1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG.Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm người đánh giá mức độ dễ đọc của fontchữ được sử dụng trên báo mạng điện tử Lào Cai...44Biều đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Nguyễn Quỳnh Anh

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN CỦA BÁO MẠNGĐIỆN TỬ LÀO CAI HIỆN NAY (KHẢO SÁT TỪ 5/2023 -5/2024)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Trang 3

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng sử dụng đa phươngtiện của Báo mạng điện tử Lào Cai hiện nay” là công trình nghiên cứu của

riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS.Trần Thị Vân Anh (1979) (Học viện Báo chívà Tuyên truyền) Các số liệu thống kê và trình bày trong khóa luận đều là trungthực và chính xác Kết quả nghiên cứu được trong khóa luận tốt nghiệp của tôicũng chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về khóa luận tốt nghiệp của mình!

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2024

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Quỳnh Anh

Trang 4

Lời cảm ơn

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến T.S Trần ThịVân Anh (1979) Trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cô đãgiúp em gợi ý và lựa chọn đề tài cũng như là cung cấp cho em những nhiều gợiý và ý kiến có giá trị để em cải thiện và hoàn thiện tác phẩm của mình tốt hơn.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn bộ tập thể của báo Lào Cai Các ôngbà, cô chú anh chị phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của báo đã luôn nhiệttình quan tâm giúp đỡ em hết mình để em có thể hoàn thành trọn vẹn khóa luậnvới đề tài: “Thực trạng sử dụng đa phương tiện trên báo mạng điện tử Lào Caihiện nay (khảo sát từ 5/2023 - 5 -2024)”

Lời cuối, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, thầy cô và bạn bè đã luôn ởbên động viên khuyến khích và giúp đỡ em khi em gặp khó khăn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2024

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Quỳnh Anh

Trang 5

Danh mục các hình ảnh sử dụng trong khóa luận

Hình 1.1 Times New Roman là Font chữ Serif phổ biến nhất hiện nay 11Hình 1.2 Arial là Font chữ Sans Serif được sử dụng phổ biến 11Hình 1.3 Bài viết có tiêu đề: “Inside Biden’s Broken Relationship WithMuslim and Arab American Leaders” của tờ báo New York Times sử dụnghoàn toàn bằng font chữ Serif 12Hình 1.4, 1.5 Bài viết có tiêu đề: “Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XIII” của báo Quân đội nhân dân sử dụnghoàn toàn bằng font chữ Serif 13Hình 1.6, 1.7 Phần text trong bài viết: “Quy định về đất tôn giáo theo Luậtđất đai” của tờ báo Lao Động sử dụng hoàn toàn bằng font chữ Sans Serif 14Hình 1.8 Phần text trên bài viết “Nỗi lòng người mẹ chạy án cho con” củabáo VnExpress thì sử dụng font chữ Serif cho phần Tít còn phần nội dungdùng font chữ Sans Serif 15Hình 1.9 Hình ảnh tĩnh trong một bài viết của trang báo VTC News đứngđộc lập so với phần văn bản 17Hình 1.10 Hình ảnh tĩnh kết hợp các yếu tố khác như văn bản và đồ họatrong một bài viết trên báo Dân Việt 17Hình 1.11 Hình ảnh tĩnh làm đường dẫn trong bài viết: “Nỗi đau của ngườimẹ có con trai bốn lần hầu tòa” của báo Dân Việt 18Hình 1.12 Slide show trong bài viết có tiêu đề: “Bảo tàng Dân tộc học ViệtNam – Điểm đến văn hóa ở Hà Nội” của báo Vietnam Plus 21Hình 1.13: Bảng thống kê điểm trung bình của các thí sinh dự thi môn VậtLý tại kỳ thi THPT Quốc gia 2023 được lấy từ bài viết: “Phổ điểm các mônthi tốt nghiệp THPT 2023” của báo Tuổi trẻ 23

Trang 6

Hình 1.14 Biểu đồ đường trong bài viết “Vĩnh Phúc vượt khó duy trì đàtăng trưởng kinh tế tháng 4” của Tạp chí Kinh tế và Dự báo 23Hình 1.15 Biểu đồ cột thống kê về các yếu tố ảnh hưởng Sản xuất kinhdoanh của các Doanh nghiệp quý I/2024 lấy từ Tổng cục Thống kê đượcTạp chí Kinh tế và Dự báo sử dụng 24Hình 1.16 Báo Dân trí sử dụng bản đồ chiến sự Ukraine tại Slobozhansktrong bài viết có tiêu đề: “Chiến sự Ukraine 13/5: Nga chiếm 160km2 lãnhthổ sau 3 ngày tấn công” để minh họa cho nội dung muốn đề cập 25Hình 1.16 Một phần của infographic có tiêu đề: “Cuộc đua thị phần ô tôđầu 2024 tại Việt Nam” của báo VnExpress 27Hình 1.17: Một video minh họa cho nội dung bài viết “Chuyện của Đảngviên dân tộc Dao gặp được Bác Hồ” của Báo Lào Cai 29Hình 1.18: Video có tiêu đề: “Đậm đà màu sắc văn hóa tại đêm chung kếthội thi văn nghệ Việt - Trung 2024” là một video đứng độc lập của báoThanh niên 29Hình 1.19 Video có tiêu đề: “Tính năng điều khiển trên Iphone bằng mắt cógì độc lạ” của báo Tuổi trẻ cho phép độc giả tự lựa chọn độ phân giải phùhợp 31Hình 1.20 Phần bình luận bên dưới của bài viết: “Ủy ban Kinh tế: Đề nghịChính phủ làm rõ việc các ngân hàng thương mại lãi lớn” của báoVietnamnet 32Hình 1.21 Phần bình luận bên dưới của bài viết: “Vụ viết đơn xin không thilớp 10: Cách làm cần chấn chỉnh!” của báo Dân trí 33Hình 1.22 Bài viết có tiêu đề: “Trạng Bùng là ai” là một hình thức trả lờicâu hỏi giải đố của báo VnExpress 33Hình 1.23 Video phát trực tiếp về: “Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứunạn, cứu hộ cấp tỉnh” trên fanpage facebook báo Lào Cai 34

Trang 7

Hình 2.1 Giao diện mới được thiết kế của báo mạng điện tử Lào Cai hiệnnay từ năm 4/2023 đến nay 39Hình 2.2 Thống kê xếp hạng trung bình của báo mạng điện tử Lào Cai trêntrang similarweb.com trong Việt Nam và trên thế giới 39Hình 2.3 Thống kê lượt người truy cập của trang web trong ba tháng gầnnhất 40Hình 2.4 Bài viết có tiêu đề: “Lào Cai có 2 đội viên đạt Giải thưởng KimĐồng năm 2023 - 2023” sử dụng font chữ Sans Serif cho phần text 44Hình 2.5, 2.6 Ảnh tĩnh được thiết kế kế hợp với các yếu tố đa phương tiệnkhác như văn bản trong một số tin bài trên báo mạng điện tử Lào Cai 48Hình 2.7 Độc giả có thể nhấn vào nút chuyển tiếp để tự động chuyển sangảnh tiếp theo 50Hình 2.8 Nút pause có tác dụng giúp tấm ảnh tự động di chuyển sau mộtkhoảng thời gian 51

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG.

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm người đánh giá mức độ dễ đọc của fontchữ được sử dụng trên báo mạng điện tử Lào Cai 44Biều đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm các tin bài theo dung lượngchữ trên báo mạng điện tử 45Bảng 2.1 Thống kê sử dụng ảnh tĩnh trong các tin bài tự sản xuất trong 1năm của báo mạng điện tử Lào Cai 46Bảng 2.2 Bảng thống kê trung bình số tin ảnh và phóng sự được đăng tảitrong một tháng của ba tờ Báo: Báo mạng điện tử Lào Cai, Báo Hà Giangvà Báo Yên Bái 47Hình 2.5, 2.6 Ảnh tĩnh được thiết kế kế hợp với các yếu tố đa phương tiệnkhác như văn bản trong một số tin bài trên báo mạng điện tử Lào Cai 48Bảng 2.3 Bảng thống kê số lượng tin bài sử dụng ảnh tĩnh có thiết kế trongsố các tin bài tự khai thác của báo mạng điện tử Lào Cai theo từng chuyênmục 48Biểu đồ 2.3: Đánh giá của độc giả về chất lượng hình ảnh tĩnh được sửdụng trong các tin bài của báo mạng điện tử Lào Cai qua 4 mức độ theophần trăm 50Bảng 2.4: Tỷ lệ phần trăm số lượng tin bài có sử dụng yếu tố đồ họa so vớisố lượng tin bài tự khai thác của báo mạng điện tử Lào Cai 52Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ phần trăm đánh giá mức độ hấp dẫn của chuyên mụcpodcast 58Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ phần trăm người lựa chọn yếu tố đa phương tiện đượccho là hấp dẫn nhất trên Báo mạng điện tử Lào Cai 61Biểu đồ 2.6 Bảng thống kê khảo sát những yếu tố đa phương tiện cần đượccải thiện của báo mạng điện tử Lào Cai 64

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Báo mạng điện tử là loại hình báo chí mới ra đời nhưng nó lại mang nhiều ưuđiểm vượt trội hơn so với báo in và báo phát thanh Một trong những đặc điểm nổibật nhất của báo mạng điện tử là tính đa phương tiện khi có khả năng tích hợp nhiềucác phương tiện truyền tải thông tin gồm: văn bản chữ viết (text), hình ảnh tĩnh (stillimage), hình ảnh động (animation), đồ hoạ (graphic), âm thanh (audio), video và cácchương trình tương tác đến người đọc Điều này không chỉ thu hút độc giả bởi ở nộidung của chúng truyền tải giống như các loại hình báo chí khác mà còn nằm ở cáchchúng ta truyền đạt những nội dung đó đến cho công chúng Chính vì vậy, báo mạngđiện tử sẽ luôn là một loại hình báo chí chiếm ưu thế trong tương lai, đặc biệt khichúng ta đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0.

