Sử dụngtranh ảnh, phim tư liệu kết hợp với công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 52 - 55)

7. Cấu trúc khóa luận

3.2.4.2. Sử dụngtranh ảnh, phim tư liệu kết hợp với công nghệ thông tin

Một trong những cách để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông đó là kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với CNTT. Khi học sinh tiếp thu lịch sử qua những bài giảng được thiết kế bằng các phần mềm sơ đồ tư duy, phần mềm PowerPoint, Prezi… sẽ đem lại cho các em những ấn tượng sâu sắc, từ trực quan sinh động học sinh sẽ nhận xét và rút ra những kết luận của chính các em,

và hiệu quả bài học đạt được sẽ cao hơn.

Giáo viên thay vì sử dụng những giáo án soạn tay thì nay đã được soạn sẵn trong máy để trình chiếu, tiết kiệm được thời gian chuẩn bị các tranh vẽ, lược đồ, bảng biểu, ghi các đáp án, giải bài tập…Các tư liệu lịch sử được chuyển thể thành phim theo chủ đề bài học được các đài truyền hình trong cả nước đưa lên màn ảnh và phổ biến rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, giáo viên có thể tìm mua ở các trung tâm dịch vụ truyền hình để phục vụ minh họa cho bài giảng sinh động hơn. Khi sử dụng CNTT thì mọi thứ sẽ được thực hiện một cách nhanh gọn hơn trên máy chiếu, đặc biệt CNTT là một phương tiện nhanh nhất để truyền đạt tới học sinh những đoạn phim tài liệu, những tranh ảnh… có liên quan tới nội dung bài học, khắc sâu kiến thức giúp cho học sinh hiểu bài hơn từ đó phát huy tính tích cực, say mê của học sinh làm cho bài học thêm sinh động, hấp dẫn và gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Cũng thông qua những đoạn phim tài liệu, những tranh ảnh,... học sinh sẽ phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, trên cơ sở đó có khả năng rút ra những đánh giá, nhận xét, kết luận, so sánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử và rút ra nhận xét.

Ví dụ, khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954), mục II-2 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, giáo viên sử dụng

powerPoint cho các em xem một số hình ảnh về sự chuẩn bị của quân và dân ta cho trận Điện Biên Phủ.

Hoặc giáo viên có thể cho các em theo dõi đoạn phim tư liệu thay vì những hình ảnh trên:

Nhờ CNTT mà những hình ảnh hay đoạn phim tư liệu trên được minh họa cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và sinh động nhất. Học sinh thấy được không khí sôi nổi, hào hứng, thấy được quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong trận chiến, không ngại gian khó, cực khổ vì quyết thắng, vì nền độc lập của dân tộc. Từ đó, bồi dưỡng cho các em lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Mặt khác, các em thấy được trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)