Trong khuôn khổ của tiểu luận này, phương pháp tổng hợp,phân tích là hai phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương.5.Ý nghĩa tiểu luận Bên cạnh phục vụ cho việc học tập t
Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, tiểu luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng hợp,phương pháp phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi Trong khuôn khổ của tiểu luận này, phương pháp tổng hợp,phân tích là hai phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương.
Ý nghĩa tiểu luận
Bên cạnh phục vụ cho việc học tập trên lớp, tiểu luận còn đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của Pháp luật CBPG đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam Đồng thời, nhóm tác giả cũng đưa quan điểm và đúc kết được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước nói riêng, với mong muốn sẽ đóng góp được một phần nhỏ nào đó làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu liên quan sau này.
Bố cục tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có cấu trúc 2 chương cụ thể như sau:
Chương 1 Một số vấn đề lí luận chung và tổng quan về vụ kiện DS404.
Chương 2 Bình luận, đánh giá vụ kiện DS404 và bài học kinh nghiệm choViệt Nam.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ VỤ KIỆN DS404
Khái quát chung về chống bán phá giá
Bán phá giá (BPG) là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế, được hiểu là việc bán sản phẩm ra nước ngoài với giá thấp hơn giá thông thường của nó, mà trong hầu hết các trường hợp là giá tại thị trường nội địa của nhà xuất khẩu.
Theo đó, chống bán phá giá (CBPG) là một trong các biện pháp phòng vệ thương mại được nhà nước áp dụng nhằm đối phó với những ảnh hưởng xấu của các sản phẩm được bán phá giá trong thị trường Một biện pháp thượng được áp dụng nhất là đánh thuế nhằm phá bỏ lợi thế về giá “không công bằng” của những sản phẩm này.
Trong đó, tại khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017, quy định biện pháp CBPG là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
1.1.2 Các biện pháp Chống bán phá giá
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Tariffs andTrade - GATT), Hiệp định chống bán phá giá (Anti-Dumping Agreement - ADA) của WTO đã cho phép các quốc gia thành viên được quyền đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước khi những ngành này bị thiệt hại thực sự từ hành vi bán phá giá của các đối tác nước ngoài.
Tại Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã ban hành Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/10/2004 quy định các biện pháp cụ thể mà chính phủ Việt Nam có thể áp dụng khi có hành vi bán phá giá từ phía đối tác nước ngoài vào thị trường Việt Nam Pháp lệnh này căn bản tuân thủ các quy định tại Điều 6 Hiệp định GATT và Hiệp định chống phá giá của WTO.
Biện pháp CBPG được hiểu là các biện pháp mà nước nhập khẩu có thể sử dụng để chống lại hiện tượng bán phá giá của hàng nhập khẩu sau khi có kết luận khẳng định việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể Thông thường, các biện pháp CBPG thường bao gồm: Áp dụng thuế để chống bán phá giá (Thuế chống bán phá giá)
Chống bán phá giá bằng thuế CBPG được xem là một trong những giải pháp được sử dụng rộng rãi để CBPG một cách hiệu quả Phương pháp này được áp dụng với tất cả các sản phẩm bị điều tra cũng như bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó Theo nguyên tắc, mức thuế CBPG sẽ được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và không cao hơn biên phá giá của họ Trong trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra thì mức thuế CBPG áp dụng cho họ sẽ không cao hơn biên phá giá trung bình của tất cả các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra Thời gian áp thuế theo quy định WTO, việc áp thuế CBPG không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với tất cả hàng hóa liên quan đến nhập khẩu từ nước bị kiện sau thời điểm ban hành quyết định Quyết định áp thuế có hiệu lực với cả các nhà xuất khẩu mới, người chưa hề xuất khẩu hàng hoá đó sang nước áp thuế trong thời gian trước đó; nhà xuất khẩu mới có thể yêu cầu cơ quan điều tra tính mức thuế riêng cho mình, nhưng trong thời gian chưa có quyết định về mức thuế riêng thì hàng hoá nhập khẩu của nhà xuất khẩu mới vẫn thực hiện.
Biện pháp này được hiểu là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hóa nhất định khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiệm trọng đối với ngành sản xuất trong nước Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ Mỗi nước nhập khẩu là thành viên WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ nhưng khi áp dụng thì họ phải đảm bảo tuân thủ các quy định của WTO về điều kiện, thủ tục cũng như cách thức áp dụng biện pháp tự vệ Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:
- Hàng hóa liên quan được nhập khẩu có sự gia tăng đột biến về số lượng;
- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó bị thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại nghiêm trọng;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nói trên.
Cùng với đó, sự gia tăng về số lượng của hàng hóa nhập khẩu pháp đáp ứng các điều kiện sau:
- Sự gia tăng này là gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối so với sản xuất trong nước (ví dụ: lượng hàng nhập khẩu hầu như không tăng nhưng cùng thời điểm đó lượng hàng sản xuất trong nước lại giảm mạnh);
- Sự gia tăng này phải mang tính đột biến (diễn ra đột ngột, nhanh và tức thời);
- Theo điều kiện chung, sự gia tăng nhập khẩu này phải thuộc diện không dự đoán trước được vào thời điểm nước nhập khẩu đàm phán tham gia Hiệp định về Tự vệ (Agreement on Safeguards - SG).
Tổng quan về vụ kiện DS404
Vụ điều tra CBPG đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng tháng 01/2004 Việc điều tra được tiến hành đối với ba doanh nghiệp bị đơn có lượng xuất khẩu lớn nhất (bao gồm Minh Phú, Minh Hải và Camimex - gọi là bị đơn bắt buộc) Đến tháng 02năm 2005, DOC chính thức áp thuế CBPG với các thuế suất thông qua phương pháp tính biên độ phá giá Zeroing (phương pháp quy về 0) của Hoa Kỳ.
