1 Sử dụngtranh ảnh, phim tư liệu kết hợp với tài liệu thành văn

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 50 - 52)

7. Cấu trúc khóa luận

3.2.4. 1 Sử dụngtranh ảnh, phim tư liệu kết hợp với tài liệu thành văn

Việc sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu kết hợp với tài liệu thành văn góp phần tạo hứng thú cho học sinh bên cạnh đó còn rèn luyện kĩ năng quan sát, nghe và ghi nhớ, không chỉ vậy sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu kết hợp với tài liệu thành văn sẽ giúp học sinh tiến hành hoạt động tư duy, so sánh, tổng hợp để rút ra được kết luận, mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, bản chất và quy luật phát triển của lịch sử.

Ví dụ, khi dạy bài 18, mục III-1: Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947,

giáo viên có thể cho các em xem đoạn phim tư liệu về Chiến dịch Việt Bắc tại nguồnhttps://www.youtube.com/watch?v=96bL5dzGGJI hoặc giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh liên quan đến chiến dịch này như:

Nhân dân Phú Thọ cắm chông chống quân Pháp nhảy dù trong chiến dịch

Khi trình bày diễn biến của chiến dịch bằng phim tư liệu hay bằng tranh ảnh, giáo viên kết hợp với các đoạn tư liệu thành văn sau để dạy về diễn biến của chiến

dịch Việt Bắc như:

“Sáng sớm 7/10/1947, binh đoàn dù do Sôvannhắc chỉ huy đổ xuống chiếm thị xã Bắc Cạn, thị trấn Chợ Mới… Cùng ngày, binh đoàn bộ binh do Bôphơrê chỉ huy, từ Lạng Sơn theo đường số 4đánh lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Cạn theo đường số 3, bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía tây. Ngày 9/10/1947, một binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ do Coommuynan chỉ huy từ Hà Nội đi ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang, rồi Chiêm Hóa, đánh vào Đài Thị, bao vây Việt Bắc ở phía tây”. [6; tr. 509].

Cũng bài 18, mục IV - 2: Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950, giáo

viên sẽ sử dụng một số hình ảnh:

Bộ đội ta xung phong chiếm điểm Đông Khê

Kết hợp với các đoạn tư liệu thành văn để trình bày diễn biến của chiến dịch Biên giới như:

“Nửa đêm 15/9/1950, Bác cùng Ban chỉ huy mặt trận trên một ngọn núi cao, đặt vị trí quan sát trận đánh Đông Khê. Đứng ở đây có thể thấy được toàn bộ cứ điểm của địch, giống như ta đang đứng trước một cái bàn lớn.

….10h sáng, quân ta chiếm được 3 đồn: Phà Khẻo, Yên Ngựa, Cam Phẩy, mở ra con đường mới về phía đông na để tấn công vào đồn chính Đông Khê. Đêm đó, pháo ta bắn dồn dập vào Đông Khê. Ta sẽ tiêu diệt Đông Khê trong đêm nay (các anh chị em nhận định thế).

Ngày 10/9/1950, Bác viết thư thăm hỏi các chiến binh bị thương. Một tối, cơm nước xong, Bác bảo anh em ngồi quanh bếp lửa, Người nói rõ tình hình của địch và triển vọng của ta. Nghe xong, có người thắc mắc:

Đông Khê trước?

- Bác hỏi: Thế địch ở Đông Khê và Cao Bằng thì nơi nào mạnh hơn? Nơi nào yếu hơn? – Bác không trả lời mà hỏi lại anh em.

….Cao Bằng mạnh hơn, xong đến Thất Khê, Đông Khê yếu nhất – Một đồng chí trình bày trước Bác.

- Vậy Đông Khê mất rồi thì Cao Bằng và Thất Khê ra sao? (Bác nói lại ) - Giặc ở Cao Bằng như con hổ trong cũi, Thất Khê giặc như con rắn đã bị chặn mất cửa hang – mấy anhem vốn quê ở Cao Bằng lúc này mới phát biểu.

Bây giờ Bác mới trả lời câu hỏi ban đầu:

- Kẻ địch ở Cao Bằng đông, mạnh lại có thành kiên cố như mộtpháo đài, nếu ta đánh vào đó ta khó dứt điểm trong một thời gian ngắn, mà kéo dài trận đánh, kẻ địch với ưu thế tuyệt đối trên không, chúng có thể nhảy dù bịt kín các bến sông. Nguyễn Trãi nói: Đánh nhanh là hạ sách…

Nghe Bác nói tường tận như vậy, anh em càng thông suốt về chủ tương tác chiến của Ban chỉ huy chiến dịch, tin tưởng vào sự thắng lợi” [19; tr.311-312].

Như vậy, với việc kết hợp tài liệu thành văn cùng với tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử trong bài giảng, điều này làm cho chất lượng bài giảng đạt hiệu quả, học sinh dễ dàng nắm bắt được nội dung chính của bài học, mà cụ thể là hai chiến dịch Biên giới và Chiến dịch Việt bắc. Thông qua đó, giáo viên có thể đặt câu hỏi để kích thích sự tư duy của các em qua khả năng quan sát, lắng nghe và lĩnh hội kiến thức. “Em hãy so sánh sự giống và khác nhau của chiến dịch Việt Bắc và chiến dịch

Biên giới?”.Từ câu hỏi đó, học sinh phải tích cực tìm hiểu qua sách giáo khoa,

những tư liệu mà giáo viên cung cấp rồi sử dụng tư duy của mình để rút ra những đánh giá, nhận xét, kết luận để trả lời.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 50 - 52)