1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xã Hội Học Nông Thôn.docx

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận thức của sinh viên về sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu của hộ nuôi trồng thủy sản tại Kiên Giang
Tác giả Huỳnh Lan Tường, Lê Xuân Khôi, Đặng Thị Hồng Đào, Tô Kiều My, Nguyễn Minh Trâm, Trịnh Hiền Bảo Châu
Người hướng dẫn T.S Hứa Hồng Hiếu
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Xã Hội Học Nông Thôn
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 112,99 KB

Nội dung

Xã hội học nông thôn với tài liệu khá chi tiết

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN

(XN347)

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ SINH KẾ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI KIÊN GIANG

Cần Thơ, Tháng 11 Năm 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN

(XN347)

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ SINH KẾ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI KIÊN GIANG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: T.S HỨA HỒNG HIỂU Huỳnh Lan Tường MSSV: 1908644

Lê Xuân Khôi MSSV: B1908599

Đặng Thị Hồng Đào MSSV: B1908587

Tô Kiều My MSSV: B1908675

Nguyễn Minh Trâm MSSV: B1908673

Trịnh Hiền Bảo Châu MSSV: B1908651

Cần Thơ, Tháng 11 Năm 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan , đây là công trình nghiên cứu của nhóm chúng tôi Hệ thống dữ liệu kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác, các tài liệu tham khảo trình bày theo đúng quy định

Nhóm sinh viên thực hiện Huỳnh Lan Tường

Lê Xuân Khôi

Nuyễn Thị Hồng Đào

Tô Kiều My

Nguyễn Minh Trâm

Trịnh Hiền Bảo Châu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, để có kiến thức như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cám ơn Thầy Hứa Hồng Hiếu – giảng viên hướng dẫn đã định hướng, cung cấp tài liệu hỗ trợ chúng tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và tìm hiểu các nội dung liên quan để chúng tôi có một hướng đi đúng đắn, tận tình chỉnh sữa, góp ý hỗ trợ để chúng tôi hoàn thành khóa luận với kết quả tốt nhất

Đồng thời chúng tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của tất cả các đáp viên đã đóng góp ý kiến có giá trị, là cơ sở để chúng tôi hoàn thành khóa luận

Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô để bài viết được hoàn thiện hơn, đồng thời có điều kiện nâng cao kiến thức của mình

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2021

Nhóm sinh viên thực hiện

Huỳnh Lan Tường

Lê Xuân Khôi

Nuyễn Thị Hồng Đào

Tô Kiều My

Nguyễn Minh Trâm

Trịnh Hiền Bảo Châu

Trang 5

1.Lý do chọn đề tài

1.1 Bối cảnh vấn đề nghiên cứu

Kiên Giang là tỉnh có Tài nguyên biển và hệ sinh thái vùng ngập mặn ven bờ phong phú đa dạng.Tuy nhiên,Biến đổi khí hậu đang tác động và làm suy giảm tiềm năng của vùng.Hằng năm Kiên Giang luôn bị tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn sâu vào các tuyến sông, thiếu nước ngọt, triều cường dâng,ngập lụt vào mùa mưa bão, Ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh kế hộ dân nuôi trồng thủy sản

1.2 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu

Vấn đề về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sinh kế đã được nghiên cứu, nhiều nhà khoa học, chính quyền quan tâm, trong việc đưa ra giải pháp hạn chế tổn thương hay thiệt hại cho người dân từ đó cho thấy xác định tìm hiểu thêm về tác hại của biến đổi khí hậu khả năng ứng phó chiến lược ứng phó của người dân là thực sự cần thiết

1.3 Nghiên cứu này sẽ nghiên cứu gì?

Tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của hộ nuôi trồng thủy sản

Thực trạng của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kinh tế của hội nuôi trồng thủy sản tại Kiên Giang

Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng úng phó với biến đổi khí hậu cho người dân tỉnh Kiên Giang

2 Lý thuyết

Xhh nông thôn

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động của con người đem con giống (tự nhiên

hoặc nhân tạo) thả vào môi trường nuôi (ao nuôi hoặc thiết bị nuôi như lồng, bè )

và đối tượng nuôi được sở hữu trong suốt quá trình nuôi( wikipedia)

