1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

194 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -o0o -

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -o0o -

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Các thông tin, số liệu trong luận án đều được trích dẫn nguồn trung thực, những kết luận khoa học trong Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này

Tác giả luận án

Phạm Hồng Quách

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận án này Đồng thời, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy, cô trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, đã tận tình giảng dạy, đào tạo và hỗ trợ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khuyến khích và hỗ trợ tôi hoàn thành Luận án

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả luận án

Phạm Hồng Quách

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO 7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7

1.1.1 Nghiên cứu các vấn đề lý luận về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp 7

1.1.2 Nghiên cứu đặc điểm, sự phát triển của doanh nghiệp KNST và cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST 10

1.1.3 Nghiên cứu chính sách của Nhà nước nhằm phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST 17

1.2 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 22

1.2.1 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 22

1.2.2 Những khoảng trống khoa học cần tiếp tục nghiên cứu 23

Tiểu kết chương 1 26

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KNST 28

2.1 Lý luận chung về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST 28

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST 28

2.1.2 Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST 42

2.1.3 Nội dung, tiêu chí đánh giá sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST 46

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST 58

2.2 Kinh nghiệm phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam 63

2.2.1 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 63

2.2.2 Kinh nghiệm của Israel 68

2.2.3 Kinh nghiệm của Phần Lan 71

2.2.4 Kinh nghiệm của Singapore 74

2.2.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 78

Trang 6

Tiểu kết chương 2 82

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 83

3.1 Quy trình nghiên cứu và khung phân tích của luận án 83

3.1.1 Quy trình nghiên cứu 83

3.1.2 Khung phân tích của luận án 84

3.2 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu 86

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp 86

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp 86

3.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 87

3.3.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp 87

3.3.2 Phương pháp thống kê mô tả, so sánh 89

3.3.3 Phương pháp chuyên gia 90

Tiểu kết chương 3 91

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KNST Ở VIỆT NAM 92

4.1 Khái quát tình hình các cơ sở ươm tạo KNST ở Việt Nam 92

4.2 Phân tích thực trạng phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam 98

4.2.1 Hoạch định chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam 98

4.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam 105

4.2.3 Chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng và thực hiện công nghệ tại các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST 110

4.2.4 Kiểm tra, giám sát công tác phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam 117

4.3 Đánh giá công tác phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam 118

4.3.1 Những thành công đạt được 118

4.3.2 Những hạn chế, bất cập 125

4.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 133

Tiểu kết chương 4 136

Trang 7

CHƯƠNG 5 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ

ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KNST Ở VIỆT NAM 137

5.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam hiện nay 137

5.1.1 Bối cảnh quốc tế 137

5.1.2 Bối cảnh trong nước 141

5.2 Quan điểm về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 143

5.3 Giải pháp phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 147

5.3.1 Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST 147

5.3.2 Đổi mới công tác tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST 150

5.3.3 Đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng và thực hiện công nghệ tại các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST 152

Tiểu kết chương 5 159

KẾT LUẬN 160

DANH MỤC BÀI BÁO CÔNG BỐ 162

TÀI LIỆU THAM KHẢO 163

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

1 CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

15 KH, CN&ĐMST Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo 16 NC&PT Nghiên cứu và Phát triển

19 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

1 AFTA ASEAN Free Trade Are Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

2 ASEAN Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

4 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 GII Global Innovation Index Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn

cầu

enterprise

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

7 UNDP United Nations

9 VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

11 WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới 12 WIPO World Intellectual

Property Organization

Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới

Trang 10

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 Phân biệt mô hình tổ chức và hoạt động của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST với cơ sở ươm tạo DNNVV; cơ sở ươm tạo

doanh nghiệp KHCN 37

Bảng 2.2 Các tiêu chí đánh giá hoạt động và dịch vụ 52

Bảng 2.3 Tiêu chí đánh giá hoạt động và dịch vụ ươm tạo theo tiêu chuẩn của EBN 54

Bảng 2.4 Bộ tiêu chí đánh giá cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST của NBIA 55

Bảng 2.5 Bộ tiêu chí đánh giá công tác phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST 56

Bảng 4.1 Số lượng cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST theo địa phương tính đến hết năm 2023 93

Bảng 4.2 Chính sách của Chính phủ liên quan đến hình thành và phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST 99

Bảng 4.3 Đánh giá về chiến lược, chính sách phát triển cơ sở ươm tạo 101

doanh nghiệp KNST 101

Bảng 4.4 Quy trình cấp giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo 108

Bảng 4.5 Đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, 109

quy hoạch, chính sách phát triển cơ sở ươm tạo 109

Bảng 4.6 Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng và thực hiện công nghệ tại các cơ sở ươm tạo 115

Bảng 4.7 Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát cơ sở ươm tạo 118

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Tóm tắt quá trình phát triển của các loại hình cơ sở ươm tạo doanh nghiệp

KNST trên thế giới 31

Hình 2.2 Tiến trình phát triển khái niệm cơ sở ươm tạo doanh nghiệp 32

Hình 2.3 Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp 40

Hình 2.4 Quá trình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo 42

Hình 2.5 Các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình ươm tạo doanh nghiệp 45

khởi nghiệp sáng tạo 45

Hình 2.6 Mô hình tổ chức và quản lý điển hình của cơ sở ươm tạo 49

Hình 2.7 Đánh giá cơ sở ươm tạo doanh nghiệp tại Châu Âu 53

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài 83

Sơ đồ 3.2 Khung nghiên cứu của luận án 85

Biểu đồ 4.1 Số lượng cơ sở ươm tạo giai đoạn 2016 - 2023 92

Biểu đồ 4.2 Số lượng doanh nghiệp KNST ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2023 96

Hình 4.1 Mô hình các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam 106

Hình 4.2 Giá trị đầu tư và số thương vụ đầu tư cho phát triển hệ sinh thái KNST 119

Hình 4.3 Xếp hạng chỉ số GII Việt Nam giai đoạn 2012 - 2023 122

Hình 4.4 Xếp hạng của Việt Nam trong chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu giai đoạn 2020 – 2023 124

Hình 5.1 Xu hướng phát triển của hệ sinh thái ĐMST mở trên toàn cầu 138

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), đổi mới sáng tạo được coi là một trong những chỉ số phát triển quan trọng, là yếu tố định hướng trung tâm phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam Tại Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, lần đầu tiên

cụm từ “đổi mới sáng tạo” với tư cách là thuật ngữ riêng đã được đưa vào Văn

kiện Đổi mới sáng tạo được xác định là một nội dung của đột phá chiến lược thứ nhất trong ba đột phá chiến lược phát triển giai đoạn 2021 – 2025, đổi mới sáng tạo chính là cơ sở, động lực cho sự phát triển Văn kiện Đại hội XIII nêu rõ: “Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc CMCN 4.0, để khoa học và công nghệ thực sự là động lực chính của tăng trưởng kinh tế.” [26]

Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở nước ta, một trong những giải pháp then chốt chính là phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (ĐMSTQG) theo hướng lấy doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo làm trung tâm Trong Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 2021 - 2030 ở nước ta đã đặt ra yêu cầu phát triển hệ thống ĐMSTQG với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là trung tâm; các tổ chức nghiên cứu, đại học, là các chủ thể nghiên cứu mạnh và các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp là các chủ thể đóng vai trò thiết yếu Nghị quyết số 52-NQ/TW đã đề ra nhiệm vụ: Xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ cốt lõi của cuộc CMCN 4.0 Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt, có tính đột phá đối với các trung tâm đổi mới sáng tạo

Những năm gần đây, các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (KNST) ở nước ta đã nhận được sự quan tâm, định hướng, ưu tiên chính

Trang 13

sách của Nhà nước cũng như sự ủng hộ của các chủ thể liên quan Bên cạnh những thành tựu đạt được, các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở nước ta vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều các khó khăn, thách thức lớn như: khó khăn về vốn; khó khăn về cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển; sự yếu kém về kỹ năng quản trị, điều hành kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển; hạn chế về khả năng xử lý các thủ tục hành chính cần thiết…Để giải quyết khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp KNST như trên, việc xây dựng các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST có ý nghĩa quan trọng, giúp giảm bớt các rủi ro và khó khăn của các doanh nghiệp khởi nghiệp phải đối mặt trong giai đoạn đầu thành lập, tạo điều kiện để các doanh nghiệp khởi nghiệp có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, học hỏi lẫn nhau hình thành một hệ sinh thái KNST

Hiện nay, những cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở nước ta đang liên tục phát triển và mở rộng, điều này giúp có thêm nhiều cơ hội doanh nghiệp khởi nghiệp mang đến những đột phá và sự thay đổi cho nền kinh tế nước nhà Phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST chính là mô hình tổ chức hỗ trợ mới gắn với sự phát triển mạnh mẽ của các start-up và sự bùng nổ của công nghệ Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực thi mô hình trên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, pháp luật Việt Nam chưa có hành lang pháp lý và chính sách riêng phù hợp, còn nhầm lẫn trong cách hiểu về mô hình trên cũng như lúng túng, chưa mạch lạc trong thiết kế chính sách tác động đến nhóm đối tượng tham gia hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KNST và phát triển loại hình tổ chức hỗ trợ nói trên

Về mặt lí luận, cho tới nay, các nghiên cứu về chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST còn rời rạc, chưa thực sự thống nhất, dễ gây ra những cách hiểu phân tán, chưa làm nổi bật được hiện trạng và đặc biệt là chưa đưa ra được giải pháp phát triển phù hợp với đặc thù của Việt Nam Đặc

Trang 14

biệt, chưa có nhiều nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ khoa học quản lý kinh tế, phân tích đánh giá về vai trò quan trọng của quản lý nhà nước, đặc trưng của thể chế, tác động tạo môi trường, thúc đẩy hoạt động của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo từ chính sách vĩ mô, trong điều kiện đặc thù KT-XH ở nước ta

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, với mong muốn góp phần khám phá cơ sở lý luận và đề xuất giải pháp chính sách phù hợp để phát triển

cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát

triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam” để

nghiên cứu, làm luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở luận giải về cơ sở lý luận và thực trạng phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam dưới góc độ quản lý kinh tế, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở nước ta đến năm 2030, tầm nhìn 2045

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển cơ

sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, lựa chọn khung lý thuyết cho nghiên cứu luận án

Hai là, phân tích thực trạng và chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn

chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2023

Ba là, làm rõ các cơ hội, thách thức, nhận diện những khó khăn đối với

phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam Trên cơ sở đó

Trang 15

đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam, luận án nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:

(i) Có những nội dung và tiêu chí nào để đánh giá sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo dưới góc độ khoa học quản lý kinh tế? Những yếu tố nào tác động đến sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST?

(ii) Thực trạng phát triển các cơ sở ươm doanh nghiệp KNST ở Việt Nam thời gian qua như thế nào? Hạn chế, bất cập và nguyên nhân là gì? (iii) Những quan điểm và giải pháp cần thiết nào để phát triển cơ sở ươm

tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu về phát triển cơ sở ươm tạo

doanh nghiệp KNST dưới góc độ của quản lý kinh tế, trong đó tập trung nghiên cứu các nội dung của quản lý như xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, ban hành chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, tổ chức bộ máy thực hiện phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST và hoạt động thanh tra, kiểm tra việc phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam

* Phạm vi về không gian: Luận án tập trung tìm hiểu phân tích thực trạng

phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam

Trang 16

* Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá sự phát triển cơ sở

ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo từ 2016 (khi Chính phủ phê duyệt Đề án 844 - Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia), trong đó tập trung đánh giá thay đổi cải cách trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, năm 2018 (sau khi Luật DNNVV có hiệu lực) đến năm 2023, trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đến năm 2030, tầm nhìn 2045

5 Những đóng góp mới của luận án

5.1 Những đóng góp mới về lý luận

(i) Luận án góp phần hệ thống hoá, bổ sung và làm mới một số khía cạnh lý thuyết cho khung phân tích về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở góc độ khoa học quản lý kinh tế như: Hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến cơ sở ươm tạo, doanh nghiệp KNST, phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, mục tiêu và vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

(ii) Dựa trên lý thuyết của khoa học quản lý kinh tế, luận án đưa ra nội dung của phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy trình quản lý, bao gồm: (1) Hoạch định chiến lược, chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST; (2) Thiết lập bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST; (3) Khuyến khích đầu tư, ứng dụng và thực hiện công nghệ tại các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST; (4) Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

Trang 17

thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của nó

(iii) Luận án đã đề xuất quan điểm, giải pháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh sự phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 05 chương như sau:

Chương 1 Tổng quan nghiên cứu về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

Chương 4 Thực trạng phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

Chương 5 Quan điểm và giải pháp phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

Trang 18

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu các vấn đề lý luận về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp

a) Các công trình nghiên cứu quốc tế

Thuật ngữ “cơ sở ươm tạo” xuất hiện từ những năm 50 tại Mỹ (Adkins, 2002), dưới hình thái của các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp cho thuê hoặc các cơ quan cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (cơ quan tư vấn thuế, tư vấn luật, cơ quan cung cấp dịch vụ thư ký, ) Cụm từ “incubation” được dùng để chỉ sự ươm tạo doanh nghiệp nói chung, các đơn vị tiến hành quá trình ươm tạo doanh nghiệp được gọi là “incubators” Đến những năm 70, sự ra đời của các trung tâm kinh doanh cung cấp tổng hợp các dịch vụ đơn lẻ nói trên làm nảy sinh khái niệm “cơ sở ươm tạo doanh nghiệp”

Cho đến những năm 80, các cơ sở này ngày càng cho thấy hiệu quả hoạt động của mình, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và trên thế giới Các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp tổng hợp ban đầu phân tán, trở thành các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp chuyên biệt, là nơi cung cấp các nguồn lực chuyên môn đặc biệt, là nơi hỗ trợ kết nối các mạng lưới kinh doanh (Hughes, Ireland và Morgan, 2007), (Berger, 1998)

Đến đầu những năm 90, với sự xuất hiện của internet toàn cầu nở rộ và cũng trong khoảng thời gian này, những biến động tình hình kinh tế chính trị thế giới dẫn đến xu thế toàn cầu hóa là một nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của các cơ sở ươm tạo trên toàn cầu với công nghệ là cốt lõi của sự phát triển, đóng vai trò quan trọng cho nền tảng của các doanh nghiệp KNST (NBIA, 2011)

Thời gian gần đây, đã có một số nghiên cứu của các học giả nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam liên quan đến cơ sở ươm tạo để lý giải sự khác biệt về các nguồn lực, công nghệ, quy mô kinh tế cho hoạt động thương mại giữa

Trang 19

các quốc gia, hay một vùng kinh tế hay cụ thể cho một ngành công nghiệp Theo định nghĩa của Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO, 1999) thì “Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp” là tổ chức tiến hành một cách hệ thống quá trình tạo dựng các doanh nghiệp mới, cung cấp cho các doanh nghiệp này một hệ thống toàn diện và thích hợp các dịch vụ để hoạt động thành công Có cùng quan điểm đó là Ủy ban Châu Âu (European Commission, 2002), trong báo cáo về các tiêu chí đánh giá cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, cho rằng cơ sở ươm tạo doanh nghiệp là một khu vực có kết cấu hạ tầng, trong đó các doanh nghiệp mới khởi sự hoạt động tại một diện tích hạn chế, nhưng có thể điều chỉnh và mở rộng được theo kiểu mođun, sử dụng các dịch vụ liên quan đến hạ tầng, cơ sở quản lý, ban thư ký và các nhân viên giúp việc

