1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford

60 32 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa của Đại lý Ô tô Bến Thành Ford
Tác giả Nguyễn Đình Hiệp
Người hướng dẫn ThS. Thái Văn Nông
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 4,37 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP (8)
    • 1.1 Giới thiệu công ty (8)
    • 1.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật (9)
    • 1.3 Chức năng, nhiệm vụ phòng ban (10)
    • 1.4 Các phụ tùng công ty đang kinh doanh (11)
    • 1.5 Các hạng mục được kiểm tra trong dịch vụ bảo dưỡng nhanh và những đặc quyền đi kèm khi lựa chọn tại ford Bến Thành (18)
    • 1.6 Trong xưởng chủ yếu làm những công việc sau (20)
    • 1.7 Các dụng cụ trong xưởng (21)
  • CHƯƠNG 2 NỘI DUNG THỰC TẬP (22)
    • 2.1 Quy trình bảo dưỡng xe (22)
    • 2.2 Quy trình bảo dưỡng xe ô tô định kỳ (22)
    • 2.3 Kiểm tra bình accu (27)
  • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG FORD (31)
    • 3.1 Khi nào nên đi bảo dưỡng phanh? (31)
    • 3.2 Quy trình các bước bảo dưỡng xe Ford định kì (31)
    • 3.3 Kiểm tra độ dày má phanh (49)
    • 3.4 Kiểm tra độ dày đĩa phanh (50)
    • 3.5 Cân bằng động bánh xe (50)
    • 3.6 Qui trình vệ sinh lạnh( dàn lạnh trước) (55)
    • 3.7 Những bài học rút ra sau quá trình thực tập (59)
  • KẾT LUẬN (60)

Nội dung

Đầy đủ chi tiết về quy trình bảo dưỡng một chiếc xe ô tô Ford cũng như nhũng quy trình mà ta phải thực hiện trên một chiếc xe

GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

Giới thiệu công ty

- Tên công ty: ĐẠI LÝ Ô TÔ BẾN THÀNH FORD - Địa chỉ: 39 Chế Lan Viên, P Tây Thạnh, Q Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Mã doanh nghiệp: 0309708126 - Điện thoại trụ sở: 02838158989 - Giám Đốc: Lê Anh Khoa

- Địa chỉ Email: @benthanhford.com.vn - Nghề kinh doanh: kinh doanh, trao đổi xe mới và xe đã qua sử dụng; dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa; kinh doanh phụ tùng, phụ kiện chính hãng; dịch vụ đồng sơn, chăm sóc, làm đẹp xe; kinh doanh, xử lý thủ tục bồi thường, bảo hiểm; tư vấn dịch vụ tài chính, ngân hàng; dịch vụ hồ sơ thủ tục đăng ký xe

Ngoài công việc kinh doanh, Bến Thành Ford luôn đi đầu trong công tác thiện nguyện vì cộng đồng, Chăm lo gia đình chính sách người già neo đơn, xây nhà tình thương, xây cầu, thăm tặng quà các mái ấm, trường học vùng biên giới, tài trợ chương trình mổ mắt, và nhiều chương trình ý nghĩa… Mang đến cho các hoàn cảnh khó khăn có được cuộc sống tốt đẹp hơn Với ý nghĩa đó vào năm 2020, CEO Phạm Ngọc Thân

Trang 2 đã vinh dự là 1 trong 6 Giám đốc Đại lý Ford trên toàn thế giới được vinh danh nhận giải thưởng vì cộng đồng tại Mỹ

Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Hình 1.2 Khoang sủa chữa chung

Trang 3 Hình 1.2 Vào năm 2010, xưởng dịch vụ được chính thức đưa vào hoạt động với không gian được chia thành 56 khoang chính gồm: o 30 Khoang bảo dưỡng, sửa chữa

 1 khoang cân chỉnh góc lái 3D Hunter cao cấp của Mỹ o 26 Khoang hệ thống đồng sơn

 3 phòng sơn nhanh cao cấp hiện đại dành cho sơn gốc nước

 2 khoang chăm sóc và làm đẹp xe

Chức năng, nhiệm vụ phòng ban

 Giám sát xưởng o Giám sát, duy trì vệ sinh 5S tại xưởng dịch vụ o Thực hiện công tác báo cáo định kỳ tuần, tháng, quí, năm theo đúng định kỳ của xưởng o Giám sát, duy trì công cụ, dụng cụ luôn luôn trong tình trạng sẳn sàng, đảm bảo phòng chống cháy nổ tại xưởng dịch vụ

 Cố vấn dịch vụ o Tiếp nhận xe ra vào xưởng o Chào hỏi, tiếp đón khách hàng o Kiểm tra sơ bộ xe khi vào xưởng, lái thử xe và nhận biết tình trạng o Dự trù chi phí dịch vụ o Xác minh bảo hiểm o Lên lịch hẹn dịch vụ dự kiến cho khách hàng

 Kỹ thuật viên o Lên kế hoạch kiểm tra các công việc liên quan đến sửa chữa và bảo dưỡng ô tô o Sử dụng thành thạo các thiết bị hỗ trợ đo lường trong chuyên ngành kỹ thuật ô tô o Có khả năng quản lý và tổ chức sản xuất về lĩnh vực sửa chữa và bảo trì ô tô

