1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Hoạt Động văn hóa Đối ngoại của thành phố hải phòng qua tổ chức sự kiện Địa phương (trường hợp lễ hội hoa phượng Đỏ 2024)

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Bước vào thế kỷ 21, trong bối cảnh thế giới ngày càng hội nhập và đa dạng hóa, việc nắm bắt và hiểu biết về hoạt động đối ngoại của một quốc gia không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là một yếu tố không thể thiếu trong việc thúc đẩy sự phát triển và hòa nhập quốc tế. Trong cuộc chơi đầy cạnh tranh của kinh tế và chính trị quốc tế, các thành phố ngày này không chỉ cạnh tranh với nhau để thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn cạnh tranh về vị thế và tầm nhìn toàn cầu thông qua việc xây dựng và phát triển văn hóa đối ngoại. Hải Phòng là một thành phố năng động, đang có những bước chuyển mình quan trọng và việc đầu tư, phát triển tiềm năng, thế mạnh của vùng trong việc phát triển các hoạt động văn hóa đối ngoại là không thể thiếu. Việc khai thác tiềm năng của văn hóa đối ngoại qua tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ đã gặt hái được những thành công to lớn, tạo dựng hình ảnh của thành phố Hải Phòng trên bản đồ quốc tế. Không chỉ là cơ hội để quảng bá văn hóa và du lịch của thành phố, Hải Phòng cũng thể hiện cam kết của mình trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa truyền thống, từ đó góp phần vào sự đa dạng, phong phú văn hóa của cả nước. Điều này giúp tạo ra một không gian giao lưu văn hóa sôi động và hấp dẫn cho cả cộng đồng địa phương và quốc tế. Lễ hội Hoa Phượng Đỏ không chỉ là một dịp để kỉ niệm Ngày Giải Phóng Hải Phòng (13/5/1955) mà còn là một cửa sổ mở ra với thế giới, tạo cơ hội để thúc đẩy giao lưu văn hóa và tăng cường quan hệ đối ngoại. Đây là cơ hội để em có thể đi sâu vào nghiên cứu về đề tài “Hoạt động văn hóa đối ngoại của thành phố Hải Phòng qua tổ chức sự kiện địa phương (trường hợp Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024)”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lịch sử phát triển của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, qua đó xem xét các thay đổi và cải tiến của lễ hội của các năm và cách chúng phản ánh sự phát triển của hoạt động văn hóa đối ngoại của thành phố. Tìm hiểu, phân tích vai trò của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ trong việc thúc đẩy hoạt động văn hóa đối ngoại của thành phố Hải Phòng, đồng thời đánh giá tác động của lễ hội này đối với hình ảnh của thành phố Hải Phòng trên trường quốc tế, cũng như tác động đến nhận thức của người dân địa phương và du khách Phân tích các chiến lược và chính sách của thành phố Hải Phòng trong việc tổ chức và phát triển Lễ hội Hoa Phượng Đỏ như một công cụ văn hóa đối ngoại. Nghiên cứu này không chỉ nhằm làm sáng tỏ vai trò của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ trong việc phát triển hoạt động văn hóa đối ngoại của thành phố Hải Phòng, mà còn mong muốn đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lễ hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của hoạt động văn hóa đối ngoại của việc tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ. - Nghiên cứu, tổng hợp tài liệu liên quan đến Lễ hội Hoa Phượng Đỏ. - Tiến hành điều tra, khảo sát về nhận thức, trải nghiệm, ý kiến cải thiện về Lễ hội Hoa Phượng Đỏ. - Chỉ ra vai trò của lễ hội trong văn hóa đối ngoại. - Xây dựng các đề xuất, kiến nghị các giải pháp phát triển bền vững cho lễ hội. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động văn hóa đối ngoại của thành phố Hải Phòng qua tổ chức sự kiện Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Thành phố Hải Phòng (tập trung vào các khu vực chính trong thành phố, nơi diễn ra các hoạt động của lễ hội) - Thời gian nghiên cứu: Năm 2024 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Đây là một trong những phương pháp quan trọng được sử dụng trong đề tài nghiên cứu khoa học cũng như trong khóa luận. Trên cơ sở thu thập nguồn tin, tư liệu từ những lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như tạp chí, sách báo, website, tư liệu thống kê, báo cáo của khu du lịch, từ đó có những chọn lọc, xử lý thông tin đưa ra những kết luận cần thiết, có tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp… 5. Bố cục của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài được kết cấu làm ba chương: Chương 1: Tổng quan về thành phố Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ. Chương 2: Phân tích hoạt động văn hóa đối ngoại của thành phố Hải Phòng qua Lễ hội Hoa Phượng Đỏ. Chương 3: Đánh giá và đề xuất

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCHTRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình lựa chọn đề tài và triển khai nghiên cứu thì em đã hoàn thành được bài tiểu luận của mình Để hoàn thành bài viết này không chỉ đến từ sự nỗ lựccủa bản thân em Mà còn đến từ sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Thành Nam khoa Văn hóa học

Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy bằng tất cả sự trân trọng và biết ơn sâu sắc Cảm ơn trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã cho em được học tập và nghiên cứu trong môi trường đầy đủ về cả trang thiết bị và tài liệu tham khảo.

Trong quá trình làm bài, do sự hiểu biết về đề tài còn nhiều hạn chế nên khôngtránh được những sai sót, nhầm lẫn Em mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cũng như khoa và Nhà trường để có thể hoàn thiện hơn đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Phan Thị Phương Anh

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Bước vào thế kỷ 21, trong bối cảnh thế giới ngày càng hội nhập và đa dạng hóa, việc nắm bắt và hiểu biết về hoạt động đối ngoại của một quốc gia không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là một yếu tố không thể thiếu trong việc thúc đẩy sự phát triển và hòa nhập quốc tế Trong cuộc chơi đầy cạnh tranh của kinh tế và chính trị quốc tế, các thành phố ngày này không chỉ cạnh tranh với nhau để thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn cạnh tranh về vị thế và tầm nhìn toàn cầu thông qua việc xây dựng và phát triển văn hóa đối ngoại.

Hải Phòng là một thành phố năng động, đang có những bước chuyển mình quan trọng và việc đầu tư, phát triển tiềm năng, thế mạnh của vùng trong việc phát triển các hoạt động văn hóa đối ngoại là không thể thiếu Việc khai thác tiềm năng của văn hóa đối ngoại qua tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ đã gặt hái được những thành công to lớn, tạo dựng hình ảnh của thành phố Hải Phòng trên bản đồ quốc tế.Không chỉ là cơ hội để quảng bá văn hóa và du lịch của thành phố, Hải Phòng cũngthể hiện cam kết của mình trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa truyền thống, từ đó góp phần vào sự đa dạng, phong phú văn hóa của cả nước Điều này giúp tạo ra một không gian giao lưu văn hóa sôi động và hấp dẫn cho cả cộng đồngđịa phương và quốc tế.

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ không chỉ là một dịp để kỉ niệm Ngày Giải Phóng Hải Phòng (13/5/1955) mà còn là một cửa sổ mở ra với thế giới, tạo cơ hội để thúc đẩy giao lưu văn hóa và tăng cường quan hệ đối ngoại Đây là cơ hội để em có thể đi sâu vào nghiên cứu về đề tài “Hoạt động văn hóa đối ngoại của thành phố Hải Phòng qua tổ chức sự kiện địa phương (trường hợp Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024)”.

Trang 4

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lịch sử phát triển của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, qua đó xem xét các thay đổi và cải tiến của lễ hội của các năm và cách chúng phản ánh sự phát triển của hoạt động văn hóa đối ngoại của thành phố Tìm hiểu, phân tích vai trò của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ trong việc thúc đẩy hoạt động văn hóa đối ngoại của thành phố Hải Phòng, đồng thời đánh giá tác động của lễ hội này đối với hình ảnh của thành phố Hải Phòng trên trường quốc tế, cũng như tác động đến nhận thức của người dân địa phương và du khách

Phân tích các chiến lược và chính sách của thành phố Hải Phòng trong việc tổ chức và phát triển Lễ hội Hoa Phượng Đỏ như một công cụ văn hóa đối ngoại Nghiên cứu này không chỉ nhằm làm sáng tỏ vai trò của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ trong việc phát triển hoạt động văn hóa đối ngoại của thành phố Hải Phòng, mà còn mong muốn đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lễ hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của hoạt động văn hóa đối ngoại của việc tổ

chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ.

- Nghiên cứu, tổng hợp tài liệu liên quan đến Lễ hội Hoa Phượng Đỏ.

- Tiến hành điều tra, khảo sát về nhận thức, trải nghiệm, ý kiến cải thiện về

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ

- Chỉ ra vai trò của lễ hội trong văn hóa đối ngoại.

- Xây dựng các đề xuất, kiến nghị các giải pháp phát triển bền vững cho lễ

hội.

Trang 5

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động văn hóa đối ngoại của thành phố Hải

Phòng qua tổ chức sự kiện Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Thành phố Hải Phòng (tập trung vào các khu vực

chính trong thành phố, nơi diễn ra các hoạt động của lễ hội)

- Thời gian nghiên cứu: Năm 20244 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Đây là một trong những phương phápquan trọng được sử dụng trong đề tài nghiên cứu khoa học cũng như trong khóa luận Trên cơ sở thu thập nguồn tin, tư liệu từ những lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như tạp chí, sách báo, website, tư liệu thống kê, báo cáo của khu du lịch, từ đó có những chọn lọc, xử lý thông tin đưa ra những kết luận cần thiết, có tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu

Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp…

Trang 6

5 Bố cục của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài được kết cấu làm ba chương:

Chương 1: Tổng quan về thành phố Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Chương 2: Phân tích hoạt động văn hóa đối ngoại của thành phố Hải Phòng qua Lễ hội Hoa Phượng Đỏ.

Chương 3: Đánh giá và đề xuất

Trang 7

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ LỄ HỘIHOA PHƯỢNG ĐỎ

1.1 Tổng quan thành phố Hải Phòng

1.1.1 Vị trí địa lý của thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là một thành phố cảng quan trọng và là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam Vị trí địa lý của thành phố Hải Phòng được đặc trưng bởi một số điểm nổi bật như sau:

Vị trí trên bản đồ: Hải Phòng nằm ở vùng duyên hải phía Bắc của Việt Nam,cách thủ đô Hà Nội khoảng 120km về phía đông nam.

Giới hạn địa lý: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.

Địa hình và địa chất: Hải Phòng có một địa hình đa dạng, bao gồm cả vùng đồng bằng và vùng núi đồi Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích của thành phố, đặc biệt là các khu vực nằm gần sông và biển Thành phố này còn có nhiều đảo vàquần đảo, nổi bật nhất là đảo Cát Bà thuộc quần đảo Cát Bà – một điểm đến du lịch nổi tiếng.

Sông ngòi: Hải Phòng có hệ thống sông ngòi phong phú, trong đó có sông Lạch Tray, sông Cấm và sông Bạch Đằng.

Khí hậu: Hải Phòng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh khô Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 10.

Được coi là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông của đất nước, Hải Phòng có vị thế chiến lược trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nước

Trang 8

và giữ nước của dân tộc Trong cuộc chiến nghìn năm chống Bắc thuộc, người HảiPhòng luôn tỏ rõ tinh thần yêu nước, đấu tranh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc khicùng với Nữ tướng Lê Chân lập ấp, dựng làng, tham gia các cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược,… Cùng với truyền thống yêu nước đó, người Hải Phòngcòn mang trong mình sự chịu khó, cần cù trong lao động được thể hiện rõ qua đời sống vật chất và đời sống tinh thần thấm đẫm bản sắc văn hóa biển.

Từ nền tảng và cội nguồn sức mạnh của bề dầy truyền thống lịch sử và chiềusâu văn hóa của người Hải Phòng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hải Phòng hôm

nay quyết tâm phấn đấu "Trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không; trọng điểm dịch vụ

logistics; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế biến; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở Châu Á; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững" theo

đúng Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [1]

Với vị trí chiến lược và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hải Phòng không chỉ là một trung tâm kinh tế quan trọng mà còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên phong phú.

Trang 9

1.1.2 Lịch sử và văn hóa của thành phố Hải Phòng

Về lịch sử: Vùng đất Hải Phòng đã có dấu chân người từ rất sớm, với các di

chỉ khảo cổ chứng minh sự tồng tại của nền văn hóa Đông Sơn từ khoảng 4000 năm trước Trong thời kỳ phong kiến, đặc biệt dưới các triều đại Lý, Trần, Lê, HảiPhòng là một vùng đất quan trọng về mặt quân sự và kinh tế Vào cuối thế kỷ 19, Hải Phòng trở thành một trong những trung tâm công nghiệp và cảng biển quan trọng dưới sự cai trị của người Pháp Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hải Phòng đã đóng góp quan trọng về nhân lực và vật lực Thành phố cũng đã trải qua nhiều trận đánh ác liệt sau năm 1975, Hải Phòng tiếp tục phát triển, khôi phục và xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và thương mại, trở thành một trong những thành phố lớn và phát triển nhất của Việt Nam.

Về văn hóa: Hải Phòng có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Các di

tích lịch sử nổi bật như đền Nghè, đền Bà Đế, và nhà hát lớn thành phố thể hiện sựphong phú về mặt kiến trúc và lịch sử Ngoài ra văn hóa phi vật thể như các lễ hội truyền thống như lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, lễ hội rước pháo Đồng Kỵ… hay các lễ hội đền, chùa cũng rất đặc sắc Không chỉ vậy, Hải Phòng còn có nền nghệ thuật phong phú từ chèo, múa rối nước đến các loại hình nghệ thuật hiện đại Ẩm thực Hải Phòng cũng được ưa chuộng trên toàn quốc như bánh đa cua, bánh mỳ cay, nem cua bể… Hải Phòng cũng có những trường đại học đào tạo nhiều thế hệ nhân lực chất lượng cao như Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Y Dược Hải Phòng,…

Hải Phòng là một thành phố với lịch sử vinh quang hàng ngàn năm, nơi hội tụ hồn thiêng sông núi và kết tinh truyền thống Bạch Đằng sáng ngời Các thế hệ

người dân Hải Phòng, chủ nhân của vùng đất "đầu sóng", "ngọn gió" này, đã kiên

cường trụ vững qua thời gian, tạo dựng nên truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, yêu nước nồng nàn, cởi mở, phóng khoáng và trọng nghĩa trong giao tiếp Họ

Trang 10

cũng luôn dân chủ trước sự áp bức của cường quyền, góp phần xứng đáng vào tiếntrình dựng nước và giữ nước của dân tộc Đặc biệt trong thời đại Hồ Chí Minh,

Hải Phòng đã đi vào lịch sử với tư cách là thành phố "Trung dũng - Quyết thắng", đoàn kết, chủ động, năng động, sáng tạo, tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thành phố này cũng đi vào thơ ca và âm nhạc với tên gọi "Thành phố Hoa Phượng Đỏ", luôn thắm mãi bản sắc văn hóa của một thành phố biển.

Đây chính là tầm vóc, bản lĩnh, trí tuệ và bản sắc văn hóa của Hải Phòng và người Hải Phòng - những điều cần được thể hiện trong các ý tưởng sáng tác về biểu tượng của thành phố [3]

1.2 Tổng quan lễ hội Hoa Phượng Đỏ

Trên thế giới, các lễ hội không còn là một sự kiện xa lạ Với mục đích tôn vinh vẻ đẹp các loài hoa, rất nhiều nước trên thế giới đã tổ chức thành công các lẽ hội hoa và để lại dấu ấn đặc sắc trong lòng du khách Một số lễ hội nổi tiếng mà tacó thể kể đến như:

Lễ hội hoa Tulip - CanadaLễ hội hoa Hanami - Nhật BảnLễ hội hoa Chelsea - Anh

Cuộc diễu hành hoa hồng Pasadena - Mỹ

Không chỉ trên thế giới mà ngay cả Việt Nam cũng có Festival Hoa Đà Lạt, được tổ chức hai năm một lần Trong những năm gần đây, du lịch Hải Phòng đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần quảng bá hình ảnh của thành phố trong nước cũng như ra thế giới Mặc dù vậy, du lịch Hải Phòng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng đúng với kỳ vọng của những người thực sự tâm huyết với ngành “công nghiệp không khói” đẻ “trứng vàng” này Trong bối cảnh cả nước “bùng nổ” về lễ

Trang 11

hội du lịch thì Hải Phòng hàng năm mới chỉ diễn ra bốn lễ hội lớn: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (9/8 âm lịch), hội vật cầu làng Kim (Kim Sơn, Kiến Thụy), lễ hội đuathuyền rồng (Đồ Sơn), lễ hội làng cá Cát Bà (1/4) Tuy nhiên chỉ có lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được công nhận là lễ hội cấp quốc gia… Phải chăng du lịch Hải Phòng chưa tạo ra được một sản phẩm độc đáo, mang nét riêng của thành phố để thu hút khách du lịch cũng như khắc phục được “sự nổi tiếng nhất thời”? Trước thực trạng đó, những người gắn bó với ngành du lịch đã mạnh dạn đề xuất một ý tưởng mới, mong muốn ngành du lịch Hải Phòng phát triển mạnh mẽ, đúng với tiềm năng vốn có Đó là ý tưởng tổ chức lễ hội hàng năm, mang tên một loài hoa gắn liền với thành phố Hải Phòng; Lễ hội Hoa Phượng Đỏ [2]

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, trước hết là biểu tượng của một loài hoa gắn liền với thành phố Hải Phòng từ rất lâu, hình ảnh của hoa phượng đã đi sâu vào thơ ca,âm nhạc, ăn sâu vào tâm thức của mọi thế hệ người dân thành phố này.

Tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ Ơi Hải Phòng thành phố quê hương

Ta yêu thành phố quê ta như yêu chính người thương yêu nhất.

Trang 12

Theo chia sẻ của ông Đoàn Duy Linh, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và

Du lịch Hải Phòng: “Mùa lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng diễn ra thực sự là những ngày “Tết truyền thống” của người dân đất Cảng Lễ hội chính là điểm nốitừ văn hóa đến kinh tế, là dịp để quảng bá về những tiềm năng và thế mạnh của Hải Phòng, nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực du lịch và thu hút khách đến với Hải Phòng nhiều hơn nữa, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành thương mại, dịch vụ của thành phố” [4]

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2012) Sáng kiến tổ chức lễ hội này nhằm tạo ra một sự kiện văn hóa – du lịch lớn, đặc trưng cho thành phố Hải Phòng Qua các năm, lễ hội đã dần trở thành một sự kiện thường niên quan trọng của thành phố, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương và du khách.

Qua việc tổ chức thành công các mùa Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, thành phố HảiPhòng đã tạo một tiếng vang lớn trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ và cả nước, khẳng định vị thế đầu tàu, là cực tăng trưởng trọng điểm của cả khu vực, góp phầnquảng bá tiềm năng, thế mạnh về mọi mặt của vùng đất Hải tần phòng thủ khi xưa.

1.2.2 Các hoạt động chính trong lễ hội

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ của thành phố Hải Phòng là một sự kiện văn hóa nổi bật, mang đến nhiều hoạt động phong phú và đa dạng Mỗi năm, lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách, góp phần quảng bá hình ảnh và văn hóa của thành phố Trong khuôn khổ lễ hội thường diễn ra những hoạt động nghệ thuật, trưng bày, triển lãm, hội chợ, giao lưu mang đến không khí náo nhiệt và phấn

Trang 13

khởi, thu hút sự quan tâm của cả người dân địa phương lẫn du khách từ xa đến tham gia và trải nghiệm.

Lễ khai mạc thường diễn ra vào buổi tối, mở đầu cho chuỗi sự kiện của lễ hội Chương trình khai mạc bao gồm các tiết mục văn nghệ đặc sắc, màn biểu diễnánh sáng và pháo hoa rực rỡ Lãnh đạo thành phố sẽ có những bài phát biểu khai mạc, truyền tải thông điệp ý nghĩa của lễ hội và chào đón tất cả người dân và du khách Tiết mục nghệ thuật ấn tượng cùng màn pháo hoa hoành tráng tạo nên không khí náo nhiệt và sôi động, khởi đầu cho những ngày hội đầy hứa hẹn.

Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2024 với chủ đề“Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản” có thời lượng 80 phút Trong đó, chươngtrình nghệ thuật gồm 3 chương, Chương 1 với tên gọi “Khúc nguyệt cầm củabiển” Hình tượng chủ đạo là ánh trăng huyền thoại Trăng có nhiều ý nghĩa trongtín ngưỡng phương Đông, là biểu tượng của chu kỳ thời gian, mùa màng trong vănhóa nông nghiệp Mặt trăng cũng gợi nhắc đến thủy triều – một hiện tượng thiênnhiên đặc biệt quan trọng với những cư dân vùng biển Mặt trăng còn đại diện vẻđẹp lãng mạn, huyền ảo của màn đêm Dưới ánh trăng, những truyền thuyết, huyềntích của lịch sử thành phố Hải Phòng sẽ được tái hiện Dưới ánh trăng, vẻ đẹp lãngmạn của một vùng biển mênh mang sóng nước, của vùng đảo ngọc cũng hiện lêntrong mối giao cảm của đất trời và tâm hồn con người.

Chương 2 với tên gọi “ Hải Phòng – Rạng rỡ tháng Năm” Chương 2 lấyhình tượng chủ đạo trong dàn dựng sân khấu là ngọn hải đăng với nhiều ý nghĩa vềlịch sử và thời đại Hải đăng Long Châu thường được gọi là “mắt ngọc LongChâu” – Cái tên này không chỉ gợi lên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của ngọn hảiđăng mà còn thể hiện vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn hàng hải Nơiđây được xem là tiền đồn canh trấn vào cửa biển Hải Phòng, giữ vai trò quan trọngtrong chiến lược biển đảo của nước ta Suốt hơn một thế kỷ kể từ năm 1894, hải

Trang 14

đăng Long Châu, ngọn hải đăng cổ xưa vẫn sừng sững giữa biển trời Cát Hải, soiđường cho hàng vạn tàu, thuyền xuôi ngược trên vùng biển vịnh Bắc Bộ và ngoàikhơi của Việt Nam Nằm giữa khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của đảoLong Châu, hải đăng Long Châu như một nét chấm phá nổi bật giữa biển trời, bấtchấp mọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, hiên ngang vượt qua sự mài mòn của thờigian, của hàng nghìn trận bão Dù ở thời chiến hay thời bình, ngọn đèn ấy và tìnhyêu quê hương của người Hải Phòng luôn bất biến, tỏa sáng, soi rọi những giá trịvẻ vang mà lớp lớp thế hệ người dân nơi đây kiến tạo, dựng xây Đó cũng là nguồnsáng chỉ lối cho cán bộ và nhân dân Hải Phòng tiến đến vinh quang, đạt đượcnhững thành tựu đáng nhớ trong năm 2024 và trong những hành trình phía trước.

Chương 3 với tên gọi “Hải Phòng – Bừng sáng miền Di sản”, hình tượngchủ đạo là mặt trời khát vọng Mặt trời là biểu tượng của sự sống, của nguồn sángvô tận, rực rỡ nhất, soi sáng cho nhân gian, thể hiện cho những khát vọng mãnh liệtcủa một thành phố trước bình minh mang vận hội, thời cơ mới với những địnhhướng, tầm nhìn chiến lược, mở ra một cánh cửa bước vào tương lai đầy hứa hẹncho thành phố Cảng Và ánh sáng đó sẽ bừng chiếu rực rỡ hòa chung sắc phượngthắm mang đến một tinh thần lạc quan tràn đầy khí thế để những người con củaHải Phòng cũng như những ai nặng lòng với mảnh đất này cùng chung tay kiếnthiết tạo dựng nên những thành quả tự hào cho nơi đây trên hành trình phát triểnphía trước.

Dàn nghệ sĩ tham gia đêm khai mạc cũng là một điểm nhấn không thể bỏqua, khi hội tụ các dàn nhạc, nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam hiện nay:Dàn nhạc dân tộc Việt Nam, Dàn kèn đồng Trung ương; các Nghệ sĩ nhân dân:Khánh Hòa, Thanh Lam; ca sĩ: Thu Phương, Tùng Dương, Phương Linh, PhạmThu Hà, Isacc, Hòa Minzy, Erik … và Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam,Đoàn múa HT, Vũ đoàn Mai Trắng, Câu lạc bộ Thiếu nhi Sao Tuổi thơ cùng gần

Trang 15

1.000 nghệ sĩ, diễn viên trình diễn trong một chương trình kéo dài 3 chương, cácnghệ sĩ hứa hẹn sẽ cống hiến hết mình để chào đón khán giả cùng bước vào mộtmùa lễ hội Hoa Phượng Đỏ thành công và nhiều dư âm [5]

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ không chỉ là dịp để tôn vinh vẻ đẹp của hoa phượngvà thành phố Hải Phòng, mà còn là cơ hội để quảng bá văn hóa, nghệ thuật và dulịch của thành phố Với nhiều hoạt động phong phú và đa dạng, lễ hội đã trở thànhmột sự kiện văn hóa quan trọng, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và dukhách trong và ngoài nước Lễ hội Hoa Phượng Đỏ đã, đang và sẽ tiếp tục gópphần nâng cao hình ảnh của Hải Phòng như một thành phố năng động, sáng tạo vàđậm đà bản sắc văn hóa.

Triển lãm nghệ thuật trong khuôn khổ lễ hội trưng bày các tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ, điêu khắc và nghệ thuật sắp đặt Chủ đề triển lãm thường xoay quanh hoa phượng, biển cả và con người Hải Phòng Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và sáng tạo không chỉ tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên mà còn phản ánh tinh thầnvà văn hóa đặc trưng của thành phố.

Sáng ngày 11/5, Bảo tàng Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Trưng bày “Bảo vật quốc gia – Sưu tập An Biên” Trưng bày giới thiệu đến công chúng 300 hiện vật trong sưu tập An Biên có niên đại từ Văn hóa Đông Sơn đến quốc gia Đại Việtthế kỷ 19, trong đó có 18 Bảo vật quốc gia của nhà sưu tập An Biên (Nhà sưu tập Trần Đình Thăng) và đặc biệt là Bộ Kim phẩm bằng vàng, bạc trong Thánh cung Đền Nghè được Bảo tàng Hải Phòng lưu giữ, bảo quản và tiếp nhận vào tháng 2/2024, lần đầu tiên được công bố và trưng bày tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 Đây là bộ hiện vật có ý nghĩa to lớn với người dân thành phố, gắn liền với tín ngưỡng thờ nữ tướng Lê Chân, người đặt nền móng hình thành nên thành phố Hải Phòng Đây là sự kiện quan trọng và ý nghĩa, góp phần khơi dậy và phát huy

Trang 16

những tiềm năng, những di sản quý giá đang ẩn chứa trên vùng đất nơi cửa biển để giới thiệu với bạn bè cả nước và quốc tế [6]

Các chương trình biểu diễn nghệ thuật tại lễ hội đa dạng từ nghệ thuật truyềnthống như múa rối nước, hát chèo, cải lương đến các thể loại nghệ thuật hiện đại như múa đương đại và âm nhạc điện tử Những tiết mục đặc sắc này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, thu hút sự chú ý của khán giả và mang lại những trải nghiệm văn hóa phong phú.

Hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024, Sở Văn hóa và thể thao tổ chức Chương trình Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử mở rộng “Hải Phòng – Miền di sản 2024” Liên hoan diễn ra từ 20h00’ - 21h00’ các ngày 9 và 10/5 tại quảng trường Nhà hát thành phố, với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ đến từ Đoàn Cải lương Hải Phòng, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Cải lương Hà Nội và Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang Ngay đêm Liên hoan đầu tiên, khán giả sẽ được thưởng thức các làn điệu ca ngợi quê hương, đất nước như: Phú lục lớp 1, Tây thi lớp 1, Dạ cổ hoài lang, hòa tấu dàn nhạc Lưu thủy trường, bài ca vọng cổ Dòng sông quê em, trích đoạn Cung phi Điểm Bích… do các nghệ sĩ Đoàn Cải lương Hải Phòng và các Đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan thể hiện [7]

Lễ hội còn tổ chức các cuộc thi và biểu diễn thể thao Sự tham gia nhiệt tình của người dân và du khách, cùng với các màn thi đấu gay cấn và hấp dẫn, làm chokhông khí lễ hội trở nên sôi động và đầy kịch tính.

Tối 17/5, tại quảng trường Nhà hát thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức giải Thể hình, Sport Physique Cúp Hoa Phượng Đỏ-Hải Phòng mở rộng năm2024 Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 5 năm 2024; kỷ niệm 69 năm ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2024) và hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ-Hải Phòng 2024; nhằm tiếp tục đẩy mạnh

Trang 17

Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn

2021-2030 và phát triển phong trào tập luyện và thi đấu môn Thể hình và Fitness [8]

Hội chợ thương mại trong lễ hội trưng bày và bán các sản phẩm đặc sản của Hải Phòng và các tỉnh thành khác Với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, hội chợ mang đến cơ hội mua sắm và trải nghiệm ẩm thực đa dạng Các sản phẩm đặc sắc tại hội chợ không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà còn góp phần quảng bá thương hiệu và sản phẩm địa phương

Chiều 17/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Tiệp, Sở Công Thương tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024 Đây là Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 5 năm 2024, Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 Hội chợ diễn ra trong 6 ngày,từ ngày 17/5 đến hết ngày 22/5/2024, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp Sự kiện này đã thu hút hơn 180 gian hàng của hơn 150 doanh nghiệp, trưng bày các sản phẩm đặc trưng vùng miền, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề, các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, đồ uống, hàng nông lâm thủy hải sản chế biến, thời trang may mặc, cùng với các gian hàng giới thiệu dịch vụ du lịch, bưu chính viễn thông, logistics, tài chính ngân hàng [9]

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ còn là dịp để giao lưu văn hóa với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật quốc tế Các buổi biểu diễn và chia sẻ về nghệ thuật, văn hóa của các nước góp phần làm phong phú thêm chương trình lễ hội và tạo cơ hội học hỏi, trao đổi văn hóa giữa các quốc gia.

Trang 18

Ngoài ra, lễ hội còn có các hoạt động giao lưu, trò chơi dân gian, hội thi văn nghệ quần chúng và các hoạt động tương tác khác với sự tham gia của người dân địa phương và du khách Những hoạt động này tạo ra sự gắn kết cộng đồng, mang lại không khí vui tươi, sôi động và cơ hội tham gia trực tiếp vào các hoạt động vănhóa.

Sau 10 năm tổ chức thành công lễ hội và trở thành dấu ấn đặc sắc, riêng biệtcủa thành phố Hải Phòng vào mỗi dịp tháng 5, năm 2024 là năm thứ 11 diễn ra lễhội và cũng là năm đầu tiên chương trình khai mạc ở một địa điểm mới với mộtchương trình nghệ thuật trên một sân khấu có quy mô hoành tráng nhất từ trướcđến nay.

Trang 19

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về thành phố Hải Phòng vàLễ hội Hoa Phượng Đỏ, một sự kiện văn hóa đặc sắc và quan trọng của thành phố.Hải Phòng, với lịch sử vinh quang kéo dài hàng ngàn năm, là nơi hội tụ hồn thiêngsông núi và kết tinh truyền thống Bạch Đằng Đây là thành phố của những conngười kiên cường, sáng tạo, yêu nước và luôn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, diễn ra vào tháng 5 hàng năm, không chỉ là dịp đểtôn vinh hoa phượng - biểu tượng của Hải Phòng, mà còn là cơ hội để quảng bávăn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển của thành phố đến bạn bè trong và ngoàinước Các hoạt động nghệ thuật, biểu diễn và triển lãm trong khuôn khổ lễ hội đãgóp phần nâng cao vị thế của Hải Phòng, thúc đẩy giao lưu văn hóa và hợp tácquốc tế, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế và du lịch địa phương.

Những thông tin này đã tạo nên một bức tranh toàn diện về Hải Phòng và lễhội Hoa Phượng Đỏ, khẳng định vai trò quan trọng của thành phố trong tiến trìnhdựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Trang 20

Liên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố khẳng định: “Là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa Việt Nam, Áo dài đã đi cùng lịch sử dân tộc từ hơn 2000 năm trước không chỉ đơn thuần là trang phục dân tộc mà còn chứa đựng bề dày lịch sử truyền thống, văn hóa và tinh thần dân tộc của người Việt Áo dài đượccoi như “quốc phục” của Việt Nam Bởi vậy, Áo dài đang trong hành trình để có một vị thế xứng đáng trong danh mục di sản văn hóa Việt Nam và xa hơn nữa là disản thế giới” [10]

Sáng ngày 19/5 tại Nhà Kèn – Vườn hoa Nguyễn Du, Sở Ngoại vụ thành phố đã tổ chức triển lãm sách và ảnh của các nước, địa phương nước ngoài có quanhệ hợp tác với thành phố Hải Phòng Tại Triển lãm diễn ra các hoạt động: Trưng

Trang 21

bày các ấn phẩm, ảnh giới thiệu về các nước, các địa phương có quan hệ hợp tác với Việt Nam và thành phố, thông qua Triển lãm, giúp người dân thành phố được hiểu hơn về đất nước, con người, văn hóa nước bạn qua những bức ảnh trưng bày sinh động Cùng với đó là Lễ trao Giấy thông báo đạt giải Cuộc thi trẻ em vẽ tranh do thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) tổ chức năm 2024 Cuộc thi này đã thu hút đến 1.000 tác phẩm dự thi từ trong và ngoài nước, trong đó có 400 tác phẩm từ các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Ba Lan, Belarus, Nga, Pháp…Kết qua, Ban Tổ chức đã lựa chọn trao 62 giải cho các tác giả quốc tế, trong đó Hải Phòng có 14 tác phẩm đạt giải gồm 01 giải Nhất, 07 giải Nhì và 06 giải Ba Các tácphẩm đạt giải sẽ được triển lãm tại Thư viện thành phố Ninh Ba vào tháng 6/2024 Nhân dịp này, Sở Ngoại vụ thành phố trao tặng một số đầu sách, truyện tranh Nhật Bản cho Trường THCS Hoàng Diệu nhằm khuyến khích hơn nữa tinh thần học tiếng Nhật [11]

Nhìn chung, các hoạt động nghệ thuật, biểu diễn và triển lãm trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Phượng Đỏ đã tạo ra một bức tranh văn hóa sống động và đầy màusắc, góp phần nâng cao vị thế của Hải Phòng trên bản đồ văn hóa, nghệ thuật của cả nước và quốc tế Những hoạt động này không chỉ là niềm tự hào của người dân Hải Phòng mà còn là điểm nhấn thu hút du khách, góp phần phát triển du lịch và kinh tế địa phương.

2.1.2 Hợp tác quốc tế

Giao lưu văn hóa và hợp tác quốc tế là một phần không thể thiếu trong việc phát triển và nâng cao vị thế của thành phố Hải Phòng thông qua các sự kiện văn hóa như Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Việc này không chỉ giúp quảng bá văn hóa địa phương mà còn mở ra những cơ hội hợp tác và phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Trang 22

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là dịp đặc biệt để Hải Phòng giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của mình Trong khuôn khổ lễ hội, thành phố thường tổ chức nhiều hoạt động văn hóa phong phú như biểu diễn nghệ thuật truyền thống, trưng bày triển lãm, và các buổi giao lưu văn hóa với sự tham gia củacác nghệ sĩ trong và ngoài nước Những chương trình biểu diễn này không chỉ mang đến cho khán giả những trải nghiệm nghệ thuật đa dạng mà còn tạo cơ hội cho các nghệ sĩ, diễn viên thể hiện tài năng và giao lưu, học hỏi lẫn nhau.

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ không chỉ là dịp để giao lưu văn hóa mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác như du lịch, kinh tế, và giáo dục Việc tổ chức các sự kiện hội thảo, tọa đàm trong khuôn khổ lễ hội là cơ hội đểcác doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác Những cuộc gặp gỡ này không chỉ giúp các bên hiểu rõ hơn về thị trường và tiềm năng hợp tác mà còn góp phần thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế địa phương.

Ngoài ra, lễ hội còn là dịp để thành phố Hải Phòng ký kết các thỏa thuận hợp tác với các đối tác quốc tế Những thỏa thuận này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực văn hóa mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Việc mở rộng hợp tác quốc tế giúp Hải Phòng tiếp cận với những kinh nghiệm, công nghệ và tri thức mới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Cùng trong khuôn khổ diễn ra Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024, lễ khởi công dựán Trường Quốc tế Singapor được diễn ra vào sáng ngày 05/4 với sự góp mặt của Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld – ông Ricky Tan cùng Phó chủ tịch – bà Carol Tan và Tổng giám đốc – Ông Stefan Tan Trường quốc tế Singapor Hải Phòng là tổ hợp giáo dục đào tạo liên cấp từ mầm non đến bậc THPT, dự kiến

Trang 23

sau khi hoàn thành sẽ là một trong những học xá lớn nhất của Tập đoàn tại Việt

Nam Phát biểu tại lễ khởi công, ông Ricky Tan chia sẻ: “ Lễ khởi công Trường Quốc tế Singapor ngày hôm nay đánh dấu cột mốc vô cùng quan trọng đối với Tậpđoàn Với cơ sở vật chất đẳng cấp thế giới và chương trình giảng dạy được quốc tế công nhận, chúng tôi tin rằng Trường sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển của thành phố Hải Phòng Chúng tôi đánh gia rất cao sự to lớn từ Ban lãnh đạp của thành phố và quận Lê Chân Trong tương lai, KinderWorld cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư và đóng góp vào sự phát triển lâu dài của Việt Nam” Ông Lê Khắc Nam – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết: “Để thực hiện mục tiêuphát triển, Thành phố Hải Phòng đã xác định giải pháp thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn, đầu tư xây dựng và phát triển các trường học chất lượng cao, chất lượng quốc tế, nhiều cấp học trên địa bàn thành phố; và sự kiện hôm nay là minh chứng rõ nét cho việc này Trường Quốc tế Singapor là truonegf quốc tế theo mô hình liên cấp đầu tiên ở thành phố Hải Phòng” [12]

Tóm lại, hợp tác quốc tế thông qua Lễ hội Hoa Phượng Đỏ không chỉ giúp quảng bá hình ảnh và giá trị văn hóa của Hải Phòng mà còn tạo ra những cơ hội hợp tác phát triển toàn diện Đây là chiến lược quan trọng để thành phố nâng cao vịthế trên trường quốc tế, thu hút sự quan tâm và đầu tư từ các đối tác, đồng thời gópphần vào sự phát triển bền vững và thịnh vượng của địa phương.

2.1.3 Hoạt động quảng bá và truyền thông

Quảng bá truyền thông là một yếu tố then chốt trong việc nâng cao nhận thức công chúng về Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, từ đó thúc đẩy sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và thu hút du khách Để phân tích hoạt động này, ta sẽ xem xét các phương tiện, chiến lược, và tác động của chúng trong việc quảng bá lễ hội.

Trang 24

Thứ nhất là về phương tiện truyền thông Phương tiện truyền thông hiện nay đóng vai trò then chốt trong việc quảng bá các sự kiện văn hóa, đặc biệt là các lễ hội lớn như Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, truyền thông trực tuyến đã trở thành phương tiện hàng đầu giúp lan tỏa thông tin nhanh chóng và rộng rãi. Các nền tảng như Facebook, Instagram, YouTube, và TikTok được sử dụng để chia sẻ thông tin, hình ảnh, và video về các hoạt động củalễ hội Mạng xã hội cho phép tiếp cận đến lượng lớn người dùng, đặc biệt là giới trẻ, giúp tăng tính lan tỏa của lễ hội.Trang web chính thức của lễ hội cung cấp thông tin chi tiết về lịch trình, địa điểm, các hoạt động và hướng dẫn cho du khách.Website cũng có thể bao gồm phần mua vé trực tuyến và các liên kết hữu ích khác.Các bài viết trên blog và diễn đàn cũng giúp tạo ra những cuộc thảo luận, đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm về lễ hội, góp phần tạo nên cộng đồng trực tuyến quan tâm

đến sự kiện Các bài viết và phóng sự trên báo in và báo điện tử cung cấp thông tin

chi tiết và phân tích sâu sắc về lễ hội Báo chí có uy tín đóng vai trò quan trọng

trong việc xây dựng hình ảnh tích cực của lễ hội Các chương trình truyền hình và

phát thanh giới thiệu về lễ hội, phỏng vấn các nghệ sĩ, nhà tổ chức và khách tham dự, giúp tiếp cận đối tượng khán giả rộng rãi và đa dạng.

Thứ hai, chiến lược quảng bá truyền thông cũng là yếu tố quan trọng để đảmbảo sự thành công của một sự kiện văn hóa lớn như Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Để đạthiệu quả cao, cần phải áp dụng một chiến lược quảng bá tích hợp bằng cách sử dụng kết hợp các phương tiện truyền thông trực tuyến và truyền thống để tạo nên một chiến dịch toàn diện, tiếp cận được mọi đối tượng khán giả Ngoài ra cần tạo nên các nội dung đa dạng, bao gồm bài viết, video, hình ảnh, infographic, và livestream để thu hút sự chú ý của công chúng Mời các nghệ sĩ, người nổi tiếng và những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội tham gia và quảng bá cho lễ hội, tạo sự quan tâm và thu hút sự chú ý của người hâm mộ Đưa tin và phóng sự

Trang 25

về lễ hội trên các kênh truyền thông quốc tế để quảng bá hình ảnh Hải Phòng ra thếgiới Mời các phóng viên, blogger và vlogger quốc tế đến tham dự và trải nghiệm lễ hội, từ đó viết bài và chia sẻ trên các nền tảng truyền thông của họ.

Các hoạt động quảng bá truyền thông được thực hiện nhằm tăng cường sự quan tâm của người dân và du khách đối với lễ hội, từ đó tăng số lượng người thamgia, tạo nên không khí phấn khởi và gắn kết cộng đồng, khuyến khích sự tham gia

tích cực của người dân địa phương vào các hoạt động lễ hội Các chiến dịch quảng

bá hiệu quả không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn quốc tế, góp phần tăng cường lượng khách du lịch đến Hải Phòng thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, lưu trú, ẩm thực và vận tải, phát triển kinh tế địa phương.Việc quảng bá truyền thông nhằm xây dựng thương hiệu mạnh mẽ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, làm cho lễ hội trở thành sự kiện văn hóa đặc trưng và uy tín của Hải Phòng Thông qua việcquảng bá hình ảnh lễ hội, Hải Phòng khẳng định vị thế là một trung tâm văn hóa, du lịch và kinh tế quan trọng của Việt Nam, nâng cao uy tín và hình ảnh của thành phố trên bản đồ quốc tế.

2.2 Tác động của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ đối với hình ảnh thành phố Hải Phòng

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, một sự kiện văn hóa đặc sắc của thành phố Hải Phòng, đã trở thành một biểu tượng gắn liền với hình ảnh và thương hiệu của thànhphố Việc tổ chức lễ hội này không chỉ mang lại niềm vui, sự gắn kết cho cộng đồng mà còn có những tác động sâu rộng đến hình ảnh và vị thế của Hải Phòng trong mắt du khách và bạn bè quốc tế.

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ giúp tăng cường sự nhận diện và củng cố thương hiệu của Hải Phòng Hình ảnh những con phố rực rỡ sắc đỏ của hoa phượng và các hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng tạo nên một dấu ấn mạnh mẽ, khiến du

Ngày đăng: 01/07/2024, 23:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh ùn tắc giao thông sau khi kết thúc đêm nghệ thuật - Hoạt Động văn hóa Đối ngoại của thành phố hải phòng qua tổ chức sự kiện Địa phương (trường hợp lễ hội hoa phượng Đỏ 2024)
nh ảnh ùn tắc giao thông sau khi kết thúc đêm nghệ thuật (Trang 50)
Hình ảnh rác thải bừa bãi sau buổi lễ - Hoạt Động văn hóa Đối ngoại của thành phố hải phòng qua tổ chức sự kiện Địa phương (trường hợp lễ hội hoa phượng Đỏ 2024)
nh ảnh rác thải bừa bãi sau buổi lễ (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w