sánglập ra tôn giáo nay Ông ta chỉ là người theo chân các tirthankaras khác dé kélại và định lại giáo luật Đúng là không thể tìm được gốc tích chính xác củađạo Jain nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, nhờ các chứng cớ về ngôn ngữ,

nghệ thuật và văn học, ta có thể nhận thấy đây là một tôn giáo rất cô”, trang

xIi — xill, lời giới thiệu cuốn 32 của Justice T.K.Tutkol và Dr K.K Dixit đãviết như vậy

Nói về chủ trương tu hành khổ hạnh với những biện pháp rất đặc biệt

của dao Jain, Gautama cực lực phản đối vì chính ông cũng đã tu hành khổ

hạnh như họ nhưng đã từ bỏ Kinh Tạp A Hàm quyên 35 ghi: "Họ tự làm hạimình, hoặc nhé tóc, hoặc nhé râu, hoặc luôn luôn đứng giơ tay lên, hoặc ngồixôm trên mặt đất, hoặc năm trong tro, hoặc nằm trên gai, hoặc nằm trên cây

sao, hoặc nằm trên tắm, ván, hoặc dùng phân trâu bò trát mặt đất rồi nam lên,

hoặc nằm trong nước, hoặc ba ngày mới tắm, hoặc đứng một chân, xoay mìnhtheo mặt trời, làm đủ các điều khổ như thé đó" [33, 384-385] Khổ hạnh nhưthé dé diệt dục, diệt nghiệp nhằm giải thoát

Dao Jain phân liệt nhiều lần sau khi Đại Hùng - Vardhamana qua đời.Đến năm 79 sau CN - lần phân liệt thứ tám thì chia ra làm hai phái lớn tôn tại

cho đến nay: Phái Bạch Y tức mặc áo trắng - Shvetambara và phái Thiên Y

Loa Thé tức không mặc gì trên người - Digambara Hai phái khác nhau về

cách ăn mặc và 14 điểm trong giáo lý [34, 231]

Đến thế kỷ thứ V, Huyền Trang sang Ấn Độ cầu kinh vẫn còn thấy tín

đỗ, tu viện của Dao Jain Chỉ đến thế ky XV, Dao Jain mới suy vong nhưng

14

Trang 14

vẫn còn tồn tại Ở Ấn Độ, nhất là vùng hạ lưu sông Hằng và Nam Ấn Độ, cókhoảng 3 đến 7 triệu tín đồ [34, 234]

Nếu như vậy thì trong lịch sử Champa đã có những chứng tích gì về sựton tại của Dao Jain?

Trước hết, đây là tài liệu duy nhất về dao Jain ở ngoài An Độ được các

sử gia thế kỷ V, VI ghi lại trong Nam Té Thư và Lương Thư Quan hệ giữa

Champa với các triều đại phương Bắc đã thể hiện qua việc quan hệ ngoại giao

hai bên vào năm Thái Khang thứ V - 248, cho nên trí thức người Hán có điềukiện hiểu biết người Lam Ap Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy Tư liệu đềcập đến "Kim ngân nhân đại thập vi", nói rõ là tượng người chứ không phải là

tượng thần, có thé đây là tượng tổ của dao Jain, cùng một phong cách to lớn

như ở An Độ Tư liệu còn chỉ rõ Đàn Hoa Chi huỷ tượng vàng được số vạncân Hoà Chi chết vì bi ám ảnh bởi "Hồ Thần", tức là tượng vàng mà ông ta

đã hủy hoại đó [xem 39].

Ching tích thứ hai là việc mặc quần a0 trang bang vai sợi bông ma CuĐường Thư [xem 41] đã miêu tả trong mục Lâm Ấp Quốc Mặc áo trắng vàkhông xuất gia là đặc điểm của phái Bạch Y của đạo Jain Tuy chứng cớ ít ỏinhưng chắc chắn là các tác giả trên không nhằm lẫn giữa đạo Phật và đạo Jain

vì họ có mô tả y phục vua của Lâm Ấp giống mũ Phật và anh lạc tượng Phật

Trang 15

- Họ Phạm mà các sử sách Trung Quốc viết về vua Lâm Ấp như Phạm

Như Phạm, Phạm Dương Mai, Phạm Chư Nông, Phạm Truy thì có thể là sự

áp đặt dé chỉ ra rằng họ là người Bàlamôn thờ Brahma - Phạm Thiên (hai chữđồng âm) cũng như họ đã áp đặt họ Thích cho những người theo Phật giáotheo Thích Ca Mau Ni - Gautama Chính vì sự áp đặt đó mà tên vua Lam Apbăng chữ Hán không tương thích với tên chữ Pham mới phát hiện trong bi ký

Mỹ Sơn như Bhadravarman, Gangaraja, Rudravarman, Cambhuvarman, Kandarpadharma, Bhadrecvaravarman [xem 39]

Như vậy, chúng ta có thé tam kết luận rằng:

- Đạo Jain và văn hoá Ấn Độ đã được người Ấn Độ (có thể thuộc nướcChampa ở miền Bắc Ấn Độ đã từng ton tại trong lịch sử An Độ và được KinhPhật đề cập đến) mang đến nước Lâm Ấp vào những thế kỷ đầu Công

Nguyên (có thê là thế I Công Nguyên) và là phái Bạch Y.

- Tôn giáo An Độ đầu tiên đến nước Lâm Ấp không phải là Phật giáo

mà là đối thủ của nó - đạo Jain.

1.1.2 Thiên niên kỷ đầu Công NguyênĐến Tuy Thi [xem 40] được hoàn thành năm 636 thì trong Liét truyệnNam Man phần Lâm Ấp đã dẫn lại tư liệu các sách Nam Té Thư được hoàn

thành khoảng năm 503-507, Lương Thư [xem 41] được hoàn thành năm 629

và đưa ra một số tài liệu khác

Theo tư liệu đã dẫn thì đó là tình hình nước Tuỳ (trước năm 589), đếnnăm 604 thì nhà Tuỳ sai Lưu Phương đánh Lâm Ấp Vua Lâm Ấp là PhạmChí (chữ Phạm này rõ ràng là bắt đầu từ chữ Brahma) Lưu Phương vào thủ

đô của

Lâm Áp lấy được miếu chủ 18 chiếc bằng vàng, chứng tỏ lập nước 18 đời

Các

16

Trang 16

đoạn tư liệu này lúc kể là Lâm Ấp chỗ thì nói là theo Phật giáo chỗ lại nói

trực tiếp là Phật giáo luôn Chăng hạn đoạn đầu viết: " Khi có hôn phối, sai

người mối dem xuyén vàng bạc, hai bình rượu, may con cá đến nhà gái Sau

đó chọn ngày, nhà chồng bèn tổ chức ca múa làm lễ cưới Mời một ngườiBàlamôn đưa nữ đến nhà nam Ré rửa tay, dắt nữ nhận làm vợ Chết thì vuabảy ngày chôn, quan ba ngày, thứ dân một ngày Hoả táng bằng củi cạnh sôngnước, lay xương còn lại rửa cho vào bình vàng bỏ xuống cửa biến nếu là vua,quan thì bình đồng bỏ cửa biển, dân bình gốm bỏ trong sông Cứ bảy ngày lại

khóc, đốt hương rắc hoa Hết 7x7 ngày thì thôi, sau đó 100 ngày, ba năm cũng

tiễn hành như vậy Theo Phật giáo, viết chữ Thiên Trúc " [xem 40]

Doan tư liệu đó có chỗ cho thay Lâm Ấp theo An Độ giáo chứ không

phải theo Phật giáo bởi lẽ 18 miéu chủ đó là mukalinga mà phần bằng vàng là

koca trùm ra ngoài Đó là các vật thờ trong mỗi toà tháp của một vì vua Có

thé là Lưu Phương đã vào Mỹ Sơn vi chỉ nơi này mới thờ các vị vua quá cố

Phải chăng nước Lâm Ap tiếp xúc với văn hoá An Độ đã tiếp thu ba tôngiáo: Jainism, Phat giáo va An D6 giao hoac đồng thời hoặc theo thứ tự thời

gian trước sau? Dao Jain ton tại vào khoảng thế ky III và IV, Phật giáo xuất

hiện rõ vào khoảng thé kỷ IV-VI và từ thé ky VII về sau là An Độ giáo mà

thịnh hành nhất là Shiva giáo và Tinh lực phái của An Độ giáo

Về Phật giáo thi tư liệu đã nói rõ Lâm Ap theo Phật giáo và đã mô tatang lễ Phật giáo rõ rệt khác với tang lễ An Độ giáo mà di tích hiện tồn vớinhững "kut" là minh chứng Ngoài ra còn có chứng tích khảo cô học: các pho

tượng, tu viện Đồng Dương với bệ thờ miêu tả cuộc đời Phật Thích Ca.