Hiện nay, không chỉ các trang báo mạng lớn ở những tỉnh thành phố trung ươngnhư Hà Nội, TP Hồ Chí Minh chú trọng yếu tố đa phương phương tiện sử dụng trongbài viết, mà các trang báo mạng ở địa phương cũng đang có những bước chuyểnmình phù hợp để bắt kịp với xu thế của thời đại Đội ngũ nhân lực ở tòa soạn báo củanhiều địa phương được đào tạo và nâng cao những kĩ năng sử dụng đa phương tiện,kết hợp với việc những bài đăng trên các trang báo mạng cũng đa dạng phong phú vàchau chuốt hơn về cách truyền tải nội dung.

Từ khi ra đời đến nay, báo Lào Cai đã trải qua hơn 60 năm phát triển và nằmtrong số những tờ báo có vai trò quan trọng trong hệ thống báo chí cả nước, đồng thờichiếm vị trí không thể thiếu trong hệ thống truyền thông địa phương Lào Cai Tuynhiên, báo mạng điện tử Lào Cai lại khá “trẻ” khi mới ra đời từ năm 2007 và đangtừng bước trở thành nguồn thông tin chính thức và phổ biến tại Lào Cai, phản ánh đờisống, văn hóa và các sự kiện diễn ra trong cộng đồng toàn tỉnh Điều này đồng nghĩavới việc đối mặt với những thách thức khi nhu cầu của người đọc trong thời đại côngnghệ ngày càng cao cùng với sự cạnh tranh của nhiều trang báo mạng điện tử kháctrong nước Để thích ứng với người dùng hiện đại, đặc biệt là với thế hệ trẻ, việc sửdụng các yếu tố đa phương tiện trong một bài viết trên báo mạng không chỉ tăng tínhhấp dẫn và tương tác mà còn giúp giữ chân và thu hút nhiều độc giả mới.

Trang 10

Từ đó có thể thấy, việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng sử dụng đa phươngtiện trên báo mạng điện tử tại Lào Cai là cấp thiết, giúp đội ngũ nhân lực của tòa soạnbáo nắm bắt xu hướng và phát triển phù hợp với nhu cầu của độc giả hiện đại.

2 Các công trình nghiên cứu trước đó ở Việt Nam

- Trong luận văn thạc sĩ báo chí học Khai thác các yếu tố đa phương tiện ở báođiện tử chính phủ hiện nay của tác giả Phạm Tiên Dung, Học viện Báo chí và Tuyên

truyền, Hà Nội 2016 tập trung nghiên cứu, khai thác các yếu tố đa phương tiện củabáo điện tử chính phủ hiện nay.

- Hình ảnh cho báo mạng điện tử, Th.S Vũ Thế Cường, Đề tài khoa học cấp cơ

sở, Khoa Phát thanh truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, Hà Nội năm2015 khai thác một trong những yếu tố đa phương tiện là yếu tố hình ảnh.

- Trong cuốn sách: Báo mạng điện tử và phương pháp sáng tạo, Tác giả: TS

Nguyễn Trí Nhiệm và TS Nguyễn Thị Trường Giang, có đề cập đến 3 yếu tố đaphương tiện của báo mạng điện tử là video, ảnh và âm thanh nhưng chưa đề cập đếncác yếu tố khác như văn bản và đồ họa.

- Video trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát Vietnam.net, VnExpress.net,Tuoitre.vn, Baocaobang.vn), tác giả Nguyễn Hà Thủy Mĩ, Luận văn Thạc sĩ Báo chí

học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội 2015 đi sâu vào phân tích yếu tốvideo của báo mạng điện tử thông qua khảo sát của 4 tờ báo Vietnamnet, VnExpress,Tuổi trẻ và Báo Cao Bằng.

- Tổ chức sản xuất đồ họa trên báo mạng điện tử hiện nay, tác giả Nguyễn

Trang Ngân, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, HàNội, 2022, tập trung vào yếu tố tổ chức sản xuất đồ họa trên báo mạng điện tử

- Thực trạng tổ chức ứng dụng thông tin đồ họa trên báo mạng điện tử ở ViệtNam (khảo sát Vietnam.net, NewZing.vn, Danviet.vn); tác giả Vũ Hồng Anh, chuyên

ngành Báo mạng điện tử, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2022 cũng đisâu vào yếu tố đồ họa trên báo mạng điện tử thông qua khảo sát ba tờ báoVietnamnet, Newzing và Dân Việt.

Trang 11

- Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (Khảo sát Vietnamnet vàVnExpress từ tháng 5/2005 - 5/2006), tập trung vào yếu tố tương tác trên báo mạng

điện tử thông qua khảo sát tờ báo VietNamNet và Vn Express.

Như vậy có thế thấy rằng ở Việt Nam đã có không ít những luận văn, giáo trình

nghiên cứu liên quan đến: Sử dụng các yếu tố đa phương tiện trên báo mạng điện tử,

tuy nhiên hầu hết các khóa luận và luận văn, giáo trình này mới chỉ chú trọng vàophân tích chuyên sâu một trong những yếu tố đa phương tiện trên báo mạng điện tử(ảnh, video, đồ họa, ) còn chưa tập trung nhiều vào các yếu tố đa phương tiện quan

trọng khác như text (văn bản), âm thanh,, Việc khảo sát các tờ báo cũng chỉ dừng lại

ở những tờ báo mạng điện tử nổi tiếng và phổ biến như VnExpress, Vietnamnet, DânViệt, Tuổi trẻ mà chưa có những khảo sát về những tờ báo mạng điện tử của địaphương

3 Mục đích nghiên cứu

Dựa trên việc xem xét các công trình nghiên cứu trước đó tại Việt Nam và nhận

thức về tính cấp thiết của đề tài, người viết xin phép được nêu rõ về "Thực trạng sửdụng các yếu tố đa phương tiện của báo mạng điện tử Lào Cai hiện nay" Mục đích

của việc này là để làm sáng tỏ tình hình sử dụng đa phương tiện trong báo Lào Cai, từđó phân tích các thuận lợi, khó khăn và hạn chế liên quan đến việc sử dụng các yếu tốđa phương tiện Đồng thời, người viết cũng xin đề xuất những giải pháp để thúc đẩyvà tận dụng hiệu quả các tính năng đa phương tiện của tờ báo này, nhằm phát huynhững thế mạnh và nâng cao chất lượng của tờ báo.

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Những yếu tố đa phương tiện trên báo mạng điện tử của Lào Cai.

Trang 12

Khóa luận sẽ sử dụng phương pháp luận là các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, các tài liệutrích dẫn đáng tin cậy khác.

5.2 Phương pháp nghiên cứu dự kiến:

- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, tài liệu: Người viết xin phép

dựa trên các tài liệu, giáo trình, sách, công trình nghiên cứu của những tác giả đitrước, để từ đó tiến hành xác lập cơ sở lý luận phục vụ cho đề tài.

- Phương pháp thống kê: Người viết sẽ tiến hành thống kê, khảo sát các bài tin

bài được đăng tải trên báo mạng điện tử Lào Cai trong phạm vi từ tháng 5/2023 5/2024 từ đó đưa ra những dữ liệu về tần suất xuất hiện, mức độ phát triển, chấtlượng, hiệu quả của việc sử dụng đa phương tiện trên báo nay.

Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân

tích, khảo sát thực tế sử dụng đa phương tiện trên báo mạng điện tử trong vòng 1 năm(từ 5/2023 - 5/2024) và sau đó tổng hợp rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Người viết đã tiến hành phỏng vấn sâu phó tổng

biên tập và một số phóng viên, biên tập viên của tòa soạn báo nhằm hiểu rõ hơn vềtình hình thực tế của tòa soạn.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:

6.1 Ý Nghĩa lý luận:

Khóa luận giúp bổ sung và mở rộng lý thuyết về thực trạng sử dụng đa phươngtiện trong báo mạng điện tử nói chung, thực trạng sử dụng đa phương tiện trên báomạng điện tử nói riêng trên báo mạng điện tử.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc khảo sát thực trạng sử dụng đa phương

tiện trên Báo mạng điện tử Lào Cai hiện nay, khóa luận là tài liệu tham khảo giúp choBáo mạng điện tử Lào Cai giúp phát huy những thế mạnh và khắc phục tồn tại cònhạn chế của tờ báo, từ đó có thể cải thiện nâng cao chất lượng của tờ báo địa phươngnày.

7 Kết cấu khóa luận:

Kết cấu khóa luận có ba phần:

Trang 13

Chương 1 Lý luận về thực trạng sử dụng đa phương tiện trên báo mạng điện tử.Chương 2: Thực trạng sử dụng đa phương tiện ở báo mạng điện tử Lào Caihiện nay

Chương 3: Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm phát huy những thếmạnh của việc sử dụng đa phương tiện trên báo mạng điện tử và khắc phục khókhăn.

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đa phương tiện trên báo mạngđiện tử

1.1 Các khái niệm có liên quan

1.1.1 Khái niệm sử dụng

Theo từ điển tiếng Việt sử dụng trong từ điển tiếng Việt có nghĩa là lấy (một sựviệc, sự vật) làm phương tiện để phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó

1.1.2 Khái niệm đa phương tiện

- Đa phương tiện

Trang 14

Từ điển Oxford: Trong từ điển Oxford của Anh, multimedia – đa phương tiện

có nghĩa là việc sử dụng nhiều hơn một loại phương tiện (đặc biệt là audio, video vàcác chương trình tương tác) để truyền thông.

Trong ấn bản đầu tiên về đa phương tiện của nhà xuất bản McGraw Hill có đưa

ra khái niệm: “Đa phương tiện là bất kỳ sự kết hợp của văn bản, đồ họa nghệ thuật,âm thanh, hình ảnh động và video được phân phối bởi máy tính”.

Trong cuốn sách nổi tiếng về Đa phương tiện: “Multimedia – Making it work"tạm dịch: Đa phương tiện – làm cho nó hoạt động) được tái bản đến lần thứ 8, tác giả

Tay Vaughan đưa ra khái niệm: “Đa phương tiện là bất kỳ sự kết hợp giữa văn bản,nghệ thuật, âm thanh, hình ảnh động, video được truyền tải, phân phối tới người xembằng máy tính hoặc qua các phương tiện điện tử hay số hóa".

Ở góc độ viễn thông, công nghệ thông tin, PGS.TS Đỗ Trung Tuấn định nghĩa:

“Đa phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều dạng phương tiệnchuyển hoá thông tin và các tác phẩm từ các kỹ thuật đó”.

Trong cuốn Multimedia Technologies, tác giả Ashok Banerji cho rằng: “Khiđược sử dụng như một danh từ: Đa phương tiện đề cập đến công nghệ và các thiếtbị, các phương tiện truyền thông Đó là việc sử dụng kết hợp các hình thức khácnhau của các phương tiện truyền thông âm thanh và hình ảnh như: văn bản, đồ hoa,hoạt hình, âm thanh và video; Khi sử dụng như một tính từ: Đa phương tiện mô tả sựtrình bày liên quan đến việc sử dụng nhiều phương tiện truyền thông cùng một lúc”.

PGS, TS Nguyễn Văn Dững cho rằng: “Đa phương tiện chính là khả năng kếthợp các tài liệu văn bản, hình ảnh, âm nhạc, video, hình động và tài liệu in ấn có thểđược sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau nhằm “thay đổi” sự chú ý và truyền đạt mộtcách có hiệu quả thông điệp của bạn”.

Từ những nhận định trên, có thể hiểu Đa phương tiện (Multimedia) là các cáchtruyền tải bằng nhiều phương tiện khác nhau như văn bản (text), ảnh tĩnh, ảnh động,đồ họa (infographic), video, âm thanh, các chương trình tương tác (interactiveprogram), đến người độc giả để nhằm gây sự chú ý, tăng độ hấp dẫn, đảm bảo độtin cậy, chân thực, khách quan và nâng cao tính thuyết phục trong chuyển tải thôngđiệp”.

Trang 15

1.1.3 Khái niệm báo mạng điện tử

Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loạihình báo chí mới này như: báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (OnlineNewspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper) vàbáo mạng điện tử.

Báo điện tử (Electronic Journal) là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta Nó

gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo in phát hành trên mạng Internet, ví dụ như QuêHương điện tử, Nhân Dân điện tử, Lao Động điện từ Ngay trong các văn bản phápquy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử” Trong Nghị định55/2001/NĐ-CP ngày 23-8-2001 của Chính phủ về quản lý và cung cấp dịch vụInternet, ở Điều 12 có ghi: “Dịch vụ thông tin trên Internet là một loại hình dịch vụứng dụng Internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử),phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử kháctrên Internet” Trong Điều 3, Chương 1 của Luật số 12/1999/QH10 ngày 12-6-1999về sửa đối bổ sung một số điều của Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28-12-1989 cũng có ghi thuật ngữ “báo điệntử” (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộcthiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” để chi loại hình báo chí này.

Tuy nhiên, khái niệm này có nghĩa rất chung chung, dễ gây nhầm lẫn vì nókhông giúp hiểu rõ đặc điểm của loại báo phát hành trên mạng và có thời gian thuậtngữ này còn chỉ cả báo phát thanh và báo truyền hình.

Báo trực tuyến (Online Newspaper) là khái niệm được sử dụng đầu tiên ở Mỹ và

đã trở thành cách gọi của quốc tế Thuật ngữ “trực tuyến” (online) trong các từ điểntin học được dùng để chỉ trạng thái của một máy tính khi đã kết nối với mạng máytính và sẵn sàng hoạt động Tuy nhiên thuật ngữ này gắn với tin học nhiều hơn.

Báo mạng (Cyber Newspaper) là cách gọi tắt của báo mạng Internet Đây là

cách gọi không mang tính khoa học vì nó không rõ nghĩa, không đầy đủ, dễ làm hiểusai bản chất của thuật ngữ Bởi Internet là mạng của các mạng (A network ofnetworks), dưới nó còn rất nhiều loại mạng như mạng nội bộ của các tổ chức, các

Trang 16

công ty, các chính phủ Gọi tắt như thế sẽ không xác định rõ ràng ranh giới giữakhái niệm “mạng” và “mạng Interneť”.

Báo Internet (Internet Newspaper) cũng là khái niệm được sử dụng khá rộng rãi.

Theo TS Thang Đức Thắng - Tổng biên tập báo VnExpress thì đây là tên gọi chínhxác nhất, cho phép hiểu rõ ràng đặc trưng của loại hình báo chí này Qua thực tiễnhoạt động trong ngành, rất nhiều người đã đồng tình với cách gọi trên Tuy nhiên,thuật ngữ này cũng dễ dẫn người ta đến sự nhầm lẫn: tất cả các trang web có mặt trênInternet đều là báo Internet Trên thực tế, một tờ - báo phát hành trên mạng đúng làmột trang web nhưng không phải trang web nào cũng là tờ báo Mặt khác, cách gọinày chưa thật Việt hóa Người Việt Nam quen dùng từ Internet là mạng.

Năm 2003, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có cuộc thảo luận giữa các cánbộ nghiên cứu giảng dạy ngành truyền thông đại chúng và thống nhất tên gọi là báomạng điện từ; tức là báo điện tử tồn tại, phát triển và quảng bá trên mạng Internet

Có thể kết luận, có nhiều cách gọi khác nhau về loại hình báo chí này, tuy nhiêntrong khuôn khổ của luận văn, người viết xin sử dụng thuật ngữ “báo mạng điện tử”vì thuật ngữ cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất, đặc trưng của loại hìnhbáo chí này: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, phi định kỳ, khảnăng truyền tải thông tin không hạn chế, Đồng thời đây cũng là sự kết hợp các têngọi có nội dung riêng biệt như: báo, mạng, điện tử Chính vì vậy, tên gọi này thỏamãn được các yếu tố: Việt hóa, đặc trưng khu biệt của loại hình báo chí mới, khắcphục được sự "thiếu" về nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai….

1.1.4 Sử dụng đa phương tiện trên báo mạng điện tử

Sử dụng đa phương tiện ở đây có thể hiểu là một chủ thể khách quan đang

dùng các cách truyền tải bằng nhiều phương tiện khác nhau như văn bản (text), ảnhtĩnh, ảnh động, đồ họa (infographic), video, âm thanh, các chương trình tương tác(interactive program), đến người độc giả để gây sự chú ý, tăng độ hấp dẫn, đảmbảo độ tin cậy, chân thực, khách quan và nâng cao tính thuyết phục trong chuyển tảithông điệp”.

Trang 17

1.2 Vai trò của việc sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử

Giúp độc giả trải nghiệm và tiếp nhận thông tin một cách đa dạng và đachiều: Với việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện trên các tác phẩm điện tử, thay vì

chỉ có thể đọc thông tin qua văn bản hay hình ảnh thể hiện trong các tác phẩm báo intruyền thống thì với một sản phẩm báo mạng điện tử tích hợp các yếu tố đa phươngtiện, độc giả không những được đọc mà còn có thể được nghe, được xem hoặc đượctương tác trực tiếp với tờ báo qua những phương tiện như video, âm thanh, cácchương trình tương tác hay ảnh động, từ đó đưa trải nghiệm của độc giả lên một tầmcao mới Những đoạn âm thanh, video có trong các tác phẩm như đưa người đọctham gia trực tiếp vào quá trình diễn ra của sự vật, sự kiện mà những yếu tố như vănbản và ảnh tĩnh không thể diễn tả hết

Với việc sử dụng các chương trình tương tác trong các tác phẩm báo mạng điệntử (như các bài khảo sát, trực tiếp bình luận, tham gia các chương trình giao lưu trựctuyến, ) mà phóng viên tòa soạn và độc giả giờ đây có thể tương tác qua lại lẫn nhauchứ không còn tiếp nhận thông tin “một chiều” như trước Phóng viên, tòa soạn báomang thông tin đến cho độc giả, độc giả tiếp nhận thông tin và phản hồi, trao đổi trựctiếp với phóng viên và tòa soạn báo hoặc các độc giả cũng có thể trao đổi với nhaungay dưới thông tin đang được đề cập.

Làm tăng tính thuyết phục của thông tin, giúp độc giả hiểu, dễ tiếp nhận hơn:

Nhờ việc sử dụng kết hợp các yếu tố đa phương tiện mà thông tin được đưa ratrên các tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay có tính chân thực và thuyết phục caohơn nhiều so với báo in Chỉ cần có một đoạn âm thanh ghi âm lại lời phỏng vấn củanhân vật hay một đoạn video về sự việc, sự kiện có thể là bằng chứng tuyệt vời chonội dung được đề cập trong một tác phẩm Người đọc cũng không phải vất vả tưởngtượng mà có ngay lập tức hiểu được thông tin đang được nhắc tới trong bài viết.

Giúp rút ngắn thời gian truyền tải thông tin đến độc giả

Thông tin được truyền tải qua các yếu tố đa phương tiện có thể giúp cô đọng vàrút ngắn dung lượng của tác phẩm Thay vì những đoạn văn bản lê thê nhàm chán,giờ đây những phần thông tin đồ họa hay video rút ngắn thông tin của chúng xuống,

Trang 18

làm cho thời gian tiếp nhận thông tin của độc giả nhanh hơn, tiết kiệm được nhiềuthời gian hơn.

1.3 Các yếu tố của đa phương tiện trên báo mạng điện tử

1.3.1 Văn bản (Text)

Trong một tác phẩm báo mạng điện tử, văn bản luôn là yếu tố không thể thiếudo bản thân nó có khả năng truyền tải đầy đủ và trọn vẹn những nội dung thông điệpvà thường được dùng để thể hiện nội dung chính, dẫn dắt bài báo và được kết hợp vớihình ảnh tĩnh, đồ họa để tăng tính hấp dẫn, chân thực của thông tin

Một tác dụng quan trọng khác của văn bản được dùng để chú thích, bổ trợ, cungcấp, làm rõ nội dung thông tin cho các đoạn video, hình ảnh, đồ họa…

Để có được một tác phẩm báo chí thu hút người đọc, việc sử dụng font chữ, kiểuchữ và cỡ chữ phù hợp cũng như căn chỉnh khoảng cách độ dài các con chữ sao chohợp lý cũng vô cùng quan trọng Đối với hệ chữ Latin, tuy có hàng ngàn font chữkhác nhau nhưng chủ yếu được phân ra thành hai loại font chữ là Serif và Sans Serif:

- Font chữ Serif (Font chữ có chân)

Serif là những loại font chữ có những đường thẳng hoặc những nét nhỏ đượcgắn vào những nét chính của một con chữ Thông thường, những font chữ Serif sẽmang lại cảm giác trang trọng, cổ điển Đây cũng là loại font chữ được sử dụng phổbiến trong văn bản Một số kiểu chữ Serif phổ biến hiện nay là Times New Roman,Georgia, Garamond.

Hình 1.1 Times New Roman là Font chữ Serif phổ biến nhất hiện nay.

- Sans serif (Font chữ không có chân)

Đối lập với Serif, Sans Serif là tên gọi chung cho những Font chữ không cónhững nét hay đường thẳng thêm vào những nét chính Đây là loại font chữ mang đặc

Trang 19

tính tối giản, hiện đại, năng động hơn so với font chữ Sans Serif Một số font chữ Sanserif phổ biến có thể kể đến như là Arial, Calibri, Helvetica (hình 1.2):

Hình 1.2 Arial là Font chữ Sans Serif được sử dụng phổ biến.

Tùy theo phong cách và đối tượng người đọc của từng tòa soạn báo hướng đếnmà các tờ báo mạng điện tử hiện nay đều sẽ chọn một trong hai kiểu font chữ Serif hoặc Sans Serif để sử dụng hoặc kết hợp linh hoạt cả hai để trình bày trong các bàiviết của mình.

Ví dụ:

Hình 1.3 Bài viết có tiêu đề: “Inside Biden’s Broken Relationship With Muslimand Arab American Leaders” của tờ báo New York Times sử dụng hoàn toàn

bằng font chữ Serif.

Trang 20

Hình 1.4, 1.5 Bài viết có tiêu đề: “Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XIII” của báo Quân đội nhân dân sử dụng hoàn

toàn bằng font chữ Serif

Trang 21

Hình 1.6, 1.7 Phần text trong bài viết: “Quy định về đất tôn giáo theo Luật đấtđai” của tờ báo Lao Động sử dụng hoàn toàn bằng font chữ Sans Serif.

Trang 22

Hình 1.8 Phần text trên bài viết “Nỗi lòng người mẹ chạy án cho con” của báoVnExpress thì sử dụng font chữ Serif cho phần Tít còn phần nội dung dùng font

chữ Sans Serif.

Việc tính toán, xác định sử dụng font chữ Serif hay Sans Serif trong những bàiviết của từng tòa soạn báo rất quan trọng vì nó góp phần lớn vào tăng hiệu quả thịgiác Cho dù là font chữ Sans Serif hay Serif, thì các bài viết trên các tờ báo mạngđiện tử nổi tiếng hiện nay đều hướng đến những đặc điểm như: tính dễ đọc, ít gâymỏi mắt và gây thu hút độc giả

Ngoài font chữ ra, việc lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp vô cùng quan trọng trongviệc sử dụng yếu tố văn bản Tùy theo từng thành phần cấu thành một bài báo như tít,sapo, nội dung, chú thích trong một bài báo mà mỗi tòa soạn báo sẽ thống nhất trongviệc sử dụng cỡ chữ khác nhau Gần như toàn bộ các phần tít lớn của bài báo đềuđược sử dụng một cỡ lớn nhất, khác biệt hoàn toàn với các phần còn lại nhằm nhấnmạnh Ngược lại, những phần chú thích những yếu tố đa phương tiện khác như ảnhtĩnh, đồ họa hay video thường có cỡ chữ nhỏ hơn nhiều so với ba phần còn lại

Một khía cạnh khác cũng cần quan tâm đó chính là dung lượng văn bản (số chữ)trong một tác phẩm Dung lượng văn bản dài hay ngắn phụ thuộc vào thể loại tácphẩm mà phóng viên thể hiện Đối với những tin vắn, tin tường thuật thông báo, nênhạn chế sử dụng nhiều dung lượng chữ để độc giả có thể dễ dàng nắm bắt các ý

Trang 23

chính Còn đối với những thể loại như phóng sự, phản ánh, phỏng vấn, dung lượngvăn bản trên các tác phẩm báo mạng điện tử có thể dài hơi hơn, tùy thuộc vào nănglực viết bài của các phóng viên Tuy nhiên chúng ta cần phải chú ý thiết kế và kếthợp chúng với các yếu tố đa phương tiện khác như video, ảnh tĩnh, để giúp côngchúng không cảm thấy quá mệt mỏi với những đoạn văn bản dài nhàm chán.

1.3.2 Hình ảnh tĩnh (still image)

Ảnh tĩnh được hiểu là những hình ảnh thể hiện một nội dung cố định nào đó.Đây là một thành phần đa phương tiện được dùng rất nhiều trong các tác phẩm trênbáo mạng điện tử vì công chúng có xu hướng tiếp nhận thông tin qua những hình ảnhnhanh hơn nhiều so với các yếu tố yếu tố văn bản Nhiều khi chỉ cần một hoặc mộtvài bức ảnh, độc giả có thể nhận biết ngay được những sự kiện, sự việc đang đượcnhắc đến thay vì phải thật vất vả hình dung ra những vấn đề mà bài báo đó mô tả.

Ảnh tĩnh trên báo mạng điện tử có thể đứng độc lập, cũng có thể kết hợp với cácyếu tố đa phương tiện khác như text hay đồ họa, hoặc được dùng làm đường dẫn tớicác phần nội dung khác Nó vừa là yếu tố làm tăng tính xác thực của các thông tinvừa là công cụ giúp mắt công chúng được nghỉ ngơi, thoải mái hơn khi tiếp nhậnnhững văn bản dài

Ví dụ:

Trang 24

Hình 1.9 Hình ảnh tĩnh trong một bài viết của trang báo VTC News đứng độclập so với phần văn bản.

Hình 1.10 Hình ảnh tĩnh kết hợp các yếu tố khác như văn bản và đồ họa trongmột bài viết trên báo Dân Việt.

Hình 1.11 Hình ảnh tĩnh làm đường dẫn trong bài viết: “Nỗi đau của người mẹcó con trai bốn lần hầu tòa” của báo Dân Việt.

Khi sử dụng ảnh tĩnh trên một tác phẩm báo mạng điện tử, chúng ta phải chú

trọng đến một số yếu tố như: nội dung hình ảnh thể hiện lẫn chất lượng hình ảnh,dung lượng hình ảnh, định dạng và số lượng của hình ảnh trong bài viết

Trang 25

- Nội dung hình ảnh: trong tác phẩm báo mạng điện tử, hình ảnh phải đảm bảo

có thông tin rõ ràng, phù hợp với nội dung được đề cập và làm nổi bật chủ thể đượcnhắc đến

- Chất lượng hình ảnh: Chúng ta cần phải xem xét một số yếu tố như:

+ Độ phân giải: Độ phân giải xác định mức đo chi tiết của ảnh, được đo

bằng số lượng điểm ảnh trong mỗi inch (dpi dots per inch) hoặc pixel trên chiều rộngvà chiều cao của hình ảnh Độ phân giải càng cao thì hình ảnh càng sắc nét và chitiết.

+ Màu sắc và độ tương phản: Màu sắc và độ tương phản đóng vai trò quan

trọng trong việc tạo ra một hình ảnh hấp dẫn và chất lượng Hình ảnh cần có màu sắcchân thực và độ tương phản phù hợp để làm nổi bật chi tiết và nội dung chính.

Tùy vào từng tác phẩm được đăng tải trên các trang báo mạng điện tử, ngườiviết phải sử dụng những hình ảnh có thông số về màu sắc, độ tương phản và độ phângiải phù hợp đảm bảo cho việc truyền đạt thông tin cũng như thu hút độc giả.

-Dung lượng bức ảnh: Theo nghiên cứu về tâm lý tiếp nhận thông tin của độc

giả báo mạng điện tử do Viện Nghiên cứu Báo chí Pew – Hoa Kỳ thực hiện, thì trungbình khi mở một đường link Internet bất kỳ, độc giả có xu hướng không đợi - lâu quá10 giây để có thể xem nội dung của trang web đó, và thời gian đó hiện đang ngàycàng rút ngắn xuống, thậm chí xuống còn 5 giây Điều đó có nghĩa nếu nội dungtrang web quá lớn, tác động đến thời gian tải trang web vượt quá 5 giây, độc giả cóxu hướng sẽ chuyển sang một đường link khác, hoặc thậm chí thoát ra ngoài.

Vì lý do như vậy, nên khi thực hiện biên tập bức ảnh, phóng viên cũng cần phảichú trọng đến việc nén dung lượng ảnh và xuống sao cho phù hợp để đáp ứng yêucầu kỹ thuật trong việc truyền tải thông tin đến độc giả.

-Định dạng hình ảnh:

Theo khảo sát, phần tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay có một số địnhdạng hình ảnh được sử dụng chủ yếu:

+ Định dạng JPG: Đây là định dạng hình ảnh được sử dụng phổ biến nhất trên

các tờ báo mạng điện tử Ưu điểm của nó là có thể nén được các tấm ảnh có dunglượng lưu trữ lớn, từ đó chúng ta có thể lưu giữ được nhiều ảnh hơn Những tấm ảnh

Trang 26

được nén bằng định dạng JPG có thể làm giảm tốc độ truyền tải của web, giúp chothông tin được truyền tải đến độc giả không bị gián đoạn lâu Nhược điểm của địnhdạng này là một khi đã nén dữ liệu thì chất lượng hình ảnh không thể trở lại trạng tháiban đầu, do đó không thích hợp cho việc chỉnh sửa các bức ảnh.

+ Định dạng PNG: Đây là định dạng hình ảnh được sử dụng phương pháp nén

dữ liệu mới mà không mất đi chất lượng hình ảnh như định dạng JPG Tuy nhiên,định dạng này cũng có một nhược điểm là nó không thích hợp với trình duyệt web cũkĩ và khiến cho tốc độ truyền tải trang web bị giảm đi

+ Định dạng WEBP: Đây là định dạng hình ảnh được google phát triển, cũng

được một số trang báo mạng điện tử hiện nay sử dụng Nó là sự kết hợp ưu điểm củacả hai định dạng JPG và PNG nêu trên, tức là nó vừa có thể giúp nén dữ liệu hình ảnhmà không làm mất đi chất lượng của bức ảnh, vừa không làm ảnh hưởng đến tốc độtruyền tải trang web.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các phóng viên có thể lựa chọn định dạnghình ảnh sao cho phù hợp với bài báo của mình.

-Số lượng hình ảnh: Một tác phẩm báo mạng điện tử có thu hút người đọc hay

không còn phụ thuộc vào số lượng hình ảnh có trong một bài báo Với những thể loạitác phẩm như phóng sự, phản ánh, tin ảnh, phóng sự ảnh,… việc sử dụng càng nhiềucác bức ảnh thể hiện các nội dung khác nhau càng khiến cho bài viết trở nên sinhđộng và hấp dẫn hơn Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều ảnh, đặc biệt vớinhững thể loại như tin vắn hay bài bình luận, vì nó có thể làm khiến người đọc khóchú ý đến nội dung được đề cập trong bài viết hơn Thêm vào đó nữa, nếu có quánhiều hình ảnh cho một bài viết cũng có thể làm giảm tốc độ truyền tải trang web đếnđộc giả.

-Cách sắp xếp hình ảnh: Một trong những yếu tố cần quan tâm khác đó chính

là cách sắp xếp hình ảnh trong một tác phẩm báo mạng điện tử Thông thường ngườiviết có thể chèn hình ảnh vào giữa các đoạn văn bản, nhưng có thể chèn chúng vàobên trái hoặc bên phải của đoạn văn bản nhằm làm sao để tạo nên một bố cục hài hòacân đối, thuận mắt nhất cho độc giả Các hình ảnh trong một tác phẩm không nênđược dàn trải quá nhiều dễ gây mỏi mắt cho người đọc mà cần có các chú thích bằng

Trang 27

văn bản đi kèm bên dưới (đặc biết đối với những thể loại tác phẩm như tin ảnh hayphóng sự ảnh) hoặc kết hợp, sắp xếp chúng lại với nhau sao cho hài hòa và hợp lý.

-Slide show: Slide show (trình diễn ảnh) là việc sử dụng một chuỗi các bức ảnh

(slide) để hiển thị theo một thứ tự nhất định Các slide có thể được chuyển đổi tựđộng hoặc thông qua sự tương tác của người dùng Trong một tác phẩm báo mạngđiện tử, các hình ảnh trong slideshow có thể có tốc độ truyền đổi và các hiệu ứngchuyển đổi được sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào cách biên tập của người viết bài.

Slide show sử dụng các bức ảnh tĩnh và sắp xếp theo một thứ tự nhất định ra

chúng ta còn có thể kết hợp chúng với các yếu tố đa phương tiện khác như âm thanhhay văn bản (text) Với yếu tố văn bản, ta có thể sử dụng chúng để mô tả, chú thíchcho các phần của slide, giúp người xem có thể nắm bắt rõ ràng các thông tin Còn khi

slide show kết hợp với yếu tố âm thanh thì sẽ tạo ra audio slide show Audioslideshow giúp độc giả có thể cùng một lúc tiếp nhận thông tin bằng hai giác quan

khác nhau: thị giác và thính giác hoặc chúng đơn giản có thể giúp các slide trở nênsinh động hơn, hấp dẫn hơn, giúp công chúng có thể xem được nội dung được truyềntải một cách sâu sắc hơn.

Trang 28

Hình 1.12 Slide show trong bài viết có tiêu đề: “Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam– Điểm đến văn hóa ở Hà Nội” của báo Vietnam Plus

-Animation (hình hoạt họa) là quá trình tạo ra những hình ảnh động bằng cách

kết hợp nhiều ảnh tĩnh khác nhau, mỗi khung ảnh tĩnh nối tiếp sẽ có sự thay đổi nhỏso với các khung ảnh tĩnh trước đó Kết hợp các khung ảnh tĩnh này lại theo một trìnhtự nhất định và phát chúng với tốc độ đủ nhanh ta có thể tạo ra một hiệu ứng chuyểnđộng từ các hình ảnh tĩnh này Animation khác với slide show ở chỗ trong mỗi slidecó một hoặc nhiều ảnh tĩnh thể hiện một phần nội dung cố định, còn mỗi ảnh tĩnhtrong animation kết hợp lại với nhau tạo nên một chuyển động liền mạch Có nhiềuloại animation khác nhau được sử dụng hiện nay như 2D animation, 3D animation,stop animation,…

1.3.4 Đồ họa (graphic)

Đồ họa (graphic) là phương thức truyền đạt thông tin bằng cách sử dụng đồ thị,biểu đồ, bảng, bản đồ, lược đồ và các phương tiện tương tự Bằng cách tận dụng ngônngữ hình ảnh đặc biệt, thông tin đồ họa có thể truyền đạt chi tiết, sắp xếp nội dungmột cách hài hòa và có ý đồ về cả nội dung và hình thức Cách tiếp cận này giúpngười đọc tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, dễ hiểu, dễ nhớ và tạo ấn tượngsâu sắc Mặc dù số liệu cụ thể có thể được cung cấp trong các tác phẩm báo chí bằng

Trang 29

yếu tố văn bản, việc sử dụng đồ họa giúp công chúng nhìn thấy sự biến động của cácsố liệu một cách trực quan và dễ dàng hình dung vấn đề được đề cập trong bài viết.

Có nhiều dạng thức đồ họa được có thể được sử dụng trong một tác phẩm báomạng điện tử như:

-Bảng biểu: là hình thức trình bày và sắp xếp một cách rõ ràng các dạng thông

tin hoặc dữ liệu được phân vào từ ô trong cá hàng và cột khác nhau

Hình 1.13: Bảng thống kê điểm trung bình của các thí sinh dự thi môn Vật Lýtại kỳ thi THPT Quốc gia 2023 được lấy từ bài viết: “Phổ điểm các môn thi tốt

nghiệp THPT 2023” của báo Tuổi trẻ.

-Biểu đồ, đồ thị: là loại hình đồ họa phức tạp mang tính minh họa cao, là hình

thức đồ họa kết hợp nhiều các yếu tố như kí hiệu, hình ảnh và văn bản, hình vẽ,…

mục đích thống kê, mô tả, phân tích và so sánh các dữ liệu và cung cấp, tóm gọn lạicác thông tin Có nhiều loại biểu đồ và đồ thị khác nhau như biểu đồ đường, biểu đồcột, biểu đồ hình tròn,…

Trang 30

Hình 1.14 Biểu đồ đường trong bài viết “Vĩnh Phúc vượt khó duy trì đà tăngtrưởng kinh tế tháng 4” của Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Hình 1.15 Biểu đồ cột thống kê về các yếu tố ảnh hưởng Sản xuất kinh doanhcủa các Doanh nghiệp quý I/2024 lấy từ Tổng cục Thống kê được Tạp chí Kinh

tế và Dự báo sử dụng

Trang 31

-Bản đồ là một hình thức biểu diễn địa lý của một khu vực hoặc một phần của

trái đất trên một bề mặt phẳng và thường chứa các chi tiết về các địa danh, địa hình,biên giới, đường đi, và các yếu tố khác để giúp người sử dụng hiểu và điều hướngtrong không gian Trong báo chí, đây là dạng thức đồ họa nhằm minh họa, diễn tả cácthông tin địa điểm

Hình 1.16 Báo Dân trí sử dụng bản đồ chiến sự Ukraine tại Slobozhansk trongbài viết có tiêu đề: “Chiến sự Ukraine 13/5: Nga chiếm 160km2 lãnh thổ sau 3

ngày tấn công” để minh họa cho nội dung muốn đề cập.

-Ảnh 2D: Là những hình ảnh ở trên mặt phẳng không gian 2 chiều (chỉ có chiềurộng và chiều cao) Đây là dạng hình ảnh dễ tạo, dễ thiết kế nhưng độ chân thực vàchi tiết thì không cao như hình ảnh 3D

-Ảnh 3D: Đây là hình ảnh thay vì hiển thị trên không gian mặt phẳng 2 chiều

như hình ảnh 2D mà còn có thêm chiều thứ ba (ba chiều lần lượt là: chiều rộng, chiềucao và chiều ngang) Hình ảnh 3D sẽ tạo cho chúng ta cảm giác chân thực và chi tiếthơn hình ảnh 2D nhưng thiết kế sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian hơn.

Trang 32

=> Ảnh 2D và 3D thường để sử dụng để trang trí và góp phần làm cho bài viếttrở nên hấp dẫn, sinh động và thu hút người đọc hơn.

-Infographic: Infographic mà người viết muốn đề cập ở đây là những bảng chứa

những thông tin, dữ liệu được thiết kế chi tiết bằng cách kết hợp các yếu tố như vănbản, hình ảnh và các hình vẽ và những dạng thức khác nhau của đồ họa nêu trên nhưbiểu đồ, bản đồ, đồ thị,

Trang 33

Hình 1.16 Một phần của infographic có tiêu đề: “Cuộc đua thị phần ô tô đầu2024 tại Việt Nam” của báo VnExpress

Trang 34

1.3.5 Âm thanh (Audio)

Theo cuốn Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo thì: “Âm

thanh trên báo mạng điện tử là tất cả những tiếng động (gồm một hay chuỗi tiếngđộng, tiếng ồn, âm nhạc, lời nói ) phát ra trên website của báo mạng điện tử thôngqua loa của thiết bị, mà tai người nghe được.”

Là một phương thức truyền tải thông tin cho công chúng, thay vì bằng thị giácthông thường, giờ đây độc giả có thể tiếp nhận thông tin bài báo qua thính giác Yếutố này đã góp phần làm cho báo mạng điện tử trở nên vượt trội hơn hẳn so với báo intruyền thống Nhiều khi chúng ta chỉ cần nghe một đoạn âm thanh dài vài phút cũngcó thể dễ tiếp thu thông tin hơn gấp nhiều lần so với việc đọc một văn bản dòng vàphức tạp Không chỉ truyền tải thông tin, âm thanh trên báo mạng điện tử còn gópphần tạo nên trải nghiệm phong phú và đa dạng của độc giả khi họ vừa có thể đọcvừa có thể nghe và xem thông tin cùng một lúc, đồng thời gây sự chú ý và tạo ấntượng sâu sắc Ngoài ra, các tập tin âm thanh có thể tăng sức thuyết phục và tính xácthực cho nội dung được đề cập trong bài viết, như những âm thanh ghi lại lời phỏngvấn của một nhân vật hay những âm thanh được ghi lại trực tiếp trong những sự kiện,hiện tượng được nêu ra.

Tuy nhiên, âm thanh trên báo mạng điện tử cũng có một số hạn chế vì đặc điểmcủa âm thanh được đăng tải lên các trang báo mạng điện tử là âm thanh dạng nén,không phải âm thanh gốc, vì vậy khi truyền đi những âm thanh đòi hỏi chất lượngcao (ví dụ các bản nhạc giao hưởng) thì phần âm thanh đó có thể bị giảm chất lượng.Những tập tin âm thanh trên các trang báo mạng điện tử điện này thường có nhữngđịnh dạng phổ biến như MP3, WMA, với dung lượng nén phổ biến hiện nay là128kb/s

Có một số dạng thức hình thức âm thanh được sử dụng phổ biến trên báo mạngđiện tử như:

-Đoạn âm thanh bằng lời nói: Đây là dạng âm thanh ghi lại lời phát biểu,

phỏng vấn của một nhân vật, cũng có thể là lời bình của phóng viên Với những âmthanh ghi lại lời phát biểu, lời phỏng vấn của nhân vật không chỉ tăng tính xác thựccho thông tin đang đề cập đến mà còn thể hiện biểu cảm, cảm xúc của nhân vật thông

Trang 35

qua giọng điệu và tiết tấu của nhân vật Còn đối với lời bình, đoạn âm thanh này cóthể giúp khẳng định, nhấn mạnh, bổ sung và cung cấp thông tin đối với độc giả

-Âm thanh hiện trường: Đây là dạng âm thanh ghi lại trực tiếp những tiếng

động được thể hiện tại sự kiện, sự việc trong quá trình tác nghiệp báo chí của phóngviên, giúp độc giả có thể hình dung phần nào bối cảnh, không khí của sự kiện đangđược đề cập đến.

-Nhạc minh họa, nhạc nền, nhạc cắt: nhằm tạo ra tiết tấu, cảm xúc cho công

chúng

1.3.6 Video

Video trên báo mạng điện tử (Video trực tuyến) là sự kết hợp của hình ảnh độngđi kèm với âm thanh, được thể hiện bằng ngôn ngữ thông qua thuyết minh, lời bình,hoặc chữ viết, có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chính về hình thức, được sử dụngđể truyền tải thông tin trong tác phẩm báo mạng điện tử

Video trên báo mạng điện tử không chỉ là những đoạn phim ngắn, mà chúng cònlà cầu nối tuyệt vời giúp người xem có thể dễ dàng theo dõi và nắm bắt thông tin.Bằng cách kết hợp hình ảnh động và âm thanh, video không chỉ mang đến trảinghiệm đa chiều mà còn giúp người xem hiểu rõ hơn về các sự kiện, tin tức và vấn đềxã hội Từ việc truyền tải thông điệp phức tạp đến việc chia sẻ những câu chuyệnđộng lòng người, video trên báo mạng điện tử đã trở thành một công cụ mạnh mẽ, thúvị và tiện lợi, đồng thời làm dậy sóng và lan truyền những ý tưởng, giá trị và kiếnthức đến mọi ngóc ngách của thế giới mạng.

Video trên các trang báo mạng điện tử cũng có một số ưu điểm và nhược điểmso với video được đăng tải trên truyền hình Về ưu điểm, công chúng có thể truy cậpvà xem video đó bất cứ lúc nào thay vì phải đợi đến thời gian phát sóng của chúng.Tuy nhiên những video trên các tác phẩm điện tử thường có dung lượng ngắn và địnhdạng nhỏ, vì nếu dung lượng video quá lớn có thể ảnh hưởng đến đường truyềninternet của báo mạng điện tử.

Trang 36

Có một số hình thức khác nhau của video được sử dụng trên báo mạng điện tử

như: Minh họa cho bài viết, video đặc biệt dành cho web, các chương trình videophát lại từ các đài truyền hình và các chương trình video theo yêu cầu,

Hình 1.17: Một video minh họa cho nội dung bài viết “Chuyện của Đảng viêndân tộc Dao gặp được Bác Hồ” của Báo Lào Cai

Hình 1.18: Video có tiêu đề: “Đậm đà màu sắc văn hóa tại đêm chung kết hộithi văn nghệ Việt - Trung 2024” là một video đứng độc lập của báo Thanh niên

Về chất lượng video, người sử dụng video cần quan tâm đến một số khía cạnhsau:

-Nội dung: Nội dung đoạn video có thể là một đoạn phỏng vấn nhân vật, cũng

có thể là quang cảnh của hiện trường nơi sự vật, sự việc được nhắc tới, hoặc kết hợphai yếu tố này lại với nhau Cũng giống như việc sử dụng hình ảnh tĩnh, nội dung của

Trang 37

video cũng cần phải có nội dung rõ ràng, nếu là video minh họa cho nội dung bài viếtthì cần phải phù hợp và làm nổi bật chủ thể Với những dạng video truyền tải thôngtin thì nội dung cũng cần phải rõ ràng, chân thực để truyền tải được xem.

- Một số yếu tố quan tâm về hình thức của những video được đăng tải trên báo

mạng điện tử chính là phải lựa chọn và kết hợp sao cho thật linh hoạt và phù hợp + Độ phân giải: Cũng giống như chất lượng của một bức ảnh tĩnh, độ phân giải

của video là yếu tố quan trọng để xác định độ rõ nét và chi tiết của hình ảnh củavideo Nó được đo bằng số lượng pixel trên màn hình thông qua chiều ngang vàchiều dọc Có một số độ phân giải video phổ biến như chất lượng phân giải SD (tiêuchuẩn, thường là 720 x 480p) và HD (1280 x 720p) và full HD (1920x1080), 2K, 4Kvà 8K Việc lựa chọn đăng tải độ phân giải video sao cho phù hợp cũng phải đượcxem xét kỹ lưỡng, vì thiết bị thường sử dụng để đọc báo của công chúng trên báomạng điện tử thường là những thiết bị nhỏ gọn như máy tính, điện thoại, laptop, Chính vì vậy, những video có độ phân giải càng cao như 4K hay 8K sẽ không phùhợp với việc đăng trên các tờ báo mạng, ngược lại, chúng ta nên chọn những độ phângiải tiêu chuẩn và HD như 720 x 480p, HD, và full HD Một yếu tố khác nữa cần đềcập đến đó là dung lượng lưu trữ lớn ảnh hưởng đến đường truyền internet Càng vớinhững video có dung lượng lưu trữ cao càng thì đòi hỏi có một đường truyền internetđủ mạnh, nếu như dung lượng quá lớn mà đường truyền internet thì rất có thể ảnhhưởng đến trải nghiệm của độc giả Để giải quyết vấn đề này, nhiều tòa soạn báo đềusử dụng các công nghệ nén video để làm giảm dung lượng mà không làm giảm đángkể đến chất lượng hình ảnh, vừa làm tăng tốc độ tải video trên đường truyền internethoặc tích hợp nhiều độ phân giải để cho độc giả chọn lựa phù hợp với thiết bị vàđường truyền internet hiện tại của họ (Hình 1.18)

Trang 38

Hình 1.19 Video có tiêu đề: “Tính năng điều khiển trên Iphone bằng mắt có gìđộc lạ” của báo Tuổi trẻ cho phép độc giả tự lựa chọn độ phân giải phù hợp.

+ Chỉnh sửa hậu kỳ: Một video có nhiều cảnh quay cần phải quan tâm đến việc

chỉnh sửa hậu kỳ sao cho hợp lý Các cảnh quay cần được cắt sửa và ghép nối vớinhau nhịp nhàng và sử dụng các hiệu ứng chuyển cảnh sao cho mượt mà, tích hợpthêm các yếu tố khác như văn bản, âm thanh để minh họa cho video.

Các video hiện nay thường sử dụng định dạng FLV với dung lượng nhỏ, phù

hợp cho việc xem trên internet Ngoài ra, cũng có các định dạng video khác nhưWMV, MPEG với dung lượng lớn hơn cũng được sử dụng

1.3.7 Chương trình tương tác

Chương trình tương tác (interactive program) được hiểu là một trong những“phương tiện” truyền tải được tích hợp vào một sản phẩm - báo mạng điện tử Vớinhững chương trình này, công chúng của báo mạng điện tử có thể trực tiếp tham giavào sản phẩm báo chí đa phương tiện đó Có một số dạng chương trình tương tác phổbiến trên báo mạng điện tử hiện nay như:

-Bình luận trực tiếp dưới các bài đăng của tờ báo: Mỗi tờ báo sẽ đều có phần

phản hồi, bình luận của độc giả Điều này cho phép độc giả chia sẻ ý kiến, cảm xúcvà suy nghĩ cá nhân của mình Tác giả bài viết và biên tập viên cũng có thể trực tiếptham gia, thảo luận cùng những độc giả và giữa các độc giả với nhau cũng có thể trực

Trang 39

tiếp trao đổi và thảo luận Điều này tạo ra tương tác hai chiều, giữa những người sángtạo tác phẩm báo chí (phóng viên, biên tập viên) với độc giả và giữa những độc giảvới nhau Hiện nay, hầu hết các tờ báo lớn đều tập trung chú trọng vào phần bìnhluận trực tiếp nay

Hình 1.20 Phần bình luận bên dưới của bài viết: “Ủy ban Kinh tế: Đề nghịChính phủ làm rõ việc các ngân hàng thương mại lãi lớn” của báo Vietnamnet.

Trang 40

Hình 1.21 Phần bình luận bên dưới của bài viết: “Vụ viết đơn xin không thi lớp10: Cách làm cần chấn chỉnh!” của báo Dân trí.

-Trả lời các câu hỏi: Chỉ với một thao tác đơn giản, câu chúng có thể tham gia

trả lời các câu hỏi khảo sát, bình chọn hay các câu hỏi giải đố trong các mini game cósẵn ngay đáp án.

Hình 1.22 Bài viết có tiêu đề: “Trạng Bùng là ai” là một hình thức trả lời câuhỏi giải đố của báo VnExpress.

Ngày đăng: 07/07/2024, 14:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2 Arial là Font chữ Sans Serif được sử dụng phổ biến. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 1.2 Arial là Font chữ Sans Serif được sử dụng phổ biến (Trang 19)
Hình 1.8 Phần text trên bài viết “Nỗi lòng người mẹ chạy án cho con” của báo VnExpress thì sử dụng font chữ Serif cho phần Tít còn phần nội dung dùng font - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 1.8 Phần text trên bài viết “Nỗi lòng người mẹ chạy án cho con” của báo VnExpress thì sử dụng font chữ Serif cho phần Tít còn phần nội dung dùng font (Trang 22)
1.3.2. Hình ảnh tĩnh (still image) - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
1.3.2. Hình ảnh tĩnh (still image) (Trang 23)
Hình 1.9 Hình ảnh tĩnh trong một bài viết của trang báo VTC News đứng độc lập so với phần văn bản. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 1.9 Hình ảnh tĩnh trong một bài viết của trang báo VTC News đứng độc lập so với phần văn bản (Trang 24)
Hình 1.10 Hình ảnh tĩnh kết hợp các yếu tố khác như văn bản và đồ họa trong một bài viết trên báo Dân Việt. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 1.10 Hình ảnh tĩnh kết hợp các yếu tố khác như văn bản và đồ họa trong một bài viết trên báo Dân Việt (Trang 24)
Hình 1.12 Slide show trong bài viết có tiêu đề: “Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – Điểm đến văn hóa ở Hà Nội” của báo Vietnam Plus - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 1.12 Slide show trong bài viết có tiêu đề: “Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – Điểm đến văn hóa ở Hà Nội” của báo Vietnam Plus (Trang 28)
Hình 1.13: Bảng thống kê điểm trung bình của các thí sinh dự thi môn Vật Lý tại kỳ thi THPT Quốc gia 2023 được lấy từ bài viết: “Phổ điểm các môn thi tốt - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 1.13 Bảng thống kê điểm trung bình của các thí sinh dự thi môn Vật Lý tại kỳ thi THPT Quốc gia 2023 được lấy từ bài viết: “Phổ điểm các môn thi tốt (Trang 29)
Hình 1.14 Biểu đồ đường trong bài viết “Vĩnh Phúc vượt khó duy trì đà tăng trưởng kinh tế tháng 4” của Tạp chí Kinh tế và Dự báo - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 1.14 Biểu đồ đường trong bài viết “Vĩnh Phúc vượt khó duy trì đà tăng trưởng kinh tế tháng 4” của Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Trang 30)
Hình 1.15 Biểu đồ cột thống kê về các yếu tố ảnh hưởng Sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp quý I/2024 lấy từ Tổng cục Thống kê được Tạp chí Kinh - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 1.15 Biểu đồ cột thống kê về các yếu tố ảnh hưởng Sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp quý I/2024 lấy từ Tổng cục Thống kê được Tạp chí Kinh (Trang 30)
Hình 1.16 Báo Dân trí sử dụng bản đồ chiến sự Ukraine tại Slobozhansk trong bài viết có tiêu đề: “Chiến sự Ukraine 13/5: Nga chiếm 160km2 lãnh thổ sau 3 - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 1.16 Báo Dân trí sử dụng bản đồ chiến sự Ukraine tại Slobozhansk trong bài viết có tiêu đề: “Chiến sự Ukraine 13/5: Nga chiếm 160km2 lãnh thổ sau 3 (Trang 31)
Hình 1.16 Một phần của infographic có tiêu đề: “Cuộc đua thị phần ô tô đầu 2024 tại Việt Nam” của báo VnExpress - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 1.16 Một phần của infographic có tiêu đề: “Cuộc đua thị phần ô tô đầu 2024 tại Việt Nam” của báo VnExpress (Trang 33)
Hình 1.18: Video có tiêu đề: “Đậm đà màu sắc văn hóa tại đêm chung kết hội thi văn nghệ Việt - Trung 2024” là một video đứng độc lập của báo Thanh niên - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 1.18 Video có tiêu đề: “Đậm đà màu sắc văn hóa tại đêm chung kết hội thi văn nghệ Việt - Trung 2024” là một video đứng độc lập của báo Thanh niên (Trang 36)
Hình 1.17: Một video minh họa cho nội dung bài viết “Chuyện của Đảng viên dân tộc Dao gặp được Bác Hồ” của Báo Lào Cai - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 1.17 Một video minh họa cho nội dung bài viết “Chuyện của Đảng viên dân tộc Dao gặp được Bác Hồ” của Báo Lào Cai (Trang 36)
Hình 1.19 Video có tiêu đề: “Tính năng điều khiển trên Iphone bằng mắt có gì độc lạ” của báo Tuổi trẻ cho phép độc giả tự lựa chọn độ phân giải phù hợp. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 1.19 Video có tiêu đề: “Tính năng điều khiển trên Iphone bằng mắt có gì độc lạ” của báo Tuổi trẻ cho phép độc giả tự lựa chọn độ phân giải phù hợp (Trang 38)
Hình 1.23 Video phát trực tiếp về: “Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh” trên fanpage facebook báo Lào Cai. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 1.23 Video phát trực tiếp về: “Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh” trên fanpage facebook báo Lào Cai (Trang 41)
Hình 2.1 Giao diện mới được thiết kế của báo mạng điện tử Lào Cai hiện nay từ năm 4/2023 đến nay. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 2.1 Giao diện mới được thiết kế của báo mạng điện tử Lào Cai hiện nay từ năm 4/2023 đến nay (Trang 45)
Hình 2.3 Thống kê lượt người truy cập của trang web trong ba tháng gần nhất. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 2.3 Thống kê lượt người truy cập của trang web trong ba tháng gần nhất (Trang 46)
Hình 2.2 Thống kê xếp hạng trung bình của báo mạng điện tử Lào Cai trên trang similarweb.com trong Việt Nam và trên thế giới. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 2.2 Thống kê xếp hạng trung bình của báo mạng điện tử Lào Cai trên trang similarweb.com trong Việt Nam và trên thế giới (Trang 46)
Hình 2.4 Bài viết có tiêu đề: “Lào Cai có 2 đội viên đạt Giải thưởng Kim Đồng năm 2023 - 2023” sử dụng font chữ Sans Serif cho phần text. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 2.4 Bài viết có tiêu đề: “Lào Cai có 2 đội viên đạt Giải thưởng Kim Đồng năm 2023 - 2023” sử dụng font chữ Sans Serif cho phần text (Trang 50)
Bảng 2.1 Thống kê sử dụng ảnh tĩnh trong các tin  bài tự sản xuất trong 1 năm của báo mạng điện tử Lào Cai. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Bảng 2.1 Thống kê sử dụng ảnh tĩnh trong các tin bài tự sản xuất trong 1 năm của báo mạng điện tử Lào Cai (Trang 53)
Hình 2.5, 2.6 Ảnh tĩnh được thiết kế kế hợp với các yếu tố đa phương tiện khác như văn bản trong một số tin bài trên báo mạng điện tử Lào Cai. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 2.5 2.6 Ảnh tĩnh được thiết kế kế hợp với các yếu tố đa phương tiện khác như văn bản trong một số tin bài trên báo mạng điện tử Lào Cai (Trang 54)
Bảng 2.3 Bảng thống kê số lượng tin bài sử dụng ảnh tĩnh có thiết kế trong số các tin bài tự khai thác của báo mạng điện tử Lào Cai theo từng chuyên mục. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Bảng 2.3 Bảng thống kê số lượng tin bài sử dụng ảnh tĩnh có thiết kế trong số các tin bài tự khai thác của báo mạng điện tử Lào Cai theo từng chuyên mục (Trang 55)
Hình 2.7 Độc giả có thể nhấn vào nút chuyển tiếp để tự động chuyển sang ảnh tiếp theo. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 2.7 Độc giả có thể nhấn vào nút chuyển tiếp để tự động chuyển sang ảnh tiếp theo (Trang 57)
Hình 2.8 Nút pause có tác dụng giúp tấm ảnh tự động di chuyển sau một khoảng thời gian. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 2.8 Nút pause có tác dụng giúp tấm ảnh tự động di chuyển sau một khoảng thời gian (Trang 57)
Hình 2.11,2.12,2.13 Ảnh minh họa việc sử dụng tích hợp âm thanh (audio) lên trên đầu mỗi bài viết của ba tờ báo Dân trí, Tuổi trẻ và  Nhân dân. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 2.11 2.12,2.13 Ảnh minh họa việc sử dụng tích hợp âm thanh (audio) lên trên đầu mỗi bài viết của ba tờ báo Dân trí, Tuổi trẻ và Nhân dân (Trang 61)
Hình 2.14 Phần (âm thanh) audio của bài viết: “Thành phố Lào Cai vinh danh 146 học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic năm học 2023 - 2024” của báo mạng điện tử Lào Cai cho phép độc giả có nhiều sự lựa chọn về giọng đọc. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 2.14 Phần (âm thanh) audio của bài viết: “Thành phố Lào Cai vinh danh 146 học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic năm học 2023 - 2024” của báo mạng điện tử Lào Cai cho phép độc giả có nhiều sự lựa chọn về giọng đọc (Trang 62)
Hình 2.15 Phần âm thanh ở đầu bài viết có tiêu đề: “Ai giúp phân loại khối u trong vài giờ” của báo Thanh niên có thể điều chỉnh được tốc độ đọc. - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 2.15 Phần âm thanh ở đầu bài viết có tiêu đề: “Ai giúp phân loại khối u trong vài giờ” của báo Thanh niên có thể điều chỉnh được tốc độ đọc (Trang 63)
Hình 2.17 Phần video của bài phóng sự: “Về Nghĩa Đô bắt cá suối” trên chuyên mục Review Lào Cai của báo mạng điện tử Lào Cai - thực trạng sử dụng đa phương tiện của báo mạng điện tử lào cai hiện nay khảo sát từ 52023 52024
Hình 2.17 Phần video của bài phóng sự: “Về Nghĩa Đô bắt cá suối” trên chuyên mục Review Lào Cai của báo mạng điện tử Lào Cai (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w