Nghiên cứu của Mun Hou Chew (2005), nhà kinh tế học người Singapore đưa ra quan điểm cho rằng: cơ sở ươm tạo là một công cụ hữu hiệu giúp đỡ các doanh nhân thành lập doanh nghiệp thông qua liên kết chặt chẽ về nhân lực, công nghệ, vốn và tri thức Bên cạnh đó, cơ sở ươm tạo là tập hợp các kết cấu hạ tầng cần thiết, không thể thiếu được cho hoạt động sản xuất như năng lượng, nước sạch, viễn thông, giao thông, xử lý nước thải… mặt khác còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, mà ngày nay đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được cho hoạt động thành công của một doanh nghiệp khởi nghiệp

Tổ chức Doanh nghiệp và Thương mại của New Zealand (2008) cho rằng, cơ sở ươm tạo là một công cụ hỗ trợ được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn đầu thành lập thông qua cung cấp tòa nhà dùng chung, tư vấn kinh doanh, các dịch vụ kinh doanh, mạng lưới và một cán bộ quản lý làm việc toàn bộ thời gian Khoảng thời gian ươm tạo cho mỗi doanh nghiệp thông thường từ 1 đến 3 năm

Việc hình thành các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp có tác động tích cực tới thúc đẩy phát triển sáng tạo, đổi mới (Albort-Morant và Ribeiro-Soriano, 2016), thúc đẩy hình thành doanh nghiệp mới (Udell, 1990; Albort-

Trang 20

Morant và Ribeiro-Soriano, 2016) Hơn nữa, nhiều công trình khoa học trên thế giới còn khẳng định cơ sở ươm tạo có vai trò tích cực đối với việc nuôi dưỡng doanh nghiệp khởi nghiệp, gia tăng khả năng sống sót của doanh nghiệp khởi nghiệp (Albort-Morant và Ribeiro-Soriano, 2016; Lai và Lin, 2015) Điều này dẫn đến tác động tích cực của cơ sở ươm tạo khởi nghiệp đối với việc thúc đẩy phát triển vùng và địa phương (Mas-Verdú, Ribeiro-Soriano và Roig-Tierno, 2015)

b) Các công trình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, thuật ngữ cơ sở ươm tạo được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 1996- 1997, trong một số bài báo dưới tên gọi “Lồng ấp” như một công cụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Sau đó, trong các tài liệu hội thảo và khi các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp đầu tiên được thành lập tại Việt Nam khái niệm này được dịch là “Vườn ươm doanh nghiệp” và cho đến nay cách gọi này vẫn rất thông dụng Các cụm từ để chỉ cho cơ sở này thường được dùng bao gồm: “vườn ươm”, “vườn ươm công nghệ”, “vườn ươm công nghệ cao”, “vườn ươm doanh nghiệp khoa học công nghệ”; “vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”… đều được dùng với ý nghĩa là đơn vị thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh, vận hành và cố vấn, ươm tạo phát triển cho các doanh nghiệp Nhiều loại hình ươm tạo cũng được hình thành như: ươm tạo doanh nghiệp truyền thống (phát triển doanh nghiệp và tạo việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội); ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (ươm tạo và phát triển công nghệ mới); ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao (ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao)…

Có thể thấy, khái niệm cơ sở ươm tạo cũng rất khác nhau tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận về vai trò, chức năng của nó trong phát triển doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp và trong từng thời kỳ phát triển của kinh tế và khoa học công nghệ Do vậy, trong nghiên cứu này, tác giả thống nhất cách gọi theo các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành là “cơ sở ươm tạo doanh nghiệp” Tuy nhiên,

Trang 21

trong một số trường hợp khi nhắc tới tên riêng của các cơ sở ươm tạo đang hoạt động, nghiên cứu vẫn dùng cách gọi “vườn ươm”, do tên đăng ký hoạt động chính thức của các cơ sở ươm tạo này vẫn tồn tại và hoạt động

Nghiên cứu trong nước về vườn ươm doanh nghiệp đã được công bố có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình như: Hồ Sỹ Hùng (2008) về vườn ươm

doanh nghiệp (business incubator) ở Việt Nam quá trình xây dựng và phát triển;

Hà Minh Hiệp (2012) đề cập đến một vấn đề về mô hình cơ sở ươm tạo công nghệ cao và ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, làm tiền đề cho việc xây dựng định hướng phát triển các cơ sở này tại Việt Nam trong thời gian tới

Tổng luận khoa học công nghệ và kinh tế với chủ đề: “Nuôi dưỡng và phát triển các doanh nghiệp nhỏ tại vườn ươm công nghệ” của Cục thông tin

KH&CN quốc gia (số 11/2000) đã đưa ra các phân tích về quá trình hỗ trợ

doanh nghiệp nhỏ từ khi gia nhập vườn ươm công nghệ cho đến khi tốt nghiệp và ra khỏi vườn ươm công nghệ; Nghiên cứu về mô hình vườn ươm khởi nghiệp theo chuẩn quốc tế và áp dụng nâng cấp một cơ sở ươm tạo đang hoạt động trở thành vườn ươm khởi nghiệp theo chuẩn quốc tế phục vụ việc xây dựng chính sách để đánh giá, quản lý các vườn ươm khởi nghiệp trên địa bàn TP.HCM của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, sở KH&CN TP.Hồ Chí Minh (2021)

1.1.2 Nghiên cứu đặc điểm, sự phát triển của doanh nghiệp KNST và cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

a) Các công trình nghiên cứu quốc tế

Nhiều nghiên cứu về thuật ngữ “doanh nghiêp khởi nghiệp sáng tạo”

được hiểu là các loại hình doanh nghiệp: “emerging high-growth companies”, “early-stage innovative companies”, “entrepreneurs” hay “startups” trong các

chính sách và cả trong các nghiên cứu học thuật trên thế giới Theo đó, doanh

nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up) được định nghĩa bởi “tiềm năng” lặp lại

hoặc mở rộng nhanh chóng, cũng có thể nói là “tiềm năng tăng trưởng nhanh”

Trang 22

về quy mô người dùng, khách hàng hay doanh thu, lợi nhuận

Theo Bollinger, Hope và Utterback (1983), một số đặc điểm của “startup” gồm có: (i) một nhóm có từ 1 đến 4 hoặc 5 người là những người sáng lập ra; (ii) doanh nghiệp có sự tự chủ riêng, và không phải là một phần tách ra từ một tập đoàn hoặc doanh nghiệp lớn sẵn có; (iii) dựa trên đổi mới sáng tạo, nghĩa là mục đích lớn nhất của việc thành lập ra doanh nghiệp mới là để khai thác một ý tưởng sáng tạo

Theo Blank (2013), start-up phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới Nhiều star-up bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè Một số trường hợp khác thì gọi vốn từ cộng

đồng (crowd-funding)

Tuy nhiên, phần lớn các start-up đều phải gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên

thần ở giai đoạn gieo mầm (angel investors) và đầu tư mạo hiểm trong giai đoạn phát triển (venture capital) Tài sản trí tuệ thường là đặc tính tiêu biểu của sản

phẩm từ một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Dù vậy, ngay cả khi sản phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì start-up cũng cần áp dụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như tham vọng tăng trưởng

Theo nghiên cứu của Salamzadeh (2015), lý thuyết tinh thần doanh nhân áp dụng vào mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp được chia thành 2 phân mục chính: (1) lý thuyết cấp độ vĩ mô và (2) lý thuyết cấp độ trung và vi mô Cách

tiếp cận từ góc độ với tên gọi “entrepreneur” cho doanh nghiệp thì định nghĩa “start-up” là cách tiếp cận gần với định nghĩa này nhất Bởi “entrepreneurship”

- tinh thần doanh nhân giải quyết vấn đề đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm, dịch vụ và cơ hội mới Hơn nữa, lý thuyết tinh thần doanh nhân thường được xét đến trong những giai đoạn đầu phát triển của bất cứ doanh nghiệp và tổ

Trang 23

chức nào Khởi nghiệp là biến những ý tưởng thành cơ hội kinh doanh, là một bước quan trọng trong việc nghiên cứu về tinh thần kinh doanh như tạo ra các liên doanh mới, tạo ra giá trị mới, nắm bắt, đánh giá và khai thác cơ hội mới

Báo cáo của tổ chức nghiên cứu “European startup monitor” thì thuật

ngữ start-up thường được sử dụng để chỉ một doanh nghiệp mới thực hiện hoạt động kinh doanh trên nền tảng sáng tạo, đột phá, đạt hiệu quả cao Xác định doanh nghiệp start-up theo các điều kiện: (i) được thành lập trong 10 năm trở lại; và (ii) sử dụng, khai thác công nghệ mới hoặc mô hình kinh doanh sáng tạo; hoặc (iii) có được hoặc phấn đấu có được đội ngũ nhân lực chất lượng cao hoặc doanh thu cao

Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung start-up là những doanh nghiệp được kỳ vọng có sự sáng tạo vượt bậc trong công nghệ, sản phẩm nhằm cung cấp những giải pháp đột phá, có khả năng tăng trưởng nhanh chóng trong môi trường biến động không ngừng Ý tưởng sáng tạo của quá trình khởi nghiệp sáng tạo rất phong phú, đa dạng, với nhiều phương thức thể hiện khác nhau, nhưng cốt lõi là phải có tính mới Đó có thể là việc ứng dụng các công nghệ mới; cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới, độc đáo mà thị trường chưa có; ứng dụng mô hình sản xuất, kinh doanh mới hoặc áp dụng những phương thức, giải pháp mới để cải tiến, giải quyết những vấn đề cố hữu của quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, cung ứng dịch vụ Tính mới này vừa là lý do để khởi nghiệp, vừa là yếu tố đem lại sức cạnh tranh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khi tham gia thị trường, lại vừa là công cụ để doanh nghiệp thu lợi lớn, tăng trưởng nhanh Giải pháp sáng tạo, đột phá của doanh nghiệp là thành tố đặc biệt quan trọng, không chỉ phản ánh rõ nét nhất đặc trưng của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mà còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp này

Hans Löfsten (2016) đã phân tích các nguồn lực đổi mới và kinh doanh

Trang 24

của các công ty dựa trên công nghệ mới (NTBF) ảnh hưởng của nó đến sự tồn tại của các công ty này Nghiên cứu này dựa trên bộ dữ liệu của 131 NTBF của Thụy Điển đặt tại 16 cơ sở ươm tạo Các nguồn lực kinh doanh được xem xét trong nghiên cứu này bao gồm các biến số về lập kế hoạch kinh doanh và nội địa hóa và bốn biến tiềm ẩn được phát triển Bằng sáng chế tại thời điểm thành lập công ty hoặc trong ba năm đầu tiên của công ty được coi là nguồn lực đổi mới

Một số nghiên cứu khác của Begley and Boyd (1987), Caird (1988) về tác động của các doanh nhân (người sáng lập) và ảnh hưởng của họ đến hiệu quả hoạt động của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, đã chỉ ra rằng những doanh nhân với trình độ học vấn cao và kinh nghiệm trong kinh doanh có xu hướng làm việc tốt hơn những người không có được những kỹ năng tương tự Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp là môi trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới ra đời Đây là nơi cung cấp không gian làm việc, cố vấn, giáo dục và tiếp cận các nhà đầu tư cho các công ty khởi nghiệp hoặc doanh nhân Những nguồn lực này cho phép các công ty và ý tưởng hình thành trong khi hoạt động với chi phí thấp hơn trong giai đoạn đầu của quá trình ươm tạo doanh nghiệp

Rustam Lalkaka ( 2008) đã nghiên cứu các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp ở các quốc gia đang công nghiệp hóa như Việt Nam và đưa ra các nhân tố thành công then chốt bao gồm: công tác lập kế hoạch, quy trình ươm tạo, quy trình vận hành… Nghiên cứu này là tiếp cận hiệu quả của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp theo hướng quy trình ươm tạo hơn là coi nó như một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành và chịu tác động của cả các nhân tố bên ngoài Do một trong các nhân tố đánh giá sự thành công của cơ sở ươm tạo là tỉ lệ sống sót của các doanh nghiệp được ươm tạo, doanh thu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này trong và sau khi tốt nghiệp nên nhiều nhà nghiên cứu coi đây là một nhân tố thành công then chốt [92]

Smilor và Gill (1996) đã chỉ ra một yếu tố thành công then chốt từ phía

Trang 25

cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, với yếu tố then chốt từ các doanh nghiệp được ươm tạo, ngoại trừ yếu tố về đào tạo tinh thần doanh nhân, các yếu tố khác đều miêu tả hệ thống cố định của chương trình ươm tạo, ví dụ như: trang thiết bị, ngân sách, mô hình tổ chức, vị trí địa lý, liên kết với các viện nghiên cứu [91]…

b) Các công trình nghiên cứu trong nước

Ở trong nước, có nhiều nghiên cứu khác nhau liên quan đến chủ đề khởi nghiệp sáng tạo, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp, phân tích và đề xuất chính sách cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo Mỗi nghiên cứu đưa ra các phân tích, đánh giá chung về bối cảnh KT-XH, cơ hội và thách thức trong cuộc CMCN 4.0, hoặc phân tích một số khía cạnh, yếu tố cụ thể về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Qua nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả thống kê tổng hợp dưới đây một số nghiên cứu điển hình như sau:

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là đơn vị có nhiều báo cáo phân tích về thực trạng và môi trường khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam, điển hình là các Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam (2017 - 2022), tập trung phân tích thực trạng và điều kiện cho khởi nghiệp ở Việt Nam so với các nước khác, trong đó có đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp KNST đến sự phát triển kinh tế ở các nước, bao gồm các tiêu chí: (i) triển vọng tăng trưởng về việc làm, (ii) định hướng đổi mới và (iii) định hướng quốc tế, đặc biệt năm 2017, VCCI đã đưa ra “Báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp KNST cho Việt Nam”, phục vụ cho việc hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (2016) về doanh nghiệp vừa và nhỏ KNST, qua đó đề xuất một số chính sách đặc thù để khai phá được tiềm năng phát triển cho hoạt động khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam

Nghiên cứu của các tác giả Hoàng Thị Hải Yến (2012); Đoàn Xuân Hậu

Trang 26

(2019) về cơ sở lý luận cho khởi nghiệp và KNST, đề xuất khung đánh giá chính sách thúc đẩy start-up, nhận diện đặc thù của khởi nghiệp sáng tạo và vai trò của chính sách trong hệ sinh thái KNST đề cập đến hững thành phần cốt lõi của khung đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp gồm: (i) Bộ tiêu chí đánh giá cấu thành bởi 5 nhóm tiêu chí, từ khích lệ tinh thần sáng tạo, tinh thần kinh thương; kết nối trong hệ sinh thái start-up; , đến hỗ trợ start-up hội nhập thị trường quốc tế; (ii) Hệ thống chính sách liên quan đến start-up cần đánh giá, từ giáo dục và đào tạo; nghiên cứu khoa học; thương mại hóa kết quả nghiên cứu; đến văn hóa start-up; ươm tạo; tài chính; ; (iii) Hệ thống các chỉ báo cụ thể, có thể đo lường được như: số lượng vườn ươm; số lượng start-up được ươm tạo thành công; các loại vốn start-up có thể tiếp cận và hai mô hình đánh giá nhanh chính sách thúc đẩy start-up cũng được đề xuất, có thể tham khảo áp dụng vào thực tiễn Việt Nam, trong đó có cung cấp các dữ liệu về hiện trạng hoạt động của các doanh nghiệp KNST trên địa bàn TP.Hà Nội; rút ra một số kết luận về start-up và định hướng cho việc lựa chọn các tiêu chí đo lường hiệu quả của doanh nghiệp KNST tại Việt Nam

Năm 2021, nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo - BambuUP và Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC), thuộc Bộ KH&CN cung cấp báo cáo thường niên toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam, đưa ra bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đa chiều với điểm nhấn một số lĩnh vực nổi bật, là bước khởi đầu tiến tới cung cấp một cơ sở dữ liệu và đánh giá hoàn chỉnh cho hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam, qua đó giới thiệu năng lực đổi mới sáng tạo và nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới

Nghiên cứu của Phạm Đại Dương và cộng sự (2017) đã làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của cơ sở ươm tạo trong việc thúc đẩy hình thành doanh nghiệp công nghệ; làm rõ các khái niệm về vườn ươm doanh nghiệp công nghệ – là một dạng của vườn ươm doanh nghiệp tập trung vào ươm tạo

Trang 27

các doanh nghiệp dựa trên công nghệ Trong nghiên cứu này, tác giả cũng bàn sâu về vai trò của vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cũng như ba giai đoạn của hoạt động ươm tạo bao gồm: tiền ươm tạo, ươm tạo và hậu ươm tạo với những quy trình và đặc điểm riêng Kết quả của nghiên cứu này bước đầu hình thành lý luận về vườn ươm công nghệ và làm nền tảng lý thuyết cho các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy của chính phủ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ

Ở góc độ pháp lý của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, nghiên cứu của Phạm Đại Dương và cộng sự (2017), cũng đã chỉ ra những bất cập trong hoạt động ươm tạo doanh nghiệp ở nước ta, cụ thể: Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp có đầu vào chưa tốt và thiếu công cụ hỗ trợ, nhất là công cụ tài chính, bởi đầu tư vào lĩnh vực này cũng được xem là đầu tư mạo hiểm Hệ thống các văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến ươm tạo dù được ban hành từ rất sớm, song chưa hoàn chỉnh, chưa thống nhất và còn nhiều khoảng trống Trong khi đó, nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, chủ yếu dành cho mặt bằng, cơ sở nhà xưởng

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thịnh (2018), đã đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, phân tích thực trạng các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay Lê Nguyễn Bình Minh (2020) đưa ra các phân tích về nguyên nhân dẫn đến thất bại trong gọi vốn đầu tư của các startup Nguyễn Anh Đức (2019) đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp KNST ở Việt Nam các tác giả khái quát thực trạng hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của một số doanh nghiệp được khảo sát trong phạm vi đề tài cấp Bộ Kế hoạch - Đầu tư, thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động này ở Việt Nam Dương Hiểu Phong (2021) nghiên cứu thực trạng pháp luật, tìm ra một số hạn chế cần khắc phục và cung cấp một số giải pháp hỗ trợ

Trang 28

doanh nghiệp KNST trong giai đoạn gia nhập thị trường

Ngoài ra, có thể kể đến nghiên cứu của Trần Ngọc Ca (2018) về đổi mới và phát triển Việt Nam; một số bài viết chuyên đề tại Hội thảo quốc tế khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (2018) của các tác giả như: Võ Thị Vân Khánh về quan điểm về KNST nhìn từ kinh nghiệm thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam; Phạm Đức Chính và Phạm Hồng Quất về các yếu tố quyết định thành công của một khởi nghiệp sáng tạo, vấn đề thực tế của Việt Nam; Trần Thị Hồng Liên nghiên cứu về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chính sách hỗ trợ phát triển: đánh giá tại bốn địa phương Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh; Lê Thị Minh Hằng nghiên cứu về mô hình phát triển vườn ươm khởi nghiệp, tình huống cụ thể tại Đà Nẵng

1.1.3 Nghiên cứu chính sách của Nhà nước nhằm phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

a) Các công trình nghiên cứu quốc tế

Theo nghiên cứu của Sarfraz Mian, Magnus Kofsten, and Wadid Lamine (2021), chính sách của liên bang có ảnh hưởng lớn đến việc khuyến khích đầu tư cho các vườn ươm tạo doanh nghiệp ở bang New York trong thập kỷ 2005 – 2016 cũng như các mô hình mới nổi và định hướng tương lai

Theo nghiên cứu của McKinmon và Hayhow (1998) và Scott Kemmist (2004), Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc ban hành chính sách phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, dựa vào mô hình tổ chức để xây dựng chính sách hỗ trợ các tổ chức phát triển kinh tế; các viện nghiên cứu và trường đại học; các tổ chức vì lợi nhuận; các tổ chức phi lợi nhuận và cá nhân… Semih Akçomak (2009) lại phân chia các loại hình cơ sở ươm tạo theo lịch sử phát triển và hình thành dựa trên hai tiêu chí: mục đích hoạt động và tổ chức bảo trợ cho các cơ sở ươm tạo Các loại hình cơ sở ươm tạo lần lượt được xuất hiện là: cơ sở ươm tạo cổ điển (phi lợi nhuận và được nhà nước bảo trợ); cơ sở ươm tạo

Trang 29

trong trường đại học, viện nghiên cứu; cơ sở ươm tạo tập trung vào một ngành công nghiệp; cơ sở ươm tạo của các quỹ đầu tư mạo hiểm; cơ sở ươm tạo tư nhân trong các hãng sản xuất, nghiệp đoàn, công ty lớn

Rustam Lalkaka (2002) đã nghiên cứu về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp ở các quốc gia đang công nghiệp hóa và đưa ra một số nhân tố thành công then chốt cho các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp tại các nước này, một trong những nhân tố quan trọng đó chính là thể chế chính sách của Nhà nước cho sự phát triển các cơ sở ươm tạo như: lập kế hoạch, quy trình ươm tạo, vận hành và quản lý…, với cách tiếp cận quản lý theo hướng xây dựng quy trình ươm tạo hơn là coi nó như một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành và chịu tác động của cả các nhân tố bên ngoài

b) Các công trình nghiên cứu trong nước

Không có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về chính sách của Nhà nước nhằm phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, tuy nhiên, trong một số nghiên cứu dưới đây có đề cập đến một vài khía cạnh chung về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, hoặc nghiên cứu có liên quan ở cấp độ địa phương Cụ thể:

Nghiên cứu về cơ chế và chính sách thành lập và phát triển hệ thống vườn ươm doanh nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM, 2008) đã phân tích kinh nghiệm quốc tế và đề xuất xây dựng hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước trong việc thành lập và phát triển hệ thống vườn ươm doanh nghiệp Việt Nam Nghiên cứu mô hình vườn ươm doanh nghiệp công nghệ, các điều kiện và giải pháp hình thành vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội, Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công nghiệp/Bộ Công thương (2009)

Nghiên cứu của nhóm tác giả Đào Quang Thuỷ và cộng sự (2020) với bài viết có nhan đề “Hoàn thiện chính sách về cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa KNST”, trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã đề xuất một số vấn đề nhằm hoàn thiện chính sách liên

Trang 30

quan đến hệ thống cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung để nâng cao năng lực hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo Theo đó, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế đồng bộ, thống nhất từ việc thành lập và ưu đãi cho các mô hình này trong các văn bản luật, nghị định và thông tư; ban hành chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tín dụng; xác định rõ vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương để đánh giá trước khi tổ chức, tiến hành thành lập cơ sở ươm tạo, chính quyền địa phương cũng cần quan tâm, tạo điều kiện cho việc thành lập mô hình này thông qua việc cung cấp mặt bằng cho đối tác tư nhân đầu tư hoặc xây dựng cơ sở ươm tạo…Nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cơ sở ươm tạo như: (i) hoàn thiện thể chế theo hướng thống nhất, đồng bộ, từ việc thành lập và ưu đãi, hỗ trợ hoạt động cho các mô hình này trong các văn bản luật, nghị định và thông tư; (ii) các chính sách hỗ trợ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tín dụng phải được quy định đồng bộ, nhất quán trong các luật, nghị định và thông tư; (iii) cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương, bên cạnh đó chính quyền tư nhân cần quan tâm, tạo điều kiện hình thành các cơ sở ươm tạo bằng các hành động thiết thực như cung cấp mặt bằng cho đối tác tư nhân đầu tư hoặc đầu tư theo mô hình công tư…Cùng với quan điểm trên, nghiên cứu của tác giả Hà Minh Hiệp (2012) nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc tạo lập các điều kiện cần thiết để cơ sở ươm tạo hoạt động có hiệu quả, bao gồm việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích huy động vốn trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động ươm tạo; hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia; xây dựng cơ chế phối hợp với các địa phương để thúc đẩy hình thành và phát triển các cơ sở ươm tạo…

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án BIPP (2014) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, cung cấp các số liệu của cuộc điều tra, đánh giá hiện trạng, nhu cầu

Trang 31

ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tiềm năng và đề xuất một số giải pháp, trong phạm vi thực hiện của dự án hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp thường là nơi cung cấp các dịch vụ và cơ sở vật chất cần thiết để hỗ trợ việc khởi nghiệp của cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp từ giai đoạn hình thành ý tưởng, phát triển sản phẩm cho đến khi thành lập và phát triển doanh nghiệp thành công với quá trình ươm tạo có thể kéo từ vài tháng đến vài năm Thông thường, các cơ sở ươm tạo hỗ trợ dưới hình thức tư vấn, cung cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật (ví dụ: phòng thí nghiệm, thử nghiệm, không gian làm việc) Các cơ sở ươm tạo đa phần thường thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu thường sử dụng ngân sách nhà nước để hoạt động

Một số nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp như nghiên cứu của dự án BIPP (2019) - Bộ KH&CN phối hợp với đại sứ quán Vương quốc Bỉ tại Việt Nam tổ chức thực hiện, đã tổng kết hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp sau 5 năm triển khai thực hiện Dự án đã thiết kế nhằm hỗ trợ Bộ KH&CN tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp với một loạt các cơ chế phù hợp để thúc đẩy hình thành và phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam, cụ thể: củng cố khung pháp lí hỗ trợ các doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ cũng như các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp; chính sách phát triển vườn ươm được củng cố thông qua thí điểm cơ chế tài chính cho một số cơ sở ươm tạo và rút ra bài học kinh nghiệp cho việc hoạch định chính sách; thí điểm quỹ hạt giống InnoFund, hỗ trợ quá trình tiền ươm tạo và ươm tạo doanh nghiệp KH&CN; thiết lập và sử dụng khung giám sát và đánh giá để đảm bảo kết quả của dự án được ghi lại và phản hồi trong quá trình xây dựng chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam

Trang 32

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng (2014) đã đề xuất hoàn thiện tiêu chí đánh giá và phương pháp luận đánh giá hoạt động của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao bao gồm các yếu tố đầu vào như: (1) diện tích theo thiết kế và sử dụng; (2) mức độ hài lòng với cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vườn ươm, (3) nhân lực, vốn đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, (4) chi phí duy trì hoạt động thường xuyên của cơ sở ươm tạo, (5) nguồn tài chính chi thường xuyên cho hoạt động của cơ sở ươm tạo, (6) thời gian cần thiết để đưa vào vận hành kể từ thời điểm dự án cơ sở ươm tạo được cấp quyết định thi hành

Nguyễn Thị Minh Nga (2015), nghiên cứu một số mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức ươm tạo doanh nghiệp KHCN Sự phát triển cơ sở ươm tạo cần có sự phối hợp của nhiều đối tượng liên quan như: các tổ chức nghiên cứu, trường đại học, doanh nhân Từ nghiên cứu này, tác giả rút ra rằng đối với Việt Nam, khi hầu hết doanh nghiệp đều là vừa và nhỏ/siêu nhỏ, các doanh nghiệp KNST thường gặp một số vấn đề về công nghệ sản xuất cũng như dịch vụ kinh doanh, cũng như không có khả năng đầu tư nhiều về khâu nghiên cứu và phát triển (R&D), chiến lược kinh doanh và cơ sở vật chất để hoạt động, từ đó dẫn đến việc có ý tưởng kinh doanh nhưng khả năng không thể thực hiện được Chính vì thế, rất cần nhiều hình thức hỗ trợ của Nhà nước, thông qua mô hình các cơ sở ươm tạo ở các trường đại học, viện nghiên cứu, hoặc các trung tâm công nghệ cao, các hiệp hội nghề… Đặc biệt là các trường đại học, hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KNST là một hình thức quan trọng để chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn với hoạt động đào tạo và hoạt động này không vì mục đích lợi nhuận, thông qua hoạt động ươm tạo giúp doanh nghiệp thiết lập và vận hành hiệu quả các nguồn lực, cho phép doanh nghiệp đủ lớn mạnh, đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững và phát triển trên thị trường Trong khi các quỹ đầu tư mạo hiểm thường kỳ vọng vào lợi nhuận đầu tư mà ít chú trọng đến ươm mầm hay gầy dựng hạt giống, ươm mầm sáng tạo, điều đó tạo

Trang 33

ra làn sóng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp khi tìm kiếm nguồn vốn đầu tư Hay nói cách khác, giữa các nhà khởi nghiệp và nhà đầu tư chưa có một môi trường thuận lợi để gặp nhau, cùng chia sẻ, hỗ trợ đầu tư theo đúng nghĩa của hoạt động hỗ trợ KNST

1.2 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

1.2.1 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Trên cơ sở phân tích tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy các công trình có liên quan đến đề tài rất phong phú và đa dạng Những công trình này có ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với nghiên cứu sinh khi thực hiện đề tài Các công trình nghiên cứu trước đã xây dựng cơ sở lý thuyết vô cùng phong phú với những quan điểm, cách tiếp cận đa dạng về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nói chung và một số khía cạnh phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Các công trình nghiên cứu cho thấy phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST là cần thiết và tất yếu của quá trình phát triển Có thể khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên

cứu trước như sau:

Một là, một số các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước phân tích

về cơ sở ươm tạo và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển cơ sở ươm tạo qua quá trình phát triển của hệ sinh thái KNST quốc gia

Hai là, một số nghiên cứu đã chỉ ra nội hàm của phát triển cơ sở ươm tạo

doanh nghiệp, vai trò của Nhà nước được thể hiện thông qua việc định hướng chiến lược cho phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp Nhà nước cần tạo tạo cơ sở thuận lợi cho các đối tượng, định hướng, hướng dẫn hành động của các đối tượng này; Nhà nước cũng cần ban hành các chính sách cũng như các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp KNST diễn ra thuận lợi

Ba là, một vài nghiên cứu đã cung cấp bức tranh tổng thể về thực tiễn

phát triển cơ sở ươm tạo, phân tích và đánh giá kết quả của việc ban hành và

Trang 34

thực hiện một số chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp Ngoài ra, một số giải pháp về chính sách đã được các tác giả đưa ra trong các nghiên cứu này

Tóm lại, một số nghiên cứu bàn tới chủ trương, chính sách phát triển cơ sở ươm tạo, tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cũng như chính sách hỗ trợ các đối tượng là doanh nghiệp KNST và cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST chưa được nghiên cứu sâu dưới góc độ pháp lý và chính sách phát triển các đối tượng này Trong khi hoạt động KNST ngày càng phổ biến hơn, với nhiều hình thức đa dạng và đang nhận được nhiều kỳ vọng, sự quan tâm trong chính sách phát triển cộng đồng doanh nghiệp nói chung và start-up nói riêng

1.2.2 Những khoảng trống khoa học cần tiếp tục nghiên cứu

Có thể thấy, cho đến nay, đã có một số nghiên cứu bước đầu đề cập đến phát triển cơ sở ươm tạo, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở ươm tạo và vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở ươm tạo Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung trực tiếp vào phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST còn đang rất thiếu vắng Cụ thể:

a) Về mặt lý luận: Các tài liệu nghiên cứu trước đây đã cung cấp một

cách nhìn cụ thể đối với từng vấn đề liên quan tới hệ thống đổi mới sáng tạo, nhưng chưa làm rõ, đầy đủ các yếu tố để phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam, một trong những thành phần trụ cột của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, chưa chỉ ra nguyên nhân của những điểm hạn chế

cũng như những giải pháp cụ thể

Vẫn còn thiếu vắng nghiên cứu, phân tích có tính hệ thống trên bốn mảng vấn đề, đó là: (i) cơ sở lý luận cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, chưa có nghiên cứu nào làm rõ khái niệm cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST; nội dung và tiêu chí đánh giá ở góc độ khoa học quản lý; (ii) có rất ít nghiên cứu phân

Trang 35

tích về thực tiễn và yếu tố tác động, ảnh hưởng tới sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam; (iii) các nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò của cơ sở ươm tạo; chưa có những nghiên cứu cụ thể ở góc độ khoa học quản lý phân tích và làm rõ mô hình, giải pháp cụ thể để phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST phù hợp với từng giai đoạn và định hướng phát triển của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia trong bối cảnh quốc tế hiện nay; (iv) một số nghiên cứu bước đầu phân tích vai trò quản lý của Nhà nước nhằm phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, tuy nhiên chưa làm rõ sự

quản lý của Nhà nước cần cụ thể những nội dung nào

Luận án sẽ nghiên cứu, hình thành khung lý thuyết về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST: Xác định nội dung cần tập trung hỗ trợ cho đầu tư cho cơ sở ươm tạo (như: đào tạo nhân lực, đầu tư hỗ trợ tài chính, cơ sở dữ liệu về khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng hay hoạt động xúc tiến mạng lưới liên kết); Xác định các tiêu chí đánh giá cơ sở ươm tạo và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ sở ươm tạo; cơ chế chính sách quản lý và phát triển các cơ sở ươm tạo theo thông lệ quốc tế, có điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam (căn cứ theo giai đoạn phát triển, định hướng phát triển của nền kinh tế, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và bối cảnh quốc tế)

b)Về mặt thực tiễn: Khi phân tích đánh giá về hiệu quả hoạt động của cơ

sở ươm tạo, doanh nghiệp KNST, các nghiên cứu đa phần đánh giá hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST Tại Việt Nam, một số nghiên cứu liên quan đến khởi nghiệp thường chỉ là các báo cáo và phân tích thống kê về thực trạng tình hình khởi nghiệp nói chung, đánh giá về môi trường, một số khía cạnh của quá trình khởi nghiệp như việc huy động vốn của các doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định/quyết định khởi nghiệp, tài chính cho khởi nghiệp Các nghiên cứu chỉ nhìn nhận hiệu quả doanh nghiệp khởi nghiệp ở góc độ vi mô,

Trang 36

chưa có cái nhìn về tổng thể về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST với toàn xã

hội Các đánh giá về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST dưới góc độ của các nhà quản lý còn mờ nhạt, chưa tổng thể

Chưa có nghiên cứu phân tích đánh giá về cơ chế chính sách của nhà nước, phân tích hiện trạng tình hình hoạt động và phát triển cơ sở ươm tạo trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam trong thời gian qua cũng như thiếu vắng các đề xuất giải pháp, khung chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện, khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của các cơ sở ươm tạo trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; các giải pháp nhằm phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST trong thời gian tới

Qua thống kê phân tích trên cho thấy, vẫn còn thiếu vắng nghiên cứu có tính hệ thống cơ sở lý luận về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST; cơ sở thực tiễn và những yếu tố tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh mới, công nghệ thay đổi nhanh chóng và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay Vì vậy, việc nghiên cứu này là cần thiết để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, góp phần lấp “khoảng trống” mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập để tìm ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở góc độ khoa học quản lý kinh tế

Trang 37

Tiểu kết chương 1

Qua phần phân tích tổng quan cho thấy nghiên cứu về hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KNST là vấn đề đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở những phương diện và khía cạnh khác nhau trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo Mỗi công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, ít nhiều đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST trên cả phương diện lý luận, chính sách và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của các công trình này được coi là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả luận án kế thừa và tiếp tục triển khai trong quá trình nghiên cứu đề tài

Ở Việt Nam, đã có những công trình nghiên cứu về doanh nghiệp KNST, vườn ươm khởi nghiệp hay cơ sở ươm tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Mặc dù số lượng các công trình khá khiêm tốn nhưng những công trình này ít nhiều đã có những đóng góp nhất định trong việc làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, cũng như đã đưa ra được những đánh giá, phân tích một số hạn chế bất cập trong thực tiễn đối với cơ sở ươm tạo này Tuy nhiên, bên cạnh đó có thể nhận thấy, một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST vẫn còn chưa được nghiên cứu, làm rõ, một số vấn đề đã được đặt ra nhưng lại chưa được giải quyết thấu đáo

Để thực hiện có hiệu quả việc nghiên cứu đề tài luận án, tác giả cho rằng, cùng với việc kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu đã được công bố, cũng cần xác định rõ được cơ sở lý thuyết nghiên cứu, trong đó, có các lý thuyết nghiên cứu áp dụng, đặt ra các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, đặc biệt là việc thiết kế khung phân tích theo định hướng nghiên cứu của đề tài

Trang 38

Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung là một nhu cầu cấp bách và khách quan Cơ chế, chính sách khi được áp dụng để hỗ trợ cho một đối tượng cụ thể là cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, là một thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo cần phải được xem xét trong bối cảnh tác động, phù hợp với mức độ và tính chất, điều kiện đặc thù của hệ sinh thái khởi nghiệp như: chính sách hỗ trợ trực tiếp vào các doanh nghiệp khởi nghiệp, chính cách đối với các nhà nghiên cứu, tổ chức cung cấp đầu vào cho KNST… Các chính sách này cũng cần được xem xét trong tổng thể của hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong mối tương quan với các chính sách khác như công nghiệp, đầu tư, tài chính, đào tạo…

Trang 39

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

2.1 Lý luận chung về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

2.1.1.1 Khái niệm cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Khái niệm cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (business incubator) được hình

thành tại Mỹ từ những năm 1950 (Adkins, 2002) [71], tới những năm 1980 khái niệm này được hình thành và phát triển sang khác nước khác Ban đầu, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp là trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp non trẻ phát triển trong những giai đoạn đầu

Theo Viện quản trị kinh doanh nhỏ của Mỹ (The US Small Business Administration), cơ sở ươm tạo doanh nghiệp là nơi cung cấp không gian, vị trí

làm việc cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng với mức chi phí thấp hơn so với việc họ phải tự thuê hay mua vị trí kinh doanh (Udell, 1998) Cơ sở hạ tầng của cơ sở ươm tạo được đặc trưng bởi khả năng truy cập của các doanh nghiệp và có sự tập trung về một số tiện tích, như có phòng hội nghị, máy vi tính, dịch vụ hành chính văn phòng tập trung, có cơ sở tiếp nhận và vận chuyển, có một số dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ tư vấn kinh doanh [63]

Nghiên cứu của Allen và Rahman (1985) thì định nghĩa cơ sở ươm tạo doanh nghiệp như là mạng lưới hay tổ chức cung cấp kĩ năng, động cơ, kinh nghiệm, sự hiểu biết, dịch vụ kinh doanh cho doanh nghiệp Cơ sở ươm tạo cung cấp cho các doanh nghiệp không gian hay văn phòng làm việc, cung cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ [73]

Những năm 1990, cơ sở ươm tạo cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ phát triển kĩ năng, phát triển mạng lưới kinh doanh,

Trang 40

tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng trưởng trong giai đoạn đầu, đặc biệt là hỗ trợ các startup công nghệ Giai đoạn này ở một số nước cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển gắn với công viên công nghệ

(science parks) (Mian, Lamine and Fayolle, 2016)

Đến những năm 2000, khái niệm cơ sở ươm tạo doanh nghiệp được điều chỉnh theo sự mở rộng về các dịch vụ, sgiá trị mà cơ sở ươm tạo cung ứng Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp không đơn thuần còn là nơi cung cấp các tiện ích về cơ sở hạ tầng, mà nó còn là nơi cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, như dịch vụ hỗ trợ kiểm soát nguồn lực (Hackett và Dilts, 2004) [93], là nơi hỗ trợ kết nối các mạng lưới kinh doanh (Berg và Norrman, 2010) [63] và là nơi hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng lợi thế cạnh tranh của mình (Hughes, Ireland và Morgan, 2007) [78]

Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp đã phát triển thêm việc cung ứng một số dịch vụ chuyên môn, như hỗ trợ phát triển kĩ năng marketing, bán hàng, cung

ứng những dịch vụ tư vấn, đào tạo theo kiểu vừa học vừa làm doing), hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quy tắc, tiến trình, chiến lược …Các cơ

(learning-by-sở ươm tạo còn tập trung cung cấp các hoạt động tư vấn đào tạo, huấn luyện

(coaching) (Clarysse và Bruneel, 2007; Kirwan, van der Sijde và Groen, 2006)

Hoạt động đào tạo và coaching của vườn ươm có tác động tích cực đối với sự phát triển và hiệu quả của doanh nghiệp khởi nghiệp (Colombo và Grilli, 2005; Davidsson và Honig, 2003) Coaching là hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi

nghiệp học hỏi và phát triển kĩ năng theo hướng hỗ trợ một - một (one-to-one support) Coaching bao gồm việc cung cấp cả kinh nghiệm, kiến thức về lý luận

và thực tiễn (Clarysse và Bruneel, 2007) Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp tập trung vào tìm kiếm và hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ mới, mục tiêu chính là phát triển mạng lưới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tìm kiếm và kết nối với các nguồn lực bên ngoài Mạng lưới giúp doanh nghiệp

Ngày đăng: 29/06/2024, 06:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Tóm tắt quá trình phát triển của các loại hình cơ sở ươm tạo  doanh nghiệp KNST trên thế giới - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Hình 2.1. Tóm tắt quá trình phát triển của các loại hình cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST trên thế giới (Trang 42)
Hình 2.2. Tiến trình phát triển khái niệm cơ sở ươm tạo doanh nghiệp - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Hình 2.2. Tiến trình phát triển khái niệm cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (Trang 43)
Bảng 2.1. Phân biệt mô hình tổ chức và hoạt động của cơ sở ươm tạo  doanh nghiệp KNST với cơ sở ươm tạo DNNVV; cơ sở ươm tạo doanh - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Bảng 2.1. Phân biệt mô hình tổ chức và hoạt động của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST với cơ sở ươm tạo DNNVV; cơ sở ươm tạo doanh (Trang 48)
Hình 2.3. Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp   Nguồn: Salamzadeh và Kesim (2015)  Giai  đoạn  tự  thân:  đây  là  giai  đoạn  bắt  đầu  hình  thành  ý  tưởng  kinh - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Hình 2.3. Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp Nguồn: Salamzadeh và Kesim (2015) Giai đoạn tự thân: đây là giai đoạn bắt đầu hình thành ý tưởng kinh (Trang 51)
Hình 2.4.  Quá trình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Hình 2.4. Quá trình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Trang 53)
Hình 2.5. Các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình ươm tạo doanh nghiệp  khởi nghiệp sáng tạo - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Hình 2.5. Các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Trang 56)
Hình 2.6.  Mô hình tổ chức và quản lý điển hình của cơ sở ươm tạo - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Hình 2.6. Mô hình tổ chức và quản lý điển hình của cơ sở ươm tạo (Trang 60)
Hình 2.7. Đánh giá cơ sở ươm tạo doanh nghiệp tại Châu Âu - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Hình 2.7. Đánh giá cơ sở ươm tạo doanh nghiệp tại Châu Âu (Trang 64)
Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động và dịch vụ ươm tạo theo tiêu chuẩn  của EBN - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động và dịch vụ ươm tạo theo tiêu chuẩn của EBN (Trang 65)
Bảng 2.5. Bộ tiêu chí đánh giá công tác phát triển cơ sở ươm tạo   doanh nghiệp KNST - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Bảng 2.5. Bộ tiêu chí đánh giá công tác phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST (Trang 67)
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài (Trang 94)
Sơ đồ 3.2. Khung nghiên cứu của luận án - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Sơ đồ 3.2. Khung nghiên cứu của luận án (Trang 96)
Bảng 4.1. Số lượng cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo  địa phương tính đến hết năm 2023 - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Bảng 4.1. Số lượng cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo địa phương tính đến hết năm 2023 (Trang 104)
Bảng 4.2. Chính sách của Chính phủ liên quan đến hình thành   và phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Bảng 4.2. Chính sách của Chính phủ liên quan đến hình thành và phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Trang 110)
Hình 4.1. Mô hình các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái khởi nghiệp   ở Việt Nam - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Hình 4.1. Mô hình các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam (Trang 117)
Bảng 4.4. Quy trình cấp giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Bảng 4.4. Quy trình cấp giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo (Trang 119)
Bảng 4.6. Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng và thực  hiện công nghệ tại các cơ sở ươm tạo - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Bảng 4.6. Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng và thực hiện công nghệ tại các cơ sở ươm tạo (Trang 126)
Bảng 4.7. Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát cơ sở ươm tạo - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Bảng 4.7. Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát cơ sở ươm tạo (Trang 129)
Hình 4.2. Giá trị đầu tư và số thương vụ đầu tư cho phát triển hệ sinh thái  khởi nghiệp sáng tạo - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Hình 4.2. Giá trị đầu tư và số thương vụ đầu tư cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (Trang 130)
Hình 4.3. Xếp hạng chỉ số GII Việt Nam giai đoạn 2012 - 2023 - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Hình 4.3. Xếp hạng chỉ số GII Việt Nam giai đoạn 2012 - 2023 (Trang 133)
Hình 4.4. Xếp hạng của Việt Nam trong chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp  toàn cầu giai đoạn 2020 – 2023 - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Hình 4.4. Xếp hạng của Việt Nam trong chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu giai đoạn 2020 – 2023 (Trang 135)
Hình 5.1. Xu hướng phát triển của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở  trên toàn cầu - Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Hình 5.1. Xu hướng phát triển của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở trên toàn cầu (Trang 149)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w