Trang 4 o Biết thực hiện các công việc liên quan đến công nghệ lắp ráp, sửa chữa và bảo dưỡng ô tô o Làm việc độc lập hiệu quả với vai trò kỹ thuật viên trong xưởng

 Tổ trưởng kỹ thuật o Chịu trách nhiệm phân công, sắp xếp công việc trong tổ o Báo cáo với cấp trên về vấn đề phát sinh o Giải quyết các công việc còn tồn đọng ở xưởng o Giám sát tiến trình và giải đáp thắc mắc cho kỹ thuật viên

 Kế toán o Xử lý hạch toán hóa đơn, chứng từ o Tính định mức giá thành dịch vụ o Tính chi phí lương, dụng cụ, tài sản cố định, chi phí chung, công nợ… o Xuất phiếu phụ tùng cho cố vấn o Cung cấp phụ tùng sửa chữa cho kỹ thuật viên o Báo giá và kiểm kê số lượng phụ tùng hiện có trong kho

Các phụ tùng công ty đang kinh doanh

Các sản phẩm công ty kinh doanh đều có xuất xứ ở những quốc gia như Mỹ, Nhật,… đảm bảo về chất lượng, sự bền bỉ và vận hành trơn tru, đảm bảo về mặt an toàn, mỗi chi tiết phụ tùng đều được nghiên cứu và đánh giá sản phẩm kĩ lưỡng trước khi xuất:

-Nguồn gốc: Dầu ô tô Castrol MAGNATEC là một trong những nhãn hiệu dầu động cơ hàng đầu của Castrol, giúp người lái xe bảo vệ động cơ ô tô của họ trong suốt hơn 20 năm qua bằng cách bảo vệ ngay từ khi khởi động

- Chức năng: Chức năng của dầu nhớt động cơ là bôi trơn (giảm ma sát và giảm mài mòn) cho các bộ phận chuyển động trong động cơ, chống ăn mòn, làm mát, làm kín buồng đốt và làm sạch động cơ

Hinh 1.3 Nhớt hộp số và nhớt động cơ

- Nguồn gốc: Tùy thuộc vào loại xe sẽ có lọc nhớt khác nhau

Trang 6 - Chức năng: Dầu nhớt ô tô có tác dụng bôi trơn, làm mát, làm sạch (chống gỉ) cho động cơ Do đó dầu nhớt sẽ mang theo luôn cả những mạt kim loại, tạp chất mà các chi tiết máy sinh ra khi vận hành, ma sát với nhau Lọc dầu nhớt ô tô có nhiệm vụ lọc bỏ những cặn bẩn này, để dầu tiếp tục tham gia vào quá trình vận hành động cơ với tình trạng tốt nhất

1.4.3 Các dung dịch làm sạch và hỗ trợ cho xe:

 Dung Dịch Tăng Cường Khả Năng Dầu Nhớt Ô Tô Dùng Động Cơ Diesel BG DOC Diesel Oil Conditioner (BG DOC)

 Dung dịch BG 44K giúp làm sạch một cách nhanh tróng các muội than cốc ở trên kim phun nhiên liệu và các chất lắng đọng trong bộ phận cung cấp nhiên

Hình 1.6 Dung dịch BG 44K Dung Dịch Làm Sạch Hệ Thống Phun Nhiên Liệu Ô Tô Sử Dụng Động Cơ Diesel PN 229 BG Diesel Care

Hình1.7 dung dịch vệ sinh thắng

Hình 1 -Phụ gia nước giải nhiệt super cool BG: công dụng cung cấp sự bảo vệ tuyệt vời cho tất cả các kim loại trong các hệ thống làm mát ô tô hiện đại

-Diesel care BG dung dịch làm sạch được tạo ra với công thức đặc biệt, đem lại hiệu quả cao giúp loại bỏ nhanh, hiệu quả và an toàn với hệ thống phun nhiên liệu Diesel

- Dd Premium 245 BG công dụng: * Vệ sinh muội carbon đóng trong đường dẫn nhiên liệu, kim phun, buồng đốt Phục hồi công suất động cơ

Combustion Chamber Cleaner: công dụng giúp phục hồi động cơ gần như mới, động cơ chạy êm ái, phục hồi công suất, giảm chi phí nhiên liệu, giảm lượng khí xả độc hại

-Dung dịch BG Universal Cooling System Cleaner: loại bỏ các cặn bẩn hữu cơ cứng đầu

-Dung dịch BG Universal Cooling System Cleaner: loại bỏ các cặn bẩn hữu cơ cứng đầu

-Ddung dịch CTK ADBLUE Bg công dụng giảm lượng Nox, giúp phương tiện tuân thủ tiêu chuẩn EURO 4,5 và 6

Các hạng mục được kiểm tra trong dịch vụ bảo dưỡng nhanh và những đặc quyền đi kèm khi lựa chọn tại ford Bến Thành

Dịch vụ bảo dưỡng nhanh: chỉ diễn ra trong 60 phút nhưng xe của quý khách sẽ được kiểm tra đầy đủ các bộ phận quan trọng như:

-Kiểm tra hệ thống đèn xe: bao gồm đèn pha, đèn tín hiệu, đèn hậu, xi nhan trái, xi nhan phải

