1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận môn học điện toán đám mây đề tài tìm hiểu dịch vụ đám mây microsoft azure

64 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu dịch vụ đám mây Microsoft Azure
Tác giả Lê Khả Đức Anh, Nguyễn Đình Tùng Dương, Khúc Văn Đỉnh
Người hướng dẫn Mạc Văn Quang
Trường học Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
Chuyên ngành Công nghệ Thông tin
Thể loại Bài thảo luận môn học
Năm xuất bản 2023-2024
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 9,73 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (6)
    • 1.1. Khái quát Điện Toán Đám Mây (6)
      • 1.1.1 Lịch sử ra đời (6)
      • 1.1.2 Khái niệm Điện Toán Đám Mây (8)
      • 1.1.3 Công cụ ứng dụng trong Điện Toán Đám Mây (9)
      • 1.1.4 Ưu nhược điểm Điện Toán Đám Mây (10)
      • 1.1.5 Các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing phổ biến hiện nay (12)
    • 1.2. Công nghệ ảo hóa trong Điện Toán Đám Mây (12)
      • 1.2.1. Công nghệ ảo hóa là gì? (12)
      • 1.2.2. Những loại công nghệ ảo hóa cơ bản của VMWare (13)
      • 1.2.3. Phân biệt ảo hóa trên VMware Workstation và vCenter (14)
      • 1.2.4. Công nghệ ảo hóa của một số đám mây phổ biến (15)
      • 1.2.5. Những Công nghệ ảo hóa trong điện toán đám mây (19)
    • 1.3. Các mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây (20)
    • 1.4. Ứng dụng hệ thống điện toán đám mây (21)
      • 1.4.1. Các mô hình triển khai điện toán đám mây (21)
      • 1.4.2. Phân tích dữ liệu lớn bigdata (22)
      • 1.4.3. IoT và những ứng dụng của IoT trong điện toán đám mây? (23)
      • 1.4.4. Trình bày kiến trúc lưu trữ đám mây Hadoop- HDFS (24)
  • CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ ẢO HÓA MICROSOFT AZURE (25)
    • 2.1. Khái quát về Microsoft Azure (25)
    • 2.2. Các đặc tính của điện toán đám mây (26)
    • 2.3. Các phương pháp truy cập Microsoft Azure (web, app) (27)
    • 2.4. Máy ảo và dịch vụ máy ảo với Microsoft Azure (28)
    • 2.5. Kiểm tra và tạo ứng dụng (30)
    • 2.6. Tạo các ứng dụng và dịch vụ mới (32)
    • 2.7. Chạy phân tích dữ liệu (33)
    • 2.8. Lưu trữ dữ liệu, tạo bản sao dự phòng của nó và khôi phục nó (35)
    • 2.9. Truyền phát âm thanh và video (36)
    • 2.11. Quản lý phần mềm theo yêu cầu (38)
  • CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT VÀ MÔ PHỎNG ĐỀ TÀI (40)
    • I. Tạo tài khoản và đăng nhập vào Microsoft Azure (40)
    • II. Mô phỏng quá trình sử dụng Microsoft Azure (43)
    • A. Tạo Storage Account (Tài khoản lưu trữ) (0)
    • B. Data storage :Container (48)
    • C. Data Storage: File Shares (51)
    • D. Thêm người quản trị cho các Data Storage (53)
    • E. Máy ảo Virtual machine (55)
    • F. App Services Azure (59)
      • III. Đánh giá và nhận xét về trải nghiệm sử dụng Microsoft Azure (62)
  • Kết Luận (63)
  • Tài Liệu Tham Khảo (64)

Nội dung

Microsoft Azure không chỉ đem lại cho chúng ta môi trường mạnh mẽ để triển khai ứng dụng và lưu trữ dữ liệu, mà còn mang đến cả một hệ sinh thái dịch vụ đa dạng và phong phú.Nhóm em đã l

TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Khái quát Điện Toán Đám Mây

● Khái niệm về điện toán đám mây được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1961, những năm sau đó, nhiều công tin công nghệ được thành lập và internet đã bắt đầu được khởi nguồn.

● Năm 1971, bộ vi xử lý đầu tiên được intel giới thiệu, cùng với việc một ứng dụng gửi tin nhắn giữa 2 máy tính cũng được một kỹ sư của họ tạo ra, tương tự như email ngày nay.

● Năm 1974, Microsoft được thành lập 2 năm sau, Apple được thành lập, cũng trong năm này, khái niệm ethernet được trình bày một cách rõ ràng Năm 1981,IBM đưa ra mẫu PC đầu tiên và chỉ 1 năm sau, hệ điều hành MS-DOS đượcMicrosoft trình làng 1984, Hệ điều hành Macintosh ra đời và ngay trong năm tiếp theo, phiên bản Windows đầu tiên ra đời (Windows 1.0)

● Năm 1981, IBM đưa ra mẫu PC đầu tiên và chỉ 1 năm sau, hệ điều hành MS-DOS được Microsoft trình làng 1984, Hệ điều hành Macintosh ra đời và ngày trong năm tiếp theo, phiên bản Windows đầu tiên ra đời (Windows 1.0)

● Năm 1991, World Wide Web (www) một phương thức kết nối chưa từng có, được phát hành bởi CERN Ngay sau đó 2 năm, trình duyệt đầu tiên cũng được phát triển và cấp phép cho các công ty tư nhân sử dụng.

● Năm 1994, Netscape được thành lập Năm 1995, Ebay và Amazon được thành lập.

● Tới cuối thập niên 90, việc phát triển mạnh mẽ của internet và các thiết bị chính là điều kiện để điện toán đám mây phát triển.

● Salesforce.com được ra mắt và trở thành trang web thương mại đầu tiên cung cấp các ứng dụng kinh doanh Những gì mà tới nay được gọi là điện toán đám mây.

● Năm 2002, Amazon giới thiệu Amazon Web Services (AWS).

● Năm 2004, Facebook ra đời Dẫn đến nhu cầu trao đổi thông tin cá nhân, tạo ra định nghĩa: Đám mây dành cho cá nhân.

● Năm 2006, thuật ngữ "điện toán đám mây" mới thực sự trỗi dậy mạnh mẽ Chính trong thời gian này, Amazon đã phát hành các dịch vụ Elastic Compute Cloud (EC2) - cho phép các công ty "thuê khả năng tính toán và sức mạnh xử lý” để chạy các ứng dụng doanh nghiệp của họ.

● Từ những năm 2010, các công ty công nghệ đều đẩy mạnh các dịch vụ của mình để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất Sự ra đời của Smartphone, Máy tính bảng về sau cũng giúp cho các dịch vụ điện toán đám mây phát triển vượt bậc.

1.1.2 Khái niệm Điện Toán Đám Mây Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet.

Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như sự liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó Theo tổ chức IEEE: "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp,các phương tiện máy tính cầm tay " Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây,các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vàoInternet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng Ví dụ, dịch vụ GoogleAppEngine cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web, còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ.

Hình 1: Minh họa khái niệm điện toán đám mây

Hình 1 thể hiện các tài nguyên công nghệ như máy chủ, ứng dụng, dịch vụ sẽ được lưu trữ trên đám mây Các máy khách của người sử dụng truy cập vào đám mây qua mạng và có thể truy cập tới các dịch vụ này bằng máy tính, laptop, di động hoặc các thiết bị PDA khác Như vậy theo hình trên có thể hiểu điện toán đám mây hoạt động dựa trên sự phải có trình duyệt web và mạng internet để truy cập tới các dịch vụ và phần thứ hai là đám mây, trong đó bao gồm cả một hệ thống phức tạp đảm bảo duy trì và vận hành đám mây được liên tục

1.1.3 Công cụ ứng dụng trong Điện Toán Đám Mây

Công nghệ ảo hóa là công nghệ cho phép tạo ra các thực thể ảo có tính năng tương đương như các thực thể vật lý, ví dụ như thiết bị lưu trữ, bộ xử lý,

Công nghệ tự động giám sát điều phối tài nguyên: Với công nghệ điều phối tài nguyên động, việc lắp đặt thêm hay giảm bớt đi các tài nguyên máy chủ vật lý hoặc máy chủ lưu trữ dữ liệu được thực hiện tự động để hệ thống điện toán đám mây luôn

● Công nghệ tính toán phân tán, hệ phân tán: Điện Toán Đám Mây là một dạng hệ phân tán xuất phát từ yêu cầu cung ứng dịch vụ cho lượng người dùng sử dụng khổng lồ Tài nguyên tính toán của Điện Toán Đám Mây là tổng thể kết hợp của hạ tầng mạng và hàng nghìn máy chủ vật lý phân tán trên một hay nhiều trung tâm dữ liệu số (data centers).

Web 2.0 phát triển làm xóa đi khoảng cách về thiết kế giao diện giữa ứng dụng máy tính thông thường và ứng dụng trên nền web, cho phép chuyển hóa ứng dụng qua dịch vụ trên nền Điện Toán Đám Mây mà không ảnh hưởng đến thói quen người sử dụng

1.1.4 Ưu nhược điểm Điện Toán Đám Mây

❖ Ưu điểm: ĐTĐM đang trở thành xu hướng trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay bởi vì sở hữu những ưu điểm như:

● Cung cấp tài nguyên tính toán động

Công nghệ ảo hóa trong Điện Toán Đám Mây

Công nghệ ảo hóa là một công nghệ được ra đời nhằm khai thác triệt để khả năng làm việc của một máy chủ vật lý Ảo hóa cho phép vận hành nhiều máy ảo trên cùng một máy chủ vật lý, dùng chung các tài nguyên của một máy chủ vật lý như CPU, Ram, ổ cứng và các tài nguyên khác Ảo hóa là công nghệ được thiết kế tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy tính và phần mềm chạy trên nó

1.2.2 Những loại công nghệ ảo hóa cơ bản của VMWare a Ảo hóa toàn phần (Full Virtualization): Đây là loại ảo hóa mà ta không cần chỉnh sửa hệ điều hành khách (guest OS) cũng như các phần mềm đã được cài đặt trên nó để chạy trong môi trường hệ điều hành chủ (host OS) Khi một phần mềm chạy trên guest OS, các đoạn code của nó không bị biến đổi mà chạy trực tiếp trên host OS và phần mềm đó như đang được chạy trên một hệ thống thực sự Bên cạnh đó, ảo hóa toàn phần có thể gặp một số vấn đề về hiệu năng và hiệu quả trong sử dụng tài nguyên hệ thống

Trình điều khiển máy ảo phải cung cấp cho máy ảo một “ảnh” của toàn bộ hệ thống, bao gồm BIOS ảo, không gian bộ nhớ ảo, và các thiết bị ảo Trình điều khiển máy ảo cũng phải tạo và duy trì cấu trúc dữ liệu cho các thành phần ảo (đặc biệt là bộ nhớ), và cấu trúc này phải luôn được cập nhật cho mỗi một truy cập tương ứng được thực hiện bởi máy ảo. b Ảo hóa song song (Paravirtualization):

Là một phương pháp ảo hóa máy chủ mà trong đó, thay vì mô phỏng một môi trường phần cứng hoàn chỉnh, phần mềm ảo hóa này là một lớp mỏng dồn các truy cập các hệ điều hành máy chủ vào tài nguyên máy vật lý cơ sở, sử dụng môt kernel đơn để quản lý các Server ảo và cho phép chúng chạy cùng một lúc (có thể ngầm hiểu, một Server chính là giao diện người dùng được sử dụng để tương tác với hệ điều hành) c Ảo hóa hệ điều hành:

Một hệ điều hành được vận hành ngay trên một hệ điều hành chủ đã tồn tại và có khả năng cung cấp một tập hợp các thư viện tương tác với các ứng dụng, khiến cho mỗi ứng dụng truy xuất tài nguyên phần cứng cảm thấy như truy xuất trực tiếp máy chủ vật lý d Ảo hóa ứng dụng:

Thông thường, khi muốn sử dụng một phần mềm nào đó như office, design, người dùng hay có suy nghĩ rằng cần phải tốn thời gian cài đặt phần mềm đó lên trên máy tính, cụ thể hơn là lên hệ điều hành đang sử dụng

1.2.3 Phân biệt ảo hóa trên VMware Workstation và vCenter:

❖ Ảo hóa trên VMware Workstation

VMware Workstation là một phần mềm được phát triển bởi VMware, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực ảo hóa Với sự trợ giúp của phần mềm này, người dùng có thể sao chép môi trường desktop, server, điện thoại thông minh trên một máy ảo tồn tại trên máy tính của người dùng Nó cũng cho phép người dùng tạo 10 và chạy các máy ảo đồng thời bằng một PC chính.

VMware có rất nhiều phiên bản như VMware vSphere, VMware ESX Server, VMware vCloud, VMware Director, VMware GSX Server cho máy chủ và VMware Workstation cho máy để bàn,…

• Chạy nhiều HĐH đồng thời

• Kết nối với máy ảo từ xa

• Mã hóa máy ảo để bảo mật tốt hơn • Quản lý và sử dụng nhiều snapshot

Vmware vCenter Server là một ứng dụng về cơ sở dữ liệu cho phép triển khai, quản lý, giám sát, tự động hoá, và bảo mật cho cơ sở hạ tầng ảo một cách dễ dàng Các cơ sở dữ liệu back-end được vCenter Server sử dụng để lưu trữ tất cả các dữ liệu về máy chủ và các máy ảo vCenter còn có các tính năng cung cấp và triển khai các máy ảo một cách nhanh chóng, điều khiến việc phân phối tài nguyên tốt hơn.

- Tính năng vCenter Server cung cấp các công cụ phục vụ cho các tính năng nâng cao của:

• Vmware Distributed Resource Scheduler • VMware VMotion

• VMware High Availability • VMware Fault Tolerance

1.2.4 Công nghệ ảo hóa của một số đám mây phổ biến a) Những loại công nghệ ảo hóa cơ bản của Microsoft

Microsoft cung cấp một loạt công nghệ ảo hóa cơ bản để hỗ trợ việc tạo và quản lý các máy ảo và môi trường ảo hóa trên nền tảng Windows Dưới đây là một số công nghệ ảo hóa cơ bản của Microsoft:

1 Hyper-V: Hyper-V là một nền tảng ảo hóa được tích hợp sâu vào hệ điều hành Windows Nó cho phép bạn tạo và quản lý các máy ảo trên máy chủ Windows, cung cấp khả năng chạy nhiều hệ điều hành và ứng dụng trên cùng một máy chủ vật lý.

2 Virtual PC: Microsoft Virtual PC là một ứng dụng ảo hóa cung cấp khả năng chạy các máy ảo trên máy tính cá nhân chạy hệ điều hành Windows Nó thường được sử dụng cho

3 Azure Virtual Machines: Azure là nền tảng đám mây của Microsoft, và Azure Virtual Machines (VMs) cho phép bạn tạo và quản lý máy ảo trong môi trường đám mây Bạn có thể triển khai máy ảo Windows hoặc Linux trên Azure và quản lý chúng từ bảng điều khiển Azure.

4 Windows Sandbox: Windows Sandbox là một tính năng mới trong Windows 10 (phiên bản Pro và Enterprise) cho phép bạn tạo một môi trường ảo tạm thời để chạy và kiểm tra các ứng dụng mà không làm ảnh hưởng đến hệ điều hành chính.

5 Application Virtualization (App-V): Microsoft Application Virtualization (App-V) là một công nghệ ảo hóa ứng dụng cho phép bạn cài đặt và chạy ứng dụng Windows trong một môi trường ảo trên máy tính người dùng cuối mà không cần cài đặt chúng trực tiếp trên hệ điều hành.

6 Remote Desktop Services (RDS): RDS cho phép bạn triển khai ứng dụng và máy ảo trên máy chủ từ xa và cung cấp chúng cho người dùng cuối thông qua kết nối máy tính từ xa Điều này thường được sử dụng trong các mô hình máy chủ ảo hóa cho doanh nghiệp.

Các mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây

● Định nghĩa: IaaS cung cấp hạ tầng máy chủ, mạng, lưu trữ, và các tài nguyên máy chủ ảo thông qua internet.

● Ví dụ: Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, Google Cloud Platform.

● Phân tích: Người dùng có toàn quyền kiểm soát máy ảo và cơ sở hạ tầng, từ cài đặt và quản lý hệ điều hành đến ứng dụng và dữ liệu.

● Định nghĩa: PaaS cung cấp môi trường phát triển ứng dụng đầy đủ, bao gồm cơ sở hạ tầng, dịch vụ, và các công cụ cần thiết để phát triển ứng dụng.

● Ví dụ: Microsoft Azure App Service, Google App Engine, Heroku.

● Phân tích: Người dùng tập trung vào phát triển ứng dụng mà không cần quan tâm đến quản lý hạ tầng.

● Định nghĩa: SaaS cung cấp ứng dụng được truy cập qua mạng thông qua trình duyệt web, không cần cài đặt hay cấu hình phức tạp.

● Ví dụ: Google Workspace, Microsoft 365, Salesforce.

● Phân tích: Người dùng chỉ cần trả tiền dựa trên việc sử dụng ứng dụng, không quản lý hoặc duy trì bất kỳ phần mềm nào.

4) Mobile "Backend" as a Service (MBaaS):

● Định nghĩa: MBaaS cung cấp các dịch vụ backend cần thiết cho ứng dụng di động, bao gồm quản lý dữ liệu, xác thực, thông báo, và tích hợp mạng xã hội.

● Ví dụ: Firebase, AWS Mobile Hub, Kinvey.

● Phân tích: Tập trung vào phát triển ứng dụng di động mà không cần xây dựng và quản lý backend từ đầu.

● Định nghĩa: Serverless computing giúp triển khai mã và chạy ứng dụng mà không cần quan tâm đến cơ sở hạ tầng máy chủ.

● Ví dụ: AWS Lambda, Azure Functions, Google Cloud Functions.

● Phân tích: Người dùng chỉ trả tiền dựa trên lượng tài nguyên thực sự sử dụng và không cần quản lý hạ tầng.

● Định nghĩa: FaaS là một dạng của serverless computing, nơi ứng dụng được phát triển thành các hàm nhỏ, độc lập và chạy khi được kích hoạt.

● Ví dụ: AWS Lambda, Azure Functions, Google Cloud Functions.

● Phân tích: Các hàm này được triển khai và quản lý một cách độc lập và tự động mở rộng theo nhu cầu.

Ứng dụng hệ thống điện toán đám mây

1.4.1 Các mô hình triển khai điện toán đám mây:

● Private cloud: Mô hình này sử dụng phần cứng và phần mềm được sở hữu và quản lý bởi doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng dịch vụ.

● Public cloud: Mô hình này sử dụng phần cứng và phần mềm được sở hữu và quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

● Hybrid cloud: Mô hình này kết hợp cả hai mô hình private cloud và public cloud.

Một vài rủi ro về an toàn bảo mật điện toán đám mây - Bảo mật dữ liệu: Rò rỉ hoặc vi phạm

- Nhiễm phần mềm độc hại - Tầm nhìn hạn chế

- Kiểm soát thấp hơn đối với kho lưu trữ - Mất dữ liệu lưu trữ

- Tăng độ phức tạp - Lừa đảo tài khoản - Điểm yếu bảo mật API

1.4.2 Phân tích dữ liệu lớn bigdata

Khái niệm Big Data: Big Data là các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp Độ lớn đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý Ứng dụng của Big Data:

• Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành: Thương mại, y tế, giáo dục, marketing,

• Netflix sử dụng Big Data để trải thiện trải nghiệm của khách hàng

• Phân tích chiến dịch và kế hoạch xúc tiến của Sears Holding

• Kết hợp và quảng cáo theo thời gian thực

1.4.3 IoT và những ứng dụng của IoT trong điện toán đám mây?

IoT là gì?? Internet of Things (IoT) được dịch là Internet vạn vật, là một mạng lưới gồm các đối tượng vật lý hay người ta gọi là “vạn vật” được nhúng với phần mềm, điện tử, mạng và cảm biến cho phép các đối tượng này thu thập và trao đổi dữ liệu. Ứng dụng của IoT trong điện toán đám mây

• Điện toán đám mây IoT cung cấp nhiều tùy chọn kết nối, ngụ ý truy cập mạng lớn Mọi người sử dụng nhiều loại thiết bị để truy cập vào tài nguyên điện toán đám mây: thiết bị di động, máy tính bảng, máy tính xách tay Điều này thuận tiện cho người dùng nhưng lại tạo ra vấn đề về sự cần thiết của các điểm truy cập mạng.

• Các nhà phát triển có thể sử dụng điện toán đám mây IoT theo yêu cầu Nói cách khác, nó là một dịch vụ web được truy cập mà không có sự cho phép đặc biệt hoặc bất kỳ trợ giúp nào Yêu cầu duy nhất là truy cập Internet

•Dựa trên yêu cầu, người dùng có thể mở rộng dịch vụ theo nhu cầu của họ Nhanh chóng và linh hoạt có nghĩa là bạn có thể mở rộng không gian lưu trữ, chỉnh sửa cài đặt phần mềm và làm việc với số lượng người dùng Do đặc tính này, nó có thể cung cấp khả năng tính toán sâu và khả năng lưu trữ

• Điện toán đám mây ngụ ý tổng hợp các tài nguyên Nó ảnh hưởng đến sự cộng tác gia tăng và xây dựng kết nối chặt chẽ giữa những người dùng.

• Khi số lượng thiết bị IoT và tự động hóa được sử dụng ngày càng tăng, các mối quan tâm về bảo mật xuất hiện Các giải pháp đám mây cung cấp cho các công ty các giao thức xác thực và mã hóa đáng tin cậy

1.4.4 Trình bày kiến trúc lưu trữ đám mây Hadoop- HDFS:

HDFS (tên viết tắt của từ Hadoop Distributed

File System) là một hệ thống lưu dữ dữ dữ liệu được sử dụng bởi Hadoop Chức năng của hệ thống này là cung cấp khả năng truy cập với hiệu suất cao đến với các dữ liệu nằm trên các cụm của Hadoop.

Kiến trúc của HDFS là master/slave, một

HDFS Cluster sẽ luôn bao gồm 1 NameNode.

NameNode này là 1 master server và nó có nhiệm vụ quản lý cho hệ thống tập tin và điều chỉnh các truy cập đến những tập tin khác.

Từ đó, bổ sung cho NameNode để có nhiều DataNodes Sẽ luôn có 1 DataNode dành riêng cho các máy chủ dữ liệu Trong một HDFS, 1 tập tin lớn sẽ được chia thành 1 hoặc nhiều khối, những khối này đều sẽ được lưu trữ trong 1 tập các DataNodes.

NameNode: Có trách nhiệm điều phối cho các thao tác truy cập của client với hệ thống

HDFS Bởi vì các DataNode là nơi lưu trữ thật sự các block của các file trên HDFS nên chúng là nơi đáp ứng các truy cập này NameNode sẽ thực hiện nhiệm vụ của nó thông qua daemon tên namemode chạy trên port 8021.

DataNode: DataNode server sẽ chạy một daemon datanode trên port 8022, theo định kỳ thì mỗi DataNode sẽ có nhiệm vụ báo cáo cho Namenode biết được danh sách tất cả các block mà nó đang lưu trữ Để NameNode có thể dựa vào nó để cập nhật lại các metadata trong nó.

TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ ẢO HÓA MICROSOFT AZURE

Khái quát về Microsoft Azure

Microsoft Azure thường được nói đến với khả năng không giới hạn và tiềm năng vô hạn

Vậy thực chất Microsoft Azure đem lại lợi ích gì trong ngành CNTT?

Microsoft Azure là nền tảng điện toán đám mây công cộng bao gồm: PaaS – nền tảng

… Ngoài ra, Azure còn có thể được dùng hoặc là bổ sung thêm cho các máy chủ ngay tại chỗ.

Một số đặc điểm chính về dịch vụ Microsoft Azure:

- Mở: Hỗ trợ gần như tất cả các ngôn ngữ, hệ điều hành, công cụ.

- Linh hoạt: Có thể tải về hoặc tải lên tài nguyên của máy tính thông qua máy chủ khi cần.

- Đáng tin cậy: Hỗ trợ 24x7 và mức dịch vụ (SLA) lên tới 99,95%.

- Tiết kiệm: Chỉ phải trả tiền cho những gì khách hàng sử dụng.

- Toàn cầu: Toàn bộ dữ liệu được đặt tại các trung tâm dữ liệu và các bạn hoàn toàn có thể truy cập vào nó bất kỳ ở đâu miễn có internet.

Microsoft Azure là gì? Đó là 1 nền tảng đám mây với tốc độ hoạt động cực nhanh, linh hoạt và đặc biệt giá cả rất mềm Điều này góp phần không nhỏ giúp Azure trở thành dịch vụ đám mây tốt nhất hiện nay.

Các đặc tính của điện toán đám mây

1 Tự phục vụ theo yêu cầu

Khách hàng có thể đơn phương thiết lập nguồn lực tính toán để đáp ứng yêu cầu như: thời gian sử dụng máy tính, dung lượng lưu trữ cũng như khả năng tự động tương tác khi có yêu cầu mà không cần phải nhân lực tương tác với nhà cung cấp dịch vụ.

2 Sự truy cập rộng rãi

Hỗ trợ khả năng truy cập thông qua mạng máy tính và các thiết bị chuẩn mà không yêu cầu nền tảng cấu hình cao như (như điện thoại di động hay máy tính xách tay, PDA, ).

3 Tài nguyên được chia sẻ độc lập với vị trí địa lý:

Tài nguyên máy tính của nhà cung cấp dịch vụ được tổ chức để phục vụ cho tất cả các khách hàng thông qua mô hình “multi-tenant” (nhiều người thuê), với mô hình này các tài nguyên vật lý và tài nguyên ảo hóa khác nhau được cấp phát và thu hồi một cách tự động theo nhu cầu của khách hàng.

4 Tính mềm dẻo (khả năng co giãn nhanh)

Khả năng này của điện toán đám mây cho phép cung cấp nhanh và dễ dàng co dãn để mở rộng haowcj thu nhỏ hệ thống một cách nhanh chóng theo yêu cầu của khách hàng Khi nhu cầu tăng cao, hệ thống sẽ tự động mở rộng bằng cách thêm tài nguyên Khi nhu cầu giảm hệ thống sẽ tự động giảm bớt tài nguyên.

5 Chi phí trả theo nhu cầu sử dụng:

Khả năng co giãn hiệu quả giúp nhà cung cấp sử dụng tài nguyên hiệu quả, tận dụng triệt để tài nguyên dư thừa, phục vụ được nhiều khách hàng Đối với người sử dụng phục dịch vụ, khả năng co giãn giúp giảm chi phí cho người sử dụng chỉ phải trả phí cho những tài nguyên thực sự dùng.

Hệ thống điện toán tự động kiểm soát và tối ưu hóa nguồn lực sử dụng bằng cách sử dụng khả năng đo lường ở một vài mức trừu tượng phù hợp với các loại dịch vụ khác nhau

Việc sử dụng tài nguyên có thể được kiểm soát, giám sát, báo cáo cho cung cấp thông tin minh bạch việc sử dụng dịch vụ đối với cả nhà cung cấp và khách hàng.

Các phương pháp truy cập Microsoft Azure (web, app)

Để truy cập và quản lý tài nguyên trên Microsoft Azure, có một số phương pháp và giao diện người dùng khác nhau, bao gồm:

1 Azure Portal (Giao diện Web): Azure Portal là giao diện quản trị web dựa trên trình duyệt, cho phép bạn quản lý và giám sát tài nguyên Azure của mình Bạn có thể truy cập tại https://portal.azure.com.

2 Azure Mobile App: Microsoft cung cấp ứng dụng di động Azure cho iOS và

3 Azure PowerShell: Azure PowerShell là một môi trường dòng lệnh dựa trên PowerShell, cung cấp các lệnh để quản lý tài nguyên Azure của bạn Cú pháp của giao diện dòng lệnh Azure tương tự như PowerShell Nếu bạn có kiến thức nền về Windows và đã quen thuộc với PowerShell, thì Azure PowerShell có thể là một lựa chọn khả thi Bạn có thể cài đặt và sử dụng Azure PowerShell trên macOS, Linux và Windows.

4 Azure CLI (Command-Line Interface): Azure CLI là một giao diện dòng lệnh đa nền tảng được phát triển bằng Node.js Nó cung cấp các lệnh để quản lý và triển khai tài nguyên Azure.

5 Azure SDKs (Software Development Kits): Microsoft cung cấp các SDK cho nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như NET, Java, Python, Node.js, và nhiều ngôn ngữ khác SDKs giúp phát triển ứng dụng và tích hợp với dịch vụ Azure.

6 Azure REST API: Microsoft Azure cung cấp REST API mà bạn có thể sử dụng để tương tác với các dịch vụ và tài nguyên Azure.

7 Azure Automation: Dịch vụ Azure Automation cho phép tự động hóa các quy trình quản trị hệ thống và triển khai tài nguyên sử dụng runbooks và Desired State Configuration (DSC).

8 Azure DevOps: Azure DevOps là một nền tảng hợp nhất cho việc phát triển phần mềm và triển khai trên Azure Nó cung cấp các dịch vụ như quản lý mã nguồn, tự động hóa triển khai và theo dõi hiệu suất.

Thông qua các phương pháp này, bạn có thể quản lý và tương tác với tài nguyên và dịch vụ Azure dễ dàng từ nhiều nền tảng và giao diện khác nhau Chọn phương pháp phù hợp với nhu cầu của bạn để làm việc với Microsoft Azure.

Máy ảo và dịch vụ máy ảo với Microsoft Azure

a Máy ảo (Virtual Machine - VM)

● Khái niệm: Máy ảo (VM) là một phần mềm hoặc phần cứng giả lập một máy tính hoạt động như một máy tính thực sự Nó chạy trên một máy chủ vật lý và được quản lý bởi một hệ điều hành.

● Tại sao cần sử dụng máy ảo:

- Tận dụng tài nguyên: Cho phép tận dụng hiệu quả tài nguyên của một máy chủ vật lý bằng cách chia thành nhiều máy ảo.

- Tính cô đọng: Gộp nhiều máy chủ ảo trên cùng một máy chủ vật lý, giúp tiết kiệm không gian vật lý và nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên.

- Tính linh hoạt và di động: Có thể di chuyển và triển khai máy ảo dễ dàng giữa các máy chủ vật lý khác nhau.

● Lợi ích của việc sử dụng máy ảo:

- Tiết kiệm chi phí: Giảm nhu cầu về phần cứng vật lý, tiết kiệm chi phí vận hành và bảo trì.

- Tăng linh hoạt: Có thể tạo, triển khai và quản lý nhanh chóng các máy ảo theo nhu cầu.

- Bảo mật và cô đọng: Mỗi máy ảo hoạt động độc lập, cải thiện tính bảo mật và sự cô đọng của hệ thống. b Các dịch vụ máy ảo với Microsoft Azure Azure Virtual Machines:

Azure Virtual Machines là một dịch vụ cung cấp máy ảo linh hoạt và mạnh mẽ chạy trên hệ điều hành Windows hoặc Linux Đây là một phần quan trọng của Microsoft Azure, nơi bạn có thể tạo, quản lý và chạy các máy ảo dựa trên nhu cầu của mình.

Azure Marketplace là một nền tảng trực tuyến do Microsoft quản lý, nơi bạn có thể tìm kiếm, thử nghiệm và triển khai nhanh chóng các ứng dụng và dịch vụ trong môi trường đám mây Azure Đặc biệt, Azure Marketplace cung cấp một loạt máy ảo và hình ảnh đã được chuẩn bị trước (pre-configured) để bạn có thể sử dụng ngay lập tức.

Azure Managed Disks là một dịch vụ lưu trữ dành cho máy ảo (Virtual Machines) trong môi trường đám mây Azure Điều đặc biệt về Managed Disks là nó quản lý việc lưu trữ dữ liệu liên quan đến máy ảo một cách dễ dàng và an toàn.

Azure Images và Snapshots là hai khái niệm quan trọng trong việc quản lý và triển khai máy ảo (Virtual Machines) trên môi trường đám mây Azure Dưới đây là giải thích chi tiết về chúng:

Azure Virtual Machine Scale Sets:

Azure Virtual Machine Scale Sets (VMSS) là một dịch vụ của Microsoft Azure cho phép triển khai và quản lý một nhóm các máy ảo đồng nhất VMSS giúp quản lý tự động quy mô theo nhu cầu, cung cấp độ tin cậy và hiệu suất cao.

Azure Kubernetes Service (AKS) là một dịch vụ quản lý Kubernetes được cung cấp bởi Microsoft Azure Kubernetes là một hệ thống mã nguồn mở dùng để triển khai, quản lý, và mở rộng các ứng dụng chứa container.

Azure Automation and Desired State Configuration (DSC):

Azure Automation và Desired State Configuration (DSC) là hai dịch vụ quan trọng trong Microsoft Azure liên quan đến quản lý cấu hình và tự động hóa các tác vụ hệ thống.

Kiểm tra và tạo ứng dụng

Để kiểm tra và tạo ứng dụng trên Microsoft Azure, ta cần tập trung vào việc sử dụng dịch vụ Azure App Service Đây là một dịch vụ quan trọng trong Microsoft Azure giúp phát triển, chạy và quản lý ứng dụng web và mobile Dưới đây là quy trình cơ bản để kiểm tra và tạo ứng dụng trên Azure bằng Azure App Service:

Bước 1 Đăng nhập vào Microsoft Azure:

Truy cập vào trang web Microsoft Azure Portal và đăng nhập bằng tài khoản Azure của bạn.

Bước 2 Tạo một ứng dụng mới:

- Chọn "Create a resource" ở góc trái trang và tìm "Web" hoặc "Mobile" để tạo ứng dụng web hoặc mobile tương ứng.

- Điền thông tin cần thiết như tên ứng dụng, tài nguyên, khu vực, phiên bản NET Core (đối với ứng dụng web NET), v.v.

Bước 3 Tùy chỉnh ứng dụng:

- Sau khi tạo, bạn có thể tùy chỉnh cấu hình và tính năng của ứng dụng trong Azure Portal.

- Cài đặt các môi trường phát triển, chọn kịch bản triển khai, quản lý mã nguồn, cấu hình quyền truy cập, v.v.

Bước 4 Phát triển ứng dụng:

- Sử dụng các công cụ phát triển quen thuộc như Visual Studio, Visual Studio Code, hoặc các IDE khác để xây dựng ứng dụng của bạn.

- Lựa chọn ngôn ngữ lập trình và framework phù hợp với nhu cầu của bạn (ví dụ:

.NET, Node.js, Python, PHP).

Bước 5 Triển khai ứng dụng:

- Triển khai mã nguồn của ứng dụng vào Azure App Service thông qua các phương thức như FTP, Git, Azure DevOps, hoặc triển khai liên tục (CI/CD).

- Kiểm tra và đảm bảo ứng dụng hoạt động đúng trên Azure App Service.

Bước 6 Kiểm tra và quản lý ứng dụng:

- Theo dõi và quản lý ứng dụng thông qua Azure Portal để đảm bảo hiệu suất và khả năng mở rộng tốt.

- Kiểm tra lỗi, cập nhật và mở rộng ứng dụng theo nhu cầu.

Bằng cách sử dụng Azure App Service và quy trình trên, bạn có thể kiểm tra, phát triển và triển khai ứng dụng của mình trên nền tảng Microsoft Azure một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Tạo các ứng dụng và dịch vụ mới

Để tạo các ứng dụng và dịch vụ mới trên Microsoft Azure, bạn cần làm các bước sau:

B1 Tạo Tài Khoản Azure: Đầu tiên, bạn cần đăng ký tài khoản Microsoft Azure Điều này đòi hỏi bạn cung cấp thông tin cá nhân và thông tin thanh toán.

Sau khi đăng ký và đăng nhập vào tài khoản Azure của bạn, truy cập Azure Portal Đây là nơi bạn quản lý và triển khai các dịch vụ và ứng dụng của mình.

B3 Tạo Máy Ảo (Azure Virtual Machines):

Bạn có thể tạo máy ảo trên Azure bằng cách chọn "Create a resource" trong Azure Portal, sau đó chọn "Compute" và "Virtual Machine" Bạn cần cung cấp thông tin về VM như hệ điều hành, kích thước, vùng địa lý, và tài liệu.

Nếu bạn muốn triển khai ứng dụng dưới dạng container, sử dụng dịch vụ như Azure Kubernetes Service (AKS) hoặc Azure Container Instances (ACI) để quản lý và chạy các container.

B5 Sử Dụng Azure App Services:

Azure App Services là một dịch vụ cho phép bạn xây dựng, triển khai và quản lý ứng dụng web và di động nhanh chóng và dễ dàng.

B6 Tạo Hệ Thống Quản Lý Dự Án (Azure DevOps):

Tận dụng Azure DevOps để quản lý quy trình phát triển ứng dụng và dịch vụ của bạn, từ quản lý mã nguồn đến xây dựng tự động và triển khai.

Azure Functions là dịch vụ Serverless Computing cho phép bạn chạy mã nguồn khi có sự kiện xảy ra hoặc lời gọi HTTP.

B8 Tối Ưu Hiệu Suất và Quản Lý:

Sử dụng Azure Monitor và Azure Application Insights để giám sát hiệu suất ứng dụng và hệ thống của bạn và tối ưu chúng theo thời gian.

B9 Triển Khai Ứng Dụng Trên Dịch Vụ Đám Mây (PaaS):

Cân nhắc triển khai ứng dụng trên các dịch vụ PaaS như Azure SQL Database, Azure Cosmos DB, Azure Functions, Azure App Services, etc để giảm bớt việc quản lý cơ sở dữ liệu và hệ thống.

B10 Bảo Mật và Quản Lý Truy Cập: Đảm bảo rằng bạn đã cấu hình bảo mật đúng cách, quản lý quyền truy cập và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật của Azure.

Bằng cách tận dụng các dịch vụ và công cụ mạnh mẽ của Azure, bạn có thể tạo và triển khai ứng dụng và dịch vụ mới một cách hiệu quả và linh hoạt trên nền tảng đám mây của Microsoft Azure

Chạy phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu (Data Analysis) là quá trình xem xét, lọc thông tin và tìm hiểu dữ liệu để rút ra thông tin quan trọng và đưa ra quyết định thông minh Nó giúp biến dữ liệu thành thông tin có ích để hỗ trợ quyết định kinh doanh, phát triển sản phẩm, tối ưu hóa hoạt động, và nắm bắt các cơ hội mới.

Chạy phân tích dữ liệu trong môi trường Microsoft Azure có nhiều ưu điểm:

⮞ Quy mô linh hoạt: Azure cung cấp linh hoạt về quy mô cho phép xử lý và phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau, từ dữ liệu nhỏ đến dữ liệu lớn quy mô công nghiệp.

⮞ Hiệu suất: Các dịch vụ phân tích dữ liệu trên Azure được tối ưu hóa để cung cấp hiệu suất cao, đảm bảo xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

⮞ Tính khả dụng và độ tin cậy: Microsoft Azure cung cấp môi trường ổn định, đáng tin cậy, với khả năng mở rộng linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu của ứng dụng phân tích dữ liệu.

⮞ Tích hợp tốt: Azure tích hợp tốt với nhiều công cụ và nền tảng phổ biến, cho phép kết nối dễ dàng với các nguồn dữ liệu khác nhau và các công cụ phân tích.

⮞ Bảo mật và tuân thủ quy định: Azure đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật và tuân thủ quy định, bảo vệ dữ liệu của bạn khi phân tích và xử lý.

Phân tích dữ liệu cho phép phân loại thông tin, tức là sắp xếp, nhóm và tóm tắt dữ liệu thành các danh mục hoặc nhóm dựa trên các đặc điểm chung Điều này giúp hiểu rõ hơn về dữ liệu, phát hiện mô hình và xu hướng, và đưa ra dự đoán hoặc quyết định.

Tuy nhiên, cũng có nhược điểm khi chạy phân tích dữ liệu trong môi trường Microsoft Azure:

⮞ Chi phí: Sử dụng các dịch vụ phân tích dữ liệu trên Azure có thể tạo chi phí, đặc biệt khi xử lý lượng dữ liệu lớn hoặc sử dụng các dịch vụ tiên tiến.

⮞ Học tập và triển khai: Cần thời gian để nắm vững và triển khai một cách hiệu quả các công cụ và dịch vụ phức tạp trên Azure.

⮞ Yêu cầu kỹ thuật cao: Một số dự án phân tích dữ liệu yêu cầu kiến thức kỹ thuật sâu về lĩnh vực dữ liệu và các công nghệ liên quan.

⮞ Yêu cầu kết nối Internet ổn định: Để sử dụng các dịch vụ phân tích dữ liệu trên

Azure, cần kết nối Internet ổn định để truy cập và làm việc với các tài nguyên đám mây

Lưu trữ dữ liệu, tạo bản sao dự phòng của nó và khôi phục nó

Microsoft Azure cung cấp nhiều dịch vụ để lưu trữ dữ liệu, tạo bản sao dự phòng và khôi phục dữ liệu Đây là tổng quan về các dịch vụ:

❖ Lưu trữ dữ liệu trên Microsoft Azure:

➢ Azure Storage: Dịch vụ lưu trữ đám mây của Azure Người dùng có thể sử dụng Azure Storage để lưu trữ dữ liệu không cấu trúc, dữ liệu dạng tệp, dữ liệu dự phòng, và nhiều dịch vụ lưu trữ khác.

➢ Azure SQL Database: Dịch vụ cơ sở dữ liệu quan hệ trên cloud của Azure

Người dùng có thể lưu trữ dữ liệu SQL và sử dụng các tính năng bảo mật và sao lưu tự động.

➢ Azure Cosmos DB: Dịch vụ cơ sở dữ liệu đám mây đa mô hình, hỗ trợ lưu trữ và truy vấn dữ liệu NoSql.

➢ Azure Data Lake Storage: Dịch vụ lưu trữ dữ liệu lớn và dữ liệu không cấu trúc.

❖ Tạo bản sao dự phòng của dữ liệu:

➢ Azure Backup: Dịch vụ sao lưu đám mây của Azure Người dùng có thể sử dụng Azure Backup để sao lưu dữ liệu từ máy chủ ảo, máy tính, ứng dụng và dịch vụ lưu trữ của Azure.

➢ Azure Site Recovery: Dịch vụ cho phép người dùng tạo bản sao dự phòng của môi trường ứng dụng và hệ thống của người dùng và khôi phục chúng sau một sự cố.

➢ Sao lưu cơ sở dữ liệu: Đối với cơ sở dữ liệu Azure SQL Database và Azure Cosmos DB, người dùng có thể sử dụng các tính năng sao lưu tích hợp để tạo bản sao dự phòng định kỳ của dữ liệu.

➢ Azure Backup: Người dùng có thể khôi phục dữ liệu từ bản sao dự phòng đã tạo bằng Azure Backup Azure Backup cung cấp khả năng khôi phục từ máy ảo hoặc ứng dụng cụ thể.

➢ Azure Site Recovery: Azure Site Recovery cho phép người dùng khôi phục môi trường ứng dụng và hệ thống sau một sự cố bằng cách chuyển tiếp hoặc khôi phục máy chủ ảo hoặc ứng dụng.

➢ Khôi phục cơ sở dữ liệu: Đối với cơ sở dữ liệu Azure SQL Database và Azure Cosmos DB, người dùng có thể sử dụng tính năng khôi phục tích hợp để khôi phục dữ liệu từ các bản sao dự phòng đã tạo.

Truyền phát âm thanh và video

Để truyền phát âm thanh và video trên Microsoft Azure, người dùng có thể sử dụng các dịch vụ và giải pháp khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể Dưới đây là một số cách thường được sử dụng:

❖ Azure Media Service: Dịch vụ đám mây được thiết kế đặc biệt để xử lý và phát sóng nội dung đa phương tiện, bao gồm âm thanh và video Người dùng có thể sử dụng Azure Media Services để tạo, lưu trữ và phát sóng nội dung truyền hình trực tiếp hoặc nội dung đã được ghi sẵn Dịch vụ này hỗ trợ nhiều định dạng video và âm thanh, mã hóa, bảo mật và phân phối nội dung đa phương tiện.

❖ Azure Blob Storage: Azure Blob Storage cung cấp lưu trữ đám mây cho các tệp âm thanh và video của người dùng Người dùng có thể lưu trữ tệp âm thanh và video trong Blob Storage và sau đó sử dụng các dịch vụ truy cập trực tiếp tệp này để phát sóng hoặc phân phối nội dung.

❖ Azure CDN: Dịch vụ giúp tăng tốc việc phân phối nội dung đa phương tiện Người dùng có thể sử dụng Azure CDN để cung cấp nội dung âm thanh và video với tốc độ cao và giảm độ trễ.

❖ Azure Stream Analytics: Nếu cần truyền phát nội dung đa phương tiện trực tiếp hoặc thời gian thực, Azure Stream Analytics có thể được sử dụng để xử lý dữ liệu đa phương tiện đến và từ nguồn dữ liệu, và sau đó phân phối nội dung đến người dùng cuối hoặc các dịch vụ khác.

2.10 Kết hợp trí thông minh thông qua mô hình

Microsoft Azure cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến công nghệ ảo hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) Dưới đây là một số khái niệm và dịch vụ quan trọng liên quan đến kết hợp công nghệ ảo hóa và trí tuệ nhân tạo trên Microsoft Azure:

Azure Virtual Machines (VMs) là các máy ảo được cung cấp bởi Azure Đây là nền tảng cơ bản của công nghệ ảo hóa trên Azure, cho phép bạn chạy ứng dụng và dịch vụ trong môi trường máy ảo ảo.

Azure Kubernetes Service (AKS) là một dịch vụ quản lý Kubernetes được tích hợp sâu vào hệ sinh thái của Azure Nó giúp triển khai, quản lý và mở rộng các ứng dụng sử dụng container trên Azure.

Azure Machine Learning là một nền tảng dành riêng cho việc xây dựng, huấn luyện và triển khai mô hình học máy và học sâu Bằng cách kết hợp công nghệ ảo hóa và trí tuệ nhân tạo, bạn có thể triển khai mô hình học máy trên các máy ảo hoặc dịch vụ của Azure.

Azure Cognitive Services là một bộ công cụ và API mạnh mẽ dành cho trí tuệ nhân tạo

Các dịch vụ này cho phép xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận diện thị giác, xử lý âm thanh và nhiều hơn nữa Bằng cách kết hợp công nghệ ảo hóa và sử dụng Azure Cognitive

Services, bạn có thể xây dựng ứng dụng thông minh với khả năng nhận diện, xử lý và tương tác với dữ liệu.

Azure Bot Service là một dịch vụ cho phép bạn xây dựng, triển khai và quản lý các bot trí tuệ nhân tạo có khả năng tương tác với người dùng thông qua nhiều kênh khác nhau.

Khi kết hợp công nghệ ảo hóa thông qua các máy ảo và các dịch vụ quản lý container, cùng với các dịch vụ trí tuệ nhân tạo của Azure, bạn có thể xây dựng và triển khai ứng dụng thông minh có khả năng nhận diện, xử lý và tương tác với dữ liệu một cách hiệu quả.

Quản lý phần mềm theo yêu cầu

Quản lý phần mềm theo yêu cầu (Software as a Service - SaaS) trên Azure đòi hỏi việc sử dụng các dịch vụ và tài nguyên trong Azure để phát triển, triển khai, và quản lý ứng dụng SaaS Dưới đây là một số bước quan trọng trong quá trình quản lý phần mềm theo yêu cầu trên Azure:

❖ Phát triển ứng dụng SaaS: Đầu tiên, bạn cần phát triển ứng dụng SaaS của bạn Điều này bao gồm việc xây dựng mã nguồn, cơ sở dữ liệu, giao diện người dùng, và các tính năng phù hợp với yêu cầu của bạn Bạn có thể sử dụng các dịch vụ phát triển trên Azure như Azure App Service hoặc Azure Functions.

❖ Triển khai ứng dụng lên Azure: Sau khi phát triển ứng dụng, bạn cần triển khai nó lên môi trường đám mây Azure Azure cung cấp nhiều tùy chọn triển khai, bao gồm máy ảo, dịch vụ nền tảng như Azure App Service, và các dịch vụ khác.

❖ Quản lý tài nguyên và thời gian chạy: Sau khi ứng dụng SaaS của bạn hoạt động, bạn cần quản lý các tài nguyên và thời gian chạy của nó trên Azure Điều này bao gồm việc theo dõi hiệu suất, cân bằng tải, và quản lý cơ sở dữ liệu và hệ thống.

❖ Quản lý khả năng mở rộng: Để đảm bảo ứng dụng của bạn có khả năng mở rộng để đáp ứng với sự gia tăng của người dùng, bạn có thể sử dụng các tính năng như tự động mở rộng và tải cân bằng trong Azure.

❖ Bảo mật và tuân thủ: Đảm bảo rằng ứng dụng của bạn tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật và quy định liên quan đến dữ liệu khách hàng và bảo vệ dữ liệu của họ Sử dụng các dịch vụ bảo mật Azure như Azure Active Directory để quản lý quyền truy cập và xác thực người dùng.

❖ Sử dụng các dịch vụ Azure tích hợp: Azure cung cấp nhiều dịch vụ tích hợp như

Azure Monitor để theo dõi hiệu suất ứng dụng, Azure DevOps để quản lý quy trình phát triển và triển khai, và nhiều dịch vụ khác để giúp bạn quản lý và cải thiện ứng dụng SaaS của bạn.

❖ Khôi phục sự cố và sao lưu: Đảm bảo rằng bạn có kế hoạch khôi phục sự cố và sao lưu dữ liệu của bạn Sử dụng các dịch vụ sao lưu và khôi phục Azure để bảo vệ dữ liệu quan trọng.

❖ Cải thiện liên tục: Liên tục cải thiện và nâng cấp ứng dụng của bạn dựa trên phản hồi từ người dùng và thông tin hiệu suất Sử dụng các dịch vụ quản lý và theo dõi để xác định và giải quyết vấn đề.

CÀI ĐẶT VÀ MÔ PHỎNG ĐỀ TÀI

Tạo tài khoản và đăng nhập vào Microsoft Azure

Bước 1: Mở trang chủ của Microsoft Azure trên trình duyệt

Bước 2: Nhấn vào nút Get started và nhập tài khoản Microsoft (Nếu chưa có tài khoản microsoft, có thể tạo tài khoản bằng email).

Bước 3: Điền đầy đủ thông tin mà trang web yêu cầu (Yêu cầu cần có số điện thoại và thẻ Visa, Master, JCB)

Bước 4: Sau khi đăng nhập thành công và vào được màn hình làm việc của Microsoft Azure.

Mô phỏng quá trình sử dụng Microsoft Azure

Bước 1: Tạo một tài khoản lưu trữ (storage account).

Bước 2:Tại đây ta có thể thấy được những tài khoản đã được tạo

Bước 3: Nhấn vào + Create để tạo mới một tài khoản lưu trữ

Bước 4: Kích hoạt chế độ này có phép người dùng ẩn danh có thể truy cập

Bước 5: Nhấn vào Review và Create để tạo

Bước 6: Màn hình hiển thị tạo thành công tài khoản lưu trữ để tiếp tục nhân vào

Bước 2: Upload file lên cloud trong Container

Bước 3: Thông tin file đã được tải lên

Hình ảnh : Hình ảnh được mở từ mã URL trên Cloud

Bước 2: Nhập tên file shares và nhấn phím review + create để tạo file

Bước 3: Upload file lên cloud trong File Share.

Bước 4: File được tải lên được hiển thị tại Browse, tại đây ta có thể thực hiện các thao tác khác với file.

D Thêm người quản trị cho các Data Storage

Bước 1: Thêm người quản trị

Hình 1: Thêm người quản trị cho Container

Hình 2: Thêm người quản trị cho File Share

Bước 3: Phân công vai trò của người quản trị

Bước 4: Điền email người quản trị chọn select, nhấn Review + assign.

Bước 1: Khởi tạo máy ảo

Bước 2: Cấu hình máy ảo

Bước 3: Nhấn Review + create để validate trước, sau đó bấm Create

Thông báo tạo thành công máy ảo

Bước 4: Sử dụng Remote Desktop Connection để điều khiển máy ảo

Bước 1: Chọn Biểu tượng App services để tạo chương trình.

Bước 2: Nhập các thông tin cần thiết.

Bước 3: Sử dụng Visual Studio Code để tạo file và khởi chạy Web

Bước 4: Kết quả thu được sau khi chạy ứng dụng.

Link: https://webhello.azurewebsites.net/

III Đánh giá và nhận xét về trải nghiệm sử dụng Microsoft Azure

Microsoft Azure, là một trong những nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, mang lại nhiều lợi ích và trải nghiệm tích cực cho người dùng Sau khi sử dụng nhóm chúng em nhận thấy rằng:

Linh hoạt và mở rộng: Microsoft Azure cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng, từ máy chủ ảo, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, đến trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu Điều này mang lại sự linh hoạt lớn khi xây dựng và mở rộng ứng dụng.

Bảo mật và tuân thủ chuẩn quốc tế: Microsoft Azure tuân thủ nhiều chuẩn bảo mật quốc tế và cung cấp các công cụ để quản lý và bảo vệ dữ liệu.

Hiệu suất và độ tin cậy: Có thể đạt được hiệu suất cao và độ tin cậy bằng cách tối ưu hóa và đảm bảo khả năng mở rộng của ứng dụng thông qua các tính năng và dịch vụ của Azure.

Quản lý tài nguyên hiệu quả: Azure cung cấp giao diện quản lý dễ sử dụng và các công cụ giúp theo dõi và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả.

Phát triển và triển khai nhanh chóng: Khả năng tích hợp DevOps và các công cụ liên quan giúp việc phát triển và triển khai ứng dụng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng Microsoft Azure có thể yêu cầu một quá trình học hỏi và tìm hiểu ban đầu, đặc biệt đối với những người mới sử dụng các dịch vụ đám mây Điều này đòi hỏi thời gian và tài nguyên để làm quen và tận dụng hết tiềm năng của nền tảng này.

Data storage :Container

Bước 2: Upload file lên cloud trong Container

Bước 3: Thông tin file đã được tải lên

Hình ảnh : Hình ảnh được mở từ mã URL trên Cloud

Data Storage: File Shares

Bước 2: Nhập tên file shares và nhấn phím review + create để tạo file

Bước 3: Upload file lên cloud trong File Share.

Bước 4: File được tải lên được hiển thị tại Browse, tại đây ta có thể thực hiện các thao tác khác với file.

Thêm người quản trị cho các Data Storage

Bước 1: Thêm người quản trị

Hình 1: Thêm người quản trị cho Container

Hình 2: Thêm người quản trị cho File Share

Bước 3: Phân công vai trò của người quản trị

Bước 4: Điền email người quản trị chọn select, nhấn Review + assign.

Máy ảo Virtual machine

Bước 1: Khởi tạo máy ảo

Bước 2: Cấu hình máy ảo

Bước 3: Nhấn Review + create để validate trước, sau đó bấm Create

Thông báo tạo thành công máy ảo

Bước 4: Sử dụng Remote Desktop Connection để điều khiển máy ảo

App Services Azure

Bước 1: Chọn Biểu tượng App services để tạo chương trình.

Bước 2: Nhập các thông tin cần thiết.

Bước 3: Sử dụng Visual Studio Code để tạo file và khởi chạy Web

Bước 4: Kết quả thu được sau khi chạy ứng dụng.

Link: https://webhello.azurewebsites.net/

III Đánh giá và nhận xét về trải nghiệm sử dụng Microsoft Azure

Microsoft Azure, là một trong những nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, mang lại nhiều lợi ích và trải nghiệm tích cực cho người dùng Sau khi sử dụng nhóm chúng em nhận thấy rằng:

Linh hoạt và mở rộng: Microsoft Azure cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng, từ máy chủ ảo, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, đến trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu Điều này mang lại sự linh hoạt lớn khi xây dựng và mở rộng ứng dụng.

Bảo mật và tuân thủ chuẩn quốc tế: Microsoft Azure tuân thủ nhiều chuẩn bảo mật quốc tế và cung cấp các công cụ để quản lý và bảo vệ dữ liệu.

Hiệu suất và độ tin cậy: Có thể đạt được hiệu suất cao và độ tin cậy bằng cách tối ưu hóa và đảm bảo khả năng mở rộng của ứng dụng thông qua các tính năng và dịch vụ của Azure.

Quản lý tài nguyên hiệu quả: Azure cung cấp giao diện quản lý dễ sử dụng và các công cụ giúp theo dõi và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả.

Phát triển và triển khai nhanh chóng: Khả năng tích hợp DevOps và các công cụ liên quan giúp việc phát triển và triển khai ứng dụng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng Microsoft Azure có thể yêu cầu một quá trình học hỏi và tìm hiểu ban đầu, đặc biệt đối với những người mới sử dụng các dịch vụ đám mây Điều này đòi hỏi thời gian và tài nguyên để làm quen và tận dụng hết tiềm năng của nền tảng này.

Ngày đăng: 29/06/2024, 06:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Minh họa khái niệm điện toán đám mây - bài thảo luận môn học điện toán đám mây đề tài tìm hiểu dịch vụ đám mây microsoft azure
Hình 1 Minh họa khái niệm điện toán đám mây (Trang 9)
Hình ảnh : Hình ảnh được mở từ mã URL trên Cloud - bài thảo luận môn học điện toán đám mây đề tài tìm hiểu dịch vụ đám mây microsoft azure
nh ảnh : Hình ảnh được mở từ mã URL trên Cloud (Trang 51)
Hình 1: Thêm người quản trị cho Container - bài thảo luận môn học điện toán đám mây đề tài tìm hiểu dịch vụ đám mây microsoft azure
Hình 1 Thêm người quản trị cho Container (Trang 53)
Hình 2: Thêm người quản trị cho File Share - bài thảo luận môn học điện toán đám mây đề tài tìm hiểu dịch vụ đám mây microsoft azure
Hình 2 Thêm người quản trị cho File Share (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w