Để có thể trở thành người biết ăn nói, những phương cách sau giúp bạn có thể tham khảo và thử làm theo: - Một là, cần chú ý đến phản ứng của người nghe.. - Năm là, không nên lạnh nhạt kh
Trang 1Chương I
Những nguyên tắc chung
của giao tiếp
1 Cần biết cách nói chuyện
Sau khi nói chuyện trên trời dưới biển, vui cùng bạn bè, thì
bỗng nhiên nghĩ ra mình vẫn có vài câu thú vị chưa nói ra, lúc này lòng cảm thấy tiếc nuối Trong đầu bạn bỗng nảy sinh câu hỏi: “Mình có biết nói chuyện không?” Câu hỏi này thoạt đầu nghe có vẻ ấu trĩ nhưng thực ra lại hết sức phức tạp
“Người biết cách nói chuyện” là người giỏi ăn nói, người có thể bày tỏ tư tưởng, tình cảm, hình tượng sinh động, nói thoải mái, đơn giản, rõ ràng, làm cho người nghe hiểu được lời nói của
họ Đồng thời, họ còn có thể đoán biết ý đồ của đối phương trong khi nói chuyện xã giao, nhằm tăng thêm sự hiểu biết về đối phương, tạo dựng tình bạn hữu nghị, thân thiết tốt đẹp
Những người giỏi ăn nói chắc chắn là những người dám nói,
có những câu nói thú vị và những từ ngữ diệu kỳ Qua đó, có thể thấy, biết ăn nói và có dám nói hay không là điều rất quan trọng, chúng ta không nên bỏ qua
Trang 2Trong công việc và sự nghiệp, những người biết ăn nói thường tận dụng triệt để khả năng giao tiếp, trò chuyện của mình
để thuyết phục người khác nhằm làm cho công việc thuận lợi, suôn sẻ Có thể nói rằng, người biết nói chuyện sẽ có mối quan
hệ giao tiếp tốt Đó cũng là điều kiện tiên quyết nhằm xây dựng nền tảng cơ bản cho sự nghiệp thành công của mình Để có thể trở thành người biết ăn nói, những phương cách sau giúp bạn có thể tham khảo và thử làm theo:
- Một là, cần chú ý đến phản ứng của người nghe
Nói chuyện là một nghệ thuật Chúng ta cần nhận rõ được biện pháp kỳ diệu ấy thì mới giành được thành công
Khi nói chuyện bạn cần phải biết rõ về đối phương, suy nghĩ đến phản ứng của người nghe, thẳng thắn, chân thành, cởi mở, tinh tế trong lời nói Thời gian nói chuyện không quá lâu, không nên chỉ để một người nói từ đầu đến cuối Khi nói chuyện không nên chỉ để ý bản thân mình, mà mặc kệ người nghe Mục đích của nói chuyện là làm sáng tỏ một số vấn đề khiến cho đối phương cảm thấy thích thú Do đó, nói chuyện cần phải rõ ràng, thẳng thắn và dễ hiểu
Nói chuyện lịch sự bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau như: Phát âm tốt, tốc độ nói vừa phải, ngôn từ phong phú, câu nói rõ ràng mang chút hài hước, thể hiện tình cảm và tư thế đúng đắn Bạn có thể đạt được điều đó qua học tập và rèn luyện
- Hai là, nói chuyện bằng tình cảm chân thành
Nếu người nói chỉ dùng những lời hoa mỹ, chỉ theo đuổi vẻ đẹp bề ngoài mà “trồng cây không thành trái” thì sẽ thiếu mất tình cảm chân thành và thắm thiết Đó chỉ là tình cảm “mô phỏng, nhân tạo” Tuy có thể lừa dối được đôi tai của người nghe nhưng
Trang 3không bao giờ giành được trái tim của người nghe Người nói chuyện thẳng thắn, chân thành, tấm lòng cởi mở, nói giọng thân thiết, nội dung đầy đủ từng câu từng chữ rõ ràng sẽ giành được hiệu quả cao, làm nảy sinh tình cảm và làm rung động lòng người
- Ba là, tránh nói từ “ tôi ” quá nhiều
Một số người khi nói chuyện luôn mồm nói đến từ “tôi” Như trong bữa tiệc, chủ nhân phát biểu 5 phút đã nhắc đến từ “tôi” 30 lần, làm người nghe cảm thấy vô cùng khó chịu: Nào là nhà của tôi, xe của tôi, vườn hoa của tôi, con chó của tôi…
Khi nói chuyện bạn không để ý đến phản ứng và thái độ của người nghe, chỉ chăm chăm nhắc đến mình thì e rằng sẽ làm cho người ta có ác cảm và chán ghét Nói chuyện cũng giống như là lái xe, luôn luôn phải chú ý đến những biển hiệu giao thông, tức
là phải thường xuyên chú ý đến thái độ và phản ứng của người nghe Nếu như “đèn đỏ” đã bật mà xe vẫn chạy thì xảy ra tai nạn
là điều tất nhiên
Do đó, bạn nên nói nhiều đến từ “bạn” Nói như vậy không có hại cho mình mà giành được thiện cảm của đối phương, tăng cường được tình cảm bạn bè của đôi bên
- Bốn là, tránh thái độ “ công kích ”
Khi nói chuyện bạn không nên bộc lộ những riêng tư của người khác và càng không nên công kích họ Đó là nguyên tắc cơ bản khi nói chuyện
Điều quan trọng là phải tôn trọng, thành thật với người ta Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương để nghĩ cho họ Bạn cũng cần phải biết chừng mực, tránh bất cứ điều gì làm tổn thương đối phương trong khi nói chuyện Dù đối phương có
Trang 4khuyết điểm bạn cũng không nên luôn nói về khuyết điểm của đối phương, cách lịch sự nhất là hãy lựa lời khéo léo phê bình, và biết dừng đúng lúc Tóm lại, dù nội dung nói chuyện như thế nào chỉ cần bạn tôn trọng người ta thì cũng sẽ được người ta tôn trọng lại
- Năm là, không nên lạnh nhạt khi nói chuyện
Khi nói chuyện với mọi người, bạn chỉ chú ý đến một người
mà thờ ơ với những người khác thì không thể nào chấp nhận được, làm như vậy chẳng khác nào muốn đuổi khách Bạn nên nhớ, không nên bỏ qua bất cứ ai, hãy nhìn bao quát từng người quanh bạn, để ý đến biểu lộ tình cảm của họ cũng như phản ứng của họ đối với mỗi lời nói của bạn Khi nói chuyện, thường có một số người vô tình bị bạn lạnh nhạt Nếu người bị bạn lạnh nhạt lại đúng là một nhân vật quan trọng liên quan đến tương lai
sự nghiệp của bạn thì sẽ có hậu quả như thế nào?
Do đó, không nên lạnh nhạt với bất cứ ai, cho dù lời nói và
cử chỉ của họ có làm mình chán ghét đến đâu Bạn cần phải suy nghĩ về cảm giác của mình nếu bị mọi người lạnh nhạt Bạn cần phải làm cho người khác thấy rằng những gì bạn nói chứa đựng nhiều sự việc, vì thế họ sẽ thích thú chứ không phải ngồi im một chỗ ở đó
- Sáu là, tránh nói chen ngang.
Những người có thói quen nói chen ngang khi người khác đang nói là những người hay làm trò cười cho thiên hạ, đó là một biểu hiện bất lịch sự Không có gì tồi tệ bằng việc ngắt lời người khác Do đó, cần phải tôn trọng một số nguyên tắc sau:
- Không nên nói chen ngang bằng cách sử dụng lời nói của người khác đang nói
Trang 5- Không nên nói chen ngang với những ý kiến không liên quan;
- Không nên nói chen ngang những chuyện vặt vãnh vớ vẩn
- Tóm lại, cố gắng không nên ngắt lời của người khác, trừ phi người đó nói quá dài, quá lâu, quá hoang đường
2 Câu đầu tiên – quan trọng khi giao tiếp
Trong giao tiếp, không tránh được tình huống làm quen với những người bạn mới Lần đầu gặp mặt sẽ là ấn tượng đầu tiên của người ta đối với bạn, câu nói ban đầu hay hoặc dở đều liên quan nhiều đến quan hệ sau này Để nói hay câu nói đầu tiên thì tình cảm phải thân mật, tỏ ra quan tâm, xoá bỏ tình cảm xa lạ Người ta đã nêu ra hai kiểu sau giúp bạn có thể tham khảo:
- Kiểu 1: Tôn kính và ngưỡng mộ
Bạn thể hiện sự tôn trọng, ngưỡng mộ với người mới gặp lần đầu là cách bày tỏ nhiệt tình, lịch sự Khi bày tỏ bằng cách này bạn cần phải chú ý biết giữ lấy chừng mực, không được tâng bốc quá đáng Cần phải thể hiện sự tôn trọng tuỳ từng nơi và từng lúc
- Kiểu 2: Chào hỏi
Nếu có thể sử dụng những câu chào hỏi theo từng đối tượng
và thời gian khác nhau thì hiệu quả sẽ càng tốt hơn Đối với những người lớn tuổi thì nên nói những câu chào hỏi bày tỏ sự kính trọng, với những người đồng trang lứa thì nên nói những câu chào hỏi thể hiện sự thân thiết Vào những dịp lễ tết thì có thể chào nhau bằng câu “chúc mừng năm mới” để cho người ta có cảm giác mới mẻ Chào nhau theo thời gian cũng rất phù hợp, như là chào buổi sáng, chào buổi tối…
Trang 6Nói hay câu đầu tiên là sự mở đầu tốt đẹp nhất Bạn cần phải nói cho hay, nói cho tâm đầu ý hợp, nói cho vui vẻ Tuy nhiên, trong quá trình giao tiếp bạn cũng cần chú ý hai vấn đề sau:
- Thứ nhất, hai bên cần phải xác định được những chủ đề nói
chuyện thú vị chung Có người cho rằng, vốn không quen biết nhau thì lần đầu tiên gặp nhau cần gì phải có những chủ đề nói chuyện thú vị chung Suy nghĩ như vậy hoàn toàn sai Sinh sống trên trái đất trong cùng một thời đại, chỉ cần giỏi tìm kiếm điểm chung thì lo gì không có ngôn ngữ chung Chỉ cần hai bên để ý, tìm tòi thì dễ dàng nhận thấy có những quan điểm giống nhau trong cùng một vấn đề, có cùng sở thích và có cùng mối quan tâm Một số người thường rất câu nệ, lúng túng trong lần gặp đầu tiên là do họ chưa tìm thấy được chủ đề nói chuyện thú vị chung
- Thứ hai, chú ý tìm hiểu tình hình hiện tại của đối phương
Muốn đối phương có cảm tình với mình, để lại ấn tượng sâu sắc không bao giờ phai mờ thì cần phải tìm hiểu những vấn đề đối phương quan tâm nhất trong thời gian gần đây và nắm được tâm
lý của họ thông qua lời nói và nét mặt Chẳng hạn như, biết được con cái đối phương thi trượt đại học nên gia đình họ không vui thì bạn cần phải an ủi, động viên Nếu con cái người ta quyết định năm sau thi tiếp, bạn có thể nói cho họ biết kinh nghiệm tự học thi đại học của mình, về những gì cần chú ý và giới thiệu những sách tham khảo hay Trong trường hợp này, không nên nói
về danh dự khi được trúng tuyển, dù con cái bạn thi được vào những trường đại học danh tiếng thì cũng không nên lan truyền, khen ngợi, không được vui vẻ ra mặt để tránh làm cho đối phương cảm thấy chán nản
Trang 73 Sự tích luỹ hàng ngày của khả năng ăn nói
Người ta cho rằng những người giỏi ăn nói là người có tài mồm mép Họ cho rằng sở dĩ như vậy là vì họ biết ăn nói, còn mình luôn là người không giỏi ăn nói Họ thấy những người giỏi
ăn nói cái gì cũng nói được, nói cái gì nghe cũng lọt tai, chỉ vì mồm mép họ lanh lợi Cách suy nghĩ như vậy thật phiến diện và nông cạn Tuy nhiên, khả năng ăn nói có được là do được rèn luyện, nhưng nền tảng thực tế của tài ăn nói được xây dựng do họ giỏi suy ngẫm, giỏi quan sát, nhiều sở thích, kiến thức phong phú
và có trái tim đồng cảm Không có những nền tảng trên thì dù mồm mép có lanh lợi đến đâu cũng không trở thành người có tài
ăn nói
Nhìn chung, người có tài ăn nói cần phải thường xuyên giành nhiều thời gian, sức lực để quan sát và suy ngẫm Họ không ngừng mở rộng hứng thú, liên tục tích luỹ kiến thức của mình, rèn luyện tính đồng cảm và trách nhiệm Chủ đề nói chuyện của họ luôn đa dạng thực tế
Nhà viết kịch nổi tiếng Trung Quốc, Tào Ngu, đã nói: “Ngày nào đó, tôi say mê ngôn ngữ thì mới coi như đi vào cánh cửa chính để rồi mới chính thức đi vào trong phòng và trở thành người giàu có” Như vậy, chúng ta cần phải học tập và rèn luyện ngôn ngữ như thế nào? Dưới đây, chúng tôi có nêu ra một số biện pháp rất hiệu quả trong quá trình nói năng và giao tiếp:
- Một là, khả năng thâm nhập cuộc sống
Cuộc sống là nguồn phong phú nhất của ngôn ngữ Muốn làm cho ngôn ngữ của mình phong phú hơn thì không nên đóng cửa, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài Tìm ngôn ngữ trong
Trang 8cuộc sống, ngôn ngữ sẽ có gốc Trong thời kỳ cải cách mở cửa, mọi việc đều thay đổi rất nhiều, cho dù là nông thôn hay thành thị thì người dân cũng nói rất nhiều về những thông tin mới mẻ như sàn nhảy, hàng hoá, nhà cửa… Chúng ta cần phải học tập và tìm hiểu kịp thời những ngôn ngữ đi cùng với thời đại này.
Ngôn ngữ thực sự tồn tại trong quần chúng nhân dân Chúng
ta nói chuyện thường dùng các phó từ “rất”, như “rất đỏ”, “rất đẹp”… Phần lớn những từ ngữ mà mọi người sử dụng rất nhiều
và phong phú, rất linh hoạt Chúng ta cần chú ý đến những điều này
- Hai là, kiến thức phong phú
Kiến thức không phong phú sẽ làm cho ngôn ngữ không đầy
đủ, đó là một nguyên nhân quan trọng làm thiếu hụt vốn từ vựng
Từ ngữ cũng là một trong những thứ vũ khí phản ứng nhạy cảm nhất của cuộc sống xã hội Sự xuất hiện của từ mới đã phản ánh được sự vật mới không ngừng nảy sinh, phản ánh được tốc
độ phát triển của xã hội hiện nay trong làn sóng cải cách, phản ánh được những chuyển biến hàng ngày trong cuộc sống hiện tại của chúng ta Chúng ta cần phải kịp thời nắm bắt được từ ngữ mới và học cách vận dụng chúng vào trong cuộc sống hàng ngày
- Ba là, chịu khó đọc nhiều sách
Mỗi người muốn học tập ngôn ngữ nói, nâng cao kỹ xảo nói chuyện thì nên đọc nhiều sách hay và nổi tiếng Khi hiểu được cái tinh vi của ngôn ngữ thì sẽ khơi dậy được cảm giác nhạy bén, đọc thuộc lòng những tác phẩm hay nổi tiếng sẽ cho ta vốn từ vựng phong phú, và khi nói sẽ nói được lưu loát Chỉ cần chúng
ta chú ý đọc, nắm bắt được tư tưởng thì lâu dần sẽ thấm nhuần
Trang 9được hương vị của tác phẩm Nếu thường xuyên sử dụng, không ngừng học tập, không ngừng học hỏi thì sẽ biết cách nói cho hay
4 Những sai lầm khi nói chuyện
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu chúng ta để ý một chút sẽ thấy nhiều người hay mắc một số lỗi trong khi nói chuyện Tuy lỗi đó không mang tính quyết định nhưng nếu như không để ý thì
sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của buổi nói chuyện
Người ta đã thống kê và phân tích các lỗi trong khi nói chuyện Dưới đây là những lỗi mà mọi người thường hay mắc phải:
- Thứ nhất, khách sáo khi giao tiếp
Trong khi nói chuyện, nhiều người thích sử dụng quá nhiều những lời nói khách sáo không cần thiết Một số người thích nói thêm câu: “Tất nhiên rồi” vào bất cứ lúc nào, hoặc có người thích nói nhiều lần câu “nói thẳng ra là”, “nói thực là…” cũng có người thích hỏi người khác “anh hiểu gì không?” hoặc là “anh nghe rõ không?”, còn có những người lại thích hỏi “anh xem đúng hay không?” hoặc là “anh cảm thấy thế nào?”… Có thể bản thân bạn không nhận ra được những lỗi đó, cách tốt nhất là nhờ bạn bè nhắc nhở để khắc phục những lỗi này
- Thứ hai, khi nói có những tạp âm vô nghĩa
Có nhiều người về bản chất nói chuyện rất hay, nhưng hay thêm nhiều tạp âm vô nghĩa vào trong câu nói Nào là tiếng mũi
“hừ, hừ” hoặc là ho nhẹ như trong họng bị mắc vật gì, nếu không thì khi mở đầu mỗi câu thường kéo dài bằng từ “ườm” như là sợ người ta không nghe được những gì mình nói Chỉ cần bạn có quyết tâm thì sẽ loại bỏ được những lỗi này
Trang 10- Thứ ba, trích dẫn nhiều ngạn ngữ
Ngạn ngữ là những câu nói khôi hài và có sức thuyết phục, nhưng nếu bạn sử dụng ngạn ngữ quá nhiều thì không hay Sử dụng ngạn ngữ quá nhiều sẽ làm cho người ta có cảm giác bạn ăn nói ngọt sớt, không những không làm tăng tính thuyết phục mà còn làm người nghe cảm thấy khó chịu
Chỉ khi nào bạn sử dụng ngạn ngữ một cách thích hợp thì mới làm cho lời nói sinh động Sử dụng ngạn ngữ thì cũng phải đúng lúc, đúng chỗ
vĩ đại quá”, “trưa nay ăn một bữa vĩ đại…” làm cho người ta cảm thấy giả tạo Do đó, chúng ta cần phải nhớ thật nhiều từ vựng để bày tỏ ý nghĩ của mình được chuẩn xác và phong phú
- Thứ năm, nói những chuyện nhỏ nhặt
Nhiều người trong khi giao tiếp thường nói những chuyện vụn vặt đến mức lẩm cẩm Nói về kinh nghiệm thường rất sinh động và đặc sắc, mà rất nhiều người thích nghe, nhưng nhiều người khi nói về kinh nghiệm thì không biết phân biệt chủ thứ, cảm thấy kinh nghiệm của mình chỗ nào cũng thú vị, nên phải nói hết Kết quả làm người nghe rối bời, không hiểu đầu đuôi ra sao Nói về kinh nghiệm hay kể chuyện đều phải biết nắm lấy trọng điểm, biết được hứng thú của người nghe, ít dùng ngôn ngữ
Trang 11đối thoại Với những chi tiết quan trọng thì cần nói tỉ mỉ hơn Còn các vấn đề khác chỉ cần nói dăm ba câu là được
- Thứ sáu, không nên dùng biện pháp khoa trương
Biện pháp khoa trương có hiệu quả làm cho người ta phải chú ý, nhưng chúng ta không nên dùng biện pháp khoa trương nếu không người ta sẽ khó tin những lời nói của bạn
Trong cuộc sống hiện thực, không phải lúc nào cũng nói những thông tin “vô cùng quan trọng” hay kể những câu chuyện hấp dẫn… Không nên đâu đâu cũng dùng “rất, vô cùng, nhất”…
Nếu bạn nói hàng ngàn cái “rất” thì người nghe sẽ không động lòng vì họ cho rằng bạn chỉ là người luôn thích khoa trương Ngoài những lỗi trên thì chúng ta cần chú ý đến thanh điệu,
tư thế tay, biểu lộ tình cảm ở mặt trong khi nói chuyện, cố gắng phối hợp chúng một cách hài hoà Điều đó sẽ làm tăng sự lôi cuốn khi nói chuyện
5 Khéo léo đặt những câu hỏi trong giao tiếp
Trong nói chuyện xã giao, chúng ta cần phải học cách thường xuyên nêu câu hỏi với đối phương Nêu câu hỏi có tác dụng quan trọng trong việc tăng cường trao đổi, lấy thông tin và tìm hiểu đối phương Một người biết nêu câu hỏi không chỉ nắm được tiến trình nói chuyện mà còn khống chế được hướng nói chuyện, đồng thời còn có thể cởi mở tấm lòng, lay động trái tim của đối phương
Nêu câu hỏi nhằm đạt được mục đích như mình muốn thì cần phải làm được một số yêu cầu sau:
- Yêu cầu 1: Cách nêu câu hỏi thông thường
Trang 12Bất cứ người nào cũng có thể sử dụng thích hợp cách nêu câu hỏi thông thường Cách nêu câu hỏi này có thể làm cho đối phương tích cực trả lời, thoả mãn tâm lý khẳng định và khao khát được xã hội đánh giá Nếu khi hỏi kèm theo khuôn mặt tươi cười thì hiệu quả sẽ cao hơn
- Yêu cầu 2: Nêu câu hỏi chọn lựa
Nêu câu hỏi có sự lựa chọn, không nên nêu câu hỏi mà biết rõ đối phương không thể hoặc không muốn trả lời Nêu câu hỏi không nên giới hạn câu trả lời cũng không nên tuỳ ý khuấy động cách suy nghĩ của đối phương
- Yêu cầu 3: Nêu câu hỏi chân thành
Không nên làm ra vẻ tài giỏi, khinh thường người khác, cần phải khiến đối phương cảm thấy tình cảm chân thành và tin tưởng Bạn nên tạo không khí nói chuyện và tâm lý tin cậy, thẳng thắn và chân thành, như vậy nói chuyện mới vui vẻ
- Yêu cầu 4: Nêu câu hỏi liên tiếp
Nếu lần đầu tiên nêu câu hỏi chưa được trả lời thì nên liên tục nêu câu hỏi sẽ có hiệu quả tốt Bạn có thể hỏi “bạn nghĩ cách này như thế nào?”, “tại sao lại như vậy?” Tuy nhiên, im lặng một cách đúng lúc để bày tỏ bạn đang chờ đợi câu trả lời của người ta, để người ta sẽ nói tỉ mỉ về những gì bạn cần biết trong không khí thoải mái
- Yêu cầu 5: Nêu câu hỏi tuỳ thời điểm
Nêu câu hỏi cũng phải cần chú ý đến thời cơ Người ta thường nói “tư tưởng làm cho con người nói ra những lời nên nói
và có thể nói đúng lúc, đúng chỗ”
Thời cơ, nói chính xác là hoàn cảnh nói Nó bao gồm hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh ngôn ngữ và hoàn
Trang 13cảnh tâm lý của hai người Khi đối phương đang bận rộn thì không nên nêu những câu hỏi không liên quan, khi đối phương buồn hoặc chán nản thì không nên nêu những câu hỏi làm khơi dậy vết thương lòng của họ Nói chung là trước khi định nói thì cần phải suy nghĩ thật kỹ Từ đó, bạn mới có được những câu trả lời hài lòng
- Yêu cầu 6: Nêu câu hỏi tuỳ từng đối tượng
Mỗi người ở những lứa tuổi khác nhau có những cá tính, công việc, và hoàn cảnh sống, kiến thức, kinh nghiệm xã hội khác nhau Do vậy, khi nêu câu hỏi cần phải dựa vào tình hình cụ thể của từng đối tượng Với những đối tượng khác nhau thì nội dung và phương thức nêu câu hỏi cũng khác nhau
- Yêu cầu 7: Nêu câu hỏi vào đề
Nêu câu hỏi loại này sẽ khéo léo dẫn dắt đối phương nói những lời trong lòng
Nói chung, nêu câu hỏi là chìa khoá để nói chuyện với đối phương Nêu câu hỏi cần phải nêu thật hình tượng, thiết thực, không được cứng nhắc Nêu câu hỏi là chính, nói rõ vấn đề là phụ Nói cách khác, nói rõ vấn đề là để phục vụ cho nêu câu hỏi
6 Trả lời khôn khéo khi nói chuyện
Khi trả lời câu hỏi của đối phương, đầu óc cần bình tĩnh, không bị khống chế bởi người hỏi Nếu bạn trả lời được thì trả lời, nếu không muốn trả lời thì có thể tìm cách nói tránh
Người ta đã nêu ra những cách trả lời câu hỏi như sau:
- Một là, trả lời đúng vấn đề
Đây là cách trả lời thường được sử dụng nhiều nhất Nếu bạn trả lời không đúng vấn đề thì có thể để lại ấn tượng không tốt
Trang 14hoặc có thể ảnh hưởng đến quan hệ đôi bên Vì vậy, bạn cần tập trung tinh thần khi nghe người khác nói và trả lời đúng vấn đề
- Hai là, trả lời sát câu hỏi
Tận dụng khéo léo câu hỏi của đối phương thì khi trả lời câu hỏi sẽ có được những hiệu quả cao Nếu mượn từ ngữ, giọng điệu của câu hỏi để trả lời vượt qua ngoài dự kiến của người ta thì đó là cách trả lời lý tưởng nhất
- Bốn là, trả lời đảo ngược
Bạn trả lời câu hỏi bằng cách đảo lộn trật tự cấu trúc câu của đối phương thì có thể trở thành một câu hoàn toàn khác với ý nghĩa của câu hỏi Nếu bạn biết tận dụng tốt thì sẽ có hiệu quả cao
- Năm là, trả lời hài hước
Trong khi giao tiếp xã giao, có một số câu hỏi không tiện trả lời trực tiếp Nhưng cũng không thể né tránh thì bạn nên sử dụng câu trả lời hài hước Như vậy sẽ mang lại cho bạn hiệu quả cao
- Sáu là, trả lời khéo léo
Trong giao tiếp luôn có một số sự việc làm người ta không tiện nói thẳng Do vậy, bạn có thể lựa lời và khéo léo trả lời sẽ không bị coi là mất lịch sự
- Bảy là, trả lời theo lối dẫn dắt
Trang 15Trả lời dẫn dắt tức là cần phải tìm cách dẫn dắt đối phương nêu câu hỏi theo ý của mình.
- Tám là, trả lời chung chung
Trả lời câu hỏi phải ngắn gọn và rõ ràng Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng thực tế thì luôn xuất hiện tình trạng không tiện nói rõ Khi ấy bạn cần phải trả lời câu hỏi một cách chung chung
- Chín là, trả lời chuyển đổi
Cách trả lời này cố ý chuyển đổi chủ đề mình không muốn nhắc đến bằng cách trả lời với một nội dung hoàn toàn khác Thông thường, cách này phải tự nhiên, kịp thời và cố gắng làm cho chủ đề chuyển đổi có liên quan đến chủ đề đầu Chuyển chủ đổi đề cũng cần phải nắm lấy cơ hội, tìm đúng cớ Bạn phải thay thế một chủ đề mới trước khi đối phương kịp nêu lên chủ đề của họ
Trong khi giao tiếp, nêu câu hỏi cần phải biết cách và trả lời phải khéo léo Câu trả lời thông minh và khéo léo là cách thể hiện nghệ thuật ngôn ngữ cao nhất Nó có thể giúp bạn giao tiếp suôn sẻ trong đời sống
7 Hài hước – yếu tố thúc đẩy quan hệ trong giao tiếp
Hài hước có sức hấp dẫn thần kỳ, có thể làm cho người mặt mày đăm chiêu ủ dột nở nụ cười tươi, làm cho người “nước mắt lưng tròng” gạt lệ mỉm cười, đem sức sống đến cho người lười biếng và cũng xoá tan mệt mỏi cho người chăm chỉ Nó cũng tăng thêm sự thoải mái cho những người cô quạnh và có thể làm cho người vui càng vui hơn
Trang 16Thực ra, mọi người không xa lạ gì với từ hài hước Họ thường ngày vẫn được nghe và nhắc đến
Bất cứ ai cũng thích ngôn ngữ hài hước và dí dỏm Các chuyên gia tâm lý học cho rằng hài hước là khả năng, ý chí, cá tính và cách thể hiện tổng hợp hứng thú của con người Nó là gia
vị thêm thắt cho quan hệ giao tiếp xã hội Hài hước làm cho con người cảm thấy hương thơm ngào ngạt, dễ chịu trong giao tiếp xã hội Hài hước là cục nam châm có sức hút vô cùng mạnh mẽ, có giao tiếp xã hội hài hước thì sẽ hút được những trái tim phân tán
Nó cũng làm cho khuôn mặt luôn nở nụ cười tươi Hài hước là đốm lửa có trí tuệ, thể hiện của trí tuệ trong giao tiếp
Người ta đã phân hài hước thành nhiều loại Tuy nhiên, mỗi người đều có những cách nhìn khác nhau về hài hước:
- Cách 1: Mang tính triết học
Những người thích triết học và tôn giáo sẽ phản ứng mạnh với điều này Họ luôn có thể chế giễu những điểm yếu của mình Với những người thích hài hước kiểu này, không phải là những người kiêu ngạo mà họ có tấm lòng bao la thẳng thắn
- Cách 2: Theo kiểu hoang đường
Cách hài hước độc đáo kiểu này ngoài tưởng tượng để thoát khỏi lý tính và có những “lời nói ngu ngốc” hoàn mỹ Những câu nói hài hước này không thể do những người có đầu óc ngu ngốc nói, mà đó là sự kết tinh cao của trí tuệ Những người thích kiểu hài hước này thường là những người có tư duy, lý tính phát triển theo đuổi tự do tinh thần cao độ
- Cách 3: Mang tính châm biếm xã hội
Đây là cách châm biếm những thói xấu của con người và xã hội Những người thích hài hước kiểu này thường nhìn nhận thế
Trang 17giới với thái độ lạnh nhạt Họ mở rộng tầm mắt để nhìn nhận bản thân và nhân loại, trở thành người quan sát siêu nhiên và tự do đối với số phận của mình và nhân loại
- Cách 4: Mang tính châm chọc và gây cười
Những người trẻ tuổi bắt đầu biết suy đoán về những chuyện thế sự sẽ thích kiểu hài hước này
Trong cuộc sống nếu bạn biết hài hước thì sẽ rất có lợi Nhìn chung, nó sẽ đem lại những lợi ích như sau:
- Thứ nhất, cải thiện sự sinh tồn và cuộc sống Trong cuộc
sống, con người sẽ luôn gặp phải nhiều chuyện rắc rối Nếu bạn biết tươi cười thì có thể tránh được tất cả hoặc giảm bớt những lo
âu và muộn phiền Như vậy, có thể nói nụ cười sẽ làm cho con người phấn chấn tinh thần, nhìn nhận cuộc sống với thái độ dễ chịu Do vậy, những rắc rối, phiền muộn và lo âu, dần dần sẽ được giải quyết
- Thứ hai, bảo vệ sức khoẻ Người đời thường nói vui vẻ thì
sống lâu Hài hước làm cho con người mạnh khoẻ Hiện nay chưa
có ai nghi ngờ về điều này, vì hài hước có thể làm cho con người trở nên thẳng thắn và chân thành Nó sẽ làm con người cảm thấy vui vẻ, tinh thần thoải mái, cơ thể béo tốt và tất nhiên bạn sẽ mạnh khoẻ hơn
- Thứ ba, tăng cường hợp tác Nhiều người gặp phải trở ngại
trên con đường sự nghiệp và công việc Đó là con người cảm thấy khó thích ứng được với công việc mới mẻ Nguyên nhân chính phần lớn là do lo lắng về mối quan hệ giao tiếp với mọi người Nhưng thách thức và khó khăn thực chất cũng là một cơ hội Bạn cần phải biết rằng, muốn giành được thành công thì phải trả giá Một trong những cái giá đó là phải đặt một bên khả năng
Trang 18và sở trường của mình, giành nhiều thời gian giao tiếp với mọi người Có lẽ, bạn là một thầy giáo, một công nhân, một viên chức tốt nhất trên thế giới nhưng để bạn làm hiệu trưởng, giám đốc hoặc là người có trách nhiệm khác thì có thể bạn cảm thấy rằng mình không làm nổi Từ đó bạn có thể lâm vào hoàn cảnh khó
xử Vì xử lý vấn đề nhân sự nhiều khi còn khó hơn so với việc phát huy tài năng của cá nhân
- Thứ tư, thúc đẩy tình bạn Gia đình là một tế bào của xã
hội, là đơn nguyên của một xã hội ổn định đáng tin cậy và gần gũi “Sinh lão bệnh tử, dựng vợ gả chồng” vẫn luôn là quy luật của tự nhiên và xã hội Thanh niên nam nữ yêu nhau rồi lấy nhau nếu có thể học cách hài hước thì có ích trong việc trao đổi tình cảm và giảm bớt những va chạm trong cuộc sống
Giữa vợ chồng khó có thể tránh được những điểm khác nhau
về cuộc sống và tiền bạc Nhưng nếu chuyển dịch mâu thuẫn không phù hợp, phê bình trực tiếp khuyết điểm của đối phương thì hai vợ chồng không cãi nhau mới là điều kỳ lạ Có thể thấy, trong gia đình cũng cần phải có hình thức thể hiện hài hước thì mới tăng cường được tình cảm, giảm bớt sự khác nhau để gia đình vui vẻ hạnh phúc
- Thứ năm, giúp bạn thành công Trong cuộc sống hiện thực,
mỗi người đều có một nghề nghiệp riêng và đều phải phấn đấu vì
nó Cho dù có thể bạn thích hoặc không thích nhưng rốt cuộc thì bạn vẫn phải làm
Để hoàn thành xuất sắc công việc, sự nghiệp thành công thì cần phải cố gắng nhiều hơn Thông thường, mọi đều có những mục đích để theo đuổi khác nhau nhưng đều có quan điểm chung
Đó là làm thế nào để có sự nghiệp thành công, tạo ra môi trường quan hệ giao tiếp tốt đẹp, tăng cường quan hệ với đồng nghiệp,
Trang 19sếp và cấp dưới, tránh những sai lầm, hoàn cảnh khó xử trong quan hệ.
Muốn làm được tất cả điều đó thì học cách hài hước sẽ tạo được mối quan hệ hài hoà với cấp trên, đồng nghiệp và cấp dưới
Từ đó, bạn trở thành người lạc quan, một người quan tâm và tin tưởng người khác cũng như được mọi người tin tưởng và yêu quý Muốn sự nghiệp thành công cần phải có rất nhiều điều kiện, nhưng hài hước lại giúp ích cho bạn cải thiện được quan hệ với mọi người, thúc đẩy thành công, đó là sự thực không thể tranh cãi
Một người tính tình thoải mái, phóng khoáng, độ lượng có thể tự trêu đùa mình và không coi trọng danh dự của mình Muốn làm được những điều trên thì không thể tách rời khỏi sự giúp đỡ của hài hước Hài hước giúp bạn cùng chung hưởng cuộc sống vui vẻ do tiếng cười đem đến, cho dù quan điểm khác nhau
8 Khả năng nói chuyện bằng tay
Khi nói chuyện biết vận dụng tư thế tay sẽ rất nổi bật và có hiệu quả Diễn thuyết, tranh luận và cả những cuộc nói chuyện hàng ngày đều không thể tách khỏi tư thế tay Có thể nói rằng tư thế tay là chiếc lưỡi thứ hai của con người
Tư thế tay là động tác hỗ trợ để tăng cường sức thuyết phục với người nghe, nhưng tuyệt đối không thể thay thế hoàn toàn được lời nói Khi nói chuyện, bạn nên đứng hoặc ngồi thật tự nhiên, tay để tự nhiên, khi cần thiết thì khuôn mặt nên biểu lộ tình cảm để phối hợp với ngữ điệu Khi muốn nhấn mạnh ngữ khí
để hấp dẫn người nghe thì mới cần đến sự giúp sức của đôi tay Nói chung, không nên cho rằng tay để yên là ngu ngốc, ngu ngốc thực sự là khoa chân múa tay lung tung khi nói chuyện
Trang 20Tư thế và tình cảm được biểu hiện với những hình thức giống nhau Khi nói chuyện hai vai buông xuôi, lòng bàn tay hướng về phía trước và ngón tay hơi cong, ngón tay cái đặt trên đùi sẽ làm cho mọi người cảm thấy buồn cười, từ đó không thể hiện được tinh thần và sức sống của bạn Một số người có những mục đích riêng Thể hiện tức giận thì đập bàn, mồm thì nói mời khách ở lại ăn cơm nhưng lại đứng lên giơ tay tiễn khách hoặc mồm thì từ chối nhận quà nhưng tay thì đưa ra nhận… Tất cả những thể hiện đó đều giả tạo và thiếu chân thành
Có thể tư thế của tay thể hiện được nhiều ý nghĩa như: đi
đi, chào đón, tình bạn, chúc mừng, không đồng ý, khó xử…
Tay vò đầu là không có ý kiến; tay xoa xoa cằm là thể hiện sự thông minh, lão luyện; các ngón tay chạm vào nhau thành hình tháp thể hiện sự tin cậy; hai tay đan vào nhau tức là tinh thần đang lo lắng; xoè hai tay ra thể hiện sự thẳng thắn chân thành; tay vô tình đưa lên sờ mặt, mũi tức là đang nói dối; ngón tay
gõ lên mặt bàn tức là hết kiên nhẫn rồi
Người ta đã đưa ra và phân tích những tư thế của tay trong khi biểu hiện tình cảm như sau:
- Thứ nhất, ngửa tay
Lòng bàn tay hướng lên trên, ngón tay cái xoè ra các ngón còn lại hơi cong Khi tay giơ cao lên, tức là khen ngợi, xin xỏ; tay để ngang tức là động tác ăn xin, thể hiện chân thành lắng nghe ý kiến của mọi người, giành được sự ủng hộ; tay hạ thấp thể hiện không biết phải làm sao
- Thứ hai, lật tay
Lòng bàn tay hướng xuống dưới các ngón tay cũng để như trên Đó là tư thế nhắc nhở cẩn thận, người nói cần phải kìm chế
Trang 21tình cảm của người nghe để nhằm mục đích khống chế cả cuộc nói chuyện Đây cũng là tư thế phủ nhận và phản đối.
- Thứ ba, nắm chặt tay
Bàn tay để thẳng, các ngón tay khép chặt với nhau như một chiếc búa đang chém xuống thể hiện quyết đoán, kiên quyết, nhanh chóng gỡ rối mọi việc
- Thứ tư, hất tay
Đầu ngón tay hướng lên trên khép chặt lòng bàn tay hướng ra ngoài hất hất, thể hiện xoá bỏ ý kiến của mọi người, tất cả vẫn như trước, bày tỏ sức mạnh và kiên quyết
9 Nên có chừng mực khi trêu đùa
Trong xã hội hiện đại, bạn trêu đùa đúng mức có thể làm thư giãn tinh thần, tạo bầu không khí nói chuyện vui vẻ, thoải mái và
dễ chịu Vì vậy, những người có đầu óc khôi hài luôn được mọi người yêu thích và chào đón Tuy nhiên, nếu như bạn trêu đùa thái quá thì hậu quả sẽ hoàn toàn ngược lại, làm tổn thương đến tình cảm của mọi người Chính vì lẽ đó, bạn cần phải biết trêu đùa có chừng mực
- Nội dung phải lịch sự Nội dung chuyện cười được quyết
định bởi hứng thú, tư tưởng và trình độ của người nói Nội dung lành mạnh, lịch sự, không những làm cho người nghe được
Trang 22hưởng thụ về mặt tinh thần mà còn là cách để tạo cho mình có một hình tượng tốt đẹp
- Thái độ thân thiện Thái độ thân thiện với mọi người, đó là
một nguyên tắc cơ bản của trêu đùa Khi trêu đùa cũng là lúc tình cảm của đôi bên được gửi gắm cho nhau Nếu bạn muốn trêu đùa, chế giễu đối phương, trút bỏ tình cảm đáng ghét bực bội trong lòng thì e rằng quá thất sách Mọi người có thể không mồm mép lanh lợi như bạn, thoạt nhìn thì bạn chiếm thế thượng phong nhưng mọi người sẽ cho rằng bạn không tôn trọng họ và sẽ không muốn quan hệ với bạn
- Hành vi đúng mực Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ lời thì
đôi khi trêu đùa cũng được sử dụng qua các động tác và hành vi Chẳng hạn, chồng đang nghịch khẩu súng săn rồi ngắm về phía
vợ nói: “không được động đậy nếu không anh sẽ bắn chết” Nói rồi anh sờ tay vào cò súng, cuối cùng cô vợ bị anh chồng vô ý bắn trọng thương Điều đó cho thấy, không nên đùa cợt quá mức
- Biết phân biệt đối tượng Thân phận, tính cách và tình cảm
của mỗi người không giống nhau nên mức độ chấp nhận những lời cười đùa cũng khác nhau Thông thường, trẻ không nên đùa cợt với người già, cấp dưới không nên đùa cợt với cấp trên, đàn ông không nên đùa cợt thái quá với phụ nữ Những người bằng vai phải lứa trêu đùa nhau cũng phải chú ý đến tình cảm và tính cách của đối phương
Người có tính cách vui vẻ thoải mái, dễ gần có thể khoan dung, nhẫn nại tha thứ với những lời trêu đùa hơi quá Những người sống nội tâm thích những câu nói sâu xa, khó hiểu thì bạn nên cẩn thận hơn Bạn cũng không nên tuỳ tiện trêu đùa, những người bình thường rất dễ tính nhưng đang gặp phải chuyện bực mình hoặc không may Ngược lại, người có tính cách nội tâm
Trang 23nhưng đang có chuyện vui thì bạn cũng có thể trêu đùa vài câu, như vậy sẽ có được hiệu quả bất ngờ.
10 Từ chối khéo léo
Trong giao tiếp, chúng ta thường gặp phải tình huống người khác cầu xin mình Do nhiều nguyên nhân bạn không thể đồng ý được nhưng ngại không nói thẳng vì sợ làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương Người ta nêu ý kiến, bạn không đồng ý nhưng cũng không nói ra và cũng không muốn đối đầu trực tiếp với họ Bạn chướng mắt với hành vi của đối phương và rất muốn bộc lộ điều đó nhưng không muốn lộ liễu để khiêu khích đối phương Để có thể ứng phó được với những tình huống trên thì cần phải biết từ chối khéo léo, phải biết nói “không” theo từng trường hợp khác nhau Nghệ thuật từ chối có thể căn cứ vào một
số biện pháp sau:
- Thứ nhất, mượn cớ nói thẳng
Nói thẳng là lời nói thể hiện sự tin tưởng với đối phương và cũng là tiêu chí đánh dấu quan hệ của con người Tuy nhiên, đôi khi lời nói thẳng thật khó nghe Bởi người đời thường nói “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” Trong trường hợp muốn từ chối, ngăn chặn hoặc phản đối yêu cầu và hành vi của đối phương thì hãy áp dụng cách mượn cớ Vì nguyên nhân phi cá nhân là cái cớ
dễ từ chối và đối phương cũng dễ dàng chấp nhận
- Thứ hai, nhắc lại nhiều lần
Khi người khác xâm phạm đến quyền lợi của bạn thì bạn cần phải bảo vệ quyền lợi của mình Kiên trì và nói rõ những gì bạn cần nói mà không nên tức giận, vội vàng hay cao giọng Đây là cách phản ứng hiệu quả nhất trong trường hợp xảy ra xung đột Chẳng hạn như, khi bạn đi mua hàng, do người mua nhiều nên
Trang 24người bán hàng đã trả thiếu bạn 5 đồng Bạn nói cho người bán hàng biết, nhưng do không nhớ rõ nên người bán hàng đã nói lại với bạn Lúc đó, bạn hãy nói cho người bán hàng với giọng điềm tĩnh rằng họ thiếu tiền
- Thứ ba, trả lời chung chung
Trong giao tiếp do bạn không muốn và cũng không tiện nói
rõ cách suy nghĩ thực của mình cho đối phương biết Do vậy, bạn cũng có thể ứng phó bằng những ngôn ngữ không rõ ràng
Chẳng hạn, tại một bệnh viện, bệnh nhân bị bệnh nặng hỏi bác sĩ: “Bệnh của tôi rất nặng phải không? Liệu có hy vọng khỏi bệnh không?” Bác sĩ trả lời: “Bệnh của anh không nhẹ nhưng qua chữa trị, yên tâm dưỡng bệnh thì dần dần sẽ khỏi” “Dần dần sẽ khỏi” là một câu nói mơ hồ, dần dần là thời gian bao lâu cũng không rõ, nhưng đã làm bệnh nhân có hy vọng Đây là câu nói an
ủi bệnh nhân rất cần thiết và có ý nghĩa
- Thứ tư, trả lời thoả hiệp
Biện pháp này thể hiện rõ bạn thực sự mong muốn đáp ứng đòi hỏi của đối phương và thể hiện sự đồng tình nhưng thực tế lực bất tòng tâm, mong đối phương thông cảm chứ không phải từ chối thẳng thừng Biện pháp này tỏ ra rất hữu hiệu
- Thứ năm, trả lời lựa chọn
Cách trả lời này là chọn lựa một trong những vấn đề đối phương nêu ra chứ không trực tiếp phủ nhận những gì đối phương nêu ra Khi bạn bè hỏi bạn: “Tiểu thuyết của Jack London rất hay, cậu thấy thế nào?” Bạn có thể trả lời “cũng được nhưng tôi thích tiểu thuyết của Max Brown hơn” Như vậy, bạn
sẽ không làm đối phương thấy có ác cảm và có thể sẽ đồng ý với
ý kiến của bạn
Trang 25- Thứ sáu, tránh sự chia rẽ
Suy nghĩ của mỗi người khác nhau mà bạn không thể nói rõ
ai đúng, ai sai thì hãy làm theo nguyên tắc “tìm kiếm những điểm giống nhau, lưu giữ những điểm khác nhau”, hãy tránh né bằng những câu hỏi hàm xúc
- Thứ bảy, từ chối hài hước.
Trong giao tiếp xã giao, hài hước sẽ làm cho bầu không khí vui nhộn hợn Hài hước sẽ làm giảm tinh thần lo lắng và làm cho con người thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn
11 Nghệ thuật lắng nghe
Trong công viên, một đôi tình nhân ngồi dựa vào nhau trên chiếc ghế đá ở gần ngọn núi giả Trăng sáng vằng vặc, khuôn mặt người bóng cây đều nhuộm vẻ mông lung, nước hồ trong vắt soi dọi ánh trăng bàng bạc, những làn gió nhè nhẹ làm sóng nước hồ gợn lăn tăn giống như đôi mắt của thiên xứ nhỏ bé Trong không gian yên tĩnh như vậy đáng nhẽ nên im lặng tận hưởng những khoảng lặng tuyệt diệu thì chàng trai lại không hiểu điều đó, cứ thao thao bất tuyệt với bạn gái về lý tưởng, thổi phồng trí thông minh của mình Cô gái nhíu mày nhưng chàng trai vẫn luôn mồm, anh chàng hưng phấn như một con chim hót Cuối cùng cô gái không chịu đựng nổi đã thốt lên một câu nói làm chàng trai xấu hổ “anh đừng nói nữa có được không?”
Dân gian vẫn thường nói: “Nói là bạc, im lặng là vàng” im lặng tốt hơn nói rất nhiều Lời nói của một người chính là cái bóng hành vi của người ấy Chúng ta thường làm tổn thương người khác bằng lời nói, mà lời nói làm tổn thương người khác
Trang 26còn sắc hơn dao súng Vết thương dao súng còn có thể chữa lành được nhưng vết thương lòng thì rất khó chữa
Một người biết bình tĩnh lắng nghe không những được mọi người yêu quý mà còn sẽ biết được rất nhiều chuyện Một người nói luôn mồm như một chiếc thuyền bị rò nước, hành khách nào cũng muốn trốn tránh Hơn nữa, nói nhiều chỉ gây ra nhiều phiền toái Đúng như mọi người thường nói, nói nhiều thì mất nhiều,
im lặng mới không bị bán đứng Giữ im lặng cũng có nghĩa là không làm tổn thương đến người khác
Một người nói năng tuỳ tiện nhất định là một người không
có trung nghĩa Nói nhiều không bằng nói ít, nói ít không bằng nói hay Nói nhiều không bằng biết nhiều, cho dù trăm ngàn lời nói thì cũng không bằng một việc để lại ấn tượng sâu sắc Những người có đạo đức tuyệt đối không bao giờ nói năng bừa bãi Những người có lòng tin cũng như có tài nằng chắc chắn sẽ không nói nhiều Nói nhiều chỉ làm cho người ta chán ghét, nói nhiều chỉ là sự nông nổi Với những lời nói đúng mức thì người
ta mới cho rằng bạn là một người biết sống
Chúng ta nói năng cần phải giữ chừng mực, những gì không nắm được thì không nên nói, nhất là khi có mặt của những người
xa lạ có nhiều kinh nghiệm, vì chúng ta nói nhiều tức là không khảo mà xưng Điều đó sẽ bộc lộ ra những điểm yếu, điều ngu ngốc của chúng ta và sẽ tự đánh mất đi cơ hội học hỏi kinh nghiệm và kiến thức
Người nói ít và nói hay là một người giỏi giang và khéo léo
Do đó, trong cuộc đời con người không thể thiếu hai việc đó là cần phải biết im lặng đúng lúc và nói năng lịch sự đúng mức Nếu chúng ta không biết nói năng linh hoạt, không biết im lặng đúng lúc thì đó là một khiếm khuyết, bất hạnh vô cùng lớn
Trang 27Chúng ta thường hối hận vì lời nói, do đó khi chưa hiểu rõ việc gì thì tốt nhất hãy giữ im lặng
Nói ít là một đức tính tốt đẹp, nhưng con người sống trong
xã hội ngày nay cũng cần phải nói chứ không nên không nói gì
Do vậy, nói thế nào cho hay là vấn đề nhiều người quan tâm Điều này sẽ làm cho bạn không thể không chú ý đến nghệ thuật nói chuyện Nếu nói thì nên nói những gì mình đã trải qua Bạn hãy nói những lời chân thật nhất từ tận đáy lòng, nói những gì mình biết, những lời có thể dẫn dắt, cảnh cáo và giáo dục Bạn nên nói những lời dịu dàng, những lời có thể xoá tan buồn sầu cho người khác Không nên nói những gì mình không biết rõ, không nên nói những lời làm tổn thương đến người khác Không được ăn không nói có, đặt điều xằng bậy và cũng không nên nói những điều tục tằn và thô lỗ
Điều quan trọng nhất trong nghệ thuật nói chuyện là bạn phải biết nhẫn nại lắng nghe Bởi vì, những người biết lắng nghe
ý kiến của người khác, nhất định là những người biết suy nghĩ, có tính cách dịu dàng và khiêm tốn Trong cuộc sống, những người này không được chú ý nhiều nhưng cuối cùng bao giờ cũng được mọi người yêu quý và kính trọng
12 Những bí quyết để tăng bầu nhiệt huyết khi nói chuyện
Trong cuộc sống, bạn muốn người khác có ấn tượng tốt với mình thì hãy sử dụng những lời nói đặc sắc để làm bầu không khí nói chuyện sôi nổi Dù là khách hay chủ thì đều phải có trách nhiệm tạo ra bầu không khí nói chuyện vui vẻ và dễ chịu Khi bạn bước chân vào phòng khách không nên giữ khuôn mặt lạnh băng, bạn nên biết rằng không ai thích chào đón một người có
Trang 28khuôn mặt sầu não và lạnh lùng Do vậy, tốt nhất sắc mặt và tư thế của bạn nên ung dung tự tại Thần thái của con người đã thể hiện được sự cân bằng của tâm lý Nó bao gồm sự dũng cảm để chế giễu mình và chân thành, khoan dung đối với người khác.Trong trường hợp xã giao, khi hiểu được dụng ý của người khác thì hãy thử hài hước nói với giọng nhẹ nhàng và thần thái ung dung Điều này rất có lợi để bạn chủ động, nhiệt tình quan hệ với những người xung quanh, làm bạn nhanh chóng, thuận lợi làm quen và hiểu rõ mọi người
- Trêu đùa đầy thiện ý
Trong tiếng cười, mọi người sẽ thoát khỏi mọi thói quen, giới hạn, tận hưởng cái “tự do” không gò bó và thoải mái Trêu đùa có chừng mực và thiện ý thì không phải là việc xấu xa Ngược lại, trò chuyện thiện ý lại có hiệu quả, luôn làm cho mọi người cười đùa vui vẻ
- Mang theo một số đạo cụ nhỏ
Bạn bè gặp nhau lần đầu tiên có lẽ không xoá bỏ được tình cảnh khó xử nên cuộc nói chuyện thường rất tẻ ngắt Khi ấy mang theo một số đạo cụ nho nhỏ thì sẽ phát huy được tác dụng cho buổi nói chuyện Một xâu chìa khoá xinh xinh cũng là cái để khơi dậy chủ đề nói chuyện, một cái nón vừa để che nắng và cũng để viết thơ… Những việc ấy đều làm mọi người thích thú Bạn không nên coi thường sự nhỏ bé của những đạo cụ này
- Khơi dậy sự đồng cảm
Buổi nói chuyện thành công là khoảng thời gian làm cho mọi người có thể thoải mái nói những gì mình muốn, thể hiện được tài năng giỏi nhất của mình và có những biểu diễn đặc sắc Điều kiêng kỵ nhất của một buổi nói chuyện là một người độc
Trang 29diễn và mọi người chỉ biết có lắng nghe Để có được những thành công này bạn cần phải biết tìm kiếm nội dung nói chuyện nhằm khơi dậy sự đồng cảm của mọi người Có cảm nhận giống nhau thì mọi người mới cùng nhau trao đổi suy nghĩ Với cách làm như vậy bầu không khí nói chuyện mới sôi nổi và dễ chịu Do đó, để tránh một buổi nói chuyện tẻ ngắt, nếu bạn là người chủ trì buổi nói chuyện thì nhất định phải liên hệ nội dung của buổi nói chuyện với tính tình và chủ đề quan tâm của những người tham gia
- Tự mình đánh trống lấp
Trong cuộc sống hiện nay, tự giễu mình đúng mức luôn mang lại hiệu quả tốt Tự mình đánh trống lấp tức là tự chế giễu, trêu trọc mình, đây là cách nói ngược Đó là cách thể hiện tâm hồn phẳng lặng, yên bình của một con người Nó có thể tạo ra bầu không khí thoải mái, đầm ấm, từ đó thay đổi cách suy nghĩ của mọi người về bạn
- Có xung đột nhưng không gây đau khổ
Đôi khi những cặp vợ chồng đối xử rất mực cung kính với nhau chưa chắc không có mâu thuẫn, mà những cặp vợ chồng cãi
vã nhau mới là những người thân mật với nhau Trong giao tiếp cũng vậy, hai bên cùng trêu đùa, chọc nhau vài câu lại làm cho quan hệ thân mật hơn, không gò bó
- Những câu hỏi, câu trả lời kỳ lạ
Những người luôn ra vẻ đứng đắn luôn làm cho người ta cảm thấy đơn điệu, nhàm chán và cứng nhắc Có thể đôi khi người ta sẽ hỏi bạn những câu hoang đường, nhưng nếu bạn nói thẳng với người ta điều đó thật hoang đường, hoặc là không thèm trả lời thì không những phá vỡ bầu không khí nói chuyện, quan
Trang 30hệ của hai người, mà mọi người còn cho bạn là không biết hài hước Trong khi nói chuyện, đôi khi thêm những câu hỏi bất ngờ nghe có vẻ hơi hoang đường nhưng trong thực tế lại rất có ý nghĩa Vì đó là một hình thức hay để làm bầu không khí nói chuyện thêm vui nhộn
- Khen ngợi một cách khoa trương
Bạn bè lâu gặp nhau chắc chắn sẽ có nhiều chuyện để hàn huyên Bạn có thể nhân cơ hội này để nói một cách khoa trương
về thành tựu và tài năng của từng người Bạn hãy để cho mọi người cảm thấy bạn hiểu sâu sắc và rất ngưỡng mộ họ Bạn cho
họ lên cao nhưng không giả dối, nói chuyện hơi xu nịnh một chút nhưng cũng làm buổi nói chuyện rất vui vẻ, tình cảm bạn bè càng thắm thiết hơn
- Trang trọng nhưng dịu dàng
Cách nói chuyện trang trọng nhưng dịu dàng sẽ đem lại cảm giác tự do, bạn có thể áp dụng cách này trong bất cứ trường hợp nói chuyện nào Lời nói hài hước, nhẹ nhàng cũng có thể thể hiện được những nội dung quan trọng Nói chuyện cũng cần đến sự trang trọng, nhưng thời gian giữ sự trang trọng lâu quá sẽ làm tinh thần của mọi người căng thẳng
- Tạo ra sự hồi hộp
Bạn cố tạo ra sự hồi hộp sẽ làm cho mọi người càng quan tâm, chú ý đến nhất cử nhất động của bạn Khi mọi người đã tập trung tinh thần và sức lực vào sự hồi hộp rồi phát hiện ra đó là nói bóng gió thì sẽ cùng cười vang
- Dùng cách khẳng định để phủ nhận
Trong nói chuyện, khi chuẩn bị phủ nhận những gì đối phương nói thì cần phải ẩn giấu sự phủ nhận Cách nói này tránh
Trang 31được xung đột trực tiếp, uyển chuyển, súc tích, thấu tình đạt lý nên rất có hiệu quả, hoà hoãn được bầu không khí căng thẳng và làm cho mọi người nói chuyện thoải mái với nhau Cách nói này quan trọng là ở việc xử lý mối quan hệ giữ nói ngược và nói xuôi Khi nói xuôi thì cần phải đứng đắn, nói làm cho đối phương cảm thấy hứng thú Sau đó, với hình thức khẳng định để nói ra những lời phủ định, nhằm thêm ý châm chọc mới mẻ làm lời nói hiệu quả hơn
13 Khả năng nói chuyện thoải mái
Khả năng nói chuyện của một người được thể hiện ở khả năng quan hệ giao tiếp với mọi người mức độ thông minh, khả năng phân tích và tri thức của họ
Khi bạn muốn có được buổi nói chuyện diễn ra tốt đẹp thì cần phải chú ý đến những vấn đề sau:
- Bạn cần phải linh hoạt hơn trong việc tìm nội dung, những
ý tưởng sáng tạo để khơi dậy được những hứng thú của đối phương Nếu bạn luôn mồm nói với cấp trên về những chuyện vụn vặt thì tiền đồ của bạn còn mờ mịt
- Tự nói chuyện với người khác và không nói lời vớ vẩn thì mới là người biết nói chuyện
- Thái độ thoải mái, nhẹ nhàng rất quan trọng để nói chuyện thành công Nếu bạn quá căng thẳng thì đối phương sẽ cảm thấy khó chịu Người nói chuyện chân thành sẽ làm cho người nghe có
ấn tượng tốt
- Hãy tìm ra những điểm nhạy cảm như sở thích, điểm quan tâm, sự yêu ghét của đối phương
Trang 32- Hãy giữ hài hước đúng mức Trong khi nói chuyện không thể tránh được sự ảnh hưởng, thói quen của bản thân người nói chuyện
Thói quen của mỗi người có cả tốt và xấu Do vậy cần phải nói chuyện có hiệu quả, tức là cần chủ động khắc phục những thói quen xấu Với những thói quen ấy nếu như cố gắng sửa chữa thì sẽ khắc phục được Sau đây là những điều cần lưu ý:
* Khi nói chuyện quên bẵng chủ đề của đối phương, bạn thờ
ơ với những gì đối phương nói
* Bề ngoài xem chừng nói chuyện rất tâm đầu ý hợp nhưng thực chất bạn không hề để ý đến những gì đối phương nói
* Không bao giờ nghe những ý kiến ngược lại ý kiến của mình, thậm chí còn từ chối nghe những thông tin có liên quan khác
* Chỉ chú ý đến các hiện tượng, tiểu tiết mà quên đi nguyên tắc, sự suy đoán
* Quá nhấn mạnh tính trật tự, coi thường người nói chuyện thiếu mạch lạc, lắm điều
* Quên đi sự thực và thực chất vì sự mê hoặc của những hiện tượng giả tạo
Trang 33khắc phục những thói quen xấu ấy Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến 10 biện pháp nói chuyện dưới đây thì sẽ tạo ra bầu không khí nói chuyện thoải mái, quan hệ dễ chịu:
- Một là, trước khi nói chuyện cần phải chuẩn bị kỹ càng, tìm hiểu những khái niệm liên quan, phân tích có hệ thống những thông tin để có được buổi nói chuyện rõ ràng thoải mái
- Hai là, người gửi tin tức đi cần phải xác định mục đích nói chuyện là tốt
- Ba là, xem xét hoàn cảnh cụ thể và tính cách của người nói chuyện…
- Bốn là, hãy lắng nghe ý kiến của người khác để lên nội dung nói chuyện
- Năm là, cần phải sử dụng những lời nói đúng mức, thanh điệu vừa phải, khuôn mặt thể hiện tình cảm phù hợp, ngôn ngữ cũng phải đâu ra đấy
- Sáu là, nhớ thu thập phản hồi của các thông tin nói chuyện
- Bảy là, thông tin đưa ra cần tin cậy, chính xác và cần phải nắm vững nguồn gốc tin tức
- Tám là, lời nói đi đôi với hành động, nói được thì phải làm được, cần phải giữ chữ tín
- Chín là, khi nói chuyện cần phải kết hợp giữa yêu cầu hiện nay và mục đích lâu dài Không nên chỉ vì cái lợi trước mắt, bất chấp thực tế
- Mười là, hãy là một người biết lắng nghe, hãy lắng nghe người ta nói chuyện, hãy lắng nghe chăm chú để hiểu được ý muốn thực sự của đối phương
Trang 3414 Lời nói chống lại những hành vi vô lý
Trong giao tiếp con người luôn khó tránh khỏi những lời nói
vô lý Nếu bạn trách móc thẳng thừng những hành vi sai trái và xấu xa của họ Họ sẽ chống đối với bạn
Khi gặp phải những hành vi vô lý, nhiều người tức giận mắng chửi, nhưng cuối cùng đối phương vẫn nói có lý có lẽ, trên đời này luôn có rất nhiều “lý do” Do vậy, để phản kích giỏi những hành vi vô lý bạn cần phải chú ý đến 4 vấn đề sau:
- Một là, tinh thần ôn hoà
Gặp phải những người có hành vi vô lý thì điều đầu tiên bạn không được kích động, cần phải gìm nén tình cảm tức giận Lúc này, phải giữ được tinh thần ôn hoà mới có tác dụng phản kích lại đối phương
Thứ nhất là bạn “đè bẹp” đối phương bằng cách thể hiện sức mạnh và trình độ văn hoá của mình Nếu trong những lúc ấy bạn
tỏ ra buồn bã, sắc mặt thay đổi thì đó không phải là hành vi dũng cảm, đối phương không những không sợ bạn mà còn cảm thấy vui mừng với tình trạng của bạn
Thứ hai là bạn cần phải bình tĩnh suy nghĩ cách đối phó, chỉ khi tinh thần bình tĩnh thì mới tìm ra biện pháp tốt nhất, nếu không đầu bạn sẽ bị rối tung cả lên và sẽ có những cử chỉ ngớ ngẩn còn nói gì đến biện pháp tốt nhất
- Hai là, phản kích phải có sức mạnh
Khi bạn phản kích những hành vi vô lý bằng lời nói thì không thể nói nhiều, nói không đúng trọng tâm và nói mềm mỏng Điều quan trọng là bạn phải đánh mạnh vào điểm yếu của đối phương, như vậy đối phương mới không thể nói được gì
- Thứ ba, châm chọc súc tích
Trang 35Bạn có thể khuyên bảo thẳng thắn với những hành vi vô lý nhưng đôi khi cương quá tất sẽ hỏng việc, nói cạnh nói khoé,
bề ngoài mềm mỏng trong lòng cứng rắn thì đối phương sẽ phải nuốt quả đắng do chính họ trồng
- Thứ tư, khéo léo mượn từ
Phản kích những hành vi vô lý bằng ngôn ngữ, tức là lấy ngôn ngữ của chính nghĩa đối chọi với ngôn ngữ vô lý Do đó, ngôn ngữ phản kích cần phải thể hiện được mối quan hệ liên quan với ngôn ngữ của đối phương, cũng trong chính sự liên quan ấy thể hiện được đầy đủ sự thông minh và sức mạnh của mình Người ta chia ra ba cách như sau:
- Cách 1, nói thì xuôi nhưng ý thì ngược lại Hiệu quả của
cách này là làm cho mọi người cảm thấy con người vô lý ấy tự chuốc hoạ vào thân
- Cách 2, kết cấu lời nói gần giống nhau nhưng ý nghĩa thì
hoàn toàn trái ngược Cách này thể hiện được tính chống đối mới
mẻ
- Cách 3, thông minh nhưng trả lời ngu ngốc Tức là vẫn cố
tình bước vào vòng vây của đối phương như không biết gì Cách này thể hiện mình không thèm để ý đến những quỷ kế vớ vẩn của đối phương
Trang 36cạn; tốt phải thuyết phục được cái xấu; chí công vô tư phải thuyết phục được cái tự tư tự lợi; tư tưởng tiên tiến phải thuyết phục được đầu óc ngoan cố Hiện nay có rất nhiều chuyện không hợp
lý đòi hỏi chúng ta phải thuyết phục mọi người thay đổi
Bạn muốn thuyết phục được người khác không mất công sức, nếu không vận dụng các kỹ xảo thì khó giành được thành công Để thuyết phục được người khác, bạn cần lưu tâm tới một
số điểm dưới đây:
- Thứ nhất, tìm hiểu trước sự việc
Chúng ta muốn thuyết phục được đối phương thì cần phải hiểu thấu đáo ý kiến của người ta, xem cách người ta suy nghĩ Chúng ta hiểu rõ được tư tưởng, cảm giác và cách suy nghĩ của
họ thì sức thuyết phục càng cao, càng có thể giúp người ta vượt qua khó khăn, chỉ ra những điểm mơ hồ của họ Càng hiểu cách suy nghĩ của họ thì lời nói của chúng ta càng có sức thuyết phục Chúng ta cần phải hiểu rõ rằng “biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”
Khi đã hiểu rõ ràng nội tâm của mọi người thì mới dần dần loại bỏ được những lo lắng trong lòng họ, từ đó có thể đẩy lùi được những ý kiến trái ngược hoặc khác với ý kiến của bạn Nhiều người có tài ăn nói, mồm năm miệng mười phản bác lại những ý kiến của đối phương Họ cho rằng mình đã thuyết phục được người khác, nhưng họ không biết rằng trong lòng người ta còn dấu những điều chưa nói Như vậy, thuyết phục bằng mồm chứ tâm chưa phục Nếu khẩu phục nhưng tâm chưa phục thì chưa thể coi là đã thuyết phục được Người ta không tâm phục những lời của bạn thì chắc chắn không làm theo những gì bạn nói Do vậy, chúng ta phải thường xuyên quan tâm đến cuộc sống của mọi người, gần gũi với người ta,
Trang 37lắng nghe người ta nói và chú ý đến những biểu hiện của họ, phân tích quy luật hoạt động của tâm lý cũng như là động cơ hành vi của họ Những điều này cũng là công việc chuẩn bị để chúng ta thuyết phục được người khác
Nếu muốn nâng cao khả năng thuyết phục của mình thì cần phải biết quan tâm đến người khác Tìm hiểu người khác cũng là một công việc cần sự cố gắng lớn
- Thứ hai, tính nhẫn nại
Trước khi muốn thuyết phục người khác, điều quan trọng nhất là làm tốt công tác chuẩn bị Bạn cần phải làm rõ, nghiên cứu nhiều lần, đào sâu suy nghĩ vấn đề và cách suy nghĩ của người khác Trước khi thuyết phục người khác thì cần phải nghe, nhìn, nghĩ, nghiên cứu, phân tích thật nhiều, để mình có được những phán đoán chính xác làm rõ cách suy nghĩ, vấn đề và cách làm của người khác
Chẳng hạn như, cách làm của bạn là đúng, ý kiến của bạn
là hoàn toàn chuẩn xác thì khi bạn thuyết phục người khác vẫn
có thể mắc những sai lầm Trước hết, có thể do bạn quá nóng vội chỉ mong sao người ta nghe lời mình, và khen ngợi bạn Một đầu óc tỉnh táo, đôi mắt nhạy bén và giỏi thể hiện ý kiến của mình đều sẽ giúp ích được cho mọi người Nhưng trên thực tế tình trạng này không nhiều, đa số các trường hợp, mọi người sẽ không phục ngay khi mình mới thuyết phục Bạn cũng không thể hiểu ngay cách suy nghĩ, cách làm của người khác Do vậy, không dễ dàng có thể thay đổi được cách suy nghĩ của họ Cho dù người ta có bằng lòng nghe lời bạn Thậm chí họ còn khen ngợi, cảm động và vui thích khi bạn nói Nhưng khi đã suy nghĩ kỹ thì cách suy nghĩ ban đầu của họ luôn chiếm ưu thế cao hơn
Trang 38Nếu bạn quá nôn nóng, ép mọi người theo ý kiến của mình thì rất khó giải quyết được vấn đề Hơn nữa, mỗi người có suy nghĩ khác nhau Suy nghĩ và thành kiến trong lòng mỗi người, nó giống như một ngọn núi Nếu muốn chuyển ngọn núi thì cần có sức mạnh và lòng dũng cảm của một người thông minh.
Đầu tiên là bạn cần phải nhẫn nại Gặp phải người không thể thuyết phục được mà còn bị người ta trách móc trước mặt bạn cũng không nên tức với người ta và bực với bản thân mình Bạn không cần phải trút giận lên đâu cả Bạn hãy học cách mỗi ngày nói một ít, ngày nay nói vài câu, ngày mai lại nói thêm một vài điều Lâu dần như vậy, họ sẽ hiểu rõ và sẽ thông
Đôi khi người ta đã bị mình thuyết phục nhưng đằng sau họ vẫn còn những sức mạnh to lớn đang giữ tay, níu chân họ Vì vậy, bạn phải đối mặt đâu chỉ một người mà là rất nhiều người Khi ấy, bạn cần phải tăng cường sức mạnh bằng cách giới thiệu cho họ những quyển sách hay Khi người khác mời bạn đi xem phim nổi tiếng, bạn có thể tìm vài người bạn có tài ăn nói hơn mình, nhưng có cách suy nghĩ giống như mình để nói chuyện với
họ Từ đó, đôi bên mới hiểu nhau nhiều hơn Cuối cùng, ý kiến đúng luôn chiến thắng trừ khi bạn không cố gắng và không kiên trì
Làm như vậy rất có ích cho bạn Nó sẽ làm cho bạn có nhận thức đúng đắn, phong phú và hiểu thấu đáo hơn những gì bạn chưa biết Đồng thời đó cũng là cơ hội để bạn rèn luyện cái đầu, đôi mắt, tài ăn nói của mình và tăng thêm khả năng thuyết phục người khác
- Thứ ba, sử dụng những cách nói chuyện khác nhau
Dân gian có câu: “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” Trong cuộc sống này mỗi người đều có tính cách, hoàn
Trang 39cảnh và môi trường sống khác nhau Mỗi người có cách suy nghĩ, tình cảm khác nhau nên khả năng chấp nhận của họ cũng có những điểm không giống nhau Nếu không hiểu được những điều khác nhau này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thuyết phục Nếu như bạn cho rằng mình nói đúng lý lẽ mà không tìm hiểu những điểm khác nhau như trên thì thật là mất công như là
họ sẽ ghi vào trong đầu từng lời bạn nói để ngẫm nghĩ, phân tích
* Người có tình cảm dễ bị tức giận không bao giờ nghe hết
đã bị tức giận, đau lòng Họ luôn nghe nhầm những câu nói sau của bạn
* Có người trước khi nghe bạn nói đã biết hết rồi nên khi bạn nói thì không còn ý nghĩa đối với họ
* Người có tính đố kỵ sợ bị hỏi đến việc nào đó hay ai đó
Trang 40* Người học quá nhiều, trong đầu luôn chứa chất những chuyện nhân tình thế thái, nghe bạn nói từ tai này lọt sang tai kia
Họ không chú ý đến nội dung câu chuyện bạn nói; luôn thích tìm hiểu “không gian lời nói” của bạn, tìm kiếm “âm thanh lời nói”
của bạn để đoán xem bạn có dụng ý gì hay muốn gì
- Thứ tư, làm cho người khác cảm thấy tin cậy
Trong xã hội hiện nay có những người luôn cảm thấy đau khổ vì bạn bè của mình mắc sai lầm Họ cũng thuyết phục bạn bè nhưng bạn bè lại không nghe theo “những lời chân thành” của bạn
vì thế nên họ đã gặp tai họa; thậm chí còn bị “thân bại danh liệt” Tất nhiên, thất bại của một con người không chỉ do một người đó chịu trách nhiệm Nhưng lời nói “chân thật” nhiều lần
có thể sẽ trở thành đơn điệu, không có sức thuyết phục Do đó, sau mỗi lần nói chuyện với người khác, bạn cần phải nhớ lại những gì mình nói, kiểm tra xem có chỗ nào mình nói chưa rõ, chưa nhấn mạnh, chưa đầy đủ lý do Điều quan trọng là phải nghiền ngẫm những gì đối phương đã nói
Lúc đầu, bạn sẽ thấy đối phương thật vô lý, vớ vẩn, chẳng biết gì Thậm chí còn than vãn, tức giận hay lắc đầu, nhưng khi bình tĩnh suy nghĩ phân tích tỷ mỉ thì bạn sẽ phần nào hiểu được
họ
Dần dần, bạn sẽ phát hiện thấy câu nói nào của mình đã làm cho đối phương hiểu nhầm, điều gì khiến cho đối phương nghi ngờ về động cơ khuyên bảo của mình hoặc là những gì mình nêu
ra đều không phải là những lý do chính nên dễ dàng bị phản bác Tuy nhiên, đằng sau những lý do dễ dàng bị phản bác ấy còn ẩn chứa rất nhiều những lý do quan trọng khác Lý do này họ không muốn hoặc không dám nói ra Người ta không dám nói ra lý do thực sự là do họ không tin tưởng chúng ta Có thể họ không tin