-Kiểm tra hệ thống điều khiển trong khoang lái: bao gồm cần gạt mưa, còi -Kiểm tra nội thất: bao gồm dây thắt an toàn, điều chỉnh ghế

-Kiểm tra cửa xe dãy A và B: bao gồm khả năng đóng - mở, nâng - hạ kính xe, ron cửa

-Kiểm tra bánh xe: bao gồm mâm, lốp, phanh, bánh sơ cua -Kiểm tra thay nhớt

-Kiểm tra hệ thống gầm: bao gồm đường ống, khung xe, hệ thống phanh -Kiểm tra tổng thể khoang máy: bao gồm nước rửa kính, bình ắc quy, dầu phanh,

 Sau khi khách hàng đồng ý thực hiện, xe sẽ được nhân viên điều phối lái vào khoang Bảo Dưỡng Nhanh và thực hiện nghiêm ngặt, chuyên nghiệp theo quy trình sau 8 bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra hệ thống đèn và xung quanh xe Bước 2: Kiểm tra khu vực cửa trước và sau Bước 3: Kiểm tra bánh xe, phanh, vệ sinh phanh sau và trước

Bước 4: Kiểm tra và bơm bánh sơ cua Bước 5: Thay nhớt

Bước 6: Kiểm tra hệ thống gầm Bước 7: Kiểm tra tổng thể khoang máy: nước rửa kính, bình ắc quy, dầu phanh,

Bước 8: Rửa xe, hút bụi sạch sẽ trước khi bàn giao xe cho khách

 Những đặc quyền khi lựa chọn bảo dưỡng nhanh tại ford Bến Thành:

Trong xưởng chủ yếu làm những công việc sau

- Thay dầu hộp số, cầu, động cơ

- Sửa chữa và thay thế phụ tùng, … - Đồng sơn, làm đẹp xe

- Các công việc như tán bố, thay vỏ mới, cân mâm - Các công việc như tán bố, vớt bánh đà, vớt đĩa phanh, làm két nước, sửa chữa láp, vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh, được tiến hành ngoài xưởng Còn các việc khó hơn như

Trang 14 vớt bánh đà, phục hồi thước lái, xúc két nước, … thì được gửi đi những đơn vị cơ sở kinh doanh mà Bến Thành Ford đã liên kết để xử lý.

Các dụng cụ trong xưởng

- Tủ đựng dụng cụ(toptul,beta)

- Khay đựng, khay rửa dụng cụ

- Kệ để dụng cụ, để lốp xe

- Tua vít, kiềm - Bộ lục giác, lục giác bông

- Bộ cờ lê, tuýp - Cảo: chữ C, cảo 2 chân, cảo 3 chân, cảo mặt trăng, Cảo tắc kê bánh xe,

- Máy vệ sinh kim phun

- Máy bơm gas máy lạnh

- Búa: búa tay, búa tạ

- Máy hàn: máy hàn điện, hàn gió đá

- Máy mài, máy đánh cước, máy khoan, máy cắt

- Cần tuýp, nối ngắn, dài, đầu chuyển tuýp, cần tự động

- Con đội hạ hộp số, đội chết,

- Máy vệ sinh lạnh - Máy sạc gas, máy cân bằng bánh xe,…

-Máy ép thủy lực 50T -Máy ra vào lốp - Các loại cảo chuyên dụng -Máy láng đĩa phanh (brake disc lathe) -Máy do đèn, phanh tay

NỘI DUNG THỰC TẬP

Quy trình bảo dưỡng xe

Sau một thời gian hoạt động, xe ô tô máy móc khác đều cần phải kiểm tra các hệ thống, để đảm bảo an toàn khi lái Tuy nhiên, không phải chủ xe nào cũng thực hiện đúng định kỳ bảo dưỡng ô tô, do đó không thể nắm rõ tình trạng hiện tại của chiếc xe, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao

Xe ô tô là phương tiện hoạt động liên tục và thường di chuyển trong những điều kiện địa hình khắc nghiệt Chính điều này đã tác động không nhỏ đến độ bền và chất lượng của các chi tiết máy cũng như hệ thống trên xe

Do đó, cần bảo dưỡng ô tô để đảm bảo an toàn và tính ổn định của xe:

 Lợi ích của việc bảo dưỡng ô tô định kỳ

 Ngăn ngừa sớm những hư hỏng

 Tiết kiệm chi phí và lái xe an toàn

 Yên tâm, thoải mái khi lái xe

 Kéo dài tuổi thọ của xe

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô định kỳ

2.2.1 Kiểm tra, thay nhớt và lọc nhớt định kì

Mỗi lần thay nhớt, xe ô tô đều cài đặt bộ đếm số km để tính mức dầu nhớt Khi chạy đến số km đã định trước, xe sẽ phát tín hiệu cho chủ xe về tình trạng thiếu dầu nhớt Lúc này là thời điểm để chủ xe mang xe đến garage để thực hiện bảo dưỡng ô tô, kiểm tra lọc nhớt

Hình 2.1 Kiểm tra nhớt khi bảo dưỡng ô tô

Trang 16 Hình 2.2: Tháo ốc lọc nhớt Để thay nhớt cần đội xe, nâng lên và tháo ốc bộ lọc nhớt Nhớt động cơ sẽ được xả vào thùng cho đến khi cạn sạch rồi mới kiểm tra lọc nhớt

