1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận cuối kỳ đề tài giao thông đô thị

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao thông đô thị
Tác giả Huỳnh Thị Như Ánh
Người hướng dẫn Hoàng Ngọc Lan
Trường học Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
Chuyên ngành Quy hoạch đô thị
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 647,93 KB

Nội dung

Một trong những dự án hệ thống giao thông đường sắt nổi tiếng nhất hiện nay đó chính là California high-speed rail tuyến đường sắt có tốc độ cao nhất nước này, với vận tốc trung bình là

Trang 1

lOMoARcPS

Học Phần: Quy hoạch đô thị

KHOA KINH TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Giảng viên: Hoàng Ngọc Lan

Huỳnh Thị Như Ánh- RE002-31221025407

Thành phố Hồ Chí Minh – 22/05/20024

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

Sinh viên thực hiện - Lớp - MSSV:

Trang 2

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 2

I.TRÌNH BÀY VỀ DỰ ÁN 3

1.Giới thiệu chung: 3

2.Sự cần thiết của dự án: 4

3.Pháp lí của dự án: 5

4.Tính chất của dự án: 5

5.Chi tiết dự án: 6

6.Hình ảnh thực tế dự án 9

II ĐÁNH GIÁ 10

1.Định tính 10

2.Định lượng 10

3.Kết luận 10

III TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

"Giao thông đô thị chính là cuộc chiến với thời gian Hệ thống giao thông thông minh giúp chúng ta chiến thắng cuộc đua với sự bận rộn và đến đích đúng giờ."

Tất cả chúng ta đều đang chạy đua với thời gian: con người, động vật, thực vật Một trong những hành động chiếm lĩnh tương đối quỹ thời gian của con người đó chính là khoảng cách di chuyển Vì vậy trong cuộc sống hiện đại, ở khắp mọi nơi trên thế giới luôn tìm ra các phương án hiệu quả cho

hệ thống giao thông đô thị Sao cho, có thể thanh toán khoảng cách di chuyển đó với mức thời gian tối ưu nhất Ngoài ra, hệ thống giao thông còn đóng một vai trò rất quan trọng kết cấu hạ tầng đô thị, đời sống kinh tế - xã hội và định hướng các giải pháp quy hoạch đô thị

Giao thông đường sắt là một hợp phần của hệ thống GTĐT, góp phần giải quyết các vấn nạn giao thông một cách nhanh chóng, hiệu quả kinh tế Một trong những dự án hệ thống giao thông đường sắt nổi tiếng nhất hiện nay đó chính là California high-speed rail tuyến đường sắt có tốc độ cao nhất nước này, với vận tốc trung bình là 220 mph (350 km/h) Hiện dự án đang từng bước hoàn thành giai đoạn 1 và hứa hẹn chắc chắn sẽ giảm thời gian di chuyển trong tiểu bang, đặc biệt giữa khu vực Vịnh San francisco ở phía Bắc và vùng Đại Los Angeles ở phía Nam, giảm lượng khí nhà kính, giảm lưu lượng phương tiện trên các tuyến đường, giảm áp lực cho ngành hàng không, đồng thời kích cầu tăng trưởng kinh tế vùng Thung lũng Trung tâm và các vùng khác Dự án cũng nằm trong

kế hoạch hiện đại hóa ngành đường sắt của tiểu bang, trong đó đã vạch ra tầm nhìn của dự án cũng như cách đường sắt cao tốc sẽ liên kết với các tuyến đường sắt vận tải hành khách khác trong tiểu bang.Hiện tại đây là dự án đường sắt toàn diện nhất Hoa Kỳ

Vì những bước đột phá trong hệ thống giao thông đường sắt hiện đại cùng với những đóng góp to lớn của dự án này cho con người nói riêng cho xã hội - môi trường nói chung, tôi đã quyết định lựa chọn dự án “California High - Speed rail” cho đề tài hệ thống giao thông đô thị

Trang 4

I.TRÌNH BÀY VỀ DỰ ÁN

1.Giới thiệu chung:

Dự án : đường sắt cao tốc California (California High-Speed Rail)

• giai đoạn 1: từ San Francisco qua thung lũng trung tâm đến Los Angeles

• giai đoạn 2 : phần mở rộng hệ thống đó về phía bắc từ Merced đến Sacramento về phía Nam

từ Los Angeles qua Inland Empire đến San Diego

Vị trí: Tiểu bang California

Hình 1: Vị trí dự án trên bản đồ - nguồn

Chủ đầu tư: được tài trợ công bởi cơ quan đường sắt cao tốc California

Thời điểm khởi công và kết thúc: Dự án được phê duyệt bởi một cuộc bỏ phiếu toàn tiểu bang năm 2008 để kết nối các khu đô thị lớn của bang và giảm thời gian di chuyển giữa các thành phố và mãi cho đến tháng 1 năm 2015 thì dự án mới được khởi công bắt tay vào việc xây dựng giai đoạn một bắt đầu ở Thung Lũng trung tâm khoảng ⅓ đoạn tuyến thuộc giai đoạn 1, dài khoảng 171 dặm (275km) sẽ được dự kiến hoàn thành cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2 2050

Quy mô diện tích:

GD1: dài khoảng 494 dặm (795 km) chạy từ San Francisco đến Los Angeles và Anaheim qua Thung lũng trung tâm

GD 2: 282 dặm (454 km) mở rộng hệ thống về phía bắc đến Sacramento và phía nam đến

san Diego

Hệ thống HSR California sẽ cung cấp dịch vụ cao tốc liên thành phố trên hơn 800 dặm (1287.5 km) đường ray xuyên khắp California, kết nối các trung tâm dân cư lớn Sacramento, San Francisco Bay Area, Central Valley, Los Angeles, Inland Empire, Orange County, và San Diego Tốc độ tối đa 220 dặm (354.1 km) mỗi giờ

Chức năng: kết nối các vùng rộng lớn của tiểu bang, góp phần phát triển kinh tế và môi

trường sạch hơn, tạo việc làm, bảo tồn các vùng đất nông nghiệp và được bảo vệ

Mật độ xây dựng:

Trang 5

Đặc điểm thiết kế Phương án thi công thay thế đường sắt

cao tốc

Tổng chiều dài (Dặm tuyến tính) 13.66

Mặt cắt cùng mức (Dặm tuyến tính) 7.44

Mặt cắt lắp duy trì (Dặm tuyến tính) 4.26

Mặt cắt dưới mặt đất (Dặm tuyến tính) 1.96

Số lượng điểm đóng đường bộ công cộng và

tư nhân

2

Số lượng phân cách đường bộ được đề xuất 5

Bảng 1: Tóm tắt các đặc điểm phương án của thiết kế xây dựng đường sắt cao tốc

(nguồn: cơ quan đường sắt cao tốc California, 2018)

Mật độ xây dựng được tính bằng tỷ lệ diện tích khu vực xây dựng so với diện tích khu vực dự án Trong trường hợp này, khu vực xây dựng bao gồm tất cả các khu vực sẽ bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng đường sắt cao tốc:

• Tổng diện tích khu vực xây dựng = 744.000 met vuông + 426.000 met vuông + 196.000 feet vuông + 60.000 met vuông + 160.000 met vuông + 5.000 met vuông + 50.000 met vuông = 1.641.000 met vuông

• Diện tích khu vực dự án = 13,66 dặm tuyến tính * 440 yards/dặm tuyến tính * 3 met/yard = 189.344.000 met vuông

• Diện tích khu vực xây dựng / Diện tích khu vực dự án *100

2.Sự cần thiết của dự án:

*Nhu cầu về dự án Đường sắt cao tốc California đoạn Burbank - Los Angeles xuất phát từ những yếu tố sau:

Nhu cầu di chuyển liên thành phố ngày càng tăng: Hệ thống giao thông vận tải hiện tại của

California, bao gồm đường cao tốc, sân bay và đường sắt, không đáp ứng đủ nhu cầu di chuyển ngày càng tăng, dẫn đến tắc nghẽn, chậm trễ và giảm độ tin cậy

Tác động tiêu cực đến môi trường: Giao thông vận tải bằng xe hơi là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất của California Đường sắt cao tốc sẽ giúp giảm thiểu khí thải và cải thiện chất lượng không khí

Sự phát triển kinh tế: Dự án sẽ tạo ra việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư cho khu vực

Liên kết khu vực: Đường sắt cao tốc sẽ kết nối các khu vực khác nhau của California, giúp người dân dễ dàng di chuyển và giao thương

Cải thiện chất lượng cuộc sống: Đường sắt cao tốc sẽ mang lại phương tiện di chuyển nhanh chóng, thoải mái và an toàn hơn, giúp người dân tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng cuộc sống

*Lợi ích mang lại:

Giảm thiểu tắc nghẽn giao thông: Hệ thống đường sắt cao tốc sẽ giúp giảm tải cho các đường cao

Trang 6

tốc và sân bay quá tải, đồng thời rút ngắn thời gian di chuyển giữa các thành phố lớn Nếu có đường cao tốc này, thời gian đi lại Bắc-Nam California, giữa San Francisco và Los Angeles giảm được 3 tiếng đồng hồ và còn nhận được khoảng $1 tỷ hàng năm từ chương trình “Cap and Trade” của tiểu bang

Cải thiện chất lượng không khí: Việc di chuyển bằng tàu cao tốc sẽ giúp giảm lượng khí thải CO2

từ xe hơi, góp phần bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng không khí Giảm lượng khí thải CO2 hàng năm trên toàn tiểu Bang khoảng 0,6 triệu tấn bằng cách thay thế các chuyến đi và chuyến bay trên đường cao tốc

Kích thích phát triển kinh tế: Dự án sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm trong quá trình thi công và vận hành, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế tại các khu vực ven ga

Liên kết các khu vực: Hệ thống đường sắt cao tốc sẽ kết nối các vùng nội địa biệt lập với các thành phố ven biển, tạo điều kiện cho việc đi lại và trao đổi kinh tế, văn hóa

Tăng cường sự linh hoạt: Du khách và người dân California sẽ có thêm lựa chọn di chuyển giữa các thành phố, thay vì chỉ phụ thuộc vào xe hơi và máy bay

Cải thiện chất lượng cuộc sống: Hệ thống đường sắt cao tốc sẽ mang lại trải nghiệm di chuyển thoải mái, an toàn và đáng tin cậy hơn, giúp người dân tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng cuộc sống

Giảm áp lực nhà ở: Việc di chuyển bằng tàu cao tốc sẽ giúp người dân có thể sống ở những khu vực

xa trung tâm thành phố với giá nhà rẻ hơn, đồng thời giảm áp lực nhà ở tại các đô thị lớn

Đáp ứng nhu cầu di chuyển trong tương lai: Dự án Đường sắt cao tốc California được thiết kế để đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của tiểu bang trong những thập kỷ tới

Củng cố vị thế dẫn đầu: Việc đầu tư vào hệ thống đường sắt cao tốc sẽ giúp California củng cố vị thế là một tiểu bang hiện đại và tiên tiến, thu hút đầu tư và du lịch

3.Pháp lí của dự án:

Yêu cầu pháp lý:

Mã tiện ích công cộng 185033 yêu cầu HSRA chuẩn bị và đệ trình Kế hoạch kinh doanh cho Cơ quan Lập pháp California hai năm một lần.Kế hoạch kinh doanh phải bao gồm các yếu tố sau:

*Loại dịch vụ đường sắt cao tốc dự kiến

*Lịch trình dự án và tiến độ hoàn thành đánh giá môi trường

*Các kịch bản tài chính dựa trên mức độ dịch vụ khác nhau

*Dự báo về lượng hành khách, chi phí vận hành và bảo dưỡng, và chi phí vốn

*Thỏa thuận tài trợ và nguồn tài trợ dự kiến

*Rủi ro tiềm ẩn và kế hoạch giảm thiểu rủi ro

HSRA phải công bố dự thảo Kế hoạch kinh doanh 60 ngày trước khi đệ trình chính thức và thu thập

ý kiến của công chúng

Dự thảo Kế hoạch kinh doanh cũng phải được đệ trình lên các ủy ban lập pháp có liên quan

Quy trình phê duyệt:

Kế hoạch kinh doanh đầu tiên được ban hành vào năm 2000

HSRA đã thông qua và đệ trình kế hoạch kinh doanh vào các năm 2008, 2012, 2014, 2016, 2018 và

2020

Dự thảo Kế hoạch kinh doanh năm 2024 được ban hành vào ngày 9 tháng 2 năm 2024, với thời gian lấy ý kiến công chúng đến ngày 9 tháng 4 năm 2024

HSRA đã tổ chức các buổi điều trần công khai và thu thập ý kiến trực tuyến và qua email

Kế hoạch kinh doanh đã được sửa đổi và hoàn thiện vào ngày 11 tháng 4 năm 2024

4.Tính chất của dự án:

Trang 7

Tính kết nối và liên hoàn:đường sắt đối nội; California High-Speed Rail được quy hoạch để kết nối các thành phố lớn và trung tâm kinh tế, dân cư chính của tiểu bang California; Hệ thống sẽ được tích hợp với các phương tiện giao thông công cộng khác như xe buýt, tàu điện ngầm tại các ga trung chuyển, tạo thành mạng lưới giao thông đô thị liên hoàn

Tính hiệu quả và năng suất:Với tốc độ tối đa lên đến 350 km/h, California High-Speed Rail sẽ cung cấp dịch vụ giao thông hành khách nhanh chóng và hiệu quả giữa các trung tâm đô thị chính; Dự kiến sẽ vận chuyển hàng triệu hành khách mỗi năm, giúp giảm tải áp lực giao thông trên các tuyến đường bộ

Tích hợp quy hoạch đô thị: Vị trí các ga của California High-Speed Rail được lựa chọn nhằm hỗ trợ

và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững.Việc quy hoạch các khu vực xung quanh các ga được thiết

kế để tạo điều kiện cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế, thương mại và đô thị hóa

Tính bền vững:California High-Speed Rail được xem là giải pháp giao thông công cộng thân thiện với môi trường, góp phần giảm khí thải và tiếng ồn so với giao thông đường bộ

Dự án này là một phần của nỗ lực tổng thể của California trong việc xây dựng một hệ thống giao thông đô thị bền vững

5.Chi tiết dự án:

Hình 2 Sơ đồ toàn tuyến đường của dự án California High - Speed Rail

(nguồn California High-Speed Rail Authority)

Giai đoạn 1 :

Theo kế hoạch giai đoạn 1 dài khoảng 494 dặm chạy từ Trung tâm Vận chuyển Transbay ở San Francisco đến Trung tâm Vận tải Liên hợp khu vực Anaheim ở Anaheim, với các điểm dừng trung gian tại những khu vực đặt những trung tâm đô thị, kinh tế và dân cư quan trọng của tiểu bang California Một trạm bổ sung giữa Los Angeles và Anaheim, tại Norwalk hoặc Fullerton, đang được xem xét Trạm thứ 4 và ga King Caltrain hiện tại ở San Francisco dự kiến sẽ là ga cuối phía bắc của Giai đoạn 1 cho đến khi hoàn thành trong tương lai việc mở rộng Đường sắt trung tâm thành Trung tâm vận chuyển Transbay Tại các khu vực đô thị hóa từ San Francisco đến Gilroy và từ Burbank đến Anaheim, tuyến Giai đoạn 1 của dự án đường sắt cao tốc California sẽ sử dụng đường ray hiện có Cách tiếp cận "kết hợp" này nhằm giảm chi phí và tác động của việc xây dựng, bằng cách để tàu cao

Trang 8

tốc chia sẻ đường ray với các tuyến tàu địa phương như Amtrak và Caltrain/Metrolink Tuy nhiên, điều này cũng hạn chế tốc độ tối đa ở mức 110 dặm/giờ (180 km/h) trên những đoạn này Riêng đoạn giữa Gilroy và Burbank, tuyến đường sẽ được xây dựng trên đường ray tốc độ cao chuyên dụng

Phần còn lại của Giai đoạn 1:

Việc xây dựng tuyến đường Giai đoạn 1 còn lại vẫn đang bị trì hoãn do hạn chế về ngân sách Tính đến đầu năm 2024, các báo cáo tác động môi trường cho 422 dặm (679 km) của tuyến đường dài 494 dặm (795 km) đã được chứng nhận, cho phép các phân đoạn đó được đưa vào thiết kế kỹ thuật và xây dựng cuối cùng Các đoạn còn lại được chứng nhận là đoạn Palmdale–Burbank và Los Angeles– Anaheim Đoạn Merced đến San Jose sẽ băng qua Đèo Pacheco dọc theo tuyến đường SR 152 Nó

sẽ bao gồm một số đường hầm, trong đó đường hầm dài nhất là 13,5 dặm (21,7 km), khiến nó trở thành đường hầm đường sắt liên tỉnh dài nhất ở Mỹ Những thách thức kỹ thuật dọc theo đoạn này bao gồm "sự hình thành đá có chất lượng kém, các đứt gãy và vùng cắt cũng như dòng nước ngầm cao có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của đường hầm.” Cơ quan quản lý dự kiến sẽ bắt đầu công việc thiết kế trên đoạn này vào năm 2024 và bắt đầu công việc tiền xây dựng như thu hồi đất vào khoảng năm 2026-2028, nếu nguồn vốn cho phép

Giai đoạn 2:

Phần mở rộng về phía bắc: Kéo dài 115 dặm (185 km) từ Merced đến Sacramento, với các điểm dừng trung gian tại Modesto và Stockton Phần lớn sẽ song song với tuyến đường San Joaquins hiện tại Phần mở rộng về phía nam: Kéo dài 167 dặm (269 km) từ Los Angeles đến San Diego Thay vì tiếp tục từ Anaheim, nó sẽ tách khỏi Giai đoạn 1 tại ga Los Angeles Union và đi về phía đông dọc theo

I-10 trước khi rẽ về phía nam

Nếu hoàn thành toàn bộ Giai đoạn 2, tổng chiều dài của hệ thống đường sắt cao tốc sẽ lên tới 776 dặm (1.249 km)

Giai đoạn 2 vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch và sẽ không được xây dựng cho đến khi Giai đoạn

1 hoàn thành

Hình 3 Sơ đồ từng giai đoạn của dự án California High - Speed Rail

(nguồn Wikipedia: California High-Speed Rail)

Trang 9

Giai đoạn Mô tả

Ngày bắt đầu

Ngày kết thúc

Hoàn thành

Giai đoạn

1

Thiết kế và xây dựng đoạn từ Merced đến

Giai đoạn

2

Thiết kế và xây dựng đoạn từ Bakersfield đến

Giai đoạn

3

Thiết kế và xây dựng đoạn từ Palmdale đến Los

Giai đoạn

4

Thiết kế và xây dựng đoạn từ San Francisco đến

Giai đoạn

5

Thiết kế và xây dựng đoạn từ Sacramento đến San

Bảng 2 Thống kê từng giai đoạn thực hiện dự án (nguồn: Wikipedia: California High-Speed Rail )

Trang 10

6.Hình ảnh thực tế dự án

Hình ảnh thực tế của dự án California High - Speed Rail (nguồn: Trang web của California High-Speed Rail Authority - Wikipedia: California High-Speed

Tên

công

trình

Cầu Fresno Viaduct Ga Palmdale

Khu

chức

năng

Cầu vượt qua sông Fresno và khu vực

trung tâm thành phố Fresno

Ga tàu cao tốc phục vụ thành phố Palmdale và các khu vực lân cận

Mô tả Cây cầu này là một phần của Giai đoạn 1

của dự án, dài 1,9 km (1,2 dặm) và cao

100 mét (330 feet) Đây là cây cầu bê tông

cốt thép đúc tại chỗ lớn nhất ở Bắc Mỹ

Ga tàu cao tốc phục vụ thành phố Palmdale và các khu vực lân cận

Mô tả: Ga này có diện tích 2.787 mét vuông (30.000 feet vuông) và bao gồm phòng chờ, khu vực bán vé, nhà

vệ sinh và khu vực đậu xe

Bảng 3 Mô tả hình ảnh

Ngày đăng: 03/07/2024, 20:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w