1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 3 THEO MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO KĨ NĂNG

118 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bậc Tiểu học được xem là tiền đề quan trọng giúp học sinh bước đầu hình thành các kĩ năng căn bản, góp phần hình thành trí tuệ, nhân cách, quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, phát triển thể chất, … có ích cho tương lai của các em. Nền móng cơ bản này phải luôn được đổi mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đổi mới và phát triển giáo dục đang là vấn đề nhà nước, xã hội quan tâm. Để đáp ứng mong muốn này, bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành chương trình Giáo dục phổ thông (năm 2018) với mục đích phát triển toàn diện trí tuệ của mọi người dân Việt Nam. “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” – Điều 4, Luật GD 2019, Luật số 43/2019/QH14. Vì giáo dục là bước căn bản để đổi mới tư duy con người, tiền đề cho một đất nước ấm no, hạnh phúc. Trên thế giới, dạy học phát triển các năng lực đang là xu thế. Có thể nói, việc dạy học này giúp HS phát triển toàn diện các năng lực, phẩm chất của bản thân theo hướng tích cực nhất. Ở Việt Nam, mười năm trở lại đây, việc dạy học theo phát triển năng lực cũng đang dần phổ biến. Môn Tiếng Việt đáp ứng theo xu hướng cũng đã được đổi mới cách dạy, từ truyền thụ kiến thức một cách thụ động qua phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù (bao gồm năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ). Trong năng lực ngôn ngữ bao gồm bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc và viết. Trong đó, kĩ năng đọc có vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy phân tích, đánh giá của học sinh, giúp các em lĩnh hội được kiến thức và kĩ năng. Kĩ năng đọc là một “nhu cầu” cơ bản và đầu tiên đối với trẻ nhỏ.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

NGUYỄN PHƯỢNG OANH

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂUCHO HỌC SINH LỚP 3

THEO MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO KĨ NĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS TRỊNH THỊ HƯƠNG

Cần Thơ, tháng 5 năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂUCHO HỌC SINH LỚP 3

THEO MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO KĨ NĂNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: HỌ TÊN SINH VIÊN:

TS TRỊNH THỊ HƯƠNG NGUYỄN PHƯỢNG OANH MSSV: B1912496

Trang 3

Tiếp theo, em xin cám ơn quý thầy cô của trường, của khoa Sư Phạm, đặc biệt làthầy cô thuộc Bộ môn Giáo dục Tiểu học – Mầm non đã giúp đỡ, truyền đạt cho emnhững kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và giúp nuôi dưỡng tình yêu nghềgiáo trong em.

Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến bạn bè, gia đình đã ở bên giúp đỡ em trongquá trình thực hiện luận văn

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn khó tránh những sai sót Emrất mong thầy cô đóng góp ý kiến để đề tài của mình hoàn thiện hơn.

Kính chúc quý thầy cô gặp nhiều niềm vui, may mắn trong công việc và có thậtnhiều sức khỏe!

Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 08 tháng 5 năm 2022

Người thực hiện

Nguyễn Phượng Oanh

Trang 4

GV : Giáo viênSGK : Sách giáo khoaHS : Học sinh

PPDH : Phương pháp dạy học

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Định nghĩa về đọc của David Nunan (2003) 12

Hình 2.1 Mô hình chuyển giao kĩ năng theo Douglas Fisher 21

Hình 2.2 Tiến trình dạy đọc theo mô hình chuyển giao kĩ năng 22

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện mức độ KN dự đoán của HS trước TN 46

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện mức độ KN giải nghĩa từ theo ngữ cảnh của HS trước TN 47Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện mức độ KN suy luận của HS trước TN 47

Hình 3.4 Bài làm Phiếu dự đoán của TN1-01 trong bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” 49

Hình 3.5 Bài làm Phiếu học tập của HS TN2-01 trong bài “Ngày như thế nào là đẹp?” 54

Hình 3.6 Bài làm Phiếu học tập của HS TN2-02 trong bài “Ngày như thế nào là đẹp?” 54

Hình 3.7 Bài làm Phiếu cảm nghĩ của HS TN1-02 trong bài “Ngày như thế nào là đẹp?” 55

Hình 3.8 Bài làm Phiếu cảm nghĩ của HS TN1-03 trong bài “Ngày như thế nào là đẹp?” 55

Hình 3.9 Bài làm Phiếu cảm nghĩ của HS TN1-04 trong bài “Ngày như thế nào là đẹp?” 55

Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện mức độ KN dự đoán của HS sau TN 57

Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện mức độ KN giải nghĩa từ theo ngữ cảnh của HS sau TN 57

Hình 3.12 Biểu đồ thể hiện mức độ KN suy luận của HS sau TN 58

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Đóng góp mới của đề tài 4

8 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1.1 Những nghiên cứu về phát triển kĩ năng đọc hiểu 5

1.1.2 Những nghiên cứu về mô hình chuyển giao kĩ năng 9

1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN 11

1.2.1 Khát quát kĩ năng đọc hiểu 11

1.2.3 Mô hình chuyển giao kĩ năng trong việc dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Tiểu học ở Việt Nam 14

1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN 15

1.3.1 Chương trình sách giáo khoa và dạy đọc cho học sinh lớp 3 15

1.3.2 Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh Tiểu học 16

TIỂU KẾT CHƯƠNG I 18

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO KĨ NĂNG VÀO DẠY ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 3 19

2.1 NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO KĨ NĂNG TRONG DẠY ĐỌC HIỂU 19

2.1.1 Bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình phổ thông mới 2018 19

Trang 7

2.1.4 Đánh giá và hỗ trợ học sinh trong suốt tiến trình dạy 21

2.2 TIẾN TRÌNH DẠY KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 3 THEO MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO KĨ NĂNG 21

2.2.1 Giáo viên làm mẫu 23

2.2.2 Giáo viên hướng dẫn 25

3.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI 43

3.3 NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC NGHIỆM 43

3.4 CÁC BƯỚC TRONG TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM 44

3.5 KHẢO SÁT TRƯỚC THỰC NGHIỆM 44

3.5.1 Thời gian và số lượng bài kiểm tra 44

3.5.2 Mô tả đề khảo sát 44

3.5.3 Tiêu chí đánh giá kết quả kĩ năng đọc hiểu văn bản 44

3.6 KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC THỰC NGHIỆM 45

3.7 QUÁ TRÌNH DẠY THỰC NGHIỆM 48

3.7.1 Học sinh làm quen với mô hình chuyển giao kĩ năng 48

3.7.2 Kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm 52

3.8 KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU THỰC NGHIỆM 55

Trang 8

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Bậc Tiểu học được xem là tiền đề quan trọng giúp học sinh bước đầu hìnhthành các kĩ năng căn bản, góp phần hình thành trí tuệ, nhân cách, quan niệm về đạođức, thẩm mỹ, phát triển thể chất, … có ích cho tương lai của các em Nền móng cơbản này phải luôn được đổi mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội Đổi mới và phát triểngiáo dục đang là vấn đề nhà nước, xã hội quan tâm Để đáp ứng mong muốn này, bộGiáo dục và đào tạo đã ban hành chương trình Giáo dục phổ thông (năm 2018) vớimục đích phát triển toàn diện trí tuệ của mọi người dân Việt Nam “Phát triển giáo dục

là quốc sách hàng đầu” – Điều 4, Luật GD 2019, Luật số 43/2019/QH14 Vì giáo dục

là bước căn bản để đổi mới tư duy con người, tiền đề cho một đất nước ấm no, hạnhphúc.

Trên thế giới, dạy học phát triển các năng lực đang là xu thế Có thể nói, việcdạy học này giúp HS phát triển toàn diện các năng lực, phẩm chất của bản thân theohướng tích cực nhất Ở Việt Nam, mười năm trở lại đây, việc dạy học theo phát triểnnăng lực cũng đang dần phổ biến Môn Tiếng Việt đáp ứng theo xu hướng cũng đãđược đổi mới cách dạy, từ truyền thụ kiến thức một cách thụ động qua phát triển nănglực chung và năng lực đặc thù (bao gồm năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ).Trong năng lực ngôn ngữ bao gồm bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc và viết Trong đó, kĩnăng đọc có vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy phân tích, đánh giá củahọc sinh, giúp các em lĩnh hội được kiến thức và kĩ năng Kĩ năng đọc là một “nhucầu” cơ bản và đầu tiên đối với trẻ nhỏ.

Tổng thống người Mỹ Barack Obama đã từng nói "Việc đọc rất quan trọng Nếubạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn” Việc đọc rất quan trọng với mỗi cá

thể, biết đọc con người dần biết cách tiếp nhận, tìm hiểu và đánh giá cuộc sống Đặcbiệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì đọc càng quan trọng vì ngườiđọc sẽ dụng các nguồn thông tin hữu ích thông qua việc đọc Vậy dạy cho HS đọc nhưthế nào là đúng để “cả thế giới” mở ra cho các em? Tuy chương trình Giáo dục phổthông 2018 đã được ban hành, các phương pháp dạy học càng được phổ biến nhưng

Trang 9

Tập đọc trở nên gần gũi, tối ưu nhất với học sinh Đặc biệt là HS lớp 3 – giai đoạn đổimới các bài tập đọc kết hợp những câu chuyện đời sống thường nhật, cung cấp cho HSnhững hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người.

Để đáp ứng các yêu cầu trên, GV phải biết đổi mới trong cách dạy để phát triểnđầy đủ các năng lực, phẩm chất cho HS Việc tổ chức tiến trình dạy học một cách hiệuquả phải có sự phối hợp của các PPDH như: dạy theo góc, dạy theo dự án, dạy theonhóm, dạy sắm vai, … đồng thời áp dụng đúng lúc các kĩ thuật dạy học mới như: khăntrải bàn, bể cá, KWL, … Ngoài ra, các mô hình dạy học như: Mô hình dạy học kếthợp, mô hình đảo ngược, STEM, đều góp phần giúp tiết học trở nên thú vị với HS.Việc chọn mô hình nào để có thể dạy HS cách đọc là điều mà mỗi GV cần quan tâm vàtìm hiểu.