Theo luật pháp Hoa Kỳ, cứ sau 01 năm kể từ khi áp thuế, DOC sẽ tiến hành rà soát hành chính (POR) các mức thuế mà cơ quan này áp dụng Tính đến tháng 02/2010, cơ quan này đã rà soát hành chính 03 lần đối với các doanh nghiệp Việt Nam và cả 03 lần doanh nghiệp Việt Nam đều bị áp những mức thuế bất lợi
Trước nguy cơ DOC tiếp tục sử dụng phương pháp này gây kết quả bất lợi trong những lần rà soát lại mức thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề xuất kiện Hoa Kỳ ra WTO lên Chính phủ và được Chính phủ chấp nhận đề bắt đầu vụ kiện.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện phía nguyên đơn:
- Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam.
- Ông Nguyễn Hữu Chí, phó Vụ trưởng vụ pháp chế Bộ Thương mại Việt Nam.
- PGS TS.Nguyễn Hữu Dũng, phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam – VASEP.
- Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP.
Ngoài ra Công ty xuất khẩu (XK) tôm, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MinhPhu Group), Công ty cổ phần chế biến thủy sản Minh Hải, Tổng công ty xuất nhập khẩu và chế biến thủy sản đông lạnh Cà Mau, Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng(STAPIMEX) là 03 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc của phía Việt Nam và 30 công ty bị đơn khác.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), đại diện phía bị đơn:
- Bà Barbara Weisel, trợ lí Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Công ty của Hiệp hội Các nhà chế biến Tôm Hoa Kỳ (ASPA).
- Ông Nathan Rickard, luật sư đại diện cho Ủy ban Tôm.
Ngày 01/02/2010, Chính phủ Việt Nam đã gửi yêu cầu tham vấn tới Chính phủ Hoa Kỳ liên quan tới các biện pháp CBPG mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam.
Việt Nam cho rằng những phương pháp này của Hoa Kỳ vi phạm các Điều I, II, VI:1 và VI:2 Hiệp định GATT 1994; một số Điều của Hiệp định về Chống bán phá giá (CBPG); Điều XVI:4 Hiệp định Thành lập WTO và Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam.
Tham vấAn giữa hai bên nhằm giải quyết ổn thỏa, nhanh chóng vụ việc đã không thành công Ngày 7/4/2010 Việt Nam chính thức đề nghị WTO thành lập Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp này theo Cơ chế giải quyết trong khuôn khổ WTO (DSU).
Ngày 07/04/2010, Việt Nam yêu cầu Cơ quan Giải quyết Tranh chấp trong WTO (DSB) thành lập Ban Hội thẩm
Nội dung tranh chấp của vụ việc này của Việt Nam thu hút sự quan tâm của nhiều bên Có tới 7 nước đăng ký tham gia với tư cách bên thứ ba vào vụ kiện này(bao gồm: Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Thái Lan, Trung
Quốc và Ấn Độ) Đa số các nước này trong quá trình xem xét của Ban Hội thẩm đều có ý kiến ủng hộ quan điểm của Việt Nam (trừ trong một số hãn hữu vấn đề mà họ không có cùng mối quan tâm như Việt Nam – ví dụ về phương pháp sử dụng đối với nước có nền kinh tế phi thị trường) Điều này một mặt cho thấy Việt Nam đã lựa chọn trúng và đúng các vấn đề Mặt khác sự ủng hộ rất tích cực cũng góp phần mang đến quyết định có lợi cho Việt Nam của Ban Hội thẩm
Báo cáo của Ban Hội thẩm
Ngày 11/07/2011, Ban Hội thẩm ban hành báo cáo tới các bên liên quan Báo cáo được xây dựng trên cơ sở phân tích các vấn đề khiếu kiện, các lập luận và phản biện của các bên tham gia.
Khuyến nghị chung của Ban Hội thẩm
Từ các phán quyết về từng vấn đề nêu trên, Ban Hội thẩm kết luận Hoa Kỳ có các hành vi vi phạm các điều khoản của Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp định GATT 1994 và điều này đã gây tổn hại tới quyền lợi của Việt Nam theo các Hiệp định này Vì vậy, Ban Hội thẩm khuyến nghị Hoa Kỳ điều chỉnh các biện pháp liên quan cho phù hợp các Hiệp định nêu trên (theo Điều 19.1 DSU).
Theo Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO, Việt Nam và Hoa Kỳ có khoảng thời gian là 60 ngày để đưa ra kháng cáo báo cáo này của Ban Hội thẩm lênCơ quan Phúc thẩm Nếu không có kháng cáo trong thời hạn trên, Báo cáo của Ban hội thẩm sẽ được DSB thông qua và có giá trị bắt buộc Khi đó, Bên thua kiện có 30 ngày để thông báo với DSB về việc thi hành khuyến nghị của mình.
Lập luận và kết quả vụ kiện
1.3.1.1 Lập luận của Nguyên đơn
Ngày 01/02/2010 Việt Nam chính thức gửi tham vấn tới Hoa Kỳ về việc liên quan tới biện pháp CBPG mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam để khiếu kiện các biện pháp của DOC đã vi phạm WTO.
Việt Nam đã viện dẫn lập luận của mình để khiếu kiện 04 vấn đề sau đây:
Thứ nhất , Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp Zeroing trong tính toán biên độ phá giá, nghĩa là tính biên độ phá giá trong điều tra rà soát thuế CBPG được Hoa Kỳ sử dụng trong hầu hết các vụ điều tra, phương pháp Zeroing cho phép quy về 0 tất cả các giao dịch có biên độ phá giá âm.
Thứ hai , Hoa Kỳ giới hạn số lượng bị đơn được lựa chọn điều tra ban đầu và rà soát hành chính Việt Nam cho rằng DOC đã áp dụng câu thứ hai của Điều 6.10 ADA, cho phép trong vài trường hợp nhất định các cơ quan điều tra được xác định BĐPG riêng, chỉ cho một số nhà xuất khẩu được chọn điều tra, nhằm mục đích tước bỏ quyền lợi chính đáng của các nhà xuất khẩu bị điều tra Nhưng lập luận này của Việt Nam đã bị Ban Hội Thẩm bác bỏ, vì cho rằng việc sử dụng giới hạn điều tra được quy định riêng bởi câu thứ 02của Điều 6.10, Việt Nam chưa xác định bất kì điều khoản nào khác trong hiệp định về CBPG quy định việc sử dụng giới hạn điều tra Cụ thể là Việt Nam chưa xác định được nội dung nào trong câu đầu tiên của Điều 6.10 ADA.
Thứ ba , dùng phương thức xác định thuế suất áp dụng đối với các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn trong điều tra rà soát hành chính lần thứ 02và thứ 3.
Việt Nam đã dẫn chiếu đến Điều 9.4 của ADA, theo đó thuế suất áp dụng cho các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn điều tra sẽ bằng bình quân gia quyền (nghĩa là trung bình cộng có trọng số của một tập là giá trị trung bình cộng có phản ánh tầm quan trọng của các phần tử trong tập đó, mỗi một giá trị quan sát sẽ được gắn một trọng số) thuế suất xác định cho các bị đơn bắt buộc trừ các trường hợp bị đơn bắt buộc có mức thuế suất xác định dựa trên các thông tin có sẵn bất lợi hoặc có thuế suất bằng 0% hoặc từ 0-2%
Thứ tư , việc dùng phương pháp xác định mức thuế suất toàn quốc dựa trên thông tin có sẵn bất lợi đối với doanh nghiệp Việt Nam, không chứng minh được sự độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ với Chính phủ Việt Nam TheoViệt Nam thì Điều 9.4 của ADA quy định rằng, cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra xác định thuế suất riêng cho từng bị đơn trong vụ việc CBPG, còn nếu trong trường hợp không thể điều tra hết được thì cơ quan này có thể điều tra một số bị đơn nhất định, các bị đơn còn lại sẽ được hưởng thuế suất bằng bình quân gia quyền của các bị đơn được điều tra Do đó, chỉ có 02 loại thuế suất là thuế suất riêng cho bị đơn bắt buộc (individual raties) và thuế suất cho các bị đơn còn lại (all other rate) trong vụ điều tra CBPG Trong vụ tranh chấp này, ngoài hai loại thuế suất trên, Hoa Kỳ còn áp dụng thêm loại thuế suất toàn quốc cho các trường hợp bị đơn không được lựa chọn điều tra và không thỏa mãn điều kiện “Hoạt động độc lập, không chịu sự kiểm soát của nhà nước” để được hưởng mức thuế suất của các bị đơn còn lại. Đặc biệt đối với phương pháp Zeroing, khi tính BĐPG chung, Bộ Thương mại Hoa Kỳ chỉ tính các BĐPG có giá trị dương, BĐPG có giá trị âm sẽ được tự động chuyển về thành 0 Chính vì vậy, Việt Nam cho rằng nếu sử dụng phương pháp này BĐPG chung được tính sẽ cao hơn, từ đó mức thuế CBPG cũng bị thay đổi rất nhiều.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cho rằng những phương pháp trên của Hoa Kỳ vi phạm những quy định chung về Đối xử tối huệ quốc, biểu nhân nhượng, thuế CBPG, vi phạm Hiệp định về Chống bán phá giá, Hiệp định Marrakesh và Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam.
1.3.1.2 Lập luận của Bị đơn
Phía Hoa Kỳ phản đối các lập luận mà Việt Nam đưa ra trong vụ tranh chấp này, phản đối tạm thời việc áp dụng DSU, các điều khoản tham chiếu của Ban Hội Thẩm Hoa Kỳ cho rằng, các biện pháp mà Việt Nam nêu ra về việc “tiếp tục sử dụng các thủ tục khiếu kiện” trong các thủ tục của vụ CBPG tôm đã nằm ngoài các phạm vi các điều khoản tham chiếu của Ban Hội Thẩm vì không được nêu rõ trong yêu cầu tham vấn của Ban Hội Thẩm Việt Nam, và đây không phải là đối tượng của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vì nó có mục đích bao gồm các biện pháp trong tương lai.
1.3.1.3 Lập luận của Bên Thứ ba
Trong bối cảnh các vụ tranh chấp về CBPG có liên quan đến Hoa Kỳ, các nước bao gồm Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico và Thái Lan đã gửi biên bản yêu cầu tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba Các nước này đều có ý kiến ủng hộ đối với những lập luận mà Việt Nam đưa ra Ngoài ra thì cũng không có thêm ý kiến nào khác.
Báo cáo của Ban Hội thẩm
- Ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam về phương pháp Zeroing mà Hoa Kỳ áp dụng trong các điều tra rà soát hành chính: Ban Hội thẩm kết luận phương pháp này của Hoa Kỳ (áp dụng trong các rà soát lệnh áp thuế CBPG đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam) là vi phạm Điều 2.4 và 9.3 ADA của WTO Kết luận này phù hợp với kết luận trong nhiều tranh chấp trước đây của WTO về vấn đề tương tự;
- Bác bỏ khiếu kiện của Việt Nam về việc Hoa Kỳ hạn chế số lượng bị đơn bắt buộc: Đây là khiếu kiện duy nhất trong vụ việc mà Việt Nam chưa thắng (lý do là khiếu kiện này chỉ mang tính nguyên tắc, trong thực tế điều tra vụ tôm, không có doanh nghiệp nào trong diện liên quan);
- Ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam về việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế suất không phù hợp cho các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn: Do Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp Zeroing trong tính toán mức thuế suất được sử dụng để áp cho các bị đơn bắt buộc, mà phương pháp này đã bị xác định là vi phạm nên mức thuế suất dựa trên phương pháp này cũng bị xem là vi phạm Đây là một "chiến thắng gián tiếp" của Việt Nam trong đó dù Ban Hội thẩm chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề của Việt Nam nhưng đưa ra kết luận ủng hộ Việt Nam vì một lý do gián tiếp khác;
- Ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam về phương pháp tính mức thuế suất toàn quốc của Hoa Kỳ: Ban Hội thẩm kết luận phương pháp này của Hoa Kỳ vi phạm Điều 9.4 ADA Đây là lần đầu tiên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có kết luận về vấn đề này, vì vậy đây được xem là một thắng lợi rất đáng kể của Việt Nam, có ý nghĩa với rất nhiều vụ việc sau này, nếu có, ở Hoa Kỳ của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
Khuyến nghị của Ban Hội thẩm: Từ các phán quyết về từng vấn đề nêu trên,Ban Hội thẩm kết luận Hoa Kỳ có các hành vi vi phạm các điều khoản của Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp định GATT 1994 và điều này đã gây tổn hại tới quyền lợi của Việt Nam theo các Hiệp định này Vì vậy, Ban Hội thẩm khuyến nghịHoa Kỳ điều chỉnh các biện pháp liên quan cho phù hợp các Hiệp định nêu trên(theo Điều 19.1 DSU) Trên thực tế, báo cáo này đã không bị phía Hoa Kỳ kháng nghị và được DSB thông qua ngày 01/09/2011.
BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ VỤ KIỆN DS404 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Bình luận vụ kiện DS404 – Tranh chấp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
2.1.1 Phân tích nội dung vụ kiện
Vấn đề 1: Khiếu nại của phía Hoa Kỳ liên quan đến các nội dung thuộc điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm
Nhìn chung, Việt Nam yêu cầu Ban Hội thẩm xem xét các vấn đề liên quan đến 4 vấn đề: Quyết định của DOC trong lần rà soát thứ hai, Quyết định của DOC trong lần rà soát thứ ba, “việc tiếp tục sử dụng các biện pháp bị khiếu kiện” và phương pháp tính biên độ bán phá giá “quy về 0” Hoa Kỳ yêu cầu Ban Hội thẩm đưa ra phán quyết sơ bộ đối với kết luận của Phòng Thương mại Hoa Kỳ trong lần điều tra đầu tiên và lần rà soát hành chính thứ nhất.
Kết luận của ban hội thẩm: Ban Hội thẩm cho rằng Việt Nam chưa định nghĩa rõ ràng khái niệm “việc tiếp tục sử dụng các biện pháp bị khiếu kiện” như là một vấn đề đang gây tranh cãi Trong yêu cầu tham vấn của Việt Nam không hàm chứa từ ngữ cho thấy Việt Nam cho rằng các hoạt động tương lai của DOC có là vấn đề đang gây tranh cãi hay không, mà chỉ có các biện pháp đã tồn tại và đang diễn ra tính từ ngày ghi trên yêu cầu tham vấn Vì vậy Ban Hội thẩm kết luận rằng “việc tiếp tục sử dụng các biện pháp bị khiếu kiện” không nằm trong Điều khoản tham chiếu của Ban Hội thẩm Như vậy, các biện pháp hiện đang gây tranh cãi là Quyết định của DOC trong lần rà soát hành chính và điều tra lần thứ 02và 03và phương pháp tính biên độ phá giá “quy về 0” của Hoa Kỳ.
Vấn đề 2: Khiếu nại của việt nam liên quan đến phương pháp quy về 0 của Hoa Kỳ
Trước khi ADA 1994 được ban hành, WTO chưa có các quy định cụ thể về vấn đề “quy về 0” Chính vì vậy cách tính này vẫn còn được áp dụng khá nhiều bởi các nước phát triển như EU, Hoa Kỳ nhằm bảo hộ ngành công nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, khi ADA 1994 của WTO được ban hành thì cách tính quy về 0 đã được hiểu là không được phép áp dụng trong quá trình tính toán biên độ phá giá WTO đã thể hiện rất rõ quan điểm của này trong các án lệ của mình sau đó ví dụ trong vụ Bed Linen và vụ US – Lumber V năm 2004.
Vì thế, cơ quan phúc thẩm kết luận rằng việc tính biên độ BPG theo thương vụ kết hợp với phương pháp quy về 0 vi phạm yêu cầu liên quan đến việc so sánh công bằng tại Điều 2.4 của ADA Do vậy không cần kết luận thêm về việc phương pháp này vi phạm một quy định nào khác của WTO để giúp cho việc giải quyết tranh chấp hay thực hiện phán quyết Kết luận này của Ban hội thẩm là phù hợp với kết luận trong nhiều tranh chấp trước đây của WTO về vấn đề tương tự, đảm bảo công bằng trong việc áp dụng pháp luật của WTO và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp.
Kết luận của ban hội thẩm: Ban Hội thẩm ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam rằng việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ sử dụng “quy về 0” khi tính biên độ phá giá cho các nhà xuất khẩu được lựa chọn trong cuộc kiểm tra riêng lẻ khitiến hành rà soát lần hai và lần ba là không phù hợp với Điều 2.4 của ADA Ban Hội thẩm thực thi điều khoản nền kinh tế tư pháp liên quan tới các khiếu kiện vi phạm bổ sung theo Điều 9.3, 2.1 và 2.4.2 của ADA.
Ban Hội thẩm ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam rằng phương pháp “quy về 0” của Hoa Kỳ, liên quan tới việc sử dụng “quy về 0” trong rà soát hành chính, là không phù hợp với Điều 9.3 của ADA và Điều VI:2 của GATT 1994 Ban Hội thẩm ban đầu kết luận rằng Việt Nam đã chứng minh được sự tồn tại của “phương pháp quy về 0” như một điều luật hay quy tắc chung và cả áp dụng trong tương lai Ban Hội thẩm sau đó, dựa vào phán quyết trước đó của Cơ quan Phúc thẩm, đã kết luận
“quy về 0” trong rà soát hành chính, “vì thế”, không phù hợp với hai điều khoản nêu trên.
Vấn đề 3: Khiếu nại của việt nam liên quan đến việc Hoa Kỳ giới hạn số lượng bị đơn được chọn để tiến hành điều tra
Luận điểm của Nguyên đơn: cho rằng việc DOC quyết định giới hạn số lượng các bị đơn thuộc diện kiểm tra là trái với các điều 6.10, 6.10.2, 9.3, 11.1, và 11.3 của ADA Câu đầu tiên của Điều 6.10 quy định rằng “các cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định một biên độ phá giá cho mỗi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất được biết đến là người cung cấp sản phẩm đang bị điều tra.”, nhưng việc Hoa Kỳ giới hạn số lượng các bị đơn thuộc diện kiểm tra đã không thực hiện đúng theo điều này.
Hơn nữa, điều này cũng làm cho các điều khoản 9.3, 11.1 và 11.3, vốn dựa trên sự tồn tại của biên độ bán phá giá riêng lẻ, trở nên vô nghĩa Cụ thể là, điều 9.3 quy định “mức thuế chống bán phá giá không được phép vượt quá biên độ bán phá giá ”, vì vậy việc Hoa Kỳ không kiểm tra đầy đủ các doanh nghiệp đơn lẻ mà áp thuế là trái với điều khoản này Hơn nữa, hành vi này của Hoa Kỳ còn khiến cho các doanh nghiệp không được kiểm tra không thể thực thi nghĩa vụ phù hợp với điều 11.1 “thuế chống phá giá chỉ áp dụng trong khoảng thời gian và mức độ cần thiết để chống lại các trường hợp bán phá giá gây thiệt hại trong nước.” và 11.3
“các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại yêu cầu tiếp tục duy trì thuế chống phá giá trong trường hợp các cơ quan thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị của các bên có liên quan đã cung cấp các thông tin tích cực đủ để đề nghị xem xét lại”, vì vậy các doanh nghiệp không được kiểm tra sẽ không thể chứng minh được việc họ đã dừng hành động phá giá hay chưa.
Luận điểm của Bị đơn: Hoa Kỳ lập luận rằng, điều 6.10 ADA cho phép cơ quan điều tra được giới hạn số lượng bị đơn khi hội đủ một số điều kiện, cụ thể là số lượng doanh nghiệp vượt qua mức mà khiến cho việc xác định biên độ phá giá cho mỗi doanh nghiệp “không thể thực hiện được” Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng, Việt Nam đã cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm điều 6.10 mà không xét đến việc liệu Hoa Kỳ có làm trái với việc lựa chọn số lượng bị đơn lớn nhất một cách hợp lý hay không và Hoa Kỳ có thể làm như vậy hay không Vì vậy mà cáo buộc của Việt Nam về việc Hoa Kỳ vi phạm điều 6.10 là không có cơ sở. Đối với điều 9.3, Hoa Kỳ lập luận rằng trong trường hợp này không nhất thiết phải có mối liên hệ giữa thuế CBPG áp dụng cho các bị đơn không được chọn với biên độ phá giá, vì những bị đơn này không được Hoa Kỳ xác định biên độ phá giá. Đối với điều 11.1 Hoa Kỳ cho rằng điều này không có liên quan gì đến trường hợp tranh chấp, bởi điều này quy định nghĩa vụ chung đối với việc CBPG mà không xét đến mức thuế cụ thể áp dụng cho những doanh nghiệp đơn lẻ Đối với điều 11.3,Hoa Kỳ lập luận rằng rà soát cuối kỳ không nằm trong phạm vi tham vấn của Ban
Kết luận của Ban Hội thẩm: Về cơ bản, Ban Hội thẩm đồng ý với lập luận của phía Hoa Kỳ Bởi vì cáo buộc của Việt Nam không đề cập đến liệu việc điều tra tất cả các doanh nghiệp có thực hiện được hay không và số lượng doanh nghiệp nên được chọn là bao nhiêu, nên Ban Hội thẩm cho rằng hành động giới hạn số lượng doanh nghiệp bị kiểm tra là phù hợp với điều khoản 6.10 Hay nói cách khác, lập luận của Việt Nam không đánh trúng vào vấn đề Đối với các khiếu nại liên quan đến các điều khoản 9.3, 11.1 và 11.3, các khiếu nại này dựa trên giả định rằng việc tiến hành kiểm tra và xác định biên độ phá giá riêng rẽ cho mỗi bị đơn cần phải được thực hiện (thể hiện ở câu đầu tiên của điều 6.10), tuy nhiên câu thứ 02của điều 6.10 lại mở ra một trường hợp mà ở đó giả định trên của Việt Nam có thể không được thực hiện Vì vậy lập luận trong cáo buộc liên quan đến các điều khoản 9.3, 11.1 và 11.3 của Việt Nam không được chấp nhận Kết luận của Ban Hội thẩm: Ban Hội thẩm bác bỏ khiếu nại của Việt Nam liên quan đến các điều 6.10, 9.3, 11.1, và 11.3 ADA.
Vấn đề 4: Khiếu nại của Việt Nam liên quan đến mức thuế suất chung áp dụng cho những bị đơn tự nguyện nhưng không được Hoa Kỳ chọn để tiến hành điều tra
Luận điể của Bị đơn: phía Hoa Kỳ lập luận rằng họ không vi phạm điều 9.4 ADA bởi thứ nhất, điều 9.4 không quy định phương pháp tính thuế cho các bị đơn không được chọn, và thứ hai, không quy định cách tính biên độ phá giá cho doanh nghiệp tự nguyện trong trường hợp khiếm khuyết (lacuna) trong đó biên độ phá giá của các doanh nghiệp được chọn là bằng 0 hoặc không đáng kể (de minimis) Hoa Kỳ còn lập luận thêm vào rằng điều 9.4 ADA không cấm phương pháp zeroing, và thậm chí nếu phương pháp này có bị cấm bởi điều khoản khác trong ADA thì cũng không có nghĩa là nó vi phạm điều 9.4.
Ngoài ra, phía Hoa Kỳ còn cho rằng, bởi vì Việt Nam chưa gia nhập WTO vào thời điểm cuộc điều tra đầu tiên diễn ra, nên lãi suất “all other” được tính toán ở thời điểm đó không vi phạm hiệp định ADA Trong các lần điều tra và rà soát thứ02 và thứ 03, DOC chỉ đơn giản áp dụng mức thuế đã có sẵn từ lần thứ nhất, do vậyViệt Nam không có lý khi cáo buộc Hoa Kỳ sử dụng zeroing vi phạm ADA trong các lần rà soát thứ 02 và thứ 03 Lập luận của Hoa Kỳ dựa trên điều 18.3 ADA, quy định rằng “Theo quy định trong các đoạn 3.1 và 3.2, các quy định của Hiệp định này sẽ được áp dụng trong quá trình điều tra và rà soát các biện pháp đang áp dụng trong thời điểm hiện tại được bắt đầu theo đúng các đơn đề nghị đã được gửi kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với Thành viên đó.”
