Trang 5 Với những lý do nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Vaitrò của gia đình trong việc giáo dục phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻem ở nông thôn hiện nay” để đán
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục phòng, chống
tai nạn đuối nước cho trẻ em ở nông thôn hiện nay
Họ và tên: Dương Diệu Ly
Mã sinh viên: 20032404 Ngành đào tạo: Xã hội học
Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Tổng quan nghiên cứu 3
2.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước 3
2.2 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước 5
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
3.1 Mục đích nghiên cứu 7
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 7
4.1 Câu hỏi nghiên cứu 8
4.2 Giả thuyết nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Ý nghĩa nghiên cứu 11
7 Thao tác hóa khái niệm 11
TÊN CHƯƠNG MỤC 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tai nạn thương tích ở trẻ em trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng nhanh và trở thành một trong những vấn đề cấp bách cần được quan tâm và giải quyết kịp thời nhất hiện nay Trong đó, tỷ lệ tử vong của trẻ em do tai nạn đuối nước luôn đạt ở mức cao đáng báo động Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, đuối nước là một trong ba nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do thương tích không chủ ý ở trẻ em Theo Tổ chức Y tế thế giới cho biết năm 2017 có 360.000 người tử vong do đuối nước, trong đó trên 45% là trẻ em và vị thành niên [17]
Ở Việt Nam, kết quả điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đã cho thấy
tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước chiếm 22,6% (trong đó trẻ dưới 15 tuổi chiếm 70%), chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 26,7% Cũng theo các kết quả điều tra, trên 50% các trường hợp chết đuối xảy ra ở ngoài trời khi các
em tắm sông, suối, hồ và tắm biển Đặc biệt, tai nạn dẫn đến tử vong vì đuối nước của trẻ em ở Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á và gấp 10 lần so với các nước phát triển [1] Nguyên nhân của các vụ tai nạn đuối nước chủ yếu là do sự
lơ là, chủ quan của gia đình cũng như những nhận thức về nguy cơ đuối nước ở trẻ còn hạn chế, trẻ không có sự giám sát của cha mẹ, người chăm sóc trong quá trình vui chơi, thiếu kiến thức liên quan đến những kỹ năng cơ bản để phòng, chống đuối nước cho bản thân Đứng trước những thách thức này, Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền cũng bày tỏ quan điểm và chỉ đạo, đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu, ngặn chặn, phòng chống tai nạn đuối nước ở trẻ em, học sinh Lần đầu tiên tại Việt Nam, chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này đã được triển khai với sự điều phối của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Tuy nhiên tình trạng đuối nước vẫn không giảm đáng kể, đuối nước ở trẻ vẫn nằm là một trong số những nguyên nhân gây
tử vong cho trẻ ở mức cao
Trang 4Việc giáo dục trẻ em nhận biết và có những kỹ năng bảo vệ an toàn bản thân là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là gia đình Trong Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã khẳng định vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em, cụ thể: "Gia đình là
tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [11] Thế nhưng vấn đề giáo dục an toàn cho trẻ trong mỗi gia đình hiện nay vẫn còn rất nhiều hạn chế Người lớn thường không tin tưởng vào khả năng độc lập
