Kế hoạch dạy học EM NÓI TIẾNG VIỆT dành cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số, có đầy đủ các mục theo kế hoạch dạy học chương trình mới, soạn kĩ các phần.
Trang 1Chủ điểm: TRƯỜNG HỌC CỦA EM
BÀI 1: EM CHÀO CÔ!
- Hỏi và trả lời được các câu hỏi về thầy cô, bạn bè
- Luyện nghe và phát âm tương đối chính xác để phân biệt một số tiếng khác nhau
về dấu thanh: thanh huyền – thanh sắc
III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
- GV chỉ vào tranh bìa và giới thiệu sách Em nói tiếng Việt (Dành cho học sinh lớp
1 vùng dân tộc thiểu số), hỏi HS về những chi tiết có trong tranh
- HS xem tranh chủ điểm Trường học của em và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì? -
- GV giới thiệu và nói tên bài 1: Em chào cô!
- HS nối tiếp nhau nói tên bài học
2 Khám phá
Hoạt động 2 Học nói từ và mẫu câu
Trang 2a) Học nói từ
- GV đặt câu hỏi: Hôm nay đến trường, em gặp ai? Một vài HS trả lời.
+ GV chỉ vào bản thân và nói: cô / thầy giáo, chỉ vào HS cả lớp và nói: học sinh
GV nhắc lại 2 – 3 lần, chậm rãi, tròn vành rõ tiếng cho HS quan sát khẩu hình.+ Vài HS nói từ cô / thầy giáo, học sinh theo động tác chỉ của GV GV nghe và sửalỗi cho HS
- GV chỉ tranh cô giáo và hỏi: Đây là ai? HS quan sát tranh trong sách và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? Tranh vẽ cô giáo | học sinh HS nhắc lại nhiều lần các từ: cô giáo, học sinh (cá nhân, cả lớp)
- GV gọi một HS và chỉ vào một HS bên cạnh và hỏi: Đây là ai? HS có thể chỉ nói tên của bạn GV nói mẫu: bạn Hoa GV tiếp tục chỉ vào một nhóm bạn và hỏi: Đây
là ai? HS trả lời Nếu HS không nói được thì GV sẽ nói: các bạn
- GV nói mẫu chuỗi từ: cô giáo (hoặc thầy giáo), học sinh, bạn, các bạn
- HS làm việc theo nhóm cặp đôi, một bạn chỉ hình trong sách, một bạn nói từ, rồi đổi vai
- Cả lớp đồng thanh nói các từ vừa học Nếu có hình trên bảng GV chỉ cho HS nói
* Chú ý: Nếu trong lớp có nhiều HS chưa nói được các từ thì GV hướng dẫn các
em nói từng từ Nếu có ít HS chưa nói được thì GV cho những HS đó ngồi thành nhóm để dạy các em nói
b) Học nói mẫu câu
- GV làm mẫu:
+ GV mời một HS xung phong lên bảng làm mẫu GV nhìn vào HS và nói: Cô / Thầy chào em! và hướng dẫn HS trả lời: Em chào cô / thầy!
+ HS nối tiếp nhau nói mẫu câu trước lớp Nếu HS nói hoặc phát âm chưa đúng,
GV hướng dẫn các em sửa lỗi phát âm
+ HS nói mẫu câu theo nhóm cặp đôi, một bạn chỉ hình, một bạn nói mẫu câu, rồi đổi vai Nếu bạn nói chưa tốt, bạn còn lại sẽ giúp bạn sửa lỗi GV quan sát và hỗtro HS
+ GV thực hiện với cả lớp: Cô / Thầy chào các em!, HS cả lớp đứng dậy chào GV: Chúng em chào cô / thầy!
- Thực hành mẫu câu (cặp đôi):
+ GV mời hai HS lên bảng làm mẫu thực hiện nói lời chào với bạn: Chào bạn!+ GV tiếp tục thực hiện với nhiều HS khác
+ GV quan sát, hỗ trợ và sửa lỗi cho HS
Trang 3+ GV nhận xét, khen ngợi HS.
3 Luyện tập
Hoạt động 3 Luyện nghe
- GV hướng dẫn để HS hiểu cách thực hiện hoạt động luyện nghe:
+ HS quan sát tranh trong sách và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? hoặc Em thấy gì trong tranh?
+ GV nói mỗi tranh, chi tiết trong tranh từ 1 – 2 câu ngắn bằng hình thức mô tả nộidung và câu đố, nhắc lại cho HS nghe từ 2 – 3 lần HS nghe và thực hiện theo lệnh:nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án ra bảng GV nói không theo thứ tự các tranh
Ví dụ:
+ Các em học sinh chào cụ già Đó là bức tranh số mấy?
+ Các em học sinh đeo cặp sách đến trường Đó là bức tranh số mấy?
- Sau mỗi câu hỏi, GV gọi nhiều HS nói đáp án của mình
Hoạt động 4 Hỏi và đáp
Làm mẫu
- GV gọi một HS lên bảng, chỉ vào bản thân và hỏi HS:
GV: Đây là ai?
HS: Đây là cô / thầy giáo Em chào cô / thầy!
GV: Cô / Thầy chào em!
- GV thực hiện mẫu với các HS khác
Thực hành
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hỏi – đáp với bạn và làm mẫu trước lớp Ví dụ:
- HS A (chỉ vào GV và hỏi ): Đây là ai?
HS B: Đây là cô / thầy giáo Em chào cô / thầy!
GV: Cô / thầy chào em!
HS A (chỉ vào HS C trong lớp): Đây là ai?
HS B: Đây là bạn Chào bạn!
HS C: Chào bạn!
- HS thực hành hỏi – đáp theo nhóm cặp đôi Một số cặp thực hành hỏi đáp trước lớp GV quan sát, hỗ trợ HS
Trang 4* Chú ý: Đây là bài học đầu tiên, GV hướng dẫn chậm rãi, cẩn thận cho HS hiểu được cách thực hiện.
Hoạt động 5 Nói đúng tiếng Việt
Hai cặp từ trong bài luyện phát âm nhằm giúp HS phân biệt các tiếng có thanh huyền – thanh sắc mà HS một số dân tộc có tiếng mẹ đẻ không thanh điệu thường hay phát âm sai hoặc khó phân biệt
- HS xem tranh, nói tên sự vật, hoạt động trong tranh: cái bàn, bán hàng, chào bạn, bát cháo
- GV chốt lại các từ đúng cho mỗi tranh: cái bàn, bán hàng, chào bạn, bát cháo
- GV dạy nói hai từ một lượt:
+ GV chỉ tranh nói mẫu cặp từ thứ nhất (3 lần): cái bàn – bán hàng GV phát âm vàhướng dẫn HS phát âm đúng tiếng bàn – bán (nói chậm, tròn vành, rõ tiếng)
+ HS nối tiếp nhau nói cặp từ trước lớp GV nghe và sửa để HS có thể phát âm tốt nhất các từ
- HS chỉ tranh và nói cặp từ theo nhóm cặp đôi, nhóm bốn GV nghe, hỗ trợ và sửa lỗi phát âm cho HS
- GV tiếp tục thực hiện với cặp từ còn lại: chào bạn – bát cháo
- HS thực hành phát âm đúng cả 2 cặp từ (cá nhân, nhóm, cả lớp)
4 Vận dụng
- GV dặn dò HS chào hỏi thầy cô, các bạn khi đến trường
- GV nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS
Trang 5BÀI 2: ĐÂY LÀ TRƯỜNG HỌC CỦA EM
- Hỏi và trả lời được các câu hỏi về cảnh vật ở trường
- Luyện nghe và phát âm tương đối chính xác để phân biệt các tiếng khác nhau về dấu thanh: thanh huyền – thanh hỏi
III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Với bài học này, GV nên tổ chức thực hiện bên ngoài lớp học, dẫn HS đi quan sát cảnh vật trong trường và dạy các em nói tên các cảnh vật đó
1 Khởi động
Hoạt động 1 Hát múa hoặc chơi trò chơi
GV tìm hiểu những trò chơi, bài hát HS đã được học ở mẫu giáo để có thể khởi động bằng trò chơi hoặc GV và HS cùng múa hát một bài, tạo không khí học tập thoải mái cho HS
- GV dùng động tác chỉ và nói tên bài 2: Đây là trường học của em.
HS nối tiếp nhau nói tên bài học
Trang 6- GV dạy HS nói tên một số cảnh vật ở trường: phòng học, cổng trường, sân
trường Tuỳ theo năng lực của HS mà GV lựa chọn từ để dạy các em nói nhưng nên dừng lại ở số lượng từ phù hợp (khoảng 3 – 5 từ)
- GV gọi vài HS nói tên một số cảnh vật trong tranh: phòng học, cổng trường, sân trường
- HS quan sát tranh trong sách và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì?
- HS làm việc theo nhóm cặp đôi, một bạn chỉ hình, một bạn nói từ, rồi đổi vai
- Cả lớp đồng thanh nói các từ vừa học
* Chú ý: Nếu trong lớp có nhiều HS chưa nói được các từ thì GV hướng dẫn các
em nói từng từ Nếu có ít HS chưa nói được thì GV cho những HS đó ngồi thành nhóm để dạy các em nói
b) Học nói mẫu câu
- GV làm mẫu:
+ GV chỉ vào cảnh vật xung quanh trường và nói mẫu câu: Đây là trường học của
em Trường học của em có lớp học, sân trường
+ HS nối tiếp nhau nói mẫu câu Nếu HS nói hoặc phát âm chưa đúng, GV hướng dẫn các em sửa lỗi phát âm
+ HS nói mẫu câu theo nhóm Các bạn trong nhóm lần lượt nói mẫu câu Nếu bạn nói chưa tốt, các bạn khác giúp bạn
+ GV quan sát, hỗ trợ và sửa lỗi cho HS
- Thực hành nói mẫu câu (cá nhân):
+ HS chỉ vào tranh hoặc cảnh vật xung quanh trường, nói mẫu câu: Đây là trường học của em Trường học của em có lớp học, sân trường.
+ HS chỉ tranh, nói nối tiếp nhau mẫu câu về các cảnh vật ở trường + GV quan sát,
hỗ trợ và sửa lỗi cho HS
+ GV nhận xét, khen ngợi HS
3 Luyện tập
Hoạt động 3 Luyện nghe
- GV nói mỗi tranh, chi tiết trong tranh 1 – 2 câu ngắn mô tả nội dung và câu đố, nhắc lại cho HS nghe từ 2 – 3 lần HS nghe và thực hiện theo lệnh: nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án ra bảng GV nói không theo thứ tự các tranh
Ví dụ:
+ Tôi có nhiều bàn ghế để học sinh ngồi học Tôi là số mấy?
Trang 7+ Tôi có cây xanh che mát để học sinh vui chơi Tôi là số mấy?
Sau mỗi câu hỏi, GV gọi nhiều HS nói đáp án của mình
Hoạt động 4 Hỏi và đáp
Làm mẫu: Tình huống là một chị lớn hỏi em.
– GV đóng vai chị đặt câu hỏi và gọi một HS trả lời:
Hoạt động 5 Nói đúng tiếng Việt
Hai cặp từ trong bài luyện phát âm nhằm giúp HS phân biệt các tiếng khác nhau vềdấu thanh: thanh huyền – thanh hỏi
- HS xem tranh, nói tên sự vật trong tranh
- GV chỉ tranh nói mẫu cặp từ (3 lần): kiến càng – bến cảng GV phát âm và hướngdẫn HS phát âm đúng tiếng càng – cảng (nói chậm, tròn vành, rõ tiếng)
- HS nối tiếp nhau nói cặp từ trước lớp GV nghe, hỗ trợ và sửa để HS phát âm tốt nhất các từ
- HS chỉ tranh và nói cặp từ (theo nhóm cặp đôi, nhóm bốn) GV nghe, hỗ trợ và sửa lỗi phát âm cho HS
- GV tiếp tục thực hiện với cặp từ còn lại: cổng trường – nhóm trưởng
- HS thực hành phát âm đúng 2 cặp từ (cá nhân, nhóm, cả lớp)
4 Vận dụng
- GV dặn dò HS về nhà nói với người thân về trường học của mình
Trang 8- GV nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS.
Trang 9BÀI 3: MÌNH TÊN LÀ MÂY
(2 tiết)
I MỤC TIÊU
- Nói được tên của các bạn trong lớp
- Sử dụng được mẫu câu: Bạn tên là gì? Mình tên là Mây để thực hành hỏi – đáp với bạn hoặc giới thiệu tên mình với bạn
- Nghe hiểu nội dung của 1 – 2 câu ngắn, đơn giản và hiểu được nhiệm vụ cần làm:nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án ra bảng
- Hỏi và đáp với bạn để biết tên của bạn
- Luyện nghe và phát âm tương đối chính xác để phân biệt các tiếng khác nhau về dấu thanh: thanh ngang – thanh sắc, thanh hỏi – thanh ngã
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Sách Em nói tiếng Việt (Dành cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số)
- Bảng phấn để làm bài tập nghe
- Tranh ảnh, hình minh hoạ về trường học, video mà GV có thể chuẩn bị
III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1 Khởi động
Hoạt động 1 Hát múa hoặc chơi trò chơi
- HS hát múa bài: Mèo con đi học (Nhạc và lời: Hoàng Long – Hoàng Lân)
Mèo ta buồn bực.
Mai phải đến trường.
Liên kiếm cớ luôn rằng:
Cái đuôi tôi ốm.
Cừu mới be toáng lên:
Tôi chữa cho anh khỏi liền.
Nhưng muốn cho nhanh thì cắt đuôi là khỏi hết.
Cắt đuôi ấy ấy chết.
Tôi xin đi học thôi.
Cắt đuôi ấy ấy chết.
Tôi xin đi học thôi.
− GV hỏi: Bài hát nói về điều gì? Cho nhiều HS trả lời
Trang 10- GV giới thiệu và nói tên bài 3: Mình tên là Mây.
- HS quan 1 sát tranh trong sách và nói những gì em thấy trong tranh Ví dụ: tranh 1: bạn nam, bạn nữ, bắt tay; tranh 2: các bạn, nhóm bốn
- Nhiều HS nói nội dung tranh trước lớp;
- HS làm việc theo nhóm cặp đôi, một bạn chỉ hình, một bạn nói, rồi đổi vai GV quan sát và hỗ trợ HS
– Cả lớp đồng thanh nói các từ vừa học Nếu có hình trên bảng GV chỉ cho HS nói
* Chú ý: Nếu từ ngữ đã quen thuộc với HS và các em nói được, GV có thể thực hiện nhanh phần này và chuyển sang phần tiếp theo
b) Học nói mẫu câu
- GV làm mẫu:
+ GV chỉ vào mình và nói mẫu câu với cả lớp: Cô / Thầy tên là rồi hướng dẫn
HS hỏi – đáp và giới thiệu tên với các bạn trước lớp: Bạn tên là gì?; Mình tên là + GV gọi một HS lên bảng và hướng dẫn HS giới thiệu tên Ví dụ: Em tên là Pao.+ HS nối tiếp nhau nói mẫu câu giới thiệu tên với GV: Em tên là
+ GV nghe và quan sát Nếu HS nói hoặc phát âm chưa đúng, GV hướng dẫn, sửa lỗi cho HS
- Thực hành mẫu câu (cá nhân, cặp đôi):
+ HS giới thiệu tên với các bạn: Mình tên là……
+ HS nối tiếp nhau nói mẫu câu giới thiệu tên với bạn trước lớp: Mình tên là……
+ HS làm việc theo nhóm cặp đôi Từng em chỉ vào mình và nói mẫu câu: Mình tên là………, rồi đổi vai.
+ GV quan sát, hỗ trợ và sửa lỗi cho HS
+ GV nhận xét, khen ngợi HS
3 Luyện tập
Trang 11Hoạt động 3 Luyện nghe
- GV nói mỗi tranh, chi tiết trong tranh từ 1 – 2 câu ngắn bằng hình thức mô tả nội dung và câu đố, nhắc lại cho HS nghe từ 2 – 3 lần HS nghe và thực hiện theo lệnh:nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án ra bảng GV nói không theo thứ tự các tranh
Ví dụ:
+ Chúng tôi dắt tay nhau tới trường Chúng tôi là số mấy?
+ Các bạn vẽ tranh rất vui Đó là bức tranh số mấy?
Sau mỗi câu hỏi, GV gọi nhiều HS nói đáp án của mình
Hoạt động 4 Hỏi và đáp
Làm mẫu
– GV đặt câu hỏi và gọi một HS trả lời:
GV: Chào em! Em tên là gì?
HS: Em tên là…… Còn cô / thầy tên là gì?
GV: Cô / Thầy tên là
- GV tiếp tục thực hiện mẫu với các HS khác
Hoạt động 5 Nói đúng tiếng Việt
Hai cặp từ trong bài luyện phát âm nhằm giúp HS phân biệt các tiếng khác nhau vềdấu thanh: thanh ngang – thanh sắc, thanh hỏi – thanh ngã
- HS xem tranh, nói tên sự vật trong tranh
- GV chỉ tranh nói mẫu cặp từ (3 lần): con ve – vé xe GV phát âm và hướng dẫn
HS phát âm đúng tiếng ve – vé (nói chậm, tròn vành, rõ tiếng)
Trang 12- HS nối tiếp nhau nói cặp từ trước lớp GV nghe và sửa để HS có thể phát âm tốt nhất các từ.
– HS chỉ tranh và nói cặp từ theo nhóm cặp đôi, nhóm bốn GV nghe, hỗ trợ và sửalỗi phát âm cho HS
- GV tiếp tục thực hiện với cặp từ còn lại: vui vẻ – màu vẽ
Trang 13BÀI 4: CÔ GIÁO EM RẤT HIỀN
(2 tiết)
I MỤC TIÊU
- Nói được tên và một vài đặc điểm của cô / thầy giáo
- Sử dụng được mẫu câu: Cô giáo em tên là H'mai Cô giáo em rất hiền để thực hiện hỏi – đáp với bạn về cô / thầy giáo
- Nghe hiểu nội dung của 1 – 2 câu ngắn, đơn giản và hiểu nhiệm vụ cần làm: nói
số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án ra bảng
- Hỏi và trả lời được các câu hỏi về thầy / cô giáo
- Luyện nghe và phát âm tương đối chính xác để phân biệt một số tiếng khác nhau
về dấu thanh: thanh huyền – thanh nặng
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Sách Em nói tiếng Việt (Dành cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số)
- GV có thể sưu tầm thêm một số tranh ảnh, các video ngắn về các hoạt động của thầy / cô giáo và HS
- Bảng phấn để làm bài tập nghe
- Tranh ảnh, hình minh hoạ về thầy / cô giáo và HS, video mà GV có thể chuẩn bị
III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1 Khởi động
Hoạt động 1 Hát múa hoặc chơi trò chơi
- HS múa hát bài: Cô và mẹ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên)
- GV hỏi: Bài hát nói về điều gì? và cho nhiều HS trả lời
- GV giới thiệu và nói tên bài 4: Cô giáo em rất hiền
- HS nối tiếp nhau nói tên bài học
Trang 14- GV chỉ tranh và dạy HS nói từ: hiền, xinh, ngoan, đáng yêu GV nói 2 – 3 lần, chú ý nói to, chậm rãi, phát âm tròn vành, rõ tiếng cho HS vừa nghe vừa quan sát khẩu hình.
- Vài HS nói từ trước lớp GV lắng nghe phát âm của HS để hướng dẫn, sửa lỗi nếucác em phát âm chưa rõ ràng
- HS nói từ theo nhóm cặp đôi, một bạn chỉ hình, một bạn nói, rồi đổi vai Nếu bạn sai, bạn còn lại sẽ giúp bạn sửa lỗi
- Nhiều cặp HS nối tiếp nhau nói từ trước lớp
- Cả lớp đồng thanh nói các từ đã học trong sách Nếu có hình trên bảng, GV chỉ vàhướng dẫn HS nói
* Chú ý: Nếu trong lớp có nhiều HS chưa nói được các từ thì GV hướng dẫn các
em nói từng từ Nếu có ít HS chưa nói được thì GV cho những HS đó ngồi thành nhóm để dạy các em nói
b) Học nói mẫu câu
- GV làm mẫu:
+ GV chỉ vào hình cô giáo trong tranh và nói mẫu câu: Cô giáo em tên là Hmai Côgiáo em rất hiền GV nói lại mẫu câu (3 lần), nói to, chậm rãi, tròn vành, rõ tiếng cho HS nghe và quan sát khẩu hình
+ HS nối tiếp nhau nói mẫu câu trước lớp Nếu HS nói hoặc phát âm chưa đúng,
GV hướng dẫn các em sửa lỗi
+ HS nói mẫu câu theo cặp, một bạn chỉ hình, một bạn nói mẫu câu, rồi đổi vai Nếu bạn nói chưa tốt, bạn còn lại giúp bạn sửa lỗi
+ GV quan sát, hỗ trợ HS
- Thực hành nói mẫu câu (cá nhân):
+ HS thực hành nói mẫu câu với một từ khác Ví dụ: Cô giáo em tên là Liên Cô giáo em rất trẻ
+ HS nói nối tiếp mẫu câu về tên và các đặc điểm của cô / thầy giáo
+ GV quan sát, hỗ trợ và sửa lỗi cho HS
+ GV nhận xét, khen ngợi HS
3 Luyện tập
Hoạt động 3 Luyện nghe
- GV nói mỗi tranh, chi tiết trong tranh từ 1 – 2 câu ngắn bằng hình thức mô tả nội dung và câu đố, nhắc lại cho HS nghe từ 2 – 3 lần HS nghe và thực hiện theo lệnh:
Trang 15nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án ra bảng (Chú ý: GV nói không theo thứ tự các tranh).
+ Thầy giáo đang dạy HS tập thể dục Đó là bức tranh số mấy?
+ Cô giáo đang hướng dẫn tôi viết chữ Tôi là số mấy?
+ Cả lớp đang vỗ tay Đó là bức tranh số mấy?
- Sau mỗi câu hỏi, GV gọi nhiều HS nói đáp án của mình
Hoạt động 4 Hỏi và đáp
- Làm mẫu: GV đóng vai là chị của HS để hỏi về cô / thầy giáo của em
- GV đặt câu hỏi và gọi một HS trả lời:
GV: Cô / Thầy giáo em tên là gì?
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hỏi – đáp với bạn và làm mẫu trước lớp:
HS A: Cô / Thầy giáo bạn tên là gì?
HS B: Cô / Thầy giáo mình tên là
HS A: Cô / Thầy giáo bạn thế nào?
HS B:………
- HS thực hành hỏi – đáp theo nhóm cặp đôi, một bạn hỏi, một bạn trả lời, rồi đổi vai Một số cặp thực hành hỏi – đáp trước lớp GV quan sát, hỗ trợ HS
Hoạt động 5 Nói đúng tiếng Việt
Hai cặp từ trong bài luyện phát âm nhằm giúp HS phân biệt các tiếng khác nhau vềdấu thanh: thanh huyền – thanh nặng
- HS xem tranh, nói tên sự vật, hoạt động trong tranh
- GV chỉ tranh nói mẫu cặp từ (3 lần): kể chuyện – bóng chuyền GV phát âm và hướng dẫn HS phát âm đúng tiếng chuyện – chuyền (nói chậm, tròn vành, rõ tiếng)
- HS nối tiếp nhau nói cặp từ trước lớp GV nghe và sửa lỗi để HS có thể phát âm tốt nhất các từ
Trang 16- HS chỉ tranh và nói cặp từ theo nhóm cặp đôi, nhóm bốn GV nghe, hỗ trợ và sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV tiếp tục thực hiện với cặp từ còn lại: bàn ghế – bạn bè
Trang 17- Hỏi và trả lời được câu hỏi về các hoạt động ở trường của HS.
- Luyện nghe và phát âm tương đối chính xác để phân biệt các tiếng khác nhau về dấu thanh: thanh hỏi – thanh ngã
Hoạt động 1 Hát múa hoặc chơi trò chơi
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi hoặc múa hát
- GV giới thiệu và nói tên bài 5: Chúng em chào cờ
- HS nối tiếp nhau nói tên bài học
Trang 18- Vài HS nói từ trước lớp GV lắng nghe phát âm của HS để hướng dẫn, sửa lỗi nếucác em phát âm chưa rõ ràng.
- HS làm việc nhóm cặp đôi, một bạn chỉ hình, một bạn nói, rồi đổi vai
- Cả lớp đồng thanh nói từ về các sự vật, hoạt động của HS ở trường
* Chú ý: Nếu trong lớp có nhiều HS chưa nói được các từ thì GV hướng dẫn các
em nói từng từ Nếu có ít HS chưa nói được thì GV cho những HS đó ngồi thành nhóm để dạy các em nói
b) Học nói mẫu câu
- GV làm mẫu:
+ GV cho HS chỉ vào tranh vẽ hoặc ảnh về các hoạt động ở trường và nói mẫu câu:Chúng em chào cờ GV nói lại mẫu câu (3 lần) cho HS nghe và quan sát khẩu hình.+ HS nối tiếp nhau nói mẫu câu trước lớp Nếu HS nói hoặc phát âm chưa đúng,
GV hướng dẫn các em sửa lỗi phát âm
+ HS nói mẫu câu theo cặp, một bạn nói mẫu câu, một bạn nghe, rồi đổi vai Nếu bạn nói chưa tốt, bạn còn lại sẽ giúp bạn
- Thực hành nói mẫu câu (cá nhân):
+ Mỗi HS chọn một hoạt động ở trường để thực hành nói mẫu câu Ví dụ: Chúng
em chơi nhảy dây
+ HS nói nối tiếp mẫu câu trước lớp
+ GV quan sát, hỗ trợ và sửa lỗi cho HS
+ GV nhận xét, khen ngợi HS
3 Luyện tập
Hoạt động 3 Luyện nghe
- GV nói mỗi tranh, chi tiết trong tranh từ 1 – 2 câu ngắn bằng hình thức mô tả nội dung và câu đố, nhắc lại cho HS nghe từ 2 – 3 lần HS nghe và thực hiện theo lệnh:nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án ra bảng GV nói không theo thứ tự các tranh
Ví dụ:
+ Chúng tôi đang vẽ tranh Chúng tôi là số mấy?
+ Chúng tôi chơi đá cầu trên sân trường Chúng tôi là số mấy?
+ Chúng tôi đang chơi nhảy dây Chúng tôi là số mấy?
+ Chúng tôi đang cùng nhau đọc sách Chúng tôi là số mấy?
– Sau mỗi câu hỏi, GV gọi nhiều HS nói đáp án của mình
Trang 19Hoạt động 5 Nói đúng tiếng Việt
Hai cặp từ trong bài luyện phát âm nhằm giúp HS phân biệt các tiếng khác nhau vềdấu thanh: thanh hỏi – thanh ngã
- HS xem tranh, nói tên sự vật, hoạt động, trạng thái trong tranh
- GV chỉ tranh nói mẫu cặp từ (3 lần): ngả nghiêng – bé ngã GV phát âm và hướngdẫn HS phát âm đúng tiếng ngả – ngã (nói chậm, tròn vành, rõ tiếng)
- HS nối tiếp nhau nói cặp từ trước lớp GV nghe và sửa để HS có thể phát âm tốt nhất các từ
- HS chỉ tranh và nói cặp từ theo nhóm cặp đôi, nhóm bốn GV nghe, hỗ trợ và sửa lỗi phát âm cho HS
- GV tiếp tục thực hiện với cặp từ còn lại: cổ áo – mâm cỗ
Trang 20- Sách Em nói tiếng Việt (Dành cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số).
- GV có thể sưu tầm thêm một số tranh ảnh về Bác Hồ với đồng bào các dân tộc thiểu số
- Bảng phấn để làm bài tập nghe
- Tranh ảnh, hình minh hoạ, video về Bác Hồ mà GV có thể chuẩn bị
III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1 Khởi động
Hoạt động 1 Hát múa hoặc chơi trò chơi
- HS hát múa bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh (Nhạc và lời: Phong Nhã)
- HS mở sách, GV giới thiệu bài 6: Bác Hồ rất yêu trẻ em
- HS nối tiếp nhau nói tên bài học
2 Khám phá
Hoạt động 2 Học nói từ và mẫu câu
a) Học nói từ
- HS quan sát ảnh trong sách rồi nói nội dung bức ảnh: Bác Hồ, ảnh Bác Hồ, bế,
ôm, hôn Nếu có tranh Bác Hồ (tranh khổ to), GV có thể treo trên bảng lớp và mời một số em lên bảng, chỉ hình, gọi tên các bức tranh
- HS làm việc theo nhóm cặp đôi, một bạn chỉ hình, một bạn nói từ, rồi đổi vai
Trang 21- GV gọi một vài cặp HS chỉ và nói nội dung bức ảnh về Bác Hồ.
- Cả lớp đồng thanh nói từ về Bác Hồ, tình cảm của trẻ em đối với Bác và tình cảmcủa Bác đối với trẻ em Nếu có tranh ảnh trên bảng, GV chỉ cho HS nói
* Chú ý: Nếu trong lớp có nhiều HS chưa nói được các từ thì GV hướng dẫn các
em nói từng từ Nếu có ít HS chưa nói được thì GV cho những HS đó ngồi thành nhóm để dạy các em nói
b) Học nói mẫu câu
- GV làm mẫu:
+ GV chỉ vào ảnh và nói mẫu câu: Bác Hồ rất yêu trẻ em Trẻ em rất yêu Bác Hồ.+ HS nối tiếp nhau nói mẫu câu trước lớp Nếu HS nói hoặc phát âm chưa đúng,
GV hướng dẫn các em sửa lỗi phát âm
+ HS nói mẫu câu theo cặp đôi, một bạn chỉ ảnh, một bạn nói mẫu câu, rồi đổi vai Nếu bạn nói chưa tốt, bạn còn lại sẽ giúp bạn
- Thực hành mẫu câu (cá nhân):
+ Mỗi HS chọn một từ về Bác Hồ để nói mẫu câu Ví dụ: Bác Hồ rất hiền
+ HS nối tiếp nhau nói mẫu câu trước lớp
+ GV quan sát, hỗ trợ và sửa lỗi cho HS
+ GV nhận xét, khen ngợi HS
3 Luyện tập
Hoạt động 3 Luyện nghe
- GV nói mỗi ảnh, chi tiết trong ảnh từ 1 – 2 câu ngắn bằng hình thức mô tả nội dung và câu đố, nhắc lại cho HS nghe từ 2 – 3 lần HS nghe và thực hiện theo lệnh:nói số tương ứng trong ảnh hoặc viết đáp án ra bảng (Chú ý: GV nói không theo thứ tự các ảnh)
Ví dụ:
+ Bác Hồ trò chuyện với các em học sinh Đó là bức ảnh số mấy?
+ Bác Hồ tươi cười với các cháu thiếu niên Đó là bức ảnh số mấy?
+ Tôi được Bác Hồ thắt khăn quàng đỏ Tôi là số mấy?
+ Bác Hồ cho em bé ăn Đó là bức ảnh số mấy?
- Sau mỗi câu hỏi, GV gọi nhiều HS nói đáp án của mình
Hoạt động 4 Hỏi và đáp
Làm mẫu
Trang 22GV chỉ vào ảnh Bác Hồ và đặt câu hỏi, gọi một HS trả lời:
Hoạt động 5 Nói đúng tiếng Việt
Hai cặp từ trong bài luyện phát âm nhằm giúp HS phân biệt các tiếng khác nhau vềvần ên – iên, iêu – ượu
- HS xem tranh, nói tên sự vật, hoạt động trong tranh
- GV chỉ tranh nói mẫu cặp từ (3 lần): mũi tên – cô tiên GV phát âm và hướng dẫn
HS phát âm đúng tiếng tên – tiên (nói chậm, tròn vành, rõ tiếng)
- HS nối tiếp nhau nói cặp từ trước lớp GV nghe và sửa để HS có thể phát âm tốt nhất các từ
- HS chỉ tranh và nói cặp từ theo nhóm cặp đôi, nhóm bốn GV nghe, hỗ trợ và sửa lỗi phát âm cho HS
- GV tiếp tục phát âm và hướng dẫn HS phát âm cặp từ còn lại: năng khiếu – con khướu
- HS thực hành phát âm đúng 2 cặp từ (cá nhân, nhóm, lớp)
4 Vận dụng
- GV dặn dò HS về nhà thực hành hỏi – đáp với người thân về Bác Hồ
- GV nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS
Trang 23Hỏi và trả lời được câu hỏi về các đồ dùng học tập của HS.
- Luyện nghe và phát âm tương đối chính xác để phân biệt các tiếng chỉ khác nhau
về dấu thanh: thanh hỏi – thanh ngã
Hoạt động 1 Hát múa hoặc chơi trò chơi
- GV có thể khởi động bằng một bài hát hoặc chơi trò chơi để tạo không khí học tập thoải mái cho HS
- HS mở sách, GV giới thiệu bài 7: Bút chì màu dùng để vẽ
- HS nối tiếp nhau nói tên bài học
2 Khám phá
Hoạt động 2 Học nói từ và mẫu câu
a) Học nói từ
- HS quan sát ảnh trong sách và nói tên các đồ vật
- GV chỉ ảnh và dạy HS nói từ: bảng, phấn, bút chì màu, vở, thước kẻ
Trang 24- Vài HS nói từ trước lớp GV quan sát, hỗ trợ HS phát âm để hướng dẫn nếu các
* Chú ý: Nếu trong lớp có nhiều HS chưa nói được các từ thì GV hướng dẫn các
em nói từng từ Nếu có ít HS chưa nói được thì GV cho những HS đó ngồi thành nhóm để dạy các em nói
b) Học nói mẫu câu
- GV làm mẫu:
+ GV cho HS chỉ vào ảnh và nói mẫu câu: Đây là bút chì màu Bút chì màu dùng
để vẽ GV nói lại mẫu câu (3 lần) cho HS nghe và quan sát khẩu hình + HS nối tiếp nhau nói mẫu câu trước lớp Nếu HS nói hoặc phát âm chưa đúng, GV hướng dẫn các em sửa lỗi phát âm
+ HS nói mẫu câu theo nhóm cặp đôi, một bạn nói mẫu câu, một bạn nghe, rồi đổi vai
+ Nhiều cặp HS nói mẫu câu trước lớp
+ Cả lớp đồng thanh nói mẫu câu
- Thực hành mẫu câu (cá nhân):
+ Mỗi HS chọn một đồ dùng học tập để nói mẫu câu Ví dụ: Đây là thước kẻ Thước kẻ dùng để kẻ đường thẳng
+ HS nối tiếp nhau nói mẫu câu trước lớp
+ GV quan sát, hỗ trợ và sửa lỗi cho HS
+ GV nhận xét, khen ngợi HS
3 Luyện tập
Hoạt động 3 Luyện nghe
- GV nói mỗi tranh, đồ vật trong tranh 1 – 2 câu ngắn bằng hình thức mô tả nội dung và câu đố, nhắc lại cho HS nghe từ 2 – 3 lần HS nghe và thực hiện theo lệnh:nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án ra bảng (Chú ý: GV nói không theo thứ tự các tranh)
Ví dụ:
+ Tôi dùng để viết Tôi là số mấy?
Trang 25+ Khi gõ vào thì tôi phát ra âm thanh Tôi là số mấy?
+ Tôi giúp bạn học sinh kẻ được một đường thẳng Tôi là số mấy? Sau mỗi câu hỏi, GV gọi nhiều HS nói đáp án của mình
Hoạt động 5 Nói đúng tiếng Việt
Hai cặp từ trong bài luyện phát âm nhằm giúp HS phân biệt các tiếng khác nhau vềdấu thanh: thanh hỏi – thanh ngã
- HS xem tranh, nói tên sự vật, hoạt động trong tranh
- GV chỉ tranh nói mẫu cặp từ (3 lần): quyển vở – bình vỡ GV phát âm và hướng dẫn HS phát âm đúng tiếng nở – vỡ (nói chậm, tròn vành, rõ tiếng)
- HS nối tiếp nhau nói cặp từ trước lớp GV nghe và sửa để HS có thể phát âm tốt nhất các từ
- HS chỉ tranh và nói cặp từ theo nhóm cặp đôi, nhóm bốn GV nghe, hỗ trợ và sửa lỗi phát âm cho HS
- GV tiếp tục thực hiện với cặp từ còn lại: thước kẻ – kẽ hở
- HS thực hành phát âm đúng cả 2 cặp từ (cá nhân, nhóm, cả lớp)
4 Vận dụng
- GV dặn dò HS về nhà thực hành hỏi – đáp với người thân về các đồ dùng học tập
Trang 26- GV nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS.
Trang 27BÀI 8: TRƯỜNG EM RẤT ĐẸP
(2 tiết)
I MỤC TIÊU
- Nói được vị trí, đặc điểm của trường học, lớp học: bên đồi, giữa làng, đẹp
- Sử dụng được mẫu câu: Trường em ở bên đôi Trường em rất đẹp để thực hiện hỏi – đáp với bạn về trường học
- Nghe từ 1 – 2 câu ngắn, đơn giản và hiểu được nhiệm vụ cần làm: nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án ra bảng
- Hỏi và trả lời được các câu hỏi về trường, lớp học của em
- Luyện nghe và phát âm tương đối chính xác để phân biệt các tiếng khác nhau về dấu thanh: thanh sắc – thanh nặng
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Sách Em nói tiếng Việt (Dành cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số)
- Bảng, phấn để làm bài tập nghe
- Tranh ảnh, hình minh hoạ về trường học, các video mà GV có thể chuẩn bị
III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1 Khởi động
Hoạt động 1 Hát múa hoặc chơi trò chơi
- GV có thể khởi động bằng một bài hát hoặc chơi trò chơi để tạo không khí
học tập thoải mái cho HS
- HS mở sách, GV giới thiệu bài 8: Trường em rất đẹp
- HS nối tiếp nhau nói tên bài học
- GV chỉ hình và dạy HS nói từ: bên đồi, giữa làng, đẹp
- HS nối tiếp nhau nói từ trước lớp GV lắng nghe phát âm của HS để hỗ trợ, sửa lỗi nếu các em phát âm chưa rõ ràng
Trang 28- HS làm việc theo nhóm cặp đôi, một bạn chỉ hình trong sách, một bạn nói từ, rồi đổi vai.
- Cả lớp đồng thanh nói từ Nếu có tranh ảnh trên bảng, GV chỉ cho HS nói
* Chú ý: Nếu trong lớp có nhiều HS chưa nói được các từ thì GV hướng dẫn các
em nói từng từ Nếu có ít HS chưa nói được thì GV cho những HS đó ngồi thành nhóm để dạy các em nói
b) Học nói mẫu câu
- GV làm mẫu:
+ GV chỉ hình, nói mẫu câu: Trường em ở bên đồi Trường em rất đẹp GV nói lại mẫu câu (3 lần) cho HS nghe và quan sát khẩu hình
+ HS nối tiếp nhau nói mẫu câu trước lớp Nếu HS nói hoặc phát âm chưa đúng,
GV hướng dẫn các em sửa lỗi
+ HS nói mẫu câu theo nhóm cặp đôi, một bạn nói mẫu câu, một bạn nghe, rồi đổi vai Nếu bạn nói chưa tốt, bạn kia sẽ giúp bạn
+ Nhiều cặp HS nối tiếp nhau nói mẫu câu trước lớp
- Thực hành nói mẫu câu (cá nhân):
+ Mỗi HS chọn một từ để thực hành nói mẫu câu Ví dụ: Trường em ở đâu làng Trường em rất to.
+ HS nối tiếp nhau nói mẫu câu trước lớp
+ GV quan sát, hỗ trợ và sửa lỗi cho HS
+ GV nhận xét, khen ngợi HS
3 Luyện tập
Hoạt động 3 Luyện nghe
- GV nói mỗi tranh, chi tiết trong tranh từ 1 – 2 câu ngắn bằng hình thức mô tả nội dung và câu đố, nhắc lại cho HS nghe từ 2 – 3 lần HS nghe và thực hiện theo lệnh:nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án ra bảng GV nói không theo thứ tự các tranh
Ví dụ:
+ Chúng tôi đang chơi nhảy dây Chúng tôi là số mấy?
+ Chúng tôi đang chơi đá cầu Chúng tôi là số mấy?
+ Chúng tôi đang đi trên sân trường Chúng tôi là số mấy?
– Sau mỗi câu hỏi, GV gọi nhiều HS nói đáp án của mình
Hoạt động 4 Hỏi và đáp
Trang 29Làm mẫu: Tình huống 1 chị lớn hỏi em.
- GV đóng vai chị đặt câu hỏi và gọi một HS trả lời: GV: Trường em ở đâu?
Hoạt động 5 Nói đúng tiếng Việt
Hai cặp từ trong bài luyện phát âm nhằm giúp HS phân biệt các tiếng khác nhau vềdấu thanh: thanh sắc — thanh nặng
- HS xem tranh, nói tên sự vật, hoạt động trong tranh
- GV chỉ tranh nói mẫu các từ (3 lần): kéo co – gói kẹo GV phát âm và hướng dẫn
HS phát âm đúng tiếng kéo – kẹo (nói chậm, tròn vành, rõ tiếng)
- HS nối tiếp nhau nói cặp từ trước lớp GV nghe và sửa để HS có thể phát âm tốt nhất các từ
- HS chỉ tranh và nói cặp từ theo nhóm cặp đôi, nhóm bốn GV nghe, hỗ trợ và sửa lỗi phát âm cho HS
- GV tiếp tục thực hiện với cặp từ còn lại: cặp sách – sạch sẽ
- HS thực hành phát âm đúng cả 2 cặp từ trước lớp (cá nhân, nhóm, cả lớp)
Trang 30BÀI 9: ĐƯỜNG EM ĐẾN TRƯỜNG
(2 tiết)
I MỤC TIÊU
- Nghe đọc thơ, kết hợp nhìn tranh nói về con đường đến trường của các bạn nhỏ
- Nghe từ 1 – 2 câu và hiểu được nhiệm vụ cần làm: nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án ra bảng
- Trả lời được 1 − 2 câu hỏi đơn giản về nội dung bài thơ
- Thuộc được một khổ thơ hoặc cả bài thơ
- Cô và trò cùng múa và hát bài: Đường và chân (Nhạc và lời: Hoàng Long)
- HS mở sách, GV giới thiệu bài 9: Đường em đến trường
- HS nối tiếp nhau nói tên bài học
Hoạt động 2 Ôn luyện nói từ và mẫu câu
a) Ôn luyện nói từ
- HS quan sát tranh trong sách và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì? – Tranh vẽ các bạn học sinh đi học.
+ Đường các bạn đi học có gì? – Đường các bạn đi học có cây, hoa
- GV đọc bài thơ cho HS nghe từ 2 – 3 lần:
- GV nói mẫu các từ: nắng tươi, trời xanh, rộn ràng, sườn đồi, ríu rít.
- HS nối tiếp nhau nói từ trước lớp GV lắng nghe phát âm của HS để hướng dẫn, sửa lỗi nếu các em phát âm chưa rõ ràng
Trang 31- HS làm việc theo nhóm cặp đôi, một bạn chỉ hình trong sách, một bạn nói từ, rồi đổi vai.
- Nhiều cặp nối tiếp nhau nói từ trước lớp
- Cả lớp đồng thanh nói từ Nếu GV chuẩn bị được tranh ảnh, GV chỉ cho HS nói
b) Ôn luyện nói mẫu câu
- GV cho HS chỉ vào tranh và nói mẫu câu: Các bạn học sinh đi học
- HS nối tiếp nhau nói mẫu câu trước lớp Nếu HS chưa nói được câu hoặc phát âmchưa đúng, GV hỗ trợ và hướng dẫn các em nói câu và sửa lỗi phát âm
- HS nói mẫu câu theo nhóm cặp đôi, một bạn chỉ hình, một bạn nói mẫu câu, rồi đổi vai Nếu bạn nói chưa tốt, bạn còn lại sẽ giúp bạn sửa lỗi Nhiều cặp HS nối tiếp nhau nói mẫu câu trước lớp
* Chú ý: GV có thể đọc bài thơ cho HS nghe, có thể dạy cho HS đọc
Hoạt động 3 Luyện nghe
- GV nói mỗi tranh, chi tiết trong tranh từ 1 – 2 câu ngắn bằng hình thức mô tả nội dung và câu đố, nhắc lại cho HS nghe từ 2 – 3 lần HS nghe và thực hiện theo lệnh:nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án ra bảng GV nói không theo thứ tự các tranh
Ví dụ:
+ Chúng tôi dắt tay nhau đi trên con đường đất đỏ tới trường Chúng tôi là số mấy?
+ Chúng tôi đi học trên con đường hai bên là cánh đồng lúa chín vàng Chúng tôi
là số mấy?
- Sau mỗi câu hỏi, GV gọi nhiều HS nói đáp án của mình
2 Khám phá
TIẾT 2: ĐỌC THƠ Hoạt động 4 HS nghe GV đọc thơ
- HS xem tranh rồi trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? Nhiều HS nói nội dung bức tranh trước lớp
- GV đọc bài thơ lần 1 bằng giọng chậm rãi, rõ ràng, tròn vành, rõ tiếng, vừa đọc vừa chỉ vào từng chi tiết tương ứng trong tranh giúp HS hiểu nghĩa:
Trang 32- GV đọc bài thơ lần 2.
Hoạt động 5 HS học nội dung bài thơ
GV đọc bài thơ lần 3 GV đọc hai dòng thơ một, vừa đọc vừa chỉ tranh minh hoạ vừa đặt câu hỏi cho HS trả lời, giúp HS hiểu nghĩa và nhớ nội dung bài thơ (mỗi câu hỏi GV gọi nhiều HS trả lời)
Ví dụ, sau khi đọc hai dòng thơ: Đường em đến trường – Gập ghềnh dốc đá, GV đặt câu hỏi và gọi HS trả lời:
- Con đường đến trường của bạn nhỏ thế nào? – Khó đi, gập ghềnh dốc đá.
- Tương tự, GV đọc hai dòng thơ Cẩn thận kẻo ngã – Khi trời mưa trơn, đặt câu hỏi và gọi HS trả lời:
- Con đường ấy trời mưa thì thế nào? – Con đường rất trơn.
b) Học nói mẫu câu
- GV nói mẫu câu: Đường em đến trường gập ghềnh dốc đá
- HS nối tiếp nhau nói mẫu câu trước lớp
- HS đồng thanh nói mẫu câu (tổ, cả lớp)
3 Luyện tập
Hoạt động 7 HS đọc thuộc bài thơ
- GV dạy HS đọc 2 câu thơ một (theo cách dạy đọc truyền khẩu), vừa đọc vừa chỉ vào các chi tiết tương ứng trong tranh
- GV và HS cùng đọc cả bài thơ: GV dùng que chỉ vào các chi tiết trong tranh tương ứng với câu thơ (nếu có tranh minh hoạ trên bảng lớp)
- HS đọc bài thơ theo các hình thức: cá nhân, nhóm cặp đôi, tổ, cả lớp; đọc to, đọc vừa, đọc nhỏ, đọc thầm
- HS thi đọc thuộc bài thơ
Trang 334 Vận dụng
- GV dặn dò HS về nhà đọc bài thơ cho người thân nghe
- GV nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS
Trang 34- Sử dụng được mẫu câu: Tớ xin lỗi cậu!.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện
- Một số HS khá có thể kể được câu chuyện theo tranh
- HS nhận biết và rèn luyện đức tính khiêm tốn, tôn trọng bạn
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Sách Em nói tiếng Việt (Dành cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số)
- Tranh ảnh, hình minh hoạ câu chuyện mà GV có thể chuẩn bị
III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1 Khởi động
Hoạt động 1 Múa hát hoặc chơi trò chơi
- GV có thể tổ chức cho HS hát một bài hoặc chơi trò chơi tạo hứng thú cho HS
- HS mở sách, xem tranh minh hoạ câu chuyện, nói tên các cảnh vật, hoạt động trong từng tranh
- GV giới thiệu bài 10 và nói tên câu chuyện: Bút và thước kẻ
- HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện
2 Khám phá
Hoạt động 2 HS nghe GV kể chuyện
- GV kể chuyện lần 1: vừa kể chậm rãi, diễn cảm vừa chỉ tranh
- GV kể chuyện lần 2: vừa kể chuyện vừa chỉ tranh, vừa kết hợp làm động tác giúp
HS hiểu nghĩa Ví dụ: Động tác: Bạn học sinh phải kẻ một đường thẳng Bút phải dựa vào thước kẻ mới kẻ được
Bút và thước kẻ
1 Bút và thước kẻ ở chung trong cặp của một bạn học sinh.
2 Bút nói với thước kẻ:
– Cậu chẳng làm được gì! Bạn học sinh chẳng dùng đến cậu Bạn ấy chỉ cần tớ thôi Thước kẻ chỉ im lặng.
Trang 353 Một hôm, bạn học sinh phải kẻ một đường thẳng, bút phải dựa vào thước kẻ mới
kẻ được Thước kẻ nói:
– Bút này, nếu không có tớ thì cậu cũng chẳng thể kẻ được một đường thẳng đâu
4 Bút biết mình sai nên đã xin lỗi thước kẻ:
– Tớ xin lỗi cậu!
Hoạt động 3 HS học nội dung câu chuyện
- GV kể chuyện lần 3: vừa kể chuyện, vừa chỉ tranh và làm động tác, vừa đặt câu hỏi cho HS trả lời
Ví dụ:
+ Bút và thước kẻ ở đâu? – Trong cặp của một bạn học sinh.
+ Bút nói gì với thước kẻ? – Cậu chẳng làm được gì "Bạn học sinh chẳng dùng đến cậu Bạn ấy chỉ cần tớ thôi”.
+ Bút phải làm gì mới kẻ được một đường thẳng? – Để kẻ một đường thẳng, bút phải dựa vào thước kẻ.
+ Biết mình sai, bút đã nói gì? – Bút đã xin lỗi thước kẻ.
* Chú ý: Mỗi câu hỏi, GV gọi nhiều HS trả lời
Hoạt động 4 Học nói từ và mẫu câu mới
b) Học nói mẫu câu
- GV nói mẫu câu: Tớ xin lỗi cậu!
- Nhiều HS nói mẫu câu trước lớp
- HS thực hành nói mẫu câu theo nhóm cặp đôi, một bạn chỉ tranh, một bạn nói mẫu câu, rồi đổi vai GV nghe và hỗ trợ, sửa lỗi cho HS
Trang 36- HS thi kể một đoạn của câu chuyện trước lớp.
- GV gọi một vài HS khá thi kể cả câu chuyện trước lớp
4 Vận dụng
- GV dặn dò HS về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe
- GV nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS
Trang 37CHỦ ĐIỂM: BẢN THÂN EM BÀI 11: ĐÔI DÉP NÀY CỦA EM
- Hỏi và trả lời được các câu hỏi về một số đồ dùng, đồ chơi
- Luyện nghe và phát âm tương đối chính xác để phân biệt các tiếng có âm cuối: ng
− c, p − t
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Sách Em nói tiếng Việt (Dành cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số)
- Bảng phấn để thực hiện bài tập nghe
- GV có thể sưu tầm thêm một số đồ dùng trong gia đình hoặc đồ dùng cá nhân
HS có thể mang một số đồ dùng, đồ chơi của mình đến lớp
III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1 Khởi động
Hoạt động 1 Hát múa hoặc chơi trò chơi
- GV cùng HS trò chuyện về đồ dùng trong gia đình, đồ dùng cá nhân, đồ chơi (cácchủ đề các em đã học ở mẫu giáo); có thể tổ chức trò chơi thi nói nhanh tên các đồ dùng với các đồ vật GV đã chuẩn bị
- HS mở sách, xem tranh chủ điểm Bản thân em và trả lời câu hỏi: Tranh vě gì?
- GV giới thiệu chủ điểm Bản thân em
- HS nối tiếp nhau nói tên chủ điểm
- GV giới thiệu và nói tên bài 1l: Đôi dép này của em
- HS nối tiếp nhau nói tên bài học (cá nhân, đồng thanh)
2 Khám phá
Hoạt động 2 Học nói từ và mẫu câu
Trang 38- GV hướng dẫn HS nói từ chỉ tên các đồ dùng, đồ chơi trong tranh: đôi dép, bàn chải đánh răng, cái váy, gấu bông, ô tô.
- HS làm việc theo nhóm bốn, vừa chỉ hình trong sách vừa nói tên các đồ dùng, đồ chơi: GV chia cho mỗi nhóm một số đồ vật đã chuẩn bị để HS nói tên; cũng có thể
sử dụng ngay những đồ dùng, đồ chơi các em mang tới lớp để nói tên
- Một vài cặp HS nối tiếp nhau chỉ hình, đồ dùng và nói tên trước lớp
* Chú ý: Nếu trong lớp có nhiều HS chưa nói được các từ thì GV hướng dẫn các
em nói từng từ Nếu có ít HS chưa nói được thì GV cho những HS đó ngồi thành nhóm để dạy các em nói
b) Học nói mẫu câu
+ GV quan sát, hỗ trợ và sửa lỗi cho HS
- Thực hành nói mẫu câu (cá nhân):
+ Mỗi HS chọn một đồ vật để thực hành nói mẫu câu
+ HS nói mẫu câu với đồ vật mình chọn trước lớp theo hình thức nối tiếp
+ GV quan sát, hỗ trợ và sửa lỗi cho HS
+ GV nhận xét, khen ngợi HS
3 Luyện tập
Hoạt động 3 Luyện nghe
- GV nói câu đố về từng đồ vật trong tranh bằng 1 – 2 câu ngắn Nhắc lại cho HS nghe từ 2 – 3 lần HS nghe và nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án ra bảng
Trang 39Ví dụ:
+ Tôi che mưa, che nắng Tôi là số mấy?
+ Tôi đựng sách vở ở nhà cho bạn học sinh Tôi là số mấy?
+ Các bạn nhỏ rất yêu thích gấu bông Gấu bông là số mấy?
- Sau mỗi câu hỏi, GV gọi nhiều HS nói đáp án của mình
- Nếu HS trả lời theo đơn vị từ, GV hướng dẫn để HS nói thành câu
- HS thực hành hỏi – đáp theo nhóm cặp đôi Một số cặp thực hành hỏi – đáp trướclớp GV quan sát, hỗ trợ và sửa lỗi cho HS
Hoạt động 5 Nói đúng tiếng Việt
Hai cặp từ trong bài luyện phát âm nhằm giúp HS phân biệt các tiếng có âm cuối là
ng – c, p − t mà HS vùng dân tộc thiểu số hay sai
- HS xem tranh, nói tên sự vật trong tranh
- GV chỉ tranh nói mẫu cặp từ (3 lần): cống thoát nước – cái cốc, GV phát âm và hướng dẫn HS phát âm đúng tiếng cống – cốc (nói chậm, tròn vành, rõ tiếng cho
HS quan sát khẩu hình)
- HS nối tiếp nhau nói cặp từ trước lớp GV nghe và sửa để HS có thể phát âm tốt nhất các từ
Trang 40- HS chỉ tranh và nói cặp từ theo nhóm cặp đôi, nhóm bốn GV nghe, hỗ trợ và sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV tiếp tục thực hiện với cặp từ còn lại: tôm tép – bánh tét