1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát truyện kể dân gian Chăm dưới góc độ văn hóa tộc người

84 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

(KP? DO at A POA AP lay lO (vui JA VIF NAM GOVE ENG aT

Trang 2

- TRUONG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN, ĐHQGHN

KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIỆT

Trang 3

<>~ 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô

TS Hà Thị Thu Hương người đã hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho tôi trong

suốt quá trình hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.

Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Việt Nam học và Tiếng

Việt, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã tạo điều kiện để

tôi có cơ hội nghiên cứu và thực hiện đề tài này.

Do điều kiện thời gian có hạn và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, đề tài

khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được

những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để đề tài có thể hoàn thiện

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Huyền

Trang 4

ies — TH EERO SES ố

MỤC LỤC

(967.1000003 :::-: 11 LÍ DO LỰA CHỌN DE TÀI 2522°°s+°*%2*222222222222222732111111112 12 LICH SỬ NGHIÊN CỨU ccccccVVVVVEECvEEvvEEE2vE22vvvvvzzzzzsssex 23 MỤC DICH NGHIÊN CỨU 22EEEE222222+2+cseczetrrrrerze 44 DOI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU -2 - 5

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2E2EE222+zccrseetrrrrr 5

2.1 Vai trò truyện ké dân gian trong văn hóa tộc người Chăm 16

2.2 Đặc điểm truyện kế dân gian của tộc người Chăm 202.3 Các tác phẩm lựa chọn khảo Sát «cv 111 ssxesesge 26Tiểu kết chương 2 -CCCCEEE++++ed9EE11121212122222222222222ssszssrre 29

Chương 3 ĐẶC DIEM TRUYỆN KE DÂN GIAN CHAM TREN MỘT

SỐ BÌNH DIỆN 2<22222222442E21245 E222114411E222221149E0228222es2222xsee 31

3.1 Truyện kế dân gian Chăm với tín ngưỡng đa thần và tôn giáo

BàÌaimÕ (6 5 5S 3h HT g0 8E sec cscersree 31

3.1.1 Tín ngưỡng da thẲN -22°-ceeeeEEEEEEEEEL+eteesSEEEEEE112222essrarr 32

3.1.2 Tôn giáo — Đạo BàÏqHÔNH - 5< o< 5< se Set ktkEtEeekestekseexeeeereeresee 40

3.2 Truyện kế dân gian với phong tục tập quán - chế độ mẫu hệ 46

3.3 Truyện kề dân gian với lễ hội — lễ hội PO Nai -¿ 54Tiểu kết Chuang 3 sesssvesesssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessssscssssssssssssssssssssssssssssssssssssssins 57

KET LUAN W ccssssssssssssssssssscsssseesssssssssesssssssssssssssssssssesssssssessescesnseteccessassuesessssssscess 58

TƯ LIEU THAM KHAO ccccsssssssssssssssssssssssssssscsecssssesssscssssssesessssssssessssssssseens 60

PHU LUC L 2< 222 ©CEEECEEEEEkdeEECELAeddSEEEEEEEAoEESEE222134e12222225aese- 63

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO LỰA CHỌN DE TÀI

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc Bên cạnh tộc người Kinh (Việt) là tộc

người đa số, nước ta còn 53 dân tộc anh em khác cùng chung sống gắn bó như các

tộc người Tay, H’Méng, Chăm, Dao, Thái Do vậy, Việt Nam có nhiều ngữ hệ với

bản sắc văn hóa tộc người khác nhau Các dân tộc Việt Nam đã cùng chung sống,

cùng kiên cường với một ý chí để giữ gìn quê hương, xây dựng và bảo vệ tổ quốcqua nhiều thế kỉ Trong quá trình đó, Việt Nam đã hình thành một cộng đồng văn

hóa vừa thống nhất vừa đa dạng Hơn nữa, mỗi tộc người anh em đã cùng nhau thực

hiện nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa riêng của tộc người mình.

Năm trên dai đất miền Trung kiên cường day nắng và gió, tộc người Chăm

đã tạo dựng nên một nền văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc Văn hóa Chămpa hộitụ cả văn hóa phương Bắc (Đại Việt; Trung Hoa) và văn hóa phương Nam (Ấn Độ;Đông Nam Á hải đảo) Người Chăm không chỉ sáng tạo nên những nét văn hóa đặc

sắc trong nghỉ lễ, thờ cúng, phong tục mà còn sáng tạo ra một kho tàng văn học

dân gian phong phú và đa dạng Người Chăm biết sử dụng chữ viết từ khá sớm,

điều đó đã ghi nhận một sự phát triển văn hóa ở tộc người chăm Đúng như nhận xét

của nhà nghiên cứu Inrasara khi khang định: Văn học Chăm vừa là nhân vừa là quả

của ngôn ngữ - tư duy Chăm, cả tư duy bình dân lẫn tư duy bác học được biểu hiện

ở bề nổi lẫn bề chìm trong mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống Chăm [46] Đặc

biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu văn học dân gian khi khẳng định vai trò của văn

học dân gian trong đời sống văn hóa tộc người tác giả Hà Thị Thu Hương đã khẳng

định “Văn học dân gian còn mang sức nặng của cả một gia tài văn hóa được trải

nghiệm qua không gian và thời gian, được bảo lưu và trao truyền từ thế hệ này sang

thế hệ khác” [15; 3] Chính vì thế, để hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Chăm chúng tôi

mong muốn khám phá những giá trị thâm mỹ và tư tưởng trong truyện ké dân gian

Chăm dưới góc nhìn văn hóa tộc người.

Trong xu hướng hiện nay, việc nghiên cứu văn học dân gian theo môi quan

Trang 6

lại nhiều đóng góp mới mẻ Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài Khảo sát truyện kể

dân gian Chăm dưới góc độ văn hóa tộc người với hi vọng có được cái nhìn khái

quát về truyện kế dan gian Chăm trong tương quan với kho tàng truyện kể dân gian

Việt Nam nói chung và đồng thời cũng góp thêm phần nào đó làm sáng rõ hơn diệnmạo văn hóa Chăm trong bức tranh văn hóa nhiều màu sắc của các tộc người Việt.

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

2.1 Theo khảo sát của chúng tôi, việc nghiên cứu về văn hóa Chăm đã được

tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

như: Lương Ninh (Lịch sử vương quốc Chămpa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội,2004), Ngô Văn Doanh (Văn hóa cổ Chămpa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002),

Lê Dinh Phụng (Tim hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa, Nxb Văn hóa — Thông tin

và viện Văn học, Hà Nội, 2005) Những công trình này đã khái quát đầy đủ về

lịch sử vương quốc Chămpa Người Chăm đã để lại nhiều di sản văn hóa vật thể và

phi vật thể độc đáo, chính như di sản văn hóa này đã góp phần làm rạng rỡ nền văn

hóa các tộc người Việt Nam Qua những công trình nghiên cứu đó, chúng ta có thể

hình dung một cách khái quát về lịch sử và văn hóa của vương quốc Chămpa cô.

Nghiên cứu về tín ngưỡng và tôn giáo của người Chăm có các tác giả như:Nguyễn Hữu Thông (Tin ngưỡng thờ mẫu ở miễn Tì rung Việt Nam, Nxb Thuận Hóa,

Huế, 2001), Văn Dinh Hy (Tir than thoại Pô Inv Narga đến Thiên Yana trongnhững vấn đề Dân tộc học miền Nam Việt Nam, Tập 2, Tp HCM, 1978), Sakaya (Lễ

hội của người Chăm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003), Lê Quang Nghiêm (Tuc

thờ cúng của ngư phủ Khánh Hòa, Giải nhất biên khảo 1069, Trung tâm văn bút

Việt Nam, 1970), Quách Tan (Xứ Trẩm Hương, Hội Văn học nghệ thuật Khánh

Hòa, Nha Trang, 2002), Ngô Văn Doanh (Thdp bà Thiên Yana — Hành trình của

một nữ than, Nxb Trẻ, Tp HCM, 2009) Những tín ngưỡng của người Chăm, đặc

biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng đa thần đã được khảo tả và đánh giá dưới

nhiều góc độ kế cả những di tích và lễ hội của người Chăm Đặc biệt công trình của

Ngô Văn Doanh (Tháp bà Thiên Yana - Hành trình của một nữ than, Nxb Trẻ, Tp

HCM, 2009), đã nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật múa

Trang 7

Devi của Hindu giáo dén Pô Inu Narga của người Chăm, rôi sau đó chuyển thànhThiên Yana của người Việt Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị để tìm hiểu

về nghệ thuật và tín ngưỡng Chăm.

Nghiên cứu về văn hóa Chămpa, các nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểuảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Chămpa như: Trần Ngọc Thêm (Cơ sở văn

hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999), Trần Quốc Vượng (Cơ sở văn hóa

Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010) trong hai cuốn sách này các tác giả có

phần khảo cứu chuyên biệt về những ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đối với người

2.2 Bên cạnh những nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục củangười Chăm các học giả cũng rất quan tâm đến văn học dân gian của người họ, đặcbiệt là kho tàng truyện kể dân gian Năm 1995 nhà nghiên cứu văn hóa ChămInrasara đã xuất bản bộ Văn Học Chăm - Khái Luận và Văn Tuyển, bộ ba gồm

có Van Học Chăm - Khải Luận, Văn Học Chăm -Trường Ca, và Văn Học Dân Gian

Chăm Nội dung của tác phẩm giới thiệu khái quát một diện mạo vừa cụ thé vừa bao

quát về văn học Chăm Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

cũng chú ý sưu tầm và giới thiệu kho tàng văn học Chăm Từ những truyện kế đầu

tiên của A Landes được ghi nhận trong Contes Tjames in năm 1887 đến cuốn

chuyên khảo Văn học Chăm của Inrasara xuất bản năm 1994, công tác nghiên cứu

và sưu tầm văn học Chăm đã khẳng định có những thành tựu nhất định Trong

khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2000, đã xuất hiện hai tác phẩm giá trị về

tác phẩm cé Chăm bao gồm phan dẫn luận, nguyên tác chữ Chăm truyền thống,

chuyên tự Latin và Index: Akayet Inra Patra (1997) va Akayet Dowa Mano (1998).

Vé truyén ké dan gian gồm than thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích được

Thiên Sanh Cảnh, G Moussay sưu tập, bên cạnh các bài giới thiệu của Lê Văn

Hảo, Phan Đăng Nhật, Nguyễn Tan Đắc, Trương Sĩ Hùng được ghi nhận lànhững viên gạch nền Năm 1995, Nguyễn Thị Thu Vân trong luận văn Thạc sĩ Bước

đầu khảo sát truyện cổ Chăm (tai Trường Dai hoc Sư phạm thành phố Hồ Chí

Minh) đã hệ thống hoá những mô tip truyện cé Chăm Đây được coi là công trình

Trang 8

có những đóng góp không nhỏ vào nền văn hóa phức hợp đa dân tộc của Việt Nam

ngày nay.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu văn hóa Chăm dưới nhiều góc độ khác

nhau như: lịch sử học, dân tộc học, xã hội học còn chúng tôi lựa chọn cách tiếp

cận văn hóa Chăm qua truyện kể dân gian Tiến hành khảo sát truyện kể dân gian

Chăm theo tiêu chí thể loại để làm sáng tỏ những đặc điểm tư tưởng thâm mỹ trong

truyện kể dân gian và bản sắc văn hóa của tộc người Chăm là mục đích nghiên của

chúng tôi Với mong muốn góp phần bảo tồn gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, phát

huy tác dụng tốt đẹp của nó trong cuộc sống hiện nay.

4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu là truyện kế dân gian Chăm với sự lựa chọn những

kiểu truyện tiêu biểu, trong đó chứa những yếu tố văn hóa truyền thống của người

Chăm Đặc biệt là những truyện thể hiện rõ tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán

của họ.

4.2 Phạm vi nghiên cứu: Tiếp cận kho tàng truyện kể dân gian Chăm chúngtôi không thể khảo sát toàn toàn bộ những truyện kể của dân tộc mà chỉ xin đượclựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu với những kiểu truyện và mô típ đặc trưng đểlàm nỗi bật nét văn hóa đặc sắc của tộc người Chăm Về vùng địa lí, chúng tôi chỉ khảo sát những truyện kế và những nét văn hóa của người Chăm ở vùng duyên hải

miền Trung Việt Nam.

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục đích nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp cótính phổ biến trong nghiên cứu khoa học như: Phương pháp sưu tầm, khảo sát để cóthêm đầy đủ nguồn tư liệu nghiên cứu và so sánh Phương pháp thống kê nhằm mục

đích đưa ra những số liệu cụ thể, chính xác để đưa ra những kết luận khách quan,

Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích

Trang 9

Mã Ph |

6 BO CUC

Ngoài phần mở đầu và kết luận bai luận văn có ba chương:

Chương 1 Một vài nét khái quát về tộc người Chăm

Chương 2 Các thé loại truyện kể dân gian của tộc người Chăm

Trang 10

NỘI DUNG

Chương 1

MOT VAI NET KHÁI QUAT VE TỘC NGƯỜI CHAM

Người Chăm là một trong 54 tộc người của quốc gia Việt Nam thống nhấttrong đa dạng tộc người Chăm thuộc chủng Nam Á, ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Malai

— Pôlinêdi Họ còn có nhiều tên gọi khác như: Cham, Chiêm Ti hành, Chiêm,

Chămpa gồm nhiều nhóm địa phương như: Chăm Hroi, Ku, Chăm Châu

Đốc Hiện nay, người Chăm phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bình Định, Phú Yên,

Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh Người Chăm và văn

hóa Chămpa đã tồn tại chủ yếu tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Theo các nhà

nghiên cứu, trong lịch sử vương quốc Chăm gồm bốn địa khu: Amaravati (nay

thuộc thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi); Vijaya (nằm ở Quy Nhơn,

thuộc tỉnh Bình Định); Kauthara (thuộc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ngày

nay) và Panduranga (thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận này nay).

Nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc học và khảo cổ học đã khẳng định

rằng: tộc người Chăm vốn là cư dân bản địa, đã từng tụ cư sinh sống lâu đời ở dảiđất Nam Trung Bộ Việt Nam Dựa trên các di chỉ khảo cổ học, các nhà nghiên cứu

đã đưa ra giả thiết: tộc người Chăm có thể là hậu duệ của cư dân - chủ nhân của nền

_văn hóa Sa Huỳnh Và chính họ lại là những chủ nhân đầu tiên của nền văn hóa

Chămpa ở những giai đoạn kế tiếp Chính từ đó, chúng ta cũng có thể suy ra rằng

văn hóa Chămpa là sự tiếp nối văn hóa Sa Huỳnh Trong “Văn hóa cổ Champa”,

Ngô Văn Doanh nói rõ hơn: “vào cuối thé ky II, tại vùng trung tâm của nền văn hóa

kim khí Sa Huỳnh đã ra đời một nhà nước - nhà nước Lâm Ấp hay nhà nước của

Khu Liên và khẳng định người Lâm Ấp chính là người Sa Huỳnh [5; tr.51-52].

Các nhà nghiên cứu thường phân chia người Chăm thành ba nhóm tôn giáo

khác nhau: Chăm Bàlamôn, Chăm Hồi giáo Bàni và Chăm Hồi giáo mới (Islam).

Theo cách gọi truyền thống của người Chăm thì có hai nhóm chính: nhóm Chăm

Ahier — Chăm ảnh hưởng của Bàlamôn giáo và nhóm Chăm Awal — Chăm ảnh

hưởng của Hồi giáo Hiện nay, người Chăm Ahier sống chủ yếu ở hai tỉnh Ninh

Trang 11

“ SEN LAXEWEDMOEEE gee) PSE ty VU nage:

Thuận va Bình Thuận, họ chịu ảnh hưởng rõ rệt của tôn giáo Bàlamôn như: kiêng

ăn thịt bò, có tầng lớp tu sĩ (gọi là Paseh) và tôn thờ đền tháp (đền Pô Inư Narga,

tháp Pô Klong Garai, tháp Pô Rome) Họ có sắc phục riêng, mặc áo màu trang, mac

váy, búi tóc ở đỉnh đầu, quấn khăn đỏ va trong cuộc sống hàng ngày có nhiều

kiêng cữ Hồi giáo du nhập vào Chămpa muộn hơn đạo Bàlamôn, nhóm Chăm

Awal được chia làm hai: Chăm Hồi giáo cũ được gọi là Chăm Bani và Chăm Islam.

Người Chăm Bani sống chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận, họ có sinh hoạt tôngiáo độc lập với cộng đồng tôn giáo Islam của người Chăm ở Nam Bộ cũng như

cộng đồng Hồi giáo thế giới Họ tuân thủ giáo lí Hồi giáo một cách riêng, có nhiềuđiểm khác với Hồi giáo chính thống Trung tâm sinh hoạt cộng đồng của người

Chăm Bani là thánh đường, là nơi các tu sĩ tu hành và thờ thượng dé Allah Đồng

thời còn là nơi hội họp của các tu sĩ và nơi dé dan làng dang cúng lễ vật Trong lịchsử, hai nhóm Chăm Ahier và nhóm Chăm Awal có những xung đột và tranh giành

ảnh hưởng lẫn nhau Người Chăm Ahier — tượng trưng cho phái nam (dương tính)

và người Chăm Awal — tượng trưng cho phái nữ (âm tính), do vậy quan niệm của họ

đối lập nhau Nhưng trên thực tế họ lại gan bó chặt chẽ với nhau, tuy hai nhưng lại

là một, thể hiện quan niệm lưỡng hợp của người Chăm, đó là sự hài hòa âm dương.Sự gắn bó này được biểu hiện trên các mặt giáo lí, nghi lễ, sắc phục, tục cúng tế, lễ

Tiếp cận dưới góc độ lịch sử, các nhà nghiên cứu đã xác định: trên địa bàn

của văn hóa Sa Huỳnh có hai bộ lạc sinh sống là bộ lạc Cau (từ vùng Phú Yên đến

Phan Thiết) và bộ lạc Dừa (từ vùng Quảng Nam đến Bình Định) Theo tương

truyền, bộ lạc Cau (Kramuka vamsa) có tổ tiên sống ở miễn núi, sinh sống chủ yếu

bằng săn bắn, hái lượm và trồng lúa Còn bộ lạc Dừa (Nariketa vamsa) có nguồn

gốc tổ tiên sống ở ven biển, sống bằng nghề chài lưới, đánh cá biển Vào khoảng

đầu công nguyên, từ hai bộ lạc Cau và Dừa, vương quốc cô Champa đã ra đời và

phát triển Lúc đầu bộ lạc Cau đã thành lập một tiểu quốc riêng của mình ở khu vực

phía Nam đèo Cù Mông, gọi là tiểu quốc miền Nam, sau có tên là Panduranga Tiểu

quốc này phát triển độc lập qua nhiều thế kỉ và ngày càng có quan hệ chặt chẽ với

các tiêu quôc lân cận Ở khu vực bộ lạc Dừa, vào cudi thé ki thứ II, nhân lúc Trung

Trang 12

Chu Phù (năm 190), khiến cho nhiều năm Trung Quốc không thể lập nổi quan cai trị

ở đây Người Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là “Khu Liên” được tôn lên làm vua và lập

ra nước Lâm Ấp Vi thế trên khu vực vùng duyên hai Nam Trung Bộ trước kia, đãxuất hiện vương quốc Chăm, trên cơ sở hợp nhất hai bộ lạc người Cau và người

Dừa Người Chăm từng bước củng có nền độc lập của minh, năm 220 và năm 230người Chăm cử sứ bộ sang Thái thú Giao Châu đòi công nhận quyền độc lập Sau

đó người Chăm liên kết với vua Phù Nam tiến quân ra phía Bắc chiếm dat.

Vương quốc Chămpa từ khi thành lập đến khoảng thế kỉ thứ X, có ba vương

triều kế tiếp nhau: Vương triều Gangaragia (cuối thé ki II — đầu thế ki VID) đặt kinh

đô ở Trà Kiệu (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam); Vương triều Panduranga (giữa thế

ki VIII — giữa thé ki IX), kinh đô đặt ở Phan Rang (Ninh Thuận), nhưng Nha Trang

(Khánh Hòa) là nơi thờ cúng chính; Vương triều Đồng Dương (Indrapura), giữa thế

ki thứ IX — cuối thế ki thứ X, đặt kinh đô ở làng Đồng Dương (huyện Thăng Binh,

Quang Nam) Dưới thời vua Vijaya Sri đã rời Indrapura, trở lại địa điểm Phật

Thành, xây dựng kinh đô lấy niên hiệu của mình đặt tên cho đô mới — Vijaya Dưới

triều đại các vị vua Chăm, vương quốc Chăm phát triển thịnh đạt từ khoảng thế kỉ

XIII đến giữa thé ki XIV.

Từ cuối thé ki XIV, Champa dan suy yếu do chiến tranh với Dai Việt va docuộc nội chiến liên miên Năm 1470, vua Chiêm Thành là Trà Toàn đem quân đánh

Thuận Hóa nhưng bị bại trận bởi vua Lê Thánh Tông đích thân chỉ huy quân Đại

_ Việt đánh trả Từ sau năm 1471 dưới thời Lê, sau sự thất thủ của Đồ Bàn, cả vùng

đất phía Nam được sáp nhập vào Đại Việt, lãnh thổ Chămpa chỉ còn một vùng đất

nhỏ hẹp ở Nam Trung Bộ thuộc hai tiểu vương quốc là Panduranga (Phan Rang,

Phan Rí) và Kauthara (Nha Trang, Phú Yên) nằm dưới quyền cai quản của Bồ Trì

Trí - một người Chăm do Lê Thánh Tông phong vương Chămpa trở thành phiên

bản mới của quốc gia Đại Việt Theo một học giả phương Tây, thời kì này: “Vương

quốc Champa mới này bắt đầu xa lánh dần với truyền thống của Champa theo Ấn

Độ giáo ở miền Bắc Mọi cơ cấu tổ chức hành chính, chính trị và xã hội của vương

quốc này đều dựa trên nền tảng của tập tục và tín ngưỡng của địa phương mình”

[42, tr.16] Trong cuốn nghệ thuật Chăm (Cham art) của Emmanuel Guillon (2001),

Trang 13

“nền văn minh của vương quốc Champa “mới” này là một sự tổng hợp của batruyền thống tín ngưỡng khác biệt, đó là di sản văn hóa cổ truyền địa phương của

panduranga và Kauthara, một số ảnh hưởng còn dư lại của tín ngưỡng Bàlamôn,

một số ảnh hưởng của Islam vừa mới du nhập ở các hải cảng vùng Panduranga và

Kauthara” [43, tr.22] Manh đất cuối cùng của Vua Chămpa ở kauthara cũng sát

nhập vào lãnh thổ Đại Việt năm 1653 khi các chúa Nguyễn cai trị Đàng Trong Đến

cuối thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn đã mở mang lãnh thé Đại Việt đến tận Nam Bộ.

Năm 1692, nhà Nguyễn đổi tên Chiêm Thành thành trấn Thuận Thành rồi năm 1693

lại xóa bỏ tran Thuận Thành để lập phủ Binh Thuận va giao quyền cai quản phủ này

cho em vua Po Saot Cũng theo cuốn Nghệ thuật Chăm (Cham art) của Emmanuel

Guillon (2001), vào khoảng năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng, vương quốcChăm chính thức sáp nhập vào Việt Nam L

Tiếp cận dưới góc độ văn hóa — văn học người Chăm đã để lại một di sảnlớn trong nền văn hóa dân tộc, góp phần tô đậm thêm bức tranh văn hóa đa sắc Vănhóa Chăm là cây cầu nối văn hóa Việt với các nền văn minh khác như Ấn Độ, các

nước Đông Nam Á Tiếp thu văn hóa Ấn, Việt Nam có nền Phật giáo và nền văn

hóa Chăm đặc sắc Trước hết, với nền văn minh nông nghiệp lúa nước và sự pháttriển của văn học dân gian (cơ tầng văn hóa bản địa) làm cho văn tự và văn học

thành văn ra đời muộn Nên phần đông các nước Đông Nam Á, hay Việt Nam đã“mượn” chữ Sanskrit, Pali để truyền giáo và sáng tác văn học Sau đó, từ thứ ngônngữ bác học này, họ đã sáng tạo nên chữ Môn cổ, chữ Khome cổ, chữ Java và chữ

Chàm cổ Chămpa đã tiếp nhận văn tự An Độ ngay từ buổi đầu lập nước, trên cơsở chữ Phan (của An Ðộ) và lấy dạng nét cong của chữ Phạn, người Chăm đã xây

dựng thành một hệ thống văn tự Chăm cổ để ghi chép tiếng nói của mình Theo

những tài liệu được biết, xét về dạng tự, chữ Chăm cổ nhất được viết theo kiểu cong

Nam An Sau đó từ thé ki XVIII trở đi chữ Chăm được viết theo dạng vuông của

Bắc An Và từ sau thé ki XV, chữ Chăm được dùng để ghi chép các văn bản trên

' Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Minh Giang — Đỗ Quang Hưng — Nguyễn Thừa Hy - Nguyễn Đình Lê - TrươngThị Yến — Phạm Xanh (2010), Tiến trình lịch sử Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam.

Lương Ninh (2004), Lịch sử vương quốc Chămpa, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Trang 14

giấy lá, lại trở về dạng viết cong của Nam An, nhưng phóng thoáng hơn Người

Chăm cải biến kiểu chữ Thảo (chữ cong — akhar tharh) An Độ (Nam Ấn) bằng cáchbỏ đi các kí hiệu phụ ghi âm vốn không có trong tiếng Chăm Sau đó một số kí hiệu

được bé sung và một số kí hiệu viết trên dưới dòng được đưa về cùng hàng với kí

hiệu cơ bản.

Cùng với chữ viết, văn học Án Độ cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến Chămpa.

Dựa vào nguồn tài liệu quan trọng và đáng tin cậy — văn bia Chămpa, cho biết: hầu

như tất cả những tác phẩm văn học cổ đại nổi tiếng của Ấn Độ đều đã có mặt và

được biết đền ở Champa Bia kí thứ VII — VIII, của hai vị vua Vikratavaman I và II

có nói tới việc dựng đền thờ cho “đại Rsi Valkimi” — tác giả của bộ sử thi cổ đại nỗi

tiếng Ramayana của An Độ Việc thờ Valkimi chứng tỏ ngay từ đầu thé ki VII, tác

phẩm Ramayana của Án Độ đã được biết đến Theo nghiên cứu, trong Linh Nam

chích quái — tập truyện cỗ dân gian thế kỉ thứ XV của người Việt do Vũ Quỳnh —

Kiều Phú biên soạn — có truyện Dạ Thoa hay có tên khác là Chiêm Thành chuyện,

có nội dung giống với sử thi Ramayana của Ấn Độ rong truyện Dạ Thoa có nhân

vật và địa danh của Ramayana: nước Diệu Nhiệm chính là đảo Lanka, Dạ Thoa

Vương là quỷ Ravana mười đầu, Hồ Tôn Tinh Quốc là nước Kosala, Thập Xa

Vương — Vua Dasaratha, Thái tử Vi Bà — Rama, Bạch Tĩnh Chiếu Nương — Sita,

đoàn quân vượn — đoàn quân khi.

Bên cạnh đó, để xây dựng một quốc gia vương quyền, Chămpa đã tiếp nhậnmô hình tổ chức vương quyền và tổ chức xã hội theo kiểu Ấn Độ Đồng thời còn

tiếp thu hệ thống tôn giáo và các sản phẩm văn hóa tỉnh thần khác của Ấn Độ trêncơ tầng văn hóa bản địa sẵn có của mình với tư cách là một tổng thể Ấn Độ giáo

(đạo Bàlamôn), được người Chăm tiếp nhận ngay từ buổi đầu Ba vị thần Brahma,

Visnu, Siva cùng các nữ thần Saravati, Laskmi, Uma và các vị thần khác của Ấn Độ

| như Surya, Ganesa, Krisna đều có mặt ở Chăm Không những thé, cư dan còn

tiếp nhận những nghỉ lễ từ Án Độ như: nghỉ lễ Siva — Linga, lễ dang lửa, dâng

hoa Bên cạnh Ấn giáo, Phật giáo cũng được đón nhận nồng nhiệt Phật giáo Đại

thừa và Tiểu thừa đã cùng một lúc hoặc từng lúc giữ vai trò quan trọng trong đời

11

Trang 15

sống Ở Việt Nam, khu vực phía Bắc chủ yếu ảnh hưởng của phật giáo Tiểu thừa, _

còn khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng của phật giáo Đại thừa.

Có thể nói, tôn giáo đối với đời sống của cư đân Chăm mang màu sắc đậm

nét, lóng lánh hơn so với các tộc người khác cư trú ở nước ta Theo nhà nghiên cứu

Will Durant : “Khi các nhà tôn giáo An Độ, vượt biên giới qua các eo biển mà

truyền qua Tích Lan, Java, Cao Miên, Thailand, Mianmar, Tây Tạng, Khotan,Tukestan, Mông Cô, Trung Hoa, thì nghệ thuật Án Độ cũng lan tràn theo vào các xứ

sở đó.”[5, tr.387] Champa cũng đón nhận dòng chảy của nền văn hóa An Độ từ

biển Đông Vậy nên các công trình kiến trúc Chăm đều phục vụ nhu cầu tôn giáo vàan chứa đề tài tôn giáo Cũng như các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cùng

chịu ảnh hưởng từ An Độ, vật liệu cơ bản và chủ yếu dé xây dựng đền tháp Chăm là

gach và đá Tuy nhiên, nghệ thuật chế tác và xây dựng tháp của người Chăm mang

một đặc trưng riêng, hoàn toàn khác so với các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, mang

đậm màu sắc bản địa Như vậy, không những chỉ có Chămpa, Việt Nam mà cả khu

vực Đông Nam Á nói chung, đã tiếp nhận các sản phẩm tinh thần An Độ trên cơ

tầng văn hóa bản địa sẵn có của mình Văn hóa Chăm đóng vai trò là cầu nối giữanền văn hóa Việt và văn hóa An Đồng thời nó còn là một minh chứng rõ nét nhất

vê môi quan hệ, sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và An Độ đã có từ thời cô đại 7.

Tiếp cận dưới góc độ kinh tế - xã hội, cũng như các tộc người khác, người

Chăm cũng sinh sống tập trung thành các làng được gọi là Palei Palei Chăm (làng

Chăm) thường định cư trên những vùng gò đất cao, xung quanh là ruộng lúa và

nương rẫy Mỗi Palei có khoảng từ 300-400 hộ gia đình, tập hợp bởi nhiều tộc họ

sinh sông với nhau Các khuôn viên nhà ở được bô trí theo hướng Bắc — Nam.

Trong mỗi palei Chăm đều có một đền thờ thần (sang Pô yeang) và ở đầu

làng có nhà làng (sang Palei) Cách Palei không xa thường có một nghĩa địa (kút,

? Ngô Văn Doanh (201 1), Văn hóa cd Chămpa, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Phan Quốc Anh (2001), Đôi nét ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đối với Chăm Bàlamôn Ninh Thuận, Tạp

chí văn hóa nghệ thuật, số 9.

Trang 16

ghôr) Mỗi Palei Chăm đều có đơn vị quản lí hành chính thôn, đoàn Thanh niên,Hội Nông dân Bên cạnh đó còn có Hội đồng phong tục (Hội đồng già làng) chăm

lo cúng tế và cùng với chính quyền tham gia giải quyết những vụ bat đồng của các

thành viên trong làng liên quan đến phong tục, tập quán Trong mỗi Palei Chăm đều

có luật tục riêng gọi là adat.

Đơn vị cơ cấu căn bản của hệ thống thân tộc của người Chăm là mẫu hệ gia

tộc Những mối quan hệ bên mẹ là quan hệ thân thuộc và quan trọng nhất Tổ tiên

được thờ phụng là tổ tiên bên mẹ Quyền thừa kế tài sản thuộc về con gái út Phụ nữ

Chăm nắm quyền quyết định trong gia đình Vai trò Cậu (cey) được dé cao và vẫn

còn chi phối mạnh mẽ trong gia đình người Chăm hiện nay Nói chung sinh hoạt

làng (Palei), gia đình (mưngawôm), tộc họ (gop tian) của người Chăm phan ánh

đậm nét chế độ mẫu hệ thể hiện trên các mặt: sự phân hoá xã hội, quan hệ về gia

đình và hình thức hôn nhân; hình thái tín ngưỡng; phương thức sản xuất và quyền

sở hữu tài sản Vì vậy cơ chế xã hội truyền thống người Chăm gắn bó chặt chẽ với

nhau và được vận hành bằng luật tục (adat) Có thể coi làng Palei, gia đình người

Chăm là mắc xích quan trọng, gan liền chặt chẽ với nhau, tạo nên một cơ cấu xã hộicổ truyền bền vững, trở thành cái nôi bảo tồn và lưu giữ văn hoá Chăm, lễ hội Chăm

trong suốt những tháng năm thăng trầm của lịch sử dân tộc”.

Bên cạnh đó, người Chăm cũng như các tộc người khác có nhiều ngành nghề

truyền thống như: thêu, đệt, làm đồ gốm, làm gạch, đóng thuyền, đánh cá, điêu

khắc đặc biệt là nghề trồng lúa nước được người Chăm phát triển từ rất sớm và

luôn có những cải tiến về giống và thủy lợi Người Chăm ở đồng bằng có kĩ thuậtthâm canh lúa nước bằng các biện pháp giống, phân bón, thủy lợi khá thành thạo.

Về ngành thủ công, nghề làm gạch ngói hình thành và phát triển khá sớm, đa dạng

và phong phú về kiểu loại, trang trí và tiến bộ về kĩ thuật Bên cạnh việc kế thừa

một số loại hình gốm gia dụng của văn hóa Sa Huỳnh, người Chăm đã sớm tiếp thu

và phát triển những kĩ thuật làm gốm ngoại nhập từ: Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam

Á Nghề chế tác kim hoàn cũng rất phát triển, họ ưa thích những đồ trang sức trang

* http:/www.vnptninhthuan.com.vn/SacCham/Index.htm

Trang 17

trí bằng vàng như: nhẫn, khuyên tai, bạc tinh sảo Đặc biệt, người Chăm giỏi nghề

buôn bán trên đường biển và đường sông Họ thường xuyên trao đổi kinh tế, văn

hóa với thế giới hải đảo Thái Bình Duong và An Độ Dương.

Trung Bộ, người Chăm đã hun đúc cho mình tính cách mang đậm chất bản địa Đólà đức tính cương nghị, cứng rắn, thượng võ và có phần hiếu chiến, điều này được

minh chứng qua nhiều lần Chămpa tiến quân xâm chiếm Đại Việt Vì thế, bên cạnh

việc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ, trên vùng đất này cũng diễn ra sự giao

lưu tiếp biến văn hóa giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh, giữa Đại Việt

14

Trang 18

cách bình dị, mộc mạc, chân thành với tình yêu với vạn vật và con người trong cuộc

đời được biểu hiện dung dị nhất Văn học dân gian chứa đựng những giá trị truyền

thống, lịch sử, tri thức của cả một dân tộc qua biết bao thăng trầm Văn học dângian được ra đời trong môi trường lao động tập thé, được trải nghiệm qua cuộc sống

tập thể, sinh hoạt văn hóa tập thể của những người lao động bình thường Những lời

thơ, câu hát chan chứa bao ân tình, cảm xúc có tác dụng thúc đây sức mạnh tập thể

làm cho hiệu quả lao động tăng cao Không những thế văn học dân gian còn là kho

lưu trữ những giá trị văn hóa dân gian của một tộc người Nó giống như một ngườithư kí của thời đại ghi lại những sự kiện, những nét văn hóa đặc sắc trong các pho

truyền thuyết, các bộ sử thi và kho tàng ca dao dân ca Có thể hình dung văn họcdân gian giống như một cái cây đại thụ được bồi đắp qua biết bao nhiêu thế hệ màlớn lên.Thế nên, để hiểu rõ về nền văn hóa các dân tộc, các nhà nghiên cứu khôngchỉ tiếp cận dưới góc độ lịch sử, xã hội, khảo cổ học của tộc người ấy mà còn dựa

trên những bằng chứng mà văn học dân gian cung cấp Những biểu tượng văn hóa

an chứa trong văn học dân gian chính là cách thể hiện của tác giả dân gian, của

người sáng tạo ra nền văn hóa dân tộc Tìm ra được những tín hiệu văn hóa trong

truyện ké dân gian của một tộc người sẽ giúp chúng ta nhận diện rõ hơn về những

nét đặc sac trong văn hóa của tộc người đó.

Không nằm ngoài quy luật, dân tộc Chăm cũng đã gửi gắm những niềm vuinỗi buồn, những tâm tư nguyện vọng của họ trong những câu truyện ké dân gian.

Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara đã từng nhận định rằng: Dân tộc Chăm vốn

yêu văn chương và nghệ thuật Bằng chứng là trong bat kì c¿e sách nào của bat kì

gia đình nào mà còn lưu trữ được đến ngày nay đều có mặt một vài ba tác phẩm van

chương Họ coi văn chương như món ăn tỉnh thần của mọi thành phần xã hội, từgiai cấp Paseh (giai cấp tu sĩ Bàlamôn) tới người nông dân chân nắm tay bùn, từ

Trang 19

thành phần Aw Kauk (áo trắng — ám chỉ giới tu sĩ) như Acar, Mudwon Đến lớp

dân thường (gaheh) và cả ở nam lẫn nữ giới Và mới đây thôi, trong xã hội Chăm

còn tồn tại một nghề viết chữ, chép thơ được quần chúng lao động chân trọng như

một nghề cao quý [18; 26] Như vậy, chúng ta không chỉ tìm thấy “tâm hồn Chăm”

(chữ dùng của Inrasara) trong những công trình kiến trúc, điêu khắc, phong tục tập

quán đặc sắc mà nó còn ấn chứa trong mỗi câu truyện, mỗi vần thơ mà họ truyền

dạy lại cho con cháu Thế nên, dé hiểu rõ hơn về truyện kể dân gian Chăm, cụ thể là

những dấu ấn văn hóa 4n chứa trong đó ta cần phải hiểu được thế nào là truyện kể

dân gian, vai trò và vị trí của nó đôi với đời sông tộc người.

2.1 Vai trò truyện kê dân gian trong văn hóa tộc người Chăm

Văn học dân gian vừa là một bộ phận của văn học dân tộc, vừa là một bộ

phận của văn hóa dân gian Ở trên phương diện văn học, cả văn học dân gian và văn

học viết cùng là những sáng tạo nghệ thuật tinh than và dùng ngôn ngữ làm phươngtiện truyền tải Tuy nhiên, văn học dân gian dùng ngôn ngữ nói, còn văn học viết

dùng ngôn ngữ văn bản Hai bộ phận văn học cùng song song tồn tại và làm giàu

thêm kho tàng văn học quý báu của dân tộc ta Xét trên phương diện văn hóa dân

gian, văn học dân gian là một trong nhiều yếu tế văn hóa phi vật thể Nó có những

điểm gần gũi với tín ngưỡng, phong tục, luật tục dân gian Nhà nghiên cứu

Nguyễn Xuân Kính cũng đã khẳng định rằng: “Văn học dan gian là thành tố của văn

hóa, có nhiều lợi thế trong việc phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện cách cảm

lỗi nghĩ của dân tộc” [19; 94] Mỗi một tộc người đều có những câu chuyện dân

gian riêng, trong kho lưu trữ đó đã ghi lại quá trình “vận hành” của tộc người minh.

Đó là những câu chuyện về nguồn gốc loài người, nguồn gốc vũ trụ, câu chuyện vềcác vị anh hùng dựng nước, giữ nước Tat cả giống như một kho tư liệu quý báu

để các nhà nghiên cứu tham khảo Nhắc đến các nhân vật lịch sử người Việt có

những câu chuyện về vua Hùng, Bà Trưng, Bà Triệu người Tày có An Dương

Vương, Nùng Trí Cao người Chăm có các vị vua (Ppo: Ngài) được thần thánh

hóa như Ppo Rome, Ppo Bin Swor Những câu chuyện về nhân vật lich sử đó

không đơn thuần chỉ là những hình tượng lí tưởng trong văn học mà còn được coi là

nguôn dã sử.

Trang 20

SPALL [SSeS ie

_ Chính vì thế, khi tim hiểu về đề cương chiến lược nghiên cứu chức năng văn

hóa tộc người của văn học dân gian theo các thể loại của Chu Xuân Diên, tác giả Hà

Thị Thu Hương đã đưa ra nhận định: Chu Xuân Diên đã phác họa chức năng văn

hóa tộc người của các thể loại văn học dân gian Ông cho là chức năng văn hóa tộc

người của thần thoại, truyền thuyết, sử thi dân gian bộc lộ trong các hoạt động có sửdụng thần thoại, truyền thuyết hoặc có nền táng lí thuyết là thần thoại, truyền thuyết

như các phong tục và nghỉ lễ lịch tiết (nghi lễ ma thuật và nghi lễ nông nghiệp); lễ

hội lịch sử, lễ hội tôn giáo, các nghỉ lễ “chuyên tiếp” (Nghi lễ trưởng thành, hônnhân, tang lễ); các nghi lễ ma thuật khác Đối với truyện kể dân gian như truyện cỗ

tích, truyện ngụ ngôn cần phân tích các sinh hoạt kể chuyện dân gian để làm nỗi bật

biêu hiện tộc người của các chức nang ma thuật, khuyên giáo và giải trí là của các

truyện dân gian Đối với tục ngữ, câu dé và các công thức hành ngôn khác (câu phù

phép, ma thuật, câu thé ), ông nhấn mạnh chức năng “lập pháp” của tục ngữ và.

các biến dạng chức năng của nó (luật tục, hương ước) Chức năng hướng dẫn dư

luận và thế ứng xử của các thành viên trong cộng đồng, tổng kết các tri thức về tự

nhiên và xã hội Chu Xuân Diên khái quát một số chức năng tộc người của các loại

dân ca: các loại lao động có sử dụng bài hát lao động và biểu hiện của chức năng tô

chức và tăng cường hiệu quả lao động trong các sinh hoạt lao động của các tộcngười Dân ca trữ tình sinh hoạt: hát ru, hát trò chơi với chức năng rèn luyện “kỹ

năng”; dân ca tình yêu, hát giao duyên và chức năng thực hành phong tục nghỉ lễ

của giao tiép nam nữ và hôn nhân gia đình Hướng phân tích chức năng văn hóatộc người của văn học dân gian theo từng thê loại rât đáng nghiên cứu và vận dụng

tuy mới chỉ là những quan sát ban đầu, ở dạng đề cương học thuật cần được hoàn

chỉnh, bổ sung thêm bằng nghiên cứu kỹ từng thé loại và tính đến đặc trưng chuyển

hóa thâm nhập lẫn nhau của các thé loại [15; 40] Mỗi thể loại văn học dân gian

được ông nêu lên những chức năng riêng đối với văn hóa tộc người Đồng thời, ông

cũng đưa ra một nguyên lí chung là: “Chức năng văn hóa tộc người không chỉ thể

hiện trong sự hình thành và củng cố ý thức văn hóa tộc người cũng như biến đổilịch sử - xã hội là nguyên nhân của sự đa dạng về cấu trúc chức năng tộc người

cũng như sự biến đổi, chuyển hóa các dạng thức thể loại khi có sự biến đổi, chuyểnhóa của các cấu trúc chức năng — tộc ngudi.”[8; 174] Có thé thấy rằng, văn học dân

Trang 21

SERS | Wee

gian là kho tư liệu quý báu đối với mỗi dân tộc Nó đã lưu giữ và tích hợp nhiều dấu

ấn văn hóa trong suốt thời gian tồn tại của một dân tộc Người Chăm cũng có một

kho tàng văn học dan gian phong phú, độc đáo để lưu giữ những dau tích văn hóa

và lịch sử của dân tộc từ thuở sơ khai Kho tàng văn học đó được nhà nghiên cứu

Inrasara chia làm hai phần: một là, văn học dân gian Chăm (bao gồm: Panwơc yaw,Panwơc padau: Tục ngữ, câu dé: Panwoc padit, Kadha rinaih dauh: Ca dao, đồng

dao; Pwơc jal: Hát vãi chai; Damnuy: Tung ca hay bài ca lịch sử; Damnuy, dalikal:

thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích.) và văn học viết Chăm (bao gồm: Akayet —

sử thi; Trường ca trữ tình; Thơ thế sự; Gia huấn ca; Thơ triết lí ) Mỗi tác phẩm

văn học dân gian được coi như tiếng nói, tâm hồn của người Chăm gửi gam trong

đó, tiếng nói của hàng trăm, hàng ngàn thế hệ quần chúng lao động — qua bao thế kỉsống và chiến đấu, lao khổ và chịu đựng Những câu chuyện kể, lời ca, câu tục ngữ

được họ truyền day cho con cháu nghe dé thế hệ sau mãi ghi nhớ.

Chính vi thế, trong mỗi tác phẩm truyện ké dân gian mà người Chăm để lại

đều thé hiện những phong tục tập quán, lễ nghị, lịch sử của dân tộc mình Đúng như

nhận định: “Chính vì văn chương không phải chỉ nói với trí tuệ, phản ánh sinh hoạt

trí thức, và nhất là nói với con tim, phản ánh nếp sống của một dân tộc mà văn

chương thường được coi như là tiêu biểu đầy đủ trọn vẹn nhất của một dân tộc ( ).

Văn chương là tắm gương phản chiếu con người toàn diện của một dân tộc, cả về trí

tuệ lẫn tình cảm” [34; p26] Nên có thể cho rằng tâm hồn Chăm thể hiện rõ nhấttrong văn chương Chăm Tuy nhiên, nền văn học đó chưa được nghiên cứu một

cách tương xứng với tầm vóc của nó Bởi sự cản trở về nguồn tư liệu, chữ viết nên

rất ít người có thể hiểu chỉ tiết về kho tàng văn học đó Nó giống như một mảnh

rừng đẹp nhưng đầy những nguy hiểm và thử thách cho những người đam mê tìm

Dé hiểu rõ được chức năng văn học dân gian Chăm nói chung hay truyện kể

dân gian nói riêng, trước tiên chúng tôi sẽ giới thuyết về khái niệm và chức năng

của truyện ké dân gian Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác

nhau về truyện kế dân gian, theo tác gia Hà Thị Thu Hương: “Truyện kế dan gian là

khái niệm được dùng như một tên gọi chung cho loại hình tự sự dân gian với các thể

Trang 22

loại như thần thoại, sử thị, truyền thuyết, truyện cô tích, truyện ngụ ngôn, truyện

cười, truyện thơ dân gian ” [15; 41] Sở dĩ, gọi chung các thể loại: thần thoại,

truyền thuyết, cỗ tích là truyện ké dân gian vì khi nghiên cứu kiểu truyện trên vănbản của một hệ thống mở luôn có sự vận động và biến đổi theo đặc trưng văn bản

của văn học dân gian Những ý tưởng của tác giả muốn truyền đạt trong văn bản

phụ thuộc vào ngữ cảnh xã hội, môi trường văn hóa tộc người nên khi bị cuốn theo

sự chuyển hóa về nội dung trong việc khảo sát chuỗi tác phẩm, liên tác phẩm khó

thấy sự rạch ròi giữa thể loại này hay thé loại khác Thế nên, yêu cầu người nghiên

cứu phải bóc tách dan các lớp văn hóa để nhận diện khi khảo sát phân tích Có

những yếu tố sinh ra từ thời thần thoại vẫn còn nguyên trong cấu trúc, trong khi đó

bản thân cấu trúc đã mở rộng ra để thực hiện chức năng truyền thuyết, đồng thời

trong quá trình thực hiện yếu tố truyền thuyết lại thấy một vài lời nhắn từ cổ tíchxâm nhập vào Chính vì lí do đó, chúng tôi gọi chung các thể loại văn học dân gianChăm là truyện kể dân gian Hơn thế, khi tìm hiểu về những thuật ngữ được dùng

trong văn học Chăm, nhà nghiên cứu Inrasara cũng cho rằng: Một trở ngại to lớn

khiến các nhà nghiên cứu chưa đi sâu vào mảnh rùng văn học Chăm chính là cái

khó hiểu của thứ ngôn ngữ chuyên chở nó Vì có một số tác phẩm ra đời cách nay

khoảng ba, bốn thế kỉ như Akayet Dewa Muno, Akayet Inra Patra; cũng không ít tác

phẩm được viết bằng thứ ngôn từ thần bí; sự khác biệt về âm và nghĩa của vùng

Chàm Đông và Chàm Tây; vốn từ vay mượn từ tiếng Sankarit, Ả Rập nhưng đã bị

biến âm, biến nghĩa; các sai biệt khá lớn giữa các bản chép tay và nhất là những

kiến thức góp nhặt từ sau những lớp bụi dĩ vãng Chính vì lí do đó, ông cho rằng

việc minh định ngữ nghĩa của thuật ngữ văn học Chăm và đối chiếu với thuật ngữ

tiếng Việt là một điều khá khó khăn nhưng cần thiết Khó khăn vì đây là một việc

làm khá mới mẻ trong khi tư liệu công cụ lại thiếu Cần thiết, bởi chẳng những nó

giúp người đọc có căn bản tiếng phổ thông tìm được tiếng Chăm tương ứng Có thế

thấy rằng, việc phân định rạch ròi các thể loại văn học dan gian Chăm theo cách

phân định thể loại của tiếng Việt là khá khó khăn Vậy nên, chúng tôi sẽ đi theo

hướng phân tích các kiểu truyện, mô típ trong kho tàng truyện cé của người Chăm

đê tìm ra những nét văn hóa đặc sac ân chứa trong đó.

Trang 23

Một tác phẩm văn học không chỉ truyền đạt những yếu tố nghệ thuật, hìnhtượng mà còn phải biểu đạt ý tưởng, tâm tư của người sáng tác Cũng như những tác_ phẩm văn hóa văn nghệ dân gian khác, truyện kể dân gian giữ một chức năng khá

quan trọng, nó đã “trở thành bằng chứng độc đáo cho lịch sử tư tưởng, triết lí của

một dân tộc, là nơi thể hiện tâm tư, ước vọng, tâm hồn tình cảm, thị hiếu thẩm

mỹ của một dân tộc.”[24] Truyện ké dân gian thể hiện quan niệm nhân sinh quan

và thế giới quan của mỗi tộc người về thiên nhiên, lao động sản xuất, sinh hoạt

Những câu truyện thần thoại giúp ta giải thích về nguồn gốc xuất hiện vũ trụ, xuấthiện loài người Thực tế lịch sử đầy chiến tranh và biến động của dân tộc nói chunghay của người Chăm nói riêng buộc con người phải có ý thức về cội nguồn, phải có

mối dây liên kết giữa hiện tại và quá khứ để tạo nên sự trường tồn cho gia đình,

làng bản và tộc người mình Con người dường như dựa vào quá khứ để tạo nên sức

mạnh của cộng đồng, mà sự sống còn luôn bị đe dọa Việc thiêng hóa lịch sử, cho

dù là huyền thoại, truyền thuyết cũng là một cách khẳng định sự tồn tại của văn

hóa dân tộc Chính vì thế mà người Chăm đã thiêng hóa những hình tượng anh hùngdân tộc Đó là cậu chuyện kể (người Chăm gọi là Parana) về Mukhalinga, các Pô,

các vị thần như Pô Yrak, Pô Nai

2.2 Đặc điểm truyện kế dân gian của tộc người Chăm

Trong cuốn Khái luận văn học Chăm, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara

đã chia văn học Chăm làm hai thời kì lịch sử lớn mà mốc ranh giới là giữa thế kỉ

thứ XVII, cụ thé hon là thời kì Ppo Rome (1627-1651) Các sử thi xuất hiện vào

giai đoạn đầu và xa hơn là sự phát triển mạnh của văn bia kí Đó là giai đoạn

Champa còn tồn tại như một nhà nước có chủ quyền, có sức mạnh quân sự và chính

trị đáng kế trong khu vực Hon thế, giai đoạn này con người sáng tác không chịu tácđộng của lịch sử một cách trực tiếp, vì thế họ sẵn sàng ca hát về những nhân vật của

thần thoại, các giai nhân và anh hùng tưởng tượng, để vui lòng vua chúa hay phầnnào đó an ủi tâm hồn con người ở tầng lớp dưới trong xã hội chịu ảnh hưởng bởi

chế độ thế cấp Bàlamôn giáo Từ sau khi triều đại Ppo Rome sup dé, một thời kì

Trang 24

tác phẩm lớn ra đời là Ariya Xah Pakei và Ariya Bini — Cam Đây là tác phẩm đánhdấu giai đoạn chuyển tiếp trong văn học sử Chăm, cả về nội dung, hình thức nghệ

thuật lẫn ý thức lịch SỬ của người cầm bút Đến cuối thế kỉ này và đầu thé ki sau, ca

nén tang xã hội bi thay đổi toàn diện Giai đoạn thứ hai bắt đầu bằng sự chiếm đóng

của quân đội nhà Nguyễn Tây Sơn trên toàn cõi Chămpa vào khoảng cuối thế kỉ

XVIII Champa trên danh nghĩa vẫn ton tai, nhung về thực chất, nhà vua hoàn toàn

bị tước quyền hành Tên nước, tên chức vị của nhà vua và biên giới đất nước bị sửađổi nhiều lần liên tục Tác phẩm Ariya Glong — Anak ra đời khởi phát một cao trào

sáng tác mới trong xã hội sôi động Nó có giá trị cao cả về nghệ thuật văn chương

lẫn nội dung tư tưởng Bên cạnh đó, truyền thống văn học ngợi ca công trạng của

các vị khai quốc hay các nhân vật lịch sử dần dần rút vào tháp ngà của tôn giáo,

nhưng không phải vì thế không được tỉnh luyện bằng nét đẹp của riêng nó Sau biến

cố Lê Văn Khôi (1833 — 1834), dân Chăm — được tờ chiếu của Thiệu Trị chiếu cố

-từ khắp vùng rừng núi, trở lại với cuộc sống an bình của nông thôn Trong giai đoạn

này một tác phẩm thuộc truyền thống chiến tranh ra đời: Ariya Kalin Parong Mộttrường ca trữ tình xuất hiện trước đó cũng khá nổi tiếng: Ariya Cam - Bini, kể lại

một cuộc tình thủy chung mãnh liệt nhưng bi thương của đôi tình nhân Chăm —

Bàni và kết thúc bằng cái chết mang giá trị tố cáo sâu sắc Đã có nhiều tác phẩm

xuất hiện, với những nội dung và nghệ thuật khác nhau và khá mới mẻ Nội dung an

sau sự phê phán đổi trang thay đen của nhân tình thé thái trong xã hội Chăm được

coi là vấn đề cốt lõi Người cầm bút tự cách li với nguồn suối nuôi dưỡng nghệ

thuật Văn học Chăm bước vào giai đoạn suy thoái trầm trọng sau đó [18; 39 — 41].Cũng như các tộc người khác, người Chăm cũng có một kho gia tài văn học

dân gian và văn học viết phong phú Với sự tiến bộ trong kĩ thuật làm giấy và mực

viết, người Chăm đã biết cách lưu giữ lại những câu truyện cô của cha ông để lại.

Theo nghiên cứu, cuốn sách cổ nhất của người Chăm còn lại cách ngày nay khoảng

300 năm mô tả văn hóa Chăm với các chủ đề chính là kinh luật tôn giáo, văn học,

triết học, hướng dẫn nghỉ lễ, những bài tụng ca Bên cạnh sách cổ các bia kíChămpa bằng chữ Phạn được viết chủ yếu theo những thể thơ của Ấn Độ là nguồn

tài liệu khẳng định sự tồn tại sớm của chữ viết Chăm Nội dung bia kí nhuốm màu

sắc tâm linh huyén hoặc, lời thơ mỹ miêu, văn hoa sử dụng nhiêu điên tích và ân dụ

Trang 25

-của văn học An Độ Bên cạnh những văn chương bia kí, còn phải kể đến các bộ sử

thi Akayet, trường ca, gia huấn ca hay thể thơ Ariya giống thể thơ lục bát của

người Việt Về nội dung và đề tài văn học: 250 minh văn Chămpa được sáng tác từ

thé kỉ thứ IIT đến thế ki thứ XV bằng cả tiếng Phan lẫn tiếng Chăm cổ là cái được kểđầu tiên Sử thi — Akayet có xuất xứ và mang ảnh hưởng từ Ấn Độ được viết vàothé ki XVI - XVIII, là sáng tác thành văn đặc trưng văn hoc Cham, một hiện tượng

không có trong văn học sử Việt Nam Người Chăm còn có những trường ca — Ariya

trữ tình nỗi tiếng mà nội dung mang chở sự đối kháng quyết liệt Bàlamôn giáo - Hồigiáo dẫn đến sự đỗ vỡ và cái chết Cũng như bao dân tộc khác, người Chăm còn sở

hữu các thể loại ca dao, đồng dao, câu đố khá phong phú Có thể thấy rõ tính siêu

hình mơ mộng, coi trọng tỉnh thần, tâm linh của người Chăm qua thư tịch cổ Người

Chăm ít quan tâm đến những điều thực tế, kỹ thuật hay vật chất Tính đa chủ đề,

khái quát được thể hiện rõ trong từng cuốn sách [18].

Tìm hiểu về văn học dân gian Chăm, chúng tôi xin được trích lược một đoạn

nghiên cứu của nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara Ông cũng phân chia các thể

loại văn học gian Chăm theo cách gọi của người Việt là thần thoại, truyền thuyết, cỗ

tích xếp chúng chung vào một nhóm truyện kể, theo tiếng Chăm là Damnuy

-Dalikal Theo nhà nghiên cứu Inrasara, trong than thoại Chăm (Damnuy) — cả thần

thoại suy nguyên lẫn thần thoại lịch sử — Ppo Inư Nagar đóng vai trò chủ đạo.

Damnuy Ppadauk Tanuh Riya kể răng, thưở sơ khai lúc vũ trụ còn chim trong hỗn

mang, Ppo Inv Nagar là một sinh thể tự sinh (engkat) đầu tiên va duy nhất Rồingười hóa sinh tạo thành hai thực thể khác: Khoảng Không Bao La và Cái Cân VĩĐại Từ Cái Cân Vĩ Đại (panaung) này, lần lượt xuất hiện: Ppo Yang Amư (hóa sinh

từ quả cân), Ppo Debita Swor (từ đòn cân) Sau đó, Ppo Inv Nagar dang hang, phây

tay, liếc mắt Dé từ mỗi cử động của Người, xuất hiện tỉnh tú, trời, đất, sắm sét

Còn Ppo Yang Amu, bằng một hồi tù và dài, Ngài đã khiến cho tất cả muông thú

xuất hiện trên mặt đất Để lập lại trật tự trên mặt đắt, Ppo Inu Nagar triệu tập ba Pô

lại và phân công: Ppo Alwah dùng chính phan châu thân của mình (muk rup ngap)

hóa Thanh đường (sang mugik) truyền day giáo lí và phong tục tập quán cho người

Chăm Bani (Awal) Ppo Debita Swor hóa mâm thờ (baginac) và lo cho bên Chăm

Bàlamôn (Ahier) Ppo Alwah được tôn vương trị vì đất nước, còn Ppo Yang Amu

Trang 26

Shei be

lập nên sử sách cho muôn đời sau Qua câu chuyện của người Chăm, chúng ta có

thể nhận thấy Ppo Inu Nagar giữ một chức năng như Dang Tạo hóa Hai Ppo Alwah

và Ppo Debita Swor được hóa sinh tạo sự thăng bang trong vũ trụ (âm — dương) và

sự cân đối trong đất nước (Awal — Ahier) Riêng Ppo Yang Amu đáng lẽ là một đốitrong của Ppo Inu Nagar nhưng lại chiếm một vị trí mờ nhạt Ngài chỉ là phái sinh

của quả cân và chỉ có nhiệm vụ sản sinh ra muông thú và viết sử sách.

Về thần thoại Suy nguyên nói về sự hình thành vũ trụ, người Chăm còn có

chuyện Atmuhekat (hay Sự tích con gà gáy sáng) Truyện kể về công cuộc đi gọi

mặt trời Ppo Kuk vượt đại dương cùng với đôi bạn gà và vịt tự nguyện và tìm được

mặt trời và mặt trăng đang lẫn trốn trong con người của thần Inurathwol Akmu el Vũ trụ được thắp sáng trở lại, trật tự được tái tạo và xã hội loài người én định từ

Lia-đó Theo Inrasara truyện Sv tich con gà gáy sáng có lẽ được sáng tác bởi một tín đồ

- Hồi giáo Chăm cho nên từ tên các vị thánh có xuất xứ Hồi giáo: Nưbi, Ppo Kuk

Parahimuk đến các sự kiện, địa danh liên quan cũng là Hồi giáo: Thánh đường,La Mecca và cả đến việc giải thích các hình thức cúng tế cũng mang tính chất Hồigiáo (Thánh đường Hồi giáo không có cột ở giữa như dạng kiến trúc Chăm, việc tín

đồ Hồi giáo không uống rượu cũng xuất phát từ sự tích này) Bên cạnh đó, một

trong ba vị thần Bà la môn (Mư nư max Xibac Kayong = Shiva) đã biến thành một

loài quý phá hoại.

Với bản chất thé loại thần thoại được coi là một thể loại văn học dân gian

được ra đời trong thời kì đầu phát triển của xã hội loài người, ở vào thời điểm mà xã

hội luôn gắn liền với tôn giáo và tín ngưỡng Chính vì thế, nên hầu hết thần thoại

Chăm đều có xuất xứ từ tôn giáo, mục đích giải thích nguồn gốc tôn giáo hay các

nghỉ thức cúng tế của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo Bà la môn trước kia cũng như

Hồi giáo sau này Truyện Sự tich con ga gáy sáng được xếp vào thần thoại Suy

nguyên Riêng thần thoại lịch sử (truyền thuyết đựng nước), người Chăm có truyệnPpo Inu Nagar - được lưu truyền trong dân gian với nhiều di bản khác nhau Trong

quá trình lưu truyền đó nó được thêm bớt, thay đổi rất nhiều Chúng ta nhận thấy,

mặc dù chất liệu để xây dựng thần thoại Chăm vẫn luôn là thần thánh và công việc

của các chư thần, mặc dù lối tư duy vẫn là lối tư duy thần thoại nhưng do con người

Trang 27

sáng tác nên xu hướng thê hiện tâm lí hay lôi sinh hoạt của các vị thân đêu đượcnhân hóa giông “người trân mắt thịt” Thân thánh cũng bị cơn buôn ngủ dăn vặt,cũng mang tật chè chén say sưa, cũng biệt giận hờn và cưới vợ, lây chông, sinh conhệt như con người.

Kế tiếp thần thoại là truyén thuyết (Damnuy), trong kho tang van hoc dan

gian Chăm truyền thuyết lich sử chiếm một vi trí khá quan trọng Nhiều truyện được

người Chăm truyền miệng như một dạng truyện cổ tích nhưng lại được chép thành

văn bản lưu truyện trong dân gian, thậm chí còn được sử dụng theo lối diễn ca.

Riêng về mặt văn chương, nó có một giá trị nhất định Nhà nghiên cứu Irasara đã

dịch các thể loại truyện này là truyền thuyết, vì các sự kiện được nhắc đến trongdamnuy về các vị vua Chăm it mang tính chính xác về lịch sử mà đa số chúng được

sáng tạo bởi óc tưởng tượng của quần chúng Vì người Chăm luôn thần thánh hóacác vị vua của mình, thần thánh hóa trong danh xưng, để thờ phụng và mức độ thờ

phụng tùy theo những cống hiến của các vị vua đối với lịch sử dân tộc Cho nên,

dựa trên nền tảng sử liệu, họ luôn bao bọc xung quanh các vị anh hùng lịch sử nàymột kiểu “hào quang” của hư cấu nghệ thuật Như truyền thuyết về Ppo Rome

(Damuny Ppo Rome), chuyện vua Rome lấy công chúa Đại Việt là có thực và có

thể truyện chặt cây Kraik — cây lim thần (biểu tượng sức mạnh và linh hồn Chăm) làcó thực, nhưng quần chúng Chăm đã thêu dệt xung quanh hai sự kiện này vô vànchi tiết mang tính huyền thoại Công chúa đã giả vờ đau bệnh, đã dấu bánh tráng

dưới chiếu để tạo tiếng kêu như xương gãy khi lăn qua lăn lại trên giường bệnh và

lành han khi Kraik VỊ đốn Còn Kraik, Kraik đã than van, đã phun máu giết chết

quần thần khi họ đến đốn Kraik Rồi thì tiếng khóc của Kraik trước nhát búa đầu

tiên của Ppo Rome, cái chết với dòng máu đỏ của Kraik Một cầu chuyện khác của

người Chăm về Ppo Bin Swor (Chế Béng Nga) đã thủ được thanh long đao (bat)bách chiến bách thắng cùng với những chiến công hiển hách cũng được bao bọc bởimột màn thần thoại khác Riêng cái chết của Ngài, truyền thuyết kể rằng khi đầu

Ngài đã rơi vào tay quân thù, thân ngài vẫn tiếp tục sống, hẹn với đầu sẽ kết nối lại

khi về với quê hương Trở về với bãi biển làng Bal Riya (Bình Nghĩa — Ninh

Thuận), bị bọn trẻ chăn trâu hiểu nhằm, đã lên tiếng chế nhạo Khi đó Ngài mới ngã

xuông và chét thực sự.

Trang 28

Có thể thấy rằng, người Chăm đã dựng lên hàng trăm câu chuyện qua nhiều

thế hệ để truyền dạy lại cho con cháu Mỗi câu chuyện lại được thêm thắt những chitiết xung quanh sự nghiệp cũng như tính cách vĩ đại của các Ngài: Bởi lẽ, họ không

để các Ngài chết theo một quy luật tự nhiên hay như một cái chết bình thường mà:

Ngài đã hóa thân về trời và bat tử Người Chăm còn nhiều truyền thuyết khác về các

vị anh hùng của dân tộc như Ppo Tang Ahauk, Ppo Nai, Ppo Dam, Ppo Xanh Inu

được lưu truyền đến ngày nay.

Bên cạnh thần thoại và truyền thuyết, người Chăm cững có một gia tàitruyện cé tích (Dalika) khá phong phú Dựa trên những nhận xét của nhà nghiên

cứu văn học Chăm: thần thoại chủ yếu phản ánh nhận thức của người Chăm về vũ

trụ và sự hình thành vương quốc Chămpa trong buổi đầu lịch sử; và truyền thuyết

tập trung nhiều vào việc hư cấu — có tính thần thoại — các hình tượng xung quanhnhân vật hay di tích lịch sử trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, thì truyện cỗ

tích chủ yếu biểu hiện cách nhìn hiện thực của người Chăm đối với thực tại, nói lên

quan điểm đạo đức, niềm tin và mơ ước của mình Người Chăm đã mang tất cả

những sự vật trong thiên nhiên, con người trong xã hội, phong tục tập quán, lễ nghi

phiền toái vào thế giới cổ tích của người Chăm để phản ánh nhân sinh quan và

thế giới quan của họ Người Chăm dùng truyện cổ tích để giải thích những hiện

tượng có trong tự nhiên như: Nguyên nhân loài vịt không ấp trứng (Sự tich énh

ương); mặt trời mọc (Nang ban tay) Truyện cô tích cũng đi tìm nguyên nhân ra

_đời của phong tục tập quán dân tộc, các lễ nghi tôn giáo, các giới luật, những lời

ran Giải thích vì sao người Chăm Bàlamôn kiêng thịt bò (Bo than Kapil); nguyên

nhân tín đồ Bàni không được uống rượu, vì sao thánh đường đạo Hồi không có cột

chính giữa, lí do người Chăm thắp nến khi cúng tế (Sự tich con gà gáy sáng);

phong tục cưới xin, chế độ mẫu hệ của người Chăm (truyện chàng Ran) *.

Truyện cổ còn là tim gương phản chiếu trung thành đời sống dân tộc với vôsố lễ nghỉ cúng tế, với vô số thần (Yang): Thần Thổ (Ppo Bhum); Thần Núi (AtuwCơk); Thần Sóng (Po Yrak) với các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, chống thiên

* Inrasara (2011) Văn học Chăm khái luận, NXB Tri thức, tr 45 — 53.

Trang 29

nhiên khắc nghiệt, chống thế lực siêu nhiên mang tính phá hoại (Sự tích múi đátrắng) Truyện cô tích cũng diễn tả thực tài tinh trí thông minh láu linh trong những

tài ứng đáp dân gian Chùm truyện về Trạng Con (ám chỉ Ppo Klaung Girai) đấu trívới quan quân của triều đình, đánh lừa sứ giả Tàu, chuyện chàng vượt qua tất cả

những thử thách của nhà vua, đã làm cho nhiều thế hệ quần chúng Chăm thán phục.“Trong nhiều truyện cổ tích, quần chúng Chăm cũng đã diễn tả được quan niệm sống

của mình rất minh bạch Kẻ ác luôn bị trị tội và người hiền lành luôn được hưởng

phú quý vinh hoa (Phò mã Sọ đừa, Con gà trắng và chiếc nhẫn dong, chàng Rit ).

Nhung dé được hưởng một thành quả tốt dep, truyện cổ tích Chăm đôi khi đẩy nhân

| vật của mình vào một tình thế rất khó xử Như một thách thức, một cuộc thử lửa ý

chí hay tình cảm của nhân vật Qua chuyện cổ tích, quan hệ cha con, anh em (Bỏ

than Kapin), quan hệ vua tôi (Brah Binha), vợ chồng (nàng ngón ut), chủ tớ đều

được thể hiện rõ nét Do đó chuyện cỗ tích Chăm là cả một kho kinh nghiệm sống

phong phú mà bắt cứ ai cũng có thể rút ra từ đó những bài học quý giá.

2.3 Các tác phẩm lựa chọn khảo sát

Tiếp cận những giá trị văn hóa dân gian của người Chăm xưa dưới góc độ

văn học dân gian mà cụ thé là truyện kể dân gian chúng tôi sẽ đi tìm hiểu những

kiểu truyện, mô típ được sử dụng trong truyện V la Propp cho rằng: dân tộc học là

“khoa học nghiên cứu những hình thức xưa nhất của đời sống vật chất và tổ chức xãhội của các dân tộc.” Vì thế mà “khoa folklore học lịch sử nghiên cứu sự nảy sinh

của các hiện tượng, nghiên cứu những mắt xích đầu tiên cần dựa vào dân tộchọc” Theo ông “không những chỉ các thể loại, mà cả nhiều mô típ nữa (như môtíp người trợ thủ thần kì, mô típ người lấy vật, mô típ vương quốc thứ ba mươi )cũng chỉ có thể được giải thích bằng cách dựa vào những tài liệu về những quan

niệm về thực hành nghỉ lễ — ma thuật của con người ở những giai đoạn phát triển xã

hội khác nhau” [45; 287 — 288] Tìm hiểu mối quan hệ g1ữa văn học dân gian và vănhóa dân gian dựa theo các kiểu truyện, mô típ truyện kể được nhiều nhà nghiên cứu

đồng ý Theo E.M Mêlêtinxki khi nghiên cứu về nhân vật truyện cổ tích thần kì —nguồn gốc các hình tượng đã đưa ra một khái niệm về mô típ dân tộc học, đó là

“những mô tip cỗ xưa có nguồn gốc từ những khía cạnh sinh hoạt và thé giới quan

26

Trang 30

của xã hội trước giai cấp đã hình thành nên chủ đề cốt truyện của truyện cổ tích”.

Theo ông “những mô tip sinh hoạt xã hội thường tạo nên chủ dé, trong các mô tip ©cổ xưa, những mô tip dân tộc học tạo thành hạt nhân cốt lõi của chủ đề đó.” 144:

258] Có thế thấy, dân tộc học hay cụ thể là những nét văn hóa của một dân tộc nào

đó rất cần thiết cho việc nghiên cứu sự hình thành các cốt truyện, các mô típ trong

truyện kế dân gian Cần phải so sánh truyện kế với phong tục dé xem các mô típ nào

mô phỏng phong tục tập quán nào và giữa chúng có mức độ tương đương ra sao.

Như vậy, để tìm được những mô típ, kiểu truyện mà tác giả dân gian sử dụng

trong truyện, trước tiên cần phải hiểu thế nào là kiểu truyện (típ) và mô típ Chúng

tôi sẽ tham khảo những ý kiến của các nhà nghiên cứu đưa ra dé hiểu một cách rõ

nhất về kiểu truyện và mô tip Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đồng Chi: “Type (kiểu

truyện) và motif là những phần tử đơn vị vừa mang tính đặc trưng vừa mang tính

bền vững của truyện kể dân gian” Hay theo Nguyễn Tan Đắc đã nhấn mạnh quan

niệm của Stith Thompson, đó là: những cốt kế (narratives) có thể tồn tại độc lập

trong kho truyện truyền miệng Mỗi nền văn hóa riêng biệt chỉ có một số lượng típ

truyện có hạn, tip truyện có thé đồng nhất với mô típ khi truyện kể chỉ có một mô

típ đơn lẻ, còn mô típ là thuật ngữ chỉ bất kỳ một phần nào mà một tiết (item) củafolklore có thể phân tích ra được nhưng với điều kiện phải là những yếu tố làm cho

người ta nhớ, được lặp di lặp lại [9; 11] Trong công trình nghiên cứu Mối quan

hệ văn hóa Tày — Việt dưới góc độ thẩm mỹ qua một số kiễu truyện kế dân gian cơ

bản, tác giả Hà Thị Thu Hương đã đưa ra nhận định như sau: Kiểu truyện hay típ

truyện là tập hợp những truyện kế cùng đề tài, có cùng một kiểu cấu trúc mà trong

đó xuất phát từ một loại hạt nhân cốt lõi ban đầu Kiểu truyện là hình thức cấu tạocốt truyện Tiếp đến là mô típ truyện, theo thuật ngữ văn học, mô típ được hiểu là

“thành tố bền vững vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn bản

văn học”, được bắt nguồn từ gốc Latin “moveo”, phiên âm tiếng Pháp là motif hay

mô tip [3; 209] Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tan Đắc đưa ra năm 2001 đã

định nghĩa tương đối đầy đủ về mô típ truyện Theo ông: “motif chỉ là một thành tố

nhỏ của truyện, thường có thể tách rời được, có thể lắp ghép được, ít nhiều khác lạ

bắt thường, đặc biệt là yếu tố đặc trưng của truyện kể dân gian” [9; 136] Như vậy,

Trang 31

dựa trên những định nghĩa của các nhà nghiên cứu đưa ra chúng tôi đã lựa chọn

-hướng tiếp cận truyện kế dân gian theo mô tip và truyện kể.

Dựa trên những khái niệm về kiểu truyện và mô típ truyện mà các nhà

nghiên cứu đưa ra, chúng tôi đã lựa chọn con đường khảo sát truyện kể dan gian

Chăm trên cơ sở bóc tách những nét văn hóa đặc sắc được truyền tải và lưu giữ

trong mỗi kiểu truyện, mô típ của truyện kể Chúng tôi đã lựa chọn một số tác phâm

trích trong: bộ sưu tập truyện cổ Chăm của một nhóm tác giả, tác phẩm nhân vật

xấu xí và tài ba của Nguyễn Thị Huế và Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của

Nguyễn Đồng Chi (phan phụ lục) Đây đều là những công trình nghiên cứu và sưu

tập truyện cổ Chăm rat tỉ mi, phong phú.

Trên cơ sở khảo sát các truyện cỗ Chăm, có thé thấy trong mỗi truyện cổ

người Chăm đều có sử dụng mô tip đội lốt (chàng Rến, Nàng tt lấy chẳng trăn,

Hoàng tử Ta Bài, cậu Gạo ) các nhân vật trong truyện đều ân mình trong khúc

tram hương, trong Nga Voi, hay đội lốt những con vật như rắn, tran Đây đều là

những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa Chăm Không chỉ có thế, tác giả dân gian

còn sử dụng mô típ thụ thai và sinh nở thần kì nhằm hình tượng hóa những nhân vật

dân gian Đó là người đàn bà Chăm trèo lên cây xoài đến lưng chừng trượt chân ngã

xuống sinh được một bé trai và một con bò rồi chết ngay tại gốc cây (Bò thânKapin); Hai vợ chồng tuổi đã ngoài bốn mươi nhưng không có con Họ cầu khấntrời đất và cuối cùng người phụ nữ cũng mang thai nhưng lạ thay đã mười tháng màbà chưa chuyển dạ Rồi hai năm rồi ban năm trôi qua hai vợ chồng đều lo sợ, buồnphiền Rồi cũng đến ngày bà vợ chuyển da Bà sinh một đứa bé gái bằng ngón tay

út Đứa bé sau mười sáu năm vẫn như vậy không thay đổi (truyện Nàng Nai

Kađiêng) Trong mỗi câu truyện cô Chăm đều gửi gam nhưng kinh nghiệm của cha

ông để lại, những dấu ấn văn hóa và phong tục của dân tộc Nổi bật lên là những

phong tục cưới xin, tục ở rễ, tin ngưỡng thờ cây, đá, tôn giáo của người Chăm.

Trong các thể loại văn học dân gian nói chung hay truyện kế dân gian nói riêng haunhư thể loại nào cũng có dấu vết của văn hóa tộc người Truyện pho ma So dita,

Con gà trang và chiếc nhẫn dong, Ca — dong và Ha - lóc nhìn dưới góc độ văn hóamang một số yếu tố truyền thống như: chế độ mẫu hệ, tục đeo karah mata (chiếc

Trang 32

_ nhân hạt cườm), tục dùng trầu cau trong cưới hỏi giao tế, gói trâu băng khăn đỏ

nhìn dưới góc độ văn học nghệ thuật các truyện kể sử dụng các mô típ tái sinh, kiểu

truyện nhân vật xấu xí mà tài ba Trong truyện chàng Rắn, Nàng út lấp chồng

trăn cũng phản ánh phong tục cưới xin của người Chăm Các chàng trai sau khi

lấy vợ sẽ sống bên nhà vợ Trong gia đình người Chăm cổ, người phụ nữ là lao

động chính và có quyền quyết định Truyện Chang Rit, Bo than Kapin cũng phan

nào lí giải nguyên nhân hay phản anh phong tục người Chăm Bàlamôn là không ăn

thịt bò Hay nguồn gốc của chiếc bánh sakaya, panaung (truyện Nang Nai Kadiéng);

sự tích về việc thờ thần Pô Nai (sự tich Pô Nai), thần Sóng (than Pô Riyak); những

sản vật quý hiếm của người Chăm như trầm hương (Người tiều phu và ba vật quý,

Cậu Gạo, Hoàng tử Ta Bài ) Tất cả đều được phản ánh trong mỗi câu chuyện

mà người Chăm ké lại Sự kết hợp giữa các biện pháp nghệ thuật và những nét đặc

trưng văn hóa dân gian của người Chăm đã được bảo tồn trong những câu truyện kể

cỗ dân gian đặc sắc đã được bảo tồn những truyện ké dân gian Chăm mang đậm dấu

ân văn hóa truyền thông của người Chăm cô.

Tiêu ket chương 2

Nhờ có chữ viết sớm nên văn học nghệ thuật Chăm sớm phát triển Văn học

dân gian Chăm phát triển nhiều thể loại và phản ánh nhiều nội dung về triết lý, tâm

lí dân tộc và các khía cạnh văn hóa Văn học dân gian Chăm chịu ảnh hưởng mạnh

mẽ từ tôn giáo, in đậm những khoảng khắc lịch sử đã qua và chiếm ưu thế lớn trong

di sản văn hóa truyền thống tộc người Người Chăm đã trân trọng và gìn giữ sản

phẩm trí tuệ của mình Các tác phẩm văn học dân gian, hướng đến đề tài tôn giáo tín

ngưỡng khá đa dạng, phong phú và đã có nhiều thành tựu riêng Văn bia của người

Chăm ở thuở dựng nước thực chất là dạng định hình văn bản đầu tiên của truyền

thuyết dân gian và có thể cốt truyện ban đầu dưới dạng truyền thuyết, sau dần được

tạo dựng lại thành truyện thơ Truyện thơ dân gian Chăm đã tiếp thu tri thức văn

bia, sự chuyển hóa tư tưởng tôn giáo giữa cũ — mới và cùng với sự dung nạp hiệnthực mới để xây dựng nhân vật đa dạng và sinh động hơn Có thể thấy, mỗi thể loại

văn học dân gian Chăm đều đạt được những thành tựu riêng góp phần bảo tồn

những giá trị văn hóa đặc săc của dân tộc qua các mô típ và kiêu truyện khá độc đáo

Trang 33

trong mỗi tác phẩm Qua những truyện kể được lựa chọn khảo sát chúng tôi sẽ đisâu hơn nữa tìm hiểu về những phong tục tập quán đặc sắc của người Chăm và xin

được trình bày kĩ hơn ở chương sau.

Trang 34

Chương 3

ĐẶC DIEM TRUYỆN KE DÂN GIAN CHAM TREN MOT SO BÌNH DIỆN

Dựa trên nguồn tư liệu tham khảo gần một trăm truyện kể dân gian Chămchúng tôi lựa chọn mười sáu truyện kể tiêu biểu căn cứ trên ba nội dung khảo sát:.

tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán và lễ hội Trong mỗi nội dung khảo sát

chúng tôi tìm ra được kiểu truyện và mô típ tiêu biểu của từng kiểu truyện để bóc

tách những nét văn hóa đặc sắc của tộc người Chăm được lưu giữ trong truyện kểdân gian Trong chương ba chúng tôi tập trung khảo sát truyện kể dân gian Chăm

trên các bình diện sau: một là tín ngưỡng tôn giáo, hai là phong tục tập quán và ba

là lễ hội.

Khảo sát trên bình diện tin øgưỡng tôn giáo của người Chăm, chúng tôi đã

lựa chọn năm kiểu truyện với những mô típ truyện tiêu biểu là: kiểu truyện cây thầnvới mô tip vật thần kì (truyện Người tiều phu và ba vật quy); kiểu truyện người dan

ông bị hành hạ vì có vợ đẹp với mô típ thử thách và vượt qua thử thách (Truyện

Chang Rit, Cậu Gạo); kiểu truyện “Thạch Sanh” với mô tip hóa đá (truyện cai —Marit); kiều truyện người anh hùng với mô tip thần linh (truyện Pô Ri Yak - ThânSóng ) và kiểu truyện con vật huyền thoại với mô tip sinh nở than kì (truyện Bo thanKapin) Sau những giải thích về tôn giáo, tín ngưỡng chúng tôi sẽ đưa ra những kiểu

truyện, mô típ đặc trưng để khẳng định dấu ấn văn hóa tộc người Chăm.

3.1 Truyện kế dân gian Chăm với tín ngưỡng đa thần và tôn giáo Bàlamôn

Văn học dân gian có mối quan hệ mật thiết với văn hóa dân gian Trongnhiều bộ phận của văn hóa dân gian, văn học dân gian có mối quan hệ mật thiết với

tín ngưỡng dân gian Trong mối quan hệ đó, tín ngưỡng được xem là chỗ dựa tinh

thần là nền tảng để sáng tạo nghệ thuật Đồng thời, tín ngưỡng còn được nghệ thuậthóa để trở thành những biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa nhân văn Nếu

không có những câu chuyện dân gian thì những niềm tin, quan niệm trong tín

ngưỡng sẽ trở nên “chết cứng” (chữ dùng của Nguyễn Bích Hà) Các tác giả dân

gian đã thối vào đó linh hồn và trí tưởng tượng bay bổng của con người Đổi lại,

văn học dân gian dựa trên nền tảng tín ngưỡng để sáng tác góp phần tăng thêm giá

Trang 35

trị nghệ thuật trong mỗi tác phẩm Phải có tôn giáo, tín ngưỡng với những hành

động lễ, hành động hội mới làm sống lại, thể hiện rõ những điều truyền tụng trong

văn học dân gian.

3.1.1 Tin ngưỡng da than

Để hiểu rõ về tín ngưỡng bản địa Chăm trong văn học dân gian của họ cần

phải xác định rõ khái niệm tín ngưỡng Đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những

định nghĩa khác nhau về tín ngưỡng do cách nhìn và hướng tiếp cận khác nhau.

Theo từ điển tôn giáo: “tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào

một lực lượng siêu nhiên thần bí Tín ngưỡng là niềm tin vào những “cái thiêng”,

những điều mà con người chỉ có thể nhận thức mà không lí giải được Đó là mối

quan hệ gắn kết giữa con người với tự nhiên, là niềm tin, khát vọng lí giải, chỉnhphục và ước muốn được thiên nhiên che chở Họ giải thích những hiện tượng trongtự nhiên (mưa, gió, sắm ), bằng cách gắn nó với các vị thần và nhận định đó là“ứng xử” của các vị thần với con người như: thần mây, thần mưa, thần gid GS.TSNgô Đức Thịnh đã đưa ra quan điểm khá rõ về tin ngưỡng: “Tín ngưỡng được hiểu

là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên hay nói gọnlại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái trần tục, hiện hữu màta có thể sờ mó, quan sát được Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm tin vào

tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng” Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về

bản chất của con người là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con ngudi,

cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh than, tư tưởng, đời sống tình

cảm ” Tín ngưỡng gắn với cuộc sống của con người, có nhiều loại tín ngưỡngnhư: tín ngưỡng phén thực, tín ngưỡng da than, tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng thờcúng tổ tiên Nguyễn Minh San cho rằng: “Tuy có nhiều loại tín ngưỡng như vậy,nhưng chúng đều vận hành trên cơ sở hai yếu tố cơ bản là cái thiêng của đối tượng

được tín ngưỡng/ sùng kính và đức tin của đối tượng có tín ngưỡng/ người sùng

kính Cái thiêng và đức tin là cốt lõi của tín ngưỡng Thiếu chúng không thể có tínngưỡng” [25, tr.11] Tín ngưỡng là nền tảng ban đầu của tôn giáo, khi đạo Bàlamôn

(của Ấn Độ) du nhập vào Chăm đã được tiếp nhận và biến đổi phù hợp với tín

ngưỡng nơi đây tạo nên một màu sắc riêng trong tín ngưỡng bản địa Chăm Nằm

Trang 36

trong khu vực Đông Nam A, các tộc người Việt Nam cũng là những cư dân nông

nghiệp lúa nước có đời sống gắn bó với cỏ, cây, sông, nước, với núi, rừng và biểncả của khu vực nhiệt đới âm gió mùa Trong đời sống tâm linh của các cư dân nôngnghiệp ở Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam đã tồn tại ba loại tín ngưỡng bản địa

(hay còn gọi là ba loại tín ngưỡng dân gian) Đó là tín ngưỡng vạn vật hữu linh

(sùng bái tự nhiên), tín ngưỡng phén thực và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (sùng bái

những người đã mất).

Tất cả những tín ngưỡng của người Chăm được các tác giả dân gian Chăm

chuyên tải vào văn học dân gian thành các hình tượng, mô típ với diện mạo và hình

hài rõ nét, sinh động Chẳng hạn, sự tôn sùng trời đất, vũ trụ vốn là tín ngưỡng phổ

biến của các dân tộc trên thế giới Ở Việt Nam tín ngưỡng đó được biểu hiện quacác biểu tượng như: tròn — vuông: trời — đất đi vào câu chuyện dân gian của

người Việt là bánh chưng, bánh dầy của chàng Lang Liêu (truyện sự tich bánh.

chưng, bánh dây) Còn ở người Chăm đó là chiếc bánh Sakaya — tượng trưng cho hệ

thái dương và bánh Paynung tượng trưng cho mặt đất của nàng Nai Kađiêng (truyện

nàng Nai Kađiêng) Di vào văn học dân gian còn có các câu chuyện về cây trầm

hương, về đá Cô gái ấn minh trong khúc gỗ tram hương để giúp đỡ cậu Gạo

chống lại tên vua độc ác (truyện Cậu Gạo) hay cây trầm hương thần biết nói và tặng

bác tiều phu ba vật quý (truyện Bác tiéu phu và ba vật quý) thể hiện đạo lí “ác giả

ác báo” và “ở hiền gặp lành” Sở dĩ, các tác giả dân gian nhắc đến trầm hương trong

các câu chuyện dân gian vì nó là một loại cây mang đặc trưng vùng miền nơi sinh

sống của tộc người Chăm Gỗ trầm và vàng là nguồn sản vật quý hiếm cũng là sảnphẩm giao thương khá quan trọng của người Chăm xưa kia.

Có thể thấy rằng, từ tín ngưỡng đến sự thể hiện tín ngưỡng đó trong đời sống

sinh hoạt văn học dân gian có mối liên quan với nhau và được thé hiện ra ở nhiềukhía cạnh mang tính quan niệm khá rõ Với người Chăm việc tôn sùng thần thánh là

một loại tín ngưỡng nên để thể hiện tín ngưỡng, người ta thường lập đền thờ cúng,

tổ chức các lễ hội tưởng niệm kì tích của thần linh hay phong thánh cho các nhân

vật lịch sử Đồng thời dân gian cũng tạo nên những tục hèm, kiêng kị gắn với truyền

thuyết và thể hiện trong hội lễ Người Chăm còn có r„yện hoàng tử Ta Bài ké về sự

Trang 37

BO Lá aT Đã risked a : oe

tranh giành nang Nga giữa hoàng tử Ta Bài và hoàng tử Yang Yin Người dan

truyền lại rằng: “về sau quan thần vớt thi hài hoàng tử về làm đám hỏa táng lấy hàicốt Dân làng Mai Lãnh (Bình Thuận) lập dén-thd Ngài Còn thi hài cô gái thì dem

chôn Sau này hồn bà linh ứng thành nữ than Bà con người Việt gọi bà là BàThủy Liêm đại đồng và lập đền thờ bà, mặt quay về hướng đường cái Bất cứ ai đi

võng đi ngựa ngang qua đền bà không xuống đều bị ba quở làm té ngựa chảy

máu ”[40; 43]

Văn học dân gian của người Chăm là nơi lưu trữ và lí giải cho tín ngưỡng

dân gian Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Hà khi nói về mối quan hệ giữa văn

học dân gian và tín ngưỡng dân gian đã nhận định rằng: Truyện ké làm xương cốt,

bệ đứng, chỗ dựa niềm tin cùng những hành động nghỉ lễ hội hè tưởng niệm làm

sống động, phong phú hơn nội dung truyện kể Niềm tin tín ngưỡng và truyện kể

song song tổn tại tạo nên mối quan hệ thẩm thấu qua nhau trong sinh hoạt của cáccộng đồng tộc người ở Việt Nam như một chỉnh thể không thể tách ra Tuy nhiên

giữa tín ngưỡng và văn học dân gian cũng có những khác biệt đến đối lập Tín

ngưỡng là niềm tin tuyệt đối, không cần lí giải, không cần sự lựa chọn nào khác

ngoài đắng siêu nhiên huyền bí mà họ gửi gắm niềm tin Trong đó có sự ngưỡng mộ

xen lẫn nỗi sợ hãi, bất lực Còn trong văn học dân gian con người không chỉ thểhiện thái độ ngưỡng mộ đối với lực lượng và sức mạnh siêu nhiên huyền bí đó mà

còn thể hiện cả khát vọng muốn vươn lên khám phá bí an của siêu nhiên, tự nhiên

và chỉnh phục thế giới đó Con người có thé bat lực trước thế giới siêu nhiên trong

thực tế, điều đó khiến họ ra sức cầu cúng, lôi kéo lực lượng siêu nhiên một cách tộtcùng, thiết tha nhưng họ chỉ chiến thang các lực lượng va sức mạnh siêu nhiên tolớn và đầy bí ân đó trong mơ ước, trong khát vọng vĩ đại của mình và thé hiện điều

đó trong văn học dân gian Từ tín ngưỡng đến sự thâm thấu và thể hiện tín ngưỡng

đó trong văn học dân gian có một khoảng cách khá lớn, trải qua một số khúc xạ,

một số lựa chọn tự nhiên trong tiếp nhận và thể hiện, vượt qua những cảm nhận cá

biệt nên khó chỉ ra rằng tín ngưỡng A có sự thể hiện A trong văn học dân gian Vì

vậy, không bao giờ tín ngưỡng được thé hiện toàn bộ hay rõ rệt trong văn học dangian mà chỉ một số yếu tố nỗi trội, tập trung nhất của tín ngưỡng được kết tỉnh trong

các mã văn hóa, được thâm thâu vào văn học dân gian Văn học dân gian là sự tự ý

Trang 38

-thức văn hóa, vì vậy một nguyên lí hết sức quan trọng là, trước khi tìm mã tín

ngưỡng trong văn học dân gian phải hiểu bản thân tín ngưỡng đó như một thực thévăn hóa, những biểu hiện của nó trong thực hành văn hóa truyền thống Từ đó mớicó cơ sở dé tìm sự thể hiện của tín ngưỡng trong văn học dân gian.[12]

Tín ngưỡng của người Chăm phong phú, đa dạng Nó là bộ phận cấu thành

nên văn hóa Chăm và chỉ phối sâu sắc trong đời sống cộng đồng và tồn tại đưới

nhiều hình thức khác nhau Tín ngưỡng sơ khai là tín ngưỡng liên quan đến thờ

cúng tổ tiên, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp, lễ nghỉ vòng đời

người Hiện nay trong đời sống người Chăm vẫn còn tồn tại hình thức Tô tem

giáo thể hiện qua tục thờ các loại cây, thờ dòng núi (atâu cơk) và thờ dòng biển

(atau tasik) của dòng họ Chăm Từ xa xưa, trong xã hội nguyên thủy con người có

ý thức trong việc thờ các con vật tô liên quan đến việc xác định nguồn gốc theo hình

thức Tôtem giáo Người Chăm xưa thờ “Thần Rắn” và coi Rắn là con vật linhthiêng của họ Hình thức Tô tem giáo còn được thé hiện qua tục thờ núi, thờ sông

và thờ dòng biên, biêu hiện của tín ngưỡng đa thân của người Chăm.

Về tục thờ cây, ở Việt Nam không chỉ riêng người Chăm cho rằng loài

người sinh ra từ cây cối Đây là quan niệm khá phổ biến của các dân tộc trên thế

giới Chính về có quan niệm về chức năng sinh sản của cây nên dân gian cho rằng

cây có khả năng làm tái sinh những người đã chết Do có quan niệm đồng nhất con

người với cây cối nên đã dẫn đến một quy trình khép kín: cây cối sinh ra con người,

con người chết đi hóa thành cây cối và từ cây cối con người lại được sinh ra một lần

nữa trở về hình thể con người của mình Trong nhóm truyện cổ tích của Việt Nam

và các nước Đông Nam Á có một số lượng khá lớn truyện cổ mà nhân vật sau khi

chết được tái sinh lại thành một loại cây hay ân mình trong cây, hay cây thần biết

nói Chang hạn như: “Trong truyện cổ Thái Lan người chết sống lại từ cây cam.

Người chết trong truyện cổ của Campuchia sống lại từ cây tre và ở Malaysia cũng

vậy, người ta tin rằng người dau tiên là do cây tre biến thành Ở Việt Nam, nhân

vật đã chết đi đa số được tái sinh từ quả thị, có truyện thì miêu tả người chết sống

lai và chui ra từ quả Bau.”[10] Do quan niệm con người sinh ra và chết đi đều từ

cây côi nên cây đã được nâng lên thành vật tô thiêng liêng của nhiều tộc người Từ

Trang 39

sự thiêng liêng đó, loài người có tâm lí sing bái cỏ cây, dan dan hình thành tin

ngưỡng thờ Cây.

Trong truyện ké dân gian của người Chăm cây tram hương xuất hiện nhiều

_ nhất Trầm hương là một trong những sản vật quý hiếm của người Chăm Cây trầm

hương đi vào các truyện cổ dân gian dưới hình dạng là những cây thần biết nói.

Đáng chú ý là truyện kế về hai vợ chồng bác tiều phu nghèo khổ nhưng ngay thật.

Bac lên rừng đốn củi và gặp một cây tram hương lớn và biết nói Cây trầm hươngđã hứa tặng bác cái mdm biết dọn, một con ngựa biết dé ra vàng Nhưng mỗi lầnbác đi qua quán rượu đều bị mụ chủ quán lừa lấy mắt vật quý Và khi về đến nhàbác lấy ra khoe vợ thì thấy không linh nghiệm Bác tưởng mình bị cây tram hương

lừa Cho đến lần thứ ba thì bác được cây than tặng “Noc căng roi đánh” đề trừng tri

mụ chủ quán tham lam Cuối cùng bác đã lấy lại được cả hai vật quý mà cây trầm

hương than tặng (truyện người tiéu phu và ba vật quy) [40; 111 — 114] Kiểu truyệncây thần và mô típ vật thần kì xuất hiện nhiều trong truyện kể dân gian của người

Việt nhưng ở người Chăm có nét khác biệt Khi nghiên cứu về thần thoại Chăm,Nguyễn Thị Thu Vân có nhận xét rằng: “Mô típ cây xuất hiện trong các thần thoại

cổ xưa của nhiều tộc người trong khu vực Đông Nam Á như người Mường có cây

si, người Edé có cây Smusk, người Lào có cây khưa khẩu cạc, người Việt có cây

chiên đàn, cây mộc sanh ”[35] Ở đây người Chăm có cây trầm hương là loại cây

có nhiêu ở khu vực người Chăm sinh sông.

Không chỉ xuất hiện dưới dạng cây thần biết nói, cây trầm hương của ngườiChăm còn là nơi ẩn minh của các nữ thần Chăm đến giúp đỡ những người lương

thiện Truyện kể rằng: ngày xưa có một ông vua rất hiếu chiến, lòng dạ tham lam và

rất độc ác Cũng vào thời ấy có một chàng trai mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ tên là cậu

Gao Tuy đói rách lang thang nhưng chàng rất khôi ngô tuấn tú va đũng cảm nên ai

ai cũng mến phục Một hôm nhà vua lệnh đầy chàng đến tận một hòn đảo xa xăm Ở

nơi xa xăm hẻo lánh ấy chàng đi khắp mọi hướng để tìm kế sinh nhai Trên hòn đảo

đó chàng tìm được rất nhiều ngà voi và trầm hương Chiếc tầu buôn đi ngang qua

thây vậy liên ghé vào và đôi quân áo, đô ăn lây ngà voi và trâm hương Khi nhà vua

Trang 40

¬ — “` Bek cist eee Sa eager fon ese pss

dâng ngài Chang tìm được một khúc trầm hương lạ bèn đem về dùng làm cái gối

đầu Về sau chàng phát hiện ra khúc tram hương là nơi 4n náu của cô gái Chàng đãdau khúc tram di, không cho cô quay trở lại Cũng từ đó hai người thành vợ chồng.

Đúng hẹn nhà vua đến lấy tram huong về, liền thấy vợ chàng Gạo xinh đẹp nên sinh

lòng tham, bày kế chiếm vợ chàng Được sự giúp đỡ của vợ chàng Gạo giao nộp

được những thứ vua cần (sữa hỗ, sữa cá sấu ) Chàng Gạo còn làm theo yêu cầu

của vua xây cầu bắc qua biển để vua đến dạo chơi Nhưng đi nửa đường cây cầu đứt

ngang, nhà vua rơi xuống biển Nhân dân vui sướng ăn mừng, đón hai vợ chồng

chàng Gạo về quê tôn lên làm vua (truyện Caéu Gạo) [40; 315 - 319] Đây là kiểu

truyện người đàn ông bị hành hạ vì có vợ đẹp với mô típ thử thách và vượt qua thử

thách Khi biết cậu Gạo có người vợ xinh đẹp, nhà vua đã nhiều lần nghĩ cách để

cướp lấy vợ chàng Vì thế, kéo theo sau đó là hàng loạt những thử thách mà nhà vuađưa ra như: lấy sữa hỗ, lấy sữa cá sấu Cuối cùng, được sự giúp đỡ của vợ thì chàng

cũng hoàn thành những thử thách vua ban.

Có thể thấy rằng, với người Chăm, cây trầm hương chính là một loại câymang tính biểu tượng của dân tộc Con người coi cây cối cũng như những vật tô để

thờ phụng với mong muốn gửi gắm khát vọng sinh sôi nảy nở giống nòi Chính vì

thế mà tín ngưỡng thờ cây của họ vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Bên cạnh tín ngưỡng thờ cây, tục thờ đá của người Chăm cũng khá phổ

_ biến, dấu vết để lại là những bức tượng, phù điêu, đền tháp và Linga — Yoni được

làm từ đá Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ người Chăm chọn đá làm chất liệu chính

để tạc tượng thờ vì họ cho rằng đá là chất liệu đầu tiên, gan với bước chân chập

chững của con người từ xã hội nguyên thủy sang xã hội văn minh Sự gan bó của

con người với đá trong xã hội nguyên thủy và những nối tiếp sau đó khiến người tathấy rằng: giữa đá và linh hồn có mối liên quan chặt chẽ Đá cũng là sự sống cũng

có phần hồn, phần xác như con người và là nơi trú ngụ linh hồn của con người Vì

trong thực tế, con người cũng sống trong hang đá và có khi khi chết cũng nằm trong

đá Hơn thế, đá là đặc trưng cơ bản của núi (núi đá), mà núi là chốn linh thiêng, là

nơi thông linh giữa trời và đất Cho nên, đá có thể là phương tiện để truyền đạt

mong muôn của con người với các thê lực siêu nhiên khác Biểu tượng này có lẽ bắt

Ngày đăng: 29/06/2024, 14:49

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w