Theo các nghiên cứu về mô hình chuyển giao kĩ năng, mô hình hoàn toàn phùhợp trong việc dạy học phát triển kĩ năng đọc hiểu Ở giai đoạn đầu của mô hình giáoviên có trách nhiệm làm mẫu, đóng vai trò lớn ở đầu tiết khá phù hợp với hình thứcdạy đọc hiểu ở Việt Nam Với mục đích cuối cùng là giao toàn bộ vai trò của GV sangHS phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Xuất phát từ thực tế, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển kĩ năng đọc hiểu cho học

sinh lớp 3 theo mô hình chuyển giao kĩ năng” để tìm hiểu và nghiên cứu cho đề tài

luận văn cuối khóa của mình.

2 Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu: Phát triển kĩ năng đọc hiểu cho HS lớp 3.

2.2 Câu hỏi nghiên cứu: Kĩ năng đọc hiểu của HS lớp 3 thay đổi như thế nàokhi vận dụng mô hình chuyển giao kĩ năng vào dạy đọc hiểu?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Kĩ năng đọc hiểu ở tiểu học.

- Đối tượng nghiên cứu: Mô hình chuyển giao kĩ năng trong phát triển kĩ năng

đọc hiểu cho HS lớp 3.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 10

- Môn thực nghiệm: Môn Tiếng Việt lớp 3, Tập đọc.

- Đối tượng điều tra: HS trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cần Thơ Thời

gian: học kỳ II năm học 2022 – 2023.

- Đối tượng thực nghiệm: HS lớp 3 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cần

Thơ Thời gian: học kỳ II năm học 2022 – 2023.

4 Giả thuyết khoa học

Nếu GV thiết kế và vận dụng mô hình chuyển giao kĩ năng một cách hợp lý vàodạy đọc hiểu cho HS lớp 3 thì sẽ góp phần hình thành và phát triển kĩ năng đọc hiểucho HS.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết về kĩ năng đọc hiểu của HS Tiểu học.

Nghiên cứu về nội dung, chương trình môn Tiếng Việt, dạy đọc ở lớp 3.

Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến dạy học theo mô hình chuyển giao kĩnăng.

Tiến hành khảo sát ở trường Tiểu học để kiểm chứng, đánh giá thực trạng kĩnăng đọc hiểu của HS lớp 3.

Đề xuất cách vận dụng mô hình chuyển giao kĩ năng vào dạy đọc cho HS lớp

3

Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi.

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã thực hiện các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu, nghiên cứu một số văn bản, tài

liệu, sách báo khoa học, luận văn - luận án có liên quan đến nội dung nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích kết quả khảo sát, ghi chép lại

kết quả từ đó suy ra phương án hiệu quả để áp dụng mô hình chuyển giao kĩ năng nângcao năng lực đọc cho HS.

Trang 11

- Phương pháp thống kê: Thống kê lại số liệu kết quả khảo sát khi hoàn thành.

7 Đóng góp mới của đề tài

- Về mặt lí luận:

+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận của dạy kĩ năng đọc hiểu ở HS lớp 3.

+ Góp phần củng cố thêm một số mảng lý thuyết về khái niệm, đặc điểm củadạy học tích cực, cũng như đóng góp thêm vào lý thuyết liên quan đến mô hình chuyểngiao kĩ năng rèn kĩ năng đọc hiểu và tâm lý HS Tiểu học.

+ Tiến trình dạy theo mô hình chuyển giao kĩ năng cho GV.- Về mặt thực tiễn:

+ Thiết kế và vận dụng mô hình chuyển giao kĩ năng trong dạy đọc một cách cóchủ đích, sáng tạo.

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

Chương 2: Vận dụng mô hình chuyển giao kĩ năng vào dạy đọc hiểu cho học sinhlớp 3

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 12

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Những nghiên cứu về phát triển kĩ năng đọc hiểu

Theo những nghiên cứu trong nước và ngoài nước, đọc hiểu được xem là kĩ năngđóng vai trò to lớn trong việc tiếp thu văn bản và là cầu nối để học tốt các kĩ năng cònlại Kĩ năng đọc hiểu là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài

Theo Susan Dymock (2007) cấu trúc của văn bản ảnh hưởng đến quá trình dạy kĩ

năng đọc hiểu cho HS Trước đó, Schmitt và O’Brien (1986) đã cho rằng “Cấu trúcvăn bản cung cấp cho GV một khuôn khổ để tổ chức tiết dạy, giúp trẻ tương tác vớivăn bản nhiều hơn” (phần 5) Theo cả hai tác giả, HS nên được dạy cách nắm được

thời gian, cấu trúc của văn bản sau đó đến nội dung văn bản (nhân vật đó là chính hayphụ; ngoại hình, tính cách nhân vật; vấn đề trong văn bản; thông điệp từ văn bản; …).

GV cũng được khuyến khích nên hỏi HS “em hiểu văn bản như thế nào?” hay “tạisao nhân vật lại hành động như vậy?” và GV nên hướng dẫn HS đánh dấu hoặc ghi lại

những chi tiết, hành động của nhân vật, sự kiện có trong VB Susan Dymock đã minhhọa như sau: VB có nhân vật được chia bảng theo tên, vóc dáng, cử chỉ và hành độngcủa nhân vật đó; VB có nhiều vấn đề thì được phân ra từng loại và ghi lại cách mà vấnđề ấy được giải quyết trong VB;…việc ghi chú lại không chỉ giúp HS nắm kĩ VB màcòn giúp các em ghi nhớ một cách chính xác cốt truyện.

Timothy Shanahan et al (2010) đã nhấn mạnh muốn dạy kĩ năng đọc hiểu choHS cần thông qua 5 bước: (1) hướng dẫn HS cách đọc văn bản, (2) dạy HS xác định vànắm cấu trúc văn bản, (3) hướng dẫn HS tập trung giải nghĩa văn bản, (4) chọn vănbản đúng mục đích đọc, (5) thiết lập ngữ cảnh để dạy đọc Thông qua 5 bước trên,nhóm tác giả cho rằng việc HS biết cách đọc là điều quan trọng nhất khi dạy kĩ năngđọc hiểu cho trẻ.

Nhóm tác giả Jane Oak Hill, Kate Cain, Carsten Elbro (Jane et al., 2014) chỉ rarằng mục đích cuối cùng của việc đọc là để hiểu những gì chúng ta đã đọc và vận dụng

Trang 13

các khía cạnh khác trong cuộc sống từ mức độ dễ đến phức tạp Tác giả bày tỏ quanđiểm cá nhân rằng đọc một VB không nên xem là một phân môn, bản thân nó là một kĩnăng quan trọng cần được rèn dũa và nhiệm vụ của nó là phục vụ cho người học suốtđời

Năm 2016, Islamic Azad và Abbas Pourhosein Gilakjani đã cho rằng có 3 loại lýthuyết cốt lõi để dạy khả năng cảm thụ văn bản cho HS: tinh thần của người đọc, nắmnội dung văn bản và cuối cùng là quá trình nhận thức của cá thể Qua đó, tác giả đãgiới thiệu một số cách giúp kĩ năng đọc của trẻ được cải thiện: (1) Sử dụng kiến thứcnền, (2) Đặt câu hỏi, (3) Tham khảo các tài liệu khác, (4) Dự đoán nội dung, (5) Tổng

kết, (6) Hình dung, (7) Quan sát toàn diện Với tác giả “Người đọc phải thật linh hoạttrong việc thay đổi cách đọc hiểu văn bản của mình, liên tục thử và áp dụng linh hoạtcách đọc cho từng kiểu văn bản khác nhau” Đối với đối tượng HS Tiểu học, người

linh hoạt thay đổi cách đọc hiểu VB cho các em chính là GV

Theo Md Mulhul Amin (2019), kĩ năng đọc hiểu VB đơn giản là hiểu mục đíchvà điều tác giả muốn gửi gắm qua bài đọc Với tác giả, đọc mang trong nó một vỏ bọchai lớp: một lớp chúng ta có thể thấy thông qua nội dung, lớp còn lại chúng ta khôngthể thấy mà phải cảm nhận bằng tất cả các giác quan Vì vậy, HS nên được dạy cáchlàm sao để hiểu lớp vỏ bọc thứ hai Trong bài viết, tác giả đã gợi ý một số cách để dạykĩ năng đọc cho HS như: (1) Dự đoán trước nội dung sắp đọc, (2) Mường tượng ra nộidung của bài đọc, (3) Tạo sự liên kết giữa nội dung đang đọc và kiến thức nền, (4)Tổng hợp những gì vừa được đọc, (5) Đặt câu hỏi về nội dung vừa đọc, (6) Suy ra nộidung chính và điều mà tác giả nhắn gửi qua bài đọc

Ở trong nước, thực tế cho thấy GV đa số vẫn đi theo kiểu dạy học cũ, ngại đổimới, áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới giúp tối ưu hóa tiết dạy cho đếnkhi Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (The Programme for International Student

Assessment) lan rộng đến Việt Nam những năm 2001 cho đến nay, thì khái niệm dạy

học phát triển năng lực, tiếp cận năng lực HS, mới được chú ý và giáo dục cũngđang dần chuyển hướng theo xu hướng mới của Thế giới Đáp ứng sự chuyển mình ấy,dạy học phát triển năng lực cho HS được các nhà nghiên cứu ở trong nước chú ý vàcác sản phẩm nghiên cứu về cách dạy học đổi mới cho HS cũng được ra đời nhưnghiên cứu của Lê Phương Nga, Nguyễn Thị Hạnh, Bùi Mạnh Hùng, Nguyễn Trí,Nguyễn Minh Thuyết, …

Trang 14

Trong nghiên cứu về đọc, tác giả Phạm Thị Thu Hương (2012) đã đưa ra một sốcách dạy đọc mới mẻ cho HS phổ thông như: ghi chú và đánh dấu bên lề, hệ thống câuhỏi kết nối, đọc suy luận, hỏi – đáp, cuốn phim trí óc, … nhằm hỗ trợ tích cực cho HStrong quá trình các em đọc hiểu VB Với cách dạy học thú vị này, GV Tiểu học có thểáp dụng cho HS đọc VB, không chỉ giúp các em tiếp cận VB với cái nhìn khác mà còngiúp phát triển kĩ năng đọc của HS

Tác giả Lê Phương Nga (2013) đã cho rằng kĩ năng đọc hiểu là kĩ năng phức tạpvà đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài Tác giả cũng đã chia kĩ năng đọc thành bagiai đoạn: (1) phân tích; (2) tổng hợp; (3) giai đoạn tự động hóa Với Lê Phương Nga,việc dạy kĩ năng đọc hiểu là quá trình đòi hỏi GV phải thật sự kiên nhẫn trong khi dạy.Hai hình thức trong phân môn Tập đọc là đọc thành tiếng và đọc thầm gắn bó chặt chẽvới nhau GV có thể chia tiết Tập đọc thành hai phần: tổ chức dạy học thành tiếng choHS và tổ chức dạy đọc thầm Hai phần này cộng tác với nhau để đạt được mục đíchcuối cùng của đọc – lĩnh hội nội dung VB

Theo tác giả Trịnh Cam Ly (2011), rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS Tiểu học trảiqua ba cấp độ: (1) đọc đúng; (2) đọc diễn cảm; (3) đọc sáng tạo Hai mức độ đầu rấtquen thuộc với tiết Tập đọc ở Tiểu học, với mức độ cuối khá mới lạ và có thể gây khókhăn cho GV trong việc dạy đọc cho trẻ Tuy vậy, ở mức độ Đọc sáng tạo này sẽ giúpHS liên hệ nội dung đã đọc với nội dung đang đọc và nội dung sẽ đọc Với tác giả, đọcsáng tạo kích thích tư duy sáng tạo, liên tưởng, tưởng tượng của trẻ

Các phương pháp, kĩ thuật là phương tiện giúp GV đổi mới được cách giảng dạyvà giúp HS tiếp cận với nội dung bài đọc hiệu quả Với Nguyễn Thị Ly Kha (2015) sơđồ là một kĩ thuật hiệu quả trong việc giảng dạy kĩ năng đọc hiểu cho HS Tiểu học.Với tác giả, GV chỉ sử dụng sơ đồ khi giảng dạy các môn Tự nhiên và xã hội, Lịch sử,Địa lí, Khoa học nhưng đối với dạy học Tập đọc vẫn còn xa lạ và chưa được áp dụngnhiều Khi sử dụng sơ đồ không chỉ là cách thao tác vẽ, viết đơn giản mà còn lại sựtích hợp giữa các hoạt động giúp HS rèn luyện các kĩ năng hiểu nghĩa từ ngữ, kĩ năngnhận diện tình tiết, kĩ năng nắm các ý vào sắp xếp thành dàn ý, Có nhiều loại sơ đồđể GV tham khảo như: bản đồ tư duy, sơ đồ cốt truyện (Plot Diagram), bảng biểu(Graphic), sơ đồ Venn, sơ đồ vòng tròn trung tâm, sơ đồ cành cây, sơ đồ nhện, Tác

Trang 15

hợp với các em, nếu cho HS được tham gia vào quá trình tóm tắt bằng sơ đồ, sự hứngthú của các em sẽ được tăng cao và tiết học sẽ trở nên thú vị

Tác giả Nguyễn Thu Hương (2016) cho rằng trong khuôn khổ xây dựng mô hìnhdạy đọc ở tiểu học theo cách tiếp cận năng lực cho rằng thiết kế bài dạy là chìa khóachính dẫn đến hiệu quả trong việc phát triển kĩ năng đọc hiểu cho HS Theo bài viết,chuỗi các hoạt động học tập trong kế hoạch bài dạy phải được tổ chức thành ba giaiđoạn: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc Mỗi giai đoạn trong kế hoạch đều cómục đích, tác dụng và hiệu quả khác nhau cùng đóng góp cho tiến trình HS hoạt động,hoàn thành các nhiệm vụ học tập đã được đề ra Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh việcsử dụng các phương pháp dạy học như thế nào cho phù hợp: Phương pháp dạy học tậptrung nhằm tạo môi trường thân thiện, giúp HS hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình đọchiểu văn bản; phương pháp hội thoại giúp phát triển khả năng tư duy và giao tiếp xãhội cho HS

Với Nguyễn Văn Bản và Nguyễn Thị Hồng Vân (2018) các biện pháp giúp họcsinh rèn kĩ năng đọc thầm, đọc hiểu văn bản: luyện khả năng tập trung chú ý trong khiđọc thầm, luyện tốc độ đọc thầm, luyện kĩ năng nhận biết và nắm bắt thông tin của vănbản Đồng thời tác giả còn đề cập đến việc rèn kĩ năng đọc hiểu VB nên được rèn theoquan điểm giao tiếp của HS, nghĩa là, HS không chỉ đọc đúng mà còn phải đọc hay,biết phân tích cách đọc, Trong nghiên cứu chú ý việc đọc theo quan điểm giao tiếphay rèn kĩ năng đọc thầm phải dựa vào hình thức thể loại và đặc trưng ngôn ngữ củavăn bản đọc Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu rèn kĩ năng đọc cho HS, việc chú ý cho cácem về đặc điểm của thể loại đặc biệt quan trọng.

Nhìn chung, có rất nhiều nghiên cứu về việc dạy học phát triển kĩ năng đọc hiểucho HS Tiểu học ở Việt Nam Các phương pháp, kĩ thuật là hai phương tiện đượcnghiên cứu và nhắc đến nhiều nhất khi thay đổi cách dạy tiếp cận các năng lực, phẩmchất cho HS Tuy vậy, các nghiên cứu chỉ ra việc áp dụng các phương tiện như thế nàonếu trong một mô hình dạy học cụ thể vẫn còn hạn chế Do đó, trong nghiên cứu này,chúng tôi sẽ đi vào một mặt kế thừa các công trình trên, mặt khác chúng tôi sẽ đưa ramột mô hình giảng dạy mới và cách để áp dụng các phương tiện trên vào mô hình

Trang 16

1.1.2 Những nghiên cứu về mô hình chuyển giao kĩ năng

Nói đến các mô hình dạy học có rất nhiều mô hình đã và đang được áp dụngnhằm mục đích rèn luyện và phát triển kĩ năng đọc ở HS như: Mô hình dựa trên sự

phản hồi của người học (Response based approach to reading literature) của Langer(1990), mô hình dạy học tương tác (An Interactive Model) của Emerald Dechant(1991) hay mô hình nhận thức (A Cognitive Model) của HJ Sheng (2000), Điểm

chung của mọi mô hình dạy học hiện nay là đều cho rằng khi rèn HS kĩ năng đọc thìGV nên hướng dẫn cách đọc và hiểu VB, sau đó chuyển dịch dần vai trò từ GV sangHS và cuối cùng là HS có thể nắm bắt được VB và ứng dụng kiến thức thu nhận đượcvào những mục đích học tập khác nhau và trong đời sống hàng ngày.

Mô hình chuyển giao kĩ năng hay còn gọi là mô hình giảm dần trách nhiệm

(Gradual release of responsibility model) lần đầu xuất hiện trong lý thuyết hỗ

trợ của Pearson and Gallager (1983) phát triển sau đó được chỉnh sửa lại và đượcPearson và Fielding công bố năm 1991 Mô hình được phát triển rộng rãi và được sửdụng trong giảng dạy nhiều môn như Toán học, Khoa học, Vật lý, Mô hình được sửdụng trong các phân môn bởi tính chất tối ưu của nó, GV sẽ là người chỉ dẫn bướcđầu giúp HS hiểu ra những ý chính của vấn đề, qua đó giảm dần trách nhiệm và cuốicùng HS là người sẽ tiếp nhận được và giải quyết được vấn đề đó mà không cần đến sựhỗ trợ từ GV Cũng đã có những nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau chỉ ra rằng kĩnăng đọc hiểu là phù hợp với mô hình trên.

Nhóm tác giả Duke và Pearson (2008) đã nhấn mạnh mô hình dạy học chuyểngiao kĩ năng đã hiệu quả thế nào trong việc hỗ trợ phát triển kĩ năng đọc độclập ở người học Nhóm tác giả đã dựa trên cơ sở nghiên cứu và phân tích cáchmà nhiều người thành thạo trong việc đọc VB đã làm, trong đó đặc biệt nhấnmạnh đến mô hình chuyển giao kĩ năng Trong mô hình này các tác giả cho rằngsự kiểm soát, đặt câu hỏi và tóm tắt là chiến thuật dạy đọc hiệu quả Duke và Pearsonquan niệm người đọc tốt là người giỏi trong việc kiểm soát những gì mình đangđọc, tìm ra cách diễn đạt phù hợp với ngữ cảnh mình đang đọc; song song đó, ngườiđọc phải thường xuyên đọc câu hỏi trong quá trình đọc VB, phân tích, suyngẫm để giải quyết câu hỏi do mình đưa sau khi kết thúc quá trình đọc; và cuối cùng là

Trang 17

Tác giả Douglas Fisher (2008) đã đưa ra bốn giai đoạn dạy tương tác theo môhình chuyển giao kĩ năng Giai đoạn đầu, tập trung vào nội dung đang đọc: Cho phépGV làm mẫu về suy nghĩ lẫn thông hiểu nội dung VB, hỗ trợ và kích hoạt kiến thứcnền cho HS Giai đoạn thứ hai, GV hướng dẫn: Trong thời gian hướng dẫn, HS thườngxuyên nhắc nhở, đặt câu hỏi, …giúp HS tiếp cận được nội dung của VB đang đọc (GVcó thể chia nhóm để trẻ đọc tốt hơn) Giai đoạn thứ ba, học tập hợp tác: Để củng cố sựhiểu biết của trẻ về nội dung bài đọc, các em cần cơ hội để giải quyết vấn đề, trao đổi,thảo luận với bạn cùng nhóm Đây là giai đoạn quan trọng vì HS phải sử dụng ngônngữ, kiến thức của mình có để suy ngẫm về bài đọc Giai đoạn cuối cùng, học độc lập:HS tự thực hiện lại việc đọc VB mà không có sự hướng dẫn hay trao đổi với các bạnkhác; làm như vậy, trẻ sẽ tổng hợp được thông tin, chuyển đổi ý tưởng và củng cố sựhiểu biết bản thân.

Nhóm tác giả Lin, Nina Chiulan và Hsiao-fang Cheng (2010) đã thực hiện khảosát dạy cho HS kĩ năng đọc hiểu thông qua bốn giai đoạn của Douglas Fisher đã nêutrong nghiên cứu của mình Nhóm tác giả nhận thấy Mô hình chuyển giao kĩ năng làmột mô hình giảng dạy hiệu quả để cải thiện kĩ năng đọc hiểu của HS GV cần có sựkiên nhẫn, hướng dẫn kĩ lưỡng và cho HS có cơ hội thực hành nhiều lần để các em tìmra lỗi sai và cải thiện chúng Quan trọng hơn hết, mô hình chuyển giao kĩ năng hoàntoàn không có ranh giới, HS sẽ phải làm đi làm lại từng giai đoạn trên cho đến khi cácem thông thạo hoàn toàn kĩ năng đọc hiểu VB

Cùng với suy nghĩ trên, McVee, Mary B (2019) cùng với cộng sự nhận định rằng

“Chúng ta phải biết những gì HS biết (và cũng phải biết) để trẻ duy trì học tập và độclập” Theo các tác giả, mô hình chuyển giao kĩ năng hoàn toàn phụ thuộc vào cách GV

giảng dạy cho HS, GV phải là người lên kế hoạch, nắm rõ khả năng của từng cá thểtrong lớp, như vậy mô hình sẽ phát huy hết tác dụng của nó Nhóm tác giả còn rút ranhững sai lầm trong việc áp dụng mô hình không đúng trình tự hoặc những GV còn cócái nhìn quan ngại về việc nên áp dụng mô hình trong giảng dạy kĩ năng đọc cho trẻ Ởchương cuối của sách, gồm 14 trang nói về các sai lầm và cách khắc phục trong việcáp dụng mô hình Có thể thấy, tác giả hoàn toàn tin tưởng vào những lợi ích mà môhình mang lại và khuyến khích GV nên một lần trải nghiệm trong việc giảng dạy củamình

Trang 18

Ở Việt Nam mô hình cũng đã bắt đầu được chú ý đến, điển hình là tác giả TrịnhThị Hương (2019) trong nghiên cứu về dạy đọc cho HS Tiểu học đã giới thiệu kháiquát về mô hình này và cách áp dụng phương pháp giảng dạy hội thoại theo mô hình.Theo tác giả, mô hình chuyển giao kĩ năng nên được chuyển giao từ từ và có mục đíchvề việc nhận thức, chuyển từ trách nhiệm của GV sang HS và tham gia cùng HS nhằmhỗ trợ HS tự thực hành và áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào tình huống mới – mụcđích quan trọng trong việc giảng dạy cho HS Khi kết hợp phương pháp hội thoại vàodạy đọc hiểu, HS sẽ được thực hành theo nhóm dựa trên các chuỗi hội thoại Bài viếtcòn đưa ra gợi ý tổ chức dạy đọc cho HS tiểu học bằng phương pháp hội thoại dựatheo mô hình giúp phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học và GV được thỏa sức sángtạo trong giảng dạy.

Nhìn chung, có nhiều nghiên cứu về mô hình chuyển giao kĩ năng ở ngoài nước.Các nghiên cứu đều nhấn mạnh tính hiệu quả và tối ưu của việc giảng dạy theo môhình Mô hình chuyển giao kĩ năng được xem là khá phổ biến ở nước ngoài, tuy nhiênở nước ta vẫn còn hạn chế vì không có nhiều nghiên cứu về mô hình này khi áp dụngvào dạy đọc hiểu cho HS Do đó, ở nghiên cứu này chúng tôi sẽ mang đến cái nhìnkhách quan về mô hình chuyển giao kĩ năng thông qua tiến trình giảng dạy và một sốkế hoạch bài dạy được thiết kế dựa theo mô hình

1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.2.1 Khát quát kĩ năng đọc hiểu

Kĩ năng là gì? Theo Từ điển Tiếng Việt, kĩ năng là khả năng vận dụng nhữngkiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế

Theo M.R Lơvôp (1988) – Cẩm nang dạy học tiếng Nga: Đọc là một dạng lời

nói, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó(hoạt động đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ dạng thức viết thành cácđơn vị nghĩa không có âm thanh (hoạt động đọc thầm) (dẫn theo Lê Phương Nga –

Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học I).

Trang 19

Hình 1.1 Định nghĩa về đọc của David Nunan (2003)

Theo Định nghĩa về đọc của David Nunan (2003) cho rằng: Đọc là một quá trình

trôi chảy của người đọc kết hợp với nội dung từ văn bản và kiến thức nền tảng củachính họ để lĩnh hội thông tin từ văn bản

Từ đây, có thể hiểu kĩ năng đọc hiểu là quá trình tiếp nhận dạng thức chữ viếtcủa từ kết hợp với kiến thức nền tảng để thông hiểu những gì vừa đọc.

1.2.1.1 Biểu hiệu của kĩ năng đọc hiểu

Thông qua CT GDPT 2018 môn Ngữ Văn về năng lực ngôn ngữ và các yêu cầuvề năng lực ngôn ngữ của từng lớp học, chúng ta có thể thấy đối với năng lực ngônngữ đặc biệt là kĩ năng đọc hiểu VB của HS biểu hiện ở chỗ:

- Đọc đúng, trôi chảy, diễn cảm VB: HS đọc đúng nội dung VB, sau đó dần dầnđọc trôi chảy mà không cần đánh vần từng chữ và cuối cùng là đọc diễn cảm VB, HSđặt cảm xúc của mình vào chính tác phẩm giúp việc tiếp nhận thông tin trở nên sốngđộng và thu hút hơn.

- Hiểu và biểu đạt được nội dung VB: Có khả năng trình bày, diễn giải suy nghĩcủa mình đối với nội dung, nhân vật trong VB HS biết chia sẻ cảm xúc, thể hiện tháiđộ của mình đối với tác phẩm vừa được tiếp nhận.

Trôi chảyCách thức

Văn bảnĐộc giả

Trang 20

1.2.1.2 Yêu cầu cần đạt của kĩ năng đọc hiểu

Yêu cầu cần đạt của năng lực ngôn ngữ đối với các cấp được quy định cụ thể ởCT GDPT môn Ngữ Văn Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ cấp tiểu học (đặc biệtlà kĩ năng đọc hiểu) bao gồm:

Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của vănbản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủđề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.

Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọchiểu Đối với học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2), chú trọng cả yêu cầu đọc đúngvới tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản Đối với học sinh lớp 3,lớp 4 và lớp 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề,hiểu bài học rút ra được từ văn bản Đọc hiểu hình thức thể hiện qua đặc điểm các kiểuvăn bản và thể loại, ngôn ngữ biểu đạt, Liên hệ, so sánh giữa các VB, kết nối VBvới bối cảnh lịch sử văn hóa, xã hội, kết nối VB với trả nghiệm cá nhân, Đọc mởrộng, học thuộc lòng một số đoạn, VB văn học chọn lọc

1.2.1.3 Các thành phần của kĩ năng đọc hiểu

Kĩ năng đọc hiểu được chia nhỏ thành nhiều thành phần bao gồm nhiều kĩ năngkhác nhau mà tùy theo mục đích giảng dạy của GV mà được phân chia cụ thể Có thểkể các thành phần sau: Kĩ năng dự đoán, kĩ năng tìm và giải nghĩa từ theo ngữ cảnh, kĩnăng suy luận,

- Kĩ năng dự đoán: Theo Fielding và Pearson (1994), kĩ năng dự đoán giúp HSxác định ngữ cảnh, mục đích đọc và kiểm soát tiến trình đọc hiểu VB tốt hơn, chophép HS tương tác và làm quen với VB nhiều nhất có thể, qua đó góp phần cải thiệnkhả năng đọc hiểu của các em.

- Kĩ năng tìm và giải nghĩa từ theo ngữ cảnh: KN này được xem là quen thuộcvới hầu hết các tiết dạy đọc của Tiểu học, tuy vậy, đa số GV vẫn thường cho HS đọcphần chú giải trong SGK hoặc GV giải nghĩa theo suy nghĩ và kiến thức nền của bảnthân khá nhiều Việc giải nghĩa từ không chỉ dựa vào kiến thức nền, từ điển, mà cònphải dựa vào ngữ cảnh của câu văn GV có thể sử dụng hai bước để hướng dẫn HS giải

Trang 21

nghĩa: (1) Dựa theo kiến thức nền và từ điển, GV giải nghĩa từ trơn, (2) Đặt từ vào ngữcảnh và giải nghĩa từ theo bối cảnh của câu.

- Kĩ năng suy luận: KN này đòi hỏi HS phải nắm được nội dung VB, đọc câuhỏi và phân tích câu hỏi, từ đó dựa vào VB để trả lời Để HS thông thạo KN này, đòihỏi GV phải cho HS tiếp xúc với VB, cho HS làm việc nhóm trong khi thực hành KNnày và cho các em phân tích câu hỏi để từ đó làm sáng tỏ vấn đề được hỏi

1.2.3 Mô hình chuyển giao kĩ năng trong việc dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Tiểu học ở Việt Nam

Có thể cho rằng, mô hình chuyển giao kĩ năng hoàn toàn phù hợp chương trìnhgiáo dục tại Việt Nam vì một số lí do sau đây:

Thứ nhất, từ việc “cầm tay chỉ việc” quen thuộc của GV, có thể nâng cấp thànhchỉ thực hiện cầm tay ở giai đoạn đầu của tiết dạy sau đó giảm dần và cuối cùng làgiao toàn bộ trách nhiệm cho HS

Thứ hai, theo những nghiên cứu đã chỉ ra ở phần Tổng quan, mô hình này hoàntoàn phù hợp cho trẻ từ mẫu giáo đến cấp ba và dành cho mọi đối tượng từ đọc yếu,khá hoặc tăng động giảm chú ý; nghĩa là, HS ở Việt Nam cũng sẽ phù hợp với mô hìnhnày

Thứ ba, mô hình chuyển giao có mục đích cuối cùng là khiến HS trở thành chủthể chính, nghĩa là các em tự lĩnh hội được kiến thức của bài học đó mà không cần sựcan thiệp, hướng dẫn “cầm tay chỉ việc” cho các em Và mục đích cuối cùng này hoàntoàn phù hợp với mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018

“giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vàođời sống và tự học suốt đời”.

Thứ tư, tinh thần mô hình chuyển giao kĩ năng là mô hình dễ dàng áp dụng vàđổi mới theo các người dạy mong muốn Mô phỏng mô hình khi áp dụng vào tiết tậpđọc như sau:

Bảng 1.1 Mô phỏng mô hình chuyển giao kĩ năng trong tiết dạy đọcTiến trình

dạy họcHoạt động của GVHoạt động của HSGhi chúGV - Làm mẫu - Quan sát, lắng nghe Trong hoạt động

Trang 22

làm mẫu

- Hướng dẫn HS hướng dẫn.- Đặt câu hỏi.

này, nếu HS cóthắc mắc, GVgiải đáp ngay.

GVhướng dẫn

1 GV hướng dẫn

- Hướng dẫn.

- Di chuyển đến cácnhóm kiểm tra cách phátâm, đọc của HS.

- Làm mẫu và hướngdẫn lại cho HS

- Quan sát GV hướngdẫn.

- Tham gia đọc cùng

phiếu học tậpcho HS thảoluận, làm việcnhóm.

2 HS làm cùng nhóm,quan sát, chia sẻ cùngnhau

- Quan sát, đánh giá.- Hỗ trợ, gợi ý cho HSnếu HS gặp khó khăn.

- Tham gia đọc cùngnhóm.

- Thảo luận, trả lời vàophiếu bài tập.

- Đánh giá các bạntrong nhóm.

GV quan sát,đánh giá HStheo cá nhân vàtheo nhóm.

Hoạt động GV hướng dẫn trong thực tế cần có sự linh hoạt và đổi mới cho phùhợp với từng bài học khác nhau Có thể kể đến những cách như tổ chức cho HS đóngvai nhân vật trong văn bản; tổ chức thuyết trình trong nhóm khi HS đọc, chia sẻ vớinhóm; tổ chức thi đọc cho các em, Bằng cách đổi mới, biến tấu trong từng tiết dạy,mô hình chuyển giao kĩ năng sẽ trở nên hữu ích và phù hợp với mô hình dạy học ởViệt Nam.

1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.3.1 Chương trình sách giáo khoa và dạy đọc cho học sinh lớp 3

Trang 23

nhấn mạnh tính thực hành, vận dụng, đảm bảo phát triển các năng lực chung và phẩmchất cho HS Ở lớp 3, chương trình môn Tiếng Việt có những yêu cầu về kĩ năng đọcnhư sau: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm hay được hình thành trong 2 kĩ

năng cơ bản là đọc thành tiếng và đọc thầm

Song song đó, các nội dung của phần Tập đọc được sắp xếp theo hướng tích

hợp đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức cho HS (Phụ lục 1,2,3) SGK đảm bảo mang

đến cho HS các kiến thức liên quan đến đời sống xung quanh, từ những trải nghiệm vềlần đầu tiên được đi bơi, đi về quê cho đến sự hùng vĩ của đất nước thông qua cácdanh lam thắng cảnh, những nhân vật lịch sử Có thể thấy, các chủ điểm của các bộ

sách rất thú vị với HS như chủ điểm Những trải nghiệm thú vị, những sắc màu thiênnhiên, Trái Đất của chúng mình, khi đọc tên chủ điểm sẽ gợi sự tò mò cho HS về

nội dung bài học

Nhìn chung, phần Tập đọc ở cả ba bộ sách (Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thứcvới cuộc sống, Cánh diều) đều được phân đầu tiên của các tuần Tuy vậy, ở bộ sáchChân trời sáng tạo, phần Tập đọc đã được lược bớt chỉ còn 2 bài/ tuần, nghĩa là HS chútrọng hơn vào nội dung của bài đọc, ngắn gọn xúc tích phù hợp với chủ đề mỗi tuần

1.3.2 Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh Tiểu học

Tâm sinh lý của các em Tiểu học là một trong những cơ sở quan trọng giúp GVdễ dàng lên kế hoạch giảng dạy và chuẩn bị các phương pháp, kĩ thuật phù hợp vớiHS Tuy vậy, yếu tố này ít được quan tâm khi nói đến việc dạy các kĩ năng căn bảncho các em Nhiều quan niệm cho rằng chỉ cần dạy, không cần quan tâm đến cảm xúc,đặc điểm tâm sinh lý ở độ tuổi HS vì dạy kiểu nào các em cũng sẽ học được, điều đókhiến cho các phương pháp giảng dạy lẫn kĩ thuật đều không được sử dụng đúng mụcđích và đạt hiệu quả cao trong mỗi tiết dạy

Ở lứa tuổi từ 5 – 11 tuổi này, các em dễ dàng thích nghi và tiếp nhận những cácmới, các thú vị Nhưng tính cả thèm chóng chán cũng dễ dàng được nhìn ra ở độ tuổinày, các em dễ thích, dễ thuộc rồi lại dễ quên Khả năng tập trung của bị hạn chế, theonghiên cứu chỉ ra ở độ tuổi này khả năng tập trung tối đa của HS chỉ có 13 phút Đốivới học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trínhớ logic Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm

Trang 24

trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể Do vậy, khi dạy học cho trẻ Tiểu học,điều quan trọng nhất là gây sự thú vị, tò mò cho các em

Trí tưởng tượng của HS Tiểu học trở nên dày dặn, phong phú và sáng tạo hơn sovới trẻ Mầm non

+ Ở đầu tuổi tiểu học: Hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững vàdễ biến mất, dễ thay đổi

+ Ở cuối tuổi tiểu học: Trí tưởng tượng dần hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻtạo ra những hình ảnh mới sống động, phong phú hơn Tưởng tượng sáng tạo tươngđối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ,làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phốimạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liềnvới các rung động tình cảm của các em

Ngôn ngữ có vai trò hết sức to lớn nên trong thời gian này, nhà trường, giáo viênvà gia đình phải thật sự quan tâm và chỉ bảo cho các em Có thể gây hứng thú cho trẻbằng cách cho trẻ đọc sách, báo có kèm tranh, ảnh; cho trẻ đọc truyện, hoặc kể cho trẻnghe; tivi và internet cũng góp một phần không nhỏ trong việc hình thành nên ngônngữ ở trẻ; dạy cho trẻ cách viết nhật ký hàng ngày; viết truyện; viết thơ; GV cùng nhàtrường có thể tổ chức các cuộc thi đọc nhanh, kể chuyện cho HS tham gia,

Ở lứa tuổi này, cảm xúc của các em được đổi mới hoàn toàn, đời sống tình cảmcủa các em rất phong phú và đa dạng Các em rụt rè, bỡ ngỡ khi làm quen lớp mới,trường, bạn học mới nhưng cũng dễ dàng bắt chuyện, làm thân HS có thường có tâmtrạng vui vẻ, sảng khoái nhưng cũng là điều dễ dàng tiếp cận những cái tốt lẫn cái xấuxung quanh Đây là thời điểm “vàng” để giáo dục các chuẩn mực đạo đức, giúp các emphát triển tư duy, năng lực lẫn phẩm chất vốn có.

Qua những tìm hiểu trên, có thể nói cảm xúc và môi trường xung quanh là hainhân tố ảnh hưởng chính đến tâm sinh lý của trẻ Tiểu học Các gia đình nên quan tâm,chia sẻ và chơi cùng trẻ để hiểu hơn về tâm sinh lý của các em Các thầy cô giáo nêndành nhiều thời gian trò chuyện với các em và dành nhiều tâm huyết hơn trong việcthiết kế các bài giảng đảm bảo phù hợp với tâm sinh lý của HS và có thể giúp các em

Trang 25

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến năng lực, kĩnăng đọc hiểu, chương trình sách giáo khoa của lớp 3, yêu cầu cần đạt của kĩ năng đọchiểu, những khả quan khi áp dụng mô hình chuyển giao kĩ năng vào mô hình dạy họcở Việt Nam, đặc điểm tâm lý và nhận thức của HS Qua việc tham khảo các công trìnhnghiên cứu của các nhà giáo dục về việc dạy học phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS,chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với HS tiểu học rất quan trọng.Đây chính là cấp học mở đầu cho việc hình thành và phát triển của HS Khi HS nhậnthấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ từ sớm, HS sẽ biết cách để ra sức học tập, traudồi vốn ngôn ngữ để giúp ích cho bản thân trong tương lai.

Trang 26

2.1.1 Bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình phổ thông mới 2018

Theo chuẩn năng lực của chương trình phổ thông mới 2018, kĩ năng của HS đượcưu tiên hàng đầu Cụ thể trong yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc hiểu của HS lớp 3 dựatrên 3 tiêu chí là đọc hiểu hình thức, đọc hiểu nội dung và đọc vận dụng

Bảng 2.2 Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc hiểu của HS lớp 3 dựa theo các tiêu chí

Đọc hiểunội dung

- Nhận biết được chi tiết và nộidung chính Hiểu được nội dunghàm ẩn của văn bản.

- Tìm được ý chính của từng đoạnvăn dựa trên các câu hỏi gợi ý.- Hiểu được điều tác giả muốn nói,gửi gắm qua văn bản.

- Tìm và trả lời được nội dung,thông tin trong VB.

- Tìm được ý chính của từngđoạn trong VB.

Đọc hiểuhình thức

- Nhận biết được điệu bộ, hànhđộng, hình dáng, lời nói của nhânvật trong VB.

- Nhận biết được thời gian, bốicảnh, trình tự trong VB.

- Nhận biết được các biện pháp tutừ được sử dụng trong thơ.

- Nhận biết được một số loại VBthông tin đơn giản, thông dụng.

- Nhận biết thông tin qua hìnhảnh, số liệu đính kèm trong VB.

Đọc vận dụng

- Mô tả hoặc vẽ lại nhân vật, địađiểm trong câu chuyện.

- Nêu tình cảm và suy nghĩa vềnhân vật, địa điểm trong VB.

- Nêu được bài học từ VB.

Trang 27

2.1.2 Bám sát đặc điểm thể loại văn bản

Thể loại VB là một trong những yếu tố đánh giá chất lượng tiếp thu của HS Khinắm được đặc điểm về thể loại VB, các em dễ dàng tiếp cận và lĩnh hội kiến thức từVB GV nắm được đặc trưng của thể loại sẽ dễ dàng tổ chức các hoạt động giảng dạy.Các thể loại VB được Bộ GD&ĐT phân chia trong chương trình Tiểu học năm 2018giúp GV có cái nhìn tổng quát nếu giảng dạy cho HS theo hướng tiếp cận về thể loại:VB kịch, truyện, thơ, miêu tả, thuyết minh,

2.1.3 Đảm bảo tính vừa sức với học sinh

HS Tiểu học hiện nay nói chung và HS lớp 3 nói riêng đã dần quen với chươngtrình giáo dục phổ thông 2018 Vì vậy, việc áp dụng mô hình mới như mô hình chuyểngiao kĩ năng vào giảng dạy phải chú ý đến tính vừa sức cho HS, giúp các em tiếp cậnmô hình và thích nghi Cần chú ý đến những điều sau để đảm bảo tính vừa sức cho HSkhi áp dụng mô hình:

Thứ nhất, cần xem xét mục tiêu dạy học Mục tiêu dạy học ảnh hưởng đến nộidung của tiết học, mục tiêu càng đơn giản, chia nhỏ thì càng giúp GV đạt được nhữngkết quả mong muốn và ngược lại Ví dụ, thay vì bắt buộc HS học thuộc VB, GV có thểđặt mục tiêu là HS nắm được khái quát nội dung VB Như vậy, tiết dạy sẽ trở nên ít áplực và dễ dàng hơn cho người dạy lẫn người học

Thứ hai, xem xét đến những phương pháp, kĩ thuật sẽ được sử dụng trong tiếtdạy Các phương pháp, kĩ thuật là công cụ giúp GV dễ dàng điều khiển tiết dạy Đốivới mô hình này, các phương tiện hỗ trợ cho tiết dạy đều được dễ dàng áp dụng tùytheo nhu cầu của GV và năng lực của HS.

Thứ ba, GV phải là người quan sát, hỗ trợ HS trong suốt tiến trình dạy GV làmmẫu cho HS đầu tiên rồi đến hướng dẫn các em làm và cuối cùng có thể quan sát cácem thực hiện độc lập.

Thứ tư, HS được thảo luận theo cặp đôi, nhóm lớn để nêu suy nghĩ và lập luậncủa bản thân về các vấn đề có trong VB

Thứ năm, việc dạy học thực nghiệm theo mô hình chuyển giao kĩ năng phải đượcdiễn ra một cách chậm rãi Vừa kết hợp với chương trình hiện hành vừa kết hợp dạymô hình mới, giúp các em có thể dần quen với các hoạt động mới Theo đó, quá trình

Trang 28

dạy thực nghiệm được chia làm ba giai đoạn: (1) GV làm mẫu, (2) GV hướng dẫn, (3)HS tự thực hành theo nhóm, GV hỗ trợ.

2.1.4 Đánh giá và hỗ trợ học sinh trong suốt tiến trình dạy

Đánh giá bao gồm: Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ là hai bước đượcdiễn ra song song quá trình dạy học Đánh giá bằng nhận xét, vì sự tiến bộ của HS làđáp ứng đúng yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018 Việc đánh giá kĩ năngđọc hiểu của HS căn cứ vào yêu cầu cần đạt về chuẩn năng lực đọc trong chương trìnhGDPT 2018

Hướng dẫn HS kết hợp đánh giá giúp GV nắm được năng lực của HS và thay đổiphương pháp giảng dạy phù hợp Khi đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình đọchiểu VB, GV có thể linh hoạt cho các em áp dụng các phương pháp, kĩ thuật như:Đánh dấu và ghi chú, phiếu học tập, viết nhật ký, … giúp GV có cái nhìn tổng quát vềkhả năng cảm thụ VB của từng HS

2.2 TIẾN TRÌNH DẠY KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 3 THEO MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO KĨ NĂNG

Theo những gì đã trình bày ở chương I và mô hình chuyển giao kĩ năng theo

Douglas Fisher mô tả trong nghiên cứu Effective use of the Gradual Release ofResponsibility Model, mô hình có thể hiểu như sau:

Trách nhiệm của giáo viên

GV đọc mẫuĐọc bài

GV hướng dẫn

HS đọc theo nhómHướng dẫn

HS tự đọcĐộc lập

Hợp tác

Trách nhiệm của học sinh

Trang 29

Dạy học theo mô hình chuyển giao kĩ năng do Douglas Fisher (2008) mô phỏngtiến trình có bốn bước Nhận thấy mục đích cuối cùng của mô hình là giúp GV độc lậptrong việc đọc và hiểu VB nên bước 2,3 trong mô phỏng của Douglas Fisher hoàn toàncó thể gom chung thành 1 bước và sẽ không gây ảnh hưởng đến kết quả của tiết dạy.Việc đọc VB phải phụ thuộc vào ba hoạt động (trước khi đọc, trong khi đọc và sau khiđọc) kết hợp với mô hình chuyển giao kĩ năng, mô phỏng tiến trình dạy đọc theo môhình có thể hiểu như sau:

Hình 2.3 Tiến trình dạy đọc theo mô hình chuyển giao kĩ năng

Tiến trình mô tả theo ba hoạt động chính trong dạy đọc: trước khi đọc, trong khiđọc và sau khi đọc Trước khi đọc, GV tổ chức cho HS các hoạt động đặt câu hỏi vàdự đoán trước những diễn biến trong truyện sắp đọc Ở bước này, HS hoàn toàn có thểđặt các câu hỏi mà các em thắc mắc và kết hợp đoán nội dung thông qua tựa VB hoặchình ảnh minh họa trong SGK Bước này giúp kích thích tư duy và gây hứng thú chocác em Chuyển qua các hoạt động trong khi đọc VB, GV tổ chức cho các em làm việctheo nhóm, theo cặp đôi để tìm và giải nghĩa các từ khó trong VB, cho phép các emđược giải nghĩa theo vốn hiểu biết của bản thân và kiến thức sẵn có Sau đó, HS xácđịnh được nội dung chính, chi tiết nổi bật có trong tác phẩm Trong khi đọc VB, cácem sẽ giải quyết những câu hỏi đã đặt ra ở hoạt động trước đó khi đã nắm được nộidung Cuối cùng, sau khi đọc VB, HS rút ra những bài học trong bài đọc và tóm tắt nộidung dựa theo trình tự VB

Trang 30

2.2.1 Giáo viên làm mẫu

Vai trò trong việc hướng dẫn của GV vô cùng quan trọng, đặc biệt ở bậc Tiểu

học Phương pháp làm mẫu (Modelling teaching strategy) là cách dạy quen thuộc

trong hầu hết các môn học ở Tiểu học Ở môn Toán phương pháp này được áp dụng đểhướng dẫn HS thực hành tính, giải bài tập Trong Tiếng Việt vẫn được sử dụng nhưngdưới dạng “áp đặt”, thay vì GV đóng vai trò là người hướng dẫn, GV trở thành ngườihướng dẫn lẫn thực hành thay HS Ở mô hình chuyển giao kĩ năng, GV có thể giảmbớt trách nhiệm của mình và giúp người học được thực hành độc lập nhiều hơn:

(1) Trước khi đọc, GV làm mẫu dự đoán, đặt câu hỏi cho bài đọc.

GV làm mẫu cho HS bằng cách đọc tên bài, đọc các chi tiết trong tranh minh họa(nếu có) Cho cả lớp lắng nghe và quan sát cách GV dự đoán, liên tưởng và đặt câu hỏiliên quan đến bài đọc Sau khi làm mẫu, GV cho HS tự suy đoán và đưa ra các câu hỏithắc mắc của bản thân liên quan đến tựa bài đọc và tranh minh họa GV cho HS tậptrung chú ý về hai phương diện chính ở bước này là tên của bài đọc và tranh minh họa.

Ví dụ: Dạy bài đọc Ông ngoại (SGK Tiếng Việt 3, tập một, trang 118, 119, bộsách Chân trời sáng tạo).

GV quan sát tên bài đọc Ông ngoại và 2 tranh minh họa.

GV nói lớn làm mẫu cách dự đoán nội dung bài đọc qua tựa bài, các chi tiết trong

tranh minh họa: Khi đọc tựa bài cô nghĩ bài đọc nói về người ông trong gia đình, quabức tranh đầu tiên cô thấy người ông dẫn cậu bé đi mua đồ dùng học tập (lưu ý:

GV không được nói hết nội dung mà mình dự đoán mà chỉ là khơi gợi và hướng dẫnHS cách dự đoán).

GV cho HS tự dự đoán nội dung thông qua tên bài đọc và mô tả các chi tiết quansát được trong tranh minh họa.

(2) Trong khi đọc, GV làm mẫu phát hiện, giải nghĩa từ và trả lời câu hỏi.GV đọc mẫu toàn bài và cho HS quan sát, lắng nghe và chia đoạn cho bài đọc.Sau khi chia đoạn, GV đọc từng đoạn, làm mẫu cách phát hiện từ và giải nghĩa từấy nhầm làm rõ ý của đoạn văn

Trang 31

Thấy trời hạn hán, Cóc bèn lên thiên đình kiện Trời

Với sự giúp đỡ của các bạn Hổ, Cáo, Ong, Cua vượt qua các hiểm nguy

Ngọc hoàng đã làm mưa và dặn dò chỉ cần cóc nghiến răng thì trời sẽ cho mưa

Từ đó trở đi, mỗi khi cóc nghiến răng báo hiệu thì trời cho mưa ngay

Sau làm rõ ý và chi tiết trong bài đọc, GV hướng dẫn HS trả lời có liên quan đếnbài đọc Lần lượt cho đến hết bài đọc, GV cho HS đọc lại toàn bài và xác định nộidung chính của bài đọc.

Ví dụ: Dạy bài đọc Phần thưởng (SGK Tiếng Việt 3, tập một, trang 54, 55, bộsách Chân trời sáng tạo).

Bài đọc Phần thưởng có thể chia thành 4 đoạn theo số đã đánh trong SGK.

Ở đoạn 3, có một từ khó là từ “thấm thoắt” có nghĩa chỉ thời gian trôi qua mộtcách nhanh chóng, không ngờ tới

Thấm thoắt, Nhi đã lên lớp Ba Hôm ấy là giờ sinh hoạt lớp

Với câu hỏi đầu tiên: “Bố giải thích thế nào khi nghe câu hỏi của Nhi về chiếckhăn quàng đỏ?”, cho HS chú ý vào đoạn 1 của bài đọc, lời của bố nói với bé Nhi.

Bố xoa đầu Nhi, âu yếm:

- Nếu chăm ngoan, lên lớp Ba, con sẽ được nhận phần thưởng đặc biệt này.

Các thao tác được lặp lại cho đến hết bài đọc (3) Sau khi đọc, GV làm mẫu tóm tắt

Sau khi kết thúc bài đọc, GV cho HS nêu bài học rút ra được từ VB.

GV làm mẫu tóm tắt VB và cho HS tóm tắt nội dung theo sở thích, suy nghĩ cánhân (lập sơ đồ tư duy, sơ đồ nhánh, …).

Ví dụ: Dạy bài đọc Cóc kiện trời (SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 15,16, bộsách Chân trời sáng tạo), có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:

Trang 32

2.2.2 Giáo viên hướng dẫn

Ở hoạt động này, HS làm việc với nhóm (GV đóng vai trò hỗ trợ) Khi hỗ trợchuyển giao kĩ năng cho học sinh, GV có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như phiếuhọc tập, sơ đồ tư duy, tương tác bằng hội thoại.

(1) Hỗ trợ HS bằng sử dụng phiếu học tập

Theo Magelsdort và Posey (2008), phiếu học tập (Reading logs) là thể loại ghichép thể hiện phản hồi, đánh giá của người viết về bài học Hay theo tác giả Lê MinhPhượng (2018) đã nhận định phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công tácđộc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát cho HS để hoàn thành trong một thời gianngắn của tiết học

Phiếu học tập là một trong những công cụ hỗ trợ rất hiệu quả, đặc biệt trong môhình chuyển giao kĩ năng Có nhiều loại phiếu học tập mà GV có thể sử dụng và biếnđổi theo mục tiêu giảng dạy của mình như: phiếu kiểm tra bài cũ, phiếu cảm nghĩ,phiếu tóm tắt, phiếu luyện tập, phiếu thảo luận… GV có thể phát phiếu cho các em ởcác giai đoạn của tiết học trước, trong và sau khi đọc mà GV cho là thích hợp

Phiếu học tập dự đoán trước khi đọc VB Lời giải toán đặc biệt (SGK Tiếng Việt3, tập một, trang 50, 51 bộ sách Chân trời sáng tạo).

Họ và tên: Lớp:

PHIẾU HỌC TẬP

Bài: Lời giải toán đặc biệtThời gian: 3 phút

Theo quan sát của mình, em hãy nêu những dự đoán về bài đọc

1 Qua tựa bài, em đoán bài đọc này nói về….Vì….

2 Qua tranh minh họa trong SGK, em thấy….

3 Từ đó em đoán nội dung bài đọc nói về

Trang 33

2 Qua tranh minh họa trong SGK, em thắc mắc……

Phiếu học tập giúp HS đặt câu hỏi trước khi đọc VB Lời giải toán đặc biệt (SGKTiếng Việt 3, tập một, trang 50, 51, bộ sách Chân trời sáng tạo).

Hoặc khi GV muốn kiểm tra tiến trình đọc của HS, có thể sử dụng phiếu học tập để

kiểm tra tiến trình Ví dụ với bài đọc Món quà đặc biệt (SGK Tiếng Việt 3, tập một,trang 86, 87, bộ sách Chân trời sáng tạo).

Trang 34

Ví dụ với bài đọc Tia nắng bé nhỏ (SGK Tiếng Việt 3, tập một, trang 97, 98, bộsách Chân trời sáng tạo), GV muốn biết cảm nghĩ của HS sau khi đọc xong bài đọc

hoặc muốn kiểm tra khả năng ghi nhớ của các em, GV có thể sử dụng phiếu sau:

Trang 35

Họ và tên: Lớp:

PHIẾU HỌC TẬP

Bài: Tia nắng bé nhỏ Thời gian: 5 phút

Nếu em là bé Na, em sẽ làm thế nào để giúp bà thấy được những tia nắng?

Hoặc GV muốn kiểm tra kiến thức của HS sau khi đọc xong bài Mèo đi câu cá(SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 55, 56, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) có thể

sử dụng phiếu Luyện tập mà ở đó các câu hỏi xoay quanh về bài học đã được học.

(2) Hỗ trợ HS sử dụng Sơ đồ tư duy

Với những HS không có hoặc hạn chế việc dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt VB, GVsẽ hướng dẫn các em dùng sơ đồ bằng cách chỉ vẽ nhánh chính (điểm chính) của sơ đồ

và gợi ý các nhánh phụ Ví dụ: Sơ đồ tư duy tóm tắt bài Bầy voi rừng Trường Sơn

(SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 35, 36, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) (Phụ

lục 4)

Sau khi quan sát HS vẽ sơ đồ tóm tắt, HS giảm dần trách nhiệm có nghĩa là GVkhông còn gợi ý, viết sẵn cho HS tóm tắt bài học trong những tiết Tập đọc tiếp theo,thay vào đó GV sẽ cho yêu cầu và HS tự thực hiện Ngoài ra, thay vì dùng sơ đồ tưduy, HS có thể sử dụng sơ đồ nhánh, những dạng sơ đồ mà các em cho là phù hợp, đơngiản, dễ thực hiện

(3) Hỗ trợ HS thông qua tương tác bằng hội thoại

Tương tác hội thoại hay còn gọi là tương tác đối ứng (Reciprocal teaching) màtheo Rosenshine là một quy trình giảng dạy mà ở đó tóm tắt, đặt câu hỏi, làm sáng tỏvà dự đoán nội dung bài đọc thông qua giao tiếp, đối thoại GV có thể tổ chức cho HSđối thoại như sau:

Trang 36

1 GV đọc câu hỏi ứng với đoạn trong bài đọc và hướng HS chú ý vào câu hỏi.2 Cho HS hoạt động theo cặp đôi, nhóm để giải quyết, làm sáng tỏ câu hỏi thôngqua bài đọc.

3 Cho HS dự đoán nội dung tiếp theo của bài đọc.

Lưu ý: Ở cách làm này, các câu hỏi sẽ được lồng ghép vào các đoạn trong bài đọc khihọc, thay vì cho HS giải quyết các câu hỏi sau khi đã đọc xong bài.

Ví dụ: Dạy bài đọc Đi tàu trên sông Von-ga (SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang116, 117, bộ sách Chân trời sáng tạo).

1 GV đọc đoạn đầu tiên trong bài đọc

Chúng tôi còn nhớ rất rõ những ngày thu vô cùng đẹp đẽ ấy

Suốt từ sáng đến tối, chúng tôi với bà chúng tôi đứng trên boong tàu Dưới bầutrời trong sáng, đôi bờ sông Von-ga được mùa thu thêu lên một màu vàng óng như haidải lụa Con tàu màu gạch tươi đi ngược dòng sông, bánh lái uể oải khuấy động mặtnước xanh sẫm Nó kéo theo ở đầu sợi dây cáp dài một chiếc sà lan xám trắng giốngnhư con bọ đất.

Sau đó GV đọc câu hỏi đầu tiên liên quan đến đoạn văn “Câu 1: Tác giả cùng bàđi tàu trên sông Von-ga vào mùa nào?” và yêu cầu HS chú ý vào câu hỏi và đọc kĩ

đoạn văn.

2 GV cho HS hoạt động theo cặp đôi để trả lời câu hỏi.

3 GV cho HS dự đoán sau đoạn 1: hành trình của hai bà cháu sẽ đi đến đâu?hoặc đoạn tiếp theo sẽ tả cảnh gì?

2.2.3 Học sinh tự đọc

Ở giai đoạn này, HS sẽ đọc hiểu bài đọc mà không cần sự trợ giúp của GV Tuyvậy, đối với những HS đọc còn yếu, chậm sẽ rất khó để các em có thể đọc hiểu độclập GV sẽ can thiệp vào giai đoạn này bằng các tổ chức các nhóm để cho các em cóthể đọc theo nhóm, đồng thời được học giỏi, sửa đổi theo đóng góp của các thành viêntrong nhóm Chia nhóm có thể chia theo kiểu cố định (formal) hoặc không cố định(informal) Chia nhóm cố định: nhóm này sẽ cố định trong suốt học kỳ hoặc suốt tiết

Trang 37

Chia vào các nhóm không cố định hoạt động riêng lẻ trong từng tiết.

Thay đổi nhóm từng tiết.Học sinh đọc tốt

Chia vào các nhóm cố định xuyên suốt tiết học hoặc học kì.

Học sinh đọc chưa tốt

việc nhóm Về chia nhóm không cố định cho HS: nhóm này sẽ xuất hiện 3-5 phúttrước khi vào giai đoạn trong khi đọc hoặc sau khi đọc tham gia vào các hoạt động giảithích, phân tích ý trong VB giúp HS có cách làm việc nhóm khác với các thành viênvới các trình độ khác nhau GV sẽ phân chia nhóm dựa theo trình độ học tập của HS.Nhiệm vụ của HS là đọc hiểu toàn VB, rút ra kết luận, bài học từ VB và tóm tắt VBtheo hiểu biết cá nhân Có thể phân nhóm theo sau:

Hình 2.8 Phân nhóm theo năng lực học sinh

Ngoài việc chia nhóm, cho HS hoạt động theo nhóm, GV có thể khuyến khíchcác em sử dụng nhật kí đọc sách (Journal) Nhật kí đọc sách giúp HS phản hồi lạinhững gì vừa đọc song song đặt câu hỏi và dự đoán nội dung đọc Nó là sự kết hợpgiữa hai kĩ năng đọc và viết Các em sẽ tự chuẩn bị một quyển tập để ghi chép sau mỗitiết Tập đọc nêu cảm nghĩ về bài đã học, ghi chép những thắc mắc về bài đọc, nội dunghay nhân vật gây khó hiểu, nêu những bài học hữu ích học được từ VB

2.3 THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY THEO MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO KĨ

Để vận dụng mô hình chuyển giao kĩ năng hay bất kì mô hình dạy học nào khác,kế hoạch bài dạy là thứ không thể thiếu để giúp mô hình phát huy hiệu quả nhất Kếhoạch bài dạy là xương sống giúp định hình tiết dạy, dạy học và tính toán điều chỉnhcho phù hợp nếu có bất kì tình huống sư phạm nào Ngoài ra, việc soạn kế hoạch bàidạy giúp GV biết được nội dung phù hợp để giảng dạy cho HS, từ đó, lựa chọn cácphương pháp, kĩ thuật phù hợp Nhận thấy sự quan trọng của kế hoạch bài dạy trong

Trang 38

giảng dạy, chúng tôi đưa ra một số kế hoạch bài dạy phát triển kĩ năng đọc hiểu choHS lớp 3 theo mô hình chuyển giao kĩ năng giúp GV có cái nhìn toàn diện về mô hìnhnày

Kế hoạch bài dạy 1

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆTTiết: Tập đọc

Bài 15: NGÀY NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP?

(SGK Tiếng việt 3, tập hai, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 41,42)

I MỤC TIÊU

- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài học thông qua tựa bài, tranh minh họa

- Biết đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Ngày như thế nào là đẹp?

- Biết đọc lời đối thoại của các nhân vật phù hợp với ngữ điệu, biết ngắt nghỉ đúngchỗ

- Phát hiện, giải nghĩa và đọc đúng các từ khó

- Nhận biết được những suy nghĩ khác nhau của các nhân vật trong câu chuyện (Châuchấu, giun đất, kiến) về ngày đẹp là ngày như thế nào.

- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện dựa vào nội dung và tranh minh họa: Ngày đẹp làngày làm được nhiều việc tốt

- Trách nhiệm: Có ý thức chăm chỉ học tập, làm nhiều việc có ích cho bản thân và xãhội.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC & HỌC LIỆU

- Thiết bị dạy học: TV, Phiếu học tập.

- Nguồn học liệu: SGK Tiếng Việt 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 KHỞI ĐỘNG *Mục tiêu

Trang 39

- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài học thông qua tựa bài, tranh minh họa.- GV cho HS làm việc cá nhân theo

nhóm: Kể với bạn một ngày mà em cảmthấy vui?

- GV gọi ngẫu nhiên 1 – 2 HS trả lời.- Dẫn dắt vào bài học mới.

- GV làm mẫu quan sát tựa bài và tranhminh họa trong SGK và nêu dự đoán củabản thân về nội dung bài đọc.

- Cho HS hoàn thành phiếu học tập dựđoán về nội dung bài đọc.

- Từ những dự đoán của HS, GV dẫn dắtvào bài học mới.

- Hoạt động cá nhân theo nhóm, kể chonhau nghe về một ngày vui của mình.

- HS chú ý lắng nghe.

- Quan sát tựa bài và tranh minh họatrong SGK, hoạt động cá nhân và hoànthành phiếu học tập.

- HS chia sẻ những điều mình dự đoánvề bài học.

2 KHÁM PHÁ*Mục tiêu

- Biết đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Ngày như thế nào là đẹp?

- Biết đọc lời đối thoại của các nhân vật phù hợp với ngữ điệu, biết ngắt nghỉ đúngchỗ

- Phát hiện, giải nghĩa và đọc đúng các từ khó

- Nhận biết được những suy nghĩ khác nhau của các nhân vật trong câu chuyện(Châu chấu, giun đất, kiến) về ngày đẹp là ngày như thế nào.

A Luyện đọc

- GV đọc mẫu toàn bài Chú ý cho HS:

+ Các tiếng dễ phát âm sai (VD: Chìa,giũa, rúc, sâu, vũng, )

+ Ngắt nghỉ đúng ở các câu dài (VD:

Mưa bụi / và những vũng nước đục, / đómới là / một ngày tuyệt đẹp).

+ Đọc diễn cảm một số lời thoại của các

nhân vật trong câu chuyện (VD: Mộtngày tuyệt đẹp! Thât khó chịu! Thế làthế nào? ).

- Chú ý lắng nghe GV đọc mẫu toàn bài:chú ý những tiếng dễ phát âm sai, ngắtnghỉ đúng ở các câu dài và đọc diễn cảmmột số lời thoại của các nhân vật trongtruyện.

Trang 40

- GV gọi ngẫu nhiên các nhóm đọc cáctiếng dễ phát âm sai.

- Đặt câu hỏi cho HS: “Bài đọc đượcchia làm mấy khổ?”.

- Gọi 1 – 2 HS nêu ý kiến.

- Trước khi cho HS luyện đọc, GV đọcmẫu một câu và làm mẫu phát hiện vàgiải nghĩa từ khó.

Châu chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng

màu xanh ra phơi nắng.

- GV làm mẫu giải nghĩa từ “chìa” tìmđược trong câu có nghĩa là đưa ra phíatrước, nhô ra phía trước GV chú ý cho

HS khi giải nghĩa phải đọc cả câu và dựavào ngữ cảnh để giải nghĩa từ khó.

- Cho HS luyện đọc cá nhân theo nhóm + Luyện đọc lần 1: kết hợp tìm và gạchchân từ khó.

+ Luyện đọc lần 2: giải nghĩa từ khó

- Cho HS hoạt động cá nhân, nêu và giảinghĩa từ khó đã tìm được.

- Gọi HS đọc lần lượt theo đoạn.

B Tìm hiểu bài- GV nhận xét chung.

- Cho HS thảo luận theo nhóm, trả lời

- 1 – 2 nhóm được gọi ngẫu nhiên đọccác tiếng dễ phát âm sai.

- HS hoạt động cá nhân và trả lời: Bàiđọc được chia làm 3 đoạn.

+ Đoạn 1: từ đầu đến giun đất cãi lại + Đoạn 2: tiếp theo đến sau khi mặt trờilặn nhé.

+ Đoạn 3: phần còn lại.

- Chú ý lắng nghe và nhận xét.

- Chú ý lắng nghe, quan sát cách GV làmmẫu phát hiện và giải nghĩa từ khó.

- Luyện đọc cá nhân theo nhóm lần 1 kếthợp tìm và gạch chân những từ khó.- Luyện đọc cá nhân theo nhóm lần 2,đọc lại câu có chứa từ khó và giải nghĩatừ theo ngữ cảnh.

- Nêu các từ khó đã tìm được và giảinghĩa chúng.

- Đọc lần lượt theo đoạn theo yêu cầucủa GV.

- Các nhóm có thời gian 5 phút để thảoluận và trả lời các câu hỏi trong SGK.

Ngày đăng: 01/07/2024, 08:33

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w