1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giao thông Đô thị

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Các câu lý thuyết trong bộ môn Giao thông đô thị, môn tự chọn của ngành xây dựng Đại Học Kiến Trúc. Sinh viên có thể tham khảo.

Trang 1

ÔN TẬP LÝ THUYẾT GIAO THÔNG ĐÔ THỊ1 Phân cấp mạng lưới đường đô thị:

Mục đích:

- Đem lại sự thống nhất, đồng bộ trong xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống đường trong đô thị, qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác, sử dụng đúng mục đích và nâng cao mỹ quan đô thị.

- Phân cấp mạng lưới đường giúp tạo ra các tuyến đường chính và phụ phù hợp, giúp tăng cường sự thông thoáng và lưu thông của giao thông trong thành phố Các tuyến đường chính được thiết kế để xử lý lưu lượng giao thông lớn, trong khi các tuyến đường phụ có thể phục vụ nhu cầu di chuyển nội đô hoặc kết nối các khu dân cư nhỏ.

- Phân cấp mạng lưới đường giúp phân phối lưu lượng giao thông một cách hiệu quả, giảm thiểu ùn tắc và thời gian di chuyển của người dân và phương tiện Bằng cách cung cấp nhiều tùy chọn đường đi khác nhau, người dân có thể lựa chọn lộ trình tối ưu phù hợp với nhu cầu của họ.

- Phát triển hạ tầng đô thị bền vững Bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng đất và không gian, việc phân cấp mạng lưới đường có thể giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông, tiếtkiệm năng lượng, và giảm lượng khí thải ra môi trường.

- Phân cấp để chia ra quản lý, xác định và sau là thiết kế, vận hành dễ dàng hơn.

2 Phân cấp mạng lưới đường ở Tp.HCM ? Cho ví dụ cụ thể?

a Phân cấp theo nhu cầu giao thông:

- Nhu cầu đối nội: đường nằm trong đô thị Dẫn chứng: Đại lộ Phạm Văn Đồng là một

tuyến đường quan trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh, nối từ Ngã năm Nguyễn Thái Sơn ởquận Gò Vấp đến Ngã tư Linh Xuân thuộc thành phố Thủ Đức

- Nhu cầu đối ngoại: Quốc lộ 1K là đường quốc lộ nối liền thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, qua thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

- Nhu cầu quá cảnh: Từ Bình Dương đến các khu vực miền Tây như Long An, Biên Hòa phải đi qua Tp.HCm.

b Phân cấp đường dựa trên cấp hạng:

- Đường cao tốc đô thị: Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương là mộtđoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông nối Thành phốHồ Chí Minh với Tiền Giang nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung,dài 41 km Đây cũng là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam.

Trang 2

- Đường phố chính đô thị: Kết nối từ bắc nam đông tây + Đường phố chính chủ yếu

+ Đường phố chính thứ yếu

+ Dẫn chứng: Đường Võ Văn Kiệt: Một tuyến đường lớn nối liền các quận trung tâm

và các cửa khẩu biển Đường Hoàng Hoa Thám: Đi qua quận Bình Thạnh và quận Tân Bình, nối quận 1 với sân bay Tân Sơn Nhất Đường Lê Đại Hành: Nối liền quận 11 và

quận Tân Bình và là một tuyến đường quan trọng ở khu vực phía Tây của TP.HCM.- Đường phố gom: cấp trung gian, cấp khu vực, kết nối giữa đường nội bộ với đường chính đô thị

- Đường phố nội bộ:

c Phân cấp theo vận tốc và chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường:

- Đường cao tốc đô thị: tối thiểu 70 km/h và tối đa là 100km/h Chủ yếu cho xe giao thông cùng chiều.

- Đường phố chính đô thị: vận tốc thiết kế từ 60 km/h – 80 km/h- Đường phố nội bộ: khoảng 20 – 40 km/h

3 Theo các bạn loại hình nào tốt nhất để phát triển giao thông? Nó tác động như thếnào để phát triển TP.HCM?

Đặc điểm Ở trên mặt đất, phụ thuộc khả năng đầu tư, hình dáng phụ thuộc địahình.

Di chuyển trênhệ thống thanhray.

Di chuyển trên không, không chịu tác động của công trình, phương tiện giao thông đường bộ khác.

Ưu điểm Đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại, đáp ứng nhiều loạiphương tiện, đầu tư thấp (nếu khôngcó điều kiện chỉ cần làm lại đất bằng phẳng).

An toàn, khối lượng vận chuyển lớn Tốc độ trung bình, giá thànhvận chuyển hang hóa thấp.

Giá thành rẻ, đầu tư rẻ, chỉ cần phương tiện, nhiên liệu ít tốn kém, mức độ an toàn cao.

Khối lượng vận chuyển hạn chế, giá

Trang 3

chuyển ) không

cao hình nhiều Hành lang an toàn lớn ảnh hưởng giao thông đô thị ( trên mặt đất)

- Đường vành đai 3 kết nối các đô thị vệ tinh, các đô thị của các tỉnh trong vùng cảđông tây nam bắc của TP.HCM như kết nối TP.HCM - Đồng Nai - Bình Dương - Long An, một tuyến giao thông mà tất cả các phương tiện giao thông muốn đi và đến TP.HCM đều có thể đi qua đường này Từ đây muốn đi Vũng Tàu, Mộc Bài (Tây Ninh), Bình Phước về ĐBSCL đều nhanh và thuận lợi.

- Điều tiết được mật độ phân bố dân cư, kéo dân cư từ đô thị trung tâm TP.HCM ra bên ngoài, tạo sự kết nối với những đô thị vệ tinh có sẵn như Bến Lức, Đức Hòa, NhơnTrạch và có thể thêm một số đô thị khác trong vùng đô thị TP.HCM.

TP.HCM cần làm gì để khai thác tốt nhất các lợi thế do tuyến đường này mang lại?

- TP.HCM đang điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng và làm quy hoạch TP Trong đó, đường vành đai 3 đi trong địa phận TP.HCM hơn nửa chiều dài Vì vậy, người làm quy hoạch phải hết sức lưu ý để có tổ chức giao thông hợp lý, chỗ nào đường đi trên cao, chỗ nào xuống thấp, chỗ nào là nút giao thông để vào TP, nơi nào là đường song hành để kết nối các đô thị hai bên.

Dựa vào lợi thế của tuyến đường này, TP.HCM và các tỉnh trong vùng tổ chức các đô thị vệ tinh, đô thị hiện hữu và đô thị trong tương lai, quy hoạch bố trí, tổ chức lại mật độ dân cư trong trung tâm, chuyển dân cư từ trung tâm ra bên ngoài.

Đường vành đai 3 có tác động lớn đến việc điều chỉnh quy hoạch TP.HCM, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển, sắp xếp lại hệ thống công nghiệp và tính đến vấn đề môi trường Vấn đề là các địa phương ngồi lại với nhau, trước mắt rà soátlại công nghiệp của TP.HCM và cả vùng đã phù hợp chưa, loại hình nào không phù hợp, loại hình nào cần xuất hiện, xuất hiện ở đâu?

Trang 4

Phải tính toán lại việc bố trí các khu công nghiệp như thế nào Tuyến đường vành đai 3 tạo điều kiện để TP.HCM và các tỉnh bố trí lại mạng lưới phân phối nguyên liệu, hàng hóa và dân cư chứ không phải như lâu nay là tự phát, tỉnh nào có đâu thì làm đấy.

Có đường vành đai kết nối, phải tính toán đến lợi ích của nó, bố trí vào một mối để thống nhất, phân vai, tổ chức thế nào để sử dụng đất đai có hiệu quả và tổ chức không gian, cảnh quan phù hợp.

Ngoài ra, đường vành đai 3 là dịp các địa phương nhìn lại việc tổ chức dân cư cả bên trong bên ngoài, tổ chức lại đất công nghiệp, tổ chức lại kho tàng bến bãi, những khu vực logistics, hay khu vực khai thác cảng sông, cảng biển và sân bay.

* Liệu tuyến đường vành đai 3 có làm giảm ùn tắc giao thông tại TP.HCM, đặc biệt tuyến đường này đi qua địa phận TP Thủ Đức hơn 14km sẽ tác động như thế nào đến sự phát triển của TP này trong tương lai?

- Để chống ùn tắc giao thông tại TP.HCM không chỉ làm tốt các tuyến đường vành đai mà phải làm tốt và nhanh hệ thống metro, tức đường sắt đô thị Bên cạnh đó, phải hạn chếxe máy trong nội thành, khi nào hệ thống metro và giao thông công cộng hoàn chỉnh thì người dân sẽ tự bỏ xe máy để sử dụng giao thông công cộng.

Trong đó, các trung tâm của TP Thủ Đức như khu Đại học Quốc gia, Khu công nghệ cao,trung tâm thương mại, tài chính được kết nối chặt chẽ và có vị trí thuận tiện so với hai tuyến đường vành đai 2 và 3.

TP Thủ Đức là đô thị sáng tạo, giao thông đường vành đai 2 và vành đai 3 sẽ tạo điều kiện để khai thác tốt giao thông liên kết trong và ngoài TP Thủ Đức, giúp TP sử dụng quỹđất có hiệu quả nhất.

Tuyến đường này giúp việc kết nối từ TP Thủ Đức đến sân bay Long Thành, cảng Thị Vải, TP Vũng Tàu cũng như kết nối với cửa khẩu Mộc Bài đi quốc tế và từ TP đi về miềnTây một cách thuận lợi và nhanh chóng.

4 Nêu vai trò của giao thông đô thị ? Dẫn chứng cụ thể ?

Trang 5

 Dẫn chứng: Hệ thống xe buýt hoạt động liên tục để chuyển động người dân từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc các điểm giải trí, mua sắm Các xe tải, xe đạp chở hàng, dịch vụ giao hàng nhanh đảm nhận vai trò vận chuyển hàng hóa.

 Dẫn chứng: Quy hoạch đô thị thông minh ở Amsterdam, Hà Lan đã áp dụng các kênh nước và khu vực ven sông được bố trí cây xanh không chỉ tạo ra một môi trường sống tốt hơn mà còn giúp kiểm soát ngập lụt và giảm nhiệt độ Các công viên, bãi đỗ xe được thiết kế với mục đích cải thiện không khí và hỗ trợ việc thônggió.

 Việc xây dựng các con đường lớn với lớp bề mặt thấm nước có thể giảm thiểu sự tràn lan của nước mưa và giúp cải thiện hệ thống thoát nước Các công trình như hầm đường bộ, cầu, hoặc các cầu thang có thể được sử dụng để lắp đặt các hệ thống đường ống để vận chuyển năng lượng và ga nhiệt từ các nguồn cung cấp đếncác khu vực tiêu dùng.

 Dẫn chứng: Vào tháng 3 ngay tại đường Mễ Trì Hà Nội nổi bật bởi thiết kế hàng lang cây xanh với những bông hoa tím vươn ra tạo không gian đẹp mắt và thu hút mọi người đến chụp hình.

 Đặt bến xe buýt ở khu vực trung tâm sẽ tạo ra một trung tâm vận chuyển quan trọng và hình thành một khu vực tập trung các hoạt động kinh doanh và thương mại Các con đường lớn như đại lộ, đường cao tốc trong thành phố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu vực xung quanh.

 Các tuyến đường lớn và hệ thống giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ nhà máy đến các cửa hàng và từ cửa hàng đến người tiêu dùng, tăng cường hoạt động thương mại và logictics trong khu vực đô thị Các

Trang 6

thành phố có hệ thống giao thông phát triển đồng đều thường thu hút được đầu tư và phát triển kinh doanh Giao thông đô thị cung cấp cơ hội việc làm trong ngành giao thông, xây dựng và vận tải việc xây dựng một tuyến đường hoặc hệ thống giao thông công cộng mới có thể tạo ra các khu vực mới phát triển và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, từ đó tăng giá trị bất động sản trong khu vực.

5 Phân loại đường trong mạng lưới giao thông đô thị ?

- Cấp đường cao nhất và lớn nhất là đường cao tốc đô thị, thường bố trí theo các trục chính của đô thị Kế tiếp là đường phố chính đô thị, đường phố gom và cuối cùng là đường nội bộ.

- Nguyên tắc về kết nối: Đường phố chính đô thị được kết nối với đường cao tốc thông qua nút giao thông khác mức Đường phố gom không được kết nối vào đường cao tốc mà chỉ được phép kết nối với đường phố chính đô thị và đường phố nội bộ Các đường nội bộ được kết nối với nhau và với đường phố gom, không được kết nối trực tiếp với đường phố chính đô thị và đường cao tốc

6 Các tiêu chí đánh giá mạng lưới đường đô thị ? ( Dẫn chứng là quận Bình Thạnh)

Trang 7

- Giải pháp: Phát triển hệ thống công cộng, Quản lí hiệu quả, Trồng cây xanh, Quyhoạch hợp lí, Nâng cao chất lượng hệ thống

c Mật độ diện tích đường trên 1 đầu người dân đô thị:

Trang 8

- Dân số Bình Thạnh là 490,618 Tổng diện tích đất là 24.089.000m2 Tính được mật độ đầu người là 49,1 m2

- Thể hiện một số điều sau: Mức độ phát triển của hệ thống giao thông Mức độ phát triển kinh tế.

d Mức độ hoàn chỉnh – đồng bộ:

- Cấu trúc mạng lưới đường tương đối hoàn chỉnh, phân cấp rõ ràng.

- Mức độ bao phủ: Mật độ mạng lưới cao, đặc biệt ở trung tâm quận Các tuyến đường chính như Điện Biên Phủ, Xô Viết Nghệ Tĩnh và Phạm Văn Đồng giúp kết nối quận với trung tâm thành phố và các tỉnh lân cận.

- Mức độ kết nối: Cầu Bình Lợi là một trong những cầu quan trọng nối liền quận Bình Thạnh với quận Thủ Đức qua sông Sài Gòn Cầu Bình Triệu là một trong những cầu

chính nối liền quận Bình Thạnh với quận Gò Vấp Đường Phạm Văn Đồng kết nối với

nhiều quận lân cận như quận Tân Bình, quận Gò Vấp và quận Thủ Đức.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu: Đảm bảo số lượng, Chất lượng và thời gian di chuyển hạn chế Thường xảy ra ùn tắt ở các tuyến chính vào cao điểm

f Chiều dài đường:

- Đường giao thông: 112,5 Km- Đường hẻm: 220,0 Km- Chiều dài đường: 160,5 M/H

=> Ứng dụng: Quy hoạch đô thị, Đánh giá tác động môi trường, Nghiên cứu kinh tế.j Hệ số không phẳng:

- Quy định: Đường cao tốc: 2.0 % Đường quốc lộ: 2.5 % Đường tỉnh lộ: 3.0 %.Đường phố: 3.5 %

- Nhận xét: Vượt quá mức qui định: 2,5% Hệ số hẻm còn cao hơn.

- Hậu quả: Giảm tốc độ di chuyển Tăng hao phí nhiên liệu Gây hư hỏng phương tiện Gây nguy hiểm cho người tham gia.

- Giải pháp: Nâng cấp và sửa chữa Chú trọng sửa chữa hẻm Tuyên truyền và nâng cao ý thức.

h Năng lực của các tuyến giao thông chính:

-Bộ: Điện Biên Phủ, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phạm Văn Đồng Thủy: Kênh Tham Lương Sắt: ga Sài Gòn Tuyến Metro dự kiến hoàn thành 2024.

- Ưu điểm: Vị trí thuận lợi Kết nối dễ dàng Hệ thống đa dạng.

- Nhược điểm: Ùn tắc giao thông Hạ tầng chưa thỏa nhu cầu Nhiều tuyến nhỏ hẹp Ô nhiễm môi trường Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường.

i Khả năng đến được các khu vực:

- Tiếp cận từ 2 tuyến giao thông chính.

Trang 9

- Thời gian di chuyển đến các quận trung tâm TP.HCM dao động từ 15-30 phút Đến các tỉnh miền Đông và Tây Nguyên cũng tương đối thuận lợi.

j Khả năng tiếp cận đến mạng lưới giao thông:

- Đa dạng phương tiện, hệ thống xe buýt phát triển.

- Tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra Hệ thống giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu.

7 Các tiêu chí đánh giá mạng lưới đường đô thị ? ( Dẫn chứng là Thành phố Thủ Đức)

- Đáp ứng nhu cầu về mật độ diện tích đường ở mức trung bình.

- Năng lực mạng lưới đường tương đối Hạ tầng TP Thủ Đức đã có sẵn mạng lưới giao thông liên kết vùng như Quốc lộ 1, đường vành đai, tuyến metro

c Mật độ diện tích đường trên 1 đầu người dân đô thị:

Trang 10

- Dân số Thủ Đức là 1.200.000 người Tổng diện tích đất là 27.350.000 m2 Tính được mật độ đầu người là 23 m2/nguoi

- Thể hiện một số điều sau: Bình quân diện tích đường trên người ở TP Thủ Đức đáp ứng nhu cầu ở mức cao Phục vụ tốt cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa.d Mức độ hoàn chỉnh – đồng bộ:

- Cấu trúc mạng lưới giao thông ở Thành phố Thủ Đức tương đối hoàn chỉnh và được phân cấp rõ ràng

- Mức độ bao phủ: là tuyến Vành đai 2 dài 64km, được quy hoạch rộng 60m Tuyến đường này có 3 đoạn xuyên qua TP Thủ Đức, trong đó đoạn cầu Phú Hữu đến nút giao Bình Thái (với xa lộ Hà Nội) dài 3,5km.

- Mức độ kết nối: tuyến metro số 1 có 10 ga nằm xuyên qua TP Thủ Đức, bắt đầu từ cầu Sài Gòn (Q.2) chạy dọc tới depot Long Bình (Q.9) Trong tương lai, dự kiến sẽ nốidài tới các đô thị liền kề: Biên Hòa (Đồng Nai), Dĩ An (Bình Dương).

- Khả năng đáp ứng nhu cầu: Đảm bảo số lượng, Chất lượng và thời gian di chuyển.

f Chiều dài đường:

∑ LN =

ΣL: Tổng chiều dài đường chính (m)L: Tổng chiều dài đường chính (m)N: Dân số đô thị (người)

- Chiều dài đường: 0,1 m/nguoi

=> Cho thấy tỉ lệ chiều dài đường so với người của TP Thủ Đức đáp ứng nhu cầu ở mức thấp.

j Hệ số không phẳng:

- Theo quy định: Đường cao tốc: 2.0 % Đường quốc lộ: 2.5 % Đường tỉnh lộ: 3.0% Đường phố: 3.5 %

- Nhận xét: không đáp ứng được về mức quy định

- Hậu quả: các tuyến đường trong tỉnh lộ thường xuyên kẹt xe,

- Giải pháp: Tuyên truyền và nâng cao ý thức Mở đường, làm cầu Hoàn thành tiến độ các dự án dang dở

h Năng lực của các tuyến giao thông chính:

-Bộ: Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (dài 55,7km); Bến xe miền

Đông mới (diện tích 16ha); Đại lộ Phạm Văn Đồng (dài 13,6km); Hầm Thủ Thiêm

Sắt: Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)

Trang 11

- Vị trí thuận lợi Kết nối dễ dàng Hệ thống đa dạng Giảm áp lực giao thông, tăng khả năng vận chuyển hàng hoá.

- Nhược điểm: Ùn tắc giao thông Ô nhiễm môi trường i Khả năng đến được các khu vực:

- Liên kết với các khu vực trọng điểm: Các tuyến đường chính như Quốc lộ 1A

và Quốc lộ 13 kết nối Thủ Đức với TP.HCM và các tỉnh lân cận đạt được sự liên kết hiệuquả với các khu vực trọng điểm như trung tâm thành phố và các khu công nghiệp, thươngmại lớn.

- Kết nối giữa các khu dân cư và khu công nghiệp: Hơn 500 m đường Kha Vạn

Cân (phường Hiệp Bình Chánh) đã được mở rộng, xóa nút thắt cổ chai khu vực giao với đường Hiệp Bình; góp phần chia sẻ áp lực giao thông với đường Phạm Văn Đồng và đường song hành

- Tiếp cận vùng ven và khu dân cư mới: đẩy mạnh quy hoạch đầu tư công đồng

bộ như Vành đai 3, Vành đai 2, cao tốc TPHCM – Dầu Giây – Phan Thiết, nút giao Mỹ Thủy, cầu Cát Lái cùng các dự án kết nối liên vùng TPHCM như cao tốc Bến Lức – LongThành, Biên Hòa – Vũng Tàu, Sân bay Quốc tế Long Thành,…

- Kết nối giao thông công cộng: phát triển hệ thống giao thông công cộng như

tuyến xe buýt và đường sắt Mô hình TOD được nhận định đặc biệt phù hợp phát triển tại thành phố Thủ Đức vì có 8 trên tổng số 11 nhà ga trên cao thuộc tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên.

j Khả năng tiếp cận đến mạng lưới giao thông:

- Đa dạng phương tiện, hệ thống xe buýt phát triển.

Trang 12

- Thời gian và khoảng cách di chuyển đến các MLGT từ Thủ Đức đã được rút ngắn đáng kể Biện pháp như xây dựng cầu vượt, cải tạo đường và áp dụng công nghệ thông tin đã giúp tối ưu hóa hành trình và giảm thiểu thời gian di chuyển.

8 Bình đồ, mặt cắt ngang, trắc dọc, trắc ngang.

- Bình đồ: Bình đồ là một bản vẽ thể hiện mặt chiếu bằng địa hình của một khu vực Có thể được hiểu một cách đơn giản là một loại bản đồ địa hình nhưng được bỏ qua sự ảnh hưởng từ độ cong của Trái Đất Thông thường, bình đồ được thành lập đối với cáckhu vực nhỏ Cụ thể hơn, bình đồ sử dụng phép chiếu hình đơn giản (có nghĩa là xem mặtquy chiếu về tọa độ và độ cao là một mặt phẳng nằm ngang) để biểu thị một khu đất nhỏ Bên cạnh đó, bình đồ thường được thành lập với tỷ lệ tương đối lớn và tùy theo yêu cầu sử dụng mà bình đồ có thể không biểu thị dáng đất hoặc không sử dụng hệ tọa độ, độ cao Nhà nước.

Ngày đăng: 04/07/2024, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w