Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 58 - 111)

7. Cấu trúc khóa luận

3.3.4. Kết quả thực nghiệm

Từ kết quả điều tra tôi đã tính được:

+ Điểm trung bình cộng kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm:

27 , 6 180 10.10 + 9.18 + 8.34 + 7.31 + 6.20 + 5.25 + 4.18 + 3.14 + 2.10 + 1.0 x 

+ Điểm trung bình cộng kiểm tra của học sinh lớp đối chứng:

8 , 4 180 10.1 + 9.8 + 8.10 + 7.19 + 6.18 + 5.40 + 4.37 + 3.25 + 2.14 + 1.10   y

+ Phương sai của phép đo kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: Lớp thực nghiệm: S2

Lớp đối chứng: S2y= 4,2

=> Độ lệch chuẩn quanh giá trị trung bình cộng của điểm số ở bài kiểm tra lớp thực nghiệm (6,27) và lớp đối chứng là (4,8) là khác nhau. Phương sai của lớp thực nghiệm (4,8) lớn hơn so với lớp đối chứng (4,2).

Sử dụng những công thức thống kê toán học chúng tôi tính được giá trị đại lượng kiểm định (t) và giá trị tới hạn (t ) giữa kết quả bài giảng lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, kết quả cụ thể như sau:

Giá trị đại lượng kiểm định (t) do sự phân biệt giữa kết quả đối chứng và lớp thực nghiệm: 57 , 6 y S S n ) y x ( t 2 2 _ _     x

Giá trị tới hạn (t ) tìm trong bảng Student tương ứng: k = 2n-2 = 180x2-2 = 358 Tương ứng với giá trị k nếu chọn sai số cho phép = 0,02 cho giá trị tới hạn (t ) = 3,09

So sánh giá trị kiểm định và giá tị tới hạn ta có: t >t

Điều này cho phép khẳng định sự khác biệt giữa kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa. Nghĩa là nội dung và các biện pháp sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu trong dạy học lịch sử được đề xuất trong luận văn là có tính khả thi

Qua kết quả cho phép chúng tôi khẳng định sự khác biệt, học sinh lớp thực nghiệm hiểu bài, nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng.

Như vậy, kết quả thực nghiệm cùng với cơ sở lí luận đã trình bày, cho phép chúng tôi kết luận; Việc xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam là một trong những phương án góp phần làm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử.

Nếu giáo viên biết cách sưu tầm, chọn lọc và vận dụng linh hoạt tranh ảnh và phim tư liệu theo hướng mà đề tài đã làm sẽ nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử, đạt được cả 3 mục tiêu quan trọng là giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trong dạy

KẾT LUẬN

Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tranh ảnh và phim tư liệu nằm trong hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử. Trong quá trình dạy học lịch sử, người giáo viên phải dựa vào nội dung của từng bài học cụ thể để lựa chọn và sử dụng các phương pháp thích hợp. Một phương pháp dạy học mà người giáo viên lịch sử phải sử dụng thường xuyên đó là phương pháp trực quan. Nếu phương pháp này được sử dụng một cách triệt để thì nó có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn và góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trườngtrung học phổ thông.

Thực tiễn dạy học hiện nay đã chứng minh rất rõ việc sử dụng đồ dùng trực quan tranh ảnh, phim tư liệu phục vụ dạy học lịch sử ở trường phổ thông là rất cần thiết và có tính khả thi, đồng thời mang lại hiệu quả sư phạm cao.

Nhưng kết quả của nội dung này vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng này chúng tôi khuyến nghị:

- Một là, các Sở giáo dục, các cơ quan quản lý khoa học phải mở các lớp tập huấn chuyên đề và kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan cho giáo viên mà trọng tâm là đồ dùng trực quan tranh ảnh và phim tư liệu.

- Hai là, biên soạn các tài liệu chuyên đề về sử dụng đồ dùng trực quan tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông.

- Ba là, phải kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện sử dụng đồ dùng trực quan tranh ảnh và phim tư liệu để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông.

- Bốn là, phải nâng cao ý thức của giáo viên trong việc sử dụng đồ dùng trực quan tranh ảnh và phim tư liệu trong giảng dạy.

- Năm là, chú trọng đến sự tương tác của học sinh để kịp thời thay đổi các phương pháp dạy học như vậy mới mang lại kết quả tốt.

Qua những nội dung đã đề cập trong luận văn này, chúng ta thấy được vai trò quan trọng và tác dụng to lớn của việc xây dựng hệ thống tranh ảnh, phim tư liệu và phương pháp sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, cần xác định rằng, không có tài liệu nào ưu việt và hoàn thiện nhất, cũng không có phương pháp dạy học nào độc tôn và tồn tại một cách độc lập mà mọi

phương pháp đều phải sử dụng phối hợp với nhau để hỗ trợ cho nhau. Để việc sử dụng tranh ảnh và phim tư liệulịch sử ngày càng có hiệu quả, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải bổ sung thêm tài liệu, tìm tòi thêm những phương pháp dạy học mới, hiện đại. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là phải tâm huyết với nghề, có lòng say mê nghề nghiệp và yêu mến học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy

học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Côi ( Chủ biên), Nguyễn Mạnh Hưởng, Nguyễn Thị Thế Bình (2013), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 12,

NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

3. Võ Nguyên Giáp (1994), Điện Biên Phủ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Võ Nguyên Giáp (1995), Chiến đấu trong vòng vây, Hồi ức Võ nguyên

Giáp, Hữu Mai Nghi, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

5. Phan Thị Kim Anh (2004), “Về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục, Số 79, tr.44

6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Sách giáo viên lịch sử phổ thông trung học

lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

7. N.G.DDarri (1978), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?, NXB Giáo dục, Hà Nội

8. Trần Bá Hoành (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn lịch sử,

NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

9. Phan Ngọc Liên, gây hứng thú học tập lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội 10. Hội Giáo dục lịch sử, khoa Sử trường ĐHSP, trung tâm nội dung phương

pháp ( Viện KHGD) (1996), Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy “học sinh lầm trung tâm”, ĐHQG Hà Nội, trường Đại học Sư phạm.

11. Phan Ngọc Liên (2003), Phương pháp luận sử học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

12. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trần Văn Trị (2002), phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo dục.

13. Phan Ngọc Liên ( chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2007),

phương pháp dạy học lịch sử tập 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

14. Phan Ngọc Liên ( chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2007),

phương pháp dạy học lịch sử tập 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

Chí Minh.

16. Phan Ngọc Liên (chủ biên), (2000), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

17. Hoàng Thị Lê Na (2008), Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước bằng phương tiện kĩ thuật hiện đại để dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 ở lớp 12 trường THPT (SGK thí điểm – Ban KHXH và NV),

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, Huế.

18. Nhiều tác giả (2004), Điện Biên Phủ - Tuyển tập hồi kí (trong nước), NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

19. Lương Ninh (1993), “Nghĩ về đổi mới chương trình giảng dạy lịch sử”,

Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 3 (268), tháng 5,6, Trung tâm Khoa học

nhân văn xã hội và Viện Sử học.

20. Nhiều tác giả (2005), Nỗi đau lịch sử nạn đói 1945, NXB Trẻ, Hà Nội. 21. Viện ngôn ngữ (1996), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

22. Lê Thị Huyền Trang (2007), Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan qui ước đơn giản trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945-1954), ở trường THPT

(SGK thí điểm), ban KHXH và NV, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, Huế.

23. Đặng Văn Hồ (chủ biên), Nguyễn Thành Nhân, Nguyễn Đức Cương (2013), Hình thành tri thức lịch sử cho học sinh trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Huế.

24. BP.EEXXIPOP (1997), Những cơ sở của lí luận dạy học, NXB Giáo dục, tập 1.

25. BP.EEXXIPOP (1997), Những cơ sở của lí luận dạy học, NXB Giáo dục, tập 2.

26. Nguyễn Thị Côi (2007), „Hiệu quả dạy học Lịch Sử ở trường phổ thông

PHỤ LỤC 1

Anh hùng La Văn Cầu

Sinh 1932, dân tộc Tày, quê Cao Bằng. Gia nhập bộ đội từ 1948, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1950).

Trong trận Bông Lau 1949, La Văn Cầu nhảy lên xe tăng cướp súng địch diệt địch. Trong trận Đông Khê (Chiến dịch Biên giới 1950), bị thương nát tay phải, La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt đứt để khỏi vướng, rồi tiếp tục đánh bộc phá mở đường cho đơn vị xung phong.

La Văn Cầu được tuyên dương là lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Nguồn:http://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/ky-su-nhan-vat/nghi-luc-cua-anh- hung-la-van-cau-489736

PHỤ LỤC 2

Vua Bảo Đại

Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại Huế, là con của vua Khải Định và bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc. Ông qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Paris hưởng thọ 84 tuổi.

Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi

trong Thế chiến thứ hai. Sau thế chiến, ông tiếp tục tham gia Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và mất vì bệnh trong khi chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn.

Nguồn: http://cadasa.vn/khoi-lop-12/buoc-phat-trien-cua-cuoc-khang-chien-toan- quoc- chong-thuc-dan-phap.aspx

PHỤ LỤC 3

Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Năm 1924 học tại trường Quốc học Huế. Năm 1927 tham gia tổ chức Tân Việt Cách mạng, các phong trào đấu tranh chống Pháp. Năm 1934, kết duyên với Nguyễn Thị Quang Thái.

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo.

Anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót sinh năm ( 1922-1954), quê tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Anh nhập ngũ năm 1950, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mùa đông năm 1953, đơn vị được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Lực lượng hành quân gần 500 người, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng theo lời kể, ông vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích.

Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt Him Lam. Bộ đội đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa. Bộ đội bị thương vong nhiều.

Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả bộc phá nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, vận dụng thời cơ, Phan Đình Giót vọt tiến công lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Trong đợt này, Phan Đình Giót bị thương vào vai, mất máu nhiều.

Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị ùn lại, Phan Đình Giót đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức (khi đã bị thương, mất máu) nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to:

“Quyết hy sinh… vì Đảng… vì dân…!”

Rồi sau đó, Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai. Hỏa điểm bị dập tắt, quân Việt Nam tiếp tục xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Phan Đình Giót (1922- 1954) là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Anh hùng Bế Văn Đàn

Bế Văn Đàn sinh năm 1931, là người dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là xã Triệu Ẩu), huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Anh xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm.

Cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch Đông Xuân năm 1953 - 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ Pháp ở Mường Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng Việt Minh ít, Pháp tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân Việt Minh đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Quân Pháp liều chết xông lên, quân Việt Minh kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ.

Lúc đó có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù Bế Văn Đàn vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo, ông đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Bế Văn Đàn vượt qua lưới đạn dày đặc của quân Pháp, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, Bế Văn Đàn được lệnh ở lại đại đội chiến đấu.

Quân Pháp phản kích lần thứ ba, mở đường tiến, đại đội Việt Minh bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng ông vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng. Trong tình thế hết sức khẩn trương, Bế Văn Đàn không ngần ngại chạy lại cầm 2 chân khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: "Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi!". Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình.

Hình ảnh "Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng" trở thành một trong những tấm gương tiêu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ Chiến tranh Đông Dương. Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông đã để lại tấm gương chiến đấu dũng cảm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, trong đại hội mừng công của đơn vị, Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng nhì.

Anh hùng Tô Vĩnh Diện

Tô Vĩnh Diện (1924 - 1954) là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Anh nổi tiếng với giai thoại hy sinh thân mình để cứu khẩu pháo không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Anh sinh năm 1924, quê ở

thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn),

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 58 - 111)