Sau khi kiểm tra tình trạng lọc nhớt, một lượng nhớt vừa đủ sẽ được đổ vào bộ lọc

Lưu ý, nhớt động cơ vào xe phải đúng chủng loại theo nhà sản xuất, yêu cầu của khách hoặc theo trung tâm bảo dưỡng Không châm nhớt kém chất lượng, ảnh hưởng đến các bộ phận, máy móc trong xe

2.2.2 Vệ sinh lọc gió động cơ

Trong các bộ phận của xe hơi, lọc gió động cơ đóng vai trò quan trọng, giúp làm sạch không khí trước khi chúng hòa vào nhiên liệu đi vào buồng đốt Khi lọc gió bị rách, bụi bẩn sẽ lọt qua và gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động của hệ thống động cơ, gây hư tổn cho máy

Trường hợp quá nhiều bụi bẩn ở bộ lọc gió, không khí sẽ bị ngẽn lại và không thể đi qua, làm thiếu không khí hòa trộn với nhiên liệu Do đó, cần phải bảo dưỡng ô tô định kỳ để kiểm tra lại bộ lọc sau thời gian dài hoạt động

Trang 17 Hình 2.3: Vệ sinh lọc gió động cơ khi bảo dưỡng ô tô

2.2.3 Vệ sinh lọc gió máy lạnh

Hình 2.4: Vệ sinh lọc gió máy lạnh khi bảo dưỡng ô tô

Trang 18 Bên cạnh lọc gió động cơ, lọc gió máy lạnh cũng có ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng không khí bên trong khoang xe Khi lọc gió bị bụi bẩn nhiều sẽ đưa một luồng khí khó chịu vào bên trong xe, thậm chí là các chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người Bởi cơ chế hoạt động của bộ phận này là giữ lại những bụi bẩn từ không khí bên ngoài trước khi đi qua dàn lạnh và vào trong xe

Phanh xe là bộ phận hoạt động vất vả và chịu áp lực nhất trên xe ô tô Đặc biệt, đối với đường sá đông đúc như ở Việt Nam hiện nay, phanh xe thường xuyên được sử dụng để hạn chế những va chạm không đáng có trong giờ cao điểm Việc làm việc quá nhiều sẽ khiến cho phanh xe mau mòn, tiềm ẩn nguy hiểm cao

Hình 2.5: Kiểm tra phanh xe khi bảo dưỡng ô tô

Trang 19 Khi phanh xe bị dính bẩn, cần vệ sinh để tránh bị xước đĩa cũng như tăng độ ma sát khi thắng Còn khi mòn quá mức, chủ xe nên thay phanh để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống phanh Lưu ý, nên thay thế phanh đúng loại với xe để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật

Cần tháo bánh xe và thắng để kiểm tra các chi tiết gồm bố, heo dầu Tiếp đến họ sẽ vệ sinh bố và tra mỡ ắc thắng, rồi ráp lại như ban đầu

Hình 2.6: Chuẩn bị mâm dùng để vệ sinh thắng

2.2.5 Kiểm tra lọc xăng, các chất dung dịch khác của từng bộ máy trên xe

Hình 2.7: Kiểm tra nước rửa kính khi bảo dưỡng ô tô

Trang 20 Dầu hộp số, dầu thắng, dầu trợ lực lái, nước rửa kính và mực nước làm mát đều cần được kiểm tra kỹ lưỡng về lượng dung dịch và chất lượng nhằm đảm bảo cho xe hoạt động tốt nhất

Các mức dầu trên đều phải đầy đủ và tránh thiếu nước làm mát khiến động cơ giải nhiệt kém Cùng với đó, kiểm tra các chi tiết này cũng giúp loại bỏ các cặn bẩn trong lọc xăng, giúp dễ dàng cung cấp nhiên liệu cho động cơ.

Kiểm tra bình accu

2.3.1 Dụng cụ máy test accu Printer MDX-P300 Midtronics

Hình 2.8: Máy test bình accu

2.3.2: cách sử dụng máy Printer MDX-P300 Midtronics:

+ bước 1: cấm dây dương vào cọc dương và dây âm vào cọc âm của bình accu Sau đó bấm “ENTER” cho đến khi hiện chữ “ START Engine”

Trang 21 +bước 2: tiếp tục bấm “ENTER” cho tới khi nào đến chọn mức CCA thì ta bấm nút

“UP” và “DOWN” để điều chỉnh mức CCA cho phù hợp

Hình 2.10 +bước 3: Sau khi chọn CCA xong bấm “ENTER” lần nữa lúc này máy sẽ bắt đầu trạng thái “TESTING”

Hình 2.11 +bước 4: Sau khi kiểm tra máy sẽ hiển thị tình trạng accu ,lúc này nếu máy báo

“RECHAGE” thì cần báo ngay cho cố vấn để báo cho khách hàng thay bình khác

Trang 22 Hình 2.12 +Bước 5: bấm “ENTER” để in kết quả

Trang 23 +bước 6: lấy phiếu và tháo cọc ra khỏi bình một cách cẩn thận

QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG FORD

Khi nào nên đi bảo dưỡng phanh?

Thông thường, việc bảo dưỡng phanh được thực hiện định kỳ theo khuyến cáo của hãng sản xuất, hoặc khi thấy một số những biểu hiện bất thường như sau:

 Khi đèn báo phanh trên Tap-lô luôn luôn sáng

 Khi phanh xe bị nhao về một bên

 Khi phanh phát ra tiếng động lạ

 Khi đạp phanh cảm giác bị hẫng bàn đạp hay bàn đạp bị nhấp nhô.

Quy trình các bước bảo dưỡng xe Ford định kì

Bước 1: Đưa xe vào kiểm tra tổng thể xe Cố vấn dịch vụ trực tiếp kiểm tra nhận định tình trạng xe hoặc phân công tổ Đồng Sơn kiểm tra hoặc thử xe nếu cần thiết và mời khách hàng cùng thử xe để khách xác định chính xác mong muốn của khách hàng và kiểm tra chính xác tình trạng hiện tại của xe

Bước 2: Di chuyển xe đến vị trí bảo dưỡng, kiểm tra các bóng đèn phía trước: đèn demi, cos, pha, xi nhan, đèn cảng, phía sau: đèn demi, phanh, xi nhan, đèn lùi Gạt nước trước và sau Bàn giao công việc cho tổ kĩ thuật (Trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa phát hiện hư hỏng phát sinh phải báo cho cố vấn dịch vụ tư vấn cho khách, tiến hành thay thế sửa chữa hoặc áp dụng bảo hành)

Trang 25 Hình 3.1: Phiếu kiểm tra tình trạng của hãng

Trong phiếu này sẽ có những công việc cơ bản khi xe được đưa vào khoang để tiến hành sửa chứa bao gồm: hệ thống đèn, kính xe, lưới gạt mưa, các chất lỏng( dầu phanh, dầu ly hợp, nước làm mát, dầu trợ lực lái, nước rửa kính,…), hệ thống phanh, hệ thống tay lái, hệ thống ống xả, hệ thống truyền lực, thân xe bên ngoài,hào mòn lốp

Bước 3: Cho xe vào cầu, kê các chân vào vào các điểm nâng xe ở dưới gầm xe

Hình 3.2: Di chuyển xe vào vị trí cầu -Di chuyển xe sao cho xe chính giữa cầu

Hình 3.3: Đặt cầu vào đúng vị trí

Trang 27 -Vị trí của cầu phải nằm đúng satxi vì đây là nơi cứng và chịu tải chủ yếu của xe

Bước 4: Chuẩn bị bị dụng cụ bảo dưỡng:

- Súng hơi - Mỡ và giấy nhám

- Khay hứng dầu cũ - Giẻ lau và bao tay

- Hộp dầu nhớt và lọc nhớt mới

Bước 5: Mở nắp capo tiến hành bảo dưỡng:

- Phủ vè tránh trầy xước xe trong quá trình bảo dưỡng

Hình 3.4: Mở nắp capo và phủ vè

Trang 28 - Dùng đèn quan sát kiểm tra các dây điện có bị đứt hay không, giắc điện có bị xuất không

Bước 6: Kéo phanh đỗ, nâng cầu lên khoảng 10cm dừng lại, dùng tay lắc xe có bị rời khỏi chân cầu hay không

-Trong quá trình nâng cần lưu ý kiểm tra cầu có đúng như ban đầu hay đã bị trượt

Nếu trượt cần hạ cầu và đặt lại từ đầu

Hình 3.5: Kiểm tra cầu xe

Bước 7: Nâng cầu lên khoảng 30cm dừng lại Quay các bánh xe, lắc bánh xe kiểm tra các bạc đạn, rotuyn

Bước 8: Sử dụng súng hơi và tuýt 19 bắn bulong bắt bánh xe theo trình tự chéo nhau

Tháo bánh xe để bánh xe vào giá đúng vị trí (Lưu ý sau khi tháo bánh xe, để đúng vị trí, không được làm lẫn các vị trí bánh xe)

Bước 9: Nâng cầu lên khoảng 60cm, tiến hành bảo dưỡng phanh - Kiểm tra sơ bộ tình trạng của phanh

Hình 3.8: Kiểm tra sơ bộ tình trạng của phanh + Kiểm tra đĩa phanh

+ Đường ống dầu + Đối với thắng sau: kiểm tra bố thắng, tang trống lò xo, đường ống dầu

- Tiến hành tháo phanh - Vệ sinh thắng

- Đối với phanh đĩa (phía trước) thì chúng ta dùng khoá 15 mở bulong heo dầu (nếu quá nặng có thể dùng tuýt 15 với cần lực)

Trang 32 Hình 3.10 Mỡ heo dầu phía dưới

Hình 3.11: Mở heo dầu phía trên

+ Lắc nhẹ để lấy cùm phanh ra + Chú ý đường dây dầu phanh, tránh bị đứt

Trang 33 + Lấy má phanh, kiểm tra má phanh, nếu má phanh còn dày dùng giấy nhám chà má phanh và đĩa phanh

Hình 3.13: Dùng giấy nhám chà má phanh

Lưu ý: khi tháo bố ra mà bố mòn quá hoặc đĩa bị mòn, khuyết thì phải báo cho cố vấn dịch vụ báo cho khách hàng để có phương án sửa chữa, thay thế Đối với bố quá mòn thì thay thế và tiến hành vớt đĩa

