1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC. VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay
Tác giả Triệu Đức Anh
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Thuân
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Triết Học Mác - Lênin
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 445,49 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC... Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀ SỰ VẬN DỤNG

CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY

Họ và tên : Triệu Đức Anh

MSV : 11232367 Lớp học phần : LLNL1105(223)_14

Hà Nội, tháng 6 năm 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên trực tiếp giảng dạy Môn Triết học Mác - Lênin là TS Nguyễn Văn Thuân vì đã dùng tri thức, thời gian và tâm huyết để truyền đạt cho em và các bạn những kiến thức sâu rộng và uyên bác trong suốt quá trình học Trong khoảng thời gian được thầy giảng dạy, thứ em nhận được không chỉ là kiến thức mà còn là kinh nghiệm sống quý giá của thầy Đây chắc chắn sẽ là những bài học quý báu mà em sẽ không quên vận dụng vào tương lai sau này

Bộ môn Triết học Mác - Lênin tuy là một môn học vô cùng thú vị, thiết thực và bổ ích Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm làm đề tài như này cùng với

sự thiếu sót trong tư duy lập luận của bản thân, em kính mong nhận được sự chỉ dẫn cũng như đóng góp của thầy để bài tiểu luận của em có thể thêm phần hoàn thiện

Cuối cùng, em chúc thầy sức khỏe dồi dào, luôn vui vẻ để có thể vững bước trong sự nghiệp trồng người

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN I MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 2

1 Vật chất 2

1.1 Khái niệm vật chất 3

1.2 Các phương thức tồn tại của vật chất 4

2 Ý thức 5

2.1 Khái niệm ý thức 5

2.2 Nguồn gốc ý thức 5

2.3 Bản chất của ý thức 7

3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 7

PHẦN II SỰ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY 9

1 Những nội dung đã áp dụng 10

2 Những thành tựu mà đạt được 11

3 Những hạn chế và khó khăn 12

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Triết học là một lĩnh vực quan trọng và phong phú, giúp con người hiểu sâu sắc hơn về thế giới, phát triển tư duy phản biện, khám phá các giá trị và nguyên tắc đạo đức, và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống Vai trò của triết học không chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu lý thuyết mà còn có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống thực tiễn và sự phát triển của xã hội Triết học đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về con người và thế giới, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vị trí của mình trong thế giới này

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là một vấn đề cơ bản trong triết học và

có tầm quan trọng đặc biệt, tầm quan trọng của nó không chỉ nằm ở việc hiểu bản chất của thế giới và con người, mà còn ở việc có được những hiểu biết sâu sắc về bản thân và thế giới xung quanh Ta thấy rằng vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau thông qua hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ đó thì vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức Theo quan điểm của duy vật biện chứng thì vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và ý thức là sự phản ánh sáng tạo, chủ động, tích cực thế giới vật chất nhưng nó có tính độc lập tương đối và tác động trở lại thế giới vật chất Đảng ta đã khẳng định trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” Cụ thể hơn, Đảng và Nhà nước đã vận dụng mối liên hệ giữa vật chất

và ý thức vào mối liên hệ giữa kinh tế và chính trị, vào đường lối phát triển kinh tế

xã hội giúp đất nước phát triển bền vững Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, em đã chọn chủ đề “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay”

Trang 5

PHẦN I MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

1 Vật chất

1.1 Khái niệm vật chất

Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử khoảng 2.500 năm Ngay từ lúc mới ra đời, xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần nào đó, có thể là "ý chí của Thượng đế" là "ý niệm tuyệt đối",… Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì thực thể của thế giới là vật chất, cái tồn tại một cách vĩnh cửu, tạo nên mọi sự vật và hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng

Từ thời kỳ cổ đại (ở phương Đông lẫn phương Tây) cho tới thời kỳ cận đại ở Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII, các nhà triết học đã đưa ra nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về phạm trù “vật chất” Đỉnh cao của tư tưởng duy vật cổ đại về vật là thuyết nguyên tử của Democritus Theo ông, nguyên tử chính là cơ sở chính của mọi vật chất Khoa học coi nguyên tử là không thể phân chia, không thể phá hủy và vĩnh cửu Quan điểm này cũng thịnh hành trong thế kỷ 19

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi xuất hiện những phát minh mới trong khoa học tự nhiên, con người mới có được những hiểu biết căn bản hơn, sâu sắc hơn về nguyên tử Do đó đã có một số nghi ngờ được đặt ra về lý thuyết nguyên tử Những người theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng "vật chất" của chủ nghĩa duy vật đã biến mất, nền tảng của chủ nghĩa duy vật đã sụp đổ Và vào thời điển đó V.I.Lênin đưa ra là một định nghĩa hoàn chỉnh nhất, trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng Định nghĩa đã khắc phục toàn bộ sai lầm của các nhà triết học duy tâm, siêu hình khi bàn về vật chất