đây chính là hoạt động đem các con giống thủy hải sản đã được chọn lọc kỹ càng, có thể là con giống nhân tạo hoặc con giống tự nhiên rồi thả vào môi trường nuôi đã được chuẩn bị sẵn Nuôi trồng thủy sản có thể tiến hành trong trong môi trường nước ngọt, nước lợ hay nước mặn…Các loài thủy sản được nuôi trồng phổ biến hiện nay phải kể đến như tôm, cua, cá, ngao, ốc hoặc có thể là tảo…Người nuôi trồng phải áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ để tiến hành chăm sóc thủy sản, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm thu về lợi nhuận cho mình cũng như cung cấp lương thực cho cộng đồng xã hội.Do vật nuôi phong phú, môi trường nuôi đa dạng lại mang giá trị kinh tế cao, nên nuôi trồng thủy sản được nhiều người dân tại tỉnh Kiên Giang lựa chọn làm sinh kế

Biến đổi khí hậu

Trang 6

BĐKH là sự thay đổi khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan Nhiều năm trở lại đây nước ta đang chịu những ảnh nặng nề của biến đổi khí hậu đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long Những con số thống kê về thiệt hại do thiên tai và thời tiết cực đoan kể trên chỉ mới là phần nổi của một tảng băng

về tác động do thiên tai, bão lũ và hạn hán gây nên Đó mới chỉ là những con số thống kê thiệt hại tại chỗ Kéo theo đó còn là những gánh nặng nợ ngân hàng, sự ảnh hưởng sinh kế lâu dài của người dân các vùng dễ bị thiên tai như Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên Hầu hết người dân ở các vùng này có sinh kế và nghề nghiệp gắn liền với hoạt động chăn nuôi, trồng trọt và khai thác nuôi trồng thủy hải sản

Sinh kế: “Sinh kế là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có

được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”.Theo khái niệm sinh kế của DFID

Trước đây ngành thủy sản nước ta được xem là một trong những ngành kinh

tế mũi nhọn, mang lại giá trị kinh tế cao đóng góp lớn vào tổng doanh thu của cả nước Tuy nhiên trong vài năm gần đây, do tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp và biến đổi khí hậu ảnh hưởng liên tục ngành thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn Điều này thách thức chúng ta phải chuyển đổi mô hình sinh kế sao cho phù hợp với điều kiện hiện tại Chính vì vậy Nuôi trồng thủy sản được đánh giá là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của từng lĩnh vực nói riêng và của toàn

xã hội nói chung.Tỉnh Kiên Giang phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đảm bảo môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển, hải đảo phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam Qua đó, góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, tạo sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập cho người dân phát triển nuôi cá lồng bè và nuôi thủy sản khác như tôm hùm xanh, tôm tít, ghẹ, trai ngọc… những loại thủy sản này có thể mang lại giá trị kinh tế cao giúp đời sống người dân ổn định hơn

Tỉnh Kiên Giang hiện đang tập trung đầu tư các hướng khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước các bãi triều, eo vịnh ven biển, quanh các đảo vào nuôi thủy sản nước mặn, lợ trên cơ sở tổ chức nhiều mô hình quản lý cộng đồng gắn với sinh kế người dân địa phương

Đồng thời phát triển nuôi thủy sản lồng bè trên biển, nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng ven biển, bãi triều theo hướng nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, quảng canh cải tiến gắn với tham quan du lịch; quản lý tốt môi trường nguồn nước, thức

ăn, con giống đảm bảo sản xuất sản phẩm sạch Bên cạnh ngành thủy sản, ở địa phương cũng coi trọng những ngành nông nghiệp lúa- tôm, trồng cây ăn trái và đẩy mạnh suất khẩu nông thủy sản

Xã hội hóa xã hội: Là sự tham gia rộng rãi của cộng đồng xã hội vào một số

hoạt động mà trước đó chỉ có một ngành, một đơn vị chức năng nhất định thực

Trang 7

hiện (ví dụ: xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế ) xã hội hóa là một quá trình mà lúc khởi đầu có thể chỉ do một chủ thể tham gia thực hiện, song do tầm quan trọng

và ý nghĩa xã hội rộng lớn của nó đã đòi hỏi chủ thể hoạt động phải quảng bá rộng rãi ra toàn xã hội, tuyên truyền vận động nhằm thu hút sự quan tâm và tham gia đông đảo của xã hội Mặt khác, do nhận thức được ý nghĩa thiết thực của nó, đông đảo người dân đã chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động đó, biển quả trình đó thành một phong trào rộng khắp trong xã hội phối họp hành động liên ngành có hiệu quả nhằm biến các mục tiêu phát triển xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực thành các hoạt động xã hội phổ biến của người dân, do nhân dân tự giác thực hiện, với sự quan tâm, đầu tư thích đáng của nhà nước về kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực và sự quản lý điều hành thống nhất là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của từng lĩnh vực nói riêng và của toàn xã hội nói chung

Để giúp sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản tại Kiên Giang phát triển, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu thì người dân, cán bộ địa phương và nhà nước

ta đã có những hỗ trợ từ các chính sách liên quan đến nhiều lĩnh vực Trong địa phương đã liên kết với các vùng, liên ngành để coa thể mở rộng nguồn lực, tạo sự thuận lợi cho quá trình ứng phó và thích ứng, huy động nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế, nhà nước và người dân trên cơ sở tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cơ chế chính sách ưu đãi ổn định và lâu dài, đảm bảo phát triển bền vững, xây dựng cơ sở hạn tầng nhanh chóng để ứng phó thiên tai, mở rộng rừng bảo vệ người dân và nguồn nước.Đồng thời, tỉnh còn phát triển các hình thức tổ chức sản xuất như tổ hợp tác, hợp tác xã thủy sản theo phương thức cộng đồng cùng quản

lý, vừa góp phần bảo vệ tốt môi trường, hạn chế ô nhiễm, vừa tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên, nâng cao hiệu quả kinh tế, xóa đói giảm nghèo vùng ven biển, hải đảo

Tỉnh khai thác tiềm năng và sử dụng hợp lý, có hiệu quả mặt nước nuôi biển nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng quy mô, năng suất, sản lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Đồng thời, tỉnh thực hiện tái cơ cấu toàn diện khai thác hải sản, sắp xếp lại đội tàu theo hướng không tăng thêm số lượng, giảm dần tàu công suất nhỏ khai thác đánh bắt ven bờ Kiên Giang xây dựng các đội tàu mạnh khai thác xa bờ và khai thác viễn dương theo chương trình hợp tác của Chính phủ, đi đôi với sắp xếp, cơ cấu lại nghề cá ven bờ; ngăn chặn, giảm thiểu, chấm dứt hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp; nghiêm cấm và xử lý nghiêm hoạt động khai thác mang tính tận diệt Tỉnh tăng cường bảo vệ, tái sinh, phục hồi nguồn lợi hải sản gần bờ, đi đôi với thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân

Bên cạnh đó, tỉnh phát triển nuôi biển thành lĩnh vực sản xuất quy mô công nghiệp tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ xuất khẩu, du lịch và tiêu thụ nội địa Chuyển đổi các mô hình nuôi biển quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu sang nuôi biển công nghiệp, quy mô lớn với công nghệ hiện đại, phát triển bền vững

Tỉnh Kiên Giang thực hiện chính sách giao đất, mặt nước khu vực ven biển, ven đảo cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuê nuôi thủy sản ổn định, lâu dài; đầu tư đường giao thông, lưới điện, đặc biệt là cơ sở sản xuất giống thủy

Trang 8

sản chất lượng cao, đảm bảo nhu cầu nguồn giống thả nuôi, nhằm giúp ngư dân chủ động trong nuôi thủy sản

Bảng 3.1 Thông tin chung của sinh viên

Thông tin chung của sinh viên Tần số (n=25) Phần trăm (%)

Giới

(Nguồn: kết quả khảo sát 2021)

Trong 19 mẫu khảo sát về giới tính ở bảng 3.1 thì tỷ lệ đáp viên nữ chiếm 73,7%( 19 người).Ta có thể thấy sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nam và nữ do trong quá trình khảo sát, nữ giới là đối tượng dễ tiếp cận và sẵn lòng trả lời khảo sát hơn

so với nam giới Do điều kiện là khảo sát online nên đối tượng đáp viên chủ yếu là K45 với 94,7%( 18 người) và 5,3%(1 người) do cùng khóa và quen biết nên dễ tiếp cận với những bạn sinh viên K45 hơn

3.2 Nghe hay biết đến biến đổi khí hậu

Bảng 3.2 Cơ cấu về việc nghe hay biết đến về BĐKH

Nghe hay biết về BĐKH Tần số(n =19) Phần trăm (%)

(Nguồn: Kết quả khảo sát 2021)

Khảo sát về việc có nghe hay biết về BĐKH của sinh viên Trường Đại Học Cần Thơ cho thấy đa số đáp viên tham gia trả lời khảo sát đều đã nghe nói đến BĐKH Tỷ lệ nghe nói hay biết đến về BDdKH có sự chênh lệch lớn Cụ thể, tỷ lệ đáp viên nghe nói hay biến đến về BĐKH chiếm tỷ lệ rất cao( chiếm 94,7%) Điều này cho thấy BĐKH không còn xa lạ đối với các bạn sinh viên Tuy nhiên, tỷ lệ đáp viên không nghe nói đến BĐKH cũng là một điểm hạn chế trong công tác tuyên truyền và thông tin về BĐKH Trên thực tế, BĐKH đã được lan truyền khá phổ biến đến mọi người thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng cho nên việc sinh viên nghe nói đến BĐKH trở nên dễ dàng hơn Bên cạnh đó, một số bộ phận sinh viên không có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin xã hội hoặc không quan tâm về vấn đề này khi không nghe nói đến BĐKH

3.3 Nguồn biết đến biến đổi khí hậu.

Bảng 3.3 Nguồn biết đến BĐKH của các bạn sinh viên

Trang 9

Nguồn biết biến

truyền thông công

cộng

(Nguồn khảo sát sinh viên, 2021)

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội Vì thế giải pháp cần là phải nâng cao sự hiểu biết Khảo sát về nguồn hiểu biết của sinh viên về biến đổi khí hậu.Kết quả cho ta thấy thì nguồn hiểu biết thông qua Tivi và internet Công nghệ đang phát triển thì thời gian dùng mạng xã hội, internet của sinh viên khá cao nên việc hiểu biết về BĐKH thông qua đó cũng chiếm tỷ lệ cao 84,2% Qua sách báo chiếm 24,1%-36,8% Vì hầu như giới trẻ hiện nay không còn thói quen đọc sách đọc báo nên nguồn niêu biết biết qua sách bào chiếm tỷ lệ thấp

3.4 Tác động của biến đổi khí hậu

Tác động của biến đổi khí hậu Tần số (N) Phần trăm (%)

Những tác động của BĐKH có thể kể đến như sau: Trái đất nóng lên với 14%.Hiện tượng băng tan là 11,6%.BĐKH làm cho cá sinh vật chết là 13,2% Xảy

ra dịch bệnh và thiên tai là 12,4%.Xâm nhập mặn và hạn hán là là 13,2% Lũ lụt là 9,9%.Biến đổi khía hậu đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hệ sinh thái cũng như đời sống của con người ở Việt Man nói riêng và cả nước nói chung Những hậu quả của BĐKH có thể kể đến như trái đất nóng lên, băng tan, làm cá/sinh vật chết, xảy ra dịch bệnh…Qua bảng khảo sát 3 Ta có thể thấy tác động của BĐKH làm trái đất nóng lên chiếm phần trăm cao nhất là 14% cho ta thấy điều này là đáng báo động hiện nay vì khi trái đất nóng lên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người,nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật ,các hệ sinh thái

và hoạt động của con người Và tác động của BĐKH gây nên lũ lụt là 9,9% có thể

Trang 10

do các bạn sinh viên chưa thấy tác động của rõ rệt của BĐKH gây nên hiện tượng này

3.5 Tác động của biến đổi khí hậu đến các hộ nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu đang là vấn đề mà nhà nước và mọi người đều quan tâm

Nó tác động đến sinh kế và cuộc sống của nhiều người, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành nghề khác nhau Trong phần này nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các hộ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Kiên Giang với mức độ như thế nào dựa trên sự đánh giá của sinh viên

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 - 1)/5 = 0.8

Giá trị ý nghĩa thang đo khoảng cách thể hiện 5 mức độ:

( Nguồn: Phạm Lộc, 2019 Thống kê mô tả trên SPSS)

Bảng 3.5 Mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản

Thay đổi sinh lý học của cá( ví dụ:

Thay đổi sự phân bố thủy sản

Tăng độ mặn nước dẫn đến cá chết,

CO2 tăng làm thay đổi chất lượng

Giảm diện tích đất nuôi trồng thủy

( nguồn: kết quả khảo sát, 2021)

Giá trị trung bình Mức độ ý nghĩa

Ngày đăng: 05/07/2024, 23:38

w