1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH THÀNH TRUNG

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH

VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TYTNHH THÀNH TRUNG

TRẦN HÀ NGÂN

Hà Nội - năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH

VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TYTNHH THÀNH TRUNG

Họ và tên sinh viên: Trần Hà Ngân

Ngành đào tạo: Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS Nguyễn Thị Nhung B

Hà Nội – năm 2024

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM ĐOAN

Tên tôi là: Trần Hà Ngân

Mã sinh viên: 20111530712 Lớp: ĐH10LQ1Ngành: Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng

Tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH ThànhTrung

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Các nội dungnghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dướibất kỳ hình thức nào Nếu phát hiện có bất kỳ hình thức gian lận nào tôi xinhoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2024

Trần Hà Ngân

Hà Nội – năm 2024

Trang 4

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 4

1.1.1 Một số nghiên cứu tại Việt Nam 4

1.1.2 Một số nghiên cứu tại nước ngoài 5

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7

1.3 KẾT CẤU KHÓA LUẬN 8

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS102.1 KHÁI NIỆM VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS 10

2.1.1 Khái niệm Logistics 10

2.1.2 Khái niệm dịch vụ Logistics 11

2.2 VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM DỊCH VỤ LOGISTICS 11

2.2.1 Vai trò dịch vụ logistics 11

2.2.2 Đặc điểm dịch vụ logistics 14

2.2.3 Phân loại dịch vụ logistics 15

2.3 MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 18

2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp 18

2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài sản 19

2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 21

2.3.4 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động 22

2.3.5 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chi phí 23

2.3.6 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội 232.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH

Trang 5

2.4.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài 24

2.4.2 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp 27

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS CÔNG TY TNHH THÀNH TRUNG 30

3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THÀNH TRUNG 30

3.1.1 Giới thiệu chung 30

3.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 33

3.1.3 Đặc điểm hoạt động dịch vụ của công ty 35

3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS 38

3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistic của công ty TNHH Thành Trung (giai đoạn 2021 – 2023) 38

3.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Thành Trung 45

3.2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics của công ty 48

3.2.4 Đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịchvụ logistics của công ty TNHH Thành Trung 49

3.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS 59

3.3.1 Thành tựu 59

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 61

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH THÀNH TRUNG 64

4.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 64

4.1.1 Mục tiêu phát triển ngành nghề logstics của Nhà nước đến năm 2025 64

4.1.2 Mục tiêu đặt ra trong thời gian tới của công ty TNHH Thành Trung 65

4.1.3 Thực trạng hoạt động dịch vụ logistics của công ty TNHH Thành Trung 66

Trang 6

4.3.2 Giải pháp mở rộng thêm thị trường và mạng lưới hoạt động 71

4.3.3 Xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 73

4.3.4 Cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ 75

4.3.5 Tăng cường marketing 75

4.3.6 Đánh giá và cải tiến liên tục 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

PHỤ LỤC 3

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu và chữ

1ASEANHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Trang 9

3Bảng 3.3 Cơ cấu doanh thu từ các dịch vụ logisics của công ty TNHH Thành Trung (giai đoạn 2021 – 2023)

6Bảng 3.6 Bảng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động

46

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, thuật ngữ Logistics mới được phổ biến ở nước tanhưng hoạt động của dịch vụ logistics nhanh chóng chiếm được một vị trí khá quantrọng trong nền kinh tế Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics ViệtNam có tốc độ tăng trưởng khá nhanh từ 14% - 16%/năm và đóng góp khoảng 3%vào GDP của cả nước (Bộ Công Thương, 2022) Điều này được thúc đẩy bởi sựphát triển kinh tế của đất nước và thương mại toàn cầu ngày càng tăng Khi cácdoanh nghiệp tiếp tục mở rộng và tham gia vào thị trường quốc tế, nhu cầu về cácdịch vụ logistics hiệu quả và đáng tin cậy đã trở nên tối quan trọng Bên cạnh đó,ngành logistics ở Việt Nam có tính cạnh tranh cao, với nhiều đối thủ trong nước vàquốc tế tranh giành thị phần Do đó, chất lượng dịch vụ logistics được coi là đóngvai trò cốt yếu quyết định sự thành công và khả năng cạnh tranh của các doanhnghiệp logistics Có thể nói dịch vụ logistics là một phần không thể thiếu trong hoạtđộng kinh doanh của bất kỳ công ty nào Việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp đểnâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics là một vấn đề cấp bách vàthực tế đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics.

Công ty TNHH Thành Trung là một trong những công ty kinh doanh dịch vụlogistics có uy tín trên thị trường hiện nay Khi thị trường logistics ngày càng pháttriển và cạnh tranh ngày càng gay gắt thì con đường duy nhất để Thành Trung cóthể đứng vững trên thị trường đó chính là đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics.Chỉ có đẩy mạnh kinh doanh Thành Trung mới có thể cạnh tranh với các doanhnghiệp khác, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và hơn hết là để tồn tại và có lợinhuận

Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ logistics trong thời gianđối với nền kinh tế quốc gia nói chung và công ty TNHH Thành Trung nói riêng, tôi

chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ

logistics của công ty TNHH Thành Trung”, với mong muốn tự hoàn thiện kiến

Trang 12

Với đề tài này, tôi cơ hội để thực hiện một cuộc nghiên cứu sâu sắc về các tháchthức và cơ hội mà công ty đang đối mặt trong lĩnh vực logistics Qua đó, tôi có thểáp dụng kiến thức học được từ trường đại học vào thực tiễn và tạo ra giá trị thực tế.Qua quá trình này, tôi có thể phát triển và cải thiện những kỹ năng cân thiết trongngành logistics, làm cho bản thân trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn trong sự nghiệp.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là dựa vào cơ sở lý thuyết và thực trạng hoạtđộng những dịch vụ logistics của công ty TNHH Thành Trung trong thời gian quađể tìm ra và đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhdịch vụ logistics của Công ty TNHH Thành Trung

Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể bao gồm:

- Phân tích thực trạng hiện tại trong hoạt động kinh doanh của công ty.

- Đánh giá thực trạng hoạt động logistics tại công ty TNHH Thành Trung, chỉra những thành công, những hạn chế và đề xuất các giải pháp cải thiện vàtối ưu hóa quá trình phát triển chuỗi dịch vụ logistics tại công ty trongnhững năm tới.

- Xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết để triển khai các giải pháp đềxuất.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về thực trạng hoạt động kinh doanh dịchvụ Logistics của công ty TNHH Thành Trung giai đoạn 2021 – 2023

- Phạm vi nghiên cứu: Thông tin số liệu được thu thập trong khoảng thờigian từ năm 2021 – 2023, nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics tại côngty TNHH Thành Trung, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhdịch vụ logistics của công ty TNHH Thành Trung

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin thực tế của côngty qua việc trao đổi trực tiếp với nhân viên, lãnh đạo phụ trách mảng kinh doanh củacông ty

Trang 13

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

+ Dữ liệu thứ cấp từ nội bộ công ty TNHH Thành Trung bao gồm: Cácbáo cáo, tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tài liệuvề lịch sử hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụlogistics

+ Dữ liệu thứ cấp từ các nguồn bên ngoài bao gồm thông tin trên báo chí,trang web, các bài báo cáo liên quan đến nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh dịch vụ logistics của các trường đại học, các tài liệu liênquan khác

- Phương pháp tư duy: Áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và tư duylogic trong phân tích thực trạng ở chương 3, đưa ra định hướng và đề xuất giải phápnâng cao trong chương 4

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Từ các số liệu thu thập được tổng hợp lại nhưcác số liệu về doanh thu, lợi nuận của công ty qua từng năm sau đó so sánh với sốliệu dược chọn làm gốc , số liệu từ các công ty Logistics khác để phân tích đánh giátình hình của công ty TNHH Thành Trung Sau khi tổng hợp và xử lý số liệu, thốngkê số liệu dưới dạng bảng biểu sau đó so sánh giữa các năm nhằm thuận tiện choviệc phân tích.

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Trước đây, đã có rất nhiều tác giả tại Việt Nam và thế giới thực hiện nghiêncứu về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, cụ thể như:

1.1.1 Một số nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ly (2016), thực hiện phân tích thựctrạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Cổ phần Chân Mây giaiđoạn 2016 – 2018 và tìm ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân dẫn đến cácvướng mắc tồn tại làm cho hoạt động dịch vụ dịch vụ Logistics của công ty chưađược đánh giá cao, bên cạnh đó tác giả còn phân tích thị trường kinh doanh và đốithủ cạnh tranh của công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh dịch vụ logistics tại công ty

Thứ hai, ngiên cứu “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh dịch vụ Logistics tại công ty TNHH Quốc tế Cargo Rush” của tác giả VõNgọc Ánh (2014) Tác giả tập trung vào việc đề xuất các giải pháp để cải thiện hiệuquả hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại công ty TNHH Quốc tế Cargo Rush.Nghiên cứu tiến hành phân tích các quy trình, hoạt động và vấn đề hiện tại tronghoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty Cargo Rush Đánh giá đượcthực hiện dựa trên các tiêu chí như chất lượng dịch vụ, hiệu suất, quản lý kho và vậnchuyển.

Thứ ba là nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhdịch vụ Logistics tại công ty TNHH Thương Mại và vận tải Hưng Phát” của tác giảVũ Hoàng Dương (2015) Nghiên cứu này giúp công ty TNHH Thương Mại và VậnTải Hưng Phát hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của mình trong lĩnh vựclogistics và đề xuất các giải pháp cụ thể để cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại côngty TNHH TM và DV Hà Thanh Sơn” của tác giả Trần Ngọc Điệp (2022) Đây làmột nghiên cứu mang tính ứng dụng, tập trung vào việc đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại công ty TNHH TM và DV Hà Thanh Sơn.

Trang 15

Trong bài tác giả cũng nghiên cứu tập trung vào việc phân tích các vấn đề hiện tạivà đề xuất các giải pháp cụ thể để cải thiện chất lượng dịch vụ logistics của công ty.

Thứ năm là nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụlogistics tại công ty TNHH An Lợi” của tác giải Hoàng Đức Thịnh (2023) Với bàinghiên cứu này tác gải đã tập trung vào việc đề xuất các giải pháp nhằm cải thiệnhiệu quả hoạt động dịch vụ logistics của công ty TNHH An Lợi Tác giải đưa ra cáccơ sở lý luận, phân tích đánh giá dịch vụ logistics của công ty từ đó đưa ra một sốgiải pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hợt động dịch vụ logistics tại côngty An Lợi bằng một số phương pháp như nghiên cứu, phân tích so sánh thông kê sốliwwuj của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo từ 2019-2021

Các nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của việc nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh dịch vụ logistics, nó không chỉ giúp tăng cường tính cạnh tranh vàlợi nhuận của doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chấtlượng dịch vụ, tối ưu hóa lưu lượng hàng hóa và giảm thiểu tác động tiêu cực lênmôi trường

Trong những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụlogistics, phần lớn các tác giả đã tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lýluận cơ bản như: khái niệm, vai trò, ý nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh dịch vụ logistics Các tác giả hầu như đã phân tích rất rõ về thực trạnghoạt động tại một công ty logistics, sau đó phân tích những mặt hạn chế và thànhtựu, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao phù hợp với từng công ty

1.1.2 Một số nghiên cứu tại nước ngoài

Thứ nhất nghiên cứu của tác giả Sezer, S., $ Abazis, T (2017), “The impactof logistics industry on Economic growth: An application in OECD country” Bàinghiên cứu nêu ra những yếu tố quan trọng nhất giúp chúng ta hiểu về tăng trưởngkinh tế và mức độ phát triển của các quốc gia là các chỉ số kinh tế của quốc gia đó.Các chỉ số này có giá trị tích cực và đóng vai trò quan trọng, chúng ảnh hưởng tíchcực đến cấu trúc kinh tế, xã hội, tâm lý và văn hóa của quốc gia Những tác động

Trang 16

này nâng cao văn hóa, mức sống của cá nhân trong xã hội Logistics là một trongnhững công cụ đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi và cải thiện các chỉsố kinh tế Ngành công nghiệp logistics đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốcgia thông qua việc tạo ra việc làm, tạo thu nhập quốc gia và thu hút vốn đầu tư nướcngoài Ở quy mô nhỏ, ngành công nghiệp logistics là một ngành chủ chốt trong việctăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Hơn nữa, ngành công nghiệplogistics có nhiệm vụ quan trọng trong việc tái tạo và cải thiện sức cạnh tranh củacác ngành công nghiệp khác Hiện nay, tất cả các ngành công nghiệp đều phụ thuộcvào ngành logistics Nghiên cứu hiện tại nhằm mục đích điều tra cách các biến sốlogistics về vận chuyển và truyền thông ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở 34quốc gia OECD Tác động của cả biến số ngành vận tải và biến số ngành truyềnthông, tạo nên ngành công nghiệp logistics, đến sự tăng trưởng thu nhập hàng đầuđầu người tại các quốc gia OECD đã được xác định.

Thứ hai là nghiên cứu Limbourg, S., Giang, H T O., &Cools, M (2016),“Logistics service quality: the case of Da Nang city Procedia engineering” Ngiêncứu này nói về vấn đề tối thiểu hóa chi phí, đây là một mục tiêu quan trọng trongquản lý dịch vụ logistics Trong bối cảnh ngày nay, có thể thấy sự quan tâm ngàycàng tăng về cải thiện chất lượng Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ khó có thể địnhlượng vì nó phụ thuộc vào sự nhận thức khác nhau của khách hàng theo thời gian,quy trình đo lường và phân tích dữ liệu đã thu thập Nghiên cứu này xem xét chấtlượng dịch vụ logistics bằng các thang đo được phát triển dựa trên công cụSERVQUAL

Thứ ba, nghiên cứu của tác giả Tuan, L (2017), “Under entrepreneurialorientation, how does logistics performance activate customer value co-creationbehavior?” Mục đích của nghiên cứu này là để điều tra định hướng doanh nhân(EO) là yếu tố quyết định và hành vi tạo giá trị đồng sáng tạo của khách hàng là kếtquả của hiệu suất logistics Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu vai trò của EO trong dựđoán hiệu suất logistics Hiệu suất logistics cũng được xác định có tác động tích cực

Trang 17

đến sự đồng nhận của khách hàng đối với tổ chức, từ đó thúc đẩy hành vi tạo giá trịđồng sáng tạo của khách hàng.

Thứ tư, nghiên cứu của Sohn, J L., Woo, S H., & Kim, T W (2017),“Assessment of logistics service quality using the Kano model in a logistics-triadicrelationship” Mục đích của bài báo này là đánh giá chất lượng dịch vụ logisticsbằng cách sử dụng mô hình chất lượng dịch vụ Nghiên cứu này tiến hành mộtnghiên cứu khảo sát trong ngành sản xuất thiết bị chế tạo bán dẫn Chất lượng dịchvụ logistics được phân loại bằng cách sử dụng phân loại của và tiến hành so sánh sựnhận thức của ba nhóm mẫu bao gồm các công ty sản xuất thiết bị chế tạo bán dẫn,các nhà sản xuất bán dẫn và các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba

Thứ năm là bài báo cáo Nataliia Luzhanska et al (2019), The Influence Of

Customs And Logistics Service Efficiency On Cargo Delivery Time Việc hình

thành chuỗi hậu cần với việc sử dụng tổ hợp hải quan vận chuyển hàng hóa để cungcấp dịch vụ hải quan và hậu cần đòi hỏi phải nghiên cứu và điều tra chi tiết về cáchạn chế về kỹ thuật, công nghệ và tổ chức có thể ảnh hưởng đến thời gian giao hàngtổng thể Các tác nhân trong thị trường vận tải, khi tương tác với cơ quan hải quan,phải tính đến các yêu cầu của pháp luật hải quan và các đặc điểm vận hành phức tạpcủa vận tải, vì việc không tuân thủ chúng sẽ gây ra một số chậm trễ do cần có hànhđộng khắc phục và cũng sẽ kéo theo một số hình phạt Nó cũng đề cập đến vấn đềcung cấp dịch vụ toàn diện cho các đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế nướcngoài sử dụng tổ hợp hải quan vận chuyển hàng hóa Ảnh hưởng của việc tổ chứcvà lập kế hoạch hoạt động của tổ hợp hải quan vận tải hàng hóa đến hiệu quả của nóđược xác định Đề xuất xem xét việc thiếu nguồn lực sẵn có do cơ sở hạ tầng hảiquan cung cấp và thời gian nhàn rỗi quá mức của các phương tiện là một yếu tốtrong việc lập kế hoạch về thời gian giao hàng.

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics luôn là vấn đềquan tâm của các nhà hoạch định chính sách nói chung và các nhà quản trị doanhnghiệp nói riêng Điều đó thúc đẩy các nghiên cứu trong nâng cao hiệu quả hoạt

Trang 18

động dịch vụ logistics Sau khi tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan,em nhận thấy công ty TNHH Thành trung vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần tiếp tụcnghiên cứu:

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics: Nghiêncứu và đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logisticscủa công ty Các chỉ tiêu này có thể bao gồm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp,chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài sản, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêuvề hiệu quả sử dụng lao động, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chi phí, chỉ tiêu phản ánhhiệu quả kinh tế - xã hội

Yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics: Nghiêncứu và phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụlogistics của công ty Các yếu tố này có thể bao gồm yếu tố bên trong và bên ngoàidoanh nghiệp

Căn cứ và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics:Dựa trên các nghiên cứu và phân tích, đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệuquả hoạt động dịch vụ logistics của công ty Các giải pháp này có thể liên quan đếntối ưu hóa quy trình và công nghệ, cải thiện quản lý nhân viên, tăng cường quản lýrủi ro, phát triển mạng lưới đối tác, cải thiện tương tác khách hàng, và thúc đẩy sựbền vững trong hoạt động logistics.

1.3 KẾT CẤU KHÓA LUẬN

Ngoài phần kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục cácbảng, phụ lục và tài liệu tham khảo; luận án được bố cục theo 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận chung về logistics và dịch vụ logistics

Chương 3:Thực trạng hoạt động dịch vụ logistics công ty TNHHThành Trung

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụlogistics tại công tyTNHH Thành Trung

Trang 19

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤLOGISTICS

2.1 KHÁI NIỆM VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS2.1.1 Khái niệm Logistics

Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về logisticshay hệ thống logistics Tùy theo từng giai đoạn phát triển của nghiên cứu logisticsvà dưới những giác độ của những nhà nghiên cứu khác nhau mà hiện nay có khánhiều khái niệm về logistics Tuy nhiên, có thể nêu một số kái niệm chủ yếu nhưsay:

- Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản

lý Logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý

quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩmcho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.

- Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch,,

chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảoquản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bánthành phẩm và thành phẩm, các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất đếnkhi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của kháchhàng.

- Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (1998): Logistics là quá trình lên kế

hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí dòng lưu chuyển và lưu trữnguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứđến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng.

=> Như vậy, dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt và cách trinhg bày,nhưng trong nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng: Logistics chính là hoạt độngquản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưukho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng Mục đích giảm tốiđa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình

Trang 20

vận chuyển của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hóa mộtcách kịp thời

2.1.2 Khái niệm dịch vụ Logistics

Khác với thuật ngữ “logistics”, thuật ngữ “dịch vụ logistics” chưa được đềcập nhiều đến trong các tài liệu trên thế giới Cùng với đà phát triển của xã hội, xuhướng thuê bên ngoài (2PL, 3PL, 4PL, 5PL, chủ yếu là 3PL) thựuc hiện hoạt độnglogistics ngày càng phổ biến, đó là các dịch vụ logistics Tập hợp các nhà cung cấpdịch vụ logistics tạo nên ngành dịch vụ logistics Ở Việt Nam, trước Luật Thươngmại 2005, chưa hề có quy định về dịch vụ logistics, mà mới chỉ có những quy địnhliên quan đến vận chuyển, giao nhận hàng hóa Chỉ đến Luật Thương mại 2005,dịch vụ logistics mới được đưa vào một mục của Luật với 8 điều (điều 233 – điều240), bao gồm các quy đinh về dịch vụ logistics, điều kiện kinh doanh dịch vụlogistics, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, quyền vànghĩa vụ của khách hàng, các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thơng nhân kinhdoanh dịch vụ logistics

Theo quy định tại điều 233, Luật Thương mại 2005 của Việt Nam, dịch vụlogistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặcnhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hảiquan, các thủ tục giất tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giaohàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận của kháchhàng để hưỡng thù lao.