Những tác động tới Việt Nam sau vụ kiện
Sau vụ kiện, các chuyên gia kinh tế và thương mại, pháp luật hầu hết đều đánh giá rằng vụ kiện này được xem như là thành công Như chúng ta đã biết thì đây là vụ việc đầu tiên của Việt Nam sau khi gia nhập vào WTO và trong sự việc lần này thì chúng ta ở phía nguyên đơn – người đi kiện và vấn đề mà chúng ta khiếu nại với Hoa Kỳ là những phương pháp cách thức và thông lệ mà Hoa Kỳ áp dụng trong những cuộc điều tra về CBPG đối với Việt Nam nói riêng và những nước có liên quan nói chung Những tác động sau khi vụ việc xảy đối với Việt Nam:
—Tuy đây là vụ kiện đầu tiên trong khuôn khổ WTO sau khi chúng ta gia nhập tổ chức này Mặc dù vậy kết quả lại theo hướng có lợi cho chúng ta, điều này góp sẽ cho ta thêm kinh nghiệm về những vụ kiện mang tầm cỡ quốc gia;
—Đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ không áp dụng các biện pháp bất lợi liên quan đối với hàng hóa Việt Nam; vấn đề kiện CBPG ở Hoa Kỳ đối với hàng hóa Việt Nam, vì vậy, có thể sẽ bớt khắc nghiệt hơn; mức độ thiệt hại từ các vụ kiện được hy vọng sẽ giảm đáng kể;
—Khích lệ về mặt tinh thần cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp họ tự tin hơn và chủ động hơn trong việc sử dụng các công cụ giải quyết trong khuổn khổ của WTO nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong vấn đề thương mại quốc tế theo các quy định của WTO mà không làm ảnh hưởng đến ngoại giao của các bên tranh chấp;
—Thông qua sự việc lần này Việt Nam đã khẳng định được với thế giới rằng sẽ quyết tâm bảo vệ đến cùng các quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp nước nhà trong các vụ kiện CBPG với bất kì một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào.
Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của quy định về chống bán phá giá đối với hoạt động xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam
2.3.1 Nhóm giải pháp từ Nhà nước
Tích cực đẩy mạnh quá trình chuyển đổi nền kinh tế để sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường
Một quốc gia bị xem là có nền kinh tế phi thị trường khi nền kinh tế ở quốc gia đó là nơi mà chỉnh phủ có quyền độc lập hoặc gần như độc lập về thương mại và nhà nước ấn định về giá cả nội địa
Khi một quốc gia được coi là có nền kinh tế phi thị trường, các nhà xuất khẩu của quốc gia đó sẽ gặp bất lợi rất lớn trong các cuộc điều tra CBPG vì ba lý do chính:
Thứ nhất, việc sử dụng giả cả và chi phí của một nước thay thế trên thực tế còn rất nhiều bất cập, việc sử dụng phương pháp này sẽ dẫn đến biên độ bán phá giá rất cao Việc biên độ bán phá giá khi áp dụng phương pháp này gần như sẽ rất cao, vì các nhà xuất khẩu của nước thay thế cũng đang cạnh tranh với quốc gia có nền kinh tế bị xem là phi thị trường Vì vậy sẽ không có lợi cho họ trong giảm thiểu việc tìm ra yếu tố bán phá giá của các nhà cạnh tranh của họ
Thứ hai, việc sử dụng các số liệu về giá cả và thị trường ở các nước thay thế có thể dẫn đến việc có nhiều lợi thế của nước có nền kinh tế phi thị trường không được xem xét trong quá trình điều tra Và các doanh nghiệp của quốc gia có nền kinh tế phi thị trường cũng sẽ phải chịu một mức thuế CBPG mà lẽ ra họ sẽ không phải chịu nếu quốc gia đó là nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, hiện nay pháp Luật của các nước không đồng nhất với nhau về cách xác định về thị trường thay thế Chẳng hạn như Hoa Kỳ, nước này quy định nước thay thế là nước có nền kinh tế thị trường, có sự phát triển về kinh tế tương đương nhau với nước bị kiện và cách xác định của Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào GĐP và bình quân thu nhập đầu người của một quốc gia Ngoài ra nước thay thế phải là nước sản xuất đáng kể mặt hàng như tương tự như mặt hàng đang điều tra.
Tính đến thời điểm hiện tại rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã và đang phải chịu nhiều thiệt thòi trong các cuộc điều tra về CBPG vì tất cả số liệu giá cả và chi phí sản xuất của Việt Nam đều bị các nước nhập khẩu từ chối xem xét vì bị xem là một nước có nền kinh tế phi thị trường.
Tóm lại một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường sẽ chắc chắn sẽ gây ra nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại quốc gia đó trong các cuộc điều tra về CBPG Đề giải quyết vấn đề này thì các doanh nghiệp thuộc đối tượng của các cuộc điều tra CBPG cần hợp tác tích cực với các cơ quan chức năng nhằm chứng minh rằng ngành sản xuất của mình hoàn toàn theo cơ chế thị trường và không có sự “nhúng” của chính phủ trong các hoạt động sản xuất của mình vì mặc dù là một quốc gia phi thị trường nhưng việc các nhà sản xuất và xuất khẩu của nước này chứng minh được việc hoạt động sản xuất và xuất khẩu của mình không có sự can thiệp quá nhiều của chính phủ thì hoàn toàn có quyền yêu cầu được xử dụng phương pháp thị trường với điều kiện các cơ quan điều tra của nước nhập khẩu chấp nhận thì việc tính toán biên độ phá giá của riêng các nhà sản xuất/xuất khẩu này sẽ được dựa trên giá cả và chi phí sản xuất tại chính nước xuất khẩu mà không cần sử dụng nước thay thế.
Thiết lập cơ chế giám sát hàng xuất khẩu
Hiện nay có một vấn đề được xem là một “rào cản” đối với các nhà xuất khẩu như thuế CBPG, thuế chống trợ cấp, các điều kiện kỹ thuật…đã và đang được được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trong khuôn khổ các nguyên tắc của WTO.
Khi những nguyên tắc này được sử dụng thì nó sẽ không còn là “rào cản” nữa mà nó xe biến thành “một bức tường khổng lồ” làm ảnh hưởng rất lớn đối với đối với hoạt động xuất khẩu Những loại thuế bổ sung sẽ làm triệt tiêu khả năng cạnh tranh với cũng một ngành hàng trên cùng một đât nước của nhà xuất khẩu đó Ngoài ra chi phí tuân thủ cao khiến cho mặt hàng tăng cao, những hạn ngạch khắc khe hay những lệnh cấm nhập khẩu sẽ khiên cho một doanh nghiệp xuất khẩu có thể mất đi một phần hay cũng có thể là toàn bộ thị trường nào đó
Từ việc nghiên cứu thực tiễn và rút ra các bài học từ các nước trên thế giới, chúng ta cần áp dụng các biện pháp nhằm đối phó với những vấn đề trên Một trong những phương pháp được đề cập khá nhiều trong thời gian gần đây là “kiểm soát tự nguyện các hoạt động xuất khẩu”từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, còn được biết đến dưới tên “Cơ chế giám sát xuất khẩu” Trên thực tế, điều mà chúng ta cần không phải là một cơ chế cứng nhắc để kiểm soát từ trên xuống mà là một tập hợp nhiều biện pháp linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với tình hình thực tế.
Phát triển một cơ chế cảnh báo sớm
Nhà nước cần có một cơ chế cảnh báo sớm vì hiện tại không có một cơ chế pháp lý nào có thể áp dụng cho mọi ngành, các cơ chế cảnh báo sớm bao gồm: phân tích kinh tế, giám sát hoạt động của các nhà sản xuất trong nước, cần thiết lập một mạng lưới với các công ty chuyên về vận động hành lang, song song với đó cần phải kết hợp với những công ty luật ở nước ngoài, theo dõi báo chí.
Thứ nhất khi phân tích kinh tế thì phải phản ánh được những tình hình của xuất khẩu Việt Nam và tình hình của ngành tương ứng tại quốc gia nhập khẩu và có khả năng xảy ra vụ kiện Những lý do có thể khiến các nhà xuất khẩu bị kiện rất nhiều nhưng những vấn đề sau đây được xem là có khả năng cao xảy ra việc bị kiện nhất:
—Bất kỳ sự gia tăng đột ngột nào về thị phần nào thì có khả năng xảy ra một vụ kiện rất cao vì nếu thị trường bị chi phối bởi các sản phẩm của nước ngoài thì các nhà phân phối trong nước cũng có quyền khởi kiện
—Sụt giảm thị phần cũng là một lý do để khiến các nhà sản xuất trong nước đâm đơn kiện chông bán phá giá mặc dù sự sụt giảm này có thể là những tác động từ nhà nước như chính phủ cắt giảm trợ, công nghệ lạc hậu hay thậm chí là những tác động từ thiên tai như bão, lũ lụt…
Thứ hai, để có thể phát hiện sớm một vụ kiện có thể hoặc sắp xảy ra với các nhà xuất khẩu trong nước thì việc đầu tiên chính phủ cần phải giám sát chặt chẽ các hoạt động xuất trong nước từ đó sẽ giúp phát hiện sớm những vụ kiện trong tương lai Trước khi nộp đơn khởi kiện lên các cơ quan có thẩm quyền thì việc quan trọng mà các nhà sản xuất trong nước cần phải làm đó là cùng nhau hợp tác nhằm tạo một nguồn lực về tài chính và thuê luật sư để chuẩn bị cho vụ kiện.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2.4.1 Đối với Chính phủ Việt Nam
Dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình tham gia vụ kiện nhưng nhờ vào những lập luận chặt chẽ, những nỗ lực của các cơ quan chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp trong nước, chúng ta đã giành được thắng lợi ở hầu hết các điều khoản khiếu kiện Vụ kiện này đã để lại rất nhiều bài học kinh nghiệm cho các cơ quan trong nước có liên quan trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, đặc biệt là các tranh chấp tại WTO trong tương lai Qua vụ kiện này, Chính phủ Việt Nam nên cân nhắc và điều chỉnh một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ chế quốc gia trong việc phòng, xử lí các tranh chấp thương mại quốc tế Xét về phương diện quản lí nhà nước, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, ngành hàng vẫn chưa có một khung pháp lý phù hợp khiến cho các doanh nghiệp lúng túng khi có tranh chấp thương mại xảy ra Trong quá trình diễn ra vụ kiện, mối quan hệ giữa các chủ thể trên với các cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế mới chỉ được đề cập trong một chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hơn nữa do chỉ thị này được ban hành trước khi gia nhập WTO nên có không ít nội dung đã trở nên lạc hậu Chỉ thị mới chỉ nhấn mạnh đến các tranh chấp thương mại tại nước ngoài, nhưng chưa đề cập hợp lí đến việc giải quyết tranh chấp tại các tổ chức quốc tế như WTO Mặt khác nó cũng chưa thiết lập được một cơ chế phối hợp chung giữa các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp Đặc biệt chỉ thị chỉ mang tính chất điều hành, giá trị quy phạm thấp.
Vì vậy, Việt Nam cần sớm xây dựng một cơ chế cấp quốc gia trong phòng và xử lí tranh chấp thương mại quốc tế có thể giải quyết đồng thời các vấn đề cơ bản như: Các biện pháp, cơ chế phòng và cảnh báo sớm các tranh chấ; Xử lí tranh chấp từ giai đoạn chuẩn bị hồ sơ và theo đuổi thủ tục giải quyết;… các biện pháp, quy trình cho phép sự tham gia của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác trong quá trình giải quyết tranh chấp; giải quyết thích đáng cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đối phó với các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và các tranh chấp tại WTO nói riêng
Thứ hai, nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp khi hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam đang bị Hoa Kỳ áp mức thuế CBPG ảnh hưởng tới doanh thu, các Hiệp hội doanh nghiệp bao gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩuThủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) đã chủ động, tích cực trong việc phát hiện vấn đề, đề xuất lên Chính phủ về việc khởi kiện Hoa Kỳ ra WTO cũng như tham gia vào quá trình chuẩn bị cho vụ việc, tham gia tích cực hiệu quả vào việc lựa chọn luật sư tư vấn cho vụ việc Tuy nhiên, sau khi vụ việc được bắt đầu các Hiệp hội đã không có cơ hội hối hợp, sát cánh cùng cơ quan Nhà nước liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc, không được tiếp cận với các báo cáo về vụ việc của phía Việt Nam và không rút ra được kinh nghiệm từ vụ việc tranh chấp đầu tiên này Việc VCCI và VASEP bị đặt ra ngoài quá trình giải quyết tranh chấp WTO vừ rồi là một sự đáng tiếc Nếu được tham gia, họ đã có thể có những tư vấn để các luật sư và các cơ quan liên quan có thêm những thông tin pháp và thực tiễn từ góc độ của họ Bên cạnh đó, việc cho kinh nghiệm quý báu, từ đó có thể làm tốt hơn nữa trong những vụ kiện WTO khác trong tương lai.
Vì vậy, cần thiết phải thúc đẩy vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp trong việc tham gia phối hợp cùng cơ quan nhà nước để giải quyết các các tranh chấp thương mại quốc tế đặc biệt các tranh chấp trong WTO.
Thứ ba, tích cực tham gia tranh chấp với tư cách là bên thứ ba Ngoài việc làm quen với quy trình tố tụng tại WTO, sử dụng các cơ hội để thế hiện quan điểm của mình trong các vụ tranh chấp, việc Việt Nam tích cực tham gia với tư cách là bên thứ ba vào các vụ tranh chấp đã có những tác dụng đáng kể trong quá trình thực hiện vụ kiện Tôm, đặc biệt liên quan đến việc khiếu kiện, phương pháp quy về không của Hoa Kỳ Việc nắm bắt và sử dụng những án lệ phong phú của WTO về biện pháp quy về không của Hoa Kỳ đã đóng góp một phần rất quan trọng vào chiến thắng của Việt Nam trong vụ kiện Tôm này
Vì vậy, Việt Nam cần tham gia nhiều hơn nữa với tư cách là bên thứ ba vào các vụ tranh chấp nhằm học hỏi cũng như tích lũy kinh nghiệm để có thể tránh khỏi có hoặc dễ dàng giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.
2.4.2 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Vụ kiện Tôm cũng cho thấy, để có thể sử dụng tốt cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhằm bảo vệ những chính sách thương mại quốc gia, đối phó hiệu quả với những chính sách, biện pháp bảo hộ của nước ngoài, việc việc nắm vững và sử dụng linh hoạt các cơ chế tố tụng tại WTO là điều hết sức quan trọng Về điểm này, chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng các án lệ và thực tiễn giải quyết tranh chấp của Cơ quan phúc thẩm của WTO.
Trước khi xuất một mặt hàng sang thị trường nước khác thì phải hiểu rõ tập quán thương mại và luật pháp của nước đó “ Muốn đi vào nền kinh tế thị trường thì phải biết luật chơi của nó; chơi với Hoa Kì thì phải biết luật Hoa Kì và phải chơi theo kiểu Hoa Kì ” Nâng cao sức mạnh tổng hợp bằng việc đẩy mạnh vai trò của hiệp hội ngành nghề Việt Nam và của các nhà nhập khẩu Cần tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng ổn định, quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu.
Tăng cường nhận thức và tính chủ động của các doanh nghiệp trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế Hơn nữa trong việc phát hiện vấn đề và nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp để các vụ kiện trong tương lai thu hút được kết quả cao hơn không chỉ vậy, vụ kiện như một lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần chủ động, tích cực nắm rõ hơn nữa luật thương mại tại các nước nhập khẩu cũng như luật thương mại quốc tế khi tham gia vào nền thương mại toàn cầu để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.
Chủ động nghiên cứu nghiêm túc vấn đề từ góc độ của Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, đưa đề xuất với Chính phủ về việc Việt Nam cần khởi kiện Hoa Kỳ ra WTO
Về công tác pháp chế doanh nghiệp: Hiện nay ở các Bộ,ngành công tác pháp chế rất được quan tâm, tuy nhiên ở khối doanh nghiệp thì dường như mới chỉ có các tập đoàn lớn mới quan tâm đến vấn đề này Chính phủ đã ban hành nghị định 66/2008/ND-CP ban hành chương trình hỗ trợ pháp lí cho doanh nghiệp ,trong thời gian tới cần thực hiện tốt nghị định này Ngoài ra cần tăng cường năng lực cho câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp (trực thuộc Bộ Tư pháp) đặc biệt là tăng cường cơ chế trao đổi thông tin, tọa đàm chuyên sâu về các tranh chấp thương mại quốc tế.
Tăng cường phối hợp giữa doanh nghiệp với chính phủ: Vụ kiện Tôm có thể coi là điển hình cho sự phối hợp nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp ,hiệp hội doanh nghiệp với các cơ quan Chính phủ Trong thời gian tới cần phát huy hơn sự phối hợp này đặc biệt là thông qua các hiệp hội như đã nói ở phần trên.
Tăng cường phối hợp giữa doanh nghiệp với cơ quan đại diện nước ngoài hiện nay là sự liên hệ,phối hợp với cơ quan đại diện nước ngoài dường như mới chỉ kgoanh vùng ở vai trò cơ quan chính phủ Đối với các nước phát triển, doanh nghiệp có thể tạo kênh liên hệ, trao đổi trực tiếp với cơ quan đại diện, đặc biệt là cung cấp thông tin, dữ liệu thương mại, đề nghị cơ quan làm cầu nối cho các tiếp xúc song phương và đa phương.
Tóm lại việc tăng cường hiệu quả tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO không chỉ mang lợi ích trực tiếp, trước mắt cho doanh nghiệp, cho người nông dân của ta mà còn tiếp tục củng cố ,tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần “giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở đa phương hóa đa dạng hóa quốc tế quán triệt và vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn.