1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận Dụng Trò Chơi Học Tập Trong Môn Toán Lớp 1.Doc

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Vận dụng trò chơi học tập môn Toán lớp 1 nhằm thay đổi phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh, phù hợp chương trình dạy học mới 2018

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Môn Toán lớp 1 có vị trí vô cùng quan trọng đối vớ hành trang mỗi người.Môn Toán góp phần đào tạo học sinh trở thành con người phát triển năng động,sáng tạo, đáp ứng mọi yêu cầu phát triển của xã hội thời kì mới Toán học là mộtmôn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó sẽ là chìa khóamở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác Đặc biệt, môn Toán lớp 1 nólà tiền đề, tạo nền móng cho các lớp học ở trên Nếu nền móng bị hỏng sẽ rấtkhó khăn cho việc học toán ở các lớp trên.

Trong quá trình đứng lớp tôi nhận thấy rằng, với bộ môn Toán nếu mỗigiáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo lối truyền thống, theo các tài liệu đã cósẵn trong sách giáo khoa, trong các sách thiết kế một cách rập khuôn, máy mócthì học sinh học tập một cách thụ động Hoạt động học của học sinh sẽ diễn rathật nhàm chán và kết quả học tập sẽ không cao Đầu năm học, tôi nhận thấyrằng học sinh chưa biết cách làm toán, chưa có các kĩ năng tính toán Các emchưa tự tin trình bày bài làm của mình mà còn phụ thuộc vào sự hướng dẫn củagiáo viên Các em học trầm, chưa mạnh dạn, có tâm lý sợ sai dẫn đến khôngcòn hứng thú với việc học toán, luôn có tâm lí sợ học toán, nhất là đối với họcsinh học chậm

Tôi luôn tìm cách để các em hứng thú học tập, vừa cung cấp được kiếnthức cho các em, để việc học toán không gây áp lực nặng cho học sinh Trongcác hoạt động nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh, tôi thấy trò chơi họctập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất Các trò chơi vừa thay đổi hìnhthức hoạt động vừa giảm áp lực học tâp, học mà chơi, chơi mà học, không tạo raáp lực học tập cho các em, giúp các em hứng thú, mặt khác thông qua các tròchơi các em sẽ tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiếnthức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập,nhanh nhẹn trong việc làm Trong quá trình dạy học, giáo viên đưa các trò chơi

Trang 2

toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy họcmôn toán sẽ ngày càng nâng cao.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học toán ở Tiểu học nhất là

khối lớp 1, khối đầu cấp, nên tôi chọn đề tài: “ Vận dụng trò chơi học tập vàodạy học môn toán lớp 1”

2 Mục đích nghiên cứu và nhệm vụ nghiên cứu2.1 Mục đích nhiên cứu.

Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận, tìm tòi, yêumôn học.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc giáo viên vận dụng trò chơi trong dạyhọc môn Toán lớp1

Đề xuất phương pháp, biện pháp tối ưu để giáo viên làm công tác dạy họctoán đạt hiệu quả cao.

3 Đối tượng nghiên cứu

Vận dụng trò chơi học tập vào dạy học môn Toán lớp1.

Đối tượng khảo sát thực nghiệm

Học sinh lớp 1A, năm học 2019-2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết bằng phân tích tổng hơp.Phương pháp điều tra, khảo sát: Thu thâp thông tin.

Phương pháp thực nghiệm sư phạmPhương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1A

Kế hoạch nghiên cứu: Bắt đầu nghiên cứu vào tháng 9 năm 2019 và kếtthúc vào tháng 6 năm 2020.

Trang 3

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Tìm hiểu về tâm lý học sinh Tiểu học

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển, cácem nghe giảng bài rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tậptrung cao độ Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mớisong các em cũng chóng chán Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụngnhiều đồ dùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thựchành, tổ chức các trò chơi xen kẽ, … nhằm thu hút sự tập trung của các em,củng cố khắc sâu kiến thức giúp học sinh hiểu bài nhanh và nhớ bài lâu hơn.

1.1.2 Tìm hiểu về vị trí của môn Toán lớp 1 trong trường Tiểu học

Môn Toán lớp 1 ở trường tiểu học là môn học độc lập chiếm phần lớn thờigian trong chương trình học của trẻ Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớntrong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thaotác tư duy cần thiết để các em có thể phát triển toàn diện, hình thành nhân cáchtốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới Nó là môn học quan trọng,

1.1.3 Thế nào là trò chơi học tập?

Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trongcác giờ học của học sinh tiểu học Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi,hồn nhiên, sinh động trong giờ học Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tínhtò mò, ham hiểu biết ở trẻ.

Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tậpcủa học sinh và gắn với nội dung bài học Giúp học sinh khai thác vốn kinhnghiệm của bản thân để chơi và để học Trò chơi học tập còn có tác dụng cả vềmặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức.

Trang 4

1.1.4 Tác dụng của trò chơi học tập

Bàn về giáo dục, nhắc tới thiếu nhi Bác Hồ có lời dặn tới các cán bộ phụtrách Đội thiếu niên tiền phong: “Trong lúc học nên làm cho chúng vui, tronglúc vui cần làm cho chúng học Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúngđều vui, đều học.”

Như vậy ta thấy rằng, trẻ ở lứa tuổi tiểu học, nhất là lứa tuổi học sinh lớp 1thích thú đặc biệt với những trò chơi, khi tham gia trò chơi chúng cảm thấy vui,cảm thấy hào hứng, tinh thần học tập nâng cao Vì vậy chúng ta phải biết lựachọn phương pháp làm cho chúng vừa vui vừa học.

Thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vàocác tình huống của trò chơi và qua đó học sinh sẽ được luyện tập, thực hành,củng cố, mở rộng kiến thức kỹ năng đã học

Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp họcsinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực Ngoài ra, các em được thamgia trò chơi theo nhóm, tạo không khí thi đua, tinh thành đoàn kết cho các em.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Thực trạng chung của nhà trường

Qua tìm hiểu một số giáo viên dạy lớp 1, tìm hiểu học sinh, tài liệu thamkhảo ở Trường Tiểu học Pa Nang, tôi nhận thấy: Đa phần giáo viên chưa quantâm nhiều đến việc đưa trò chơi học toán vào giảng dạy hoặc có đưa trò chơi vàogiờ học cũng chỉ trong những giờ thao giảng mà thôi, một số ít giáo viên có đưatrò chơi vào cũng chỉ sơ sài, chưa chú trọng đến mục tiêu bài học Sở dĩ có tìnhtrạng trên là do các đồng chí giáo viên chưa nhận thức được hết tác dụng của tròchơi trong giờ học toán Vì vậy, giờ học toán còn trầm, học sinh còn thụ độngtrong học tập, một số học sinh yếu kém còn ngại học toán, đến giờ học toán cácem không hứng thú dẫn đến kết quả học tập không cao

Trang 5

2.2 Thực trạng của lớp 1A

Năm nay tôi được phân công giảng dạy lớp 1A Lớp tôi có 9 học sinh trongđó có: 6 em nữ, học sinh dân tộc thiểu số là 9 em Đa phần các em không mạnhdạn, từ đầu năm lớp học rất trầm, ể oải, khi tôi đưa trò chơi học toán vào ápdụng trong giờ học thì không khí học tập khác hẳn, các em học tập tích cực,những em chậm chạp cũng hứng thú, năng động hơn Vì vậy tôi nhận thấy rằngđưa trò chơi vào giờ học toán ở tiểu học là cần thiết, nhất là trong giờ họctoán ở lớp 1.

Sau khi khảo sát chất lượng học sinh đầu năm lớp 1A kết quả như sau:

Tổng sốhọcsinh

Bảng khảo sát chất lượng môn Toán đầu năm

Qua khảo sát tôi thấy rằng về kiến thức đạt 02 em, chưa đạt 07 em, cácem chưa nhận diện được số, chưa biết đếm số lượng các nhóm đồ vật Về kĩnăng, đạt 01 em, chưa đạt 08 em, các em chưa có kĩ năng viết số, kĩ năng ngheviết số, kĩ năng giao tiếp với bạn, với giáo viên, đa phần các em chưa hứng thú,chưa tập trung chú ý trong tiết học Tôi muốn nâng cao chất lượng học tập củalớp Tôi mạnh dạn đưa trò chơi học tập vào các tiết học để thay đổi không khíhọc tập của lớp giúp các em sôi nổi, đạt kết quả cao hơn trong học tập

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN3.1 Các giải pháp

3.1.1 Giáo viên chuẩn bị tốt bài dạy

Thiết kế bài dạy là bước vô cùng quan trọng, đây là bước giáo viên tìm raphương pháp dạy học phù hợp, chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho tiết dạy Trướcmỗi giờ toán, tôi thường nghiên cứu kĩ bài dạy, tìm ra những trò chơi phù hợpvới nội dung bài học Tổ chức một trò chơi học tập không khó nhưng làm thế

Trang 6

nào để tổ chức một trò chơi học tập vừa giúp các em lĩnh hội được kiến thức,một mặt giảm bớt căng thẳng của tiết học mà vừa gây hứng thú cho các em thìkhông phải là đơn giản Vì vậy, trước mỗi bài dạy tôi chú trọng thiết kế bàigiảng phù hợp với nội dung bài

3.1.2 Tổ chức một số trò chơi vào dạy học môn Toán3.1.2.1 Trò chơi: kết bạn

*Mục đích: Rèn tính tập thể, Giúp học sinh nhận ra được số lượng, rèn kĩ

năng đếm nhanh.

* Thời gian chơi: 3 phút

*Chuẩn bị : Không gian lớp học rộng.

* Cách chơi: Giáo viên tổ chức cho học sinh đứng độc lập ở lớp, giáo viênhô: kết bạn kết bạn, học sinh hô: kết mấy, kết mấy, giáo viên hô kết theo số2,3,4 học sinh đứng theo số lượng giáo viên hô, nhóm nào sai sẽ bị phạt.

*Ví dụ : Khi dạy bài số 5 giáo viên tổ chức cho học sinh chơi củng cố vớicách chơi như trên giúp học sinh nắm chắc được số lượng tương ứng với các số,rèn sự nhanh nhẹn cho học sinh Trò chơi này có thể áp dụng chơi củng cố hoặckhởi động ôn kiến thức bài cũ khi dạy các bài số trong phạm vi 10, ở các tiết ôntập Tất cả học sinh trong lớp đều được tham gia.

3.1.2.2 Trò chơi : Câu cá

*Mục đích chơi: Củng cố kĩ năng tính nhẩm nhanh bảng cộng trừ trongphạm vi 10, luyện tác phong nhanh nhẹn

*Thời gian chơi: 5 phút

*Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị các con cá có gắn nam châm Các concá có gắn các phép tính cộng trừ trong phạm vi 1

* Cách chơi: Học sinh chọn con cá mình thích vá trả lời được câu hỏi sẽđược phần thưởng là con cá mình chọn

Trang 7

*Ví dụ : Dạy bài phép cộng trong pham vi 8 ở phần củng cố, tôi tổ chứccho lớp chơi trò chơi giúp các em ôn lại bảng cộng trong phạm vi 8, rèn kĩ năngtính toán nhanh Trò chơi này được vận dụng trong kiểm tra bài cũ, cũng cố cácdạng bài phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10, trong các bài luyện tập chungtrang 63, 64, 80

3.1.2.3 Trò chơi : Xếp hàng thứ tự

* Mục đích chơi: Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các sốtheo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

* Thời gian chơi: 5 phút

* Chuẩn bị chơi: Giáo viên - chuẩn bị 2 lá cờ hiệu học sinh, mỗi đội 5mảnh bìa (có kích thước 10 x 15cm) trong mỗi mảnh bìa có ghi các số.

* Chọn đội chơi: Phù hợp với phiếu đã chuẩn bị.

* Cách chơi: Học sinh cầm thể bìa có các chữ số xếp hàng ngang ,hàng dọctheo hiêu lệnh của giáo viên Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

*Ví dụ: Dạy bài Luyện tập chung trang 42 sách giáo khoa 1, bài tập 4 viếtcác số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé Khi tổ chức cho học sinh viết cácem còn mơ hồ, lúng túng chưa xếp được Tôi chuẩn bị các tấm bìa có gắn cáccác số và tổ chức cho học sinh chơi, học sinh xếp theo thứ tự giáo viên yêu cầu,trong qua trình chơi đổi thẻ vài lần Qua trò chơi học sinh hứng thú, nắm đượcbài, biết xếp các số thứ tự theo yêu cầu

Trò chơi này có thể tổ chức khi dạy bài luyện tập chung trang 90, các sốtròn chục trang 126, các số có hai chữ số trang 139, các dạng bài ôn tập Tròchơi này có thể áp dụng với các dạng bài tìm số liền trước, số liền sau, giúp họcsinh dễ hiểu, nắm chắc bài.

Trang 8

*Chuẩn bị : Những chú ong, trên mỗi chú ong có ghi các phép tính, mặt saugắn nam châm Ngôi nhà có ghi các số là kết quả ứng với các phép tính.

*Cách chơi: Giáo viên phát cho mỗi học sinh mỗi chú ông có phép tính,yêu cầu học sinh suy nghĩ 10 giây tìm về tổ có kết quả tương ứng.

*Ví dụ: Khi dạy bài Phép cộng trong phạm vi 4, tôi có thể tổ chức trò chơicủng cố với cách chơi như trên, trong quá trình chơi thay đổi chú ong giữa cáchọc sinh.

Trò chơi này áp dụng ở các dạng bài phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10,các dạng bài 14 + 3, 17 – 7 (đối với các bài yêu cầu tính nhẩm), các bài ôn tập.Trò chơi này có thể tổ chức chơi củng cố hoặc khởi động ôn kiến thức bài cũ,cũng có thể tổ chức thay thế làm một bài tập Tất cả học sinh trong lớp đều đượctham gia trò chơi.

3.1.2.5 Trò chơi : Ếch nhảy lá sen

*Mục đích : Rèn tính tập thể, giúp học sinh nhẩm nhanh kết quả các phéptính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.

* Thời gian chơi: 5 phút

*Chuẩn bị : Không gian lớp học rộng, những mảnh bìa hình chữ nhật cóghi các phép tính cộng, trừ như: 12 + 3, 20 + 30, 23 + 3 được gắn trên lá sen vàcác kết quả tương ứng như 15, 50, 26, 17 được gắn trên các chú ếch.

*Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và phát cho mỗi nhóm họcsinh số lá sen và số ếch như trên (số lượng và phép tính giống nhau) chia họcsinh xếp thành 2 đội chơi suy nghĩ, tính nhẩm sau đó giáo viên hô ếch nhảy lásen”, học sinh tìm ghép chú ếch vào lá sen có kết quả tương ứng Sau đó giáoviên cùng học sinh kiểm tra xem đội nào chiến thắng và tuyên dương.

*Ví dụ: Khi dạy bài luyện tập (trang 156) tôi có thể tổ chức trò chơi đối vớibài tập 2 theo cách chơi như trên Trò chơi này áp dụng ở các dạng bài phépcộng, phép trừ trong phạm vi 10, các dạng bài 14 + 3, 17 – 7 (đối với các bài yêucầu tính nhẩm), các bài luyện tập (trang 156,157), các dạng bài ôn tập Trò chơi

Trang 9

này có thể tổ chức chơi củng cố hoặc khởi động ôn kiến thức bài cũ, cũng có thểtổ chức thay thế làm một bài tập Tất cả học sinh trong lớp đều được tham giatrò chơi.

3.1.3 Tổ chức trò chơi phù hợp với yêu cầu, kiên thức kĩ năng của bài.

Để tổ chức trò chơi học tập vào dạy học có hiệu quả, vừa giúp học sinhhứng thú học tập, vừa giúp học sinh nắm được kiến thức bài học, tôi luôn chútrọng thiết kế bài bài dạy kĩ càng, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học,từ đó lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp Ngoài ra, tôi luôn thay đổi các tròchơi để tránh nhàm chán cho các em, luôn tìm ra những trò chơi hấp dẫn, tạohứng thú nhưng vẫn bám sát mục tiêu bài học

3.1.4 Quản lí, theo dõi hoạt động của cá nhân, nhóm khi chơi trò chơi.

Để hoạt động trò chơi đạt hiệu quả, tôi luôn đề cao vai trò của người giáoviên trong việc bao quát học sinh, theo dõi hoạt động của từng cá nhân, từngnhóm học tập để nhận ra mặt mạnh, mặt yếu của từng em từ đó có hướng khắcphục phù hợp Sau trò chơi, những chỗ nào học sinh còn vướng mắc, tôi có thểhỏi lại giúp các em hiểu bài, nắm vững kiến thức hơn Vì vậy khi tổ chức chocác em chơi, giáo viên phải là người bao quát lớp tốt, vừa là người “trọng tài”sáng suốt.

3.1.5 Tổ chức xen kẽ các trò chơi giải trí trong giờ học.

Trong mỗi tiết học, ngoài thiết kế một bài dạy hay, phù hợp với nội dungbài học để giúp các em hiểu, nắm được bài một hoạt động không thẻ thiếu trongmỗi tiết học mà tôi áp dụng đó là trong các hoạt động tôi tổ chức trò chơi giải trígiúp các em thư giãn, tạo tinh thần thoải mái cho các em học ở các hoạt độngtiếp theo Trò chơi giải trí thường được tổ chức đơn giản, chiếm ít thời gian nhưtrò chơi: làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm, trò chơi : con thỏ ăn cỏ, conthỏ uống nước, con thỏ chui vào hang, trò chơi: thụt, thò

3.2 Kết quả thực hiện

Sau khi dạy thực nghiệm theo phương pháp đổi mới trên đối tượng họcsinh lớp 1A gồm 9 em, kết quả đạt được rất khả quan, các em tham gia trò chơi

Trang 10

một cách hứng thú Tất cả các em đều tự giác hào hứng tham gia, thông qua tròchơi các em nắm chắc kiến thức, không khí lớp học sôi nổi Qua mỗi bài học tôithường thiết kế những trò chơi khác nhau, luôn tạo bất ngờ và hứng thú tránhgây nhàm chán cho các em Mặt khác rèn cho học sinh kĩ năng làm tính toánnhanh, tạo tinh thành đoàn kết cho học sinh

Kết quả đạt được

Tổng sốhọcsinh

Bảng khảo sát chất lượng môn Toán giữa học kì II

Qua khảo sát chất lượng môn Toán giữa học kì II đạt kết quả như sau: Vềkiến thức đạt: 09 em, tất cả các em nắm được các dạng toán, học sinh biết cộng,trừ các số trong phạm vi 100, biết so sánh các số trong phạm vi 100, biết giảitoán có lời văn.Về kĩ năng đạt 08 em, chưa đạt 01 em, các em có kĩ năng tínhtoán nhanh, kĩ năng nghe viết nhanh, kĩ năng giao tiếp với các bạn, với giáo viêntốt, kĩ năng hợp tác tốt, có tinh thần thi đua, đoàn kết trong lớp, có 01 em kiếnthức nắm được song kĩ năng còn chậm Đến đầu tháng 6 năm 2020, mặc dù sauthời gian nghỉ học do dịch bệnh nhưng học sinh lớp tôi đã bắt nhịp được với việchọc toán Mặc dù điều kiện thời tiết nắng nóng nhưng các em vẫn thoải mái họctập và đạt kết quả tốt Tất cả học sinh làm được các dạng toán, riêng một em cònhơi chậm Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học toán, yêuthích, ham mê môn toán Tôi đang tiếp tục áp dụng các biện pháp nhằm giúp cácem trong lớp yêu thích học toán hơn nữa Như vậy tôi thấy biện pháp tôi đưa raáp dụng mang lại hiệu quả cao, chất lượng lớp học đảm bảo.

Ngày đăng: 30/06/2024, 08:02

Xem thêm:

w