ngô tất tố
Trang 1NGHIÊN CỨU NHO HỌC VÀ SÁNG TÁC VĂN HỌC CỦA
NHÀ VĂN VIỆT NAM NGÔ TẤT TỐ
Phần liên quan đến "sáng tác văn học" chủ yếu cần được chứng minh thông qua việc phân tích các tác phẩm văn học của nó (đặc biệt là tiểu thuyết) Do đó, hãy đọc kỹ tiểu thuyết của ông ấy
Đầu tiên bạn lập mục lục và viết chi tiết các chương, mục và mục
Ý nghĩa của "đất nước của tôi" trong bài báo là không chính xác Luận văn là xin học thạc sĩ ở Trung Quốc Vì vậy, hãy sử dụng các khái niệm như Việt Nam hoặc Trung Quốc để chỉ chính xác quốc gia mà bạn đang nói đến
Cộng thêm hai phần "Giới thiệu" và "Kết luận"
GIỚI THIỆU
Nho học - Nho giáo có nội dung uyển chuyển, linh hoạt, có thể thích nghi với các tập đoàn chính trị, nhiều đất nước trong khu vực Á Đông, nhiều tộc người ở Đông
Á và Đông Nam Á Trong lịch sử Việt Nam có Nho học - Nho giáo của nhà Lê, nhà Mạc có Nho giáo của Nhà Lê Trung Hưng, của nhà Tây Sơn, của nhà Nguyễn và vào nửa đầu thế kỷ XX lại có Nho của Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng và của Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim Hơn bất cứ một học thuyết cổ đại truyền thống nào, Nho giáo rất coi trọng tri thức, coi trong học hành Khổng Tử là người “học nhi bất yếm, hỏi nhân bất quyện” (học không chán, dạy không mỏi)
Hàng nghìn năm qua, Nhà nước Việt Nam đều lấy Nho học - Nho giáo làm nền tảng lý luận để tổ chức nhà nước, pháp luật và đặc biệt là giáo dục Nội dung giáo dục Kinh học của Nho giáo đã qua rồi, nhưng phương châm giáo dục của Nho giáo
là dạy đức và dạy tài vẫn còn có ý nghĩa Nho giáo coi trọng đức tức là coi trọng nhân cách làm người, coi trọng con người là yếu tố quyết định Giáo dục Nho giáo góp phần nâng cao văn hoá con người đặc biệt về văn học, sử học, triết học Các sĩ
tử cần biết làm thơ phú, kinh nghiệm, hiểu biết lịch sử Trung Quốc và Việt Nam Với phương châm “học nhi ưu tác sĩ” (học trước hết là để làm quan làm thầy), học
để có thể tìm ra một nghề nghiệp mới và nâng cao vị trí xã hội của bản thân là động lực hiếu học trong nhân dân Học là đặc điểm của Nho giáo Học đã thành truyền thống của văn hóa Á Đông - trong đó có Việt Nam
Trang 2Ngô Tất Tố trong lòng độc giả Việt Nam là một con người mẫu mực, nghiêm túc trong cuộc sống cũng như trong hoạt động văn học Đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ông nổi tiếng là một người đa tài Nhắc đến Ngô Tất Tố là nhắc đến một nhà nho lão thành với tư tưởng tiến bộ, một nhà văn, một nhà báo, một nhà nghiên cứu, phê bình, dịch thuật xuất sắc Ngô Tất Tố tham gia vào nhiều lĩnh vực sáng tác và ở lĩnh vực nào cũng tạo được tiếng vang, được sự đồng tình ủng
hộ của độc giả và đồng nghiệp Năm 1923, ông bắt đầu con đường hoạt động văn học với tác phẩm dịch từ Trung văn: Cẩm Hương Đình, in tại Tản Đà tư thư cục (do Tản Đà mở tử năm 1922 tại 58 phố Hàng Bông) Trong thời gian này, văn học Việt Nam đang tiến dần đến sự hiện đại hoá toàn diện Đây là giai đoạn giao thời của văn học, và từ đây Ngô Tất Tố đã có bước song hành cùng sự phát triển của nền văn học Tài năng của ông ngày càng phát triển, chín muồi Ông trở thành một trong những cây bút kì cựu của giai đoạn văn học 1930 – 1945 ở Việt Nam Ông có nhiều đóng góp quan trọng, được bạn bè đồng nghiệp cùng các thế hệ độc giả yêu mến Vị trí của ông đã được khẳng định trong văn học Việt Nam hiện đại (1930 -1945) như là một nhà văn, nhà báo xuất sắc, một nhà tiểu thuyết lớn, một nhà khảo cứu phê bình, dịch thuật đầy tài năng
NỘI DUNG
Chương 1: Sự phát triển của Nho giáo ở Việt Nam
Nho giáo là học thuyết triết học, chính trị - xã hội, đạo đức lớn nhất ở Trung Quốc
và phương Đông thời cổ đại Trong nội dung của Nho giáo, chứa đựng nhiều học thuyết, nhiều tư tưởng, đề cập đến nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của đời sống xã hội
và con người, trong đó có tư tưởng về dân Không ít những tư tưởng, quan niệm
ấy cho đến ngày nay chúng ta cần kế thừa, phát huy
Ngay từ rất sớm, văn hóa Nho giáo đã được truyền bá, du nhập vào Việt Nam Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất vùng núi Lĩnh Nam, cùng với việc người Hán Trung Nguyên không ngừng chuyển nhập vào, không những mang theo những công cụ sản xuất và khoa học kỹ thuật đầu tiên, mà dần dần còn truyền bá, du nhập cả tư tưởng quan niệm, luân lý đạo đức, lễ nghĩa lễ tiết của Nho giáo vào Việt Nam Từ sau thời kỳ Tam Quốc, Nho học bắt đầu được truyền bá rộng rãi ở Việt Nam Nhà
sử học nổi tiếng của Việt Nam Trần Trọng Kim đã từng nói: “Thái thú Giao Chỉ thời Tam Quốc rất hồ hởi trong việc xây dựng trường học, khiến cho Nho giáo càng thịnh hành hơn trước Cuối cùng lại trải qua lịch sử các triều đại là Lưỡng Tần,
Trang 3Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy, Đường, giống với Trung Quốc, nước chúng ta cũng đều tồn tại "Tam giáo đồng nguyên" gồm Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo” Nho
giáo là một trong rất ít hình thái tư tưởng thời cổ đại ngay từ đầu đã luôn quan tâm đến dân, đặc biệt là vai trò của dân Đây là một trong những tư tưởng có giá trị quan trọng vì Nho giáo, đặc biệt là Nho giáo tiên Tần (hay còn gọi là Nho giáo Khổng - Mạnh) - giai đoạn đầu tiên của Nho giáo Trung Quốc đã nhận thấy được vai trò và sức mạnh to lớn của dân
Theo nhiều tài liệu từ các nguồn sử học, văn học và các công trình nghiên cứu khác, Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc thông qua việc xác lập bộ máy xâm lược, cai trị và thông qua quá trình xâm lược và việc thực hiện chính sách Hán hoá của nhiều vương triều phong kiến phương Bắc ở nước ta Tuy nhiên, khi giành được độc lập và thành lập nhà nước phong kiến dân tộc thì Nho giáo lại trở thành công cụ cai trị xã hội của giai cấp phong kiến Việt Nam Từ chỗ là công
cụ xâm lược, nô dịch của ngoại xâm, và bắt buộc người Việt Nam phải tiếp nhận
nó, thì đến lúc này và từ đó trở đi, theo thời gian và yêu cầu phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, giai cấp phong kiến Việt Nam đã chủ động tiếp nhận Nho giáo và sử dụng nó thành công cụ của chính mình trong việc xây dựng, củng cố và phát triển chế độ phong kiến, trong việc xây dưng, phát triển đất nước về mọi mặt, trong việc dựng nước và giữ nước
Sau năm 968, Việt Nam độc lập, thông qua sự mở rộng phát triển của triều đại nhà Lê, nhà Lý thì văn hóa Nho học được truyền bá ở Việt Nam đã tiến thêm một bước, đến cuối nhà Trần, Nho học thực sự đã thực sự phát triển rực rỡ nhất, chiếm vị trí chủ đạo thay thế Phật giáo Đến thế kỷ XV, Nho học rất được chú trọng phát triển, được tôn lên là quốc học Thời Hậu Lê (năm 1740) đã ban bố 24 điều, đề ra việc đối với gia đình, dòng tộc, quan hệ láng giềng, tất cả đều phải hành xử thông qua nhân, tín, lễ, nghĩa, hiếu, trung , tức nhân dân phải hành xử tuân thủ quy phạm luân lý đạo đức của Nho gia, bởi vậy những tư tưởng của Nho học dần được truyền rộng vào trong dân gian Đây được coi là triều đại phong kiến Nho giáo Việt Nam phát triển hưng thịnh nhất trong lịch sử, Nho giáo hậu Lê hưng thịnh, đã giành lấy địa vị độc tôn, trở thành tư tưởng chính thống chi phối toàn xã hội Cho đến đầu và giữa triều Nguyễn, Nho học vẫn giữ vị trí hưng thịnh
Từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX, Tam cương Ngũ thường của Nho giáo đã trở thành kim chỉ nam, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong xã hội phong kiến Việt Nam Đến nửa cuối thế kỷ XIX, sau khi Việt Nam bị chủ nghĩa đế quốc Pháp xâm lược, sự
Trang 4phát triển của Nho giáo ở Việt Nam cũng phải chịu sự áp chế Thực dân Pháp đã tăng cường sự thống trị đối với Việt Nam, năm 1897, đế quốc Pháp đã cho xây dựng hàng loạt trường học Pháp - Việt Ủy tất cả các trung tâm thành phố lớn, phát triển hệ thống tiếng Pháp và chữ quốc ngữ, dần thu hẹp phạm vi sử dụng tiếng Hán Bởi vậy đã dần cắt đứt mối liên hệ giữa văn hóa Việt Nam và Trung Quốc Năm 1898 Pháp còn quy định sử dụng Pháp ngữ và Quốc ngữ để tiến hành thi Hương Năm 1906, thực dân Pháp lại tiến hành cải cách giáo dục ở 3 cấp, giúp địa vị Pháp ngữ và Quốc ngữ tiến thêm một bước Nho giáo Việt Nam trong
những năm đầu thế kỷ XX có thể ví với hình ảnh “Nhật lạc Tây sơn” (Mặt trời lặn ở
rặng núi phía Tây), bởi ảnh hưởng của nó đối với kinh tế, chính trị ngày càng bị hạ thấp Tuy nhiên, xét đến cùng thì Nho giáo cũng đã tồn tại trong lịch sử Việt Nam hơn hai nghìn năm, đã thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ trong truyền thống văn hóa Việt Nam, nó hoàn toàn không thể rút lui một cách triệt để khỏi vũ đài lịch sử Do vậy, thực dân Pháp đã không ngừng tăng cường sự thống trị đối với Việt Nam, hòng biến Việt Nam trở thành thuộc địa cung ứng nguyên liệu dồi dào
và thị trường tiêu thụ thương phẩm cho Pháp, một mặt hạn chế Việt Nam phát triển theo con đường kinh tế tư bản chủ nghĩa, mặt khác lại duy trì sự thống trị của văn hóa phong kiến ở các vùng nông thôn Điều đó đã cho thấy, Nho giáo tồn tại lâu dài, ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng trong xã hội phong kiến Việt Nam, trong nhiều tầng lớp người Việt Nam Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội và nhất là từ khi đóng vai trò là ý thức hệ và công cụ thống trị của các triều đại phong kiến Việt Nam, Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội và con người Việt Nam, đến quá trình hình thành
và phát triển của xã hội và chế độ phong kiến Việt Nam Cũng chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu, chẳng hạn như GS Nguyễn Tài Thư đã khẳng định rằng
“Nho giáo là một bộ phận cốt lõi của di sản truyền thống dân tộc và theo chúng tôi, đã in đậm vào lịch sử, văn hoá dân tộc Việt”.
Chương 2: Nghiên cứu của Ngô Tất Tố về Nho giáo
Trong số các nhà nho tân học giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Ngô Tất Tố
là một tên tuổi lừng danh Từng tham gia khoa cử chữ Hán, song ông lại nhanh chóng bắt nhịp được với không khí mới của thời đại và ngòi bút tả xung hữu đột
trên rất nhiều thể loại Ông là soạn giả của sách Lão Tử, Mặc Tử, là người chú giải Kinh Dịch, là dịch giả Ngô Việt Xuân Thu, Đường thi, Hoàng Lê nhất thống chí , là nhà văn, ký giả của các tác phẩm Tắt đèn, Lều chõng, Việc làng… và nhiều bài báo
Trang 5liên quan đến tư tưởng Nho giáo thời cận đại Có thể thấy Ngô Tất Tố là người
nghiên cứu sâu về dịch lý Ông đã dịch và chú giải Kinh Dịch – bộ sách kinh điển về
hệ thống triết học Á Đông cổ đại, giúp giới nghiên cứu và độc giả có thể hiểu được nguyên lý cơ bản của hệ tư tưởng triết học cổ điển Phương Đông cũng như phương pháp ứng dụng trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội Giới nghiên cứu học thuật từng đánh giá và khẳng định Ngô Tất Tố là một tên tuổi lớn, một ngôi sao sáng thuộc thế hệ lớp đầu của nền văn hóa Quốc ngữ Ông là người đã có đóng góp to lớn, người đặt nền móng cho tiến trình văn học Việt Nam hiện đại
Trước tiên, “Kinh dịch” – một pho sách rất cổ trong triết học sử Á Đông Từ đời
nhà Hán mà đi, đến đời nhà Thanh, kể có hàng trăm học giả chú thích Mỗi nhà
chú thích tất nhiên phải có một bộ sách riêng Với “Kinh dịch” được dịch và chú
giải bởi Ngô Tất Tố ta có thể thấy một điều rõ ràng rằng sự tìm hiểu quá đỗi chi
tiết và sâu rộng của nhà Nho tài tử Ngô Tất Tố Trong “Kinh dịch” các yếu tố duy
vật, tiến bộ của học thuyết Mặc Địch, các triết lý nhân sinh được Ngô Tất Tố trình bày một cách khách quan khoa học Ông cho rằng, đây là một cuốn sách lạ trong
văn học giới của nhân loại, là bộ sách cổ triết học phương Đông Nhưng Kinh dịch không như Kinh Thi, Kinh Thư; nó là thứ sách nói hết sự lý vô cùng, vô tận của
thiên hạ đời sau, chỉ một hai chữ đã là một cái đạo lý
Chương 3: Tư tưởng Nho giáo trong tiểu thuyết của Ngô Tất Tố (Tác phẩm văn học)
Nhà Nho tài tử Ngô Tất Tố là một đại diện tiêu biểu cho mẫu nhà nho tân học (từng theo học chữ Hán, sau đó có học chữ Pháp và tiếp thu tư tưởng mới của
thời đại) Qua tác phẩm “Lều chõng”, ta có thể thấy rất rõ cái nhìn của Ngô Tất Tố
đối với Nho học ở vào giai đoạn cuối mùa và tư tưởng Nho giáo của ông Ra đời từ
những năm ba mươi của thế kỷ XX, “Lều Chõng” cho đến nay vẫn nhận được sự
quan tâm chú ý từ phía bạn đọc, giới phê bình, nghiên cứu Tôi nhận thấy ở nhà văn sự đan xen cả hai thái độ: vừa phê phán học phong Nho giáo đã quá cũ kỹ, lỗi thời lại vừa mang tâm trạng tiếc nuối về một thời vàng son của khoa cử chữ Hán
Viết Lều chõng, ngòi bút Ngô Tất Tố đã khắc họa sinh động đời sống sinh hoạt Nho
giáo đương thời qua những nhân vật là nhà nho Thông qua đời sống của những môn đồ đạo Khổng, những sinh hoạt học hành, trường ốc, Nho học hiện lên vừa mang cảm hứng tiếc nuối của nhà văn trước sự suy tàn của đạo học vừa phơi bày những bất cập và lỗi thời của Nho học trong một thời đại đã có nhiều đổi thay
Trang 6chóng mặt Khi đề cập đến những sinh hoạt học hành của tầng lớp nho sinh, Ngô Tất Tố không đưa Nho học vào trung tâm của sự ngợi ca
Những nhà nho trong sáng tác của Ngô Tất Tố không còn vẻ khảng khái, say sưa trong việc tu thân, lập chí, cũng như tiếp thu những triết thuyết Khổng Mạnh như mẫu hình Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông hay Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Nguyễn Tuấn, Đoàn Nguyễn Thục, Ninh Tốn, Ngô Thì Nhậm trước đây nữa Việc theo đòi Nho học giờ đây không nhằm vào mục đích sửa mình, mang tài kinh bang tế thế ra phục vụ triều đình, phục vụ đấng minh quân, phục vụ quốc gia như những nhà nho hành đạo - trung nghĩa mẫu mực trong buổi hoàng kim của xã hội phong kiến Mặc dù am hiểu và làu thông kinh sách những nhân vật Vân Hạc đã tỏ ra khách quan hơn các bạn đồng khóa trong nhận thức về tư tưởng Nho giáo Anh cảm thấy khó chịu trước lối học “vẹt”, “tầm chương trích cú” cốt để thuộc lòng mà không hiểu bản chất của nhà trường Nho giáo bao đời vẫn lặp đi lặp lại Người ta cố để nhồi nhét vào trí nhớ để mang đi thi Đã có lúc “Vân Hạc lẩm nhẩm nghĩ thầm: “Không hiểu vì sao người ta lại cứ bắt tội trẻ con phải học những sách quái gở? Những đứa độ tám, chín tuổi, mới
vỡ lòng được vài bốn tháng, còn biết đời “hỗn mang” là cái gì, kẻ “hiền hào” là người như thế nào, vậy mà chúng nó cứ phải học cho thuộc lòng, thật là một sự khổ cho con trẻ” [6, tr.434; trích dẫn tác phẩm trong bài viết đều lấy từ sách này] Trong tác phẩm, cuộc đối đáp giữa Vân Hạc với Nguyễn Khắc Mẫn đã cho thấy lối hành xử giữa hai người đồng môn thật khác nhau Khắc Mẫn vẫn duy trì lối giao thiệp chuộng về hình thức màu mè cốt để điểm trang câu văn mà theo đánh giá của Vân Hạc thì đây là bệnh của lối văn thi cử Trong thư của Khắc Mẫn gửi Vân Hạc đã kể đến “bàn cờ bị phủ đầy”, “giò lan bạch ngọc mới nở”, “lối hoa rụng” Nhưng khi đến nhà Khắc Mẫn, Vân Hạc đã ngạc nhiên hỏi:
“- Giò lan bạch ngọc mới nở ở đâu? Hoa rụng anh quét đổ vào chỗ nào? Sao tôi không thấy?
Khắc Mẫn ngơ ngác:
- Mùa này làm gì có lan, lây đâu ra hoa mà rụng.
- Thế thì sao trong thư, anh lại dám nói là “thấy lan nở” và “quét hoa rụng”?”
Nếu như với anh chàng Khắc Mẫn, mục đích của việc liệt kê những thứ không có
thật trong thư là để “làm đẹp cho câu văn, cần gì phải có hoa, có lần mới được”
Trang 7thì Vân Hạc lại thẳng thắn phản đối: “Tôi không thích kiểu đó Nếu anh còn chơi với tôi, thì phải chừa cái lối văn sáo bã ấy đi” Ngay cả với cách xưng hô trong giao
tiếp, mặc dù có tiếng học tài nhưng Vân Hạc tỏ ra khó chịu với cung cách khách
sáo của bạn: “Nếu anh không vứt hai tiếng huynh ông và lọ mắm thối của anh, thì tôi đứng dậy lập tức, không thèm nói với anh một câu nào nữa” Thái độ này đã
cho thấy Vân Hạc đối với sự học trọng bản chất hơn là hình thức bên ngoài Ngay
cả con đường công danh tiến thân bằng lối học cử tử cũng dần được Vân Hạc
“nhận thức lại”, suy xét và có những đánh giá theo quan điểm thức thời Với chàng, đi thi không phải là để cho mình mà vì ước mơ được làm “bà nghè”, “bà thám” của vợ, mặc dù đó cũng là những mơ ước chính đáng và nó từng tồn tại hàng nghìn năm nay Ở đây, Vân Hạc lại nhìn ra trong mơ ước đó cái háo danh của người Việt một thời hay ít nhất thì cũng là ở giai đoạn lúc bấy giờ Như thế, những giáo điều mà kinh sách Nho gia dạy anh và mục đích tiến thân trên con đường khoa bảng của anh không còn thiêng liêng nữa, không còn tối thượng và điều đó tất yếu sẽ đưa anh đến sự ứng xử, lựa chọn khác với cái thông thường của kẻ sĩ thời đại
Bên cạnh hình tượng nho sinh Vân Hạc, không thể không nhắc tới một nhân vật khác là Trần Đằng Long Mặc dù cũng là một nho sĩ nhưng Trần Đằng Long lại thành công hơn Vân Hạc trên con đường công danh Cuộc vinh quy bái tổ của quan nghè Trần Đằng Long với màn rước xách linh đình đã khẳng định trình độ học vấn của anh ta, ít ra là trên sự thể hiện của lối cử tử trường quy Theo nhận
xét của Vân Hạc thì: “Nghè Long cũng là một bậc thông mình có tài, nếu được từng trải việc đời, chắc sẽ thành ra một người đài dụng, có thể giúp dân giúp nước được nhiều việc Nhưng mà bây giờ vừa mới thi đỗ, còn là một anh thiếu niên thư sinh, gần nửa đời người chỉ được nghiền ngẫm kinh nghĩa thơ phú, chưa nghe tiếng súng lần nào Thế mà nhất đán phải đi cầm quân đánh giặc” Một lần
nữa, những sở học mà nho gia cung cấp cho nghè Long lại cho thấy sự không phù hợp trong việc ứng dụng vào thực tế và bằng chứng là sự thất bại của Đằng Long trong việc cầm quân dẹp loạn Thất bại của quan nghè Văn Khoa cũng chứng tỏ sự lỗi thời của Nho giáo trong một hoàn cảnh mới Không phải chỉ có người học Nho
mà ngay cả Nho giáo lúc bấy giờ đã trở nên không còn giá trị nhiều Nhất là ở phương diện thích ứng của học thuyết đối với đòi hỏi thực tiễn
Bên cạnh hình ảnh của đám nho sinh cuối mùa, trong Lều chõng, nhà văn Ngô Tất
Tố đã tái hiện lại một cách chân thực sự mục nát của chế độ khoa cử chữ Hán
Trang 8Nếu như xưa nay, trong hình dung của chúng ta, trường thi vốn là nơi sĩ tử thể hiện tài năng thì đến lúc này nó lại trở thành sân khấu để sĩ tử diễn những thảm kịch khoa bảng Chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến nhấn chìm trí thức trong khuôn phép mực thước nhưng gò bó Những người thực tài như Vân Hạc đều bị
vùi dập với những lí do hết sức phi lí: “trong chỉ phê rằng: Đào Vân Hạc quả là tay đại tài, sự học hơn hẳn Nguyễn Chu Văn, đáng được đỗ đầu khoa này Chỉ hiềm tên ấy hãy còn trẻ tuổi, văn chương không khỏi có chỗ ngông nghênh Nếu lấy đỗ cao, sợ sẽ nuôi thêm cho y cái bệnh kiêu ngạo, thì khó trở nên một người đại dụng Triều đình trong sự tác thành nhân tài, không muốn cho kẻ có tài đến nỗi uổng phí Vậy khoa này hãy cho tên ấy hỏng tuột, để mài giũa bớt những khách khí thiếu niên của y” Đi thi, không những cách làm văn gò bó, thể lệ phức tạp như
việc lấy dấu nhật trung, dấu giáp phùng mà còn không được phạm húy (kiêng tên vua, tên hoàng hậu… thậm chí tên cung điện, lăng tẩm cũng phải kiêng nốt) Chỉ cần vi phạm, thì dù văn hay tới đâu cũng bị loại, thậm chí tù tội Vân Hạc vì dùng lầm bốn chữ mà bị bắt, bị cách cả thủ khoa Mặt tiêu cực khác của thi cử là tình hình gian lận, thiếu trung thực Học trò đi thi cũng gian lận như mang tài liệu
“hành văn bảo kíp” - thứ sách thạch bản, “chữ in nhỏ bằng hột cám” vào trường thi để sao chép, đạo văn Hay những học trò như Trần Đức Chinh cũng nhờ “gà bài” mà vượt qua kỳ thi Đám sĩ tử thi hỏng lại gây lộn, tụ tập, kéo nhau đến trường thi mà chửi bới để phản kháng lối thi cử vô lí Miếng bả vinh hoa đã làm
mờ mất sự khảng khái của kẻ sĩ Những phạm trù “tu tề trị bình” bỗng chốc chẳng
ai thèm để ý tới Thay vào đó, giấc mộng công danh tan vỡ khi gặp những thảm kịch nơi trường ốc Đó là sự phù phiếm, hư hão của đời người khi Vân Hạc phải chứng kiến tận mắt trường hợp một ông cụ đã ngoài tám mươi tuổi vẫn lẽo đẽo
đi thi đến lần thứ sáu và bị chết rét trong trường thi Rồi đó, nỗi khổ của đám học
trò còn là “Bấy nhiêu đồ vật, nặng có, nhẹ có, lớn có, bé có, dài có, ngắn cố, hết thảy xúm lại và du cả lên cái cổ yếu ớt của các ông thư sinh Hình như trời cũng bắt tội nhà nho, trước khi bước lên đường công danh, đều phải tập làm công việc của bọn phu trạo” Sự khắc nghiệt của thời tiết cũng trở thành những chướng ngại
vật trên bước đường vinh thân của sĩ tử Đó là quang cảnh của trường thi lúc trời
mưa rét: “Được có mưa gió giúp sức, cái khí hậu tai ác đó mỗi lúc mỗi tai ác thêm,
nó làm cho nhiều người học trò chân tay run lẩy bẩy, mặt mũi không còn sắc máu, hai môi xám nhợt như kẻ ngã ao: Nhất là mấy ông hàn sĩ áo đơn quần mỏng lại càng bị nó hành hạ cực khổ, lắm người cóng đờ cả mười ngón tay, không thể cắm được bộ gọng lều” Sĩ tử còn phải mang cả thân xác mình để đánh đổi lấy công
Trang 9danh Hình ảnh cảm động và lột tả đến đỉnh điểm của khoa cử Nho học cuối mùa
chính là: “Vân Hạc cũng như hết thảy mọi người, tuy ngồi trên chõng vẫn không khác gì ngồi dưới đáy ao, đít áo, đũng quần, nước bùn thấm vào bê bết Gió bấc như có thù riêng, luôn luôn quạt cho giọt mưa hắt vào các khe lều Vì sợ nước bắn vào, quyển thi sẽ bị tỳ ố, chàng phải quay lưng ra phía ngọn gió, để lấy lưng làm cái bình phong chắn cho hạt nước tàn ác khỏi bay vào đến quyển văn Nhưng cái lưng chàng không phải là vật kỵ gió, ky mưa, nước mưa theo gió hắt vào, nó đã thấm qua mấy lần áo bông, áo kép lọt tới da thịt Cái nước lúc ấy mới độc làm sao, nó vào đến đâu, chàng thấy ở đấy cứ buốt thon thớt như bị tên bị độc bắn phải; miệng thít tha, tay run lẩy bẩy, chàng không thể nào cầm bút mà viết” Cơn
mưa gió của đất trời cũng là cơn ba đào của thời cuộc như muốn nhấn chìm, xóa tan đám sĩ tử Đây có lẽ là hình ảnh đắt giá nhất và thể hiện đến đỉnh điểm của tấn bi kịch thi cử Nho học suốt gần một nghìn năm ở nước ta
Ngô Tất Tố cảm thương cho bao người có thực tài như Vân Hạc mà lại trở thành nạn nhân của chế độ thi cử cũ kỹ đang đi vào kỳ mạt vận Qua bức tranh về đám học trò cũng như học cử cuối mùa, chúng ta có thể thấy rõ, nhà văn đã không chỉ thể hiện thái độ cảm thương cho số phận của kẻ sĩ khi chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến bi kịch của họ, mà còn mạnh mẽ mỉa mai, phê phán với thái độ phủ nhận ngay chính cái chế độ khoa cử thời mạt vận, bĩ cực Ngô Tất Tố không tìm cách cứu vãn những giá trị văn hóa của Nho giáo, cũng không biến nó thành một nghi
lễ thiêng liêng như Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời, hay Chu Thiên trong Nhà nho, Bút nghiên
Dưới ngòi bút của ông, cảnh học hành thi cử hiện lên một cách hài hước Có thể khẳng định rằng, thái độ phê phán Nho học như thế cho thấy Ngô Tất Tố là một trí thức Nho học tỉnh táo, có cái nhìn thời đại cấp tiến, tinh thần dân chủ Ông đã
thẳng thắn nhận xét trong lời giới thiệu tác phẩm: “Lều chõng với nước Việt Nam không khác một ông tạo vật, đã chế tạo đủ các hạng người hữu dụng hay vô dụng Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa Rồi lại chính nó đã đưa nước Việt Nam đến chỗ diệt vong” Với cái nhìn phê phán mạnh
mẽ như vậy, chúng ta thấy ở Ngô Tất Tố rất nhiều vang bóng một thời của tinh
thần canh tân “phen này cắt tóc đi tu, tụng kinh độc lập ở chùa duy tân” mà các
nhà nho duy tân đầu thế kỷ XX đã thể hiện
KẾT LUẬN
Trang 10Có thể thấy rằng Ngô Tất Tố một sự am hiểu khá sâu sắc đối với học phong sĩ khí một thời từng là niềm mơ ước của bao kẻ sĩ Đồng thời cho thấy ở ông thái độ tự phủ định để hướng tới những tiến bộ của thời đại như một quy luật không thể chống lại Ở Ngô Tất Tố, chúng ta có thể thấy được rất rõ sự thống nhất song lại cũng là sự mâu thuẫn trong con người ông: vừa như nuối tiếc lại vừa như phê phán; nhận thức thì đã rõ song tình cảm lưu luyến với khoa cử chữ Hán là điều dễ thấy trong con người nhà văn Mặc dầu thế, cũng nên hiểu ý đồ của nhà văn Ngô Tất Tố hướng vào sự giễu nhại, phê phán những điểm lỗi thời của Nho giáo, của lối học cử tử khi hiện thời xã hội đã đổi thay chứ thực chất ông không hạ bệ, phủ nhận hoàn toàn những điểm khả thủ tốt đẹp của cả hệ thống khoa cử một thời của cha ông Ngay bản thân nhà văn cũng đã từng tham gia thi chữ Hán Tất nhiên, giữa việc từng tham gia học và thi chữ Hán với việc ông nhận thực sâu sắc cái ít giá trị, cái lỗi thời của học thuyết lại là một chuyện khác
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phan Cự Đệ (2015), Ngô Tất Tố, - Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
2 Trần Đình Hượu (1996), Đến hiện đại từ truyền thống, - Nxb Văn hoá, Hà Nội.
3 Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học trung cận đại Việt Nam, - Nxb
Giáo dục, Hà Nội
4 Mai Hương, Tôn Phương Lan (Biên soạn, 2001), Ngô Tất Tố - Về tác gia và tác phẩm, - Nxb Giáo dục, Hà Nội
5 Trần Trọng Kim (1992), Nho giáo, - Nxb Thanh niên, Hà Nội.
6 Ngô Tất Tố toàn tập (1996) (Lữ Huy Nguyên chủ biên; Phan Cự Đệ giới thiệu),
tập 4, - Nxb Văn học, Hà Nội
7 Nguyễn Q Thắng (2005), Khoa cử Việt Nam, - Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
8 Trần Ngọc Vương (chủ biên, 2007), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, những vấn đề lịch sử và lý luận, - Nxb Giáo dục, Hà Nội.