Câu hỏi và đáp án, liên hệ thực tế thi trung cấp lý luận chính trị Nội dung cơ bản của CN Mac Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 1NỘI DUNG THI TỐT NGHIỆP Khối kiến thức thứ nhất: Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh
Nội dung 1: Từ việc làm rõ nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, đồng chí hãy vận dụng nguyên lý này trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bản thân nơi đang công tác
Bài làm
Chủ nghĩa duy vật mácxít cho rằng, giữa các sự vật, hiện tượng luôn có mốiliên hệ tác động, ảnh hưởng, chi phối,… lẫn nhau Các sự vật, hiện tượng cấuthành thế giới vừa tồn tại một cách tách biệt, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập
và chuyển hóa lẫn nhau
1 Khái niệm liên hệ phổ biến
- Liên hệ là khái niệm chỉ sự phụ thuộc, sự ảnh hưởng, sự tương tác và chuyển
hóa, lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu
tố, các thuộc tính của một sự vật, hiện tượng, một quá trình
- Liên hệ phổ biến là khái niệm để chỉ mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới
(cả tự nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng, phong phú nhưng đều nằm trong mốiliên hệ với các sự vật, hiện tượng khác Cơ sở của mối liên hệ này là tính thống
nhất vật chất của thế giới
2 Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Một là, mối liên hệ là khách quan và phổ biến Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn
tại trong mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác, hơn nữa không chỉ tồn tạitrong một hoặc vài mối liên hệ, mà tồn tại trong vô vàn mối liên hệ Đây là mốiliên hệ của bản thân sự vật, hiện tượng Mối liên hệ phổ biến, nghĩa là mối liên hệnày tồn tại cả trong tự nhiên, cả trong xã hội, cả trong tư duy, tồn tại trong mọi lúc,mọi nơi
Hai là, bản chất của sự vật được hình thành, biến đổi và bộc lộ thông qua mối
liên hệ Dưới góc độ bản thể luận, nội dung này khẳng định bản chất của sự vậthình thành, biến đổi không chỉ do bản thân sự vật quy định mà còn phụ thuộc vàomối liên hệ phổ biến trong đó sự vật tồn tại Cùng là một sự vật nhưng tồn tại trongnhững mối liên hệ khác nhau có những biểu hiện về bản chất khác nhau
Ba là, mối liên hệ đa dạng, phong phú, có mối liên hệ bên trong và bên ngoài;
có mối liên hệ tất nhiên và ngẫu nhiên; có mối liên hệ cơ bản và không cơ bản; có
Trang 2mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu; có mối liên hệ bản chất và không bản chất, Tuy
nhiên, sự phân loại các mối liên hệ chỉ có ý nghĩa tương đối Các mối liên hệ khácnhau trong những điều kiện cụ thể khác nhau có thể chuyển hóa lẫn nhau
Như vậy, sự liên hệ, tác động qua lại của các sự vật, hiện tượng là vô cùng, vô
tận, rất đa dạng, phong phú và phức tạp Đặc biệt trong lĩnh vực đời sống xã hội,tính phức tạp của mối liên hệ được nhân lên do sự đan xen, chồng chéo, chằng chịtcủa vô vàn các hoạt động có mục đích, có ý thức của con người Chính vì vậy,nhận thức và phân loại đúng đắn các mối liên hệ trong xã hội khó khăn hơn nhiều
so với trong giới tự nhiên
3 Ý nghĩa phương pháp luận
Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, triết học duy vật mácxít rút ra quan điểm toàn diện Quan điểm toàn diện yêu cầu:
Một là, để có được nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng cần phải xem
xét nó trong sự liên hệ, tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác cũngnhư giữa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó Tức là,phải đặt sự vật trong mối liên hệ cụ thể mà xem xét và giải quyết Đồng thời, phảitính tới tổng hòa các mối quan hệ của sự vật
Hai là, từ tổng số mối liên hệ phải phân biệt, đánh giá được vị trí, vai trò của
từng mối liên hệ, rút ra mối liên hệ bản chất, cơ bản, tất yếu Và từ mối liên hệ bảnchất, tất yếu phải xem xét với mối liên hệ khác
Ba là, xem xét sự vật trong tính chỉnh thể của nó và giải quyết sự vật phải đảm
bảo tính đồng bộ, tính hệ thống Có như vậy, trong nhận thức cũng như trong tổchức thực tiễn chúng ta mới có thể tránh được những sai lầm
* Ý nghĩa của quan điểm toàn diện:
- Quan điểm toàn diện góp phần khắc phục bệnh phiến diện: chỉ xem xét mộtmặt, một khía cạnh của sự vật, hiện tượng rồi rút ra kết luận về bản chất của sự vật,hiện tượng đó; hoặc tuyệt đối hóa một mặt nào đó của sự vật, hiện tượng Tránhchủ nghĩa chiết trung, tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mối liên hệ khác nhau, nhưnglại kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc vào làm một Tránh thuật ngụy biện tuycũng thừa nhận sự tồn tại của các mối liên hệ khác nhau của sự vật, nhưng lại đánhtráo một cách có chủ đích vị trí, vai trò của các mối liên hệ
- Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Tiếp tục phát triển nhanh và bềnvững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó pháttriển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt” Hay, tinh thần
Trang 3“hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa”
4 Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong việc thực hiện nhiệm
vụ ở cơ quan, đơn vị đang công tác
* Đánh giá kết quả vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong việc thực hiện nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị đang công tác
- Thành tựu: Nhờ thực hiện đúng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến mà bản
thân đạt được những thành tựu sau:
+ Công việc được thuận lợi hơn, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.+ Mối quan hệ giữa đồng chí, đồng nghiệp tốt hơn
+ Tăng cường sức mạnh đoàn kết trong đơn vị; tạo mối quan hệ hữu nghị tốtđẹp với các đơn bị bạn
+ Khi giải quyết các sự vụ, sự việc hay những vấn đề liên quan đến chứcnăng, nhiệm vụ, bản thân dựa trên quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể
để nghiên cứu, phân tích, đánh giá cẩn thận nguyên nhân và kết quả của sự vụ, sựviệc, những vấn đề đang xảy ra, từ đó, hỏi ý kiến lãnh đạo, phối hợp với các đơn
vị, cá nhân có liên quan để làm rõ vấn đề Qua đó, đề xuất giải pháp để có kết quảthực thi công vụ tốt hơn
+ Trong quá trình điều tra án, phân tích những mối liên hệ, những nhân tố tácđộng và động cơ gây án của các đối tượng; phân tích và xác định đúng những mốiliên hệ bên trong, bên ngoài tác động đến vụ án,…
+ …
+ Kết quả của việc vận dụng đúng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã giúpcho uy tín, danh dự, năng lực của bản thân được nâng cao Trong những năm qua,kết quả xếp loại cuối năm luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao
Trang 4- Những khó khăn, hạn chế do vận dụng sai nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Nếu trong công việc, chúng ta vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biếnkhông đúng sẽ dẫn đến những khó khăn, hạn chế như:
+ Công việc không thuận lợi, hiệu quả kém
+ Rơi vào chủ nghĩa chiết trung, thuật ngụy biện
+ Không tạo được mối quan hệ gắn kết giữa đồng chí, đồng nghiệp trong cùng
cơ quan và giữa cơ quan mình với các cơ quan khác
- Tạo mối quan hệ mật thiết giữa công an với Đảng, chính quyền và Nhân dânđịa phương để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao
- Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa đồng chí, đồng nghiệp trong đơn vị và ngoàiđơn vị trong quá trình thực thi công vụ, từ đó, xây dựng và phát huy khối đại đoànkết, tinh thần trách nhiệm, nêu gương trong ngành công an
- …
Trang 5Nội dung 2: Phân tích những ưu thế của nền sản xuất hàng hóa và vai trò của Nhà nước nhằm phát huy những ưu thế đó trong thực tiễn phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
* Ưu thế của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn so với sản xuất tự cung, tự cấp,biểu hiện qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của quốc gia.
Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội, chuyênmôn hóa sản xuất, do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹthuật của từng người, từng cơ sở cũng như của từng vùng, từng địa phương Khisản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia thì nó còn khai thác đượclợi thế của mỗi quốc gia
Thứ hai, quy mô sản xuất hàng hóa lớn, thị trường mở rộng.
Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô, tính chất tổ chức sản xuất không bịgiới hạn mà nó được mở rộng, xã hội hóa ngày càng cao dựa trên cơ sở ngày càngtăng nhu cầu và nguồn lực xã hội Điều đó tạo điều kiện ứng dụng những thành tựukhoa học, công nghệ thúc đẩy sản xuất phát triển
Thứ ba, người sản xuất luôn năng động, nhạy bén trong môi trường cạnh tranh gay gắt
Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của những quy luật vốn có của sản
xuất và trao đổi hàng hóa như quy luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh, buộc người
sản xuất phải năng động, nhạy bén, tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất,nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
Thứ tư, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Sản xuất hàng hóa phát triển, năng suất lao động tăng, làm cho thu nhập củangười lao động tăng, mức độ thụ hưởng của người dân càng cao hơn Do vậy, quá
Trang 6trình sản xuất phát triển sẽ trở thành một trong những điều kiện để nâng cao đờisống vật chất, văn hóa, tinh thần cho mọi người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái,như: phân hóa những người sản xuất thành giàu nghèo, nguy cơ khủng hoảng kinh
tế, hủy hoại môi trường sinh thái, Thực tế sau gần 40 năm đổi mới ở nước ta đãchứng minh cho ưu thế nổi bật của sản xuất hàng hóa, đồng thời cũng bộc lộ mặttrái, thách thức cần khắc phục do vậy, nghiên cứu và vận dụng đúng đắn những ưuthế của nền sản xuất trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướngXHCN ở Việt Nam có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của Việt Namhiện nay
2 Ý nghĩa nghiên cứu trong thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Xuất phát từ những ưu thế của sản xuất hàng hóa, để thúc đẩy sự phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam cần thực hiện tốt những nộidung sau:
- Thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xác định “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”
- Thực hiện tốt chiến lược quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và cácvùng kinh tế theo hướng sản xuất tập trung quy mô lớn, khai thác được những lợithế của đất nước; thu hút các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp đầu tưphát triển…
- Tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi để thúc đẩy các chủ thể kinh tế liênkết, mở rộng quy mô sản xuất trên cơ sở hài hòa các lợi ích; phát triển mạnh xúctiến thương mại đầu tư, mở rộng thị trường
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách giúp các chủ thể kinh tế năng động, nhạy bén,cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnhtranh hàng hóa trên thị trường Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn Xây dựng
và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệuquả quản trị quốc gia Xây dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợi thúcđẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số;
hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực mới, mô hình kinhdoanh mới
Trang 7- Tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triểnkinh tế
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, ủy quyền gắnvới tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm cá nhân và nâng cao trách nhiệmphối hợp giữa các cấp, các ngành
- Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; phát triển sảnxuất gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm; bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong kiểm tra, giám sát cáchoạt động của các chủ thể kinh tế để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, đồng thờihạn chế và xử lý những khuyết tật trong sản xuất hàng hóa
Nội dung 3: Phân tích ý nghĩa nghiên cứu chức năng, tác dụng của quy luật giá trị đối với thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
BÀI LÀM
Mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóađều chịu sự tác động cuả quy luật giá trị Quy luật giá trị là nguyên nhân chính dẫnđến khủng hoảng kinh tế chu kì, phân hóa giàu nghèo, những cuộc cạnh tranhkhông lành mạnh Ngoài ra, quy luật này cũng buộc sản xuất, trao đổi hàng hóaphải căn cứ vào giá trị của nó, có nghĩa là hao phí lao động cần thiết Trong hoạtđộng tạo ra hàng hóa, người thực hiện công việc này phải có sự hao phí sức laođộng của cá nhân nhỏ hơn hoặc bằng hao phí sức lao động xã hội cần thiết thì mới
có lợi thế nhiều hơn trong cạnh tranh
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa.Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trịcủa nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết
1 Chức năng, tác dụng của quy luật giá trị
Thực tiễn sự vận động, phát triển của nền kinh tế thị trường đã chứng minh,quy luật giá trị đã tác động đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa như sau:
Một là, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩm làm rakhông phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó
mà đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người khác thông qua trao đổi mua bán
Lưu thông hàng hóa là hoạt động vận chuyển và lưu giữ hàng hóa trong quátrình mua bán hàng hóa
Trang 8Việc điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sảnxuất và sức lao động từ ngành này sang ngành khác, phân phối lại nguồn hàng từnơi này sang nơi khác để đáp ứng cung - cầu và thị hiếu, nhu cầu của người tiêudùng, yêu cầu của thị trường hàng hóa trong xã hội Nghĩa là, người ta sẽ chọn lựangành nào, loại sản phẩm nào đang có lợi thế trên thị trường để đầu tư vào ngành
đó, sản phẩm đó Sự điều tiết này của người sản xuất và người bán là thực hiệnđúng quy luật giá trị trong quá trình điều tiết hoạt động sản xuất và lưu thông hànghóa để đảm bảo có lợi nhuận cao
+ Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế để tạo nên cơ cấu kinh tế hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Dù ở bất kỳ ngành nào, khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ caohơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao Lúc bấy giờ, người sản xuất sẽ tập trungđầu tư sản xuất vào ngành ấy Nhà sản xuất sẽ chuyển dịch tư liệu sản xuất và sứclao động vào ngành ấy để đảm bảo sự tồn tại và tăng lợi nhuận
Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảmxuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn Tình hình ấy buộc người sảnxuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cảhàng hóa cao
Ví dụ: Ở một số địa phương ở các huyện Tỉnh, Thị xã Tỉnh, Cái Bè, Châu
Thành, Tân Phước, những năm gần đây, do giá cả thị trường của cây sầu riêng cao,lợi nhuận nhiều nên nông dân đã chặt bỏ những cây có giá thấp, lời ít để trồng sầuriêng, từ đó, lợi nhuận tăng lên Như vậy, cùng mức đầu tư và thời gian đầu tư,cùng khối lượng giá trị như nhau nhưng những mặt hàng mít, xoài, thanh long, sầuriêng có được lợi nhuận cao nên nông dân đã chuyển từ trồng cây có lợi nhuận thấpsang trồng cây có lợi nhuận cao Bởi lẽ, khi sản xuất hàng hóa có lợi nhuận khôngcao sẽ thua lỗ, thậm chí phá sản nên người sản xuất tự điều chỉnh lại quá trình sảnxuất sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và chuyển sang sản xuất nhữngsản phẩm có lợi nhuận cao Rõ ràng, quy luật giá trị đã tác động làm cho nhà sảnxuất có suy nghĩ, chọn lựa những ngành, những mặt hàng phù hợp để sản xuất.Chính quy luật giá trị đã điều tiết quá trình sản xuất của nông dân là phải chọntrồng những loại cây nào để có lợi nhuận cao
+ Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường Sự biến động của giá cả thị trường có tác dụng thu hút hàng hóa từ
Trang 9nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao để tránh trường hợp tồn hàng hóa không bán được bị lỗ vốn, phá sản Từ đó, làm cho hàng hóa lưu thông, tăng lợi nhuận
Ví dụ: trong tháng qua, trái mận, vải Hà Nội đã được thương lái đưa vào miềnNam bán vừa cầu của thị trường miền Nam do không trồng 2 loại trái cây này, vừagiải quyết cung thừa 2 loại trái cây này ở miền Bắc Qua đó, đem lại lợi nhuận chonông dân miền Bắc và đảm bảo quy luật cung - cầu trong nền kinh tế thị trườngcủa đất nước
Hai là, khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao năng suất lao động.
+ Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ có lợi, thu được lợi nhuận cao.
Quy luật giá trị chỉ rõ, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơnhao phí lao động xã hội cần thiết sẽ bất lợi và lỗ vốn Để giành lợi thế trong cạnhtranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt củamình sao cho bằng hoặc thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết Muốn vậy, họphải tìm cách cải tiến kỹ thuật, đổi mới cách thức, tổ chức quản lý sản xuất kinhdoanh, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất để giảm bớt chi phínhân công, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao cả số lượng và chất lượng hànghóa, tăng năng suất lao động, từ đó, nhà sản xuất sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuấtlàm cho hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cầnthiết và có lợi nhuận
Ví dụ: Công ty may A trước đây sản xuất hàng may mặc bằng máy may cũnên chất lượng hàng may mặc kém, số lượng không nhiều nên không đáp ứng yêucầu xuất khẩu, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp đứng trên bờvực phá sản Trước tình thế này, chủ doanh nghiệp đã điều tra thị trường, nghiêncứu đổi mới cách thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ứng dụngthành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, cải tiến mẫu mã sảnphẩm, trình độ và năng lực lao động của công nhân tăng Nhờ vậy, lượng hàng hóatăng, chất lượng ngày càng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng yêucầu xuất khẩu, giảm chi phí sản xuất, chủ doanh nghiệp có lời nhiều
Trang 10Có thể thấy, trên thị trường, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì càng thúcđẩy quá trình trên đây diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội Kết quả là lựclượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
Ba là, phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo.
Quá trình cạnh tranh theo đuổi lợi nhuận tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang
bị kỹ thuật tốt nên có thời gian lao động cá biệt thấp hơn thời gian lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất, kinh doanh Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó
Tác dụng của quy luật giá trị một mặt chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu tố kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.
Ví dụ: Cùng là sản xuất điện thoại: I phone đáp ứng được thị hiếu của kháchhàng (Dáng vẻ sang trọng, lịch sử, hiệu năng tốt, bảo mật tốt, hệ sinh thái đa dạng).Nên giá Iphone trên thị trường luôn bán được giá cao, nhiều khách hàng ưa chuộng
=> Họ kiếm được lợi nhuận lớn Mặt khác Nokia không đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng, công ty họ dần suy thoái và phải bán cho Microsoft
2 Liên hệ việc vận dụng chức năng, tác dụng của quy luật giá trị đối với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
* Thực trạng phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta thời gian qua dựa trên cơ sở chức năng, tác dụng của quy luật giá trị
- Vai trò của chức năng, tác dụng của quy luật giá trị đối với phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta:
Quy luật giá trị có chức năng, tác dụng điều tiết mọi hoạt động sản xuất và lưuthông hàng hóa ở Việt Nam; giúp cho những nhà sản xuất tích cực, năng động,sáng tạo trong việc chuyển giao, ứng dụng hiệu quả khoa học, kỹ thuật, công nghệhiện đại vào quá trình sản xuất, đổi mới cách thức tổ chức, quản lý sản xuất, nângcao năng suất lao động, nâng cao trình độ và năng lực của công nhân, từ đó gópphần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và quan hệ sản xuất cũng phải thay đổitheo sao cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất Bên cạnh đó, quy luậtgiá trị cũng tạo ra sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc trong xã hội Những doanh
Trang 11nghiệp, chủ doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ vàđiều tiết hợp lý, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đủ sức để cạnh tranhtrên thị trường, tồn tại và phát triển ngày càng giàu mạnh, ngược lại, những chủdoanh nghiệp không kịp thời đổi mới sẽ rơi vào nguy cơ khủng hoảng, làm ăn thua
lỗ, phá sản và trở thành những người nghèo khổ trong xã hội
- Thành tựu và nguyên nhân:
Nhờ vận dụng đúng đắn chức năng, tác dụng của quy luật giá trị nên đã đạtđược nhiều thành tựu đáng trân trọng Cụ thể:
+ Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh
tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảođảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế
tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện
+ Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ,gắn với thị trường khu vực và thế giới
+ Một số thị trường phát triển mạnh, vận hành tương đối thông suốt, như thịtrường hàng hóa, dịch vụ, thị trường chứng khoán
+ Quy mô, phạm vi tự do hóa các loại thị trường ngày càng được mở rộng, + Các thành tố cơ bản của thị trường tài chính, như thị trường tín dụng ngânhàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm cùng nhiều loại công cụ tàichính, giấy tờ có giá đã được hình thành tương đối hoàn chỉnh và đang được đưavào vận hành, góp phần tạo điều kiện thu hút, tạo ra nguồn vốn cho phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước
+ Thị trường tiền tệ phát triển với quy mô giao dịch ngày càng tăng, hàng hóatrên thị trường tiền tệ ngày càng đa dạng, hoạt động của thị trường góp phần thúcđẩy cơ chế điều hòa vốn ngắn hạn một cách linh hoạt trong phạm vi toàn hệ thốngcác ngân hàng, từ đó phát huy hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thươngmại
+ Doanh nghiệp nhà nước từng bước được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quảhơn; kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định là một động lực quan trọng của nềnkinh tế; kinh tế tập thể từng bước được đổi mới gắn với cơ chế thị trường; kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, là bộ phận quan trọng của nền kinh tế.+ Kim ngạch xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đónggóp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước
- Nguyên nhân của thành tựu:
Trang 12+ Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng
đầy đủ hơn Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phùhợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.+ Hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với phát triển các yếu tố thị trường, cácloại thị trường ngày càng được nâng cao, thủ tục hành chính từng bước được hoànthiện, đáp ứng yêu cầu phát triển các loại thị trường
+ Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinhdoanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khásôi động
+ Hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng vềhình thức, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương thế hệmới;
- Hạn chế và nguyên nhân:
+ Ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, còn tồn tại nhiềuthành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài Quy luật giá trị sẽ tác động đến xã hội rất lớn, có thể dẫn đến phân hóagiàu nghèo
+ Kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có công lao lớntrong thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và xã hội hóa sản xuất, nhưng mụctiêu của nó là tối đa hóa lợi nhuận, nên giữa chủ và thợ có mâu thuẫn về lợi íchkinh tế khi phân phối giá trị mới tạo ra thành lợi nhuận và tiền công
+ Làm xuất hiện những hành vi tiêu cực, như trốn thuế, chuyển giá, trốn đóngbảo hiểm xã hội cho công nhân, người sản xuất gặp thuận lợi thì sẽ giàu lên, ngượclại sẽ thua lỗ, phá sản
- Nguyên nhân của hạn chế:
+ Nhận thức của một số chủ thể tham gia phát triển kinh tế chưa cao, chưathấy hết vai trò chức năng, tác dụng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thịtrường
+ Hệ thống pháp luật, thể chế thị trường chưa đồng bộ, chậm đổi mới
+ Vai trò quản lý nhà nước ở một số địa phương có lúc chưa hiệu quả
+ Tư duy kinh tế cũ, sản xuất theo hướng nhỏ lẻ, tự phát, theo kinh nghiệmtruyền thống còn tồn tại
* Những giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay: