Giải pháp phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

MỤC LỤC

Tính cấp thiết của đề tài

Bên cạnh những thành tựu đạt được, các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở nước ta vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều các khó khăn, thách thức lớn như: khó khăn về vốn; khó khăn về cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển; sự yếu kém về kỹ năng quản trị, điều hành kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển; hạn chế về khả năng xử lý các thủ tục hành chính cần thiết…Để giải quyết khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp KNST như trên, việc xây dựng các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST có ý nghĩa quan trọng, giúp giảm bớt các rủi ro và khó khăn của các doanh nghiệp khởi nghiệp phải đối mặt trong giai đoạn đầu thành lập, tạo điều kiện để các doanh nghiệp khởi nghiệp có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, học hỏi lẫn nhau hình thành một hệ sinh thái KNST. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực thi mô hình trên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, pháp luật Việt Nam chưa có hành lang pháp lý và chính sách riêng phù hợp, còn nhầm lẫn trong cách hiểu về mô hình trên cũng như lúng túng, chưa mạch lạc trong thiết kế chính sách tác động đến nhóm đối tượng tham gia hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KNST và phát triển loại hình tổ chức hỗ trợ nói trên.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, với mong muốn góp phần khám phá cơ sở lý luận và đề xuất giải pháp chính sách phù hợp để phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam” để nghiên cứu, làm luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế.

Những đóng góp mới của luận án 1. Những đóng góp mới về lý luận

* Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo từ 2016 (khi Chính phủ phê duyệt Đề án 844 - Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia), trong đó tập trung đánh giá thay đổi cải cách trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, năm 2018 (sau khi Luật DNNVV có hiệu lực) đến năm 2023, trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đến năm 2030, tầm nhìn 2045. (iii) Luận án đã đề xuất quan điểm, giải pháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh sự phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu và khung phân tích của luận án 1. Quy trình nghiên cứu

Bước 6: Báo cáo kết quả và thảo luận: Dựa trên các kết quả phân tích và cơ sở lý thuyết đã trình bày, nghiên cứu sinh báo cáo kết quả nghiên cứu liên quan đến mục tiêu của đề tài và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST. Trong đó, 04 nội dung lớn của phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được tập trung phân tích là: (1) Hoạch định chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST; (2) Thiết lập bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch các vườn ươm doanh nghiệp KNST; (3) Khuyến khích đầu tư, ứng dụng và thực hiện công nghệ tại các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST; (4) Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST.

Sơ đồ 3.2. Khung nghiên cứu của luận án
Sơ đồ 3.2. Khung nghiên cứu của luận án

Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

(2) Là người quản lý đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến cơ sở ươm tạo (trưởng hoặc phó bộ phận). (3) Là nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý kinh tế hiện đang làm việc tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, có công trình công bố liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ, cơ sở ươm tạo;.

Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng để tổng hợp, hệ thống hóa một cách cụ thể về tình hình phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST theo các tiêu chí theo yêu cầu phù hợp các bảng biểu được sử dụng để trình bày các số liệu đã được thu thập để mô tả, diễn giải thực trạng phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST. Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc đánh giá tác động của việc thực hiện hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp đến sự phát triển của hệ sinh thái KNST, cũng như những định hướng và kiến nghị phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời gian tới.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM

Phân tích thực trạng phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam

Các văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi và đối tượng điều chỉnh liên quan đến ĐMST và KNST được xây dựng, ban hành bởi nhiều cơ quan chủ trì khác nhau nhưng chưa có sự thống nhất xuyên suốt dẫn đến sự khó khăn, thậm chí không thực hiện được các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đặc biệt đối với các lĩnh vực chuyên ngành (Luật Hỗ trợ DNNVV 2017 đã có quy định về việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư cho KNST, tại Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020 cũng đã có quy định liên quan tới đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, bổ sung đối tượng được ưu đãi đầu tư là dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo với các nội dung ưu đãi như: ưu đãi thuế thu nhập doanh. nghiệp, miễn thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền sử dụng đất,..) tuy nhiên trong thực tế, các quy định liên quan đến ưu đãi thuế, do chưa có quy định trong sắc lệnh về thuế nên việc thực hiện các ưu đãi thuế chưa được thực hiện; Theo quy định tại Luật Đầu tư, đối với những trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư sẽ tự căn cứ tiêu chí và quy định để xác định ưu đãi đầu tư được hưởng và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại Cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư. Quy định này trên thực tế rất khó triển khai, đặc biệt là đối với các ưu đãi đầu tư liên quan tới thủ tục miễn, giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, sử dụng đất, .. đối với các dự án đầu tư KNST, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật hay khu làm việc chung, trung tâm KNST,..). (Hạ tầng cho phát triển khoa học công nghệ và ĐMST chưa cập nhật các đối tượng như phòng thí nghiệm của ngành, lĩnh vực, viện nghiên cứu, trường đại học, phòng thí nghiệm do tổ chức, cá nhân đầu tư,..; Chưa có quy định về hạ tầng hỗ trợ ĐMST và KNST như cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, tổ chức cung cấp thiết bị dùng chung cho các nhóm khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa KNST, mạng lưới các trung tâm ĐMST quốc gia, bộ, ngành, địa phương và trung tâm ĐMST do tổ chức, cá nhân đầu tư, sự kết hợp, hỗ trợ của các tổ chức này, khơi thông nguồn lực (số lượng và nguồn vốn quỹ đầu tư KNST trong nước hiện còn hạn chế, do một số vướng mắc trong Nghị định 38/2018/NĐ-CP về đầu tư KNST liên quan đến hạn chế về số lượng nhà đầu tư góp vốn, tỷ lệ đầu tư, phải tuân thủ bảo toàn vốn đối với đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương, không được dùng vốn vay,..); chưa có quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích mua, đặt hàng, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp KNST từ khu vực công… Những yếu tố này cũng tạo ra điểm.

Bảng 4.2. Chính sách của Chính phủ liên quan đến hình thành   và phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Bảng 4.2. Chính sách của Chính phủ liên quan đến hình thành và phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Đánh giá công tác phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

… Bên cạnh đó, phạm vi khung pháp lý hỗ trợ cho các cơ sở ươm tạo mới chi phối trong phạm vi hẹp, chủ yếu được lồng ghép trong các văn bản pháp luật khác, chưa có cơ chế ưu đãi trong thành lập mới các quỹ đầu tư mạo hiểm và thu hút các quỹ đầu tư tham gia đầu tư; sự thiếu nhận thức đầy đủ của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của cơ sở ươm tạo và lợi ích trong tài trợ cho cáccơ sở ươm tạo; những vướng mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ khi cơ sở ươm tạo muốn góp vốn cổ phần trong start-up; sự thiếu hụt những nhân tố hỗ trợ quan trọng đối với một cơ sở ươm tạo như mạng lưới các nhà cố vấn khởi nghiệp, cộng đồng các nhà đầu tư thiên thần, đầu tư mạo hiểm, sự tham gia tích cực từ phía các trường đại học hoặc các tổ chức; tình trạng “thừa vườn thiếu cây”, nghĩa là cơ sở ươm tạo mở ra nhiều nhưng thiếu cả về số lượng và chất lượng các ý tưởng kinh doanh, các mô hình khởi nghiệp có tiềm năng… cũng là những khó khăn, trở ngại mà các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nói chung tại Việt Nam hiện đang phải đối mặt. Kỹ năng quản lý cơ sở ươm tạo theo mô hình doanh nghiệp (nhưng phi lợi nhuận) còn hạn chế, hệ thống hạ tầng hỗ trợ kỹ thuật (phòng thí nghiệm, mặt bằng sản xuất thử nghiệm…) còn chưa đáp ứng hết nhu cầu của doanh nghiệp. Thứ sáu, chưa có cơ chế, chính sách dành riêng cho trung tâm hỗ trợ KNST, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST để thực thi, triển khai các hoạt động hỗ trợ của mình, từ đó thúc đẩy hình thành và nâng cao năng lực của hệ sinh thái KNST quốc gia hội nhập quốc tế. Mặc dù các cơ sở ươm tạo công lập được đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng để hỗ trợ start-up nhưng do những đặc thù về cơ chế, chính sách, tính chất hoạt động nên các cơ sở này chưa đủ sức hấp dẫn các nhà tài trợ;. tỷ lệ doanh nghiệp gọi được vốn còn khá ít; hầu hết các cơ sở ươm tạo nhà nước không tạo ra được lợi nhuận và vẫn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước để hoạt động. Trong khi đó, các cơ sở ươm tạo tư nhân đạt kết quả ươm tạo với tỷ lệ start- up được thương mại hóa hơn 60%, cao hơn rất nhiều so với các cơ sở ươm tạo công lập).

Hình 4.2. Giá trị đầu tư và số thương vụ đầu tư cho phát triển hệ sinh thái  khởi nghiệp sáng tạo
Hình 4.2. Giá trị đầu tư và số thương vụ đầu tư cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam là một quốc gia được biết đến có vị trí địa lý, khí hậu, thuận lợi như vậy song trong giai đoạn 2018-2023 trong bối cảnh khu vực và thế giới có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, diễn biến phức tạp hơn so với dự báo, tác động đến phát triển kinh tế trong nước như: Xu hướng kinh tế thế giới phục hồi và phát triển; liên kết và tự do hoá thương mại vẫn là xu thế chủ đạo nhưng đan xen yếu tố bảo hộ; phát triển khoa học và công nghệ tác động mạnh mẽ đến các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội; cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế đi đôi với căng thẳng thương mại giữa một số nền kinh tế lớn; chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy; xung đột chính trị trong nội bộ và giữa các quốc gia. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trường đại học và viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu mạnh..”.Tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030; Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 2021-2030 nờu rừ: “tiếp tục phỏt triển toàn diện nguồn nhõn lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo… có chính sách để phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”, “có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy ứng dụng chuyển giao công nghệ; phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo”….

Hình 5.1. Xu hướng phát triển của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở  trên toàn cầu
Hình 5.1. Xu hướng phát triển của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở trên toàn cầu

Quan điểm về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045

Mặc dù, Bộ KH&CN đã triển khai nhiều hoạt động tập huấn, nhưng do nguồn lực hạn chế nên hoạt động chưa hướng đến đúng và đủ các đối tượng, ví dụ: một số địa phương giao nhiệm vụ phát triển khởi nghiệp sáng tạo cho Sở KH&ĐT hoặc trường Đại học, trong khi hoạt động tập huấn lại theo ngành dọc KH&CN; một số địa phương có sẵn diện tích mặt bằng, kế hoạch phát triển các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, tuy nhiên, lại chưa biết cách thức để triển khai, vận hành. Thống nhất đầu mối về khởi nghiệp sáng tạo: thủ tục thực hiện đầu tư vào Việt Nam, thủ tục đưa tiền từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài (đối với quá trình thoái vốn) còn phức tạp và tốn nhiều thời gian, do hệ thống luật pháp cho hoạt động đầu tư còn chồng chéo và quá nhiều đầu mối trong việc làm các thủ tục có liên quan (thủ tục visa, thủ tục mở tài khoản, thủ tục xin giấy phép đầu tư, các giấy phép khác có liên quan, v,v..).

Giải pháp phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045

Xây dựng khung pháp lý và chính sách về thành lập và vận hành cơ sở ươm tạo: Các định chế chính và khung pháp lý cho việc thành lập và hoạt động các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST; các cơ chế chính sách tài trợ vốn và khuyến khích thành lập và phát triển cơ sở ươm tạo: Ban hành các ưu đãi khuyến khích tài chính và tạo cơ chế huy động vốn cho thành lập và hoạt động của cơ sở ươm tạo; Ưu tiên phát triển một số loại hình cơ sở ươm tạo; Đẩy mạnh, mở rộng mạng lưới liên kết về các đơn vị tham gia vườm ươm; Lồng ghép có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp với các chương trình phát triển cơ sở ươm tạo. Hơn nữa, có cơ hội để bù đắp một số chi phí của chương trình bằng cách thu tiền thuê hoặc phí cho các thiết bị và dịch vụ dùng chung (ví dụ: kế toán,…) từ các start-up ươm tạo. Đổi mới công tác tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST. Thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách trên từng ngành, lĩnh vực cụ thể, nhất là những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến khích phát triển và xuất khẩu để tạo ra thế chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Rà soát, kiện toàn bộ máy pháp lý đủ năng lực, tạo uy tín cho chính quyền địa phương bằng việc nâng cao năng lực thực thi pháp lý, quản lý dân chủ, có khả năng hợp tác, hỗ trợ các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, nhà đầu tư trong điều kiện mới. Đơn giản hóa các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và các hoạt động của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST. Tạo điều kiện tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất cho các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, đặc biệt là tại các địa phương, thông qua việc hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung. Hoàn thiện các quy định pháp lý, các chính sách cho các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, hình thành quỹ phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực và đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp KNST. Trong đó, Nhà nước cần hỗ trợ về kinh phí đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các của doanh nghiệp KNST. Với vai trò đại diện cho các của doanh nghiệp KNST, các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp cần đứng ra tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các hội viên, hoặc tổ chức các hoạt động giao lưu truyền đạt kinh nghiệm giữa các hội viên với nhau. Tổ chức thăm quan, khảo sát thực tế theo chương trình các khóa học, quan tâm đến chất lượng, nội dung, đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu thực tế của các của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, như: kỹ năng bán hàng, phong cách lãnh đạo, tin học ứng dụng, xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất - kinh doanh, lập dự án vay vốn, tư vấn hành lang pháp lý và kiểm soát nội bộ, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kỹ thuật trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Việc cung ứng các dịch vụ ươm tạo doanh nghiệp KNST là một dạng dịch vụ của đơn vị sự nghiệp, có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển khu vực doanh nghiệp KNST và phát triển khoa học và công nghệ, do đó, vai trò của Nhà nước trong tổ chức xây dựng, tài trợ vốn hoạt động là cực kỳ quan trọng trong giai đoạn đoạn đầu phát triển của các cơ sở ươm tạo. Tuy nhiên, sự can thiệp của Nhà nước cần theo hướng là bảo đảm các các cơ sở ươm tạo hoạt. động có hiệu quả, với đội ngũ quản lý cơ sở ươm tạo chuyên nghiệp và bảo đảm các cơ sở ươm tạo đạt sự tự chủ về hoạt động trong dài hạn. - Phải xem việc phát triển hệ thống cơ sở ươm tạo là nền tảng nhằm thương mại hoá công nghệ và thúc đẩy đổi mới, chuyển giao công nghệ. - Cần huy động tất cả các nguồn lực, khuyến khích các nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài, Việt kiều, tận dụng và kêu gọi tài trợ từ các nhà tài trợ quốc tế để tăng hiệu quả việc thành lập và vận hành cơ sở ươm tạo. - Địa điểm xây dựng các cơ sở ươm tạo nên đặt tại Khu công nghệ cao, công viên khoa học, trường đại học, viện nghiên cứu,…nhằm mục đích thúc đẩy phát triển công nghệ, tận dụng các nguồn lực tại chỗ hoặc cận kề; chú trọng phát triển các ngành công nghệ cao, tận dụng công nghệ mới. - Thành lập các mô hình cơ sở ươm tạo từng bước, mang tính thí điểm, thực hiện có hiệu quả, rồi nhân rộng, áp dụng có chọn lọc các chính sách và thông lệ hữu hiệu về thành lập và phát triển cơ sở ươm tạo trên thế giới. Đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng và thực hiện công nghệ tại các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST. Tăng cường tầm ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động của quỹ phát triển doanh nghiệp KNST và quỹ bảo lãnh tín dụng tại các địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi triển khai các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm. Đổi mới, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, bảo đảm an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật, thực hiện triển khai lãi suất hợp lý, khuyến khích đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp KNST: i) Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua việc tháo gỡ các điểm nghẽn trong việc huy động các nguồn lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nhân khởi nghiệp tiếp cận nguồn vốn; ii) Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường vốn theo hướng phù hợp. với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng luật đầu tư mạo hiểm và cơ chế thành lập quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp KNST huy động từ nguồn vốn xã hội hóa, không sử dụng ngân sách nhà nước với mục tiêu hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả cho các dự án KNST tiềm năng; iii) Tăng cường tuyên truyền vai trò của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo một cách sâu rộng ở các địa phương nhằm dành sự ưu tiên phân bổ nguồn lực để hỗ trợ đầu tư các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo một cách quy mô, chuyên nghiệp, có sự kết nối ở địa phươ ng và toàn quốc;.