xử lý các vấn đề trong cuộc sống của trẻ và có thói quen làm hết mọi việc cho con Thay vì hướng dẫn, giảng giải cho con các kỹ năng cơ bản cần thiết để tự bảo vệ bản thân, cha mẹ tìm cách cấm đoán, ngăn cản con được vui chơi và nghĩ rằng đó là cách làm đúng đắn để bảo vệ con khỏi nguy hiểm Theo điều tra của
Dự án Phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam, có 90% cha mẹ được hỏi nhận thức vấn đề phòng, chống đuối nước là quan trọng vì ảnh hưởng đến sinh mạng con em mình Nhưng khi được hỏi cách thức để giáo dục con phòng chống thì đa số lại không biết hoặc không hiểu rõ Chính từ việc không biết hoặc nhận biết chưa đầy đủ về nguy cơ gây đuối nước ở trẻ em sẽ dẫn đến sự chủ quan, lơ là khi giám sát, trông nom của gia đình và người chăm sóc trẻ
Ở vùng nông thôn Việt Nam, do hoàn cảnh cuộc sống nên nhiều người lớn chỉ mải lo nghĩ đến chuyện kiếm tiền, không dành nhiều thời gian cho con em mình Không ít bậc phụ huynh cho rằng việc giáo dục là nhiệm vụ của nhà trường, xã hội mà quên mất rằng gia đình mới là môi trường giáo dục có ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ Chính vì vậy mà tai nạn đuối nước xảy ra nhiều ở vùng nông thôn, nơi có ao, hồ, sông, suối Theo số liệu thống kê của ngành giáo dục, chỉ mới bắt đầu kỳ nghỉ hè năm 2022, trên toàn quốc đã xảy ra 120 vụ đuối nước ở trẻ em, nhiều báo cáo cũng cho thấy phần lớn số vụ đuối nước ở trẻ xảy
ra do thiếu sự giám sát của người lớn Vì vậy việc phát huy vai trò của gia đình trong quá trình giáo dục cho trẻ em ở vùng nông thôn là một yêu cầu cấp bách hiện nay
Trang 5Với những lý do nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ
em ở nông thôn hiện nay” để đánh giá, làm rõ vai trò của gia đình đối với việc
giáo dục trẻ phòng, chống đuối nước ở vùng nông thôn Việt Nam, đồng thời tìm hiểu nhận thức của người dân đối với vấn đề này Từ đó đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị về giải pháp để nâng cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái, giúp giảm thiểu tình trạng đuối nước đang có xu hướng gia tăng hiện nay
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước
Gia đình là một mắt xích quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến con người và
xã hội Vì vậy, việc nghiên cứu về gia đình và vai trò của gia đình cũng như những vấn đề xoay quanh gia đình vẫn luôn nhận được sự quan tâm, chú ý Ở Việt Nam đã có rất nhiều cuốn sách, bài viết, đề tài nghiên cứu về chủ đề này theo các hướng tiếp cận khác nhau Những phân tích của tác giả Trần Đình
Hượu với chủ đề “Gia đình và giáo dục gia đình” đã khái quát các loại hình gia
đình được hình thành qua các thời kỳ, qua đó cũng khẳng định tầm quan trọng của gia đình trong xã hội, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò trong việc giáo dục con người Tác giả đưa ra cách nhìn rằng có những việc mà chỉ có gia đình mới
có thể giáo dục được, vì vậy không nên coi giáo dục gia đình là phụ, chỉ chuẩn
bị và phụ thuộc vào giáo dục nhà trường và đoàn thể
Bài viết “Giáo dục gia đình và những vấn đề đặt ra hiện nay” của tác giả
Nguyễn Thị Mai Hoa đã chỉ ra rằng gia đình chính là môi trường giáo dục quan trọng đầu tiên và suốt đời, là nơi để mỗi cá nhân được sinh ra, được nuôi dưỡng, được giáo dục và từng bước hình thành, hoàn thiện nhân cách đạo đức Bài viết tập trung vào việc nhận diện những vấn đề đang đặt ra đối với gia đình và giáo dục gia đình hiện nay, trong đó đề cập đến vấn đề trong phương pháp, kỹ năng giáo dục con cái Theo đó, tác giả cho rằng nhiều bậc cha mẹ còn lúng túng về phương pháp, về cách thức giáo dục, biểu hiện “lạc hướng” do tác động bởi sự lệch chuẩn trong giá trị gia đình và xã hội hoặc do sự nhiễu loạn thông tin Cũng
Trang 6vì vậy mà gia đình chưa phát huy được vai trò của mình để giúp các thành viên trưởng thành, hoàn thiện các mặt, có đủ khả năng để tránh xa những tác động tiêu cực ngoài xã hội Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu vun đắp giá trị gia đình Việt Nam trong hiện tại và tương lai
Nhằm mục đích mô tả tình huống và các yếu tố nguy cơ dẫn đến đuối nước
ở trẻ em dưới 18 tuổi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long dựa vào điều tra
Quốc gia về tai nạn thương tích năm 2010, công trình nghiên cứu “Child
drowning situation in Mekong River Delta: An exploratory analysis from Vietnam National Injury Survey” của nhóm tác giả Phan Thanh Hòa và Phạm
Việt Cường năm 2012 đã chỉ ra rằng tất cả các trường hợp tử vong đều xảy ra ở bên ngoài nhà (ao hồ, sông, suối) và 100% trẻ tử vong đều không biết bơi Đồng thời hơn một nửa số trường hợp đuối nước xảy ra trong phạm vi xung quanh nhà
và 97% trường hợp trẻ bị đuối nước tại nơi không có biển báo hoặc rào chắn bảo vệ
Nghiên cứu “Nhận thức của cha mẹ/ người chăm sóc chính về phòng
chống đuối nước trẻ em dưới 15 tuổi tại 8 tỉnh ở Việt Nam năm 2018” đã tiến
hành điều tra trên 849 đối tượng là cha mẹ hoặc người chăm sóc chính đại diện cho các hộ gia đình có trẻ dưới 15 tuổi đang sinh sống trong cùng địa bàn với các trường hợp đuối nước được thống kê trong giai đoạn 2015-2017 Kết quả cho thấy có 98,4% phụ huynh cho rằng ao hồ, sông, suối là những địa điểm dễ xảy ra đuối nước nhất, trẻ nam có nguy cơ đuối nước cao hơn và 92,1% cho rằng học bơi là biện pháp phòng chống đuối nước hiệu quả nhất và trẻ nên bắt đầu học bơi ở độ tuổi từ 6 -11 tuổi
Bằng phương pháp điều tra thực địa và thực nghiệm, nghiên cứu “Biện
pháp nâng cao kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em: Nghiên cứu tình huống tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai” (Trần Cao Bảo và nnk, 2020) đã
chỉ ra thực trạng tai nạn đuối nước trẻ em tại địa phương cũng như nhận thức của các em về kỹ năng phòng tránh đuối nước còn rất hạn chế Kết quả điều tra cho thấy, số ca tai nạn đuối nước đứng thứ hai sau tai nạn giao thông nhưng lại
có tỉ lệ tử vong cao nhất mà nạn nhân tập trung chủ yếu ở lứa tuổi học sinh tiểu
Trang 7học và học sinh trung học cơ sở Đặc biệt có tới 61,13% số học sinh tham gia khảo sát nói rằng không bao giờ được bố mẹ hoặc người thân quan tâm, giám sát thường xuyên khi các em tham gia các hoạt động trong môi trường nước; 65,58% số học sinh không bao giờ được bố mẹ dạy bơi hoặc hướng dẫn những
kỹ năng cơ bản khi tham gia hoạt động, vui chơi trong môi trường nước Trên cơ
sở đó đưa ra biện pháp can thiệp nhằm nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em
Đề tài “Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ
em bị đuối nước (Nghiên cứu can thiệp trường hợp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh)” đã tìm hiểu nhu cầu và nguồn lực của địa bàn trong
việc phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước Kết quả nghiên cứu cho thấy tại địa phương có nhiều nguồn lực có thể tham gia hỗ trợ vào việc huy động cộng đồng nhằm giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ như xây dựng bể bơi di động cho trẻ em,
2.2 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu “Childhood drowning in low and middle income countries:
Urgent need for intervention trials” của Adnan A.Hyder và cộng sự năm 2008
đã so sánh các đặc tính của tình trạng đuối nước ở một nước có thu nhập cao là
Mỹ và một nước có thu nhập thấp là Bangladesh Kết quả nghiên cứu cho thấy
độ tuổi dễ bị đuối nước của cả hai nước là dưới 5 tuổi và trẻ em nam luôn có tỷ
lệ đuối nước cao hơn trẻ em nữ Về khả năng bơi lội thì tại Mỹ trẻ em có khả năng bơi lội nhỏ dần theo tuổi khi trẻ lớn dần lên
Một nghiên cứu khác của tác giả Wen Jun Ma và các cộng sự năm 2010 khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan đến đuối nước ở trẻ em tại Quảng Đông -Trung Quốc Kết quả cho thấy trẻ em nam có khả năng bị đuối nước nhiều hơn trẻ em nữ Các yếu tố nguy cơ đến đuối nước ở trẻ là do trẻ bơi ở các khu vực chứa nước tự nhiên mà không có sự giám sát của cha mẹ và những trẻ có khả năng bơi kém thường chơi gần các khu vực chứa nước tự do
Báo cáo “The issue of child drowning in the Mekong delta and the Central
Vietnam” của tổ chức Save The Children năm 2003 liên quan đến đuối nước ở
Trang 8trẻ em tại khu vực miền trung và đồng bằng sông Cửu Long cũng đề cập đến đặc điểm của các ca đuối nước Báo cáo chỉ rõ rằng các ca đuối nước thường thuộc các gia đình có 4 thành viên gồm cha mẹ và hai trẻ, không có ông bà Tai nạn đuối nước thường xảy ra khi cha mẹ đi vắng nhà Có đến 84% trẻ chết đuối không biết bơi, 32% trẻ được phỏng vấn nói rằng tự học bơi, hoặc học từ anh chị lớn hơn Điều này đã cho thấy sự thiếu giám sát của cha mẹ khi trẻ chơi gần khu vực có nước
Liên quan đến nhận thức của người dân, công trình nghiên cứu “Risk factor
for drowning in rural regions of a developing country: a case control study” của
Li Yang và cộng sự năm 2007 đã tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của người chăm sóc trẻ, kiến thức và thực hành sơ cấp cứu liên quan đến chết đuối ở trẻ em tại khu vực nông thôn Trung Quốc với 133 ca chết đuối và 266 ca chứng cùng tuổi Kết quả cho thấy người chăm sóc trẻ là ông bà chiếm tỷ lệ khá cao ở cả hai nhóm (lần lượt là 55,6% và 44,4%), 90% người chăm sóc có sức khỏe tốt; 72,2% người chăm sóc trẻ không biết bơi và không có người chăm sóc trẻ nào biết cách hô hấp nhân tạo khi ngạt nước
Nghiên cứu “Drowning Risk Perceptions among Rural Guardians: A
Community-Based Household Survey” cũng đã tiến hành mô tả nhận thức của
người dân ở vùng nông thôn về nguy cơ đuối nước và xác định các rào cản để phát triển kỹ năng bơi của trẻ Với số lượng khảo sát là 633 người giám hộ có ít nhất một trẻ từ 6-12 tuổi hoặc đang học từ lớp 1 đến lớp 6, kết quả đã cho thấy những vấn đề đáng báo động về nhận thức của cha mẹ, người giám hộ về vấn đề đuối nước ở trẻ em Có ít hơn 1/5 trẻ em (18%) trong hộ gia đình biết bơi, khoảng 23% người giám hộ cho rằng đuối nước là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em; 25,4% cho rằng con họ không có nguy cơ bị đuối nước và 40% không cho rằng đuối nước là một vấn đề nghiêm trọng Từ đó thấy được sự cần thiết phải nâng cao nhận thức của cha mẹ, người giám hộ về nguy cơ đuối nước
ở trẻ và khuyến nghị về việc cân nhắc thay đổi thái độ của họ để phát triển kỹ năng bơi cho trẻ,
Trang 9Những công trình nghiên cứu bao gồm cả trong nước và ngoài nước đều có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, qua đó góp phần làm cơ
sở, nền tảng chung cho vấn đề nghiên cứu Nhìn chung, tình hình nghiên cứu rất
đa dạng, tiếp cận ở nhiều phạm vi cũng như những khía cạnh khác nhau, từ nghiên cứu thực trạng đến làm rõ nguyên nhân, các mô hình giải pháp Tuy nhiên hầu hết các đề tài nghiên cứu đuối nước ở trẻ em Việt Nam thuộc về lĩnh vực y tế, giáo dục trường học hay các mô hình giảm thiểu dành cho nhân viên công tác xã hội Rất ít đề tài nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận theo hướng xã hội học cũng như nghiên cứu về vai trò của gia đình trong việc giáo dục phòng, chống đuối nước cho trẻ em, đặc biệt là ở vùng nông thôn Việt Nam Vì vậy việc thực hiện đề tài này là rất cần thiết nhằm cung cấp những thông tin mới, kịp thời, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, hoạch định các chính sách trong bối cảnh
xã hội hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu, làm rõ vai trò của gia đình trong việc giáo dục phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng nông thôn Việt Nam Đồng thời cũng đánh giá nhận thức của các bậc phụ huynh đối với vấn đề đuối nước ở trẻ em hiện nay Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm củng
cố, nâng cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái cũng như các giải pháp hạn chế, ngăn chặn tai nạn đuối nước ở trẻ em
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận về vai trò của gia đình trong việc giáo dục phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em
- Phân tích thực trạng vai trò của gia đình trong việc giáo dục phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em ở nông thôn
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của gia đình trong việc phòng chống đuối nước ở trẻ em ở nông thôn
4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Trang 10- Thực trạng tai nạn đuối nước ở trẻ em vùng nông thôn hiện nay đang diễn
ra như thế nào?
- Vai trò của gia đình trong việc giáo dục phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em là gì?
- Nhận thức của các bậc phụ huynh về vấn đề giáo dục phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em như thế nào?
- Để nâng cao vai trò giáo dục phòng chống đuối nước cho trẻ em trong gia đình cần có những biện pháp nào?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước rất cao, đặc biệt ở khu vực nông thôn thì tỷ lệ này cao gấp nhiều lần so với khu vực thành thị Các em hầu hết đều đang trong lứa tuổi học sinh, với tâm lý ham chơi, hiếu động, ưa mạo hiểm nên thường giấu gia đình đi tắm sông, suối, thậm chí cả ở những địa điểm thường xuyên xảy ra đuối nước
- Gia đình là nơi gần gũi, tiếp xúc nhiều nhất với trẻ, cũng là những người
có ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi của trẻ nhất Chính vì vậy các bậc phụ huynh phải là những người đi đầu trong việc giám sát, hướng dẫn, trang bị cho trẻ em các kỹ năng, hiểu biết cơ bản về những nguy cơ có thể xảy đến khi bơi, cách giải quyết các tình huống có thể xảy ra
- Các bậc phụ huynh đã dành nhiều sự quan tâm, chú ý hơn đến việc cho con mình học bơi, họ nhận thức được rằng vấn đề phòng chống đuối nước là vô cùng cần thiết Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người vẫn mơ hồ khi được hỏi về cách thức để giáo dục con cái các kĩ năng ứng phó khi bị đuối nước hoặc khi gặp người bị đuối nước
- Cần phải chú trọng việc tạo dựng một môi trường gia đình bình đẳng và trách nhiệm, người lớn phải ý thức được trách nhiệm của mình, làm gương cho trẻ nhỏ Đồng thời phải xác định mục tiêu giáo dục cho trẻ trong từng giai đoạn
và trong cả quá trình Các bậc cha mẹ ở vùng nông thôn phải khắc phục tâm lý giáo dục con cái dựa theo kinh nghiệm, cảm tính hay coi việc giáo dục là của nhà trường, thay vào đó là không ngừng trau dồi những tri thức khoa học xã hội,