LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn “Cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh -trường hợp bộ ba tiểu thuyết Mat đạo, Ngẫu tượng và Nghiệp chướng củanhà văn Lưu Vĩ Lân” là công trình nghiê
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRAN NGỌC HUYEN
CUA NHÀ VĂN LƯU Vi LAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
HÀ NỘI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRAN NGỌC HUYEN
CAI NHÌN MỚI VE HIỆN THỰC CHIEN TRANH - TRUONG HỢP
BỘ BA TIỂU THUYET
MAT ĐẠO, NGAU TƯỢNG VÀ NGHIỆP CHUONG
CUA NHÀ VĂN LƯU VI LAN.
Luận văn Thạch sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số 8229030.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xuân Thạch
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn và kính trọng tới Ban giám hiệu, cùng các Thay, Cô
và cán bộ các Phòng — Ban Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học
Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi cũng xin thé hiện sự biết ơn sâu sắc tới PGS TS Pham Xuân Thạch,
giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình hướng dẫn,
động viên, và tạo điều kiện luận lợi nhất dé tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới nhà văn/nhà báo Lưu Vĩ Lân, tác giả của bộ tiểu thuyết Mật đạo, Ngẫu tượng, Nghiệp chướng — người đã dành thời gian hỗ trợ tôi rất nhiều khi tôi thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn tốt nghiệp của tôi không thé tránh
khỏi những hạn chế và sai sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét từ quý thầy cô đề luận văn được hoàn thiện hơn.
Học viên
Trần Ngọc Huyền
Trang 4LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn “Cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh -trường hợp bộ ba tiểu thuyết Mat đạo, Ngẫu tượng và Nghiệp chướng của
nhà văn Lưu Vĩ Lân” là công trình nghiên cứu đã được cá nhân tôi thực hiện
cũng như hoàn thành toàn bộ, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS PGS
TS Phạm Xuân Thạch, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn.
Những kết quả từ bài nghiên cứu này là hoàn toàn chưa từng được công
bố trong những công trình nghiên cứu riêng biệt nào khác Việc sử dụng cáckết quả và những trích dẫn từ tài liệu của những tác giả khác đã được tôi đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định khi làm bài luận Các phần nội dung trích
dẫn và các tài liệu từ sách báo và thông tin tham khảo đã được đăng tải trên các
tác phẩm cũng như các trang web được trình bày theo danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn.
Học viên
Trần Ngọc Huyền
Trang 5MỤC LỤC
LOT CAM ƠN 55c 222222 11222112221122.1122111 11 11 1.1 re |
LOT CAM ĐOAN 222cc 222112222 122.2 .re 2 DANH MỤC VIET TẮTT - 2c cS%9EE2EE9EEE2112E1E21121111 111711111111 11 11111 ye 3
1 Lý do chọn đề tài ¿55-5 2E E211 7121121121121 2111112111111 1 1.1 re 4
2 Lịch sử vấn đề -¿- ¿- 5c TT 1 E1 11 111 11 g1 T1 11 1n 1 1y 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - - 2c seSxeEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrkerree 18
4 Phương pháp nghiên CỨU 5 11123 tk 9v vn TH ng HH Hưng 18
5 Những đóng góp của luận Văn - - - + 5 1S 2x vn ng HH 19
6 Bố cục của luận văn ¿- 5c 2S E211 1211211111211 11111 11 111 11 1g 1 ru 19
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA LUẬN VĂN 20
1.1 Một số khái niệm CO bản 2-22 22©S2+EE+2EE+SEEESEEESEEEEEEEEEErEEkrrrkrrrrrrrrrrred 20 1.1.1 Văn học tiền phong (tinh hoa) và văn học đại chúng - -5:©55- 20
1.1.2 Tiêu thuyết trình thám và tiểu thuyết chiến tranhh 2-52 eccxccccccseei 23 1.2 Thời hậu chiến và sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về chiến tranh 26
1.2.1 Sự đối mới văn nghệ ở Việt Nam thời ki Doi mới (năm 1986/ 26
1.2.2 Những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về van học chiến tranh: 28
1.3 Nha văn Luu Vi Lân, cuộc đời và văn nghiệp - 5S SsSseeseeresee 31
1.3.1 Vài nét về cuộc AOE o.cceecceccccsessessessessessessessesseessssesssssssussssssesssssesusssesssaseasassaseaseaees 31
1.3.2 Sự nghiệp van CHHƠHG HH HT HH TH TH Hà HT TH Hành 32 L.3B.3 QUAN NiGM SANG an ốốố.ố.ố 34
CHUONG 2 CAI NHIN MOI VE CHIEN TRANH QUA THE GIOI NHAN VAT 37 2.1 Chân dung tầng lớp tư sản dân tO oo cescessesssessesssessessesssessesssessessesssesseens 37 DDT Ong LAM Nha n Ặ 38
2.1.2 Ông LUI ceccccccccsesscessessesssessesssessessesssessessusssessessiessessusssessessusssecsessusssesssaseesecsseeses 44
Trang 62.3.2 Tình báo Mỹ (CIA) Johmn -5222222E2EEEEEEvvverrrrrttEEEEEE11111111 re 54
2.4 Những người cộng sản - - c 1 ST nh TH TH TH TH HH HH net 54
2A ONG COs ccccccscessvesssesssecssesssesssesssesssesssesssessuesssesssessuessussssessestssstsesssesssesssesesecssecsseeess 54
2.4.2 Ông Liữ 55 5s CT2 T12 1 H1 1e 55
2.4.3 Cô Tiên -56-S5£ 2< Ek EE2EEE212211211211.21.T1 211 11.11.1111 rre 55
TIỂU KET CHƯNG 2 - 2-22 52£EE2EE£9EEE£EEEEEEE712711271271221211211 211211 cxe 59 CHƯƠNG 3 CAI NHIN MOI VE CHIEN TRANH QUA MOT SO VAN DE TRONG
XÃ 5 0) On 60 3.1 Công cuộc cải tạo kinh tế và van dé làm ăn của những nhà tư sản ở miền Nam
sau giải PHONY - - 6 2+ 1x THH TT HH TH HT TT HT TT Hà Hưng 60 3.1.1 Sự hình thành của một lớp những nhà tir SGN HHỚï - 2S e rete 60
3.2 Vấn đề chiến tranh Việt Nam - 2© ¿SE E32 E2E1211111211 1111.111111 txe 61 3.3 Van đề cách mang và giải phóng dân tộc 2- 2+ ©++++2x++zzxrrrxerreee 63
TIỂU KET CHUONG 43 2-22 SS2S2EEEEEE2E1EE1E2112117121122171121111211 1111 re 64
CHƯƠNG 4 THỊ PHÁP TIỂU THUYTT 2: 2£ S£2E£2£E+2EE£2EE£EE£Ezzzzerzzee 65
4.1 Không gian và thời gian nghệ thuật - - 52 2c S22 *22 13 E2EsEEsessrrerrsrrrsxee 65
TY) 6 .8nn 66 4.1.2 Thời gÌ4It 55-55 TT E121 1tr 69
4.2 Cau trúc tự sự của ba cuốn tiểu thuyết - 2-2: 2 s92 eEEeEEEEkerkrrkerxee 70
4.3 Ngôi kể và điểm nhìn - 2: - c S SE SE EEEEE XE E21 11 11117112111111 11.11 1 cye 71
4.4 U00 72
TIỂU KET CHƯNG 4 2-22 SS©S2EEEEE2EEEEEE21221127121122171121111.211 1121 tre 75
KET LUẬN 2-5251 2E E1 2122112112211 11 T1 11 11 T1 11 1 1 1n 1n 1 go 71 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-52 2£EE£EEE£EEESEEEEEEEEEEEerxerrkerre 78
Trang 7DANH MỤC VIẾT TÁT
VNCH - Việt Nam Cộng hòa
vc — Việt Cộng
Trang 8MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Thế ki XX đối với người Việt Nam là một cuộc biến thiên dit đội bậcnhất trong lịch sử Đó là thế kỉ của liên tiếp những cuộc đấu tranh ngoan cườnggiành lại độc lập dân tộc Những biến cố ấy đã hình thành nên một mạch đề tàixuyên suốt trong lịch sử văn học — văn học viết về chiến tranh Dù cho đến nay,chiến tranh đã lùi xa, nhưng những day dứt về một thời kì khói lửa vẫn ở lại,
ám ảnh trong sáng tác của nhiều nhà văn đương đại Vậy, có thể khăng địnhchiến tranh van luôn là một đề tài lớn du cho dat nước đã yên tiếng súng Tuynhiên, ở mỗi giai đoạn văn học, các nhà văn lại có những tìm tòi, những tiếng
nói độc đáo riêng.
1.2 Ngay sau 1975, khi đất nước độc lập, tiểu thuyết về chiến tranh làmảng gây được những tiếng vang nhất định trong công chúng Đó là thời kì của
văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa với cảm hứng anh hùng ca Người đọc đón
nhận các tiểu thuyết Miền cháy của Nguyễn Minh Châu, Trong cơn gió lốc củaKhuất Quang Thụy, Năm 75 họ đã sống như thé của Nguyễn Trí Huân với mộtthái độ hồ hởi, nồng nhiệt Một phần bởi phần lớn độc giả vừa đi qua chiếntranh, chính họ là lực lượng trực tiếp hoặc gián tiếp làm nên chiến thắng, do đónhu cầu chia sẻ niềm vui và gian lao qua cuộc sống hàng ngày và qua trangsách giữa cộng đồng những người đang được cả thế giới ngưỡng mộ và khâmphục trở nên một tất yếu Thêm vào đó, không có gì hấp dẫn băng những ấntượng còn nóng hồi, còn vương hơi nóng của khói lửa cuộc chiến do các nhàvăn quân đội trực tiếp thé hiện trên từng trang sách.
Nhưng tồi, cùng với thời gian, người ta bắt đầu phải học cách thích nghivới cuộc sông của thời bình Điều đó cũng có nghĩa là, đối với người cầm bút,chiến tranh giờ đây cần được nhìn khác trước, với những suy ngẫm, sàng lọc,chọn lựa và cần phải hướng tới một cách thé hiện có tính nghệ thuật hơn, trong
Trang 9thế quân bình hoàn toàn khác trước giữa nhà văn và người đọc Tức là, nếu nhà tiêu thuyết nào mang trong mình cái ý định chinh phục người đọc hậu chiếnnhưng lại không vượt qua được cái nhìn giản đơn, một chiều và thé hiện trongtầm mắt của độc giả một cuộc chiến tranh như trước đây anh ta hoặc đồng độicủa anh ta từng kinh nghiệm thì cầm chắc cuốn sách của anh ta sớm muộn sẽ
bị lãng quên Cuộc chiến tranh càng lùi xa, ký ức về chiến tranh càng hiện rõ
và được cô đọng Nhưng cuộc chiến tranh đi vào trang sách của các nhà văn lạiphải được mở rộng những chiều kích khác nhau của nó Bởi giờ đây, người đọc
có quyền được nhận thức về hai cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt đã qua nhưchính nó từng hiện diện chứ không phải những cuộc chiến tranh mà nhà vănmuốn người đọc hiện thời cần tiếp cận nó
Ay là thời điểm xuất hiện những tác pham báo hiệu sự đổi mới như baithơ Vòng trắng của Phạm Tiến Duật, tiêu thuyết Dar trắng của Nguyễn TrọngOánh, nói về những đau thương mat mát trong chiến tranh Trong đó, Nguyễn Minh Châu được coi là “người mở đường tỉnh anh và tài năng nhất” (NguyênNgọc) Một loạt các tác phẩm sang tác năm 1977 như Miễn cháy, Lửa từ những
ngôi nhà, Những người di từ trong rừng ra van theo quán tính sáng tác thời
chiến và mang âm hưởng của văn hoc sử thi song đã thé hiện những dự cảmcủa ông về một cuộc đồi mới văn chương đang diễn ra Nhà văn đặt con ngườivào những tình huống oái oăm, trớ trêu của chiến tranh: Do là những người lính dũng cảm, hiên ngang trước khói lửa đạn bom nhưng khi trở về với thời bìnhlại vụng về, thậm chí tha hóa, ích kỉ, xấu xa (Những người đi từ trong rừng ra),
là hình ảnh người mẹ sống trong sự đau khổ vì mat con lại nhận nuôi con của
kẻ đã bắn chết con trai mình (Mién cháy) Ông cũng có không it bài viết bày tỏquan niệm văn chương bằng đối thoại như “Trang giấy trước đèn” hay “Viết
về chiến tranh”, nhưng phải đến “Hãy đọc lời ai diéu cho một giai đoạn vănnghệ minh họa ”, Nguyén Minh Châu mới trực tiếp phát biểu một cách quyếtliệt: từ chối văn học minh họa với thái độ vô cùng dứt khoát
Trang 10Bao Ninh là người kế thừa Nguyễn Minh Châu tao ra một tác phẩm mangtính cách tân triệt dé về chiến tranh Nỗi buôn chiến tranh (1987) được coi làmột “hiện tượng” trong văn học thời hậu chiến, với những cách tân cả về nộidung và nghệ thuật Sau Bảo Ninh, văn học chiến tranh tiếp tục mạch mà ông
đã khởi xướng: viết về những đau thương trong chiến tranh, những bi kịch thời hậu chiến Có thé kế đến Chu Lai (Vòng tròn bội bạc, Sông xa, Ăn mày di vang ), Võ Thị Hảo (Biển cứu roi), Sương Nguyệt Minh (Miễn hoang)
1.3 Trong khoảng mười năm trở lại đây, văn học chiến tranh lại xuất hiệnmột “làn gió” mới Ta có thé tạm chia những tác giả đó thành hai nhóm
Nhóm phi hư cấu viết về những hồi ức trong chiến tranh Đầu tiên là nhómcác cựu chiến binh như Đoàn Minh Tuấn, Trung Sỹ, Vũ Công Chiến, họ viết
lại những kí ức cuộc đời họ Bên cạnh đó, có những người trẻ không tham gia
chiến tranh như Phan Thúy Hà (Pung kể tên tôi, Tôi là con gái của cha tôi, ),
đi gặp và ghi lại câu chuyện thô mộc của những người lính (thậm chí cả những
người lính Việt Nam Cộng Hòa) trong thời chiến, thời hậu chiến Đó không chỉ
là những kí ức về chiến trận, còn là những sự thật trần trụi, là nỗi cô đơn củanhững người lính già đã đi qua cuộc chiến Võ Diệu Thanh (với Người về từ hành tinh kí ức, Muôn dặm sâu giăng) lại viết về cuộc chiên tranh Campuchia,
về cuộc thảm sát Ba Chúc, về những cuộc tấn công man rợ của lính Pol Pot Đây đều là những tìm tòi đáng kể, thể hiện sự thay đổi điểm nhìn của dòng vănhọc chiến tranh đương đại
Về phía nhóm tác pham hu cấu, Nguyễn Binh Phương là một tác giả đặcbiệt quan trọng Thuộc thế hệ viết cuối những năm 90, đầu những năm 2000,
có sự nghiệp nhưng những tiêu thuyết gần đây (Minh và họ, Kể xong rôi di, )đều viết về chiến tranh và hậu chiến, mang những cái nhìn mới.
Bên cạnh đó, những tác giả mới như Lưu Vĩ Lân, Lê Khải Việt, Huỳnh
Trọng Khang cũng tạo nên một lôi viêt mới về chiên tranh: nhìn từ phía bên kia
Trang 11cuộc chiến, viết về xã hội miền Nam, thậm chí ké cả về những cựu chiến binh
Mỹ.
Trong sỐ những tác giả đó, Lưu Vĩ Lân là một hiện tượng đặc biệt Sinh
ra vào đầu những năm 60 của thé ki XX Tuy vậy, khác với thế hệ của Bao Ninh, Chu Lai, (những người lính bước ra từ chiến tranh) hay Huỳnh Trọng
Khang, Phan Thúy Hà, Võ Diệu Thanh, (những người trẻ chưa từng đi qua
cuộc chiến), Lưu Vĩ Lân không hề tham dự chiến tranh nhưng lại trưởng thànhtrong chế độ Việt Nam Cộng Hòa Đó là một vi thế đặc biệt - vừa có trải nghiệmnhưng vừa có độ dãn cách Điều đó khiến cái nhìn của ông một mặt rất thực tế, trần trụi song một mặt lại đầy tính nhân văn.
Thêm vào đó, nội dung của bộ ba cuốn tiểu thuyết đại diện cho một cáchtiếp cận hiện thực chiến tranh mới: Điểm nhìn người kế chuyện là khách quan,không thuộc dạng người tham gia chiến tranh; cái nhìn tập trung vàonhững người thuộc phía bên kia (giới tư sản, sĩ quan cao cấp Việt Nam Cộng
hòa, sĩ quan quân đội Mỹ); không rơi vao cái nhìn mang tính giản lược mang
tính ý thức hệ Nhà văn luôn cố gắng tìm thấy điểm tích cực ở tất cả các bên dù
là tư sản, sĩ quan Mỹ hay Việt Nam Cộng hòa Có thể nói những tác phẩm nàycung cấp một cái nhìn đa chiều, nhân bản hơn về cuộc chiến, thông cảm hơn
với những người lâu nay không được nhìn nhận đúng.
Với lí do trên, luận văn quyết định lựa chọn bộ ba cuốn tiêu thuyết Matđạo, ngẫu tượng, nghiệp chướng của nhà văn Lưu Vĩ Lân dé nghiên cứu vấn đề: Những cái nhìn mới về chiến tranh tại Việt Nam.
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Những công trình nghiên cứu về văn học chiến tranh Việt Nam
Là một đề một đề tài lớn trong văn học nước nhà, không ngạc nhiên khi
SỐ lượng các bài phê bình về văn học chiến tranh hết sức đồ sộ, xuất hiện thường
trực trên các diễn dan, các trang báo, tạp chí như tạp chí nghiên cứu văn học,
tạp chi văn nghệ quân đội, Trong phạm vi của luận văn nay, tôi xin phép trích
Trang 12ra một số công trình nghiên cứu về văn học chiến tranh sau năm 1975 tiêu biểunhất.
2.1.1 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh từ 1975 đến khoảng
cuối thập kỉ 80.
Từ năm 1975 đến khoảng cuối thập kỉ 80, do sáng tác chưa thật sự có độtphá, việc nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh thường ở quy mô nhỏ, trongphạm vi các bài báo, các bài điểm sách hay các nhận xét tạt ngang Bên cạnhmột vài bai dưới dạng điểm sách (ví dụ: Sao Mai và một số vấn dé của tiểuthuyết của Ngô Thảo), các bài báo chủ yếu xoay quanh các câu hỏi: Phản ánhchiến tranh như thế nào là chân thực? Giải quyết mối quan hệ giữa con người
và sự kiện lịch sử ra sao? Sang thập kỉ 80, việc nghiên cứu đã có khởi sắc.Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng một số tiêu thuyết đã “phản ánh chân thực hiệnthực chiến tranh cách mạng”, đã “đánh gia sự kiện và con người một cách sâu sắc hơn, nhìn cuộc chiến tranh một cách toàn diện vàbao quát hơn Theo BùiViệt Thắng, “Khuynh hướng phân tích hiện thực chiến tranh, mối quan hệ
của nó với con người là dễ nhận thấytrong các tiểu thuyết Đất trắng, Của
gió, Năm 1975 họ đã sống như thé, Họcùng thời với những ai, Đất không giấu mặt Chính việc phân tích sự kiénlich sử và tam li con người trong chiến tranh, mối quan hệ giữa con người vàchiễn tranh làm cho tiểu thuyết sau
1975 có một diện mạo mới `.
Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận chất lượng nghệ thuật của một số tiểu
thuyết về phương diện xây dựng nhân vật, về việc sử dụng điểm nhìn trầnthuật Bùi Việt Thắng nhận xét: “7rong xây dựng nhân vật người chiến sĩ,tiêu thuyết sau 1975 đã có hướng đi sâu vào miêu tả quá trình tâm lí nhằm cá thé hóa nhân vat” Lại Nguyén Ân cũng có ý kiến khá sắc sao về nghệ thuật kê chuyện của Chu Văn trong Sao đổi ngôi: “Với Sao đổi ngôi, Chu Văn dùng
“thu pháp trao quyên kề chuyện ” cho nhân vật (câu chuyện do nhân vật chính
Trang 13xưng “tôi” kể lại) đã khiến cho tác phẩm vừa cócốt cách dân gian vừa giữ
được những đường nét chính của tiểu thuyết hiện đại ”.
Không chỉ ghi nhận những thành tựu ban đầu, một số người còn chỉ ra mặthạn chế của tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975 Trong bài Viết về chiến tranh(1978), Nguyễn Minh Châu đã thang thắn nhận xét: “Nhìn lại nhữngtácphẩm viết về chiến tranh của ta, các nhân vật thường khi có khuynhhướng được mô tả một chiếu, thường là quá tot, chưa thực ”, “nhânvật chỉ đóngvai tro làm đường day dé xâu các sự kiện lại với nhau”, “nhân vật vẫn mờ nhạt” Còn Lại Nguyên Ân thì thấy: “Ở nhiêu cuốn tiểu thuyết thiên về chiều rộng trong văn học ta, nhiễu trường hop có thé thấy cốt truyện da tuyến chưa được triển khai đến mức cân thiết đã bị “teo” lại, bị thu vào cốt truyện đơntuyến, bút pháp tự sự khách quan bị lan át bởi bút pháp biểu hiện trữ tinh,những mang đời sống được dàn ra (do ý đô tạo nên chiêu rộng của bức toàncảnh hoành tráng) thiếu sự “kết dinh ” vào một chỉnh thể, trở nên chơi vơi, gâycam quan về sự hoi hot, vụn vặt, lam hai đến chính tính hoành tráng của tácphẩm ” Đánh giá về Dat miễn Đông, Tran Đăng Xuyên cho rang: “Dat miễn Dong doi hỏi người viết đào sâu hơn nữa vào hiện thực, dựng lại những số phận, đặt ra được những vấn đề thuộc về con nguoi trong chiến tranh Nó doi hỏi một cái nhìn khái quát nghệ thuật điền hình hóa cao hơn nữa Nó còn thiếucái nhìn nhiều chiêu, sắc sảo của một nhà tiểu thuyết ” Nhưng phải đến thời kiđổi mới, với tinh thần nhìn thăng vào sự thật, giới nghiên cứu mới đưa ra nhữngnhận xét thăng thắn về hạn chế của văn học chiến tranh Đây là ý kiến của TrầnViệt Dũng: “Các fác phẩm viết về chiến trường thực ra chỉ phô bày sự hiểubiết về chiến trường, kể chuyện chiến trường hơn là thể hiện một thái độ rất tôicủa tác giả.Không có cá tính, đúng hơn là chối bỏ cá tính, choi bỏ quan niệm
riêng của mình trước hiện thực là một trong những nguyên nhân tạo nên tình
trạng yêu kém của các tác pham văn hoc của ta.”
Trang 14Theo chúng tôi, hai bài Thi nhìn lại văn xuôi mười năm qua của Lại
Nguyên Ân và Về một vài hướng tiếp cận với đề tài chiến tranh của Trần Cương
đã đạt được mức độ khái quát nhất định Trong Tứ nhìn lại văn xuôi mười nămqua, Lại Nguyên Ân trình bày ngắn gọn nhưng tương đối đầy đủ về sự pháttriển của tiêu thuyết chiến tranh trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1985.Ông cho rang “cam giác cùng thời” là nét nhất quán ở các tácphâm mànhững tập đầu được viết ngay trong chiến tranh (Vàng trời, Những tâm cao,Dong sông phang lặng), hoặc những tác phẩm tuy xuất bản sau 1975nhung đã được dự kiến từ trước (Sao Mai của Dũng Hà, Biển goicua Hồ Phương, Lia từ
những ngôi nhà của Nguyễn Minh Châu, Mở rừng của Lê Luu, Thung lãng thử
thách của Thái Bá Loi, Cia gió cua Xuân Đức, Những người báo bão của Van
Thảo, ), “Do vậy cảm hứng ngợi ca và cổ vũ chiến công là nét nhất quán ởtat cả các sáng tác này” Bên cạnh đó, nhiều nhà văn đã có “ý thirc về khoảngcach” và ý thức ây đã “dân tới những cách xử lí khác nhau ”; có “một số tácphẩm đã được xây dựng theo hướng tiểu thuyết hóa các sự kiện thực, tuy vậytính chất tư liệu vẫn là nét đậm ”; có tác giả “cố gang dung lại những trang sử
hiện đại bằng ngôn ngữ tiểu thuyết”: trường hợp của tiêu thuyết Sao đổi ngôi
thê hiện “khd năng ké về cuộc chiến dau đã qua từ góc độ ý thức dân gian, ý
thức của đảm đông lính thường và dân thường đã trải qua những ngày kháng
“tính sô ” Trong số những tác pham này và nhiêu tác phâm khác nữa, diện mao
10
Trang 15chiến tranh đã được vẽ thêm nhiễu nét bút mới ” Hướng tiếp cận thứ hai là:
“Thể hiện dé tài chiến tranh một cách không trực tiếp (nghĩa làcó dan cai bồsung giữa dé tài chiến tranh và các dé tài khác) ” O hướng tiếp cận không trựctiếp, nhiều nhà văn “déu có chung ý nghĩ là tim về với cái muôn đời — tức làcác giá trị nhân bản dich thực, cụ thể - có cội rễ sâuxa từ trong đời sống Nhândân và lịch sử Dân tộc ” Đó là một trong những yéuté làm nên thành công chotác phẩm, mà Sao đổi ngôi là một ví dụ: “Chu Văn có một cái nhìn nhất quán,xuyên suốt, và cái nhìn này đã được triển khai trên tất cả các bình diện của tác phẩm ”.
Khi phản ánh theo hướng không trực tiếp, nhà văn đã tìm được nhiều khảnăng linh hoạt dé thé hiện chiến tranh: tiếp cận theo kiểu phê phán (Cái kính —Nguyễn Minh Châu); hoặc tiếp cận theo “kiểu triết luận, tâm lí — xã hội sauchiến tranh ”; hoặc tiếp cận theo kiểu Phía Tây không có gì lạ: “là một cáchthức phan đối chiến tranh” Với bài viết này, Trần Cương vừa tổng kết sơ
bộ các hướng tiếp cận vừa đưa ra những dự báo khá tinh và sắc về sự phát triểntương lai của văn học chiến tranh ở ta.
Tóm lại, trong khoảng hơn một thập kỉ sau 1975, việc nghiên cứu tiểu
thuyết về chiến tranh chưa có nhiều thành tựu nổi bật Khi chú trọng nhiều hơn
đến nội dung tư tưởng tác phẩm, quan điểm của giới nghiên cứu kháthốngnhất; chỉ có một số ý kiến băn khoăn hoặc phê phán những trường hợp “cá biệt”
và “lạ” trên văn đàn (ví dụ: quan điểm của Trần Hữu Tá: “Việc một số nhà vănnghiêng về thể hiện những “số phận cá nhân” mà làm mờ đi “vận mệnh dântộc ” là hiện tượng cần uốn nắn ” Từ giữa thập ki 80, ý kiến về tiêu thuyết chiếntranh bắt đầu phong phú và sâu sắc hơn (Sao đổi ngôi của Chu Văn được một
số người đánh giá cao nhưng Nguyễn Văn Lưu lại cho rang: “Cái nhìn về chiến tranh và người lính như vậy mới chỉ là cái bêngoài, là cái dé nhìn, cònrat xa bản chat” Phải chăng, nguyên nhân của tình hình trên là và do văn học
II
Trang 16còn “tinh trạng nghèo nan” (Nguyên Ngọc), tiêu thuyết về chiến tranh chưa có thành tựu nồi bật và do đặc điểm chung trong tiếp nhận văn học một thời?
2.1.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết về chién tranh từ đầu thập kỉ 90
đến nay
Từ đầu thập kỉ 90 trở đi, cùng với những thành tựu của sáng tác, lí luận,nghiên cứu, phê bình văn học cũng thực sự khởi sắc Giới nghiên cứu đã đổimới phương pháp tiếp cận, chú ý nhiều hơn tới giá trị nhân văn, ý nghĩa nhânban và chức năng thâm mĩ của tác phẩm văn học Việc nghiên cứu tiểu thuyết
về chiến tranh cũng không nằm ngoài tình hình chung ay
Qua các bài báo có tinh chất điểm sách (Thảo luận về tiểu thuyết Thânphận của tình yêu, Tọa đàm về tiểu thuyết Lạc rừng của Trung Trung Dinh,Rừng thiêng nước trong, một tiểu thuyết hay về chiến tranh, Những bức tưởnglửa và sự đổi mới tiểu thuyết sử thi, Xu hướng phá vỡ cầu trúc nhân vật sử thitruyền thong trong Thượng Đức Tiếng khóc của nàng Út — Tiếng khóc củamột thoi, ), chúng tôi nhận thay tính kip thời trong việc nghiên cứu, phê bình tiêu thuyết về chiến tranh.
Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu mang tầm kháiquát ở các cấp độ khác nhau Những bài viết về một chặng phát triển của tiêu
thuyết chiến tranh có thê kể tới: Qua những cuốn sách gan đây về chiến tranh,
Văn học Việt Nam về chiến tranh — Hai giai đoạn của sự phát triển, Tiểu thuyết
về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang sau 1975 — những thành tựu nghệ thuật còn bị bỏ lỡ, Một cách nhìn về đổi mới tiéu thuyết chiến tranh, Một hình dung về quá trình phát triển của tiểu thuyết su thi Việt Nam tu 1945đến nay,
Trong Qua những cuốn sách gan đây về chiến tranh, khi khảo sát về Nướcmat đỏ, Chim én bay, Không phải trò đùa, Vong tròn bội bac, Âm vang chiếntranh, Lê Thành Nghị thay rằng “mội mô tip có ý nghĩa đáng kể, nơi để nhà
12
Trang 17văn có dip bộc lộ tu tưởng thấm mĩ của mình là mô tip con người vé từ chiến
trường trước thứ thách mới ”.
Trong Văn xuôi về chiến tranh — Hai giai đoạn của sự phát triển, DinhXuân Dũng cho rằng từ khoảng đầu thập kỉ tám mươi đến giữa thập kỉ chínmươi, văn xuôi về chiến tranh đang tôn tại đồng thời ba xu hướng:
“Một số tác giả, đặc biệt những nhà văn đã quen và nhiều năm viétvéchiến tranh trong chién tranh, van giữ lai “tạng” viết của minh, it có suđổi
mới
Một số nhà văn khác, ( ) đã cho ra đời những tác phẩm viết về chiến
tranh theo khuynh hướng nhìn méo hiện thực, chỉ tập trung đi tim những cái
mắt mát, dau thương, bi thảm, éo le, độc ác, 16 bich xảy ra trong chién tranh,
dé từ đó, cho là toàn bộ hiện thực chiến tranh
Khuynh hướng chính của sự phát triển, ( ) đó là khả năng phân tích,bình giá và mồ xẻ hiện thực đa chiêu của chiến tranh, đó là sự phân tích mốiquan hệ cự kì phức tạp giữa số phận từng con người với biến cố chiến tranh,
đó là năng lực kham pha và đặt ra những vấn dé nóng bong nhất trong chiến tranh và sau chiến tranh do tác động dai dang của chiến tranh trong đời sống
của từng cá nhân và của toàn xã hội `.
Trong bài Tiéu thuyết về dé tài chiến tranh cách mang và lực lượng vũ
trang sau 1975 — những thành tựu nghệ thuật con bị bỏ 16, Nguyén Thiệu Vũ
đưa ra ba nhận xét khá sắc sảo:
1 Sau 1975, các nha tiểu thuyết đã nỗ luc mở rộng phạm vi hiện thực
phản ảnh nhưng chưa có đủ sự táo bạo cần thiết cho việc phát huy trí tưởng tượng và giải phóng những mãnh lực của hư cấu nghệ
thuát.
2 Có găng tạo dựng những tính cách những số phận độc đáo, đặc biệt
nhưng con tự giam minh trong những quan niệm nghệ thuật VỀ con
13
Trang 18người chưa thoát khỏi tính chất giản đơn, nhất phiến.
3 Đã ưu tiên cho việc phận tích tâm lí nhưng chưa thực sự dám đối diện
với những bí hiểm của tâm hôn con người Trong Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh, thông qua việckhảo sát một số tiểu thuyết chiến tranh ra đời vào đầu thế ki XXI (Bến đò xưalặng lẽ, Rừng thiêng nước trong, Ngày rất dài, Những bức tường lửa, Khúc bi tráng cuối cùng), Tôn Phương Lan kết luận: “Niw vậy, với điểm nhìn mới, những sáng tác viết về chiến tranh trong những năm gan đây cho chúng ta thấy được sự đổi mới của nó: cái ác liệt của chiến tranh đã được nhìn sâu vào bản
chát Chúng ta dễ nhận ra việc đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới cách nhìn là
cơ sở quan trọng dé có được sự da dạng về phong cách và giọng điệu với nhiêuphương thức biểu hiện mới mà trước đó chưa có, như sử dụng hiện thực tâmlinh, yếu to kì ảo, dòng ý thức Nhung trong văn xuôi viết về chiến tranh, kĩthuật đó chưa được áp dụng nhiễu ”
Trong Một hình dung về quá trình phát triển của tiểu thuyết sử thi ViệtNam từ 1945 đến nay, Nguyễn Thanh Tú nhận xét: “Có thể hình dung quá trình phát triển của tiéu thuyết sử thi Việt Nam từ 1945 đến nay như một dao động hình sin, điểm bắt dau là Xung kích, Con trâu, Vùng mỏ , lên cao với Đất nước dung lên và cực đại là Dấu chân người lính rồi di xuống đến cực tiểu là Nỗi buôn chiến tranh và đi lên với Đất trắng, Chim én bay, Ăn màyđĩ vãng, Ngày rất dài, Những bức tường lua, Thượng Đức, Xiêng Khoảng mù sương,Xuân Lộc sự hình dung này chỉ căn cứ vào tính chất thể loại xem xétchất sửthi đậm nhạt khác nhau chứ không căn cứ vào giá trị của tác phẩm `
Không chỉ viết về một chặng phát triển của tiểu thuyết chiến tranh, giớinghiên cứu còn đánh giá về sự nghiệp sáng tác của một tác giả Ví dụ: Dé tdichiến tranh trong tiểu thuyết của Chu Lai (2004) của Phạm Thúy Hằng, Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (2008) của Đinh Thanh
14
Trang 19Hương, Thái Bá Lợi với tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm 1975 (2009)của Phạm Phú Phong,
Có nhà nghiên cứu còn bàn bạc đến những vấn đề khá mới của văn họcViệt Nam: vấn đề tình dục Sau khi phân tích các van đề Chiến tranh, tìnhyêu, tình dục trong văn học Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm của
Nguyễn Minh Châu, Võ Thị Hảo, Dương Hướng, Võ Thị Xuân Hà, Bảo Ninh,
Đoàn Cam Thi kết luận: “Các rác giả đều tập trung phân tích những ton thất
do chiến tranh gây ra vé mặt tình yêu và tình dục ( ) khi viết về bi kịch cá nhân trong và sau chiến tranh, các nhà văn Việt đã linh cảm được vai trò thiết yếu cua vô thức, của giấc mộng, của ám ảnh nhục dục trong tâm lý con người” Với bài Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh từ 1986đến 1996, Nguyễn Thị Xuân Dung tìm hiểu về van dé tình dục trong cáctiểuthuyết An mày di vãng (Chu Lai), Nổi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Nhữngmảnh đời đen trắng (Nguyễn Quang Lập), Bến không chồng (Dương Hướng)
và đưa ra nhận xét: “Trong tiểu thuyết viết về chiến tranh từ 1986 — 1996, tathấy hau như tác phẩm nào cũng có đề cập đến chuyện bản năng,tình yêu - tình dục cua con người và thể hiện nó một cách tự nhiên, chân thực Diéu đó càng phản ánh rõ hơn bộ mặt trần trụi của chiến tranh và số phận khốc liệt của con người trong hiện thực tàn bạo ấy, qua đó hop lí hóa đờisống bảnnăng của con người, dé cao nó trong một tinh than nhân văn cao đẹp; lên án,phê phán chiến tranh là một thé lực phi nhân tính đã tước đoạt, cướp mắt củacon người quyền được sống với chính những nhu cau bình thường và thiết yếucủa họ” Theo chúng tôi, đây là những nhận xéttương đối mới mẻ.
Thời gian gần đây, một số luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu một vài phương
diện của tiêu thuyết về chiến tranh: Quan niệm nghệ thuật VỀ con nguoi trong tiéu thuyết chiến tranh sau 1975 (2003) của Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Cam hứng
bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu về chiến tranh sau 1975 (2004) của
15
Trang 20Bùi Thi Hường, Tiểu thuyết về dé tài chiến tranh Việt Nam 2004 — 2008 (2009) của Nguyễn Thị Duyên Bên cạnh đó, một số tiểu thuyếttiêu biểu về chiếntranh cũng là đối tượng khảo sát của các luận án tiến sĩ như Những đổi mới của
văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (Khảo sát trên những nét lớn) (1996)
của Nguyễn Thị Bình, Yếu tổ kì ảo trong văn xuôi đươngđại Việt Nam (2006)của Bùi Thanh Truyền, Những cách tân nghệ thuật trongtiểu thuyết Việt Nam
giai đoạn 1996-2006 (2008) của Mai Hải Oanh,
Nhìn chung, việc nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh đã đạt đượcnhững thành tựu đáng ké Có được những thành tựu đó là nhờ sự đổi mới của sáng tác và phê bình nói chung Song mặt khác cũng cần ghi nhận sự nỗ lực
của giới nghiên cứu trong việc cập nhật những thành tựu lí luận phê bình hiện
đại dé tìm hiểu tiểu thuyết về chiến tranh trong hơn ba thập kỉ vừa qua
Nhìn lại tình hình nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh từ sau 1975,chúng tôi thấy nổi lên các van dé sau:
a Về phương diện tư liệu duoc khảo sát: Tiểu thuyết về chiến tranh chủ yêu
được xem xét ở cấp độ một vấn đề nhỏ, lẻ vừa quy mô bài báo Ở cấp độ luậnvăn, giới nghiên cứu chỉ khảo sát một chặng khoảng vài năm phát triển của
nó Cho đến nay, chưa có công trình nao thực sự khảo sát phạm vi tư liệutrong suốt hơn ba mươi năm qua
b Về nội dung khảo sát:
- GIới nghiên cứu đã quan tâm tới những khía cạnh khác nhau nhưng chưa có công trình nao hướng tới mục đích khái quát các khuynh hướng của
tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975.
- _ Tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975 cũng được tìm hiểu ít nhiều ởcác phương diện như nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu tác phẩm, songchưa có công trình nào nghiên cứu tông thé về sự đổi mới nghệ thuật của mảngtiêuthuyết này
16
Trang 212.2 Nghiên cứu về Lưu Vĩ Lân và tiểu thuyết của ông
Theo thống kê của chúng tôi, cho tới nay vẫn chưa có công trình nghiêncứu về Luu Vĩ Lân và tiểu thuyết của ông mà chỉ dừng lại ở những bài phỏngvan tác giả, bài báo giới thiệu sách của ông Song như đã nói ở trên, nhà vănLưu Vĩ Lân — với một vị thé đặc biệt, đã có nhiều đóng góp giá tri trong việccung cấp những góc nhìn đa chiều, sâu sắc về chiến tranh Việt Nam Bản thânông và các tác phẩm của mình cũng đã nhận được những đánh giá tích cực từ
những nhà nghiên cứu, nhà phê bình trong nước.
Tác giả Huỳnh Trọng Khang trong bài báo Lưu Vĩ Lân: Người đi tìm mật
đạo đăng trên tạp chí điện tử Người đô thị, năm 2018 đã chia sẻ: “Tôi gấp lại
cuốn tiểu thuyết "Mật đạo" của Lưu Vi Lân, lâu rồi, tôi chưa đọc cuốn tiêu
thuyết của tác giả Việt Nam nảo dày đến vậy, dày không chỉ vì dung lượng màcòn bởi hàm lượng kiến thức lịch sử trải dài từ Cần Vương đến Mậu Thân Mộtcuốn tiéu thuyết như thế, không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn của người đọc mà cả sựbên bỉ của người viết, điều đó thôi thúc tôi tìm hiểu thêm về Lưu Vi Lân.”
PSG TS Phạm Xuân Thạch - Trưởng khoa Văn học Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn cho biết: “Luu Vĩ Lân với tôi là một phát hiện những năm gan đây Với bốn cuốn tiểu thuyết của mình, Lưu Vĩ Lân đã trình hiện như là một
người viết sử về một giai đoạn lịch sử Đặc biệt, giống như Vĩnh Quyền, anh
chọn một góc nhìn độc đáo, ghi lại những biến chuyên của xã hội miền Namtrong và sau chiến tranh.” (PGS.TS Phạm Xuân Thạch)
Trong ba cuốn tiêu thuyết Mat đạo, Ngdu tượng, Nghiệp chướng, Nghiệpchướng là cuốn vinh dự là 1 trong 3 tác phẩm cùng được trao giải A - Giải
thưởng văn học nghệ thuật năm 2021 của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam Theo đánh giá của nhà báo Phan Xuân Loan — “Nghiệp chướng -
cuốn sách “ngồn ngộn Sài Gòn”.” Cùng với đó, hội đồng giải thưởng đánh giá
“tác giả Lưu Vĩ Lân đã có cái nhìn độc lập, khách quan về những tháng năm
17
Trang 22đầu tiên thong nhất đất nước (1975-1980), về mục đích cuộc chiến, về những
cố gắng quản trị đất nước sau giải phóng, cả những bat lực, ấu trĩ va sai lầm.Văn viết mạch lạc, kết cau nhiều tầng vỉa nên chỉ qua vài trăm trang sách nhưng
mở ra nhiều vấn đề về triết luận, thâm mỹ và yêu thương thán phục.”
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu bộ ba tiểu thuyết Mật đạo, Nghiệp chướng, Ngdutượng để chỉ ra những cách nhìn mới đa chiều hơn, nhân đạo hơn về chiến tranh
tại Việt Nam.
3.2 Pham vi nghiên cứu:
- Một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về chiến tranh.
- Bộ ba tiêu thuyết Mat đạo, Nghiệp chướng, Ngdu tượng
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống: Dé trién khai luận văn, chúng tôi đặt ba cuốn tiêu thuyết của Lưu Vĩ Lân trong hệ thống tiêu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng của Việt Nam Điều này giúp chúng tôi nhận thấy những kế thừa và phát hiện điểm độc đáo trong quan niệm sáng tác, thi pháp và phong
cách của anh.
4.2 Phương pháp so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp này để thấy được
sự tương quan giữa tiểu thuyết của Lưu Vĩ Lân với tiểu thuyết của những nhàvăn đương thời Đông thời, so sánh giữa ba cuốn tiểu thuyết để thấy những gócnhìn đa chiều của nhà văn
4.3 Phương pháp loại hình: Phương pháp này giúp chúng tôi xem xét tác phẩm
từ góc độ loại hình Cụ thé là những đặc trưng nghệ thuật của tiểu thuyết như
câu trúc, quy trình kiên tạo diễn ngôn
18
Trang 234.4 Phương pháp tiếp cận thi pháp hoc và trần thuật học: được sử dụng dé khai thác mối liên hệ giữa các yếu tố như nhân vật, người kê chuyện va không thờigian trong tác phâm hướng đến làm rõ những quan điểm, tư tưởng của tác phẩm.
Ngoài ra, các thao tác phân tích, tong hợp cũng được sử dụng trong quá
trình nghiên cứu.
5 Những đóng góp của luận văn
Luận văn làm rõ những giá trị tư tưởng của bộ ba cuốn tiêu thuyết Matđạo, Ngẫu tượng, Nghiệp chướng, qua đó, it nhiều đóng góp cho công cuộc hòagiải, cởi trói suy nghĩ cho những người vẫn còn mang nhiều định kiến về chiến
tranh.
6 Bố cục của luận văn
Luận văn gồm những phan chính: Phần mở đầu, nội dung, kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục Trong đó, phần nội dung là trọng tâm, đượctrién khai thành 4 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của luận văn
Chương 2 Cái nhìn mới về chiến tranh qua thế giới nhân vậtChương 3 Cái nhìn mới về chiến tranh qua một số vấn đề trong xã hộiChương 4 Thi pháp tiêu thuyết
19
Trang 24CHUONG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA LUẬN VAN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Văn học tiền phong (tỉnh hoa) và văn học đại chúng
1.1.1.1 Văn học tiền phong (tỉnh hoa)
Văn học tiền phong không phải khái niệm chỉ một thé loại văn học, mà dé
là giá trị đích thực của sáng tác, là một trong những mục đích mà họ theo đuổi.
Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, văn học tiền phong chú trọng giải quyếtcác vấn đề văn học Các nhà văn tiền phong có xu hướng quan tâm đến xã hội,
họ tự cho rằng giá trị và tính nhân văn cần phải có của một nhà văn là tráchnhiệm đối với xã hội và sứ mệnh lịch sử cao cả Mục tiêu của các tác phâm thuộc dòng văn học này là giải quyết các vấn đề văn học, thúc đây sự phát triểncủa văn học, đặt van dé, chất vấn lại các mô hình văn học đã có, đưa ra sự hoài
nghi, tạo ra các mẫu thử nghiệm.
Chính bởi vậy mà đối tượng hướng đến của các tác phẩm văn học tiềnphong không phải đại chúng Các nhà văn tiền phong thường không viết nhiều,
nhưng những tác phẩm của họ là sự đặc tuyến, mang lại những giá tri lớn lao
cho nền văn học nghệ thuật nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung
Trang 25“Trong đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay, sự phô biến và phát triển mạnh
mẽ của nghệ thuật đại chúng là một thực tế không thể chối cãi Đó là một hiệnthực đã được Đảng và Nhà nước thừa nhận về mặt lí luận cũng như về mặt pháp
lí Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đã chuyền sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tất yếu sẽ diễn ra các tiến trình đô thị hóa, công nghiệphóa và sự hình thành nền công nghiệp văn hóa Như phân tích của những nhàMarxist thì đó chính là những điều kiện căn bản hình thành nền văn hóa đạichúng mà nghệ thuật đại chúng là một trong những cấu phần quan trọng.” Như
vậy có thé khang định, van hoc dai chúng (một bộ phan cua nghệ thuật đại
chúng) đang ngày một phát triển mạnh mẽ và dan khang định được vai trò của
mình.
Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi định nghĩa văn học đại chúng như sau: “Còn gọi là văn học thông tục Cơ
so tư tưởng của văn học đại chúng là chủ nghĩa thực dụng Co sở xã hội của
văn học đại chúng là chính sách nhượng bộ đối với lớp thị dân: dùng phươngtiện sản xuất hàng loạt dé nuôi dưỡng tâm lí tiêu dùng Điểm mau chốt của
văn học đại chúng là làm cho người ta được can dự vào văn hóa hiện đại dưới
dạng lược gọn, nó đưa ra một thế phẩm cho sự thỏa thuận thấm mĩ ” [7, tr45].Trong một nghiên cứu về văn học đại chúng Nhật Bản, Nguyễn Nam Trân phântích diễn giải của Cécile Sakai trong từ điển Kôjien: Văn học đại chúng nhưmột hình thức văn học đối lập với văn học thuần túy và nhắm đến quần chúngđộc giả bình dân Như thế, văn học đại chúng được nhận thức như là bộ phận
văn chương bình dân, đối lập với tinh hoa (tiền phong), có giá tri giải trí, phục
vụ thị hiếu của đông đảo quan chúng nhân dân Do đặc tính này, từ sự bùng né
của văn học đại chúng, sự thay đôi trong quan niệm về giá tri của bộ phận độc
giả bình dân, có thé hình dung những thay đổi trong cấu trúc của văn hóa đương
đại.
21
Trang 26Một đặc điểm quan trọng của nghệ thuật đại chúng chính là việc nó đượctạo ra dé hướng đến số đông Vậy mà, khi được lưu hành trong xã hội, nó sẽphải chịu sự giám sát của các cơ quan quản lí, của các tổ chức chính trị xã hội.Bản chất của xã hội là luôn tồn tại những nhóm xã hội đa dạng về giá trị và lối sống cững như thấm mỹ Một tác phẩm nghệ thuật đại chúng muốn được lưuhành và đạt được doanh thu lớn (nghĩa là được một s6 lượng lớn nhất có thểcông chúng chấp nhận tiếp thu) thì nó không được phép xâm phạm vào nhữngcam ki, những giá tri mà cả xã hội đề cao, phải dung hòa được với hệ giá trị của
các nhóm đa dạng trong xã hội.
Đặc trưng của các tiểu thuyết văn học đại chúng là không chất vấn về ýthức hệ, không chat vẫn về nghệ thuật, nó bao giờ cũng phản ánh thé giới quan,
quan niệm được xã hội công nhận.
Với văn học đại chúng thay bằng việc theo đuôi những cách tân hình thức
nghệ thuật mang tính tiên phong, khai sáng, thì văn học đại chúng chú trọng sự
phong phú, xây dựng các chỉ tiết nghệ thuật gây ấn tượng mạnh
Mỗi một tác phẩm khi ra đời đều có chức năng riêng, giá trị riêng Muốn kiến giải thật chính xác về một tác phẩm, ta cần xem xét và đặt tác phẩm đó trongđúng môi trường, phạm vi sinh thành và phát triển Trong nghiên cứu này, chúngtôi xếp bộ ba tác phâm Mật đạo, Nghiệp chướng, Ngdu tượng của nhà văn Lưu
Vi Lân vào khu vực văn học đại chúng Boi Luu Vi Lan không đôi mới các mô
hình tiểu thuyết, không làm mới các mô hình nghệ thuật mà tạo ra một cái nhìn
mới về thực tại trên nền những mô hình đã có Ông không đưa ra những chất vấnmang tính ý thức hệ, không chat van nghệ thuật, mà phản ánh thế giới quan, quan
niệm được xã hội công nhận Nhưng không có nghĩa nó chỉ là một sự minh họa
cho lịch sử truyền thống Các tác phẩm của Lưu Vĩ Lân viết không khác gi lịch
sử truyền thống nhưng nó góp phần điều chỉnh cách nhìn, quan điểm, hình dung
về lịch sử trong công chúng Về cuộc chiến tranh ấy về giai cấp tư sản Bởi vậy,
tác phẩm vẫn có những giá trị lớn lao
22
Trang 271.1.2 Tiéu thuyết trinh thám và tiểu thuyết chiến tranh
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàncảnh, sự việc dé phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộcsống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kê chuyện bằng ngônngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.
1.1.2.1 Tiểu thuyết trinh thám
Khái niệm “tiểu thuyết trinh thám” xuất hiện từ khoảng đầu thế kỉ 19 ở
Mỹ, từ sau khi bộ ba tác phẩm Vu án đường Morgue, Lá thư bị mat và Bí mật
cua Marie Roget của nhà văn người Mỹ Edgar Allan Poe (1809-1849) ra đời.
Sau đó được tiếp nối với Wilkie Collins, Arthur Conan Doyle, John DicsonCarr, Agatha Christie, Stanley Gardner v.v Đó đều là những tiểu thuyết mang
tính hiện thực, duy lý, có nội dung lớn, thường xoay quanh các tội ác, vụ án
hoặc bí ấn đời sống nào đó cần được khám phá, giải quyết và tìm ra thủ phạm.
Nhân vật trung tâm của các tiểu thuyết trinh thám là hình tượng thám tử
tư trước các vụ án hóc búa Motif truyền thống của thé loại tiêu thuyết này thường tập trung vào quá trình tìm kiếm manh mối và giải quyết, tìm kiếm nghi phạm Các vụ án có thể được mô phỏng vụ án có thật hoặc tình tiết hư cau tùy
23
Trang 28năm sau khi chiến tranh kết thúc, chúng ta đã có một số lượng sách trinh thám
“made in Vietnam” đáng kể
Ngày nay, nhiều nhà văn đã tham gia viết truyện trinh thám Trong mâynăm gan đây, Bộ Công an kết hợp với Hội Nhà văn Việt Nam t6 chức nhiềucuộc vận động viết và xét nhiều giải thưởng văn học về đề tài bảo vệ an ninh
Tổ quốc và trật tự xã hội, trong đó lấy hình ảnh người chiến sĩ công an làmtrung tâm, dù không nhắn mạnh vào thê loại tiêu thuyết trinh thám, nhưng vôhình trung đây là một điều kiện dé thé loại này phát triển, vì các tổng kết đã chothấy, trong tổng số tác phâm tham dự và tác phẩm được trao giải, tiểu thuyếttrinh thám luôn chiếm một số lượng không nhỏ
Về góc độ nghiên cứu, ở Việt Nam, tiêu thuyết trinh thám lần đầu tiênđược nhận diện trong các nghiên cứu của Vũ Ngọc Phan, cuốn Nhà văn ViệtNam hiện đại Theo Vũ Ngọc Phan, các nhà văn trinh thám đầu tiên trong vănhọc Việt Nam làThế Lữ, Phạm Cao Củng va Bùi Huy Phén Một số nghiên cứugan đây cũng đi đến định hình quan niệm về thể loại trinh thám Theo Cao VũTrân trong bài viết “Georges Simenon và tiểu thuyết trinh thám Pháp thé ky
XX” thì: “Hiểu một cách chung nhất, tiểu thuyết trinh thám là một loại nghệ
thuật xác định tội phạm chủ yếu dựa vào phương pháp suy luận - một trình độ động não ở dang cấp cao - trong quá trình nghiên cứu và phát hiện tội phạm.Đây là một thê loại văn học duy lý và kỳ ảo” Trong những phân tích của mình,Cao Vũ Trân cũng chỉ đề cập đến hình thức trinh thám - điều tra truyền thông.
Giáo sư Phan Cự Đệ xếp tiểu thuyết trinh thám vào địa hạt của tiêu thuyếtphiêu lưu, cho nên một cuốn tiểu thuyết trinh thám trước hết phải mang đặcđiểm của tiêu thuyết phiêu lưu: những biến cố bat ngờ, day kịch tính xây ra dồndập trong cốt truyện Tiểu thuyết trinh thám, theo ông, đó là một trò chơi trí tuệ, nó vừa thoả mãn chức năng giải trí của độc giả nhưng đồng thời phải cóchức năng nhận thức, thâm mỹ, giáo dục của một tác phẩm văn học đích thực
24
Trang 29Qua một vài quan niệm về tiểu thuyết trinh thám nêu trên, có thể thấy rằng,
các nhà nghiên cứu dù không hoàn toàn gặp nhau trong phân định phạm vi thểloại, nhưng đều có chung quan điểm, coi tiéu thuyết trinh thám là một thé loạivăn học duy lý, kết cấu dựa trên một trục trung tâm của sự khám phá bí mật vềtội ác, thuyết phục độc giả bằng logic
Theo chúng tôi, tiểu thuyết trinh thám có thé có rất nhiều yếu tố ngoạibiên, song cốt lõi của loại tiểu thuyết này là sự khám phá bí mật (liên quan đếntội ác, pháp luật) được trình bày một cách logic, duy lý, thuyết phục, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố huyền thoại, phi lý.
Tiểu thuyết trinh thám có 2 loại, tiểu thuyết trinh thám cổ điển có nhân vật
nhà điều tra như các sáng tác của Agatha Christie, Georges Simenon, ConanDoyle, Song bên cạnh đó còn có một dòng tiểu thuyết trinh thám không cónhân vật là nhà điều tra, (điển hình trong các tác phẩm trinh thám của Nhật).lay nhân vat chính là một tội phạm, một nạn nhân, hoặc một nhân vật tham gia
bị lôi cuốn vào tội ác đó
Tiểu thuyết Mật Đạo và Nghiệp chướng của Lưu Vĩ Lân thuộc loại thứ 2.
1.1.2.2 Tiểu thuyết chiến tranh
Công thức của tiểu thuyết chiến tranh là dựa trên một chiến dịch, có các
bên đối lập, mô tả được quá trình vượt qua những khó khăn của chiến trận, mô
tả được đời sống của binh sĩ, nhân vật trung tâm là người lính Kết thúc là vượtqua những trạng thái khủng hoảng Ví dụ như tác phẩm Dau chân người lính(Nguyễn Minh Châu) với chiến dịch Khe Sanh
Cùng với độ lùi của thời gian, chiến tranh đã được tiếp cận từ nhiều gócnhìn không chỉ về cuộc sống của những người lính sau chiến tranh, về những
dư âm của chiến tranh trong đời sống hôm nay mà ngay cả những vấn đề trong cuộc chiến tranh cũng được tiếp cận từ góc nhìn đa chiều Không chỉ là ánh hàoquang của chiến thắng mà những bi kịch của chiến tranh, thân phận con người
25
Trang 30trong chiến tranh được nhận thức và lí giải trên tinh thần đổi mới quan niệm vềnghệ thuật và thay đồi tư duy sáng tạo.
Trong 3 cuốn tiểu thuyết của nhà văn Lưu Vi Lân, Ngdu tượng là cuônmang màu sắc chiến tranh đậm đặc nhất khi đối tượng trung tâm của nó là chiếndịch di tản của VNCH ra khỏi miền Nam trước khi quân giải phóng chiếm đóng
Bên cạnh đó, Mái đạo và Nghiệp chướng lại mang dáng dấp của nhữngcuốn tiêu thuyết trinh thám Ở Má: dao, những âm mưu đều xoay quanh conđường ham bí mật mà ông Lam đang “gìn giữ” được trao truyền từ thời vuaHàm Nghi kháng Pháp Những con người từ các phe đối lập đều muốn lợi dụngcon đường để trục lợi cho riêng mình Lưu Vĩ Lân đã dẫn dắt người đọc lầnlượt chứng kiến những âm mưu bị phơi bày, lột trần và ngăn chặn Còn ởNghiệp chướng, những toan tính xoay quanh món tiền mà CIA để lại và hànhtrình dé vượt lên của những nhà tư sản sau sự sụp đồ của chế độ VNCH
1.2 Thời hậu chiến và sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về chiến tranh1.2.1 Sự đổi mới văn nghệ ở Việt Nam thời ki Đỗi mới (nam 1986)
Ké từ Dai hội Đảng lần thứ VI, năm 1986, Việt Nam bat đầu thực hiện đôimới toàn diện Tinh thần “nhìn thang vào sự thật” trở thành động lực thúc đâytiễn trình vận động đổi mới tư duy trong văn học nghệ thuật
Năm 1986 được ghi nhận là dấu mốc quan trọng về sự thay đổi trên nhiềulĩnh vực ở Việt Nam, trong đó có văn học Công cuộc đôi mới văn học, thực tế
đã diễn ra từ sau 1975, tuy nhiên, trong khoảng thời gian 1975 — 1985, giới văn
nghệ chỉ mới dò đường Từ 1986 trở về sau, văn học mới thực sự đổi mới vàđổi mới mạnh mẽ, trong đó có tiêu thuyết Tiểu thuyết từ 1986 đến nay đạt đượcnhiều thành tựu vượt bậc, theo tôi, có những lý do sau:
Công cuộc đổi mới đất nước, trước hết là đôi mới tư duy, từ Dai hội Dang toàn quốc lần thứ VI (1986) tạo khởi động quan trọng cho việc xác lập tầm nhìn
và góc nhìn đời sông đa chiêu, đa diện của đội ngũ sáng tác, thúc đây sự tiêp
26
Trang 31nhận và hội nhập văn học thế giới sâu rộng của đội ngũ lý luận, phê bình văn
học.
Bản thân giới sáng tác cũng có nhu cầu thúc bách về sự đổi mới văn học,
vì trong nhiều thập kỷ, do hoàn cảnh chiến tranh, nhiều nhà văn tạm gác lạikhát vọng phụng sự nghệ thuật dé gánh vác sứ mệnh phụng sự dân tộc Trongmười năm sau ngày đất nước thống nhất (1975 — 1985), không ít lần, nhiều nhàvăn bay tỏ nhu cầu đối mới văn học Và đến lượt, văn hoc tự mình tìm kiếmmột lối viết mới, coi trọng nội dung nhân văn và hình thức mới mẻ Cái mới trởthành một tiêu chí tồn tại
Tiểu thuyết là thể loại có khả năng miêu tả cuộc sống bề bộn, phức tạp, tiêu thuyết cũng là nơi mà nhà văn có thê tung tây các yếu tố kỹ thuật, nghệthuật Tiểu thuyết, trong bản chất của nó, luôn hướng đến cái nhìn đời tư về xãhội và con người Theo cách diễn đạt của M Bakhtin, tiêu thuyết khước từ cáinhìn nguyên phiến, đơn diện, một chiều Ở một góc độ nào đó, tiểu thuyết làthé loại mang tính dân chủ nhất trong các thé loại văn học Rõ ràng sau 1986,với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế, cùng với nó
là sự tồn tại và phát triển của các lĩnh vực thuộc kiến trúc thượng tầng (văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng), con người cũng thay đôi Bên cạnh con người công dân, con người nhập cuộc, nhiều khát vọng hoặc tham vọng; còn xuất hiệncác kiểu con người mới mẻ: con người đời tư với những âu lo, bi kịch; conngười tự nhiên với những khát vọng bản năng thầm kín; con người hoài nghĩ,bất an Đây chính là mảnh đất màu mỡ của tiêu thuyết
Sự giao lưu và hội nhập với văn học thế giới ngày càng sâu rộng đã cungcấp cho nhà văn sự tiếp nhận nhanh chóng và từ đó tạo nên tâm thế tự tin cho
họ trong việc đôi mới lối viết, cách viết, tiệm cận với tư duy nghệ thuật của thếgiới đương đại trên nên tảng của triết học, mỹ học nhân văn, nhân bản và những
giá tribản sắc dân tộc.
27
Trang 32Tiểu thuyết đương đại khá phong phú và đa dạng xét từ bình diện nội dung lẫn hình thức, do chưa bao giờ các nhà văn có điều kiện và khát vọng thê
hiện cá tính sáng tạo của chính mình một cách trọn vẹn như hiện nay Xét từ
góc độ nội dung, chúng tôi nhận thấy tiêu thuyết sau 1986 khá nồi bật với những
dé tài (và cùng với dé tài là chủ đề) sau: nông thôn, chiến tranh, lich sử, đô thị(Ranh giới đề tài là có tính tương đối, nhất đối với tiêu thuyết Việt Nam từ 1975đến nay, khi nhà văn mở rộng tầm bao quát với các mảng không gian khác
nhau):
1.2.2 Những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về văn học chiến tranh
Đề tài chiến tranh từng là đề tài trung tâm trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 — 1975 và nó tiếp tục là một đề tài lớn của văn học Việt Nam sau
1975 Đề tài này chính là nơi thử bút của nhiều nhà văn, đưa họ trở thành nhữngtên tuổi lớn của nền văn hoc (Nguyễn Đình Thi, Hữu Mai, Tô Nhuận Vỹ,
Nguyễn Quang Sáng, Nguyên Ngọc, Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh
Châu, Chu Lai, Bảo Ninh, Lê Lựu, ).
Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 như một bản lề khép, mở các chủ dé văn
học khác nhau về đề tài chiến tranh: sử thi/phi sử thi, lý tưởng hóa/hiện thựchóa, cái nhìn luân lý /cái nhìn nhân bản Sự khác nhau về chủ đề không quyết định chất lượng của tác pham, cái quyết định chất lượng của tác phẩm chính là
ở khả năng tái hiện sự kiện, miêu tả con người và chiều sâu tư tưởng triết mỹcủa nhà văn được lồng kết ở trong đó Tiểu thuyết về chiến tranh sau 1986 cólợi thé trong độ lùi thời gian cần thiết dé nhìn lại cuộc chiến tranh đã qua trongmột sự bao quát đầy đủ hơn, với một suy ngẫm sâu sắc hơn về dan tộc, về thânphận con người, về kết quả và hậu quả của cuộc chiến, về sự vinh quang và tỉnhthần hòa giải Thời xa vắng (Lê Luu), An mày di vãng, Ba lan và một lan (Chu Lai), Nỗi buồn chiến tranh (Bao Ninh), Rừng thiêng nước trong (Trần VănTuan), Tàn den dom do (Phạm Ngọc Tiến), Góc tam tối cuối cùng, Những bức
28
Trang 33tưởng lửa, Đối chiến (Khuất Quang Thụy), Bến đò xưa lặng lé (Xuan Đúc),
Vàng lõm (Nguyễn Quang Hà), Vàng sâu (Tô Nhuận Vỹ), Trong nước giá lạnh
(Võ Thị Xuân Hà), Hoang tâm (Nguyễn Dinh Tú)
Nhiều van đề được nêu và đặt ra trong tiêu thuyết về chiến tranh sau 1986
là mới mẻ, thể hiện nỗ lực đổi mới vượt bậc của các nhà văn Tiểu thuyết về
chiến tranh sau 1986 khiến người đọc suy ngẫm nhiều hơn về những vấn đềliên quan trực tiếp đến con người, cả người trong cuộc và ngoài cuộc; người đã trải qua, người trực tiếp chứng kiến và người được nghe ké lại.
Trong lịch sử tiêu thuyết Việt Nam hiện đại, đề tài chiến tranh có sự vậnđộng khá rõ qua các giai đoạn: xu hướng sử thi đậm đặc các chiến công, chiếntích (1945 — 1975), âm hưởng sử thi nhưng gắn với những khó khăn khốc liệtcủa cuộc chiến (1975 — 1985), xu hướng sử thi nhưng đặt đối phương trong thế tương quan về trí tuệ, nhân cách, nghị lực và xu hướng phi sử thi gan với sốphận, thân phận con người trong va sau chiến tranh (1986 — 2015) Mỗi giaiđoạn có những đặc điểm thi pháp riêng, có ưu thế riêng Tuy nhiên, cái nhìn nhân bản về cuộc chiến và cùng với nó là sự đổi mới phương thức thé hiện (đisâu vào tâm linh, gia tăng yếu tố ao, phân tích tâm lý và kỹ thuật đồng hiện) đãgiúp tiêu thuyết về chiến tranh sau 1986 thực sự hội nhập với văn học thế giới
Đọc trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1986, người đọc cảm nhận được
những vấn đề sâu sắc chiến tranh liên quan đến số phận từng con người Hậu quả ghê gớm của chiến tranh, sự tàn phá thiên nhiên, hủy diệt sự sống, tình yêu
và nhân cách con người và những di chứng của nó (Nỗi buồn chiến tranh — BaoNinh) Bi kịch của người lính trở về môi trường nông thôn sau khi kết thúcchiến tranh (Bến không chồng — Duong Hướng) Bi kịch của người lính xuấtthân từ môi trường nông thôn nặng nè hủ tục, lúc trưởng thành thì lại sống trongmôi trường tuy chân thành nhưng ấu trĩ, cộng với bản tính lương thiện, chấtphác nhưng thiếu tự tin, lối sống đơn giản, xué xòa dẫn đến hệ qua luôn gặp bat
29
Trang 34hạnh trong tình yêu và gia đình (Thời xa vắng — Lê Lựu).Sự cé tình lãng quênquá khứ một thời gian khổ, hào hùng do sự choáng ngop trước cuộc sống thờibình, dẫn đến sự chối bỏ chính mình, chối bỏ đồng đội (An mày di vãng — ChuLai) Đối với người lính, kinh qua trận mạc, điều có thê tha thứ là những lỗilầm, thậm chí là sai lầm của chuyện riêng tư của cá nhân, còn cái không thê thathứ khi điều đó làm tốn thương đến lòng tự tôn dân tộc (Ba lần và một lần —Chu Lai) Tình đồng chí, đồng đội, những cái chết rùng rợn, tội ác của kẻ thù,
sự cao thượng của người lính cách mạng (Tàn đen đốm đỏ — Pham Ngọc Tiền) Ngay cả những tác phẩm vẫn ít nhiều giữ âm hưởng sử thi thì cái nhìn về “phe ta” và “phe địch” cũng có nhiều thay đổi so với trước Nhân vật “phe ta” khônghiện diện như những con người được lý tưởng hóa, bao gồm sự kết hợp nhữngnét đẹp về ngoại hình, về tính cách, tâm hồn, về thành phần xuất thân, mà lànhững con người bình thường, với những khiếm khuyết hoặc về ngoại hình,hoặc về tính cách, hoặc nguồn gốc xuất thân, có nghĩa họ không phải là nhữngcon người đẹp toàn diện như những viên ngọc không tì vết (Khúc bi tráng cuốicùng — Chu Lai,Những bức tường lửa — Khuất Quang Thuy, Rừng thiêng nướctrong — Trần Văn Tuấn, Bến đò xưa lặng lẽ — Xuân Đức)
Ngược lại, nhân vật phe địch cũng không phải những con người xấu toàndiện, mà họ cũng là những con người bình thường, trong chiến trận biết xôngpha, trong đời thường cũng có tình cảm với gia đình, vợ con, cũng có tâm hồnlãng man (Thượng Đức — Nguyễn Bảo, Ngày rat dài - Nam Hà, Xuân Lộc —Hoàng Đình Quang Trong cái nhìn của một số nhà văn đương đại, kẻ thù củachúng ta ở bên kia chiến tuyến cũng có một số nét tính cách tích cực, họ lànhững người có suy tư, có khát vọng hòa bình và có lý tưởng khi cầm súng Họkhông phải là những kẻ khát máu, điên cuồng trong cuộc chiến, nhưng họ thấtbại vì thiếu chính nghĩa, do đó không có sự cộng hưởng của cộng đồng (Đốichiến — Khuất Quang Thuy)
30
Trang 35Nhìn chung, tiểu thuyết về chiến tranh sau 1986 thé hiện cái nhìn đầy suy ngẫm trên tầm triết mỹ của nhà văn sự sống — cái chết, chiến tranh — hòa bình,quá khứ — hiện tại trong một tư duy gợi mở, day tính đối thoại.
1.3 Nhà văn Lưu Vĩ Lân, cuộc đời và văn nghiệp
1.3.1 Vài nét về cuộc đời
Lưu Vĩ Lân sinh vào khoảng giữa những năm 60 của thế kỉ XX, trong mộtgia đình tiểu tư sản, thuộc tầng lớp trung lưu, gốc tích ở Hải Phòng Trong mộtbuổi phỏng van, nhà văn tâm sự: “Trên giấy khai sinh, tôi sinh năm 1962, nhưng thực tế, tôi nhiều hơn khoảng 2, 3 tuổi Hầu hết những người ở miền Nam thời của tôi đều như vậy Các gia đình khai sinh giảm đi cho con vài tuổi để tránh việc tòng quân.” Theo ông, đó cũng là một vết tích của chiến tranh.
Năm 1954, khi hiệp định Genève chia đôi đất nước, gia đình ông cùng cảtriệu người di cư vào Nam, dừng chân ở Da Nẵng, đây cũng là mảnh đất ông rađời Mở mắt chào đời giữa cảnh sơn thủy kỳ vĩ của miền Trung, nơi các ngọnnúi hùng vĩ như Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, rồi Hải Vân sơn bao quanh ngự trị
đã khiến cho tâm thức núi bao trọn tâm hồn ông Cách Đà Nẵng chưa tới 30 cây số về phía tây có vùng Thượng Đức, một cửa ngõ từ đồng bằng đi vào núi
mẹ Trường Sơn, với rừng, đồi, núi bao phủ hùng vĩ Đây cũng là chiến địa chomột thư hùng khốc liệt dé mở lối xuống đồng bằng của “doan quân trên noncao” Cuộc đấu tranh thống nhất bắt đầu từ rừng núi Tâm thức núi, tâm thứcrừng hòa lẫn với tiếng “đại bác đêm đêm vọng về thành phố” đã tạo ra tâm hồnthé hệ những người như ông Nhà văn bắt đầu viết Mat Đạo chính từ cảm thức
nÚI.
Gia đình ông là dân kinh doanh, từ giữa thập niên 1960 đã xây dựng một
chuỗi nhà hàng mang tên Nhà hàng Việt Nam, phát triển ở hai điểm là Đà Nẵng
và Sài Gòn Không chỉ thức ăn Việt mà phong cách Việt cũng được đưa vào trong thiệt kê với các bụi tre trông trước cửa, Op tre bên trong, các đèn trang tri
31
Trang 36băng ống tre Ở Đà Nẵng nhà hàng còn có tên là Bamboo Restaurant (Nhàhàng Tre) nằm nỗi trên sông Hàn Còn ở Sài Gòn, Nhà hàng Việt Nam tọa lạc
trên đường Mac Dinh Chi sang trọng vào lúc đó Ba của nhà van còn làm trong
ban quản lý của Hãng tàu Container Sealand Có lẽ bởi vậy mà ông yêu kinh
doanh, ông trân trọng những người doanh nhân chân chính và viết về họ trongcái nhìn đầy thấu hiểu, yêu thương
Khi quân giải phóng tiễn vào Da Nẵng, quân miền Nam rút đi, rất nhiều
người theo đoàn quân đó rời đi Ngày 29/3/1975, nhà văn đã ở trên một trong
những chuyến tàu cuối cùng rời khỏi cảng Đà Nẵng khi quân giải phóng trànvào, nên ông có dịp chứng kiến hết sự sụp đồ của thành phố Đà Nẵng Đó là bối cảnh để ông viết lên cuốn Ngdu Tượng.
Sau khi vào Sài Gòn, ông được sống trong những tháng ngày thành phốvốn một thời hoa lệ phải gồng mình chống đỡ trước những vòng xoáy của thờiđại Những xung động về kinh tế, những cuộc cải tạo tư sản những khó khănthời hậu chiến, sự đối diện và xử trí trước những thay đôi đó được ông thể hiện
trong Nghiép Chướng.