Trong 257 ảnh mà Jean Boisslier công bố trong cuốn Tiêu fượng

Champa, it ra có 25 ảnh có thé khang định thuộc nhân vật Phật giáo Nỗi bật

nhất là pho tượng Phật bằng đồng phát hiện ở Đồng Dương năm 1902 thuộc

phong cách Phật áo ướt của trường phái nghệ thuật Gandhara, nhưng tóc lại

17

Trang 17

xoắn theo xoáy ốc theo trường phát nghệ thuật Mathura, khác hoàn toàn với

phong cách tượng Phật Bắc Việt Nam đương thời [45, 312]

Các pho tượng đứng bằng đồng cũng có những đặc điểm của tượng Phật

Đồng Dương, nhưng phát hiện ở Đăng Bình Năm 1978, tại Đồng Dương lạimới phát hiện một pho tượng đồng cao 1,15m, tượng nữ, trên búi tóc có mộtpho tượng nhỏ, cho nên đó cũng là tượng Quan thế âm như các tượng trong

các bức ảnh số 35, 36, 37, 38 của Jean Boisslier [xem 47].

Như vậy, với tu viện Đồng Dương, chúng ta có thé rút ra những điều:

- Dấu ấn Phật giáo ở Bắc Champa đã được khang định

- Niên đại không thể muộn hơn thé ky IX hoặc X và cũng có thé sớm

hơn.

- Với các pho tượng Phật Quan thế âm và Di Đà thì rõ ràng đó là Phậtgiáo đại thừa Nhưng với pho tượng Phật thất đầu xà phát hiện trong tháp Bạc,Bình Định cũng như cây trụ tượng Phật thất đầu xà tái phát hiện ở ngoại thànhQui Nhơn, Bình định va sự có mặt của trụ tương tự ở di tích Đồng Dương lại

chứng minh sự có mặt của Phật giáo dang Khmer [xem 5].

Ngày nay, thông thường khi nói đến văn hoá Champa là nói đếnBàlamôn giáo, thực ra là An Độ giáo tức Tân Bàlamôn giáo Khi Bàlamôngiáo suy vi, các tôn giáo như Phật giáo, Dao Jain néi lên Ban than Bàlamôngiáo cũng phải thay đổi và cuối cùng trở thành An Độ giáo với ba vị than tam

vị nhất thé là Brahma, Visnu và Shiva, dé rồi lại tách ra thành các nhánh pháiVisnu và Shiva giáo riêng biệt Ấn Độ giáo hình thanh vào triều đại Gupta,

thế kỷ IV sau Công Nguyên Tuy vẫn dùng tư tưởng Bàlamôn nhưng kinh bản

chủ yếu, ngoài các kinh Veda và Upanishads ra thì đã xuất hiện Luật Manu,

cùng các sử thi Ramayana va Mahabharata Thoi kỳ này thờ Bộ ba: thần

Brahma - thần sáng tạo, thần Visnu - thần bảo hộ và thần Shiva - thần phá

hoại Trong kiến trúc Champa còn để lại các hệ thống ba tháp như Khương

18

Trang 18

Mỹ, Băng An, Hoà Lao và Poh Nagara Đến khi Shiva giáo với Tính lực pháithịnh hành vào thế kỷ VI và VH thì ở Champa xuất hiện các kiến trúc mộttháp trong tâm như tháp Bậc ở Bình Dinh hay chuyền từ bộ ba tháp sang một

tháp trung tâm như tháp Poh Nagara [xem 5]

Tóm lại, chúng ta có thể kết luận rằng: Tôn giáo Champa còn là mảnhđất mà các nhà nghiên cứu chưa khai phá Phật giáo đã từng tồn tại ở đây cảTiểu thừa và Đại thừa nhưng không để lại nhiều chứng tích Phật giáo phảiđến trước Shiva giáo vào thời mà An Độ giáo đang hình thành trên đất An

Độ.

Về cách xâm nhập cụ thể, nước Lâm Ấp tức Bắc Champa thuộc khu vực

địa phận Amaravati (từ khoảng phía Nam Đèo Ngang đến khu vực tỉnh thành

Quảng Ninh, Đà Nẵng hiện nay), đây là đầu mối quan trọng với cửa Hội An

và Cù Lao Chàm, một cửa biển trên đường hàng hải quốc tế Tây Động đầuCông Nguyên Nhiều thuyền bề Ấn Độ đến đây rồi vào Bắc Việt Nam [xem

31].

Năm 116, người La Mã đến bán đảo Đông Dương Cuộc khai quật (Oc

Eo \tinh An Giang ngày nay) do Louis Malleret tiến hành đã phát hiện huychương có hình vua La Mã là Antoine [24, 91-101] Trong Kinh Đại Bat NiếtBàn [xem 38] cũng đề cập đến La Mã, chứng tỏ quan hệ La Mã - Ấn Độ -Đông Dương đã thực sự tồn tại ít ra là đầu Công Nguyên

Qua quốc danh Champa, địa danh Amaravarti và từ vĩ varman trong sốlớn tên các vị vua Champa, cho ta thấy có một bộ phận khá lớn người Ấn Độ

thuộc miền Amaravarti, tức khu vực ven biển Đông Nam An Độ mà vương

triều Pallava (thế ky II đến IX CN) thống trị và là nôi ảnh hưởng của Bồ TátLong Thọ, vị đại sư Đại thừa nổi tiếng thế ky III Cho nên, chúng ta có thê giảthiết rằng Phật giáo Đại thừa đã từ đó mà truyền vào Lâm Ấp với việc thờPhật, Quan thé âm bồ tát, Di Đà Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng dé

19

Trang 19

khẳng định, vì trong di tồn văn hoá hiện còn của Champa thì Shiva giáo vớiTính lực phái chiếm số lượng áp đảo nếu không nói là duy nhất Còn ảnh

hưởng Tiểu thừa lại có thể muộn với hoạt động trung tam Sri Lanka và

Myanma nỗi lên vào các thế kỷ V về sau Phật giáo đại thừa có mặt ở nướcLâm Ấp tức Bắc Champa tức Cộng đồng Dừa vào khoảng thế kỷ IV-V CN,

trước đó là Dao Jain [xem 31].

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là một cụm cư dân Ấn Độ đếnLâm Ấp vì người Chăm thuộc tộc Malayo-Polynesian có nhiều quan hệ vớingười Mã Lai, cư dân Đông Nam Á hải đảo Nhiều tôn giáo khác nhau vànhiều ảnh hưởng văn hoá An Độ khác nhau chứng tỏ có khả năng nhiều nhóm

người từ nhiều địa phương khác nhau của Ấn Độ đến đây, mang theo nhiều

sắc thái địa phương khác nhau

Cực Nam của nước Champa còn có một cộng đồng lớn nữa là cộng đồng

tộc Cau, quốc danh là Panduranga trong bi ký, Tân Dau Long, Tân Đà La

trong thư tịch cô Trung Quốc Năm 987, xuất hiện phái bộ nước Tân Đầu

Long tại triều đình nhà Tống như tư liệu ghi trong Tong Sử, tác phâm hìnhthành khoảng năm 1343-1345 [xem 44] Quốc danh Panduranga cũng xuấthiện trên một tắm bia mộ tại tháp Poh Nagara - Tháp Bà tại ngoại thành NhaTrang ngày nay (bia có niên đại năm 817 CN) Ngay từ thế kỷ II, người An

Độ đã đến khu vực này va bằng chứng là tam bia Võ Cạnh nằm ngoài ngoạithành Nha Trang ngày nay, niên đại khoảng thế kỷ II sau Công Nguyên LouisFinot đã dịch nội dung của tấm bia Nó nói về thế giới không bền vững

(gatagati), lòng yêu mến sinh linh (prajanam karuna), sự hy sinh vì lợi ích

của người khác, đó là những nét biểu thị tinh thần Phật giáo của con cháu nhà

vua Cri Mara [xem 47] Tuy nhiên, truyền thuyết Quốc Mẫu - Poh Nagara thì

lại đưa ra một chứng tích hoan toàn Ấn Độ giáo với bộ ba tam vi nhất thể,thiên về shakti của Shiva Tư liệu mỏng manh trên chỉ có thé chứng minh vào

20

Trang 20

khoảng thế kỷ II sau Công Nguyên, Phật giáo đã được đưa vào tộc Cau songkhông đậm bằng tộc Dừa.

Kết luận lại, chúng ta thấy Phật giáo đã đến miền Trung Đông Dươngvào những thế kỷ đầu sau Công Nguyên để rồi bị Ấn Độ giáo thay thế, hoặctiềm an dé đến thé ky IX hoặc X lại nổi lên với chứng tích Phật giáo ở ĐôngDương trong tộc Dừa hoặc hoàn toàn bị thay thé bởi An Độ giáo rồi Shiva

giáo trong tộc Cau.

Chúng ta cũng cần lưu ý rằng Bàlamôn giáo có tiếp thu một phần Phậtgiáo trong quá trình phát triển của nó và Phật giáo nguyên thuỷ cũng có tiếpthu một số yếu tố Bàlamôn giáo Cho nên tach rời các yếu tố này hoặc tìm dấu

vết của chúng trong các văn bản cô là hết sức phức tạp.

Một van dé nữa can dé cập ở đây là chữ viết của người Cham, trong đóthể hiện ảnh hưởng cua chữ viết An Độ đến lịch sử chữ viết Champa

Nhu chúng ta đã biết, An Độ là một quốc gia sớm có chữ viết Nhờnhững khám phá về khảo cô hoc đã xác định được ngay từ nền văn hóaHarappan, chữ viết đã được sử dụng phố biến trong công việc hành chính

cũng như thường ngày.

Đến khoảng thé ki VIII trước Công Nguyên, ở An Độ xuất hiện một loạichữ khác gọi là chữ Kharosi Đây là một loại chữ phỏng theo chữ viết vùngLưỡng Hà Sau đó lại xuất hiện chữ Brahmi, một loại chữ được sử dụng rộngrãi Các văn bia của Asoka đều viết bằng loại chữ này Trên cơ sở chữBrahmi, người Ấn Độ lại đặt ra chữ Davanagari có cách viết đơn giản thuận

tiện hơn Đó là thứ chữ mới để viết tiếng Sanskrit Đến nay ở Ấn Độ và

Nepan van dùng loại chữ này Như vậy, nền văn minh An Độ đã sáng tạo ra ítnhất là 4 loại chữ viết khác nhau

Champa sớm tiếp xúc với nền văn minh Ấn Độ, đã tiếp nhận văn tự Ấn

Độ ngay từ ngày lập quốc Một đặc điểm của chữ viết Champa là ghi chép

21

Trang 21

trên bia đá, nội dung bia kí thường phản ánh việc dâng tế thần linh, tườngthuật lại biến cô đã xảy ra đối với vương triều, ca ngợi công đức của thần linh

và bậc minh vương tiền nhiệm Văn bia được khắc chữ từ thé ki IV đến thé ki

XV bằng ca văn tự Chăm cổ va Sanskrit Sau thế ki XV, người Champakhông viết chữ lên bia đá nữa mà viết trên những vat liệu khác như giấy, tre,

vải, da

Nói đến chữ viết Champa là nói đến chữ Akhar Thrah, một loại chữ đượcdùng phổ biến cho đến ngày nay vẫn còn lưu truyền

BRET P PAV PED Tôi tên (là) Jakaut

Từ chữ Akhar Thrah, người Champa đã biến hóa thêm nét thành nhiềuchữ viết khác nhau, có chức năng sử dụng vào những mục đích khác nhau

Các lọai chữ viết đó là :

- Akhar Yok : chữ bí an

- Akhar Atwor : chữ treo, chữ tắt

- Akhar Kalimưng : chữ con nhện, chữ thấu

Ngoài ra còn có chữ chỉ thấy trên bia kí là Akhar Hayap và Akhar Rik.

Tất cả các kiêu chữ và biến thể Akhar (chữ viết) đó điều bắt nguồn từmột trong những chữ viết ở miền Nam Ấn Độ thuộc hệ văn tự Brahmi Quanhững lần biến thé chữ viết ngày càng phù hợp với âm tiết của tiếng Champa

Sự tiếp nhận văn tự Ấn Độ để tạo nên Akhar Thrah là một bước phát triểnmới của lịch sử ngôn ngữ Champa Bởi vì, người Ấn Độ nếu không có sự

hướng dẫn cần thiết sẽ không đọc được Akhar Thrah Trên cơ sở chữ Phạn và

lay dạng nét cong của chữ Phan, người Chăm đã xây dựng thành một hệ thống

văn tự Chăm cô dé ghi chép tiếng nói của mình, gồm 16 nguyên âm, 31 phụ

âm, khoảng 32 dấu âm sắc và chính tả [xem 21]

22

Trang 22

Miền Nam: Sự hiện diện của Phật giáo tại vùng đồng bằng sông CửuLong, vùng cực Nam Đông Dương hoàn toàn có thể khăng định được bằngthư tịch cũng như khảo cô học.

Cộng đồng xã hội đồng bằng sông Cửu Long khoảng thé kỷ X sau CôngNguyên trở về trước vẫn còn là một vấn đề sử học chưa giải quyết xong.Trong thư tịch cổ Trung Quốc, người ta gọi nó là Phù Nam Quốc cho cộng

đồng này Thực tế ở đó có nhiều cộng đồng xã hội khác nhau tuy có những

tương đồng về văn hóa, biểu hiện ảnh hưởng của văn hoá An Độ

Theo sử sách của Trung Quốc, tháng 12 năm 243, triều Ngô tiếp xúc với

Phù Nam lần đầu va đã biết nhà vua họ Phạm (Ngó 7T [xem 38]) Nha Tannối tiếp nhà Ngô cũng từng tiếp sứ giả Phù Nam 5 lần liên tiếp vào các năm

268, 285, 286, 287 và 357 Tan Thư đã viết về Phù Nam như sau: " Chữ viếtgiống chữ Hồ Tang lễ và hôn nhân giống với Lâm Áp " [xem 38]

Nam Té Thự [xem 39] của Trung Quốc kế lại năm 484, vua Phù Nam sai

sứ sang Tống và miêu tả nước Phù Nam thờ thần Mahecvara Chữ này ghép

từ hai chữ Maha và Isvara Maha nghĩa là lớn, là vĩ đại và Isvara nghĩa là

hoàn toàn tự do, không bị ràng buộc Vậy Mahecvara chính là vị thần chính

của "Tự tại thiên ngoại dao" hay "Ty tại đăng nhân tong", một trong 16 tông

ngoại đạo ma Gautama phê phan Do là một phái Bàlamôn giáo coi

Mahecvara là vị thần sáng tạo ra thế giới, miêu tả thé giới là thân thé của than.Thân thé này gồm 8 phan: đầu là hư không, mắt là mặt trời mặt trăng, thân làđất, nước tiểu là sông biến, phân là núi đổi, mệnh là gió, hơi nóng của cơ thé

thần là lửa, các con trùng sinh vật nhỏ trong thân thể thần là chúng

sinh Trong khi đó, Nam Tê Thư lại mô tả phong tục của Phù Nam là thờ

Mahecvara, vị thần hay giáng xuống núi Ma Đam.

Như vậy ta thấy: Phật giáo đã đưa các vị thần Bàlamôn giáo vào thầnđiện của Phật giáo để đề cao vai trò của Phật giáo Đề Thiên, Đề Thích,

23

Trang 23

Indra đều trở thành thần hộ pháp của Phật giáo Mahecvara trở thành "Đại tự

tại thiên", một trong Nhị Thập Thiên, đứng hang thứ 8 (thứ nhất là Đại PhạnThiên Vương, thứ hai là Đế Thích Tôn Thiên ), thường thể hiện 8 tay 3 mắt,cưỡi trâu trắng Rồi hình tượng này cũng có khi trở thành vị thần ngồi trênđỉnh Sắc giới (Tha hoá tự tại thiên) hay đồng nhất với Shiva Một điều rấtquan trọng nữa là, tôn giáo Ấn Độ truyền đến cực Nam Đông Dương khôngphải la Phật giáo mà là Bàlamôn giáo (chưa phải là Ấn Độ giáo)

Luong Thư (hoàn thành năm 629 sau Nam Tê Thư hơn 80 năm) đã thuậtlại những tư liệu khác: "Kiều Trần Như vốn là người Bàlamôn Thiên Trúc ứngmột thần bảo đi cai trị Phù Nam Ông đến nước Bàn Bàn Người Phù nam biếttin mừng đón ông ta Ông thay đổi chế độ theo phép Thiên Trúc [xem 41]".Kiều Trần Như dịch từ tiếng Phạn của Kaundinya, trùng họ tên với Kiều TrầnNhư, đồ đệ đầu tiên của Phật Thích Ca, là người đứng đầu Ngũ Tì Kheo,thường gặp trong Kinh Phật Nhưng chúng ta cũng nên chú ý rằng Kaundinya

là tên của một dong họ rất lớn, chớ nghĩ rằng chắc chắn hai ông Kaundinya đó

là con cháu, ho hàng một nhà.

Điều đó chỉ chứng tỏ:

- Nhiều nhóm người An Độ từ những địa phương khác nhau ở An Độ,

trong những thời điểm khác nhau đã đến khu vực Phù Nam Họ mang theo

những tôn giáo khác nhau, trước và đồng thời với Phật giáo

- Từ vĩ Bạt man - varman cũng như cách ghép tên của các vị vua Phu

Nam va Champa bằng cách ghép tên các vị thần phổ biến từ khoảng thế kỷ VI

về sau, phải chăng phản ánh ảnh hưởng của vương triều Pallava ở Ấn Độ và

văn hoá vùng Đông Nam nước này thuộc tiểu vượng quốc Andhra và ngày

nay thuộc khu vực Andhra Pradesh, đất của Phật giáo đại thừa với tên đất

Amaravarti và tên người Bồ Tát Long Thọ nỗi tiếng [xem 41]

24

Trang 24

- Tiếp xúc sớm nhất là than Mahecvara với những pho tượng băng đồnghai mặt, bốn tay, mỗi tay cầm một vật hoặc trẻ con, muông thú hoặc nhậtnguyệt Tượng Mahecvara thường có 3 mắt 8 tay, cầm phat trần trắng cưỡitrâu trắng Điều này không phù hợp với miêu tả của Lương Thư Đây có thể là

một dạng Jsvara nhưng đã Shiva hoá Day không phải là tượng Phật mà là tượng Bàlamôn giáo.

Tuy nhiên, Lương Thư đã đưa ra những tư liệu Phật giáo không thể chối

cãi được Năm 503, vua Phù Nam đã sai một sa môn - Mạn Da La (Mandra)

của Phù Nam nhưng gốc là người Ấn Độ mang sang triều đình mà nhà Lương

pho tượng Phật bằng san hô và nhiều kinh chữ Phạn Lương Vũ Đề (502-549)

đã sai ông cùng Tăng Già Bà La dịch Bảo Vân Kinh, Pháp giới thể tính vô

phan biệt Kinh, Văn thu Sư Lợi sở thuyết Bat Nhã Ba La Mat Kinh Năm 539

lại thông báo Phù Nam có tóc Phật dài một trượng (khoảng 3m) Nhà Lương

sai nhà sư Thích Vân Bảo theo sứ giả Phù Nam đi tìm tóc Phật Tư liệu về toc

Phat có ghi ở trong Kinh Du Hanh: "Như vậy, xá li Phật được chia thờ tại tam

tháp, tháp thứ chín thờ cái bình (cái bình dùng dé chia xá li), tháp thứ mườithờ tro, tháp thứ mười một thờ tóc Phật khi còn tại thế" [xem 41]

Quan trọng nhất là việc Kinh Phật đã được đưa từ Phù Nam sang triều

đình Lương để dịch Tăng già Bàla - Shanghapala, Mạn Đà La - Mandra đem

kinh từ Phu Nam sang dịch A Dục Vương Kinh, Giải thoát đạo luận cả thay

11 bộ 38 quyền Họ dịch kinh ở Phù Nam quản Như vậy, các kinh này trước

đó đã tồn tại ở Phù Nam và do người Phù Nam học tập Phật giáo ở Phù Nam

vào thời của Tăng già Bà La đã thịnh rồi Ông sinh năm 459, xuất gia năm 5

tudi (464), học ở Phù Nam mãi hai tang A Ti Dam và Luật Tang rồi mới theo

thuyền buôn sang Kiến Khang, Trung Quốc Như vậy là ông đã học hai (A Tì

Đàm và Luật Tạng) trong số ba tạng cơ bản của Phật giáo nhờ truyền trực tiếp

25

Trang 25

từ Án Độ sang chứ không phải qua các bản dịch chữ Hán Qua đó, nhiều nhànghiên cứu Đại thừa đã đến Phù Nam vào cuối thế kỳ V sau Công Nguyên.

Những bằng chứng khảo cô học cũng ủng hộ sự tồn tại của Phật giáo tạiđồng bằng sông Cửu Long vào thế kỷ thứ V Cho đến nay, tượng Phật bằng

gỗ đã phát hiện được 19 pho tượng phạm vi tỉnh An Giang, Kiên Giang ngày

nay nơi mà các nhà khảo cô học gọi là thuộc phạm vi của văn hoá Óc Eo đo

L Malleret khai quật và được các nhà khảo cô học Việt Nam khai quật nhiều

năm trong thập kỷ 90 của thế kỷ hai mươi Văn hoá Óc Eo kéo dài khoảng thế

kỷ VI trước Công Nguyên đến thế kỷ VII sau CN [ xem 48] Niên đại của

những pho tượng này khoảng thế kỷ IV-VI sau CN Ngoài ra người ta cònphát hiện những mảnh tượng Phật thế kỷ IV-VI sau CN Ngoài ra, người tacòn phát hiện những mảnh tượng Phật bằng đồng, tượng Phật bằng đá cũng có

tới 8 tiêu bản [29, 101-117]

Cửa biển Oc Eo vốn là nơi các thuyền buôn từ Ấn Độ đến đậu Nhiều

nhà sư An Độ mang theo Kinh Phật đã cung cấp tư liệu cho người Phù Namnên sau này mới có hai nhà sư xuất chúng là Tăng già Bà La và Mạn Đà La

nói trên Như vậy, đến thế kỷ V-VI sau CN chắc chắn đã xuất hiện và phát

trién Phật giáo tại đây Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rang anh hưởng văn hoá

Ấn Độ sâu đậm, thấm từ tô chức xã hội, tư tưởng, văn hoá nghệ thuật tạiĐồng bằng sông Cửu Long lúc bay giờ đều mang tính chất xã hội truyềnthống của Bàlamôn giáo Các vua của các vương quốc ở Đồng bằng sông CửuLong đều tổ chức xã hội theo mô hình An Độ truyền thống tuy không hoàntoàn rập khuôn vì tại miền Trung và Nam Đông Dương lúc bấy giờ chưa hìnhthành một nền văn hoá của xã hội có giai cấp, chưa có thiết chế giai cấp xã

hội đầy đủ Các ông vua ở vùng này đã tiếp thu từ chữ viết đến danh hiệu vua,

cách đặt tên các đô thị, từ tổ chức xã hội đến văn hoá nghệ thuật rồi mới bảnđịa hoá các thê chế đó, hình thành các nền văn hoá Champa và Phù Nam với ý

26

Trang 26

nghĩa là cộng đồng Nam Đông Dương mang nặng dấu ấn văn hoá Ấn Độ.Điều này khác với văn hoá của vùng Bắc Đông Dương mang nặng dấu ấn

Trung Hoa.

Ngày nay ở Đồng bằng sông Cửu Long, hầu như dân cư Khmer đều theodao Phật Tiểu thừa là do dong Phật giáo Nam Truyền lay Sri Lanka làm trungtâm hình thành muộn Mãi đến thế kỷ XIII mới có bằng chứng truyền vàoNam Đông Dương và tồn tại đến ngày nay Con đường truyền bá theo tuyếnSri Lanka - Myanma - Thái Lan - Campuchia - Việt Nam (qua Đồng bằng

sông Cửu Long) Vốn Kinh Phật Pali đã từng được truyền ở Phù Nam nên

việc tiếp thu dòng Nam Truyền nay cũng có nhiều thuận lợi

Bởi vậy, khái quát lại thì Nam Đông Dương tiếp xúc đầu tiên với vănminh An Độ không phải qua Phật giáo mà với Bàlamôn giáo Sau đó, làn sóng

Phật giáo Pali và sanskrit tràn lên mà không huỷ hoại tông Bàlamôn giáo đó.

Sau đó, An Độ giáo tràn đến che lấp gần như hoàn toàn lớp sóng Đại thừa, dérồi làn sóng Tiêu thừa dòng Nam Truyền lại ào đến chiếm giữ lãnh thổ này,chôn vùi Ấn Độ giáo như một kỷ niệm [28, 286]

Miền Bắc: Tại miền Bắc Việt Nam, tình hình rất khác với hai vùng trên.Trong văn hoá Đông Sơn thuộc niên dai đầu Công Nguyên thì chưa thayvăn hoá An Độ trong khi đấu an của văn hoá Trung Hoa thì không còn nghỉngờ gì nữa Hơn nữa, thư tịch cổ đã khang định ít ra từ năm 111 trước CôngNguyên thì miền Bắc Việt Nam đã nằm dưới ách thống trị của chính quyềnnhà Hán và văn hoá Hán đã được truyền bá ở đây Lúc này, xét về mặt tôngiáo tín ngưỡng thì Đạo giáo, Nho giáo đã xuất hiện, nhưng tín ngưỡng bảnđịa của người Việt thì vẫn còn tồn tại sâu đậm, tập trung biểu hiện trong hiệntượng thờ Đá, thờ Cây, và thờ Mặt trời (trên trống đồng và trên di phong).Dấu an An Độ chi thay xuất hiện với một vai di vật như cây đèn Lạch Trường,

27

Trang 27

tượng người múa phát hiện ngẫu nhiên ở Đông Sơn mà có thê lý giải của Ấn

Độ tuy không hoàn toàn chắc chắn

Tư liệu sử sách đầu tiên cho phép suy luận rằng các nhà truyền giáo Ấn

Độ đã đến Luy Lâu (Dâu) là bức thư Viên Huy gửi Tuân Úc nói tới Sĩ Nhiếp,

thái thú Giao Châu: "Khi ra vào thì đánh chuông khách đầy đủ y nghi, kèn sáothổi vang, xe ngựa đầy đường, người Hồ đi sát bánh xe dé đốt hương thường

có đến may mươi người [xem16]" Người ta giải thích rằng người Hồ là người

An Độ, người Hồ đốt hương là nhà sử An Độ Nếu thé thì thời Sĩ Nhiếp đã có

nhiều nhà sư Ấn Độ đến Dâu, gia nhập vào tập đoàn Sĩ Nhiếp Bức thư ghi

năm viết là 207 trong khi quan hệ Đông Dương với An Độ đã có khá sớm, it

ra là đầu Công Nguyên, nghĩa là khoảng năm 200 trước thời Sĩ Nhiếp.

Có ba tư liệu liên quan đến van đề này: Truyén Man Nương trong Linh

Nam Chích Quái [xem18], quyền Lý Hoặc Luận [xem16] của Mau Bác và

quyền thứ 13 của sách Xuất Tam Tạng ký tap [xem16] ghi về Khương Tăng

Hội.

1.2 Văn học Ấn Độ và sự ảnh hưởng của nó tại Việt Nam

Như đã nói, Ấn Độ là nơi được nhiều học giả phương Tây coi là cái nôi

của huyền thoại và cô tích thần kỳ Hơn bat kỳ kho tàng truyện cổ của dân tộcnào, kho tàng truyện cô tích nước này không những rất giàu về số lượng màcòn có niên đại rất sớm vì chúng sớm được cô định hoá nhờ ghi lên giấy mực

Bộ kinh Veda xuất hiện và hoản chỉnh vào khoảng từ 2.500 đến 500 nămtrước Công Nguyên, bộ Avadana Jataka (Lich sử các tiền kiếp của Đức Phật)thế ky III trước Công Nguyên; bộ Mahabharata (Cuộc đại chiến Bha-ra-ta)khoảng thế kỷ II trước Công Nguyên; qua nhiều lần hoàn chỉnh cho đến thế

kỷ IV sau Công Nguyên, Ramayana (Anh hùng ca Rama) thé kỷ II trước

Công Nguyên; Kathdsaritsdgara ( Đại dương truyện kể, nói gọn là Biểntruyện) von có từ thé kỷ II hoặc III nhưng được biên soạn lại nửa sau thé ky

28

Trang 28

XI; Panchatantra (Năm sách dạy rẻ) thé kỷ II đến V; Brihatcathâ (Truyện

dai) thé kỷ II hoặc III cho đến thế kỷ V; Brihafcathâ Manjari (Tuyển tậptruyện dài) thé kỷ VI; Vétalapancavimeatika (25 truyện quỷ Vê-ta-la) thé kỷXIL Va còn vô số những sưu tập khác, chang hạn những truyện Thần tích

Purâna, hay Bhagavad Gita (Mục tử ca).v.v Chinh vì được ghi chép rất

sớm, truyện cô tích thần kỷ An Độ phan lớn còn giữ được sắc thái quái di

hoang đường nguyên thủy của chúng Cái siêu nhiên thần bí trở thành một đặc

điểm cơ bản và kho truyện cô An Độ trong khi lan truyền qua nhiều dân tộc,

van bảo vệ được khá day đủ yếu tố siêu nhiên than bí, nên rat dé phát hiện Có

phan chắc giả thuyết của một số học giả phương Tây coi truyện cổ tích An Độ

là cội nguồn duy nhất của cổ tích than kỳ thé giới, bắt nguồn từ đó [2, 1661]

Trong những thé kỷ đầu Công Nguyên, Phật giáo An Độ du nhập vàoTrung Quốc, rồi lan khắp tiếp sang các nước Đông Nam Á trong đó bao gồmViệt Nam Ví dụ như quan niệm luân hồi, quan niệm quả báo mang nhiều sắcthái Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc người Việt Nam Thông qua tiếng Hán,Việt Nam tiếp thu được văn hoá Ấn Độ từ Trung Quốc một cách gián tiếp,chang hạn như từ "Diêm vương" mà chúng ta quen thuộc chính là dich từ

"Yama" tiếng Phan Những hình ảnh như địa ngục, cõi tịnh thé it nhiều đềubắt nguồn từ Phật giáo Nói chung, truyện cổ tích An Độ ảnh hưởng đến kho

tảng cô tích Việt Nam khá sâu đậm Truyện Ấn Độ chỉ có thể truyền vào Việt

Nam bằng hai con đường:

1 Con đường tôn giáo: Phật giáo truyền bá vào Việt Nam có bộ phận là

từ phía Nam lên (Tiểu thừa), nhưng có bộ phận và bộ phận này mới là chủyếu, lại từ Bắc xuống sau khi đã Hán hoá (Đại thừa) Những kinh sách nhà

Phật được dịch ra chữ Han từ sớm, ví dụ Đại tang kinh, Tạp bảo tạng kinh,

Lục độ tập kinh v.v trong đó có nhiều truyện cô tích, ngụ ngôn giáo huấn, có

mục đích làm cho tín đồ dễ tiếp thu

29

Trang 29

2 Con đường giao lưu văn hoá, chủ yêu vào Việt Nam một cách gián

tiếp, qua các dân tộc thiểu số ở miền Nam, các dân tộc thuộc các nước ĐôngDương và rộng ra là các nước Đông Nam Á, vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc vănhoá Ấn Độ và Phật giáo cũng như Ấn Độ giáo Cũng như truyện ngụ ngôn

Esope từng có lúc giữ địa vị thống trị ở một số nước Đông Âu, nhiều loại

truyện kế của An Độ đã từng thâm nhập sâu rộng vào đời sống các dân tộc

phương Đông cũng như phương Tây với tất cả sức quyến rũ Vì thé di nhiên

nó còn vang vọng trong văn học truyền miệng và văn học viết của các dân tộc

ay cho đến tận ngày nay, trong đó có truyện cô tích Việt Nam [2, 1663]

Tiểu kết:

Giống như phần lớn các quốc gia Đông Nam Á, cả hải đảo lẫn lục địa,Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng văn hóa An Độ, đặc biệt về tôn giáo, nghệthuật và đạo đức Ảnh hưởng An Độ đã đến một cách hòa bình, và được thầm

thấu qua sự tiếp nhận chủ động, sáng tạo của Đông Nam Á nói chung và Việt

Nam nói riêng Chương này đã cố gắng làm rõ thời điểm, con đường vàphương cách tiếp nhận văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam trong thời Cổ - Trungđại Đây chính là bệ phóng dé truyện cô tích Việt Nam tiếp nhận những dau

an của nền văn hóa vi đại này như chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu ở các chươngtiếp theo

30

Trang 30

Chương 2

DÁN ÁN CỦA VĂN HOÁ PHẬT GIÁO

TRONG TRUYỆN CÔ TÍCH VIỆT NAM

Việt Nam là một nước có đa số dân theo Phật giáo Người Việt Nam theoPhật giáo rất nhiều, và chịu ảnh hưởng của quan niệm Phật giáo cực kỳ sâusắc Chúng tôi xin lay con số từ The US State Department's International

Religious Freedom Report 2006 — Báo cáo về quyên tự do tôn giáo trên thé

giới năm 2006 của Chính phủ Mỹ dé minh chứng cho điều này

Vùng Nước/ Lãnh thé Dân số (2007E) % Phậttử | Tổng số Phat tử

Trang 31

học và truyện cổ dân gian Việt Nam Phật giáo bắt nguồn từ Án Độ, là một

trong những tiêu biểu quan trọng cho văn hoá Ấn Độ, nên việc nghiên cứu tưtưởng Phật giáo tại Việt Nam là một cách gián tiếp hữu hiệu dé tìm hiểu vềảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ tại Việt Nam cũng như khả năng bản địa hóacác giá tri ngọai lai thành sức mạnh nội tại của người Việt Nam Ở luận vănnày, chúng tôi chỉ có thé đề cập sâu vào tac phẩm Jataka do thời gian và điều

kiện có hạn.

2.1 Jataka và Đông Nam Á

Jataka, thuộc Tiểu bộ kinh, là một trong những tác phẩm tiêu biểu của

kho tang kinh điển Phật giáo, được biên tập khá sớm, định hình vào khoảngthế kỷ III trước Công Nguyên

Jataka bao gồm 547 Jataka, tức là 547 truyện liên quan đến những kiếptrước (Jati) của Đức Phật, những kiếp trong vô số kiếp sống mà Người đã trảiqua trước khi trở thành Buddha (Đắng Giác ngộ) Trong truyền thống Phậtgiáo, Đức Phật chứng được túc mạng minh, thấu suốt những tiền kiếp củamình và khi cần thiết, Ngài đã kể lại nhằm minh họa, nhấn mạnh những bài

học đạo lý hoặc dé làm sáng tỏ những tình huống liên quan nhất định Jataka,

vì thé, trở thành bộ kinh - truyện, dùng ké chuyện thuyết pháp: giảng triết lý

Nghiệp báo - Luân hồi (Karma - Samsara) cũng như phương thức tu tập căn

bản băng pho truyện vĩ đại về một vị Bồ tát, qua các kiếp sống, không mệt

mỏi, đã thực hành những hạnh nguyện cao thượng, lập nguyện thành Phật hóa

độ chúng sinh Ngay từ khi xuất hiện, Jataka đã có vai trò quan trọng đối với

Phật giáo Ấn Độ và sau đó tới hầu hết các nước chịu ảnh hưởng Phật giáo,

Tiểu thừa cũng như Đại thừa

Quá trình ảnh hưởng của Jataka nói riêng, Phật giáo nói chung ở Đông

Nam Á, bên cạnh những đặc điểm chung, vẫn có một số đặc trưng riêng so

với ở Ân Độ cũng như ở Đông Bắc Á

32

Trang 32

Thứ nhất, xét về thời gian Mặc dù chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác thời điểm song có thé xét đoán rằng Jataka đã đến Đông Nam A đồng

thời với sự có mặt của Phật giáo ở một số quốc gia cô của khu vực này vàokhoảng thế kỷ thứ II, thậm chí sớm hơn Theo bộ biên niên sử Mahavamsacủa Sri Lanka, vào thế kỷ thứ HI trước Công Nguyên, Đại vương Asoka đãgửi chín phái đoàn truyền giáo đến các nước, trong đó phái đoàn thứ tám dohai Trưởng lão Sona và Uttara dẫn đầu đến Suvannabhumi, được xem là

Myanmar (có tài liệu cho là cả khu vực Đông Nam Á) ngày nay Ở Việt Nam,

từ thế kỷ II, Phat giáo đã có một vi trí nhất định trong lòng dân tộc (với cáctruyền thuyết về Thạch Quang Phật và Phật Mẫu Man Nương cùng với nhà sư

Khau Đà La ) Luc độ tập kinh và Cựu tạp thí dụ kinh ra đời thời kỳ này,

theo Lê Mạnh Thát (trong Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam) là “nhữngbản kinh đầu tiên của Việt Nam, hình thành khoảng từ trước đến sau thời Hai

Bà Trưng”, do chính người Việt soạn tập và sư Khương Tăng Hội dịch ra

tiếng Han vào đời Ngô - Tam quốc (Tk.HI) Luc độ tập kinh và Cựu tap thi dụkinh kết tập những truyện tích Phật giáo, trong đó khá nhiều truyện có nguồn

gốc từ Jataka Như vậy, về thời gian, chắc hắn Jataka đã đến Đông Nam A

tương đối sớm hon so với Đông Bac A Bởi vì như chúng ta đã biết, trung tâm

Phật giáo Luy Lâu (thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay) hình thành vào

nửa đầu thế kỷ I, trong khi trung tâm Phật giáo đầu tiên của Trung Quốc làBành Thành (nay thuộc tỉnh Giang Tô) nửa sau thế ky I mới xuất hiện và chitrở thành trung tâm Phật giáo quan trọng vào nửa sau thế kỷ II Nhiều nhà sư

Ấn Độ trước khi vào Trung Quốc truyền giáo hay ngược lại, nhiều nhà sư

Trung Quốc trước khi vào Ấn Độ tu học Phật pháp đã lưu trú một thời gian tạinhững trung tâm Phật giáo cổ xưa ở Đông Nam A [19, 26 va 31-33]

33

Trang 33

Những câu chuyện Jataka được chạm khắc ở đền Shweddagon Myanma

Thứ hai, xét về tông phái Đông Nam A chủ yếu theo Phật giáo Tiểu thừa

(chỉ Việt Nam ngoại lệ do giai đoạn sau chịu ảnh hưởng Trung Quốc) trong

khi Đông Bắc A lại theo Phật giáo Đại thừa Trong tương quan, Jataka thé

hiện vai trò có phần quan trọng hơn ở những nước Tiểu thừa, nơi SakyamuniBuddha là tiêu điểm của niềm tin và thực hành Phật giáo (khác với nhữngnước Đại thừa còn thờ phụng nhiều vị Phật và Bồ tát khác bên cạnh Đức Phật

lịch sử).

Thứ ba, xét về vị thế văn hóa của Phật giáo Ở Ấn Độ, sau khoảng 15 thế

kỷ thịnh đạt, Phật giáo gần như biến mat trong khi Hindu giáo dan lấy lại vị

trí thông lĩnh Ngày nay, chưa đầy 1% dân số Ấn Độ theo đạo Phật trong khi

đến 83% theo đạo Hindu Trung Quốc có thời kỳ chịu ảnh hưởng Phật giáo

sâu đậm nhưng về cơ bản vẫn là nền văn hóa với ảnh hưởng thống lĩnh của

Nho giáo Còn ở Đông Nam Á có thể phân biệt hai tiểu khu vực với ảnhhưởng Phật giáo ngắn ngủi / lâu dài, đậm / nhạt khác nhau:

+ Các nước đến ngày hôm nay về cơ bản vẫn là các nước Phật giáo (với

tín đồ chiếm trên 50% dân số) bao gồm Campuchia (88,4%), Thái Lan

(9hai,1%), Myanmar (87,hai%), Lao (58%) và Việt Nam Trong đó,

34

Trang 34

Campuchia là quốc gia cổ sớm tiếp thu ảnh hưởng văn hóa An Độ, lúc đầu là

Bà La Môn, sau là Phật giáo Myanmar, Thái Lan, Lào là các quốc gia hìnhthành tương đối muộn, tiếp nhận ảnh hưởng An Độ muộn hon và thông quacác quốc gia trung gian, với Phật giáo sâu đậm Việt Nam sớm tiếp nhận trựctiếp ảnh hưởng Án Độ (ảnh hưởng Phật giáo ở Luy Lâu, ảnh hưởng Bà LaMôn và Phật giáo ở Champa, Phù Nam) đồng thời là nước duy nhất ở Đông

Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Hoa (ở phía Bắc từ thế kỷ II, ở phía

Nam từ sau sự sụp đồ của Vương quốc Champa vào thế ky XV)

+ Các nước đến ngày hôm nay ảnh hưởng Phật giáo tương đối mờ nhạt

bao gồm Brunei (13,1%), Singapore (8,6%), Malaysia (6,4%), Indonesia

(6,4%) Trong đó, Indonesia và Malaysia đã từng rất sớm chịu ảnh hưởng Ấn

Độ (Phật giáo và Bà La Môn), từ thé kỷ XIV-XV chuyền sang Hồi giáo

Tat cả các yêu tô nói trên khiên cho cách thức ảnh hưởng của Jataka ở

Tranh lụa thể hiện những câu chuyện Jataka (Đông Bắc-Thái Lan )

2.2 Sư lan tỏa của Phật thoai

Jataka - Truyện tiên kiếp của Đức Phật không chỉ là quyên sách kinh điển

về dao Phat của người An Độ mà còn là tác phâm văn học có giá tri Nội dung

35

Trang 35

của Jataka - Truyện tiền kiếp của Đức Phật bao gồm 547 câu truyện kê lại

cuộc đời của Đức Phật từ lúc sinh ra, đi tìm đạo lý đến lúc lên chốn cực lạc.Nhân vật câu chuyện xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, khi là con người,khi là con vật, khi là thần thánh Trong Jataka - Truyện tién kiếp của Đức

Phật bao giờ cũng có mặt Đức Phật, có lúc Ngài là nhân vật chính, lúc là thứ

yếu, có lúc là người chứng kiến câu chuyện

Theo các nhà nghiên cứu, trong số 547 câu chuyện trong Jataka - Truyệntiền kiếp của Đức Phật, có chuyện rất xưa, có thê ra đời vào thế kỷ IV trước

Công Nguyên Nôi dung các câu chuyện rất phong phú, súc tích, ẩn ý sâu sắc.

Hình thức thì thường là truyện cô tích, thần thoại, ngụ ngôn, truyện ké Phannhiều, các truyện này đều có giá tri về văn hoá nghệ thuật Về sau Jatakađược đạo Phật cải biên một số nội dung cho phù hợp với giáo lý và tư tưởng

của đạo Phật đề làm phương tiên truyền bá.

Mỗi truyện trong Jataka đều gồm có ba phan:

- Phần mở đầu: kể về tiền kiếp của Đức Phật

- Phần sau ké lại cốt truyện dân gian, có thé cải biên cho phù hợp với

giáo lý Phật giáo.

- Kết luận: Dựa vào cốt truyện, rút ra lời khuyên răn, dạy bảo theo giáo

lý nhà Phật bang văn van hay những câu châm ngôn xử thế, nhiều lúc làm mat

cả ý nghĩa khách quan của câu chuyện dân gian [12, tr 806]

Jataka - Truyện tiền kiếp của Đức Phật là một tác phẩm có ảnh hưởng tất

lớn đến đời sống tinh thần của nhân dân An Độ, đóng góp tích cực vào việc

truyền bá Đạo Phật trong nhiều hình thức.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho những tác phẩm như Jataka - Truyện

tiền kiếp cua Đức Phật co được vi tri cao trong đời sống văn học nghệ thuật

cũng như xã hội của An Độ.

36

Trang 36

- Tính ngụ ý, an dụ, tính biểu tượng của các câu truyện ngụ ngôn và cáctruyện ké trong Jataka - Truyện tién kiếp của Đức Phật rat cao Văn hoá An

Độ là cả một thế giới của những biểu tượng ma biểu tượng tự nó là một thứngôn ngữ và hình ảnh mang tính ngụ ý và an dụ Đây chính là những tácphẩm thích hợp giúp Án Độ biểu đạt được kiểu tư duy "cụ thé một cách trừutượng" của họ- kiểu tư duy Ấn Độ

- Phần lớn truyện trong Phật thoại là "những bài học tiêu cực", khẳng

định bằng phủ định Bè ngoài truyện nêu ra cái xấu, cái sai, cái dại nhưngmục đích chính là dé khang định điều ngược lại Kiểu diễn đạt này rất phùhợp với lối diễn đạt của người An Độ: ưa thích thé phủ định

- Phật giáo biết rõ giá trị nhận thức đặc biệt và tác động tâm lý sâu sắccủa truyện ngu ngôn và các loại truyện kể dân gian mang tính chất ân dụkhác Vì vậy, trong sách vở Phật giáo, chúng ta thường gặp nhiều loại truyện

kế khác nhau nhằm làm cho giáo lý trở nên cụ thé sinh động, dé hiểu Nhat làkhi Phật giáo muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra ngoài đăng cấp vương tônquí tộc thi đây chính là cơ sở xã hội ban đầu của nó dé đến với quần chúng.Nhờ thế mà Phật giáo mới dần dần bớt tính tư biện trừu tượng và tính chấtyếm thế của các tu sĩ, ngày càng trở nên giản dị, gần gũi đối với mọi người

- Những tác phẩm như Jataka - Truyện tiền kiếp của Đức Phật đã mở ramột giai đoạn văn học Phật giáo rực rỡ tại Ấn Độ Sau đó, có nhiều tác phẩmvăn học viết về Đức Phật đã lần lượt ra đời như Tripitaka - Tam tang,Buddhacharita nhung không vượt qua được giá trị của Jataka - Truyện tiên

kiếp của Đức Phật.

2.3 Phật thoại được truyền bá vào Việt Nam và Việt hóa

Có thé thay rõ truyện dân gian An Độ đã dé lại dấu ấn trong văn học dângian Việt Nam ở nhiều khía cạnh và các môtíp làm cơ sở cho các truyện khác.Song người Việt Nam vốn có đặc tính thực tiễn và đầu óc phê phán Người

37

Trang 37

Việt Nam ít chịu ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo mà thường nhắn mạnh ýnghĩa tích cực của các truyện ngu ngôn đó Chính vì vậy mà nhiều chuyện của

Ấn Độ đã được du nhập vào Việt Nam nhưng được rút gọn bớt phần mở đầu

và kết luận không phù hợp hoặc bị nghĩ là không cần thiết khi nói về luân lý

trừu tượng của nhà Phật Người Việt Nam thường chỉ giữ lại ý nghĩa phê phán

và bài trừ những kẻ độc ác trong xã hội phong kiến Người Việt Nam đã gạt

bỏ phần xấu và tiếp thu hoặc phát triển phần tốt của các truyện ngu ngôn Ấn

Độ cho phù hợp với sinh hoạt và cuộc sống ở Việt Nam

Với nội dung phong phú và ý nghĩa sâu đậm, quan niệm Phật giáo lấy

Jataka làm tiêu biéu đã ảnh hưởng truyện cổ tích Việt Nam một cách sâu sắc.Trong đó một số môtíp được tiếp nhận hầu như nguyên vẹn hoặc có nhữngtình tiết rất đặc sắc của văn hoá An Độ vảo

2.3.1 Môtíp từ các tiền thân của Đức PhậtTrong khi ở Trung Quốc, Jataka chủ yếu được lưu giữ, tụng doc tronghình thức kinh điển thì ở Đông Nam A, Jataka thường xuyên hon lại được kénhư những câu chuyện Nhiều Jataka đi vào quần chúng, trở thành truyện ké

dân gian Những thí dụ về loại này rất phong phú Chăng hạn như trong

truyện cổ Lào, các truyện “Su tích hình thỏ trên mặt trăng” và “Sự tích cuarượu” von bắt nguồn từ các truyện Tiên thân Sasa (Jataka 316) và Tiên thânKumbha (Jataka 512) Trong truyện cô Thái Lan, chùm truyện “Gà gô trởthành thầy giáo như thế nào”; “Gà gô thông thái, hiền hậu”, “Ông sư độc ác

và con hỗ” có kết câu và nội dung giống với truyện Tién thân Tittira (Jataka438) Trong Truyện cổ Campuchia, chùm truyện “Thỏ Phéa làm vua”, “Tho

Trang 38

Đặc biệt, ở nội dung, tình tiết của nhiều truyện đó, truyện Trạng (kiểu

truyện chú bé thông minh) Việt Nam ta thấy dấu ấn rõ nét từ truyện Tiển thân

Maha-Ummagga (Jataka 546, một Jataka có kết cấu xâu chuỗi với truyện

khung và 30 tiêu truyện), trong đó nhân vật chính Osadha-Kumara, tiền thâncủa Đức Phật, là một vị Đại sĩ chi mới bảy tuổi, luôn chiến thắng nhờ nhữngmưu mẹo của mình Chắng hạn Kumara đã dùng một sợi len nhúng mật dé

nhử bay kiến kéo sợi đó chui qua lỗ của viên ngọc quý kết lại dây chuỗi bị đứt

cho vua Kusa Hoặc khi người ta đưa đến một khúc cây đẽo nhẫn, bắt chỉ đầu

nào gốc, đầu nào ngọn, Kumara đã thả khúc gỗ xuống nước, nhờ vậy mà phân

biệt được đầu gốc bao giờ cũng nặng hơn

2.3.2 Mô típ về khả năng kỳ lạ của các con vật

Trong truyện cô Việt Nam có nhiều truyện gắn với môfíp về các truyện

kỳ lạ xây ra với các con vật: như chim biết nói ("Mahosat xử kiện"), cac con

vat trả ơn nhau hoặc trả on con người đã lam điều tốt cho chúng ("Bồ câu và

kiến; Piội đông chuột," Người tiéu phu và Hà Bá" của người Kinh, "Lưỡi dao

thân" của người Chàm) Trong truyện "Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả

oán", các con vật như con rắn, con kiến, con chuột, con trăn được anh câu cá

cứu đều tìm cách trả ơn cho anh sau khi ông bị giam cắm, cuối cùng chungsức cứu được ân nhân Trong truyện "Lưỡi dao than", chang trai cũng nhờ sựgiúp đỡ của rùa than mà trước kia được chang trai cứu, thành công tìm đếncung trời, gap lại vợ nàng tiên của mình bằng lưỡi đao thần và thuốc thần

2.3.3 Môtíp xử kiện

Trong truyện ké dân gian An Độ rat nhiều truyện xử kiện.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, có lẽ An Độ la dat nước có nhiều truyện kêdân gian nhất thế giới và một phần rất quan trọng là những câu chuyện xửkiện Mỗi truyện thường đặt ra một tình huống oái oăm cần tìm lời giải đáp.Day là những bài toán rất cần đến trí thông minh và sự linh hoạt hom hinh

39

Trang 39

trong cuộc sống Điều này cũng thé hiện phần nào tính trí tuệ của truyện dân

gian Ấn Độ

Trong truyện dân gian Ấn Độ, có ba loại truyện xử kiện tiêu biểu:

1 Truyện làm như thế nào: đây là loại truyện đi tìm phương cách xử kiệnqua việc tìm cách giải quyết các tình huống kho như chia bò, cân voi, cân

vàng

2 Truyện tìm lại nguyên do ban đầu của một sự việc đã xảy ra roi

3 Loại truyện phan xử xem ai đáng được thưởng: cốt truyện thường có

một nhóm người góp sức với nhau dé làm việc, sau đó, người ta phải tìm ra

cách đề thưởng cho các đối tượng đúng với công trạng của mỗi người

Truyện xử hiện ở Việt Nam có cả ba loại như trên nhưng có sự thay đôi ítnhiều về chỉ tiết cho phù hợp với phong tục tập quán địa phương như ?ê Cóc(loại truyện thứ hai); Kén ré tao, Son tinh Ti huy tinh, Sốp-bò-sách của dân tộc

Khmer (loại truyện thứ ba)

2.3.4 Môtíp hoa sen

Trong các truyện Phật thoại, ngoài con người, loài vật ra, còn những biểutượng thực vật rõ nét thú vi, trong đó một biểu tượng Phật giáo gan bo voiViệt Nam nhất chính là hoa sen

Sở di tôi chọn hoa sen là bởi, tên tiếng Anh của hoa sen là "hindu lotus",còn "hindu" chính là An Độ, từ đó có thé thay được mối quan hệ đặc biết giữahoa sen với An Độ Trên thực tế, hoa sen là loại hoa tượng trưng cho nước Ấn

Độ, hơn nữa, hoa sen là thánh hoa của Phật giáo, còn Phật giáo lại bắt nguồn

từ Án Độ Vì vậy, hoa sen đóng vai trò cực kỳ quan trọng ở Ấn Độ và biểu

tượng của nó đa phần đều liên quan đến Phật giáo.Trong Kinh Phật có ghi,Phật tổ Thích-Ca là con cả của nước cô Ấn Độ, sinh ra ở vườn hoa có một cái

ao hình chữ nhật trong toàn là hoa sen Mẹ Đức Phật Thích-Ca xinh đẹp như

đoá hoa sen với đôi mắt trong sáng Trước khi Đức Phật Thích-Ca ra đời,

40

Trang 40

vườn ngự hoàng cung đã xuất hiện tám hiện tượng lạ thường, trong đó hiện

tượng chính là trong ao bỗng nhiên mọc ra một bông hoa sen trắng tinh to

băng bánh xe lớn Lúc Đức Phật Thích-Ca lọt lòng, hai bàn tay chắp lại làm

thành hình hoa sen chưa nở, lưỡi Phật phát ra hăng nghìn tia sáng vàng, mỗimột tia sáng hoá thành một bông sen trăng ngàn lá, và mỗi một bông hoa senlại có một Bụt nhỏ ngồi xếp bằng tròn với hai bàn chân hướng về phía trời.Sau khi xuất gia tu hành, Đức Phật Thích-Ca ngồi dưới cây bồ đề giác ngộthành Phật, sau đó sáng lập Phật giáo tuyên truyền giáo lý, cuối cùng bước

vào cõi Niết ban Vì vậy, hoa sen gan liền với Phật tô trở thành thánh hoa của

Phật giáo nói riêng và An Độ nói chung

Vậy hoa sen có những đặc trưng gì ăn khớp với Phật giáo? Theo tôi có

của hoa sen cực kỳ phù hop voi nguyện vọng không muốn mình bị vay ban sự

ô nhiễm trần gian của người theo Phật giáo Cho nên họ cho răng, lấy hoa sen

làm gương, có thé giúp mình khỏi bi do ban, có thé đi vào cõi tịnh thé Phật

quốc một cách thuận lợi

b Hoa sen là tượng trưng cho sụ chín muôi và khả năng sinh đẻ của nữ

tính Ö đây có một truyện về hoàng hậu hoa sen Tương truyền bà rất xinh đẹp

và kỳ lạ, mọi con đường bà đi qua đều mọc lên hoa sen Nhà vua lấy làm say

mê bà Sau khi lay nhà vua, hoàng hậu hoa sen đẻ ra 500 con trai, về sau connào cũng trở thành anh hùng tráng sĩ Điều này đủ để chứng minh sự chín

muôi và kha năng sinh đẻ của hoàng hậu hoa sen.

41

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:46