1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ HÓA HỌC CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG 333

80 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa học Công ty Cổ phần Mía đường 333
Tác giả Lê Đình Phúc Lâm
Người hướng dẫn Ts. Phan Thanh Sơn
Trường học Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Công nghệ Hóa học – Dầu và Khí
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 9,19 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG 333 (9)
    • I. Quá trình hình thành và phát triển (9)
    • II. Chức năng và nhiệm vụ của công ty (10)
      • 2.1. Chức năng (10)
      • 2.2. Nhiệm vụ (10)
      • 2.3. Sơ đồ mặt bằng Công ty cổ phần Mía đường 333 (11)
      • 2.4. Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần Mía đường 333 (11)
    • III. Tình hình hoạt động (11)
      • 3.1. Nguyên liệu (11)
      • 3.2. Sản xuất (12)
      • 3.3. Tiêu thụ (12)
      • 3.4. Sản phẩm (12)
  • CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU – MÍA (14)
    • I. Hình thái cây mía (14)
      • 1.1. Rễ mía (14)
      • 1.2. Thân mía (14)
      • 1.3. Lá mía (15)
    • II. Thành phần cây mía (15)
      • 2.1. Thành phần của mía (15)
      • 2.2. Thành phần nước mía (15)
  • CHƯƠNG III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG (17)
    • I. Nguyên tắc chọn dây chuyền công nghệ (17)
    • II. Quy trình công nghệ sản xuất đường (17)
    • III. Thuyết minh sơ đồ công nghệ sản xuất (19)
    • IV. Một số thuật ngữ thường dùng (20)
  • CHƯƠNG IV: THU NHẬN VÀ XỬ LÝ DỊCH NƯỚC MÍA (22)
    • I. Xử lý mía, xé tơi mía (22)
      • 1.1. Ý nghĩa của việc xé tơi mía (22)
      • 1.2. Thiết bị xử lý mía (22)
        • 1.2.1. Bàn lùa mía (22)
        • 1.2.2. Băng tải (23)
        • 1.2.3. Hệ thống dao băm (23)
        • 1.2.4. Băng tải cao su (24)
        • 1.2.5. Hệ thống máy ép (27)
    • I. Khu lò hơi (30)
      • 2.1. Khu lò hơi (30)
      • 2.2. Máy phát điện (31)
        • 2.2.1. Nguồn hơi (33)
        • 2.2.2. Nhiên liệu (33)
  • CHƯƠNG V: KHU HÓA CHẾ (34)
    • I. Mục đích và cơ sở lý thuyết của quá trình làm sạch nược mía (34)
      • 1.1. Mục đích của quá trình làm sạch (34)
      • 1.2. Cơ sở lý thuyết của nước mía hỗn hợp (34)
      • 1.3. Quy trình công nghê khu hóa chế (35)
        • 1.3.1. Quy trình hóa chế (36)
        • 1.3.2. Giải thích sơ bộ (37)
      • 1.4. GIẢI THÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ (37)
        • 1.4.1. Gia vôi sơ bộ (38)
        • 1.4.2. Cân nước mía hỗn hợp (38)
        • 1.4.3. Gia nhiệt 1 (39)
        • 1.4.4. Xông SO 2 lần I (39)
        • 1.4.5. Trung hòa (41)
        • 1.4.6. Gia nhiệt 2 (41)
        • 1.4.7. Lắng (42)
        • 1.4.8. Lọc sàng cong (43)
        • 1.4.9. Gia nhiệt III (43)
        • 1.4.10. Bốc hơi (43)
        • 1.4.11. Xông SO 2 lần II (44)
      • 1.5. MỘT SỐ THIẾT BỊ TRONG KHÂU HÓA CHẾ (44)
        • 1.5.1. Thiết bị gia nhiệt (44)
        • 1.5.2. Thiết bị lắng (46)
        • 1.5.3. Thiết bị bốc hơi (49)
    • II. Các sự cố và biện pháp khắc phụ của khâu hóa chế (51)
  • CHƯƠNG VI: NẤU ĐƯỜNG (55)
    • I. Dây chuyền nấu đường (55)
      • 1.1. Nguyên lý chung của nấu đường (55)
      • 1.2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến nấu đường (55)
        • 1.2.1. Ảnh hưởng của độ chân không đến nấu đường (55)
        • 1.2.2 Ảnh hưởng của chất không đường đến nấu đường (55)
        • 1.2.3. Nấu đường và vấn đề năng lượng (56)
        • 1.2.4. Ảnh hưởng của đối lưu đương non đối với nấu đường (56)
        • 1.2.5. Quan hệ giữa các thao tác, xử lý tiền kỳ và nấu đường (56)
      • 1.3. Công nghệ và thao tác nấu đường (56)
        • 1.3.1. Công nghệ nấu đường (56)
        • 1.3.2. Kỹ thuật thao tác nấu đường (58)
      • 1.4. Thiết bị nấu đường (58)
        • 1.4.1. Đặc điểm kết cấu của nối nấu đường (58)
        • 1.4.2. Kết cấu nồi nấu đường (59)
  • CHƯƠNG VII: KHU LY TÂM (61)
    • I. Trợ Tinh (61)
    • II. Ly tâm (62)
      • 2.1 Ly tâm non A (62)
      • 2.2 Ly tâm non B, C (63)
      • 2.3. Thiết bị ly tâm (63)
  • CHƯƠNG VIII: SẤY – ĐÓNG BAO VÀ BẢO QUẢN (66)
    • I. Sấy (66)
      • 1.1. Mục đích (66)
      • 1.2. Nguyên lý sấy đường (67)
      • 1.3. Cấu tạo (67)
    • II. Đóng Bao (70)
    • III. Bảo Quản (70)
    • IV: Kiểm tra chất lượng sản phẩm (71)
  • CHƯƠNG IX: XỬ LÝ CHẤT THẢI (72)
    • I. Nước thải (72)
    • II. Khí thải (72)
    • III. Chất thải rắn (72)
  • CHƯƠNG X: AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀ VỆ SINH THIẾT BỊ (74)
    • A. An toàn lao động (74)
      • I. Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong quá trình sản xuất và biện pháp khắc phục (74)
      • II. Những an toàn cụ thể trong nhà máy (75)
        • 2.1. Điều kiện khí hậu trong nhà sản xuất chính (75)
    • B. VỆ SINH THIẾT BỊ (77)
  • KẾT LUẬN (79)
  • Tài liệu tham khảo (80)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG 333

Quá trình hình thành và phát triển

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Mía đường 333

- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Mía đường 333

- Tên giao dịch quốc tế: The 333 Sugar Joint Stock Company

- Trụ sở chính: Thị trấn Eaknốp - Huyện Eakar - Tỉnh Đắk Lắk

Công ty cổ phần mía đường 333 tiền thân là đơn vị Quân đội sư đoàn 333 trực thuộc quân khu 5 Bộ quốc phòng (thành lập tháng 10/1976) với nhiệm vụ là làm kinh tế và bảo vệ vùng giải phóng tại tỉnh Đắk Lắk. Đến tháng 10/1982 Sư đoàn 333 được chuyển sang Bộ Nông nghiệp và Công thương thực phẩm quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp Liên Hợp Nông Công Lâm Nghiệp 333. Hoạt động chủ yếu của xí nghiệp là hợp tác với Liên Xô cũ để sản xuâ chế biến cà phê. Trong thời gian này xí nghiệp là cơ quan quản lý 23 nông trường, xí nghiệp trực thuộc.

Tháng 11/1991, xí nghiệp thành lập lại theo quyết định 217 (09/04/1993) của Bộ NN&CNTP và lấy tên là Xí nghiệp Liên Hợp Nông Công Lâm Nghiệp 333 trực thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.

Xí nghiệp từ một cơ quan quản lý chuyển sang sản xuất kinh doanh trực tiếp nên gặp rất nhiều khó khăn Trước tình hình đó, lãnh đạo Xí nghiệp được sự chỉ đạo của các ngành liên quan đã lập dự án trình và được phê duyệt cho đầu tư xât dựng nhà đường, sản xuất đường kính trắng RS.

Ngày 19/04/1997 theo quyết định số 130 của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, Xí nghiệp được đổi tên thành: Công ty Mía đường 333.

Ngày 30 tháng 12 năm 2005, theo quyết định số 2762/BNN-ĐMDN của Ban đổi mới Doanh nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Công ty Mía đường 333 được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Mía đường 333 để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ trong thời kỳ mới Công ty Cổ phần Mía đường 333 đã tiến hành đấu giá thành công và tổ chức đại hội cổ đông vào cuối tháng 6 năm 2006 Kể từ ngày 1/7/2006 Công ty Cổ phần Mía đường 333 chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là 10.000.000.000VNĐ.

Chức năng và nhiệm vụ của công ty

- Sản xuất và chế biến đường, kinh doanh sản xuất sản phẩm đường RS, mật rỉ, sản xuất điện và phân bón nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, phục vụ một số nghĩa vụ nộp thuế, nộp ngân sách an ninh quốc phòng

- Từ khi thành lập công ty đã xác định nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là khai thác những tiềm năng sẵn có của khu vực để sản xuất, chế biến ra các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho đời sống Công ty đã đầu tư vốn giống cho nhân dân trong vùng trồng mía, và cam kết thu mua hết các sản phẩm của họ với mức giá thị trường.

- Mặt khác góp phần vào thành công chương trình một triệu tấn đường của Chính phủ.Trong những năm gần đây Công ty luôn tìm kiếm thị trường phát triển các sản phẩm mới tìm lối thoát trong công ty khi ngành đường trong cả nước đang gặp khó khăn.Góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho một số lực lượng lao động lớn trong khu vực.

2.3 Sơ đồ mặt bằng Công ty cổ phần Mía đường 333

Hình 1: Sơ đồ mặt bằng Công ty cổ phần Mía đường 333 2.4 Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần Mía đường 333

Hình 2: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Mía đường 333

Tình hình hoạt động

Mía nguyên liệu là yếu tố sống còn của các nhà máy mía đường, Công ty đang đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mía, như chuyển giao và nhân rộng cho người trồng một số loại giống có năng suất và chất lượng tốt từ Thái Lan; Khuyến khích sử dụng cơ giới hóa vào việc trồng, chăm sóc và thu hoạch để giảm thiểu ngày công lao động.

Công ty đang vận hành dây chuyền sản xuất có công suất thiết kế 3.500 tấn mía/ngày, việc đưa vào vận hành đã giúp nhiều hạng mục thiết bị đã đầu tư phát huy hiệu quả như hệ thống tiếp nhận mía, hệ thống xử lý mía, hệ thống lọc nước bùn, hệ thống lắng nổi … Dự án khi hoàn thành và đưa vào hoạt động không chỉ giúp tối ưu hóa năng lực thiết bị mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Với hơn 30 năm phát triển, hệ thống tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã được xây dựng và phát triển tương đối ổn định Bên cạnh những khách hàng truyền thống có uy tín giúp công tác tiêu thụ sản phẩm được ổn định, Công ty còn chủ động điều chỉnh giá phù hợp với giá bán thị trường, không tự động hạ thấp giá đường để cạnh tranh với đường lậu. Nhờ đó hiệu quả kinh doanh của Công ty luôn được giữ vững.

Ngoài đường là sản phẩm chính, Nhà máy Mía đường 333 còn có các phụ phẩm khác như mật rỉ dùng để sản xuất bia rượu, bã bùn dùng làm phân bón và quan trọng là năng lượng nhiệt điện được tạo ra từ lò đốt bã mía.

Kết quả sản xuất kinh doanh niên độ 2022-2023 của Nhà máy Mía đường 333 theo

“Báo cáo của Tổng giám đốc trình Đại hội Cổ đông thường niên năm 2023” ở bảng dưới đây:

Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh niên độ 2022-2023

STT CHỈ TIÊU ĐVT KẾ

1 Sản lượng mía sản xuất (mía sạch)

2 Sản lượng đường SX Tấn 37.895 54.243 143,14

3 Tổng doanh thu Tr đồng 688.965 964.514 140,00

4 Lợi nhuận kế toán trước thuế Tr đồng 20.847 203.210 974,77

5 Lợi nhuận sau thuế TNDN Tr đồng 20.647 202.984 983,12

6 Nộp ngân sách Tr đồng 29.866 35.146 117,68

7 Thu nhập bình quân 1000đ/ng/ tháng

NGUYÊN LIỆU – MÍA

Hình thái cây mía

 Cây mía gồm các bộ phận chủ yếu: rễ, thân, lá và hoa

Hình 3: Cấu tạo cây mía 1.1 Rễ mía

- Rễ có tác dụng làm cho cây mía đứng, hút nước và hút các chất dinh dưỡng từ đất để muôi cây mía.

- Rễ mía thuộc loại rễ chùm, mỗi rễ bao gồm các phần: đầu và tơ.

- Rễ có thể chia thành hai loại: rễ giống hay rễ sơ sinh và rễ mọc ở gốc cây mới hình thành gọi là rễ thứ hay rễ vĩnh cửu.So với các cây hoa thảo khác, rễ mía phát triển rất mạnh Một khóm mía có thể có 500-2000 rễ Trọng lượng chùm rễ chiếm 0.855% trọng lượng cây mía.

- Rễ thường tập trung ở độ sâu 0.3 – 0.4m.

- Có nơi rễ ăn sâu tới 1 – 1.5m.

- Thân có hình trụ thẳng đứng hay cong Thân mía có màu vàng nhạt hoặc màu tím đậm Trên vỏ mía có một lớp phần trắng bao bọc Thân mía chia thành nhiều dóng.

Giữa hai dóng Giữa hai dóng là đốt mía Đốt bao gồm đai sinh trưởng, đai rễ mầm, sẹo lá và đai phấn.

- Thông thường, mía phát triển theo chiều cao từ 2.43m đến 3.65m trong một năm hay từ 2 – 3 dóng/tháng.

- Lá có nhiệm vụ quang hợp nước, CO2 và các chất dinh dưỡng để biến thành gluxit, các chất tổng hợp có chuỗi nitơ và là bộ phần thở và thoát ẩm cho cây mía.

- Lá mọc từ chân đốt mía Phần lớn mặt ngoài của lá có lớp phấn, lá có lông Thân lá trơn lảng, xù xì dày mỏng khác nhau và thường có màu xanh, cá biệt có thân màu vàng hoặc màu tím, ép lá hình răng cưa Lá chia làm hai bộ phận chính: phiến lá và bẹ lá Lá có chiều dài từ 0.91m đến 1.52m và rộng khoảng 0.3m thuộc giống mía Mía tơ ít lá hơn mía gốc với số lượng từ 10 – 15 lá.

Thành phần cây mía

- Axit hữu cơ tự do: 0.5 – 2.5%

- Chất không đường hữu cơ khác:

- Chất không đường chưa xác định: 3.0 – 5.0%

Lúc mía chín, phần đường cao, chất không đường thấp, do đó độ tinh khiết tương đối cao,đồng thời phần nước giảm, phần xơ cũng tăng lên.

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG

Nguyên tắc chọn dây chuyền công nghệ

- Căn cứ yêu cầu chất lượng sản phẩm, căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương như việc cung cấp nguyên vật liệu, nhân lực để lựa chọn sơ đồ công nghệ phù hợp.

- Phù hợp yêu cầu đầu tư, hiệu quả kinh tế cao.

- Công nghệ sản xuất tiên tiến.

- Quản lý kĩ thuật thuận lợi.

Tại Công ty cổ phần Mía đường 333 lựa chọn công nghệ nấu đường 3 hệ A-B-C

Quy trình công nghệ sản xuất đường

Hình 4: Sơ đồ công nghệ nấu đường

Hình 5: Sơ đồ công nghệ sản xuất đường

Thuyết minh sơ đồ công nghệ sản xuất

Mía được thu hoạch từ các vùng nguyên liệu được vận chuyển về nhà máy Đầu tiên mía được khoan lấy mẫu để phân tích pol bã, Bx, độ xơ và chữ đường, rồi sau đó đi cân để xác định khối lượng thu mua, sau đó đi xe chở mía được lên bàn lật Mía từ bàn lùa được đổ xuống băng tải số I, thông qua máy khỏa bằng giúp cho mía trên băng tải sẽ được đồng đều Mía được băng chuyền chuyển đến dao băm sơ bộ, để xé tơi mía, sau đó được đưa qua dao chặt 1, 2, và 3 để chặt nhỏ ra và tiếp tục đi đến băng tải cao su, trên băng tải có lắp cân để theo dõi và điều chỉnh lượng mía được đưa vào hệ thống máy ép Phía trên băng tải cao su còn lắp thêm nam châm điện nhằm giữ lại các kim loại như sắt, thép lẫn lộn trong mía để đảm bảo an toàn cho máy ép và chất lượng hỗn hợp nước mía thu được. Sau đó, mía được đổ vào máy ép dập, như vậy mía sau khi được đưa qua hệ thống dao băm và máy ép dập sẽ được phá vỡ tối đa các tế bào chứa nước đường, tạo thành những sợi tơ dài, đảm bảo liên kết tốt với các máy ép, dẫn đến tăng năng suất và hiệu suất ép

Mía sau khi được xử lý được băng tải đưa vào bộ ép Mía đi qua 6 bộ ép, máy ép thuộc kiểu 3 trục Qua máy ép 1, ta thu được nước mía nguyên chất, người ta sẽ lấy mẫu để đánh giá chất lượng của nguyên liệu Bã từ máy ép 1 sẽ lần lượt đi vào các máy ép 2. Nước ép được từ máy 3 sẽ thẩm thấu vào bã từ máy ép 1 trước khi vào máy ép 2 Cứ như vậy nước ép được từ máy ép sau sẽ thẩm thấu vào bã đi vào máy ép trước, và nước thẩm thấu sẽ đi vào máy ép 6 cùng với bã từ máy ép 5 Nước thẩm thấu có nhiệt độ khoảng

70 o C Nước ép được từ máy ép 1 và máy ép 2 được đổ chung vào một bể chứa, nước mía này gọi là nước mía hỗn hợp Nước mía hỗn hợp được đưa vào thiết bị lọc để loại bỏ cám mía và được bơm đến khu vực hóa chế trước khi đi qua các công đoạn khác Bã mía được đưa đến lò hơi để làm nhiên liệu đốt, lò hơi sẽ cung cấp hơi để chạy tua-bin điện và hơi gia nhiệt.

Nước mía hỗn hợp sau khi ra khỏi máy ép sẽ được bơm đến thùng chứa ở khu hóa chế. Nước mía hỗn hợp được làm sạch bằng phương pháp sunfit hóa axit tính Đặc điểm của phương pháp này là xông khí SO2 trước và cho vôi vào sau Sau khi nước mía hỗn hợp qua lọc và cân, tiến hành gia nhiệt lần thứ nhất với nhiệt độ từ 60 – 65 o C, xông SO2 đến pH = 3.8 – 4.0 để đông tụ chất keo, trung hóa nước mía đến pH = 6.6 – 6.8, gia nhiệt lần thứ 2 (nhiệt độ khoảng 105 – 110 o C), và vào thiết bị lắng trong Trước khi đi vào thiết bị lắng, nước mía cần được bốc hơi bớt để đưa nhiệt độ về dưới nhiệt độ sôi tạo điều kiện cho quá trình lắng diễn ra hiệu quả Người ta cho chất trợ lắng vào, các tạp chất sẽ hấp phụ vào chất trợ lắng, tăng tỉ trọng và lắng xuống dưới Nước mía trong được lấy ra từ thân thiết bị, còn bùn được lấy ra từ đáy, đem đi lọc chân không để tận thu dịch lọc Dịch lọc được phối trộn với nước mía trong thu được ban đầu, còn bùn mía sẽ được đưa đi sản xuất phân bón Nước mía trong đưa đi gia nhiệt lần 3 (khoảng 110– 115 o C) và vào hệ thống bốc hơi nhiều hiệu Sau khi qua hệ thống bốc hơi, ta thu được mật chè, rồi sau đó xông SO2 lần thứ 2 rồi đưa qua khu vực nấu đường Nấu xong sẽ đi qua khu vực trợ tinh để xuống ly tâm.

Sau khi ly tâm đường A được xả xuống sàng rung đưa vào y sấy Dùng thiết bị sấy tầng sôi Qua quá trình tiếp xúc với không khí nóng, nước trên bề mặt tinh thể đường sẽ bay hơi và độ ẩm đường sau khi sấy đạt 0.05% đưa qua các băng tải làm nguội, sau đó được đem qua sàng lọc chọn hạt Ở đây những hạt không đạt tiêu chuẩn sẽ được loại ra, để nấu lại Những hạt đạt tiêu chuẩn qua cân thành phẩm, đóng bao, nhập kho và bảo quản.

Một số thuật ngữ thường dùng

STT Thuật ngữ Giải thích

1 Mía Nguyên liệu dùng để sản xuất đường

2 Bã mía Là phần chất khô không tan trong nước

3 Bã nhuyễn Là những hạt, sợi rất nhỏ, ngắn được sàng lọc sau quá trình băm, xé, ép

4 Nước mía Là nước mía được ép ra từ cây mía chưa pha thêm nước vào nguyên

Là nước mía rút ra từ dàn ép gồm nước mía nguyên và nước thẩm thấu

Là nước mía đã được xử lý về nhiệt và hóa chất qua các thiết bị lắng, lọc, gạn lược

7 Độ Bx Nồng độ đậm đặc Biểu thị % khối lượng của chất rắn hòa tan so với khối lượng dung dịch

8 Chữ đường Là chỉ số % đường mía thương mại dùng để mua mía, cứ mỗi chữ đường quy đổi thành giá trị cây mía.

Biểu thị độ tinh khiết đơn giản của dung dịch đường Là tỉ lệ % khối lượng saccarose (tính theo pol) trên toàn phần khối lượng chất khô có trong dung dịch đường.

10 Mật chè Còn gọi là mật chè đặc hay siro, là nước chè trong sau khi qua hệ thống bốc hơi làm cho độ Bx tăng lên (Bx = 55-65)

11 Đường non Là hỗn hợp gồm tinh thể đường và mật cái sau khi nấu đến cỡ hạt tinh thể và nồng độ nào rồi nhả xuống trợ tinh Tùy theo chế độ nấu mà phân thành các loại đường non A,B, C.

12 Mật Là chất lỏng tách ra từ đường non bằng máy ly tâm và có tên tương ứng với tên đường non (Mật A, B,C)

13 Giống Là hỗn hợp đường và cồn được nghiền nhỏ ra và đưa vào nồi nấu tói một nồng độ nhất định.

THU NHẬN VÀ XỬ LÝ DỊCH NƯỚC MÍA

Xử lý mía, xé tơi mía

1.1 Ý nghĩa của việc xé tơi mía

Xé tơi hoặc xử lý sơ bộ mía với mục đích:

 Nâng cao lượng xử lý mía

Mía qua xử lý nguyên liệu sẽ biến thành sợi, lát tương đối tơi, trọng lượng trên một đơn vị thể tích tăng, lớp mía tương đối bằng phẳng do lượng mía ép trong đơn vị thời gian tăng lên so với chưa xử lý Mía sau khi xử lý dễ dàng đi vào máy ép, đồng thời có lợi giảm nhẹ tải cho thiết bị và an toàn sản xuất.

 Nâng cao hiệu suất ép

Sau khi mía bị xử lý, tế bào mía bị phá vỡ Dưới tác dụng của máy ép, ta thu được nhiều đường, đồng thơi có tác dụng thẩm thấu tốt, do đó nâng cai hiệu suất ép.

1.2 Thiết bị xử lý mía

- Hai bàn lùa nằm đối diện, so le nhau, có tác dụng lùa và đẩy mía xuống băng tải, cung cấp mía nguyên liệu cho cả dây chuyền sản xuất hoạt động Ngoài ra, trên bàn lùa còn có trục khỏa bằng có tác dụng đánh tơi và xử lý sơ bộ mía bó trước khi đưa vào hệ thống dao băm

- Thùng bàn lùa: dùng để chứa mía, có tác dụng chịu trọng lực,

- Hệ thống dây xích tải: gồm các xích tải gắn trên các răng truyền động Trên xích tải có gờ để kéo mía ngược lên thùng bàn lùa có độ nghiêng khoảng 10-15 o

- Trục khỏa bằng: được lắp phía cuối bàn lùa , nơi tiếp giáp với băng tải và có độ cao hơn Trên trục có lắp các dao chặt đối xứng sơ bộ trước khi cho xuống băng tải Trục khỏa bằng được dẫn động và truyền động cơ điện.

Hình 6:Hình ảnh thiết bị bàn lùa mía 1.2.2 Băng tải

Công dụng: dùng để vận chuyển mía vào dao băm sơ bộ

Cấu tạo: Gồm các mắt xích và bánh răng dùng để chuyển mía đến các thiết bị khác Băng tải gồm có 2 phần

- Phần nằm ngang có tác dụng chịu lực và tiếp nhận mía, phần nghiêng 10-15 o có tác dụng chuyển mía lên cao

- Có cấu tạo bao gồm những tấm thép được thiết kế biến dạng bề mặt phù hợp để chuyển động được theo các móc xích và được bắt vào các mắt xích.

 Công dụng: Băm nhỏ, đánh tơi thân mía, phá vỡ cấu trúc tế bào của thân mía, giúp nâng cao hiệu suất ép

Dao băm sẽ quay ngược chiều mía vào, các lưỡi dao xé tơi thân mía thành những mảnh vụn Phía trên dao băm có những thanh đè nên khi mía vào sẽ vừa được băm vừa được đập phá vỡ hoàn toàn thân mía Dao băm sau sẽ có nhiều lưỡi dao hơn dao băm trước giúp băm triệt để hơn

- 12 hàng, 1 hàng gồm 9 dao tổng 108 dao

- Dao sơ bộ gồm 26 lưỡi

Hình 7: Cấu tạo của 1 dao băm

 Một số sự cố xảy ra

- Nghẽn mía ở dao băm do mô tơ bứt cầu chì, lượng mía vào quá nhiều mà miệng cắt thì nhỏ, dây cáp quấn vào dao.

 Khắc phục : Ngừng băng tải, rút mía ở các rãnh dao, nối lại cầu chì Điều chỉnh lượng mía vào thích hợp với miệng các dao băm

- Mía băm không nhỏ do lưỡi dao bị mòn, miếng cắt quá lớn

 Khắc phục : Trở lưỡi dao hoặc thay dao, điều chỉnh lại miệng cắt cho phù hợp

- Ổ bị gối của trục bị nóng do thiếu mỡ bôi trơn, thiếu nước làm nguội

 Khắc phục : Bôi dầu mỡ, thêm nước làm nguội.

 Mía sau khi được đánh tơi nhờ băng tải đưa đến bộ phần hút sắt ngăn không cho sắt vào che ép tránh bể che ép.

 Băng tải cao su được dùng để đưa mía sau khi được xé tơi vào hệ thống máy ép Trên băng tải có lắp cân để theo dõi và điều chỉnh lượng mía đi vào hệ thống ép, tránh trường hợp gây quá tải hệ thống ép Phía trên băng tải cao su còn lắp thêm máy hút sắt từ để đảm bảo chất lượng mía trong quá trình ép.

 Máy hút sắt từ được treo phía trên băng tải cao su trước khi vào hệ thống ép

Hình 8: Hình ảnh bằng truyền cao su

- Giá máy là bộ khung chịu lực rất lớn, thường dùng vật liệu bằng thép trên đó lắp tất cả các chi tiết của máy.

- Trục ép phân thành trục đỉnh, trục trước và trục sau Trục đỉnh bao gồm lõi trục, vỏ trục và bánh răng tam tinh Hai cổ trục tròn nhẵn bóng, đường kính bằng một nửa đường kính trục ép.

- Vỏ trục đúc bằng gang, khi đúc người ta phải tạo ra mạng kết tinh lớn để mặt gang nhám kéo mía dễ

- Trục ép có răng xẻ hình chữ V Tác dụng của nó là tăng bề mặt tiếp xúc giữa nguyên liệu mía và trục ép, nâng cao năng lực kéo của trục đối với mía và có tác dụng xé tơi, đồng thời giúp cho việc thoát nước mía nhanh hơn.

- Qua máy ép 1, ta thu được nước mía nguyên chất, người ta sẽ lấy mẫu để đánh giá chất lượng của nguyên liệu Bã từ máy ép 1 sẽ lần lượt đi vào các máy ép 2 Nước ép được từ máy 3 sẽ thẩm thấu vào bã từ máy ép 1 trước khi vào máy ép 2 Cứ như vậy nước ép được từ máy ép sau sẽ thẩm thấu vào bã đi vào máy ép trước, và nước thẩm thấu sẽ đi vào máy ép 6 cùng với bã từ máy ép 5 Nước thẩm thấu có nhiệt độ khoảng 70 o C Nước ép được từ máy ép 1 và máy ép 2 được đổ chung vào một bể chứa, nước mía này gọi là nước mía hỗn hợp Nước mía hỗn hợp được đưa vào thiết bị lọc để loại bỏ cám mía và được bơm đến khu vực hóa chế trước khi đi qua các công đoạn khác Bã mía được đưa đến lò hơi để làm nhiên liệu đốt, lò hơi sẽ cung cấp hơi để chạy tua-bin điện và hơi gia nhiệt.

Hình 9: Sơ đồ hệ thống ép mía và chế độ thẩm thấu

Hình 10: Hình ảnh khu vực ép mía

Hình 11: : Hình ảnh bánh răng của máy trong hệ thống ép mía

Khu lò hơi

Nhà máy Mía đường 333 hiện đang vận hành 2 lò hơi công suất 40 tấn và 60 tấn hơi/ giờ. Nhiên liệu đốt là bã mía lấy trực tiếp ra từ máy ép cuối Như vậy, khi quá trình ép mía diễn ra liên tục thì việc đốt lò hơi được duy trì Nước được lấy từ hồ Ea Knốp, qua hệ thống xử lý, lọc và được chứa trong bồn.

Hình 13: Hình ảnh màn hình điểu khiển khu lò hơi công suất 60 tấn

Không khí được quạt hút vào bộ phận sấy không khí Tại đây không khí sẽ được nâng nhiệt độ lên 100 – 110 o C Không khí được thổi đến buồng đốt gặp bã mía và bốc cháy Nhiệt sinh ra cung cấp trực tiếp cho nồi hơi; khí sinh ra được hút ra ngoài thông qua ống khói, bên trong ống khói được bố trí các tấm ngăn không cho bụi theo khói ra ngoài. Tro được làm ẩm và lấy ra ngoài

Lò đốt hơi cung cấp hơi quá nhiệt cho tua bin phát điện với công suất 7MW, đủ để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động trong nhà máy

Hơi quá nhiệt sau khi làm quay tua bin phát điện sẽ trở thành hơi bão hòa Lượng hơi này sẽ được sử dụng làm hơi cấp nhiệt cho các quá trình trong nhà máy như bốc hơi, cô đặc, nấu đường…

Hình 14: Hình ảnh tubin phát điện Điện dùng trong nhà máy với nhiều mục đích:cho các thiết bị hoạt động, chiếu sáng trong sản xuất, sinh hoạt Hiệu điện thế nhà máy sử dụng 220v/380v Nguồn điện chủ yếu lấy từ trạm điện tubin hơi của nhà máy khi nhà máy sản xuất.

Ngoài ra nhà máy còn sử dụng nguồn điện lấy từ lưới điện quốc gia 500kv được hạ thế xuống 220v/380v để sử dụng khi khởi động máy và khi máy không hoạt động thì sử dụng để sinh hoạt ,chiếu sáng. Để đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục thì lăp thêm một máy phát điện dự phòng khi có sự cố mất điện.

Nguồn hơi cung cấp được lấy từ lò hơi của nhà máy để cung cấp nhiệt cho các quá trình: đun nóng, bốc hơi ,cô đặc sấy Trong quá trình sản xuất ta tận dụng hơi thứ của thiết bị bốc hơi để đưa vào sử dụng trong quá trình gia nhiệt, nấu, nhằm tiết kiệm hơi của nhà máy.

Nhiên liệu được lấy chủ yếu là từ bã mía để đốt lò Ta dùng củi để đốt lò khi khởi động máy và dùng dầu FO để khởi động lò khi cần thiết Xăng và nhớt dùng cho máy phát điện, ôtô

Trong đó: +Bã mía lấy từ dây chuyền sau công đoạn ép.

+Củi mua ở địa phương thông qua các chủ buôn gỗ.

+Xăng dầu lấy từ công ty xăng dầu Quảng Ngãi được cung cấp theo hợp đồng.

KHU HÓA CHẾ

Mục đích và cơ sở lý thuyết của quá trình làm sạch nược mía

1.1 Mục đích của quá trình làm sạch

 Loại tối đa chất không đường có trong nước mía hỗn hợp, đặc biệt là các chất có hoạt tính bề mặt và chất keo để nâng cao hiệu suất thu hồi.

 Trung hòa acid trong nước mía hỗn hợp để hạn chế đường saccarose chuyển hóa.

 Loại tất cả các chất rắn dạng lơ lửng và các chất màu để nâng cao phẩm chất đường thành phẩm.

1.2 Cơ sở lý thuyết của nước mía hỗn hợp

 Nước mía hỗn hợp luôn có mặt các chất không đường, chất huyền phù làm nước mía đục Nước mía chứa một lượng lớn chất không đường làm tăng độ hòa tan của saccarose, tăng mật cuối, tăng tổn thất đường trong quá trình chế biến Ngoài ra nó còn chứa các acid hữu cơ sẽ gây nên sự chuyển hóa đường saccarose và làm giảm pH dung dịch.

 Trung hòa acid hữu cơ để hạn chế chuyển hóa đường, loại trừ chất màu, bảo vệ màu sắc thành phẩm, loại chất phi đường, đặc biệt là chất keo và chất hoạt động bề mặt nhằm tăng nồng độ kết tinh và giảm tổn thất.

 Hiện nay ở nước ta các nhà máy đường thường dùng các phương pháp làm sạch như: vôi hóa, sulfit hóa, cacbonat hóa Đối với nhà máy mía đường 333 sử dụng phương pháp sulfit hóa acid tính để làm sạch nước mía, đây là phương pháp có nhiều ưu điểm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đường cát trắng.

 Nước mía lắng nhanh hơn (có lợi về công suất lắng của thùng lắng và thời gian lắng).

 Lượng hóa chất SO2 , Ca(OH)2 tiêu hao tương đối ít.

 Đường non ít nhớt hơn và nấu nhanh hơn Khả năng kết tinh của đường tăng.

 Quá trình công nghệ và thiết bị tương đối đơn giản, vốn đầu tư ít, dùng để sản xuất đường cát trắng.

 Màu sắc của đường được cải thiện.

 Chi phí tăng do: sử dụng lò đốt, tháp xông lưu huỳnh, ăn mòn thiết bị…

 Hiệu quả làm sạch không ổn định.

 Hàm lượng muối Ca hòa tan trong nước mía nhiều là nguyên nhân đóng cặn chủ yếu trong các thiết bị.

 Trong bảo quản sản phẩm và thành phẩm dễ bị biến màu.

 Thành phần nước mía hỗn hợp

Bảng 2: Thành phần nước mía hỗn hợp

Thành phần Tính theo trọng lượng mía,

Tính theo nước mía hỗn hợp, % Đường sacaroza Đường khử

1.3 Quy trình công nghê khu hóa chế

Cân H3PO4 Gia nhiệt 1 (To = 60 – 65oC)

Xông SO2 lần 1 Trung hòa Gia nhiệt 2 (To5 – 110oC)

Nước bùn Lọc chân không

Lắng lọc Nước chè trong

Lắng nổi mật chè Lọc sàng cong

Xông SO2 lần 2 ( PH = 5,2 – 5,8)Bốc hơi (Bx = 55 – 60%)Gia vôi sơ bộ (PH = 6,2 – 6,8)

Hình 15: Sơ đồ quy trình hóa chế

Nước mía hỗn hợp được lấy từ máy ép I và II từ khâu cán ép rồi được chuyển vào cân để xác định khối lượng nước mía Sau đó, nước mía hỗn hợp được đem đi gia vôi sơ bộ Ca(OH)2 nhằm nâng độ pH từ khoảng 5 – 5,5 lên 6.2 – 6.8 H3PO4 được cho vào nước mía sau khi gia vôi để tạo kết tủa Ca3(PO4)2 giúp cho việc làm trong nước mía. Tiếp theo đó ta đem đi gia nhiệt lần I ở nhiệt độ khoảng 60 - 65 o C, rồi ta xông SO2 lần I để tạo kết tủa CaSO3 Để tránh sự chuyển hóa đường ta nâng độ pH lên khoảng 7 – 7,2 nhằm tránh sự chuyển hóa đường bằng cách cho vôi để trung hòa.

Sau khi trung hòa thì hỗn hợp tiếp tục được gia nhiệt lần II ở nhiệt độ khoảng 105 – 110 o C, rồi tất cả được qua thiết bị lắng với chất trợ lắng Talosep, sau 2h lắng ta thu được 2 thành phần là: nước mía trong và nước bùn.

Nước mía trong được đưa qua lọc sàng cong để thu được nước chè trong rồi tiếp tục đem đi gia nhiệt III với nhiệt độ 110 – 115 o C Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nấu đường ta sẽ qua hệ thống cô đặc thì thu được siro nguyên Sau khi thu được siro nguyên được bơm đi xông SO2 lần 2, pH của siro sau khi xông có giá trị từ 5.4 – 5.9 ta thu được siro tinh rồi đem đi nấu đường.

Nước bùn sẽ qua lọc chân không thu được nước lọc không trong, bã bùn và nước lọc trong được đưa qua nước mía hỗn hợp.

1.4 GIẢI THÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Trong nước mía có nhiều thành phần phức tạp như:

 Chất không đường làm tăng lượng mật cuối.

 Chất màu làm tinh thể đường có màu, làm giảm chất lượng sản phẩm.

 Acid hữu cơ làm cho đường bị chuyển hóa.

 Các chất rắn lơ lủng làm cho nước mía bị đục, lọc và kết tinh đường khó khăn.

 Vì vậy, mục đích của công đoạn hóa chế là tách các huyền phù, trung hòa các acid hữu cơ, loại trừ chất màu và chất không đường để tăng chất lượng sản phẩm và giảm tổn thất đường

Nước mía hỗn hợp sau khi được gia vôi sơ bộ bằng Ca(OH)2 nhằm nâng độ pH từ

5 – 5,5 lên 6.2 – 6.8, vì ở độ pH 5 – 5,5 là môi trường acid rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa đường, làm tăng sự tổn thất đường, đồng thời tạo kết tủa nâng cao hiệu suất làm sạch.

 Mục đích gia vôi sơ bộ:

+ Trung hòa lượng acid trong nước mía.

+ Ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật.

+ Giảm sự chuyển hóa đường.

+ Tạo kết tủa cho H3PO4 tốt cho quá trình lắng.

1.4.2 Cân nước mía hỗn hợp

Nước mía sau khi gia vôi sơ bộ được bơm qua cân đê xác định trọng lượng nước mía nhằm tính hiệu suất ép và năng suất của sản phẩm Ở tại thùng cân ta cho acid

H3PO4 vào nước mía với lượng sử dụng khoảng từ 300 – 350 ppm Mục đích của việc cho thêm acid H3PO4 vào là để tăng hiệu quả làm sạch cho nước mía Vì thường trong nước mía hỗn hợp hàm lượng P2O5 nhỏ hơn 300mg/l nhất là khi mía có nhiều keo nhớt ( do mía bị cháy, sâu bệnh, ngập lụt ) thì cần cho P2O5 vào để đạt nồng độ là 300 – 350 mg/l Do đó ta cần bổ sung acid H3PO4 vào để tạo nhiều kết tủa Ca3(PO4)2 Kết tủa này có kích thước phân tử lớn, làm tăng tỉ trọng, có khả năng hấp thụ lớn các chất keo, các chất màu và các chất lơ lửng trong nước mía hỗn hợp cùng kết tủa, giúp cho quá trình lắng lọc nhanh và dễ dàng nâng cao chất lượng đường thành phẩm ngoài ra nó còn giảm pH.

2H3PO4 + 3Ca(OH) 2 Ca3(PO4)2+ 6H 2O

Nước mía hỗn hợp được đi qua gia nhiệt để đạt nhiệt độ 65-70 0 C, rồi được xông

SO2 lần 1 và được trung hòa bằng Ca(OH)2 Nếu nhiệt độ quá cao sẽ dẫn đến sự tạo bọt trong dung dịch và sự hấp thụ SO2 vào nước mía hỗn hợp.

- Hệ thống gia nhiệt gồm 8 nồi: gia nhiệt 1 sử dụng 3 nồi đầu, gia nhiệt 2 sử dụng 4 nồi sau, gia nhiệt 3 sử dụng cho nồi cuối.

- Nước mía hỗn hợp sau khi cân và được gia vôi sơ bộ được cân vào thiết bị gia nhiệt 1.

 Gia nhiệt 1 ở nhiệt độ 65 – 70 0 C nhằm mục đích:

 Thanh trùng nước mía hỗn hợp.

 Tăng nhanh quá trình phản ứng hóa học (tạo kết tủa).

 Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, làm đông tụ các chất keo.

 Làm mất nước cho chất keo ưa nước.

 Tạo điều kiện tốt cho sự hấp thụ SO2 vào nước mía hỗn hợp sau khi xông SO2 lần 1.

Khống chế lượng SO2 để pH sau khi xông đạt 3,4 - 3,8 Vì ở độ axit này CaSO3 kết tủa rắn chắc do đó lắng lọc dễ Nếu cho vôi ở nhiệt độ cao thì đường cũng ít bị phân hủy.

+ SO2 khi cho vào nước mía để trung hòa lượng vôi còn dư, tẩy màu nước mía, đưa pH về điểm ngưng tụ các chất keo (pH

Ngày đăng: 03/07/2024, 09:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w