Lớn lên chính giữa vùng hỏa tuyến, nơi diễn ra cuộc giao tranh khốc liệt
nhất, nơi chăng chịt khói lửa đạn bom, ông đã tận mắt chứng kiến, tự mình trải
qua những biến thiên của lịch sử; trưởng thành trọn vẹn trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa Chính bởi vậy mà các tác phâm của ông thé hiện một cái nhìn sâusắc, cởi mở về những nút thắt trong lịch sử dân tộc, về người lính VNCH, nhữngngười tư sản trong chế độ VNCH
1.3.2 Sự nghiệp văn chương
Lưu Vĩ Lân bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình với vai trò là một nhà báo Năm 1982, Ông đầu quân cho báo Tuổi trẻ và tính đến nay, ông đã có hơn
40 năm trong nghề Nhà báo Lưu Vĩ Lân là người góp phan sáng lập, cải tiến
và làm thư ký tòa soạn những tờ báo có dâu ân riêng của làng báo Sài Gòn như
32
Trang 37Nhà Đẹp, Kiến Trúc và Đời Sống, Y Tưởng và Sản Phẩm, VietNamNet Ôngcũng là cây bút quen thuộc của Tuổi Trẻ Cuối Tuần với những bài báo có nhữngliên hệ Đông - Tây sâu sắc, am hiểu thời cuộc trong - ngoài nước, những chia
sẻ trầm tĩnh, hướng đến xây dựng một tâm thức xã hội ôn hòa vì một đất nướcphát trién
Trong quá trình làm báo, ông thu thập, suy nghĩ thêm dé hình thành bộ 3cuốn tiểu thuyết Nhà văn cho ra đời tác phẩm đầu tay xuất bản khi ông đãngoài 50 nhưng thời gian thai nghén đã diễn ra suốt trong một thời gian dài
Bộ ba cuốn tiểu thuyết nồi bật nhất đã đưa tên tuôi của vị nhà văn này đến
gần hơn với công chúng là bộ ba Mat đạo, ngẫu tượng, nghiệp chướng được viết theo thé thức triolody Mỗi quyền vừa có thé đứng độc lập vừa có thé hòavào mạch chủ đề chung - góp một góc nhìn riêng về ba giai đoạn của lịch sửViệt đương đại; góp một cái nhìn khác về giới tư sản dân tộc và Sài Gòn nhữngnăm 1970, được viết bởi một người trong cuộc đúng nghĩa
Trước bộ ba tiểu thuyết theo hình thức trilogy kể trên, nhà văn Lưu Vĩ Lântừng có Trở về chiến trường xưa (1994) và Bức tinh vat của sương khói (2011).
Cả hai đều thuộc thé loại phi hư cấu, trong đó cuốn sách đầu tiên là kết quả của
20 năm nghiên cứu về Quang Trị, cũng là nền tang dé ông viết tiểu thuyết Mat
đạo sau này.
Năm 2021, cuốn tiểu thuyết Nghiệp chướng của nhà văn đạt giải A - Giải
thưởng văn học nghệ thuật năm 2021 của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật
Việt Nam Hội đồng giải thưởng đánh giá tác giả Lưu Vĩ Lân đã có cái nhìnđộc lập, khách quan về những tháng năm đầu tiên thống nhất đất nước (1975-1980), về mục đích cuộc chiến, về những cố gắng quản trị đất nước sau giải
phóng, cả những bat lực, âu trĩ và sai lâm.
33
Trang 38Năm 2022, nhà văn tiếp tục cho ra đời cuốn tiểu thuyết thứ 4 — Quỹ chủ.Cuốn tiêu thuyết viết về những biến chuyên của xã hội miền Nam sau chiếntranh, tiếp nối những gì anh đã khởi lên trong Nghiệp Chướng.
“Với bốn cuốn tiểu thuyết của mình, Lưu Vĩ Lân đã trình hiện như là mộtngười viết sử về một giai đoạn lich sử Đặc biệt, giéng như Vĩnh Quyên, anhchọn một góc nhìn độc đáo, ghi lại những biến chuyên của xã hội miền Namtrong và sau chiến tranh.” (PGS.TS Phạm Xuân Thạch)
Lưu Vi Lân, với tư cách cua một nhà báo thâm niên, đã công phu nghiêm
cần trong việc làm tư liệu Bên cạnh đó, anh còn như một nghệ sĩ tram lang,dường như không cố ý nhưng lai viết nên những trang văn sâu sắc và ấm áp
1.3.3 Quan niệm sáng tác
1.3.3.1 Văn chương giúp ta “mon men” gan hơn đến sự thật
Khi được hỏi về việc vì sao không lựa chọn viết những cuốn tiểu thuyết
phi hư cấu, nhà văn chia sẻ: Tôi đọc được đâu đó một câu nói, rằng: “Báo chí
thi đi từ sự kiện thật tiến đến chỉ hai phần ba sự thật Còn văn chương thì từ
“điều giả”, tưởng tượng, nhưng lại tiến gần đến sự thật hơn Làm báo, trongnhiều trường hợp, tuy phản ánh một sự kiện có thật nhưng tùy góc nhìn, nhữngtránh né, những ràng buộc khiến ta phải vừa viết, vừa lách nên sự thật đó nhiềulúc bị méo mó, không còn thật nữa Văn chương với hai chữ “hư cấu” lại giúp
ta “mon men” đến gần sự thật hơn.
Với hơn 40 năm kinh nghiệm làm báo, là cây bút trụ cột của gần chục đầubáo lớn nhỏ, nhà văn hiểu hơn ai hết những góc khuất của nghề, những yêu cầunghiêm ngặt mà mỗi phóng viên phải nằm lòng Bởi vậy cách tiếp cận sự thậtcủa ông vừa thận trọng, vừa độc đáo hơn Nếu người khác sáng tác đôi khi là
dé thoát ly thực tại và hiện thực, thì Lưu Vĩ Lân lại cài gam vào chữ nghĩa cua
mình những sự thật như một phát hiện giá tri cua văn chương va lịch sử.
1.3.3.2 Tôi ngôi vào ban viết với cái “rao ruc” như khi gặp người tình
34
Trang 39Với ông, viết là khoảng thời gian hạnh phúc Bạn bè nói sao ông chịu cựcquá vậy, vừa làm việc kiếm cơm, rảnh là nhào vào viết, nhưng ông lại cảm thấy:
“Tôi tiến đến bàn viết với cái rạo rực của một cuộc hẹn hò chứ nào phải đến
trình diện ông giám thị dé bị cắm túc đâu mà bảo cực”
Ông còn chia sẻ thêm: “Cả đời tôi cư ngụ trong chữ nghĩa, trong suy tưnên giờ đây khi bắt đầu già, tôi còn biết làm gì ngoài viết Với tôi, viết là chìmvào cõi mộng của tác phâm, ở đó tôi sống hừng hực như khi mình chưa có mộtnếp nhăn nảo.”
Bản thân còn Lưu Vĩ Lân cũng là một người rất kỉ luật và nghiêm khắc.Trong một cuộc phỏng vấn của tác giả luận văn với tác giả, nhà văn đã bộcbạch: “Tôi làm việc kỉ luật lắm Sáng dậy tôi ăn sáng, nghỉ ngơi, rồi cứ đúng 9giờ là tôi ngồi vào bàn viết, viết liền mạch khoảng 2 tiếng đồng hồ.”
Bởi vậy có thé thay những cảm hứng dat dào với chữ nghĩa cộng thêm tính
kỉ luật nghiêm khắc đã tạo nên một nhà văn với những tác phẩm vô cùng công
phu.
1.3.3.3 “Sống đã roi mới viết”.
Mặc dù có một bút lực dồi dào, phong phú và lôi cuốn, song phải đến tuổingũ tuần, nhà văn mới cho xuất bản những cuốn tiểu thuyết đầu tay Lí dokhông phải do thiếu đề tài, hay chưa có cảm hứng, mà bởi với nhà văn, phải có
đủ trải nghiệm phải sống đủ, rồi mới viết.
“Suốt 30 năm sau sự kiện này (năm 1975), tôi đã sưu tầm, đọc, nghiên cứu
về cuộc chiến tranh Việt Nam.” Ông thậm chí đã nhiều lần trở lại Quang Tri, sưu tầm các tam ban đồ từ thoi chiến, nghiên cứu lich sử của vùng đất này Từ khoảng năm 90, ông đã cho xuất bản một cuốn sách hướng dẫn về lại chiến trường Quang Tri, dé tap hợp tu liệu và nghiên cứu, chuẩn bị cho cuốn Mái dao
Sau này.
Tác phâm giống như một đứa con tinh thần với mỗi nhà văn Nếu so sánhnhư vậy thì Lưu Vĩ Lân hăn là một người cha tỉ man và trách nhiệm
35
Trang 401.3.3.4 “Viết là để hòa giải ”
Trong một bài phỏng van trên báo Tuổi trẻ, nhà văn đã giãi bày “Viết là
để hòa giải Tôi không có cách nghĩ nào khác điều đó khi cầm bút Viết để tiếptục gây đau lòng nhau, gây lở lói thêm những vết thương vừa khép miệng thìthật đáng tiếc Ta đã có một độ lùi dài đến 40 năm rồi, ta cứ để cho cảm xúctiếp tục ngậm ngùi nhưng phải hòa trộn trong đó là sự cảm thông và niềm hi
vọng.”
Suốt 30 năm sau ngày giải phóng miền Nam, ông đã sưu tầm, đọc, nghiên cứu không ngừng về cuộc chiến tranh ấy như một sự ám ảnh Dé rồi 15 năm sau ngày thống nhất, khi đất nước bắt đầu mở cửa, năm 1990 ông đã lần về KheSanh, Đông Hà (Quảng Trị), Khu căn cứ Trung ương Cục và viết một quyênsách hướng dẫn du lịch tên là Trở về chiến trường xưa (1994) Ông đã “nhào”vào những gi còn xót lại của cuộc chiến dé tự đắm chìm trong đó Song, ôngdam chìm không phải dé mãi u mê Nhà văn tâm sự: “Bây giờ tôi đã thoát rakhỏi “vũng lầy của những ám ảnh” đó, tôi đã hiểu lý do và hoàn cảnh nào tạo
ra đoạn trường lịch sử đó và muốn chuyền tải cảm xúc ấy trong ba tiêu thuyết này.” Nhờ vậy mà khi gấp lại ba cuốn tiểu thuyết, phần nào đó nhà văn cũng
đã giúp xoa dịu những người đọc vẫn còn định kiến về bên thắng cuộc lẫn bên
thua cuộc?
36