1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Đông phương học: Từ tượng thanh trong văn học Nhật Bản thời Taisho – nghiên cứu trường hợp tác phẩm văn học của Miyazawa Kenji

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NGUYÊN THANH VÂN

TỪ TƯỢNG THANH TRONG VĂN HỌC NHẬT BẢN THỜI TAISHO:

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TÁC PHAM VAN HỌC CUA

MIYAZAWA KENJI

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NGUYÊN THANH VÂN

TỪ TƯỢNG THANH TRONG VĂN HỌC NHẬT BẢN THỜI TAISHO:

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TÁC PHAM VAN HỌC CUA

MIYAZAWA KENJI

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Hoàng Hưng

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Từ tượng thanh trong văn học Nhật

Bản thời Taisho: Nghiên cứu trường hợp tác phẩm văn học của Miyazawa Kenji”

là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của

TS Phạm Hoàng Hưng Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận văn hoàntoàn trung thực Việc tham khảo các nguồn tài liệu đều đã được thực hiện tríchdẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Vân

Trang 4

Bên cạnh đó, tôi xin đặc biệt gửi lời cam ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo phụtrách chi đạo và hướng dẫn tôi — TS Pham Hoàng Hưng người đã trực tiếp địnhhướng cho tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này.

Sau cùng tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô, bạn học, đồng nghiệp vàgia đình đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình tìm hiểu, họctập đề tôi có thê hoàn thiện tốt khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi xin trân trọng cám ơn!

Ha Nội, tháng 10 năm 2023

Trang 5

LOI CAM 62990757 ố |

LOI CÁM ON 5-5222 1EE1E2121211211211 2111111111111 11 11 1 1 re 2DANH MỤC BANG BIEU, SƠ DO 5-©522Sc22EESExerkerrxrrkrerxee 4DANH MỤC HÌNH ANH - - St t1 SE EEEEkSEEEEEEEkEEEErEkrkrkrrerkeree 4MO ĐẦU 2-25 2121 2k TEE212211211211 11111211211 11 11 1 1111 1101 1c re 51 LÝ DO LỰA CHỌN DE TÀI - ¿SE SEEEESEEEEEEEEESEEEEEEerkrkerkerrkee 52 LICH SỬ NGHIÊN CỨU VAN Đ ¿- +: 2++2x2Evrxvrxerkeerrrrreee 73 MỤC DICH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ¿2 s+x+z+x+zezxezez 84 NHIEM VU NGHIÊN CỨU - 2+ Sk+SSE#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEeEkrkerkrrrrkee 85 DOI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU -2- ¿5+2 96 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -2- 2£ ©52+E2££+£Et£E+Exezzzrrxerr 107 CÁU TRÚC LUẬN VĂN 2- 22 ©522SE+EE‡EEEEEEEEEEEEEE22122121 211cc 10CHUONG 1: CƠ SỞ LY LUẬN VE TỪ TƯỢNG THANH TIENG NHẬT"¬— 12

1.1 Định nghĩa và phân loại từ tượng thanh trong tiếng Nhật 12

LD D Dah 1 neee 12

1.1.2 Quá trình hình thành từ tượng thanh tiếng Nhật 13

1.1.3 Phân loại từ tượng thanh trong tiếng Nhật - 14

1.2 Đặc điểm cấu tạo và công dụng của từ tượng thanh tiếng Nhật 16

1.2.1 Đặc điểm cầu tao từ tượng tha ào cà siisssersesereseers 161.2.2 Công dụng và tính khả dụng của từ tượng thanh tiếng Nhật 17

0290450005 20

Trang 6

CHƯƠNG 2: VĂN HỌC NHAT BẢN THỜI TAISHO 21

2.1 Bối cảnh văn hóa xã hội, kinh tế chính trị thời kỳ Taisho 212.1.1 Bồi cảnh văn hóa, xã hội thời kỳ Taisho ©5-5scsc552 212.1.2 Bối cảnh kinh tế, chính trị thời kỳ Taisho 5-55c 5555552 26

2.2 Văn học Nhật Bản thời 'TaIsho - 55 5c 222211 ssessssreeeee 28

2.2.1 Thé Lodi VGN NOC nnẽnn 282.2.2 Các trường phải văn học tiêu biểu thời kỳ Taisho - 29

2.2.3 Từ tượng thanh trong văn học Nhật Ban thoi Taisho 31

0290.450005 ,ôÔỎ 37CHƯƠNG 3: TỪ TƯỢNG THANH TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

CUA MIYAZAWA KENJI 555cc 393.1 Sơ lược về tác giả Miyazawa Kenjji ©2¿©cccccccrxerkerkerrered 39

5 mm 40

3.1.2 1/2 À 06 017 na 40

3.1.3 Tác phẩm tiêu biểu “Đêm trên đường sắt ngân hà ”” 44

3.2 Khao sát từ tượng thanh trong tác phẩm văn học của Miyazawa Kenii 493.2.1 Sơ lược các tác phẩm được KNGO Sát << <c << seccesses 49

3.2.2 Nội dung và kết quả khảo sát - 2-2-5 Se+E+EeEeEerererrereered 51

3.2.2.1 Khảo sát tỉ lệ các loại hình tượng thanh trong tác phẩm 51

3.2.2.2 Khao sát tỉ lệ từ trong thanh do Miyazawa Kenji sáng tạo 52

3.2.2.3 Khao sát tỉ lệ từ twong thanh dạng Hiragana và Katakana 5Š

3.2.2.4 Khảo sát đặc trưng cầu tao từ tượng thanh ««<<-+ 57

3.2.3 Phân tích kết quả khảo sát 2 +©cSs+ct+E+EeEtererrrrrereered 58

Trang 7

3.2.3.1 Tinh da dạng và độc đáo của từ tượng thanh - 603.2.3.2 Giá trị và tính ứng dụng cao cua từ tượng thanh 693.2.4 Đánh gia liên quan tới từ tượng thanh được Miyazawa Kenji sử dung

trong các tác phẩm văn hỌC : : ¿+ ©5£+£+E+£++E+E+E+E+xe+xezrecrees 69

3.2.4.1 Đánh giá của một số nhà nghiên Cletie.cceccecceccecceeeseescesveeveseeees 69

3.2.4.2 Cách thức sáng tạo và sử dung từ tượng thanh cua Miyazawa€7 0P P— 71

TIỂU KKẾTT ¿ ¿5£ £+S£+EE+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrree 64KẾT LUẬẬN ¿2 ©5£ 2S 2E22E1921221211211111111 1121111111111 EEye 66DANH SÁCH TÀI LIEU THAM KHẢO 2-22- 2 s+25z+£x+zxe+sed 68

PHU LUC ooescsssessssssessesssessesssessessssssecsvsssssessusssessusssecsessuessessusssessessessseeseeseseses 73

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU, SƠ DO

Bảng 3.1: Từ tượng thanh trong phim The Celestial Railroad 49

Bảng 3.2: Các tác phẩm lựa chọn khảo sát trong luận văn - 51

Bảng 3.3: Tu tượng thanh do Miyazawa Kenji sáng tạo ~- 55

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ các loại hình từ tượng thanh trong tác phẩm 52

Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ từ của Miyazawa Kenji với tổng số từ khảo sát 54

Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ dang từ Hiragana và Katakana ««+ssxx+sex++ 57Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ từ tượng thanh theo cấu tạo - ¿2-2 z+s+cx+xzeezed 59DANH MỤC HÌNH ẢNHHình 1.4.1: Truyện Doraemon tập 12 “Ông lớn đến đây” ( [AW acreHình 3.1.3.1: Truyện “Nobita và chuyến tàu tốc hành ngân hà” ( Fr Z* b4.Tan 0n a4 46

Hình3 1.3.2: Truyện “Chuyến tàu Ngân hà 999” ( f#t[#t;š 999) ,1977) 47

Hình 3.1.3.3: Phim hoạt họa “The Celestial in the Stars” (2006) 48

Trang 9

MỞ DAU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Dé khám phá một đất nước theo cách đúng dan, việc lý giải chính xác

ngôn ngữ là rất cần thiết Tiếng Nhật được coi là một ngôn ngữ phức tạp và đa

dạng, tuy nhiên cũng dem lại sự thú vi, đặc biệt là khi nói đến tình thái của từtượng thanh, những từ dùng dé miêu tả âm thanh, tiếng động Từ tượng thanh

không chỉ làm cho câu văn trở nên phong phú mà còn có khả năng gợi lên hình

ảnh sống động trong tâm trí độc giả.

Trong việc học tiếng Nhật, không chỉ có kiến thức về ngữ pháp và từvựng mà cách sử dụng từ tượng thanh cũng đóng vai trò quyết định trong khả

năng biểu đạt và giao tiép hiệu quả Dac biệt đối với người học ngoại ngữ, việcáp dụng từ tượng thanh một cách tự nhiên và linh hoạt vô cùng cần thiết dé thé

hiện sự gần gũi và tự nhiên trong việc sử dụng ngôn ngữ Đây cũng là loại từ

độc đáo thể hiện tri giác và bản sắc riêng của mỗi một dân tộc Hầu như mọiquốc gia đều có ngôn ngữ riêng với đặc trưng về từ tượng thanh Chính vì vậy,từ tượng thanh không phải là một đề tài hoàn toàn mới trong nghiên cứu ngôn

ngữ Nhật Tuy nhiên, nghiên cứu từ tượng thanh với dữ liệu văn học thì vẫn

chưa có nhiều.

Trong tiễn trình lịch sự văn học Nhật Bản, văn học thời kỳ Taisho đượcnhìn nhận có một bước chuyền mình rất lớn khi không ngừng học hỏi và pháttriển theo xu hướng Tây phương nhưng vẫn giữ được cho mình bản sắc truyềnthống của văn học Nhật Bản Thời kỳ nay cũng đánh dấu giai đoạn đổi mớigiáo duc, nâng cao tri thức của người dân và phát triển văn hóa đại chúng cùng

với sự xuất hiện của hàng loạt ngòi bút tên tuổi mang đậm phong cách của mỗitrường phái văn học và thể loại khác nhau Điều này giúp nền văn học Nhật

Trang 10

Bản trở nên đa dạng và dễ dàng tiếp cận với mọi tầng lớp giai cấp, tri thức trong

xã hội Nhật Bản đương thời.