Kế thừa tư tưởng của C Mác và Ph ăngghen; tổng kết những thành tựu khoa

học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I Lênin đã định nghĩa: "Vật chất

là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác" Định nghĩa của V.I Lênin có thể chia thành

3 nội dung chính

Trang 6

Nội dung thứ nhất: Vật chất là phạm trù triết học

Khác với các nhà triết học thời trước, Lênin không đồng nhất vật chất với dạng cụ thể của vật chật là “vật thể” Trong định nghĩa của Lênin thì vật chất là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa của các thuộc tính và các mối liên hệ vốn

có của sự vật, hiện tượng Nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh

ra và không mất đi Do đó không thể đồng nhất các vật chất với một hay một số dạng có biểu hiện cụ thể của vật chất được

Nội dung thứ hai: Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan

Theo V.I Lênin, khách quan là cái tồn tại độc lập với con người và suy nghĩ của con người Chính vì vậy, vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan nghĩa là vật chất tồn tại độc lập, bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức Đây chính là nội dung đặc trưng và quan trọng nhất của định nghĩa vật chất của Lênin Bởi lẽ nó chính là thuộc tính cơ bản của vật chất; là tiêu chuẩn để có thể phân biệt được cái

gì là vật chất, cái gì không phải vật chất Con người có nhận thức được hay không thì vật chất cũng vẫn luôn tồn tại Không phải là khi con người nhận thức được một thứ gì thì nó mới là vật chất, mà vật chất là cái đã tồn tại từ trước

Nội dung thứ ba: Vật chất đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

Có thể chia nội dung này thành 3 phần để phân tích Trước hết, “vật chất đem lại cho con người trong cảm giác” có nghĩa là vật chất tác động lên các giác quan của con người, tạo cảm giác Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một bông hoa, hình ảnh của con chó (vật chất) tác động lên mắt bạn, dẫn đến cảm giác về con chó đó

“ Được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh lại” có nghĩa

là khi vật chất tác động lên giác quan, cảm giác của chúng ta không chỉ đơn thuần

là tiếp nhận mà còn sao chép, ghi lại và phản ánh lại hình ảnh, âm thanh, mùi vị,

từ thế giới bên ngoài Nói cách khác, cảm giác của chúng ta như một chiếc gương

phản ánh lại hiện thực vật chất

Cuối cùng “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” nghĩa là thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào việc con người có nhận thức hay cảm nhận nó hay

Trang 7

một điểm quan trọng trong triết học duy vật biện chứng

1.2 Các phương thức tồn tại của vật chất

1.2.1 Vận động

Ăng-ghen đã định nghĩa: “Vận động theo nghĩa chung nhất, - được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, thuộc tính vốn có của vật chất - bao gồm mọi

sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, từ sự thay đổi vị trí đơn giản đến

tư duy”

Theo quan niệm của Ph.Ăngghen: vận động không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp

là sự thay đổi vị trí trong không gian mà là mọi sự thay đổi và quá trình diễn ra trong vũ trụ Vận động không phải là cái gì tồn tại độc lập mà là cách mà vật chất biểu hiện sự tồn tại của nó Nói cách khác, vật chất chỉ tồn tại thông qua vận động Không có vận động thì không có vật chất và ngược lại Ăng-ghen còn nhấn mạnh rằng vận động không chỉ giới hạn ở những thay đổi vật lý mà còn bao gồm cả những hoạt động tinh thần Tư duy của con người cũng là một dạng vận động của vật chất (não bộ)

Dựa trên những thành tựu khoa học của thời đại mình, Ph.Ăngghen đã phân chia vận động thành 5 hình thức cơ bản Đó là: chuyển động cơ học, chuyển động vật lý, vật lý chuyển động, hóa học chuyển động và sinh học chuyển động và xã hội

Khi triết học Mác - Lênin khẳng định thế giới vật chất tồn tại trong sự vận động vĩnh cửu của nó, thì điều đó không có nghĩa là phủ nhận hiện tượng đứng im của thế giới vật chất Trái lại, triết học Mác - Lênin thừa nhận rằng, quá trình vận động không ngừng của thế giới vật chất chẳng những không loại trừ mà còn bao hàm trong nó hiện tượng đứng im Đứng im, theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, là một trạng thái đặc biệt của vận động - vận động trong cân bằng, nghĩa là những tính chất của vật chất chưa có sự biến đổi về cơ bản

1.2.2 Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất

Ăngghen viết: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian” Như vậy, vật chất luôn tồn tại trong một khuôn khổ không gian và thời gian nhất định Không có vật chất thì không có không gian và thời gian; ngược lại, không có

Trang 8

không gian và thời gian thì không thể có vật chất

Không gian, thời gian có những tính chất chung như những tính chất của vật chất, đó là tính khách quan, tính vĩnh cửu, tính vô tận và vô hạn bời vì không gian thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất, không tách khỏi vật chất

2 Ý thức

2.1 Khái niệm ý thức

Ý thức là một phạm trù triết học song song với phạm trù vật chất Triết học Mác-Lênin xem ý thức là một hiện tượng tinh thần, phản ánh thực tại khách quan vào trong bộ não con người và là sản phẩm của sự phát triển xã hội Cấu trúc của ý thức rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố: tình cảm, cảm giác, thói quen, quan niệm,

lý thuyết, phán đoán, phê phán,… Ý thức không tồn tại độc lập mà là kết quả của quá trình phát triển xã hội loài người Điều này có nghĩa là ý thức không thể xuất hiện nếu không có xã hội loài người và quá trình lao động

Ý thức diễn ra trong não bộ của con người và là một sản phẩm của não, nhưng não chỉ san sinh ra ý thức trong điền kiện nhất định: thông qua lao động và thông qua ngôn ngữ Ngoài ra, ý thức con người không phải là một cái gì đó bất biến mà luôn luôn thay đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, ý thức con người cũng sẽ có những đặc điểm và nội dung khác nhau, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của thời đại đó

2.2 Nguồn gốc ý thức

Trong triết học, nguồn gốc của ý thức là một vấn đề quan trọng và phức tạp, được giải thích theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng trường phái triết học Triết học Mác Lênin tiếp cận chia nguồn gốc của ý thức thành 2, đó là: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

Trong đó nguồn gốc xã hội chính là thứ quyết định ý thức ra đời

*Nguồn gốc xã hội của ý thức

Nguồn gốc xã hội của ý thức có nhiều yếu tố cấu thành, trong đó cơ bản và trực tiếp là lao động và ngôn ngữ

Lao động hoạt động cơ bản nhất của con người, thông qua lao động, con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của mình Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại Nhờ có lao động, con

Trang 9

người tách ra khỏi giới động vật Nhờ có lao động, con người tác động vào thế giới khách quan, bắt thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định, và các hiện tượng

ấy tác động vào bộ óc người, hình thành dần những tri thức về tự nhiên và xã hội Ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu để con người giao tiếp và truyền đạt thông tin, kinh nghiệm, ý tưởng Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để biểu đạt Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác

Như vậy, nguồn gốc xã hội của ý thức trong triết học Mác-Lênin nhấn mạnh rằng ý thức không thể tách rời khỏi lao động và giao tiếp Chính những yếu tố này tạo nên môi trường và điều kiện cần thiết để ý thức hình thành, phát triển và biến đổi qua từng giai đoạn lịch sử

*Nguồn gốc tự nhiên

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua bộ não của con người Bộ não người là cơ quan vật chất của ý thức còn ý thức là chức năng của bộ não người Hoạt động có ý thức của con người dựa trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của

bộ não con người Khi não bị thương, ý thức sẽ không hoạt động bình thường hoặc suy giảm Không thể tách ý thức ra khỏi hoạt động của não bộ

Nhưng não bộ chỉ sản sinh ra ý thức nếu có sự tác động thế giới khách quan Chính mối liên hệ vật chất ấy hình thành nên quá trình phản ánh thế giới vật chất vào não con người

Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật (vật tác động và vật nhận tác động) Trong quá trình ấy, vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động Đây là điều quan trọng để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức

Trang 10

2.3 Bản chất của ý thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lý luận phản ánh: về bản chất, coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Có thể chua bản chất của ý thức thành hai nội dung chính : Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan và ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan thể hiện ở chỗ: ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, được thế giới khách quan quy định cả về nội dung và về hình thức biểu hiện, nhưng nó không có y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã có

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan Tính năng động, sáng tạo của sự phản ánh và có thể hiện ở quá trình con người tạo ra, tác động vào sự vật một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của mình Như vậy, có thể nói ý thức là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội

Sự ra đời và tồn tại của ý thức luôn cùng với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của các quy tắc tự nhiên và của các quy tắc xã hội; được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và điều kiện sinh hoạt của đời sống xã hội

3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Chủ nghĩa Mác Lênin đã đưa ra kết luận về mối quan hệ của vật chất và ý thức như sau: “Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất”

*Vật chất quyết định ý thức:

Trước hết, vật chất chính quyết đinh nguồn gốc ý thức Nguồn gốc của ý thức

tư cách là một tổ chức tinh vi, phức tạp, hoàn thiện Vậy nếu không có con người, không có bộ não thì cũng không có ý thức Phải có thể giới xung quanh là tự nhiên

và xã hội bên ngoài con người mới tạo ra được ý thức

Ý thức là sự phản ánh của thế giới vật chất Do đó, nếu thế giới vật chất thay đổi sẽ khiến cho nội dung của ý thức thay đổi theo Vậy nên có thể nói nếu không

có thế giới vật chất thì cũng không có ý thức

Ngày đăng: 03/07/2024, 11:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w