+ Dùng súng gió xịt cho sạch bụi và dùng bình vệ sinh thắng vệ sinh sạch sẽ +Sau khi chà má phanh và đĩa bằng giấy nhám thì xịt bằng chai vệ sinh thắng

Hình 3.14: Sử dụng chai vệ sinh thắng

Trang 34 + Sau khi hoàn thành tiến hành lắp bố, lắp cùm phanh + Dùng dẻ sạch lau sạch phần mỡ cũ trên heo dầu và chắn bụi + Thoa một lớp mỡ mới lên heo dầu, lắp heo dầu và siết bằng khóa 15 với lực vừa đủ

Hình 3.15 Thoa mỡ vào heo dầu

Trang 35 - Đối với phanh sau (tang trống) chúng ta dùng búa và đồ đóng tang bua

+Kiểm tra cụm xilanh xem có bị chảy dầu ko ( nếu có phải báo cố vấn nói với khách hàng ngay)

+ Sau đó dùng giấy nhám chà tăng bua và bố, dùng súng gió và bình vệ sinh thắng vệ sinh tăng bua và bố thắng

Lưu ý: kiểm ra cuppen xilanh con, khi tháo tăng bua ra mà bố mòn quá hoặc tăng bua, đĩa phanh mòn, khuyết thì báo cho cố vấn dịch vụ báo cho khách hàng để có phương án sửa chữa, thay thế

Trang 36 + Dùng tua vít dẹp tăng lên sao cho tăng bua với bố thắng có khoảng cách nhỏ nhất

Bước 10: Sau khi bảo dưỡng 4 bánh tiến hành hạ cầu khoảng 40cm

- Lắp 4 bánh xe và bắn bulong theo trình tự chéo nhau Kiểm tra bằng cách xoay bánh xe xem độ rơ hay tiếng kêu

Bước 11: Lên cầu vừa tầm quan sát dưới gầm và sửa chữa

Bước 12: Dùng đèn quan sát kiểm tra gầm

- Ống dầu phanh - Bơm xăng - Dây điện - Két nước làm mát

Bước 13: Tiến hành xả dầu động cơ dùng cole(chìa khóa) 13 hoặc tuýt 13

Bước 14: Sau khi xã dầu, dùng giẻ lau sạch dầu nhờn, siết ốc( kiểm tra ốc xem miếng vòng cao su có bị vấn đề gì không)

 Trước tiên dùng vít bake vừa mở 2 tâm che bên hông chỗ lõ nhớt

 Dùng dụng cụ chuyên dụng cảo ba chấu để tháo lọc ( Báo cố vấn dịch vụ để thay thế đúng với loại lọc của xe ) Đổ một lượng dầu vào lọc và lắp lại lọc

Trang 38 Hình 3.18 tháo lọc nhớt

Hình 3.19 Gắn lọc nhớt mới -chú ý: với lọc bằng giấy khi gắn tay phải sạch và tránh đụng vào phần cánh giấy của lọc Nhớ tháo cộng siêu cũ và thay vào cộng siêu mới (khi lắp vào nhớ vặn tay vào trước nếu thấy nhẹ thì vặn tiếp và dùng cần lực 1/2 với tiếp 24 vặn chặt lại 20N)

Bước 16: Kiểm tra lần cuối và tiến hành hạ cầu (kiểm tra kĩ bên dưới trước khi hạ cầu)

Dùng cần lực 3/8 và típ 13 chỉnh 35N vặn lại ốc nhớt (kiểm tra kĩ bên dưới xem có sì nhớt hay gì không, đặc biệt là những chỗ thay nhớt thay lọc vừa nảy trước khi hạ cầu)

Hình 3.20: Kiểm tra lại bulong nhớt

Bước 17: Tháo lọc gió, dùng súng gió làm sạch lọc ( Nếu rách hoặc qua dơ thì báo cho cố vấn dịch vụ báo cho khách hàng để có phương án thay thế )

Bước 18 : Tháo lọc gió máy lạnh, dùng súng gió làm sạch lọc ( Nếu rách hoặc qua dơ thì báo cho cố vấn dịch vụ báo cho khách hàng để có phương án thay thế )

Trang 40 Hình 3.22 lọc gió máy lạnh

Bước 19: Châm nhớt động cơ và kiểm tra mức nhớt

Hình 3.23: Châm nhớt động cơ

Hình 3.24: Kiểm tra mức nhớt

Bước 20: Kiểm tra lại các nắp, ắc quy, nắp châm dầu động cơ, nước rửa kính, bình nước phụ, giắc điện,… đóng nắp capo

Bước 21: Rửa tay sạch sẽ vào xe khởi động động cơ

Bước 22: Dùng đèn kiểm tra toàn bộ xe lần cuối

Bước 23: Lấy cầu và cho xe ra khỏi cầu

Kiểm tra độ dày má phanh

Hình ảnh kiểm tra độ dày má phanh Dùng thước thẳng, đo đô ̣ dày của máphanh đĩa phía trước

Tầm quan trọng của việc thay má phanh đĩa Khi các má phanh đĩa bị mòn, đĩa phanh và phần lưng của má phanh sẽ chạm trực tiếp vào nhau, làm hỏng đĩa phanh

• Có thể xác định được bằng quan sát

Sau mỗi 10,000 km hay 06 tháng

• Chiều dày tiêu chuẩn của má phanh là 11mm, khi chiều dày còn lại của má phanh giảm xuống dưới 1.0 mm ( chiều dày tối thiểu ), hãy thay chúng

Miếng báo mòn má phanh Nó được lắp ở phần lưng của má phanh Khi miếng báo mòn má phanh chạm vào đĩa phanh, nó sẽ tạo ra tiếng kêu để bảo cho lái xe rằng má phanh đã mòn đến giới hạn

Kiểm tra độ dày đĩa phanh

Hình ảnh kiểm tra độ dày đĩa phanh Dùng panme, đo đô ̣ dày của đĩa phanh trước Độ dày tiêu chuẩn 20mm Độ dày nhỏ nhất 18mm Đĩa phanh phải định kì kiểm tra độ dày Đôi khi, má phanh quá mòn (mà không được thay kịp thời) cũng dẫn đến mòn đĩa phanh Má phanh đôi khi cũng có thể bị vênh, việc này dẫn đến xe bị rung khi phanh Má phanh bị vênh có thể được sửa bằng cách đi tiện hoặc doa lại Tất cả các đĩa phanh đều có một độ dày tối thiếu, khi má phanh mòn đến độ dày này thì đĩa phanh cần được thay thế Có thể tìm thất độ dầy tối thiểu của đĩa phanh trong sổ Hướng dẫn sửa chữa.

Cân bằng động bánh xe

 Bước 1: Tháo bánh xe và nắp chụp của bánh xe

 Bước 2: Cho bánh xe lên máy và chọn côn phù hợp với vành bánh xe

 Bước 3: Hạ ván nâng, kiểm tra xoay vài vòng xem bánh xe còn vênh không, gậy những viên đá trên bề mặt bánh xe đồng thời loại bỏ những viên trì cũ của mâm ra

Trang 46 + Bước 4: Bơm cho cho bánh xe loại đó đúng với số kg của hãng (everest sẽ là 2,4-2,5kg)

+ Bước 5: Sau khi bơm hơi bánh xe xong ta đóng mái của máy và bánh xe quay ta chờ cho bánh xe dừng, lúc đó máy sẽ báo khối lượng và vj trí mất cân bằng

+ Bước 6: Làm sạch vị trí mất cân bằng và dán chì cân bằng mâm đúng với số lượng trên màn hình (45g=9 viên chì)

+ Bước 7: kiểm tra lại viên chì đã dính chắc chắn, cho bánh xe quay để kieermm tra, máy báo OK là đã cân bằng xong

Hình 3.31 +Bước 8: : nâng ván nâng lên tháo côn hạ bánh xuống và đóng lại logo cho bánh xe Kết thúc qui trình cân bằng động bánh xe.

Qui trình vệ sinh lạnh( dàn lạnh trước)

+Bước 1: mở học đựng đồ bên phải xe và tháo lọc gió AC ra trước

Trang 49 Hình minh họa +bước 2: tháo 2 giắc bằng nhựa của hộc đựng đồ ra

Hình minh họa +bước 4: tháo giắc của quạt ra trước để tránh làm gãy lúc mở, dùng vít bake cụt để mở 3 con ốc ở dưới đít quạt ra

Trang 50 Hình minh họa +bước 5: tiếp đến vẫn dùng vít bake tháo 2 con ốc 2 bên của điện trở

Trang 51 +bước 6: đổ dung dịch vệ sinh vào máy vệ sinh lạnh và lấy mâm hứng nước xả.

+bước 7: đút ống vệ sinh vào bấm START đợi 100s đầu là WASH, hết 100s giây máy sẽ chế CLEAN (56s) khi hết thời gian máy sẽ tự động ngắt(chú ý lúc vệ sinh làm nhẹ nhàng để tránh làm lủng dàn lạnh)

Trang 52 +bước 8: rút ống vệ sinh ra gắn quạt gắn điện trở gắn giắt của quạtgắn hai giắc nhựa ban đầu của hộc Cuối cùng gắn lại lọc gió AC kết thúc quá trình vệ sinh dàn lạnh trước.

Những bài học rút ra sau quá trình thực tập

 Tiếp cận được các hư hỏng thực tế, xác định đợc các hư hỏng thường gặp và khắc phục: o Cách khắc phục hư hỏng và phương pháp chẩn đoán được học ở trường khi ứng dụng vào thực tế phần nào mang lại hiệu quả, tuy nhiên lại mất khá nhiều thời gian để thực hiện o Mặt khác, việc ứng dụng kinh nghiệm vào việc chẩn đoán lại mang lại hiệu quả công việc cao hơn, tuy nhiên khi rơi vào bế tắc lại không tìm được hướng đi khác linh hoạt hơn o Qua đó, việc kết hợp kiến thức ở trường cùng kinh nghiệm thực tế là hết sức quan trọng, tăng tốc độ xử lý công việc lên rất nhiều Vì vậy, bản thân sinh viên cần bổ sung song song đầy đủ các kiến thức từ lý thuyết đến thực tế thông qua việc cọ sát nhiều hơn nhằm đảm bảo hướng đi cho tương lai

 Trong quá trình làm việc, mục tiếu an toàn luôn là trên hết, luôn cẩn thận trong công việc, đặc biệt là công việc dưới gầm xe cần phải đảm bảo an toàn

 Các chi tiết khi được tháo ra phải sắp xếp, bỏ trong khay ngăn nắp, dụng cụ phải luôn sạch sẽ, luôn có vải lau bên người, nơi làm việc phải luôn được giữ vệ sinh thật tốt

 Trong thời gian làm việc luôn tập trung, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ tốt Thời gian ra vào công ty là phải luôn chấp hành đúng qui định đề ra

 Sau mỗi ngày làm vệc cần phải kiểm tra đồ nghề, sắp xếp ngăn nắp trên giá, vệ sinh nhà xưởng sạch sẽ

 Khi giao, nhận xe luôn có thái độ niềm nở với khách hàng, giải thích rõ các chi tiết khi được sửa chữa, thay thế với khách hàng Trước khi giao xe cho khách hàng càn phải vệ sinh sạch sẽ, rửa xe cho khách

Ngày đăng: 07/07/2024, 15:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Ảnh minh họa - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 1.1 Ảnh minh họa (Trang 9)
Hình 1.2 Khoang sủa chữa chung - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 1.2 Khoang sủa chữa chung (Trang 9)
Hình 1.5 Dung dịch DOC - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 1.5 Dung dịch DOC (Trang 13)
Hình 1.6 Dung dịch BG 44K - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 1.6 Dung dịch BG 44K (Trang 14)
Hình 2.1 Kiểm tra nhớt khi bảo dưỡng ô tô - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 2.1 Kiểm tra nhớt khi bảo dưỡng ô tô (Trang 22)
Hình 2.2: Tháo ốc lọc nhớt - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 2.2 Tháo ốc lọc nhớt (Trang 23)
Hình 2.4: Vệ sinh lọc gió máy lạnh khi bảo dưỡng ô tô - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 2.4 Vệ sinh lọc gió máy lạnh khi bảo dưỡng ô tô (Trang 24)
Hình 2.3: Vệ sinh lọc gió động cơ khi bảo dưỡng ô tô - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 2.3 Vệ sinh lọc gió động cơ khi bảo dưỡng ô tô (Trang 24)
Hình 2.5: Kiểm tra phanh xe khi bảo dưỡng ô tô - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 2.5 Kiểm tra phanh xe khi bảo dưỡng ô tô (Trang 25)
Hình 2.7: Kiểm tra nước rửa kính khi bảo dưỡng ô tô - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 2.7 Kiểm tra nước rửa kính khi bảo dưỡng ô tô (Trang 26)
Hình 2.6: Chuẩn bị mâm dùng để vệ sinh thắng - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 2.6 Chuẩn bị mâm dùng để vệ sinh thắng (Trang 26)
Hình 3.1: Phiếu kiểm tra tình trạng  của hãng - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.1 Phiếu kiểm tra tình trạng của hãng (Trang 32)
Hình 3.2: Di chuyển xe vào vị trí cầu  -Di chuyển xe sao cho xe chính giữa cầu - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.2 Di chuyển xe vào vị trí cầu -Di chuyển xe sao cho xe chính giữa cầu (Trang 33)
Hình 3.3: Đặt cầu vào đúng vị trí - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.3 Đặt cầu vào đúng vị trí (Trang 33)
Hình 3.4: Mở nắp capo và phủ vè - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.4 Mở nắp capo và phủ vè (Trang 34)
Hình 3.5: Kiểm tra cầu xe - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.5 Kiểm tra cầu xe (Trang 35)
Hình 3.8: Kiểm tra sơ bộ tình trạng của phanh  + Kiểm tra đĩa phanh - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.8 Kiểm tra sơ bộ tình trạng của phanh + Kiểm tra đĩa phanh (Trang 37)
Hình 3.9: Kiểm pahanh sau  - Tiến hành tháo phanh - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.9 Kiểm pahanh sau - Tiến hành tháo phanh (Trang 38)
Hình 3.12: Tháo cùm phanh - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.12 Tháo cùm phanh (Trang 39)
Hình 3.13: Dùng giấy nhám chà má phanh - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.13 Dùng giấy nhám chà má phanh (Trang 40)
Hình 3.15 Thoa mỡ vào heo dầu - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.15 Thoa mỡ vào heo dầu (Trang 41)
Hình 3.16: Trống phanh - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.16 Trống phanh (Trang 42)
Hình 3.17: Mở bulong nhớt - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.17 Mở bulong nhớt (Trang 43)
Hình 3.18: Xả nhớt - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.18 Xả nhớt (Trang 44)
Hình 3.19 Gắn lọc nhớt mới - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.19 Gắn lọc nhớt mới (Trang 45)
Hình 3.20: Kiểm tra lại bulong nhớt - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.20 Kiểm tra lại bulong nhớt (Trang 45)
Hình 3.23: Châm nhớt động cơ - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.23 Châm nhớt động cơ (Trang 47)
Hình 3.24: Kiểm tra mức nhớt - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
Hình 3.24 Kiểm tra mức nhớt (Trang 48)
Hình ảnh kiểm tra độ dày đĩa phanh - Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty Ô tô bến thành ford
nh ảnh kiểm tra độ dày đĩa phanh (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w