2.2 VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM DỊCH VỤ LOGISTICS2.2.1 Vai trò dịch vụ logistics

a Đối với nền kinh tế quốc gia

Hệ thống Logistics hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế

- Lưu thông tin phân phối hàng hóa, trao đổi giao lưu thương mại giữa cácvùng trong nước với nhau và với nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nền kinh tế

Trang 21

quốc dân Nếu những hoạt động này thông suốt, có hiệu quả, thì sẽ góp phần to lớnlàm cho các ngành sản xuát phát triểnm còn nếu những hoạt động này ngưng trệ thìsẽ tác động xấu đến toàn bộ sản xuất và đời sống.

- Hệ thống Logistics góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh từsự phân công lao động quốc tế, do quá trình toàn cầu hóa tạo ra Các công ty xuyênquốc gia có các công ty, các cơ sở sản xuất, cung ứng và dịch vụ đặt ở nhièu nơi, ởnhiều quốc gia khác nhau, do đó các công ty này đã áp dụng “hệ thống logisticstoàn cầu” để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, khắc phụcảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thời gian và chi phí sản xuất

- Hệ thông logistics góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một cáchhợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế

Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việcmở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quảnlý coi là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhai của chiến lượcdoanh nghiệp Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạtđộng của doanh nghiệp Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liênkết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc giachỉ là thứ 2 so với các hoạt động của doanh nghiệp

Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình lưu chuyểncủa sản xuất kinh doanh

Kể từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khũng hoảng năng lượngbuộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển Vìvậy muốn tối ưu hóa quá trình sản xuất phải cắt giảm tất cả những chi phí không chỉtrong hoạt động sản xuất mà cả trong những lĩnh vực khác như vận tải, lưu khophân phối hàng hóa Tất cả những hoạt động này chỉ có thể kiểm soát bằng hệ thốnglogistics tiên tiến có sử dụng công nghệ hiện đại

Trang 22

Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác tronghoạt động sản xuất kinh doanh

Mục đích sản xuất kinh doanh là lợi nhuận Muốn đạt được lợi nhuận nhưmong muốn phải đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu Nhưng trongquá trình thực hiện, người sản xuất kinh doanh còn phải đối mặt với nhiều yếu tốkhách quan cũng như chủ quan, để giải quyết được phải có cơ sở để đưa ra nhữngquyết định chính xác Nguồn nguyên liệu cung ứng ở đâu, thòi gian nào, phươngtiện vận tải nào sẽ được lựa chọn để vận chuyển, địa điểm kho chứa nguyên liệu,hàng hóa tất cả những vấn đề này muốn giải quyết có hiệu quả không thể thiếuđược vai trò của logistics

b Đối với doanh nghiệp

Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện dịchvụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian - địa điểm

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động củachúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mớiđối với dịch vụ vận tải giao nhận Đồng thời để tránh đọng vốn, các doanh nghiệptìm cách duy trì một lượng hàng tỏng kho nhỏ nhất Kết quả là hoạt động vận tảigiao nhận nói riêng và lưu thông phấn phối nói chung, một mặt phải đảm bảo yêucầu giao hàng kịp thời đúng lúc, mặt khác phải tăng cường vận chuyển thực hiệnmục tiêu không để hàng tồn kho Để đáp ứng yêu cầu này, giao nhận vận tải phảinhanh, thông tin kịp thời chính xác và có sự ăn khớp giữa các quá trình trong vậnchuyển giao nhận Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của tin học, cho phép kết hợpchặt chẽ các quá tình cung ứng, sảm xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với hoạt độngvận tải giao nhận có hiệuq ủa hơn, nhanh chóng hơn và đồng thời phức tạp hơn Nócho phép người giao nhận vận tải nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng.Phát triển các dịch vụ truyền thống càng cao bao nhiêu, người vận tải giao nhậncàng có khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường và mở rộng thị trường bấy nhiêu

Trang 23

Logistics cho phép nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp dịch vụđa dạng, phong phú ngoài dịch vụ giao nhận vạn tải đơn thuần

Logistics là sự phối hợp, gắn kết các hoạt động, các khâu trong dòng lưuchuyển của hàng hóa qua các giai đoạn (cung ứng – sản xuất – lưu thông phânphối) Vì vậy người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần làngười giao nhận vận chuyển, mà đã tham gia cùng với người sản xuất đảm nhậnthêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất và lưu thông và lưu thông hàng hóanhư: lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, cung cấp kho hàng, lưu trữ hàng, xử lýthông tin

Hoạt động vận tải giao nhận thuần túy dần chuyển sang hoạt động quản lýtoàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít củachuỗi mắt xích “cung – cầu” Chỉ khi tối ưu được quá trình này mới giải quyếtđược vấn đề đặt ra là: vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp kinh doanh dịchvụ vận tải giao nhận, đảm bảo được lợi ích chung

2.2.2 Đặc điểm dịch vụ logistics

Thứ nhất, chủ thể của quan hệ dịch vụ logistics gồm hai bên: người làm dịchvụ logistics và khách hàng Đối với người làm dịch vụ phải là thương nhân, có đăngký kinh doanh để thực hiện dịch vụ logistics Thủ tục đăng ký kinh doanh được thựchiện theo các đạo luật đơn hành, phụ thuộc vào hình thức pháp lý của thương nhân.Bằng chứng của việc đăng ký kinh doanh là thương nhân này được cơ quan đăng kýkinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó ghi rõ ngành nghềkinh doanh là dịch vụ logistics Đối với khách hàng là những người có hàng hóa cầngửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận Khách hàng có thể làngười vận chuyển hoặc thậm chí có thể là người làm dịch vụ logistics khác Nhưvậy, khách hàng có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân; có thể làchủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa.

Trang 24

Thứ hai, về nội dung của dịch vụ logistics Nội dung công việc của dịch vụlogistics rất đa dạng và phong phú bao gồm một chuỗi các dịch vụ từ khâu cungứng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng Dịch vụ logistics bao gồm các công việc sau:

 Nhận hàng từ người gửi để tổ chức việc vận chuyển: đóng gói bao bì, ghiký mã hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xevà địa điểm giao hàng khác theo thỏa thuận giữa người vận chuyển vớingười thuê vận chuyển.

 Làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết (thủ tục hải quan, vận đơn vận chuyển,làm thủ tục gửi giữ hàng hóa, làm các thủ tục nhận hàng hóa,…) để gửihàng hóa hoặc nhận hàng hóa được vận chuyển đến.

 Giao hàng hóa cho người vận chuyển, xếp hàng hóa lên phương tiện vậnchuyển theo quy định, nhận hàng hóa được vận chuyển đến.

 Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa hoặc thực hiệnviệc giao hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng.Thứ ba, dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ Thương nhân kinhdoanh dịch vụ logistics được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí khác từviệc cung ứng dịch vụ.

Thứ tư, dịch vụ logistics được thực hiện tên cơ sở hợp đồng Hợp đồng dịchvụ logistics là sự thỏa thuận, theo đó một bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thựchiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưuthông hàng hóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ.Hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận, mangtính chất đền bù

2.2.3 Phân loại dịch vụ logisticsa Phân loại theo hình thức logistics

- Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics) – Người chủ sở hữuhàng hóa tự mình tổ chức và tự mình hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu củabản thân: Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải, khóchứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động

Trang 25

logistics 1PL làm phình to bộ máy của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp khôngcó đủ quy mô cần thiết, cũng như kinh nghiẹm và kỹ năng chuyên môn để quản lývà vận hành hoạt động logistics, hình thức này thường làm giảm hiệu quả hoạt độngkinh doanh

- Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics) – Người cung cấpdịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻtrong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán )để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics Loại hình nàybao gồm: Các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công tykinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán

- Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics) – Người thay mặt chochủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, vídụ như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nộiđịa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàngtới địa điểm đến theo quy định Do đó 3PL boa gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kếthợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin và có tích hợpvào chuỗi cung ứng của khách hàng.

- Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics) – Người tích hợp(người hợp nhất) gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹthuật của mình đối với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giảipháp chuỗi logistics 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển vật tư, hànghóa, cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vậntải 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất,làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng

- Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics) – Người thiết kế và táicấu trúc lại chuỗi cung ứng, các hoạt động của 4PL, 3PL cũng như cung cấp hệthống thông tin tích hợp để đảmbaor dòng thông tin liên tục và tăng khả năng kiểmsoát toàn bộ chuỗi cung ứng 5PL quản lý và điều phối hoạt động của các 3PL, 4PLthông qua giải pháp thôn tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường dịch vụ

Trang 26

logistics điện tử 5PL hoạt động trên nền tảng hoàn thiện dòng chu chuyển nguyênvật liệu trên toàn chuỗi cung ứng, với mục đích ứng dụng và phát triển chuối cungứng linh hoạt, nhằm thỏa mãn nhu cầu tất cả các thành viên trong chuỗi.

b Phân loại theo quá trình cung ứng dịch vụ logistics

- Logistics đầu vào (in bound logistics): Là các hoạt động đảm bảo cung ứngtài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn ) một cách tối ưu cả về vị trí, thờigian và chi phí cho quá trình sản xuất.

- Logistics đầu ra (out bound logistics): là các hoạt động đảm bảo cung cấpthành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phínhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

- Logistics ngược (reverse logistics): là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phếliệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sảnxuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý

c Phân loại theo Hiệp định thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ của Tổ chứcthương mại thế giới WTO

 Các dịch vụ Logistics lõi

Dịch vụ logistics chủ yếu chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics vàmang tính quyết định đối với các dịch vụ khác Dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm:

- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm các hoạt động bốc xếp container

- Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh khobãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị

- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan vfalạp kế hoạch bốc dỡ hàng hóa

- Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lýthông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗilogistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng tồn kho, hàng hóaquá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê muacontainer

Trang 27

 Các dịch vụ Logistics liên quan đến vận tải- Dịch vụ vận tải hàng hải

- Dịch vận tải đường thủy nội địa- Dịch vụ vận tải đường hàng không- Dịch vụ vận tải đường sắt

- Dịch vụ vận tải đường bộ- Dịch vụ vận tải đường ống Dịch vụ thứ yếu / mang tính bổ trợ

- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật- Dịch vụ bưu chính

- Dịch vụ thương mại bán buôn

- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho,thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng

- Cac dịch vụ hộ trợ vận tải khác.

d Phân loại theo loại hàng hóa

- Dịch vụ logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn- Dịch vụ logistics cho ngành oto

- Dịch vụ logistics cho ngành hóa chất- Dịch vụ logistics cho ngành điển tử- Dịch vụ logistics cho ngành dầu khí

e Phân loại theo phạm vi hoạt động

- Dịch vụ logsitics nội địa- Dịch vụ logistics quốc tế

2.3 MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp

Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một chu kỳ, chủdoanh nghiệp thường sử dụng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp, từ đó đưa ra các

Trang 28

chiến lược phù hợp để phát triển doanh nghiệp Khi sử dụng chỉ tiêu này, người tasẽ đánh giá được mức hiệu quả khi sử dụng các nguồn lực, các yếu tố sản xuất trongquá trình hoạt động của doanh nghiệp dựa vào các công thức sau

a Công thức tính lợi nhuận trước thuế

Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Khoảng chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí mà doanh nghiệpphải bỏ ra chính là lợi nhuận thuần Doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao thì chứngtỏ doanh nghiệp đó kinh doanh rất tốt, tối ưu được chi phí đầu vào doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển được thì lợi nhuận đóng vai trò cực kì quan trọng, mụctiêu lợi nhuận của nhà quản trị là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp Lợi nhuậncó ổn định thì hoạt động kinh doanh cũng sẽ ổn định và phát triển Đây là chỉ tiêuchất lượng tổng hợp phản ánh chất lượng của toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh Nhà quản trị doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh phù hợphoặc là tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá sản phẩm dịch vụ đồng thời sử dụng cácbiện pháp tăng doanh thu từ các hoạt động kinh doanh, từ đó lợi nhuận sẽ tăng lên

b Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sauthuếTổng doanhthu x 100

Tổng doanh thu chính là tất cả các nguồn thu từ các hoạt động của công ty,bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động vận tải, khai báo hải quan, chothuê kho bãi, hoạt động tài chính Là tổng doanh thu của toàn hoạt động kinhdoanh, bao gồm doanh thu từ các hoạt động chính của công ty và doanh thu thuầncủa hoạt động tài chính Tỷ suất này càng cao cho chúng ta thấy nguồn vốn sử dụngtốt, từ đó người ta có thể đưa ra những chiến lược mục tiêu phát triển doanh nghiệp

Hệ số này càng cao cho thấychi phí được sử dụng càng tốt, điều này giúp nhàquản trị đưa ra các mục tiêu mở rộng thị trường, tăng doanh thu, phân tích đánh giácác chi phí ở các bộ phận khác nhau để tiết kiệm, nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp

Trang 29

2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài sản a Tỷ suất sinh lời của tài sản

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sauthuếTài sản bìnhquân x 100

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là tỷ số tài chính dùng để tính toán khả năngsinh lời của một đồng vốn đầu tư Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích,doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sauthuế Chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản càng tốt, tạo điềukiện mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh Bên cahj đó còn cho thấy doanhnghiệp đang hoạt động rất tốt và sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư.

b Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định

Tỷ xuất sinh lời của tài sản cố định = Lợi nhuận sauthuếTSCĐ bìnhquân x 100

Tỷ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệpcàng tốt, đây là nhân tố thu hút nhà đầu tư, cứ 1 đồng giá trị tài sản cố định sử dụngtrong kỳ báo cáo thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp

c Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định = TSCĐ bìnhquânDoanhthuthuần

Khi chỉ số này đạt mức tiêu chuẩn thì cho ta thấy tài sản cố định hoạt độngổn định, doanh nghiệp không phải đầu tư thêm vốn mà để lượng vốn đố đầu tư vàolĩnh vực khác

d Suất hao phí của tài sản cố định

Suất hao phí của tài sản cố định = TSCĐ bìnhquânDoanhthuthuần

Trang 30

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu trong kỳcần bao nhiêu đồng giá trị tài sản cố định, đó là căn cứ để doanh nghiệp có nên tiếptục đầu tư vốn để mua thêm tài sản cố định cho phù hợp để phát triển kinh doanh

e Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn

Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắnhạn bình quânLợi nhuận sau thuế x 100

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tốt, thểhiện 1 đồng giá trị tài sản ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế chodoanh nghiệp

2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốna Tỷ xuất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Tỷ xuất sinh lời vốn góp = Tổnglượng vốn của chủ doanh nghiệpLợi nhuận sauthuế x 100

Trong đó vốn chủ vốn chủ (VCDN) được tính theo công thức:Vốn chủ doanh nghiệp = VCDN đầu kỳ+VCDN cuốikỳ2

Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu,sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư , qua đó cho thấy trong một kỳ báo cáo, 1 đồng vốn củachủ doanh nghiệp được đầu tư sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế, đây lànhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động kinhdoanh Tuy vậy, khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ doanh nghiệp cao không phảilúc nào cũng mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Bởi vì khi tỷ trọng củanguồn vốn chủ doanh nghiệp càng nhỏ, nợ phải trả càng lớn trong tổng nguồn vốnmà doanh nghiệp quản lý và sử dụng thì mức độ mạo hiểm càng cao, dễ gặp rủi ro

b Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Vốncố định bìnhquânDoanhthuthuần

Trang 31

Hệ số này cho ta thấy được việc sử dụng vốn bình quân làm sao để cho phùhợp và tạo ra được doanh thu tối đa, hệ số cho ta thấy được 1 đồng vốn bình quân sẽmang lại bao nhiêu doanh thu cho doanh nghiệp

c Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Vốnlưu động bình quânDoanhthuthuần

Hệ số sử dụng vốn lưu động cho ta biết số vốn lưu động cần thiết để sinh ra 1đồng doanh thu cho doanh nghiệp.

2.3.4 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động

a Năng suất sử dụng lao động tính theo doanh thu

Hiệu suất sử dụng lao động tính theo doanh thu = Tổngtoàn bộ laođộngTổng doanh thu

Hệ số này cho ta tháy một cán bộ, nhân viên của công ty làm được ra baonhiêu doanh thu cho một chu kỳ kinh doanh Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệpsử dụng lao động rất tốt, tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó lãnh đạocần có chiến lược sử dụng lao động phù hợp, tăng phúc lợi để lao động gắn bó lâudài

b Mức lợi nhuận tính theo lao động

Mức doanh thu tính theo lao động = T ổng số lao độngLợi nhuận

Hệ số này càng cao chứng tỏ một lao động tạo ra rất nhiều lợi nhuận chocông ty, và ngược lại hệ số này thấp thì hiẹu quả sử dụng lao động vẫn còn chưa tốt,cần phải điều chỉnh cơ chế, chiến lược của doanh nghiệp

c Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương = DoanhthuthuầnTổng quỹ lương

Trang 32

Hệ số hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương cho biết dể thực hiện một đồngdoanh thu thì cần chi bao nhiêu đồng lương Chỉ tiêu này phản ánh mưvs doanh thuđạt được trên một đồng chi phí tiền lương Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụnglao động càng cao và ngược lại

2.3.5 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chi phía Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí

Tỷ xuất sinh lời của tổng chi phí = Lợi nhuậntrước thuếTổng chi phí x 100

Hệ số này cao cho ta thấy doanh nghiệp đã tối ưu hóa được chi phí, từ đó lợinhuận trong chi phí càng cao

b Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp

Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp = Chi phí quảnlý doanh nghiệpLợi nhuận trước thué x 100

Hệ số này cho ta thấy một đồng lợi nhuận thì cần dùng bao nhiêu đồng chiphí, hệ số càng cao thì lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp được quản lýrất tốt

2.3.6 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hộia Tăng thu cho ngân sách nhà nước

Các doanh nghiệp hoạt động đều phải nộp thuế cho Nhà nước Bên cạnh đó,các doanh nghiệp cần phải kết hợp hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả đóthể hiện bằng cách đánh giá số tiền thuế mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan thuếNhà nước hàng năm

b Giải quyết vấn đề thất nghiệp

Các nhà quản trị cần phải có chiến lược tuyển nhân sự phù hợp, người laođộng không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh mà còn giải quyết được lựclượng lao động nhàn rỗi, giảm tình trạng thất nghiệp và tăng tính ổn định của xã hội

Trang 33

c Giải quyết vấn đề chi phí sinh hoạt

Với tình hình kinh tế hiện nay, lương của người lao động là thu nhập chínhđể sinh sống hàng ngày, vì vậy một mức lương phù hợp với từng thời điểm là điềutất yếu do các yếu tố kinh tế luôn biến đổi khiến cho mức lương dưới trung bìnhkhông đủ đảm bảo cho người lao động một cuộc sống ổn định Việc doanh nghiệpnâng cao mức sống cho người lao động không chỉ khuyến khích họ làm việc mà còncho thấy sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống công, nhân viên, thể hiện tráchnhiệm trong việc nâng cao hiệu quả xã hội

2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCHVỤ LOGISTICS

2.4.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài

Đây là các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, và do đó cóảnh hưởng lớn đến sự phát triển các dịch vụ logistics Các yếu tố này bao gồm: yếutố chính trị, phát luật; yếu tố kinh tế; yếu tố khoa học – công nghệ; yếu tố hạ tầng vàđiều kiện tự nhiên; sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh dịch vụ logistics

a Nhân tố chính trị - pháp luật

Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnhhưởng lớn đến hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp Nền kinh tế thị trường cósự điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới Khi thamgia kinh doanh, để thành công trên thương trường thì các doanhn nghiệp khôngnhững phải nắm vững pháp luật trong nhà nước mà cong phải nắm vững luật phápquốc tế tại thị trường mà mình kinh doanh Đồng thời với việc nắm vững luật phápthì doanh nghiệp cũng phải chú ý tới môi trường chính trị Chính trị ổn định sẽ giúpdoanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình Các yếu tố cơbạn thuộc môi trường chính trị, pháp luật là:

- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao- Sự cân bằng các chính sách của Nhà nước

- Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội

Trang 34

- Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật

b Nhân số kinh tế

Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đếnnhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và các yếu tố liên quan đến việc huy động và sửdụng các nguồn lực của doanh nghiệp để cung ứng dịch vụ logistics cho kháchhàng Các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụlogistics và các dịch vụ logistics là: tốc độ tăng trưởng GDP; lãi suất tiền vay, tiềngửi; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; mức độ thất nghiệp; cán cân thanh toán; chínhsách tài chính, tín dụng; tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư

c Nhân tố công nghệ

Trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển, việc áp dụng các tiến bộ nàyvào sản xuất kinh doanh làm cho hiệu quả ngày càng cao hơn Các doanh nghiệpcung ứng dịch vụ logistics nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học – công nghệkhông những cho chính doanh nghiệp mình mà còn nhằm tư vấn cho các doanhnghiệp sản xuất kinh doanh Sự phát triể của thương mại điện tử đã đưa các doanhnghiệp tiên tiến đến việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh.Điều đó đã làm cho chất lượng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp cung ứngtăng lên rõ rệt và sẽ mang lại sức cạnh tranh cao cho các doanh nghiệp ứng dụngdịch vụ mới vào kinh doanh.

d Nhân tố văn hóa xã hội

Môi trường xã hội quan tâm đến môi trường của toàn xã hội – trong đó mọingười đều tham gia Môi trường văn hóa là tổng hợp của các nền văn hóa phụ vớimỗi khái niệm, tín ngưỡng và tín ngưỡng riêng biệt Chúng ta có một xã hội năngđộng tức là luôn thay đổi Nhu cầu mới được tạo ra và nhu cầu cũ bị mất đi Điềuchính các chiến lược kinh doanh với sự phát triển văn hóa xã hội, sữ thúc đẩy doanhthu ch công ty Hệ thống giáo dục, tâm lý xã hội, phong cách lối sống, tỷ lệ thất

Trang 35

nghiệp, phong tục tập quán có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của doanhnghiệp theo cả hai chiều Nếu tình trạng thất nghiệp không xảy ra, tức là việc làmcho người lao động nhiều thì chi phí sử dụng lao động sẽ tăng cao và ngược lại.Trong trường hợp thực trạng thất nghiệp cao thì người dân ít có nhu cầu tiêu dùng,khi tình hình an ninh bất ổn thì doanh nghiệp kinh doanh cũng không hiệu quả Cònkhi trình độ người lao động cao thì hõ sẽ tiếp thu nhiều kiến thức và kinh nghiệmcũng sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến mọi nhu cầu về các sản phẩm của doanh nghiệp.Nhân tố này có ảnh hưởng đến cả hai hướng đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

e Nhân tố môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng

Đối với sự phát triển của các dịch vụ logistics thì yếu tố cơ sở hạ tầng vàđiều kiện môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn Cơ sở hạ tầng bao gồm hệthống giao thông vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng, nhà kho hệ thốngcơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ logistics, đặc biệt làdịch vụ vận tải

Môi trường tự nhiên là yếu tố cần được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụlogistics đặc biệt quan tâm Bởi các yếu tố như nắng, mưa, hạn hán, lụt, dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải đườngbiển vì nếu điều kiện không thuận lợi thì sẽ không cung ứng được dịch vụ này, thậmchí còn gây thiệt hại lớn bởi rủi ro trong vận tải biển là rất cao Bên cạnh đó cũngphải kể đến sự khan hiếm nguyên vật liệu, sự gia tăng chi phí năng lượng

f Nhân tố sự cạnh tranh của các đối thủ

Ngành logistics có sự cạnh tranh rất lớn đến từ chính khách hàng hay nhữngđối thủ của doanh nghiệp Vì vậy doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược phùhợp để cân bằng phát triển theo cơ chế thị trường

Nền kinh tế luôn có sự vận động tham gia của rất nhiều doanh nghiệp mới,sẵn sàng đầu tư để thu lại mức lợi nhuận cao nếu chính phủ không can thiệp Vì vậy

Trang 36

các doanh nghiệp đang tông tại hoạt động trong ngành và muốn phát triển lên tầmcao mới thì cần phải có những chiến lược phù hợp để cạnh tranh với những doanhnghiệp mới tham gia vào thị trường

2.4.2 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Đây là những yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được, baogồm các yếu tố: tiềm lực của doanh nghiệp; hệ thống thông tin, nghiên cứu và pháttriển

a Tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhân tố đầu tiên của doanh nghiệp là nguồn vốn, doanh nghiệp cần có mộtkhoản vốn ổn định thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra hiệu quảvà ổn định Nguồn vốn được sử dụng tốt thì sẽ tạo ra lợi nhuận lớn, tử đó doanhnghiệp có thể tái đầu tư kinh doanh nhiều mảng khác, ứng dụng các thành tựu khoahọc công nghệ tiên tiến nhằm mục tiêu tối ưu chi phí đồng thời nâng cao chất lượngdịch vụ của doanh nghiệp Ngược lại, nguồn vốn không ổn định sẽ không duy triđược hoạt động kinh doanh, từ đó công ty sẽ không đủ nguồn lực để phát triển kinhdoanh, đồng thời trì hoãn nhiều hoạt động của công ty và không phát triển rộng rãiđược.

Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh mẽ thì sẽ rất chủ động trong mọihoạt động sản xuất cũng như kinh doanh dịch vụ từ đó tăng độ uy tín với kháchhàng và có khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thể của doanh nghiệp trên thị trường.Doanh nghiệp cần phải tổi ưu hóa chi phí bằng cách sử dụng tất cả các nguồn lựccủa doanh nghiệp khi đó doanh nghiệp sẽ tăng tổi đa lợi nhuận Vì vậy, khả năng tàichính của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến tình hình kinh doanh của doanhnghiệp.

b Nguồn nhân lực

Nhân lực cũng là một yếu tổ cực kì quan trọng với doanh nghiệp vì người laođộng tham gia trực tiếp vào mọi hoạt động, giai đoạn, quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không cũng phụ thuộc

Trang 37

rất lớn vào trình độ của người lao động, khi người lao động có trinh độ tốt thì sảnphẩm hàng hóa, sản phẩm dịch vụ được cung cấp ra thị trường sẽ tốt, khi đó kháchhàng sẽ tìm đến nhiều hơn và sử dụng nhiều hơn Khi sử dụng lao động cần có mỗiliên kết giữa các nhân viên với nhau, kết hợp con người với công nghệ để tăng hiệuquả sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Công tác tổ chức sử dụnglao động của bất ký doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ nguyên tắc chung, sử dụngđúng người đúng việc, quyền lợi và trách nhiêm rõ ràng sao cho có thế thực hiệnnhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải phát huy được tính độclập, sáng tạo của người lao động, có như vậy sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí tiền lương và thu nhập của người laođộng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Tiềnlương là một bộ phận cầu thành nên chi phí kinh doanh của doanh nghiệp đồng thờinó cũng tác động đến tâm lý người lao động Nếu tiền lương cao nghĩa là chi phídoanh nghiệp tăng do đó làm giảm hiệu quả kinh doanh nhưng lại tác động tích cựcđến tinh thần, trách nhiệm và tạo động lực cho người lao động, khi đó lại làm tăngnăng suất và chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cũng chính là tăng hiệu quả kinhdoanh Còn với mức lương thấp thì ngược lại Chính vi vậy, doanh nghiệp cần chú ýđến các chính sách tiền lương, chế độ ưu đãi cho người lao động phù hợp chínhsách phân phối thu nhập, các biện pháp khuyến khích sao cho hợp lý, giải hòa giữalợi ích người lao động và lợi ích doanh nghiệp.

c Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp

Hệ thông cơ sở vật chất là một yếu tố rất quan trọng gắn liền với mọi hoạtđộng của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có một cơ sở tốt thì sẽ mang lại hiệu quảsản xuất cao, kéo theo các hoạt động của doanh nghiệp phát triên mạnh Kho bãi,nhà xương, xe cộ, cơ sở sản xuất đều là những cơ sở vật chất hữu hình của doanhnghiệp Nó mang lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiếp dựa trên sức sinh lờicủa tải sản.

Hệ thống cơ sở kỹ thuật cần có sự bồ trí sắp xếp phù hơp với tình hình hoạtđộng của doanh nghiêp Kho bãi, nhà xướng được xây dung ở nơi tập trung đông

Trang 38

dân, người dân có mức thu nhập tốt, giao thông phát triển, khi đó vô hình chung sẽmang lại một lợi thể rất lớn cho doanh nghiệp Công nghệ 4.0 ngày càng phát triển,doanh nghiệp cần phải ngày càng quan tâm chú trọng đầu tư Các nhân viên kỹthuật được sử dụng trong doanh nghiệp cần có tay nghề cao, có kinh nghiệm kĩ năngxử lý mọi tình huống xáy ra Đồng thời các công nghệ mới cần được áp dụng thựctiễn trong doanh nghiệp và cập nhật liên tục những công nghệ mới nhất cho doanhnghiệp Khi hệ thống cơ sơ vật chất, kỹ thuật công nghiệp được đầu tư thi mọi hoạtđộng của công ty sẽ thay đổi, phát triển theo cơ chế thị trường.

d Quản trị doanh nghiệp

Ban lãnh đạo cần đưa ra những chiến lược quản trị nhân sự, quản trị sản xuất,kinh đoanh đề phát triên doanh nghiêp trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay Thịtrường ngay càng biển động mạnh, vì vậy các chiến lược đúng đắn sẽ quyết định sốphận của doanh nghiệp Các nhà quản trị lãnh đạo cấp cao của công ty cần phải giàukinh nghiệm, có tải năng, tầm nhìn và lãnh đạo công ty bằng chính cái tâm củamình.

Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rấtlớn vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm xử lý công việc ban lãnh đạo công tycũng như cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, mỗi bộ phận đều có chức năng quyềnhạn nhiệm vụ khác nhau vì vậy cần xác định các mổi liên kết giữa các bộ phận củacông ty Cơ cầu bộ máy quản trị cần linh hoạt, gọn nhẹ đa dạng với từng chức năngcủa từng bộ phận, có sự kết nổi, sáng tạo trong công việc, đồng thời quản lý tốtnhân viên của chính bộ phận mình thì khi đó công ty sẽ hoạt động tốt Nếu bộ máyquản trị doanh nghiệp không hợp lý (quá công kềnh, hay quá đơn giản), chức năngnhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng, sư phổi hợp không chặt chê, các quan trịviên thiểu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu qua kinh doanh khôngcao.

Trang 39

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICSCÔNG TY TNHH THÀNH TRUNG

3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THÀNH TRUNG3.1.1 Giới thiệu chung

TNHH Thành Trung là công ty TNHH 2 thành viên hoạt động trong lĩnhvực kinh doanh bán buôn tổng hợp do Chi cục Thuế Huyện Văn Lãng quản lý,được thành lập chính thức vào 02/07/2007 với tên đầy đủ là Công ty TNHH ThànhTrung

Tên chính thức: CÔNG TY TNHH THÀNH TRUNG

Tên quốc tế: THANH TRUNG COMPANY LIMITED

Tên giao dịch: THANH TRUNG CO., LTD

Loại hình hoạt động: Công ty TNHH 2 thành viên

Mã số thuế: 4900258175

Địa chỉ: Số 36 A, dốc Tình Tạm, Xã Tân Mỹ, Huyện Văn Lãng, Tỉnh Lạng

Giám đốc: Ông Trần Văn Thao

Đại diện pháp luật: Ông Trần Đình Thực (sinh năm 1965 – Lạng Sơn)

Ngày cấp giấy phép: 02/07/2007

Ngày bắt đầu hoạt động: 15/07/2007

Nơi cấp phép: Chi cục Thuế khu vực III Huyện Văn Lãng

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Điện thoại: 0253 858 789

Công ty TNHH Thành Trung (Công ty Thành Trung) đi vào hoạt động từngày 15/07/2007 với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng do ông Trần Văn Thao là giámđốc Là một trong những công ty đầu tham gia vào lĩnh vực logistics khi đất nướcvừa mở cửa hội nhập, khi đó Công ty đã gặp phải không ít khó khăn, thách thức.

Trang 40

đồng lòng của toàn thể nhân viên đã giúp cho Công ty trở thành một doanh nghiệpuy tín, nằm trong số những doanh nghiệp hàng đầu tỉnh Sau 16 năm đi vào hoạtđộng Công ty đã thiết lập mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoàinước, gặt hái được không ít thành quả đáng tự hào.

Thời gian đầu những năm 2007, thấy được sự thiếu hụt trầm trọng trong lĩnhvực vận tải hàng hóa hai chiều Việt – Trung khu vực tỉnh Lạng Sơn nói riêng cũngnhư khu vực các tỉnh Đông Bắc Bộ nói chung, không những vậy, thông qua nhữngcuộc điều tra, nghiên cứu về xu hướng cũng như khả năng phát triển ngành nghềhậu cần (logistics) trong tương lai, Ban lãnh dạo công ty quyết định thành lập Côngty TNHH Thành Trung Ban đầu, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là vậnchuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam, bán lại cho thương lái tại Việt Namvới quy mô nhỏ Thời gian này, tình hình kinh doanh của công ty còn gặp khá nhiềukhó khăn, khó khăn về mặt nhân sự: thiếu nhân sự, nhân sự chưa có chuyên môn vìđây còn là một ngành khá mới mẻ; khó khăn về mặt tài chính, nguồn vốn huy độngban đầu phải đầu tư khá nhiều cho cơ sở vật chất kỹ thuật, kho bãi….; tệp kháchhàng trong giai đoạn này còn khá khiêm tốn vì chủ yếu là các thương lái nhỏ vớinhững lô hàng nhỏ và tự mình nhập khẩu hàng hóa, họ chưa biết nhiều đến dịch vụlogistics và cảm thấy không cần thiết, cho rằng đó là tốn kém.

Sau khoảng thời gian đầu với những khó khăn thử thách thành lập, công tyđã dần đi vào ổn định Những năm 2010, công ty đã có cho mình một lượng kháchhàng ổn định, số lượng đơn hàng cũng dần tăng lên về số lượng cũng như chấtlượng Đội ngũ công nhân viên sau quá trình học hỏi không ngừng, được công ty tàitrợ tham gia các khóa học, các lớp nghiệp vụ chuyên nghiệp thì cũng đã có đượcnhững kiến thức, trải nghiệm thực tế giúp công việc dần trở nên đơn giản hơn Côngty cũng không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cấp cơ sở vật chất, xâydựng kho hàng tại Việt nam cũng như thuê kho hàng tại Trung Quốc Nhờ đó màcông việc kinh doanh của công ty Thành Trung ngày càng thăng hạng Khách hàngdần biết tới công ty nhiều hơn thông qua giới thiệu, các lĩnh vực kinh doanh củacông ty cũng được mở rộng: Hỗ trợ khách hàng làm thủ tục hải quan, mở rộng

Ngày đăng: 03/07/2024, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w