Khi nói đến nhà văn tiêu biểu cho thời kỳ Taisho, nhiều người thườngnghĩ đến Miyazawa Kenji vì Miyazawa Kenji bắt đầu phát triển sự nghiệp vănhọc của mình trong thời kỳ Taisho và có tầm ảnh hưởng lớn đến nền văn họcNhật Bản cận đại lẫn hiện đại sau này Ông được coi là bậc thầy sử dụng từ

tượng thanh bởi hầu hết các tác pham của ông đều sử dụng loại từ này và chúng

ta không thể tưởng tượng được mức độ đa dạng của chúng.

Từ tượng thanh được sử dụng trong các tác phâm văn học của MiyazawaKenji không chỉ giới hạn trong những từ tượng thanh thông thường mà còn xuất

hiện rất nhiều từ đặc biệt theo phong cách riêng của Miyazawa Kenji | Điều

này càng chứng tỏ các tác phẩm của Miyazawa Kenji sẽ chứa một lượng lớn từtượng thanh cần thiết dé làm dữ liệu khảo sát trong nghiên cứu này.

Với số lượng tác pham văn học đồ sộ bao gồm cả tiêu thuyết, truyện nhỉđồng và thơ, Miyazawa Kenji đã cho thấy được khả năng sáng tác văn học đa

dạng với nhiều thê loại khác nhau Tuy nhiên trong giai đoạn thời kỳ Taisho,Miyazawa Kenji đã bắt đầu chuyên tâm vào thé loại truyện nhi đồng và đã chora đời hàng loạt các tác phẩm nỗi tiếng van được độc giả đón đọc cho tới nay.

Đây cũng chính là lý do mà tác giả luận văn sẽ tập trung khảo sát các tác phâmtruyện thiếu nhi do Miyazawa Kenji sáng tác dé làm dữ liệu nghiên cứu cho

luận văn này.

Vì vậy, luận văn này sẽ khảo sát về từ tượng thanh trong các tác phẩmvăn học của Miyazawa Kenji với mục tiêu làm rõ vai trò, tầm quan trọng củaviệc tìm hiểu và nghiên cứu từ tượng thanh trong văn học Nhật Bản thời kỳ

Taisho Đồng thời, luận văn nay cũng sẽ góp phần bổ khuyết cho tinh trạng

1 FEL SF # (2003), [##)WfãAffHO22x k^ |, AXăâHAur?Zð 46 3Š, tr.15-30

Trang 11

thiếu tài liệu nghiên cứu về văn học Nhật Bản thời kỳ Taisho, từ tượng thanh

tiếng Nhật nói chung cũng như các tác phẩm văn học của Miyazawa Kenji.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tính tới nay đã có khá nhiều những nghiên cứu liên quan đến từ tượngthanh tiếng Nhật nói chung cũng như nghiên cứu về nhà văn Miyazawa Kenji

cùng các tác pham văn hoc của ông Trong nghiên cứu về “Tu tượng thanh đặc

trưng của Miyazawa Kenji” ( [ziNEfiaWfño+ 2x bX] ,2003) , tác giả đã tập

trung làm rõ đặc trưng giúp từ tượng thanh ma Miyazawa Kenji sử dụng trở

nên độc đáo va cách sử dụng từ của Kenji.

Nghiên cứu về “Vũ trụ của Miyazawa Kenji ( [#ZW#iao#f|, 2005) 3

tác gia đã đưa ra những đánh giá về cuộc sông, tư tưởng, triết lý và ảnh hưởng

xã hội của Miyazawa Kenji trong các tác phẩm văn học của chính ông và đi sâuvào việc phân tích tâm lý tác giả Miyazawa Kenji qua các tác phâm Nghiêncứu này phân tích hình ảnh vũ trụ và thiên nhiên xuất hiện trong tác phẩm của

Miyazawa Kenji va đề cập tới van đề môi trường cũng như lối sống, tư duy của

Miyazawa Kenji giúp chúng ta rèn luyện tâm hồn và hiểu rõ về van đề ý thức

cá nhân.

Nghiên cứu về “Sự thay đổi nghĩa của từ tượng thanh trong các tác phẩmvăn học thời Meiji va Taisho cùng các yếu tố gây ra sự thay đổi” ( [WG - XIE

II] O MEELIS l2 + 2v kOã83%1L+š OBA , 2015) * tập trung vào việc

nghiên cứu sự biến đổi nghĩa của các từ tượng thanh, tượng hình trong văn hocthời ky Meiji va Taisho cũng như những yếu tô gây ra sự thay đổi đó, xem xét

? HỊ SE # (2003), [#)Nfialfio+ 2 ST EAI, TA Xã8ff| 38 46 3%, tr.15-30

3 LUST a HE (2005), [?4)N‡ã“#“di| , BOC (kim N34, tr.99-130

4 ch FA BE (2015), [HAIR - KIEWOMAVEMIC R á + 2 VbESORRALE TORR | ti CBE

Trang 12

các tác phâm văn học và phân tích cách mà các từ tượng thanh được sử dụng,thay đôi ý nghĩa và tác động của chúng trong ngữ cảnh văn học.

Nghiên cứu “Về hiệu quả và vai trò của từ tượng thanh” ( [+7 +} xo

tt? +8 2 Wye Ic vc | ,2016) 5 nhăm mục đích nghiên cứu vai trò và hiệu quả

của từ tượng thanh trong văn học hoặc ngôn ngữ Nhật Bản, đi sâu vào phân

tích và thảo luận về từ tượng thanh được sử dụng dé tạo ra hiệu ứng âm thanh,

hình anh và truyền đạt ý nghĩa trong văn bản Nghiên cứu “Về truyện Hán tựcủa Miyazawa Kenji” ( [#Wfiao [i##I Jätcvsc |, 2019) ° tìm hiểu về

cách Miyazawa Kenji sử dụng chữ Hán trong tác phẩm văn học, giúp ngườiđọc hiểu rõ về tầm quan trọng của chữ Hán và tác động của chúng đến việctruyền đạt ý nghĩa trong văn hoc của Miyazawa Kenji.

Nhìn chung có thể thấy vẫn có các nghiên cứu liên quan đến từ tượngthanh tiếng Nhật và các tác phẩm văn học của Miyazawa Kenji, tuy nhiênnghiên cứu tổng hợp và tập trung khảo sát, đánh giá từ tượng thanh trong vănhọc Nhật Ban thời Taisho thông qua trong các tác pham của Miyazawa Kenji

vân còn hạn chê.

3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu về đặc trưng, tính đa dạng, sự

phô biến và linh hoạt của từ tượng thanh trong văn học thời Taisho thông quakhảo sát các từ tượng thanh trong các tác phẩm văn học của Miyazawa Kenji

được sang tác trong giai đoạn nay.

Đề đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra 3 mục tiêu nghiên cứu sau đây:

5 PiN f4 (2016), [AP VbENORE TRH LC 8i c2všC |, fal2=7-Ya YI B5, tr225-238

5 Ef (2019), [#ZZìNEHRO THE) WHicowc) , | EMAAR 163$, tr.3-12

Trang 13

1 Thu thập cơ sở lý luận liên quan tới từ tượng thanh trong tiếng Nhật, làm

cơ sở nhận diện, phân loại, xác định tiêu chí khảo sát từ tượng thanh.

2 Tìm hiểu về đặc điểm, kinh tế chính trị, xã hội thời dai Taisho va van học

Nhật Bản trong giai đoạn này để xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế,

chính trị, văn hóa, xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển của văn học nói chung và

từ tượng thanh nói riêng.

3 Đánh giá sự phô biến cũng như xu hướng sử dụng, đặc trưng của từ tượngthanh qua các tác phẩm văn học tiêu biểu thời kỳ Taisho, đồng thời nhìn nhận

được khả năng nhạy bén trong cách cảm nhận và sử dụng từ tượng thanh của

các tác giả.

4 Khảo sát từ tượng thanh trong các tác phâm của Miyazawa Kenji dé tìm

ra các điểm đặc trưng của từ tượng thanh như tính đa dạng, độc đáo và tính ứng

dụng cao của các từ tượng thanh đó.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn có ba nhiệm vụ nghiên cứu chính:

Thứ nhất, cung cap cơ sở lý luận về từ tượng thanh trong tiếng Nhật.

Thứ hai, đưa ra bức tranh tổng quan về tình hình chính tri, kinh tế,văn hóa xã hội và sự chuyên biến trong nền văn học cũng như tông hợp các van

đề về từ tượng thanh trong thời kỳ Taisho.

Thứ ba, khảo sát và thông kê từ tượng thanh trong tác phâm văn học của

Miyazawa Kenji dé thấy rõ tinh đa dạng, linh hoạt và tam quan trọng của loạitừ này trong văn học Nhật Bản nói chung và văn học thời Taisho nói riêng.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ tượng thanh trong văn học Nhật

Bản thời Taisho Pham vi nghiên cứu trong luận văn này dựa trên dữ liệu các

Trang 14

từ tượng thanh xuất hiện trong 15 tác phẩm văn học thuộc thê loại truyện nhiđồng do Miyazawa Kenji sáng tác.

6 Phương pháp nghiên cứu

Dé triển khai những nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả luận văn sẽ sửdụng phương pháp chính là tổng hợp - phân tích - thống kê — đánh giá thông

qua các nguồn thông tin dữ liệu đã được chọn lọc và có liên quan đến đề tài.

Với phương pháp tong hợp, tác giả sẽ tiến hành chon lọc và thu thậpnhững tài liệu nghiên cứu có liên quan đến từ tượng thanh, giai đoạn lịch sửthời kỳ Taisho và các tác phẩm văn học của Miyazawa Kenji.

Sau khi tổng hợp được những nghiên cứu và tài liệu có liên quan, tác giảsẽ tiến hành phân tích các tiêu chí dé chọn lọc từ tượng thanh trong các tácphẩm của Miyazawa Kenji dựa trên cơ sở lý luận về từ tượng thanh.

Thực hiện thống kê số lượng từ tượng thanh đã chọn lọc qua các tác phẩmvà phân loại theo đặc trưng cấu tạo, làm rõ ý nghĩa biểu hiện trong từng ngữcảnh văn học, nhằm khai thác tối đa tính linh hoạt của từ tượng thanh.

Cuối cùng, tác giả sẽ đánh giá về sự thay đổi của nền văn học Nhật Banthời Taisho, tam quan trọng của từ tượng thanh và cho thay sự phô biến từ cautạo cho đến ngữ nghĩa mà từ tượng thanh mang lại Qua đó cũng nhìn nhận

được tam ảnh hưởng của Miyazawa Kenji trong văn học và ngôn ngữ Nhật.

7 Cau trúc luận văn

Luận văn gồm có 3 chương chính

e Chương 1: Cơ sở lý luận về từ tượng thanh tiếng Nhật

Chương | trình bày về định nghĩa và phân loại từ tượng thanh trong tiếng

Nhật, đặc điểm cấu tạo của từ tượng thanh cũng như công dụng và tính khả

dụng của từ tượng thanh.

10

Trang 15

e Chương 2: Bối cảnh xã hội va văn hoc Nhật Ban thời Taisho

Chương 2 tập trung vào bối cảnh kinh tế chính trị, văn hóa xã hội thời kỳ

Taisho Các thê loại văn học tiêu biểu, trường phái sáng tác và từ tượng thanhtrong một số tác phẩm tiêu biểu thời đại này.

e Chương 3: Từ tượng thanh trong tác phẩm văn học của Miyazawa

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TỪ TƯỢNG THANH TIENG NHẬT

1.1 Định nghĩa và phân loại từ tượng thanh trong tiếng Nhật

1.1.1 Định nghĩa

Người học tiếng Nhật thường biết đến từ tượng thanh trong tiếng Nhật

với cách gọi l##7ZZï| (giseigo), [f#?7i#| (giongo) hoặc “Onomatope” cách gọi

chung cả từ tượng hình và tượng thanh trong tiếng Nhật “Onomatope” là cụmtừ bắt nguồn từ tiếng Pháp với cách viết đầy đủ là “Onomatopoeia”.

Từ tượng thanh trong tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Việt cũng được địnhnghĩa khá tương đồng như sau:

(1) Theo cuốn từ điển “The Oxford English Dictionary (1895)” 7 giải

thích “Onomatopoeia: the fact of words containing sounds similar to the noisesthey describe, fox ex-ample hiss; the use of words like this in piece of writing ”.

Tam dich “Tir ứượng thanh thực tế là các từ chứa âm thanh tương tự như tiếngồn được chúng mô tả, ví dụ như tiếng “rit” và có thé sử dụng những từ như thénày trong văn viết” Cudn từ điển “The Merriam Webster dictionary (1828)” 3cũng đề cập từ tượng thanh là việc đặt cho vật hoặc hành động nào đó một cáitên bằng cách giả lập tiếng ồn có liên quan ví dụ như vo ve, lao xao, xì xào

(2) Trong cuốn “Từ điền tiếng Việt (1988)” ° nhận định từ tượng thanhchính là sự hình thành một từ bằng cách tượng trưng âm thanh của một đốitượng hoặc hành động, miêu tả âm thanh tiếng động nhất định, tạo ra hình ảnh

âm thanh trong đầu người nghe.

(3) Định nghĩa về từ tượng thanh trong nghiên cứu “Về từ tượng thanh

tượng hình trong tiếng Nhật (2005)” tác giả Hoàng Anh Thi cũng đưa ra nhậnđịnh từ tượng thanh là những từ miêu tả âm thanh và tiếng động.

7 University of Oxford (1895), The Oxford English Dictionary, Oxford University

8 George & Charles Merriam (1828), The Merriam Webster Dictionary, www.merriam-webster.com/dictionary/

onomatopoeia, truy cap 1/7/2023

° Hoàng Phê (1988), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội

12

Trang 17

Dựa trên những định nghĩa về từ tượng thanh bên trên, tác giả sẽ thốngnhất cách gọi các từ biểu hiện âm thanh, tiếng kêu, tiếng ồn xuất hiện trong

luận văn là từ tượng thanh.

1.1.2 Quá trình hình thành từ tượng thanh tiếng Nhật

Theo những nghiên cứu trước đó trong các tài liệu của Nhật Bản và

nghiên cứu về “Hiệu quả và vai trò của từ tượng thanh” ( [+2 x t@##t##

He Mic vec |, 2016) !° đều có ghi chép lại về việc từ tượng thanh đã xuất

hiện lần đầu tiên trong cuốn “C6 ký sự”( [##i#l ,712) một cuốn sách có lịch

sử lâu đời nhất và ghi chép những diễn biến của Nhật Bản từ thủa sơ khai.

Trong cuốn “Cé ký sự” tác giả có ghi lại “Theo lời của các vị than bê

trên, hai vị than là Izanaki và Izanagi đã khuấy dao ca hạ giới bằng nhữngngọn giáo của họ Vào thời điểm đó, cứ sau mỗi khi họ kéo những ngọn giáo

lên khỏi mặt nước, âm thanh [224 = #3! (koworo-koworo) lại xuất hiện và

được dùng để diễn tả tiếng muối chảy xuống nhỏ giọt từ mũi giáo, đông đặc lại

và tạo thành một hòn dao mà ngày nay chính là hon đảo Onogorojima”.

mele, €O WC He [c#2c*# ZL EMEMOSLKESL, FAP RHKIAKGUSE

FOL ST Po 2ð) LEKVRSCOAPSEY Bhthok, CHB, + 2 AaYY

CHS, |

Từ tượng thanh xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn “Cổ ký sự” năm 712đã khẳng định sự tồn tại của từ tượng thanh từ rất lâu, tuy nhiên trước giai đoạnthời ky Taisho, phan lớn từ tượng thanh thường được biểu thị dưới hình thứcHán tự Tuy nhiên, ké từ sau giai đoạn Minh Trị Duy Tân cùng với sự ảnh

hưởng của việc du nhập văn hóa phương Tây, từ tượng thanh đã xuất hiện nhiều

10 D ct AREKF (2016), [3 2# EROBRE TRAM LM Ricowct)] [at =Zz vay XÍV] B5, tr.225-238

13

Trang 18

hon trong các tác phẩm văn học đại chúng và được biéu thị bằng chữ Hiraganavà Katakana dé dễ dàng tiếp cận đối tượng độc giả ở mọi tang lớp xã hội.

Sự phát triển của từ tượng thanh trong văn học Nhật Bản đã trở thànhmột phương thức mới dé biểu đạt âm thanh của một đối tượng hoặc hành động.Việc sử dụng từ tượng thanh đã trở thành một phần không thẻ thiếu trong việc

tái hiện và tăng cường hiệu ứng âm thanh, hình ảnh và cảm xúc trong văn học

Nhật Bản.

1.1.3 Phân loại từ tượng thanh trong tiếng Nhật

Thực chất từ tượng thanh đã được nghiên cứu khá lâu đời từ thời kỳ Edovà có khá nhiều lập luận, quan điểm về loại từ này Với cách gọi “Onomatope”trong tiếng Nhật sẽ phân rõ ràng làm 4 loại chính như sau:

e Loại 1: “Giseigo” [##šZ! là hình thức đơn giản trong từ tượng thanh dùng dé

diễn tả lại âm thanh do động vật hoặc con người tạo ra: [=~ => xJ

(nyan-nyan) “meo meo”, [7 — »— | (kaa-kaa) “quác quác”, [2mm |

(gero-gero) “Op ộp”, Í—z#—] (gaa-gaa) “cạc cạc”.

e Loại 2: “Giongo” [#ffJ là âm thanh mô tả hành động, âm thanh thiên

nhiên như tiếng nô, tiếng sắm, tiếng gõ cửa, tiếng mưa, tiếng nước chảy.

Kiểu dùng này thường gặp phô biến trong manga dé làm sông động các tình

huống trong truyện: [ #¿„J (don) “dung”, | Fy Fy | (don-don) “cộc cộc”,

[¬+2zzZ| (kogu-kogu) “uc uc”, Í#—*#*— (zaa-zaa) “rào rao”

e Loai 3: “Gitaigo” | #€i%) từ miêu tả cách thức hành động [ < & t# š J

(teki-paki) “thoăn thoắt”, [+ » ~ » | (pera-pera) “trôi chảy”, [9 40 4 |

(noro-noro) “chậm chạp”

e Loại 4: “Gijoogo” [5#liñ| từ miêu tả trạng thái tâm lý [2424] (tsun-tsun)

“rau ri”, [55%] (uzo-uzo) “sợ sệt”, í 4 &< ŒI (kubi-kubi) “lo lắng”.

14

Trang 19

Tuy nhiên “gitaigo” [##6§ñ# | và “ø1Joogo” [#ýlïzI thuộc nhóm từ tượng hình

dùng dé miêu tả trạng thái tâm lý và cách thức hành động nên không phù hợp vớitiêu chí khảo sát trong luận văn liên quan đến từ tượng thanh Chính vì vậy tác giả

luận văn sẽ tập trung vào hai loại hình chính “giseigo” [##?Zñ# | và “giongo”

(wera) để theo đúng đề tài nghiên cứu về từ tượng thanh trong văn học Nhật Ban

thời Taisho.

Nghiên cứu “Về onomatope (tượng hình — tượng thanh)” ( [#2 }~

(at SF BEMESA) ic vc |, 2006)!! từ tượng thanh chia làm 4 nhóm sau:

e Nhóm 1: Từ từ mô phỏng âm thanh vật thé:

I2ZZ] (gara-gara) - tiếng của chùm chìa khóa lắc trong túI.

[2xx] (gachan) - tiếng vỡ của cái gãy.

[xy] (batan) - tiếng vỡ, tiếng sập của cánh cửa.

e Nhóm 2: Từ mô tả âm thanh các hoạt động của con người:

F#—*%—I (kyaa-kyaa) - tiếng kêu sợ hãi.

[=2==2] (niko-niko) - tiéng CƯỜI tuoi, tiéng mim Cười.[#s2%s2] (choko-choko) - tiéng bước chân nhẹ.

[= + =+ | (munya-munya) - tiếng nhai.

e Nhóm 3: Từ mô phỏng âm thanh của các loài vật:

F=%—=z—I (nyaa-nyaa) - tiếng kêu của mèo.[7—7—] (buu-buu) - tiếng kêu của lợn.

fz+z+| (wan-wan) - tiếng kêu của chó.

e _ Nhóm 4: Từ mô phỏng âm thanh của các hiện tượng thiên nhiên:

[#—#—] (zaa-zaa) - tiếng mưa rào mạnh.

!! FEES ARK (2006), [AA vb GREER) ICO cl , (REPS ERASE AAZE BIBL AGB ACA ie),

15

Trang 20

[au] (goro-goro) - tiếng sam, tiếng lở đất.

Dựa vào định nghĩa, cách phân loại và các loại hình chính của từ tượng

thanh tác giả sẽ sử dụng dé làm căn cứ chọn lọc từ tượng thanh từ 15 tác phẩm

được khảo sát trong luận văn.

1.2 Đặc điểm cấu tạo và công dụng của từ tượng thanh tiếng Nhật1.2.1 Đặc điểm cấu tạo từ tượng thanh

Trong quyền “Từ điển tượng thanh - tượng hình” ( [yee - #ÉfÉïñ##ÚtJ,

1974) tác giả Amanu Manei đã viết “Dựa vào phương pháp cấu thành từ, các

chữ cái mà các từ tượng hình — tượng thanh đã được chia thành 47 loại khác

nhau Không chỉ có phương thức lặp từ mà còn có thé biéu thị, diễn đạt hìnhthái và âm thanh bang cách ghép thêm các phụ âm, âm đục hoặc âm [ 9 | ”.!2

Ví dụ với từ [7 | cơ bản này có thê biến tau thành nhiều hình thức ghép

chữ khác nhau dựa trên âm cơ ban sẵn có như: [#Z»J,[#Z],[%ZU].

Bằng cách kết hợp thêm phụ âm, âm đục, âm ngắt và âm [ Ð | đã tạo ra thêm

nhiều từ và mỗi từ đều mang một sắc thái hoàn toàn khác nhau.

Dưới đây là một số dạng cau tạo từ tượng thanh trong tiếng Nhật

e Dang [A 2]: #5.t‡2,%2

e Dang [AB 2]: #847, 1849, B09, tš 2

e Dang [A A][AB A]: IZA, IEA, BOA, DBA e Dang [A—A]: 6-A,2-A, L-A

e Dang [A—]: »-,Le-, Ue

e Dang [A—A—]: ở›—›—, lt-li-, #—t—

e Dang [Aw]: ime, brs, Bue

12 Kỳ (1974), (ea + EERE RCE, tr.149

16

Trang 21

e Dang [A—‹v›]: ‡—v›,3—v›

e Dang [AB 9]:555,185 9, 1850,440 e Dang [ABAB] : 343%, 5% 5%, 2444

® Dang[A AB]: 4A C9, FAY, CAD

Trong nghiên cứu về “Tw tượng thanh - tượng hình tiếng Nhat (2005)”tác giả Hoàng Anh Thi nhận định cách cấu tạo từ tượng thanh tương đối đadạng nhưng có 4 phương thức chính được sử dụng nhiều nhất là láy âm, kếtthúc bằng [)j , kết thúc băng fA) , sử dụng âm ngắt í » | và trong bốn

phương thức nay thì phương thức lay là phổ biến nhất 3

Từ đây có thể thấy, từ tượng thanh được cấu tạo vô cùng đa dạng.Nó không chỉ phụ thuộc theo đúng quy chuẩn cấu tạo của từng kiểu mà thậm

chí còn có thé thay đổi tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người và không gò bóvề khả năng sáng tạo

1.2.2 Công dụng và tính khả dụng của từ tượng thanh tiếng Nhật

Với người Nhật, việc sử dụng từ tượng thanh đã trở thành một phổ biếntrong đời sông hàng ngày Không chỉ giới hạn trong giao tiếp thường ngày, mà

còn xuất hiện rộng rãi trong văn xuôi, thơ ca, truyện tranh, chương trình truyền

hình dành cho trẻ em, và được ứng dụng rộng rãi trong việc viết bài báo, quảng

cáo, và nhiều lĩnh vực khác Sự kết hợp giữa từ tượng thanh - tượng hình trongtiếng Nhật giúp làm rõ nét và sinh động hóa âm thanh, hình ảnh cũng như biểuđạt tâm tư, trạng thái của mỗi đối tượng.

Theo Tajima Kaori trong “Nghiên cứu về từ tượng hình - tượng thanh”(TAD © b %(#?fi8fEZE)tcvc | ,2006) !* cho rang những từ vựng thông

!3 Hoàng Anh Thi (2005), Về từ tượng thanh-tượng hình trong tiếng Nhật, Ngôn ngữ, số 8, tr.51-60

“ FAI Arak (2006), [#27 + ffñãĐfffilH) I=z2v›c | , PREMERA AE BIRLA ABCA ifùf

17

Trang 22

thường thì khá khó dé tồn đọng lâu trong đầu nhưng với những từ tượng thanhthì nó lại đễ đàng đọng trong trí nhớ và ta có thể liên tưởng đến những hình ảnh

cụ thê và truyền đạt một cách song động hon.

Ngày nay, từ tượng thanh vô cùng được ưa chuộng trong việc quảng cáo

sản phẩm dé mang lại hình ảnh ấn tượng và dễ lưu lại trong trí nhớ người xem.

Nhật Bản, nơi mà mau quảng cáo hay các câu slogan thường ngắn gọn, việc tận

dụng tính linh hoạt của từ tượng thanh giúp tạo ra các tờ quảng cáo và câu

slogan sáng tạo và cuốn hút người đọc Việc này đồng thời là một cách hiệuqua dé truyền đạt thông điệp một cách đơn giản nhưng vô cùng ấn tượng.

Chúng ta cũng rất dé bắt gặp những từ này trong các câu khâu hiệu hoặcmô tả nội dung sản phẩm Loại từ này giúp ta dé dang tưởng tượng được các

loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà một công ty cung cấp ngay từ tên công ty khisử dụng từ tượng thanh Bên cạnh đó cũng có thể hiểu ngay từ tên sản phẩm,khẩu hiệu quảng cáo sử dụng từ tượng thanh mô tả tính chất.

Ví dụ về các từ tượng thanh được sử dụng trong quảng cáo và sản phẩm:

e 4> +— GLIMä2`) a) : bánh que Pocky

e Ny 7a (AK) : bánh snack nhân socola

e Z>ZxZ7yx (FY ¬#L*#) : bánh trứng flan (pudding)e 2# (7R##L3) : kem que trai cây

® Uo<Ð0akak Gv +n) : súp ăn liền

Từ tượng thanh được sử dụng dé tăng tinh mô tả và hình ảnh trong văn

bản, tạo ra các âm thanh sống động, mô phỏng cảm giác và tạo hiệu ứng đặcbiệt Bằng cách sử dụng từ tượng thanh, tác giả có thể làm cho câu chuyện thêm

sinh động và thu hút sự chú ý của độc giả.

Từ tượng thanh vô cùng phổ biến trong truyện tranh Nhật Bản Chúng đượcsử dung dé mô tả âm thanh hành động, tiếng kêu, tiếng động của các nhân vật và

18

Trang 23

tạo hiệu ứng động Từ tượng thanh trong truyện tranh có thé làm tăng tính thú vị,truyền đạt chính xác thông điệp và tạo ra trải nghiệm đọc độc đáo.

Hình 1.4.1: Truyện Doraemon - tập 12 “Ông lớn đến đây”

( ÏXð512t€#1 ,1976) lŠ

Từ tượng thanh xuất hiện trong các bộ truyện tranh của Nhật đôi khi lại làcảm hứng khiến người đọc muốn bắt đầu với việc học tiếng Nhật Trong các tácphẩm truyện tranh với mục tiêu gây ấn tượng và hấp dẫn độc giả thì từ tượng thanhlại được sử dụng trong mọi tình huống và thường kết hợp với cách sắp xếp hoặckích thước của chữ hay định dạng Katakana và Hiragana đề tạo hiệu ứng giống như

đang xem một bộ phim hoặc chương trình thực tế, sống động Do đó, xu hướng

xuất bản sách học từ tượng thanh và từ tượng hình thông qua truyện tranh cũng

đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ.

Tính kha dụng của từ tượng thanh xuất phát từ sự đa dang, linh hoạt về ý

nghĩa của từ tượng thanh có thê thay đổi theo từng bối cảnh hoặc chủ thể khác nhau.Chang hạn như cùng là từ tượng thanh mô phỏng tiếng kêu của loài chim bỗ

câu nhưng [t#2!#J (pop-po) và [7 » 7 »J (kuk-kuÐ lại diễn tả hai hoạt động và

tình huống khác nhau Trong đó, [t#5!#! (pop-po) sẽ mô phỏng âm thanh chim

bồ câu phát ra khi ăn thức ăn, con [7 » Z » | (kuk-kut) là âm thanh mô phỏng khicả bày chim bồ câu quây quan lại thành đàn dé ăn.

15 Truyện Doraemon - tập 12 “Ông lớn đến đây” ( [AAS Ce J] ,1976) , hen-dora.com/legacy/hendora/hendo

ra02/hendora2.htm, truy cập 15/3/2023

19

Trang 24

^~_ (6N

Hoặc cùng làtừ [es »I (zaa-zaa) hay được hiểu với nghĩa “rào rào” dùngdé mô phỏng âm thanh tiếng mưa ào ào như trút nước thì trong ngữ cảnh khác khi[*%x%J (zaa-zaa) kết hợp với chủ thê khác như cây cối, cỏ lau thì lại mang ý

nghĩa “xào xạc”, “lao xao”.

Từ tượng thanh trong tiếng Nhật là những từ ngữ được tạo ra bởi sự nhịpnhàng giữa các âm tiết Sự nhịp nhàng ấy mang lại tính gợi cảm cho từ tượngthanh Đôi khi trong số các từ tượng thanh mô phòng âm thanh ấy còn có nhữngtình huống mà từ đó lại mang cả chức năng của tượng hình Chính nhờ những

nét độc đáo đó lại càng giúp cho từ tượng thanh có tính khả dụng cao trên mọiphương diện khác nhau từ văn học tiểu thuyết đến truyện tranh, quảng cáo và

thậm chí cả giáo dục.

Tiểu kết

Trong chương 1, tác giả luận văn đã cung cấp cái nhìn khái quát về từ

tượng thanh trong tiếng Nhật bao gồm cách gọi, định nghĩa, quá trình hìnhthành, phân loại đặc điểm cấu tạo và công dụng của từ tượng thanh Tác giả đãcho thay rõ sự phé biến của từ tượng thanh trong ngôn ngữ hàng ngày và cótính ứng dụng cao khi liên tục xuất hiện trên nhiều phương diện khác nhau từ

văn học, truyện tranh, cho đến quảng cáo, báo chí, tin tức

Dựa trên cơ sở lý luận của chương 1, tác giả sẽ lay đó làm tiêu chí để

chọn lọc ra các từ tượng thanh phù hợp cho quá trình khảo sát các từ tượng

thanh trong tác pham văn học của Miyazawa Kenji.

Chương 2, tác giả sẽ tìm hiểu về bối cảnh chính trị, văn hóa xã hội và sựchuyền biến của nền văn học Nhật Bản thời Taisho sau cuộc cải cách Minh TrịDuy Tân và ảnh hưởng của việc tiếp nhận văn hóa phương Tây sau Chiến tranhthế giới thứ nhất Qua đó có cái nhìn tổng quát về sự thay đôi và phát triển kinh

tế, xã hội của Nhật Bản cũng như văn học và từ tượng thanh trong giai đoạn

thời ky Taisho.

20

Trang 25

CHƯƠNG 2: VĂN HỌC NHẬT BẢN THỜI TAISHO

Sau khi Thiên hoàng Meji qua đời và Thái tử Yoshihito kế vị ngai vàng,

Thiên hoàng mới đã chọn niên hiệu “Taisho” Thời ky từ năm 1912-1926 là

một giai đoạn đánh dau sự thay đôi và đa dạng hóa trong xã hội Nhật Bản, mở

ra cánh cửa cho sự xuất hiện của những tư tưởng tiễn bộ, sự phát triển của cácphong trào xã hội và sự gia tăng của quan điểm dân chủ Một số người dân Nhật

Bản đã có cơ hội truy cập đến tri thức và ý thức tự do, và sự phân chia xã hộicũng dần được làm mờ đi.

Giai đoạn này diễn ra đồng thời với sự phát triển của triết học về tự dochủ nghĩa và quyền tư hữu tài sản, cùng với việc hiến pháp phê chuẩn hệ thốngluật pháp chính trị Quyền cá nhân được biểu đạt công khai, sự tách biệt cá nhânvan tồn tai an sâu trong tâm lý con người Mặc dù bản chat của sự tách biệt nàykhông được hiển hiện một cách rõ ràng nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong

quá trình hiện đại hóa của Nhật Bản.

2.1 Bối cảnh văn hóa xã hội, kinh tế chính trị thời kỳ Taisho

2.1.1 Bồi cảnh văn hóa, xã hội thời kỳ Taisho

Trong giai đoạn đầu thời kỳ Taisho, Nhật Bản đã chứng kiến sự phát

triển đáng ké trong lĩnh vực giáo dục và mức độ biết chữ của dân chúng Tỉ lệngười biết chữ tăng lên đến mức 99%'5, cho thay việc nâng cao tri thức và trìnhđộ giáo dục đã trở thành ưu tiên hàng đầu.

Sự mở rộng cơ hội học tập ở các bậc cao hơn, bao gồm đại học, đã giúptạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển văn hóa đại chúng Việc tăng cườngmức chuẩn về tri thức và trình độ giáo dục đã góp phần xây dựng một nên van

hóa phong phú và đa dạng.

16 Võ Minh Vũ, Nền văn hóa đại chúng ở Nhật Bản thập niên 1920, www.erct.com/2-ThoVan/0-Nghien_

Cuu-NB/NenVanHoaDaiChung.htm, truy cập 25/7/2023

21

Trang 26

Trong giai đoạn này, từ cuối thời kỳ Taisho đến đầu thời kỳ Showa đượccoi là thời kỳ hình thành nền văn hóa đại chúng tại Nhật Bản Trong thập kỷ

1920, xã hội Nhật Bản chứng kiến sự nổi lên của nền văn hóa đại chúng, lan

truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, văn học, âm

nhạc, điện ảnh và nghệ thuật Sự phổ biến của giáo dục đã tạo điều kiện thuậnlợi để xã hội Nhật Bản tiếp nhận và tạo ra những nét đặc trưng độc đáo của văn

Một phần không thể thiếu trong văn hóa đại chúng của thời kỳ Taisho là

điện anh Mặc dù chỉ mới là các bộ phim cam, nhưng điện ảnh luôn đứng vi trí

hàng đầu trong các hình thức giải trí Các bộ phim như “Cô bé Matsui mắt ngọc”với diễn viên Onoe Matsunosuke và các bộ phim kiếm hiệp đã thu hút sự hâm

mộ đông đảo.

Ngoài ra, các diễn viên phương Tây như Chaplin, Harold Lloyd và Buster

Keaton cũng được người Nhật yêu mến thông qua các bộ phim hài Vào năm

Showa thứ 4 (1929), các rạp phim Musashino ở Shinjuku và rạp Denkikan ở

Asakusa đã chiếu những bộ phim có tiếng đầu tiên Hai năm sau đó, bộ phimcó tiếng đầu tiên của Nhật Ban, “Quý bà và tiểu thư” ï*#+~+#iI của dao

diễn Gosho Heinosuke ra đời.

Điện ảnh đã trở thành một yếu tố quan trọng trong văn hóa đại chúng củathời kỳ Taisho Dù chỉ là các bộ phim câm ban đầu, nó đã gây được sự quan

tâm và hâm mộ của đông đảo khán giả Sự ra đời của các bộ phim có tiêng đánh

22

Trang 27

dấu sự phát triển và tiền bộ trong lĩnh vực điện ảnh, đồng thời chứng tỏ sự chấm

dứt của thời đại phim câm.

Kế tiếp, một trong những phong trào văn hóa nỗi bật trong thời kỳ Taisho

là “Moga” (Modern Girl) và “Mobo” (Modern Boy) tức lớp trai gái trẻ trung

thời ấy có phong trào thời thượng, cầm trên tay những cuốn sách nói vềMác-xít khi dao chơi trên đường phố !” Những người trẻ tuổi ở thành thi, đặcbiệt là phụ nữ, bắt đầu theo đuổi phong cách sống và thời trang phương Tây,

áp dụng các xu hướng mới vào cuộc sống hàng ngày của họ Những trang phụcthời trang phương Tây, kiểu tóc, trang điểm và phong cách nói chuyện đã trởthành biéu tượng của sự đổi mới và tự do.

Cùng với đó, văn hóa giải trí phương Tây cũng đã có ảnh hưởng lớn tạiNhật Bản trong thời kỳ này Các bộ phim, âm nhạc và vở kịch phương Tây đã

được trình chiếu rộng rãi Nghệ sĩ và người nồi tiếng phương Tây biéu diễn trựctiếp tại Nhật Bản, thu hút sự quan tâm và ngưỡng mộ từ công chúng Nhật Bản.Điều này đã mở ra một thế giới giải trí mới và mang lại niềm vui và giải trí cho

người dân.

Tuy nhiên, sự du nhập văn hóa phương Tây cũng gặp phải những phản

ứng và tranh cãi trong xã hội Nhật Bản Một số người cho rằng việc tiếp thuquá nhiều yếu tố văn hóa phương Tây có thé gây mat cân bằng và mắt di giá trị

truyền thống của văn hóa Nhật Bản Họ lo ngại về sự thay đổi văn hóa quánhanh chóng và mat mát đặc trưng của quốc gia.

Trong thời kỳ Taisho và sau cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân, văn hóa

đại chúng về xuất bản (báo chí, tiểu thuyết) tại Nhật Bản đã trải qua sự pháttriển đáng ké và có những tác động quan trọng đến xã hội và văn hóa của quốc

gia nay Đây là một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Nhật Bản, nơi nền văn hóa

hiện đại và tự do ngôn luận được khám phá và khẳng định.

17 Nguyễn Nam Trân (2011), Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, NXB Giáo Dục Việt Nam

23

Trang 28

Trước thời kỳ Taisho, báo chí tại Nhật Bản hầu như không tự do và bịkiêm soát chặt chẽ bởi chính quyên và các lực lượng truyền thông truyền thống.

4 99

Tuy nhién, dao luat về “Tự do Tô chức” ban hành năm 1925 với mục dich bảođảm quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, và tự do tôn giáo đã trở thành bướcchuyền biến quan trọng trong việc xây dựng một xã hội dân chủ và tôn trọngquyền tự do cá nhân.

Với sự mở cửa và tăng cường quan hệ với thế giới phương Tây, các

nguyên tắc và giá trị mới về tự do ngôn luận, báo chí độc lập và quyền tự do

ngôn luận đã lan tỏa vào Nhật Bản Quá trình đại chúng hóa các tờ báo và tạp

chí tiếp tục phát triển trong thời kỳ Taisho, đáp ứng nhu cầu văn hóa đọc vàthông tin của tầng lớp thị dân Vào năm Taisho thứ 13 (1924), các tờ báo ở

Osaka như Asahi va Mainichi đã vượt qua mốc | triệu ban mỗi ngày Cùng vớiđó, các tờ tạp chí tổng hợp cũng bắt đầu xuất hiện Năm 1919, tờ “Cải cách”

ret] được ra mắt, và từ thời ky Meiji, tờ “Trung ương công luận” ['‡+:2ä8 |

cũng xuất bản, nhằm ủng hộ phong trào đấu tranh dân chủ và tăng cường sựquan tâm của độc giả đến các van đề xã hội.

Các tờ tạp chí dành cho phụ nữ, thiếu niên và giải trí cũng dần xuất hiện.Trong số đó, tạp chí “King” đáng chú ý nhất Ngay từ khi mới ra mắt, tạp chí

“King” đã thu hút sự chú ý với các biện pháp quảng cáo mạnh mẽ, bao gồmquảng cáo trên báo, treo băng rôn Tờ nay đã sử dụng các khâu hiệu như “Bán

chạy nhất Nhật Bản” (HAC AEN CVS) ,“Vì vị trí nhất Nhật Ban” [HAS

MEOHLLO etc] để thu hút người đọc Ngay từ số đầu tiên, tạp chí “King”

đã bán được 740.000 bản, và con số này đã tăng lên 1,5 triệu bản trong số đầutiên của năm tiếp theo Đây là một con số kinh ngạc và gây sốc đối với ngành

xuất bản trong thời kỳ đó.!Š

18 Võ Minh Vũ, Nền văn hóa đại chúng ở Nhật Bản thập niên 1920, www.erct.com/2-ThoVan/0-Nghien_

Cuu-NB/NenVanHoaDaiChung.htm, truy cập 25/7/2023

24

Trang 29

Tiểu thuyết cũng đã trở thành một loại hình văn học phô biến trong thờikỳ này Những tác phẩm tiêu thuyết của các nhà văn như Natsume Söseki, Mori

Ogai và Tayama Katai đã mở ra một thế giới mới của văn học Nhật Bản, khám

phá những vấn đề xã hội, tâm lý và văn hóa trong một cách tiếp cận mới và tự

do hơn Các tác phẩm này thường đề cập đến các vấn đề như gia đình, tình yêu,xã hội và sự thay đôi trong cuộc sống hiện đại.

Thời ky Taisho cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các nhà xuấtbản Các công ty xuất bản mới như Kodansha, Shueisha và Kadokawa Shotenđã nỗi lên và trở thành những nhà xuất bản hàng đầu trong việc phát hành sách,tiêu thuyết và manga Điều này đã tạo ra một môi trường đa dạng và phong phúcho việc xuất bản và tiếp cận với các tác phẩm văn học.

Văn hóa đại chúng về xuất bản tại Nhật Bản đã trải qua một quá trìnhphát triển quan trọng và đáng chú ý Báo chí độc lập, tiêu thuyết và nhà xuất

bản đã tạo ra một sân chơi mới cho sự tự do ngôn luận và sáng tạo văn hóa,

đồng thời đóng góp vào sự phát triển và biến đổi của xã hội và văn hóa Nhật

Hiệp hội Nhà văn Nhật Bản được thành lập vào năm 1917 Hiệp hội Nhà

văn Nhật Ban là một tô chức chính thức tụ họp các nhà văn và nhà thơ NhậtBản Nó nhằm thúc đây sự phát triển và trao đổi văn học, cũng như bảo vệ

quyên lợi của các tác giả.

“Tạp chí Văn học” F%>#£išI đóng vai trò quan trọng trong việc phố biến và

giới thiệu tác phâm của các nhà văn va nhà thơ Nhiêu tạp chí như “Bạch Hoa”

re) và “Thanh Không” [322] đã trở thành nơi gặp gỡ của các nhà văn va nhà

thơ tiềm năng, cũng như nơi công bố những tác phẩm mới.

Như vậy, trong thời kỳ Taisho và sau cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân,

những nhà văn, nhà thơ và nhà báo đã trở thành một phần quan trọng trong văn

hóa, xã hội Nhật Bản Từ sự tự do sáng tạo, các trường phái văn học đa dạng

25

Trang 30

và tổ chức như Hiệp hội Nhà văn Nhật Bản và các tạp chí văn học đã góp phầnvào sự phát triển và đổi mới của văn học Nhật Bản trong thời kỳ này Chính trị

Nhật Bản đã chuyền từ một chế độ quân chủ truyền thống sang một chế độ dânchủ và công dân trung tâm Điều này đã mở ra cơ hội cho sự tự do ngôn luậnvà phát triển của các hoạt động văn hóa và nghệ thuật.

2.1.2 Bồi cảnh kinh tế, chính trị thời kỳ Taisho

Thời ky Taisho là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Nhật Bản, kế tục

thời kỳ Meiji Trong thời kỳ này, Nhật Ban trải qua nhiều sự thay đổi và biến động,

ảnh hưởng đến cả xã hội, văn hóa và chính trị của đất nước.

Một sự kiện dang chú ý trong thời ky Taisho là Dan chu Taisho, cuộc cải

cách xã hội và chính trị nhằm xây dựng một xã hội dân chủ và hiện đại hơn.Thời kỳ này chứng kiến sự phát triển của các phong trào dân chủ, nhất là ở giới

trí thức và sinh viên Cải cách giáo dục và quyền bình đăng của phụ nữ cũngđược nhắn mạnh trong thời kỳ này.

Sở di có phong trào vận động tự do dân chủ dưới thoi Taisho là vì lúc aykỹ nghệ phát triển, giáo dục thẩm thấu sâu rộng trong quan chúng, xã hội thidân được thành lập, lại kèm theo ý thức về sự bi thảm của Chiến tranh thế giới

thứ nhất mang lại Chừng ấy yếu tô đã khởi động và ảnh hưởng đến phong trào

nói trên |”.

Thời kỳ Taisho cũng là thời điểm Nhật Bản tiếp nhận và tiếp thu nhiều

yếu tô văn hóa từ phương Tây Các giá trị và phong cách nghệ thuật, âm nhạc,

và thời trang phương Tây bắt đầu lan truyền và ảnh hưởng đến cuộc sống hàngngày của người dân Nhật Bản Sự xuất hiện của truyền thông đại chúng và nềncông nghiệp giải trí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi thói quen

và tư duy của người Nhật.

!*Nguyễn Nam Trân, Giáo trình lịch sử Nhật Bản, Chim Việt Cành Nam, chimviet.free.fr/vannhat/nguyennamtran/

GiaoTrinhLSNhatBan/NNT_GTLichSuNB_4_ch02.htm, truy cập 25/7/2023

26

Trang 31

Trong thời kỳ Taisho, tình hình chính trị Nhật Bản cũng trải qua nhiềubiến động và thay đổi quan trọng Dưới thời Thiên hoàng Taisho, nền dân chủ

đã được xây dựng và chính trị của Nhật Bản trở nên đa phương và đa đảng Tuy

nhiên, tình hình chính trị vẫn đối mặt với nhiều thách thức và bat ồn Việc thànhlập chính phủ dân chủ gặp khó khăn do nhiều van đề như mất mát kinh tế doThế chiến thứ nhất, sự chia rẽ trong các đảng chính trị và xung đột giữa quan

đội và dân chủ sĩ quan.

Trong thời điểm diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), NhậtBản đã tận dụng cơ hội trong bối cảnh chiến tranh ở châu Âu đề phát triển kinhtế công nghiệp của họ Sản lượng công nghiệp đã tăng đột phá trong giai đoạntừ 1914 đến 1919, dat 5 lần so với trước và tong giá trị xuất khẩu cũng tăng gap4 lần.

Dé giải quyết những van dé giữa các nước và bảo vệ hòa bình thế giới,một cơ quan quốc tế có tên “Hội Quốc Liên” đã ra đời năm 1920 và Nhật Bảnđược bầu vào trong ban thường vụ của “Hội Quốc Liên” Năm 1925, cuộc bầu

cử phô thông đầu tiên đã được tô chức, đánh dấu sự thành lập thé chế chính tri

đa đảng.

Đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nền kinh tếcủa Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ do nhiều nước công nghiệp chính trên thé

giới tập trung vào cuộc chiến tranh và tạm ngưng sản xuất Hoạt động phát triển

kinh tế, đô thị hóa và đại chúng hóa cũng đã diễn ra.

Từ năm 1903 đến năm 1925, dân số Nhật Bản đã tăng thêm 13 triệungười, nhưng dân số ở khu vực nông thôn hầu như không tăng, ngược lại, sốlao động tại các công xưởng ở thành thị đã tăng gấp 3,5 lần Quá trình tập trung

dân cư vào thành thị đã diễn ra và tầng lớp thị dân, với tư cách là tầng lớp dân

chúng mới, đã hình thành.

27

Trang 32

Nếu năm 1903, có 25 thành phố với dân số trên 5 vạn người và tổng số

dân là 5.550.000 người (chiếm 11,9 tổng dân số), đến năm 1925 con số nay

tăng lên 71 thành phó với tông số dân là 12.130.000 người (chiếm 20,3 tổng

dân số) Sự phát triển kinh tế đã làm tăng thu nhập của người dân, dẫn đến cuộcsống dư da và hình thành nhu cầu về văn hóa của tang lớp thị dân.?0

Tình hình kinh tế cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tếthé giới và việc chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang một nên kinh tếcông nghiệp hiện đại Thế nhưng sự thay đổi theo hướng công nghiệp hóa cũng

giúp giảm nhẹ những công việc nặng nề cho người dân Họ đã chế tạo và bánphân bón hóa học cùng với những công cụ sắt thép giúp người dân trong quá

trình làm nông.

Tuy nhiên, với sự tăng trưởng kinh tế đã gây áp lực lên tài nguyên vàmôi trường cũng như gây ra một số vấn đề xã hội như chất lượng lao động vàthu nhập bất đối xứng Chính phủ đã phải đối mặt với việc giải quyết nhữngvan đề này và dam bảo sự bền vững của sự phát triển kinh tế.

Suy cho cùng, sau cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản đã trở

thành một nền kinh tế phát triển, với các ngành công nghiệp mạnh mẽ và sự

tăng trưởng kinh tế đáng kể Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức phải vượtqua đề đảm bảo sự bền vững và cân đối trong sự phát triển kinh tế của quốc gia.

2.2 Văn học Nhật Bản thời Taisho

2.2.1 Thể loại văn học

Cùng với nhiều sự kiện biến động trong giai đoạn lịch sử Nhật Bản thời

Taisho với các sự kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển xã hội,chính tri Đồng thời văn học Nhật Bản trong thời ky Taisho cũng phản ánh sựthay đôi của xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ.

?0 Võ Minh Vũ, Nền văn hóa đại chúng ở Nhật Bản thập niên 1920, www.erct.com/2-ThoVan/0-Nghien_ Cuu-NB/

NenVanHoaDaiChung.htm, truy cập 25/7/2023

28

Trang 33

Thể loại tiểu thuyết tự thuật hay còn gọi là “Tu tiểu thuyết” [AAs] mộtthé loại tiêu thuyết truyền thống Nhật Ban tập trung vào việc mô tả và phản ánhcuộc sông cá nhân của tác giả qua góc nhìn của nhân vật chính Thê loại nàyxuất hiện vào cuối thé kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 Một trong số tác phẩm tiêu biểu

nổi tiếng với thể loại này là “Nỗi long” ( fz = 5J ,1914) của Natsume Soseki.

Tiểu thuyết tự thuật thường mang tính chất châm biém, phê phán xã hộivà thê hiện cái tôi một cách trực tiếp và sử dụng ngôn ngữ mô tả cùng với lờikế độc đáo tạo nên một bức tranh chân thực về cuộc sống Đây không chỉ là

một thé loại văn học mà còn là một cách dé hiểu sâu hơn về tâm hồn và tư tưởngcủa tác giả trước các vấn đề xã hội.

Bên cạnh đó là thé loại thơ của Yosano Akiko (1878-1942) , một nữ nhà

thơ, dich gia, nha giáo, nhà phê bình va nhà cải cách xã hội thời Meiji-Taisho

cho đến đầu thời ky Showa Nổi tiếng với hàng loạt bai thơ tập trung vào chủ

đề tình yêu và được coi là một phần trong phong trào thơ mới thời kỳ này Tuy

nhiên, cùng với sự nổi tiếng Akiko cũng nhà nhà thơ gây nhiều tranh cãi nhất

trong số các nha thơ nữ hậu cổ điển của Nhật Bản.

Cuối cùng là văn học nhi đồng ảnh hưởng từ trào lưu tư tưởng thiên về

xã hội và khai thác tính nhân văn, bài học giáo dục trên tư tưởng Phật giáo và

các bài học dành cho thiếu nhi Những tên tuổi kiệt xuất với thể loại văn họcnày có thé kê đến Miyazawa Kenji (1896-1933) , Ogawa Mimei (1882-1961) ?!2.2.2 Các trường phái văn học tiêu biểu thời kỳ Taisho

Văn học trong thời kỳ Taisho sau cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân đã

chứng kiến sự nảy nở của các nhà văn và nhà thơ Tự do sáng tác, các trường

phái văn học đa dạng và các tô chức như Hiệp hội Nhà văn Nhật Bản đã tạo ra

bước ngoặt cho sự phát triên và đôi mới của văn học Nhật Bản.

2 Nguyễn Nam Trân (2011), Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, NXB Giáo Dục Việt Nam

29

Trang 34

Thời kỳ đầu Taisho lúc bấy giờ thịnh hành ba trường phái văn học chủđạo Thứ nhất là phái Bạch Hoa (Shirakaba) được lập ra bởi những người đồng

chi hướng sáng lập ra tờ Shirakaba — một tạp chí văn học nghệ thuật đăng tải

văn chương và giới thiệu các nhà hội họa, điêu khắc và có đóng góp rất nhiềucho lịch sử mỹ thuật cận kim Những nhà văn tiêu biểu của trường phái văn học

này là Mashakoji Saneatsu (1885-1976), Nagayo Yoshiro (1888-1961)

Phái Bach Hoa phản ánh sự phát triển và sự thay đổi của văn học trongthời kỳ mới Mỗi phái có cái nhìn và mục tiêu riêng, và chúng thé hiện sự đadạng và sự đôi mới trong nghệ thuật văn học Phái Bạch Hoa đại diện cho chủnghĩa lý tưởng, nơi các tác giả tìm kiếm những giá trị cao cả, hoàn hảo và khôngthực tế Tuy nhiên, theo thời gian, phái này đã dần thoát khỏi hiện thực và

nhường chỗ cho văn học chủ nghĩa hiện thực mới.

Thứ hai, phái tân hiện thực được xây dựng bởi nhóm Shinshicho (Tân

Tư Trào) Ban đầu đây là bản tạp chí được một nhóm bạn bè quen biết nhau ở

Đại học Đề quốc Đông Kinh tái bản Tạp chí này là phương tiện giới thiệu vớivăn dan những tên tuổi mới như Kawabata Yasunari, Kume Masao, KikuchiKan những nhà văn này đều có cái nhìn khách quan về hiện thực tối tăm vàbản tính con người, biết dùng ly trí dé làm vũ khí đưa một lối giải thích mới vớibút pháp tinh xảo Phái tân hiện thực tiếp cận hiện thực một cách chỉ tiết, phân

tích và nhìn nhận mâu thuẫn trong cuộc sống con người.

Trong số các nhà văn kê trên thi Kawabata Yasunari (1899-1972) đã mangđến làn gió mới cho văn học Nhật Mặc dù ông được xem là một nhà văn mẫu mựcdù tiếp thu văn hóa phương Tây những không làm hao mòn và đánh mắt vẻ đẹp vốncó của văn hóa Nhật trong các tác phẩm của mình Kawabata Yasunari còn là người

Nhật đầu tiên đạt giải Nobel văn học năm 1968 Một s6 tác pham thé hiện nét đẹp

văn hóa truyền thống Nhật như “Xứ Tuyết” ( [SJ ,1948), “Ngàn cánh hac”,

( FT3I#8) ,1951)

30

Trang 35

Thứ ba, phái Shin Waseda (Tân Tảo Đạo Điền), cái nôi của tiểu thuyếttự sự Trường phái văn học này mang màu sắc chủ nghĩa tự nhiên và liên hệ

với trường phái Bạch Hoa Các tác phâm đi theo trường phái này thường nói về

bí mật và những câu chuyện có thật của các nhân vật chính Qua sự phân tích

nội tâm, họ tìm thay được cái đẹp và ý nghĩa sâu sắc trong cuộc song hăng ngày.Văn học Nhật Bản khi ay tap trung vao thuc tai, tao thanh mot lối viết văn

phong phú Họ gan lién những khái nệm triết học với nghệ thuật, con người vớithiên nhiên Tư duy nghệ thuật của họ mang tính lịch sử, tính lịch sử ấy nằm chínhtrong truyền thong văn hóa lâu đời của người Nhật Chính vì vậy mà dẫu có chịuảnh hưởng văn hóa hỗn tạp lúc bấy giờ thì họ vẫn giữ vững được cái tôi và truyềnthống Nhật Bản trong từng tác phâm.

Sự biến đổi linh hoạt với các văn phái trào lưu trong văn học Nhật Bảnthé hiện sự giao thoa hòa hợp giữa Nhật Bản và phương Tây đồng thời cũngkhắc họa rõ bối cảnh của Nhật Bản qua văn học Nền văn học Nhật Bản thayđổi mạnh mẽ từ truyền thống sang hiện đại và là bước ngoặt lớn trong thời kỳvăn học khu vực Đông Á Nền văn học gắn bó cùng bối cảnh xã hội và diễn

biến chính trị trở thành một cuốn truyện phản ánh Nhật Bản đương thời.

2.2.3 Từ tượng thanh trong văn học Nhật Bản thời Taisho

Cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, chínhtrị và xã hội mà còn ảnh hưởng đến lĩnh vực văn hóa và tư tưởng Nhật Bản bắtđầu tiếp thu và hòa nhập các giá trị và quan niệm từ phương Tây như công nghệ,

giáo dục, pháp luật và quyền dân sự Đồng thời, Nhật Bản vẫn giữ được nhữngnét đặc trưng và giá trị của văn hóa truyền thông Đông phương.

Sự tương tác văn hóa giữa Nhật Bản và phương Tây trong thời kỳ này

cũng có ảnh hưởng đáng kể Các tác phâm van học, âm nhạc, phim anh và các

nghệ thuật khác từ phương Tây được giới thiệu và tiếp thu trong văn hóa NhậtBan, tạo ra một môi trường đa dạng và phong phú cho sự phát triển và sáng tạo

31

Trang 36

của từ tượng thanh Một số nhà văn cũng bắt đầu sử dụng và sáng tạo nhiều từ

tượng thanh để biểu đạt cảm xúc, tình cảm và suy nghĩ một cách tự do, đặc sắc.

Trong thời kỳ Taisho nhiều từ và cụm từ tiếng Anh với tiếng Pháp được

mượn vào tiếng Nhật dé mô tả các khái niệm mới trong lĩnh vực khoa học kỹ

thuật, công nghệ và đời sống Ví dụ như từ fb 7.4) (toramu) được mượn từ từ“tram” trong tiếng Anh dé chi xe điện đường sắt Hay íz + Z xJ (resutoran)được mượn từ từ sốc “restaurant” dé chỉ nhà hàng hoặc Í Z veya x |

(terebijon) là sự biến hóa của từ “television” trong tiếng Anh sử dụng để chỉphương tiện phát sóng truyền hình.

Ngoài việc tràn lan và phổ cập tư tưởng, văn hóa, thời trang phương Tây,đây cũng là thời kỳ phát triển công nghệ và máy móc Điều này cũng là một

trong những lý do ảnh hưởng đến sự phát trién đa dang hơn của từ tượng thanh.

Có nhiều từ tượng thanh liên quan đến âm thanh máy móc như F#—+x⁄#-— +!

(giin-giin) âm thanh của động cơ; [7 Z z> Z | (kuran-kuran) mô ta tiếng nỗhoặc tiếng khởi động; [ey ey» | (pipp-pipp) mô tả tiếng xì hơi, xì khói của

máy hay ống khói; [#—ZI (bii-pu) là tiếng bíp.

Mặc dù hội nhập văn hóa phương Tây nhưng Nhật Bản vẫn không đánh

mat đi bản chất riêng và khả năng sáng tao đặc trưng trong ngôn ngữ của mình.Điền hình như tiếng kêu của động vật được miêu tả trong tiếng Nhật và tiếngAnh thường phản ánh âm thanh tương tự nhau nhưng nếu xem xét kỹ sẽ thấyrõ sự khác biệt trong các diễn tả âm thanh bằng tiếng Nhật.

Ví dụ như dé miêu tả tiếng chó sta trong tiếng Anh người ta sẽ nghĩ đến

từ [z+#— # | (bow-wow) tập trung diễn tả hành động “sta” của con chó Mặt

khác tiếng Nhật lại tập trung vào tình huống và cách con chó sủa đề thể hiện

được sự phong phú trong từ tượng thanh như [7» 7» J (wan-wan); [++ ⁄

+ + xJ (kyan-kyan); [7 v 7 zJ (kun-kun); [7— | (guu) Tùy vào mỗi tình

32

Trang 37

huống, mỗi cách diễn tả âm thanh khác nhau sẽ cho người đọc cảm nhận rõràng về tình huống cụ thé và cách con chó phan ứng thông qua tiếng sua.

Hàng loạt nhà văn nỗi tiếng và tác phẩm đáng chú ý của họ trong thời kỳnày có thé kế đến như Natsume Soseki (1867-1916) với tiểu thuyết “Cậu ấmngây thơ” ( [AJ ,1906) một tiểu thuyết hài hước về cuộc sống và hành

trình của một giáo viên trẻ hay “Nỗi lòng” ( Fz z5 J (1914)) nổi tiếng với

cách khám phá tâm lý và cuộc sống nội tâm của nhân vật chính.

Tiểu thuyết “Nỗi lòng” của Natsume Soseki được xuất bản ngay vàonhững năm đầu của thời kỳ Taisho, thời điểm việc sử dụng từ tượng thanh lúcbấy giờ cũng bắt đầu dần thịnh hành khi liên tục xuất hiện trong các tác phẩm

noi tiếng Doan dau trong tác pham có cau [HS Hy t‡ HOH 232872 + 5 IC 8 và

HCOb @ b5 SLT vš2 Bb | tạm dịch “Nhiều khi biển giống như nhàtăm công cộng vậy, chen chúc và nhộn nhịp bởi những người dau den” Hay

trong câu [LM LABRE CAME COS DT DOLEMICHSHLED 2#tff

Ckhkpor | tạm dịch “Téi chẳng tài nào hiểu nổi tai sao mẹ lại dé cập tới

vấn dé đó giữa lúc 6n ào như này” Từ =[¥b*¥b] (zawa-zawa) trong câu trêngiúp người đọc có thể cảm nhận rõ tình trạng của bối cảnh câu chuyện đang

diễn ra giữa lúc ồn ào, khi mà gia đình nhân vật chính đang gặp nhiều vấn đề.

Ryunosuke Akutagawa (1892-1927) cũng là một trong những nhà văn

viết truyện ngắn nổi tiếng nhất Nhật Bản và bắt đầu hoạt động văn học từ thờikỳ Taisho Mac di Akutagawa thắm nhuan văn hóa phương Tây nhưng lại quaytrở về với văn học truyền thống Nhật Bản Akutagawa ảnh hưởng mạnh mẽ bởi

chủ nghĩa duy mỹ và chủ dé chính trong tác pham của ông xoay quanh bộ mặt

đạo đức của con người.

2 #H?##(1914), [oC Z 3], tatsu-zine.com/samples/aozora/kokoro.pdf, truy cập 3/7/2023

33

Trang 38

Trong tác phẩm “Hà Dong” ( f#J#J ,1927) một tác phẩm kề về loài sinh

vật biển kỳ lạ ở Nhật Bản được xuất bản ngay năm đầu tiên sau khi thời kỳTaisho kết thúc và cũng là tác phẩm cuối cùng trước khi ông qua đời Trong tác

phẩm có ghi [#4 z 5 » FH) Cle KART OMI VEMBECE OE cự

tƑbZv›HiUkU#l?3 tạm dịch “Khi ấy không chỉ mỗi Rappu mà cả những con

Kappa khác đứng cạnh cái áp — phích cũng 6 lên cười khanh khách ”.

[Zoktš, Ø1, BR, 2y NO-AM, FONT 777 k\vš3T7#V/C#2Ìb

t5jsz©c#, 2Øf§WWlš, AIHO/blf[f#H40 HLT RDDICANS SORA, |

tam dịch “Lúc đó, đột nhiên một con hà đồng thì tham vào tai tôi bằng cáigiọng khan khan và nói cdi máy đó sẽ lấy trái tim của con người và thay nó

băng một cai khác ”

Hoặc trong tập thơ “Mùa xuân va Tu La” ([#&+#£##J ,1924) củaMiyazawa Kenji, một tập thơ gồm 38 bài được xuất bản sau khi tác giả qua đời.

Tập thơ thé hiện tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên, khao khát hòa bình và chứa

đựng tư tưởng Phật giáo cũng có một câu thơ như này[RO RRICH < HHO TF tả

DA RPABRA LE

ES COMO KI | 7A

Tam dich: “Tiếng chuông vang trong rừng đêm

Keng keng keng

Giống như trái tim”

Từ [2›4⁄2›L2›4.I (kang-kang-kang) được sử dụng ở day là từ tượng

thanh mô tả âm thanh của chuông.

3 ?EJIIJÈZ†(927), Fif] , tatsu-zine.com/samples/aozora/kappa.pdf, truy cập 4/7/2023

?24)NEfR(1924), [48 (EE , tatsu-zine.com/samples/aozora/haruto/shura.pdf, truy cập 4/7/2023

34

Trang 39

Ngồi ra cũng cĩ những tác phâm của nhà văn khác thuộc thời ky Taisho.Cĩ thể kế đến Junichiro Tanizaki (1866-1965), một trong những nhà văn nơi

tiếng của thời kỳ Taisho và cĩ tam ảnh hưởng đến văn họ Nhật Ban Tác phâmcủa Junichiro Tanizaki để lại dấu ấn cho độc giả bởi sự kết nối giữa tình yêu vàchủ nghĩa duy mỹ Tây hĩa Ơng cũng là một trong những nhà văn hào sử dụngtừ tượng thanh một cách thơng minh trong tác phẩm của mình Những từ tượng

âm này khơng chỉ tạo ra hình ảnh và trạng thái cảm xúc sâu sắc hơn, mà cịnmang lại một trải nghiệm đọc thú vi va sống động hơn như trong câu [lx “

Z2 ) —⁄ọfi€z‡#z‡# * FEMS BA ©lMtif]& Coz | trong tác phẩm “Chị emnha Masahiko” ( S1 ,1936) tam dich “Anh dy ngoi trước màn hình và vỗtay bơm bốp trong khi xem phim.”

Trong câu trên, từ tượng thanh [>‡#2$# | (pachi-pachi) được sử dụng

để miêu tả âm thanh của việc v6 tay Từ tượng thanh này tạo ra âm thanh rõ

ràng và gợi lên hình ảnh của người v6 tay với sự hào hứng và thích thú khi xem

phim Sử dụng từ tượng thanh [>‡#2:# | (pachi-pachi) giúp tác phâm trở nênsống động hơn.

“Cậu bé Matasaburo của giĩ” ( [flo X=8) ,1934), một tác pham vanhọc ma Miyazawa Kenji giữ tron chat đồng giao với triết lý nhân sinh nhẹ nhàng

cĩ một khơ khơ được viết như sau

Peo EE PEFR vv5šv tvèv5

Hes BAOMEMIZE

##5l#\vš2s 0 DOME & itr

Bob PEGE tư 5|

25 llr] — BB (1936), C029] , www.aozora.gr.jp/cards/001383/files/56698_59488.html, truy cập 4/7/2023

26 IRA (1934), [BLO X=BBI , tatsu-zine.com/samples/aozora/kazeno_matasaburo.pdf, truy cập 3/7/2023

35

Trang 40

Tạm dịch: “Vi vụ vi vu vi Vu Vu Vu

Gió hãy thổi bay những trái óc chó xanh xanh

Hãy thối bay những quả mộc qua chua chua

Vi vu vi vụ vi vụ vu vù ”

Trong tiếng Nhật có nhiều từ tượng thanh liên quan đến gió như

[Uw 5—=Œ» 5 | (pyuu-pyuu); [Ø% 5 —ữ» 5 J (byuu-byuu); [0% 5—=0@» 35 |

(hyuu-hyuu); F# + kJ (soyo-soyo); [L» 3 L» 3 | (shuu-shuu) và nhiều từ

khác nữa Tat cả những từ này đều tạo ra ấn tượng về mặt âm thanh đang tiến

tới hoặc âm thanh liên tục Tuy nhiên trong trường hợp này không có đối tượngcụ thé nao đang tới tiến vì vậy việc mô tả những âm thanh này cần phải cảmnhận thông qua tất cả các giác quan.

Qua những ví dụ về từ tượng thanh trong các tác phẩm văn học được nêu

trên, chúng ta có thê thấy, khác với các loại từ thuần Nhật được viết dưới dạng

chữ Hán, từ tượng thanh thường được biểu thị bằng bảng chữ cái Hiragana hoặcKatakana Trong 4 phương thức cấu tạo từ tượng thanh là láy âm, kết thúc bằng

F9 | , kết thúc băng [AJ hoặc sử dụng âm ngắt [> - »J , phương thức cấu tạo

hay được sử dụng phô biến nhất trong văn học là dạng láy âm.

Xu hướng sử dụng từ tượng thanh này phản ánh sự biến động và mâuthuẫn trong xã hội Nhật Bản thời kỳ Taisho, bao gồm cả ảnh hưởng hiện đạivới việc tiếp xúc với văn hóa phương Tây và thách thức đối mặt với việc giữ

gin truyền thống, mở ra một loạt các tác phẩm tự truyện phản ánh chân thựccuộc sống hàng ngày của người dân Nhật Bản.

Nhờ vào sự nhạy bén trong việc tận dụng từ tượng thanh và khả năng

sáng tạo vô tận của các nhà văn, phần nào cho ta thấy được tình yêu thiên nhiên

cũng như sự tinh tế trong việc quan sát, cảm nhận và ứng xử của người Nhật.

Đây cũng là một cơ hội đê tiêp cận với người đọc theo cách mới mẻ và độc đáo

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 13:02

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN