1.4.1. Các mô hình triển khai điện toán đám mây:
● Private cloud: Mô hình này sử dụng phần cứng và phần mềm được sở hữu và quản lý bởi doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng dịch vụ.
● Public cloud: Mô hình này sử dụng phần cứng và phần mềm được sở hữu và quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
● Hybrid cloud: Mô hình này kết hợp cả hai mô hình private cloud và public cloud.
Một vài rủi ro về an toàn bảo mật điện toán đám mây - Bảo mật dữ liệu: Rò rỉ hoặc vi phạm
- Nhiễm phần mềm độc hại - Tầm nhìn hạn chế
- Kiểm soát thấp hơn đối với kho lưu trữ - Mất dữ liệu lưu trữ
- Tăng độ phức tạp - Lừa đảo tài khoản - Điểm yếu bảo mật API
1.4.2. Phân tích dữ liệu lớn bigdata
Khái niệm Big Data: Big Data là các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp. Độ lớn đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý.
Ứng dụng của Big Data:
• Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành: Thương mại, y tế, giáo dục, marketing, ...
• Netflix sử dụng Big Data để trải thiện trải nghiệm của khách hàng
• Phân tích chiến dịch và kế hoạch xúc tiến của Sears Holding
• Phân tích cảm xúc
• Phân tích khách hàng
• Phân tích dự đoán
• Kết hợp và quảng cáo theo thời gian thực
1.4.3. IoT và những ứng dụng của IoT trong điện toán đám mây?
IoT là gì?? Internet of Things (IoT) được dịch là Internet vạn vật, là một mạng lưới gồm các đối tượng vật lý hay người ta gọi là “vạn vật” được nhúng với phần mềm, điện tử, mạng và cảm biến cho phép các đối tượng này thu thập và trao đổi dữ liệu.
Ứng dụng của IoT trong điện toán đám mây
• Điện toán đám mây IoT cung cấp nhiều tùy chọn kết nối, ngụ ý truy cập mạng lớn. Mọi người sử dụng nhiều loại thiết bị để truy cập vào tài nguyên điện toán đám mây: thiết bị di động, máy tính bảng, máy tính xách tay. Điều này thuận tiện cho người dùng nhưng lại tạo ra vấn đề về sự cần thiết của các điểm truy cập mạng.
• Các nhà phát triển có thể sử dụng điện toán đám mây IoT theo yêu cầu. Nói cách khác, nó là một dịch vụ web được truy cập mà không có sự cho phép đặc biệt hoặc bất kỳ trợ giúp nào. Yêu cầu duy nhất là truy cập Internet.
•Dựa trên yêu cầu, người dùng có thể mở rộng dịch vụ theo nhu cầu của họ. Nhanh chóng và linh hoạt có nghĩa là bạn có thể mở rộng không gian lưu trữ, chỉnh sửa cài đặt phần mềm và làm việc với số lượng người dùng. Do đặc tính này, nó có thể cung cấp khả năng tính toán sâu và khả năng lưu trữ.
• Điện toán đám mây ngụ ý tổng hợp các tài nguyên. Nó ảnh hưởng đến sự cộng tác gia tăng và xây dựng kết nối chặt chẽ giữa những người dùng.
• Khi số lượng thiết bị IoT và tự động hóa được sử dụng ngày càng tăng, các mối quan tâm về bảo mật xuất hiện. Các giải pháp đám mây cung cấp cho các công ty các giao thức xác thực và mã hóa đáng tin cậy.
1.4.4. Trình bày kiến trúc lưu trữ đám mây Hadoop- HDFS:
HDFS (tên viết tắt của từ Hadoop Distributed File System) là một hệ thống lưu dữ dữ dữ liệu được sử dụng bởi Hadoop. Chức năng của hệ thống này là cung cấp khả năng truy cập với hiệu suất cao đến với các dữ liệu nằm trên các cụm của Hadoop.
Kiến trúc của HDFS là master/slave, một HDFS Cluster sẽ luôn bao gồm 1 NameNode.
NameNode này là 1 master server và nó có nhiệm vụ quản lý cho hệ thống tập tin và điều chỉnh các truy cập đến những tập tin khác.
Từ đó, bổ sung cho NameNode để có nhiều DataNodes. Sẽ luôn có 1 DataNode dành riêng cho các máy chủ dữ liệu. Trong một HDFS, 1 tập tin lớn sẽ được chia thành 1 hoặc nhiều khối, những khối này đều sẽ được lưu trữ trong 1 tập các DataNodes.
NameNode: Có trách nhiệm điều phối cho các thao tác truy cập của client với hệ thống HDFS. Bởi vì các DataNode là nơi lưu trữ thật sự các block của các file trên HDFS nên chúng là nơi đáp ứng các truy cập này. NameNode sẽ thực hiện nhiệm vụ của nó thông qua daemon tên namemode chạy trên port 8021.
DataNode: DataNode server sẽ chạy một daemon datanode trên port 8022, theo định kỳ thì mỗi DataNode sẽ có nhiệm vụ báo cáo cho Namenode biết được danh sách tất cả các block mà nó đang lưu trữ. Để NameNode có thể dựa vào nó để cập nhật lại các metadata trong nó.
CHƯƠNG 2: TèM HIỂU CễNG NGHỆ ẢO HểA MICROSOFT